Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
1
BÀI 3. NỘI DUNG, TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỐNG KÊ,
KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
1. Thẩm quyền xác nhận biểu thống kê đất đai và công bố kết quả thống
kê đất đai
1.1. Biểu thống kê đất đai của cấp xã do cán bộ địa chính lập và ký,
Chủ tịch UBND cùng cấp ký xác nhận và ký báo cáo kết quả thống kê đất đai
gửi UBND cấp trên trực tiếp.
1.2. Biểu thống kê đất đai của cấp huyện và cấp tỉnh do Văn phòng
ĐKQSDĐ cùng cấp lập, phải có chữ ký của người lập biểu và được Thủ
trưởng Văn phòng ĐKQSDĐ ký tên, đóng dấu; Thủ trưởng cơ quan tài
nguyên và môi trường cùng cấp ký xác nhận (trường hợp không có Văn
phòng ĐKQSDĐ cấp huyện thì chỉ Trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi
trường ký xác nhận).
Chủ tịch UBND cấp huyện ký báo cáo kết quả thống kê đất đai của địa
phương gửi UBND cấp tỉnh.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký báo cáo kết quả thống kê đất đai của địa
phương gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.3. Biểu thống kê đất đai của vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và của cả
nước do cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường lập, phải
có chữ ký của người lập biểu và được Thủ trưởng cơ quan chuyên môn ký
tên, đóng dấu; Thủ trưởng cơ quan có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước về thống kê, kiểm kê đất
đai ký xác nhận.
Kết quả thống kê đất đai của cả nước được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường xét duyệt, công bố.
2. Thẩm quyền xác nhận biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng
đất và công bố kết quả kiểm kê đất đai
2.1. Biểu kiểm kê đất đai của cấp xã do người lập biểu ký; bản đồ hiện
trạng sử dụng đất cấp xã do người đứng đầu đơn vị lập bản đồ ký tên, đóng
dấu; Chủ tịch UBND cấp xã ký duyệt biểu kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng
đất và ký báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của xã gửi Uỷ ban nhân cấp trên
trực tiếp.
2.2. Biểu kiểm kê đất đai của cấp huyện và cấp tỉnh do Văn phòng
ĐKQSDĐ cùng cấp lập, phải có chữ ký của người lập biểu và được Thủ
trưởng Văn phòng ĐKQSDĐ ký tên, đóng dấu (trường hợp không có Văn
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
2
phòng ĐKQSDĐ cấp huyện thì chỉ Trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi
trường ký); bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện và cấp tỉnh do người
đứng đầu đơn vị lập bản đồ và Thủ trưởng Văn phòng ĐKQSDĐ ký tên, đóng
dấu (trường hợp không có Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện thì chỉ Trưởng
phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường ký); Thủ trưởng cơ quan tài nguyên
và môi trường cùng cấp ký xác nhận biểu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng
sử dụng đất.
Chủ tịch UBND cấp huyện ký duyệt biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và ký báo cáo kết quả kiểm kê đất đai gửi Uỷ ban nhân cấp
trên trực tiếp.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký duyệt biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và ký báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của tỉnh gửi Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
2.3. Biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng địa lý
tự nhiên - kinh tế và của cả nước do cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài
nguyên và Môi trường lập, phải có chữ ký của người lập biểu và được Thủ
trưởng cơ quan chuyên môn ký tên, đóng dấu. Thủ trưởng cơ quan có chức
năng giúp Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý Nhà
nước về thống kê, kiểm kê đất đai ký xác nhận.
2.4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ kết quả
kiểm kê đất đai cả nước để Chính phủ xét duyệt và công bố.
3. Kiểm tra kết quả thống kê đất đai
3.1. Nội dung kiểm tra bao gồm nguồn số liệu để thực hiện thống kê; số
lượng biểu thống kê; tổng hợp số liệu từ hồ sơ địa chính vào biểu thống kê;
tính toán tổng hợp số liệu trong biểu; đánh giá chất lượng báo cáo kết quả
thống kê đất đai và tính pháp lý của kết quả thống kê đất đai.
3.2. Người được giao nhiệm vụ thực hiện thống kê đất đai có trách
nhiệm tự kiểm tra trong quá trình thực hiện.
3.3. Việc kiểm tra kết quả thống kê đất đai được quy định như sau:
a) Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu
trách nhiệm kiểm tra đối với kết quả thống kê đất đai của cấp xã;
b) Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách
nhiệm kiểm tra đối với kết quả thống kê đất đai của cấp huyện;
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
3
c) Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và
cán bộ địa chính xã chịu trách nhiệm kiểm tra đối với kết quả thống kê đất đai
của cấp mình trước khi trình UBND cùng cấp ký duyệt;
d) Cơ quan có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
thực hiện quản lý nhà nước về thống kê, kiểm kê đất đai chịu trách nhiệm
kiểm tra kết quả thống kê đất đai của cả nước;
đ) Kết quả kiểm tra quy định tại các mục a, b và d được lập thành văn
bản.
3.4. Kết quả thống kê đất đai sau khi đã được kiểm tra và báo cáo lên
cơ quan cấp trên, nếu cơ quan cấp trên phát hiện có sai sót thì có văn bản yêu
cầu kiểm tra, chỉnh sửa; cấp thực hiện thống kê đất đai có trách nhiệm thực
hiện việc kiểm tra, chỉnh sửa kết quả thống kê đất đai.
4. Kiểm tra, thẩm định kết quả kiểm kê đất đai
4.1. Nội dung kiểm tra, thẩm định gồm:
a) Mức độ đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ kiểm kê đất đai được quy
định cho từng cấp;
b) Tính chính xác của việc xác định diện tích, mục đích sử dụng đất,
đối tượng sử dụng, quản lý đất trong các biểu kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất; đối với cấp xã phải so với hồ sơ địa chính và thực tế sử dụng đất;
c) Việc tính toán, tổng hợp số liệu trong biểu kiểm kê đất đai và sự
thống nhất số liệu giữa biểu kiểm kê với báo cáo kết quả và bản đồ hiện trạng
sử dụng đất;
d) Nội dung kiểm tra, nghiệm thu bản đồ hiện trạng sử dụng đất thực
hiện theo quy định về quản lý chất lượng các công trình, sản phẩm đo đạc,
bản đồ và quản lý đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.2. Người được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm kê đất đai có trách
nhiệm tự kiểm tra trong quá trình thực hiện.
4.3. Việc kiểm tra, thẩm định kết quả kiểm kê đất đai được thực hiện
theo quy định sau:
a) Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm
tra, thẩm định kết quả kiểm kê đất đai của cấp xã;
b) Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra,
thẩm định kết quả kiểm kê đất đai của cấp huyện;
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
4
c) Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và
cán bộ địa chính xã chịu trách nhiệm kiểm tra đối với kết quả kiểm kê đất đai
của cấp mình trước khi trình UBND cùng cấp ký duyệt;
d) Cơ quan có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
thực hiện quản lý nhà nước về thống kê, kiểm kê đất đai có trách nhiệm tổ
chức kiểm tra, thẩm định kết quả kiểm kê đất đai của cấp tỉnh, vùng địa lý tự
nhiên - kinh tế, cả nước;
đ) Kết quả kiểm tra, thẩm định quy định tại các mục a, b và d được lập
thành văn bản.
4.4. Nội dung văn bản thẩm định bao gồm:
a) Việc chấp hành các quy định trong quá trình triển khai việc kiểm kê
đất đai;
b) Số lượng và chất lượng của biểu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện
trạng sử dụng đất; tính thống nhất giữa biểu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện
trạng sử dụng đất;
c) Tính chính xác của việc tính toán các số liệu tổng hợp trong báo cáo
kết quả kiểm kê đất đai;
d) Tính pháp lý của biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và báo cáo kết quả kiểm kê.
5. Báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai
5.1. Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của cấp xã được lập trên giấy và
dạng số (nếu có) thành hai (02) bộ; một (01) bộ lưu tại UBND cấp xã và một
(01) bộ gửi lên UBND cấp trên trực tiếp.
5.2. Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện được lập trên giấy
và dạng số thành hai (02) bộ; một (01) bộ lưu tại Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc
Phòng Tài nguyên và Môi trường và một (01) bộ gửi lên UBND cấp tỉnh. Bộ
kết quả gửi lên UBND cấp tỉnh phải kèm theo số liệu thống kê, kiểm kê đất
đai dạng số của các đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc.
5.3. Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của cấp tỉnh được lập trên giấy
và dạng số thành hai (02) bộ; một (01) bộ lưu tại Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc
Sở Tài nguyên và Môi trường và một (01) bộ gửi lên Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Bộ kết quả gửi lên Bộ Tài nguyên và Môi trường phải kèm theo số
liệu và bản đồ hiện trạng dạng số của các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện
trực thuộc.
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
5
5.4. Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của vùng địa lý tự nhiên - kinh tế
và cả nước được lập trên giấy và dạng số thành ba (03) bộ; một (01) bộ lưu tại
Bộ Tài nguyên và Môi trường, một (01) bộ gửi Tổng cục Thống kê, một (01)
bộ báo cáo Chính phủ.
6. Trình tự thực hiện thống kê đất đai
6.1. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc việc thực
hiện thống kê đất đai tại địa phương vào nửa đầu tháng 11 hàng năm.
6.2. UBND cấp huyện có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo
thực hiện thống kê đất đai trên địa bàn huyện vào nửa đầu tháng 12 hàng năm.
6.3. Từ ngày 01 tháng 01 hàng năm (trừ năm kiểm kê đất đai), UBND
cấp xã có trách nhiệm thực hiện thống kê đất đai và nộp báo cáo kết quả
thống kê đất đai chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 năm đó; việc thống kê đất
đai được thực hiện theo quy định sau:
a) Đối với xã, phường, thị trấn đã hoàn thành việc lập hồ sơ địa chính
thì căn cứ vào hồ sơ địa chính (chủ yếu là sổ mục kê đất đai và sổ theo dõi
biến động đất đai) và số liệu thống kê đất đai kỳ trước để thu thập và tổng hợp
số liệu thống kê;
b) Đối với xã, phường, thị trấn không thuộc trường hợp quy định tại
mục a thì căn cứ vào các tài liệu quản lý đất đai hiện có và số liệu thống kê
đất đai kỳ trước để thu thập và tổng hợp thống kê;
c) Việc thống kê đất đai của cấp xã được thực hiện trên các mẫu Biểu
02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 05-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ,
Biểu 09-TKĐĐ, và Biểu 10-TKĐĐ.
6.4. Sau khi nhận được báo cáo kết quả thống kê đất đai của UBND cấp
xã, UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện việc thống kê đất đai của địa
phương và nộp báo cáo chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 năm đó.
Việc tổng hợp số liệu đất đai của cấp huyện được thực hiện trên máy
tính điện tử, kết quả được in ra theo các mẫu Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ,
Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 06-TKĐĐ, Biểu 07-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-
TKĐĐ và Biểu 10-TKĐĐ; đồng thời in Biểu 06-TKĐĐ đối với địa bàn từng
xã trực thuộc để gửi cho các xã đó.
6.5. Sau khi nhận được báo cáo kết quả thống kê đất đai của UBND cấp
huyện, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện việc thống kê đất đai của địa
phương và nộp báo cáo chậm nhất vào ngày 15 tháng 02 năm đó.
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
6
Việc tổng hợp số liệu đất đai của cấp tỉnh được thực hiện trên máy tính
điện tử, kết quả được in ra theo các mẫu Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ,
Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 06-TKĐĐ, Biểu 07-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-
TKĐĐ và Biểu 10-TKĐĐ.
6.6. Sau khi nhận được báo cáo kết quả thống kê đất đai của UBND cấp
tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện việc thống kê đất
đai của các vùng địa lý tự nhiên - kinh tế, cả nước và gửi báo cáo chậm nhất
vào ngày 15 tháng 3 năm đó.
Việc tổng hợp số liệu đất đai của của các vùng địa lý tự nhiên - kinh tế
và cả nước được thực hiện trên máy tính điện tử, kết quả được in ra theo các
mẫu Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 06-TKĐĐ, Biểu
07-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ và Biểu 10-TKĐĐ.
7. Trình tự thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất
7.1. Thủ trưởng cơ quan có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước về thống kê, kiểm kê đất có trách
nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Trước thời điểm kiểm kê đất đai mười tám (18) tháng phải tổ chức
xây dựng kế hoạch kiểm kê đất đai trình Bộ trưởng để trình Chính phủ;
b) Trước thời điểm kiểm kê đất đai chín (09) tháng phải tổ chức xây
dựng dự án kiểm kê đất đai trình Bộ trưởng để trình Chính phủ phê duyệt;
c) Trước thời điểm kiểm kê đất đai sáu (06) tháng phải xây dựng các
văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức tập huấn;
d) Trước thời điểm kiểm kê đất đai ba (03) tháng phải chỉ đạo việc
chuẩn bị bản đồ nền của các tỉnh, vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước;
đ) Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai kiểm kê đất đai của các
tỉnh.
7.2. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Trước thời điểm kiểm kê đất đai năm (05) tháng phải xây phương án
kiểm kê đất đai của các cấp hành chính tại địa phương;
b) Trước thời điểm kiểm kê đất đai ba (03) tháng phải xây dựng các
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tập huấn;
c) Trước thời điểm kiểm kê đất đai một (01) tháng phải chuẩn bị các
biểu mẫu kiểm kê và bản đồ nền của cấp huyện, cấp xã;
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
7
d) Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai kiểm kê đất đai của các
đơn vị hành chính trực thuộc.
7.3. Trước thời điểm kiểm kê đất đai hai (02) tháng, UBND cấp huyện
có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kiểm kê đất đai trên
địa bàn huyện.
7.4. Trong thời gian một (01) tháng trước thời điểm kiểm kê đất đai,
UBND cấp xã có trách nhiệm lập kế hoạch triển khai kiểm kê đất đai trên địa
bàn xã.
Từ ngày 01 tháng 01, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện việc
kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và nộp báo cáo chậm nhất
vào ngày 30 tháng 4 năm đó; việc kiểm kê đất đai được thực hiện theo quy
định sau:
a) Đối với xã, phường, thị trấn đã hoàn thành việc lập hồ sơ địa chính
thì căn cứ vào hồ sơ địa chính (chủ yếu là sổ mục kê đất đai) và số liệu kiểm
kê kỳ trước, số liệu thống kê của các năm giữa hai kỳ kiểm kê, đối soát với
thực địa để thu thập và tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất;
b) Đối với xã, phường, thị trấn không thuộc trường hợp quy định tại
mục a thì căn cứ vào các hồ sơ, tài liệu về quản lý đất đai hiện có, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất kỳ trước, tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tư liệu
ảnh hàng không, ảnh viễn thám, các tài liệu bản đồ khác để điều tra, khoanh
vẽ, đo diện tích trên bản đồ và số liệu kiểm kê đất đai kỳ trước để thực hiện
kiểm kê diện tích đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
c) Việc kiểm kê đất đai của cấp xã được thực hiện trên các mẫu Biểu
01-TKĐĐ, Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 05-TKĐĐ,
Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ, Biểu 10-TKĐĐ và Biểu 11-TKĐĐ.
7.5. Sau khi nhận được báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của UBND cấp
xã, UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện việc tổng hợp số liệu kiểm kê
đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên cơ sở số liệu kiểm kê đất
đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã; nộp báo cáo lên UBND cấp
trên trực tiếp chậm nhất vào ngày 30 tháng 6 năm đó.
Việc tổng hợp số liệu đất đai của cấp huyện được thực hiện trên máy
tính điện tử, kết quả được in ra theo các mẫu Biểu 01-TKĐĐ, Biểu 02-TKĐĐ,
Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 06-TKĐĐ, Biểu 07-TKĐĐ, Biểu 08-
TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ, Biểu 10-TKĐĐ và Biểu 11-TKĐĐ; đồng thời in
Biểu 06-TKĐĐ đối với địa bàn từng xã trực thuộc để gửi cho các xã đó.
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
8
7.6. Sau khi nhận được báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của UBND cấp
huyện, Uỷ nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện việc tổng hợp số liệu
kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên cơ sở số liệu
kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện; nộp báo cáo
về Bộ Tài nguyên và Môi trường chậm nhất vào ngày 15 tháng 8 năm đó.
Việc tổng hợp số liệu đất đai của cấp tỉnh được thực hiện trên máy tính
điện tử, kết quả được in ra theo các mẫu Biểu 01-TKĐĐ, Biểu 02-TKĐĐ,
Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 06-TKĐĐ, Biểu 07-TKĐĐ, Biểu 08-
TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ, Biểu 10-TKĐĐ và Biểu 11-TKĐĐ.
7.7. Sau khi nhận được báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của UBND cấp
tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện việc tổng hợp số
liệu kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng địa
lý tự nhiên - kinh tế và cả nước; xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ
chậm nhất vào ngày 31 tháng 10 năm đó.
Việc tổng hợp số liệu đất đai của của các vùng địa lý tự nhiên - kinh tế
và cả nước được thực hiện trên máy tính điện tử, kết quả được in ra theo các
mẫu Biểu 01-TKĐĐ, Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu
06-TKĐĐ, Biểu 07-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ, Biểu 10-TKĐĐ
và Biểu 11-TKĐĐ.
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
9
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài tập 1. Anh (Chị) hãy giải đáp các thắc mắc của người sử dụng đất
trong các tình huống sau:
1.Vợ chồng tôi đang sử dụng đất thuộc loại khai hoang nên không có
giấy tờ gì cả. Liệu chúng tôi có được nhà nước cho cấp GCNQSDĐ hay
không? Xin nói thêm tuy chúng tôi không có giấy tờ gì cả nhưng nhà nước
vẫn thu thuế đất của chúng tôi hàng năm.
2. Trước ngày 15/10/1993, gia đình tôi mua một lô đất rộng 150m
2
, do
UBND xã đứng ra bán, có giấy tờ xác nhận. Tháng 9/2002 xã thành lập đoàn
đến kiểm tra và lập biên bản xác nhận diện tích lô đất nói trên, sau đó báo cho
gia đình phải nộp số tiền là 6,2 triệu đồng để làm "sổ đỏ" cho diện tích 150m
2
và gia đình cũng nộp đủ. Nhưng đến khi lĩnh GCNQSDĐ lại ghi hụt đi 23m
2
.
Vậy muốn sửa lại cho chính xác, chúng tôi phải làm những thủ tục gì và ở
những cấp nào?
3. Anh A được bố mẹ để cho một mảnh đất thổ cư và một cái ao rông
250m
2
từ năm 1985 và vẫn sử dụng từ đó đến nay, không có tranh chấp. Năm
1992, gia đình lấp ao để xây nhà, UBND xã buộc gia đình anh phải nộp tiền
lấp ao là 5 triệu đồng. Vậy theo quy định anh có phải nộp khoản tiền trên để
làm nhà không?
4. Chúng tôi được biết Luật đất đai năm 2003 quy định khi thực hiện
các nội dung của quyền sử dụng đất bắt buộc mọi giao dịch không chỉ phải có
GCNQSDĐ mà còn phải đáp ứng những điều kiện khác nữa có đúng không?
5. Tôi ở trên mảnh đất có diện tích trên 10.000m
2
từ trước năm 1985,
không có tranh chấp. Mảnh đất đã qua 3 lần đo đạc, vào năm 1982, 1992 và
2003, (riêng năm 2003 do bằng máy hiện đại). Qua 3 lần đo, diện tích mỗi lần
lại khác nhau. Vừa qua, tôi xin GCNQSDĐ, xã không có vướng mắc gì,
nhưng khi lên huyện Cầu Kè thì Phòng địa chính cho biết, họ chỉ cấp
GCNQSDĐ theo diện tích đo năm 1982, không cấp theo diện tích đo năm
1992 và 2003. Vậy trường hợp của tôi, theo diện tích đo năm nào là đúng
Luật Đất đai?
6. Vừa qua, gia đình tôi có mua một mảnh đất để làm nhà ở. Khi mua
bán có chính quyền Phường xác nhận. Khi giấy tờ hồ sơ gửi lên phòng địa
chính thị xã Bắc Kạn, thì được trả lời: UBND tỉnh đã ra quyết định quy hoạch
thành khu dân cư và không cấp giấy cho gia đình. Được biết thời điểm mua
bán và xác nhận của phường diễn ra trước ngày UBND tỉnh ra quyết định quy
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
10
hoạch khu dân cư. Vậy giá trị của việc mua bán trên ra sao, có bị vô hiệu
không và gia đình có được cấp “sổ đỏ” không?
7. Bà B muốn mua một mảnh đất có nhà nhưng chủ đất nói là giấy phép
xây dựng, quyết định giao đất, bản vẽ mất hết chỉ còn hợp đồng chuyển
nhượng nhà và tờ khai nộp thuế trước bạ. Hai loại giấy tờ này có được dùng
để chuyển nhượng, mua bán nhà, sau đó xin đổi sang mẫu giấy mới có được
không?
8. Năm 1997, tôi mua một lô đất để canh tác với hình thức viết giấy
tay. Cũng từ năm 1997 tôi đã đứng tên và nộp thuế nông nghiệp hàng năm.
Nay tôi muốn làm GCNQSDĐ thì xã yêu cầu phải có chứng thực của chủ cũ,
nhưng các chủ cũ hiện đều đi làm ăn xa. Vậy nhất thiết tôi có phải chứng thực
của chủ cũ không ?
9. Năm 1998, tôi từ Hải Dương đến buôn Khăm sinh sống và mua 3ha
đất của người bản địa, có xác nhận của chính quyền xã. Tôi đã nhiều lần làm
GCNQSDĐ nhưng chưa được. Vậy xin hỏi, đất này có được cấp GCNQSDĐ
không và có thể làm thủ tục thế chấp vay ngân hàng không?
10. Chồng tôi là việt kiều nhưng hiện tại đang ở Việt Nam. Xin hỏi khi
mua nhà ở Việt Nam gắn liền với đất chúng tôi có được đứng tên trên giấy tờ
nhà đất hay chỉ công dân trong nước?
11. Nhà tôi là nhà tập thể của một cơ quan của Bộ Nông nghiệp cũ từ
năm 1961, nay đã giải thể. Hiện tại phường cũng không cấp GCNQSDĐ, còn
cơ quan có nhà tập thể thì đã giải thể, không còn con dấu, không cấp được
GCNQSDĐ. Trong trường hợp này thì tôi phải làm gì để có GCNQSDĐ?
12. Cô tôi sống với cậu trên 1000m
2
tại thành phố Hồ Chí Minh từ
trước năm 1975. Sau năm 1975 người cậu sang Pháp định cư cùng gia đình và
mất năm 1991. Từ đó đến nay, gia đình cô tôi vẫn sống ổn định trên đất đó,
không có ai tranh chấp. Xin hỏi cô tôi có thể làm thủ tục hợp thức hoá đất và
nhà nói trên không?
13. Từ năm 1977 tới nay, vợ chồng tôi có sử dụng và trông coi một căn
nhà và đất cho một người bạn, nhưng từ năm 1983 không còn thấy chủ nhà tới
nữa, nghe đồn chủ nhà đi vượt biên và đã chết. Nay tôi là người bảo quản và
trực tiếp sử dụng thì có được nhà nước hợp thức hoá đất và nhà nói trên
không?
14. Năm 1987, tôi cùng 7 hộ công nhân được Xí nghiệp cung ứng vật
tư giao cho mảnh đất làm nhà trên vành đai xí nghiệp. Năm 2004, UBND
thành phố Việt Trì có quyết định cấp GCNQSDĐ cho các hộ nói trên, nhưng
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
11
không có gia đình tôi, mặc dù tôi đã làm nhà từ năm 1987 và có đơn xin cấp
GCNQSDĐ gửi UBND phường. Vậy gia đình tôi muốn hợp thức hóa mảnh
đất đang ở có được không? Nếu được thì cần những loại giấy tờ gì và nộp
những khoản tiền gì?
15. Chị B xây nhà trên đất ở của gia đình đã được cấp GCNQSDĐ. Nay
chị muốn đăng ký chủ quyền nhà thì cần làm thủ tục gì? Trường hợp của chị
B sẽ được cấp hai loại giấy (giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử
dụng đất) hay một loại giấy (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
16. Tôi có 2 câu hỏi xung quanh vấn đề đất đai. Thứ nhất, tôi có đơn
xin cấp GCNQSDĐ từ tháng 8/1993, nhưng do chờ quy hoạch nên chưa được
cấp. Đến tháng 12/2003 khu đất này được quy hoạch là khu dân cư, ngày
15/12/2002, UBND xã, phường đã lập hồ sơ gửi về thị xã Hội An để xin cấp
“sổ đỏ” cho các trường hợp như gia đình tôi. Vậy theo Luật Đất đai, tôi có
được cấp GCNQSDĐ không?
17. Gia đình tôi được hưởng phần hương hoả lô đất từ năm 1988. Khi
có khoán 10, hợp tác xã động viên gia đình tôi nhận một khoảng ao có diện
tích 90m
2
ở liền kề và sẽ trừ vào diện tích đất ruộng (2 thước ao = 1 thước
ruộng). Từ đó gia đình tôi sử dụng diện tích ao đó. Trong giấy tờ chính quyền
xã và địa chính xã, huyện trước đây, đã xác nhận diện tích ao đó là của tôi.
Nay chính quyền xã khóa hiện nay lại không công nhận quyền sử dụng diện
tích ao đó của tôi và cho rằng, diện tích ao đó thuộc quyền sử dụng của xã.
Vậy xin hỏi, quyền sử dụng diện tích ao đó của tôi có hợp pháp không?
18. Tôi có mua một mảnh đất của người bạn vào tháng 2/1990 có sự
làm chứng của Tổ trưởng dân phố và Mặt trận Tổ quốc phường. Nay làm
GCNQSDĐ thì phòng thuế Nam Định yêu cầu phải nộp thuế quyền chuyển
nhượng sử dụng đất, thuế trước bạ. Vậy tôi đã mua mảnh đất này trước ngày
15/10/1993, thì có phải nộp tiền sử dụng đất và thuế trước bạ không? Tôi là
lão thành cách mạng, vậy có được hưởng khoản miễn giảm nào không?
19. Năm 1993, tôi mua 200m
2
đất, sau đó làm GCNQSDĐ ghi như chủ
cũ là đất vườn lâu dài. Năm 1995, tôi đã làm nhà kiên cố không còn vườn.
Xin hỏi, liệu bây giờ tôi làm lại GCNQSDĐ thì đất nhà tôi ghi là đất ở hay là
đất vườn lâu dài như cũ?
20. Năm 1960, ông A là giáo viên và có gửi hợp tác xã X ba sào ruộng
trồng màu do bố mẹ để lại. Năm 1973, ông A về nghỉ hưu và được hợp tác xã
X trả lại cho mảnh đất khác rộng 700m
2
. Sau khi có đầy đủ giấy tờ, ông A
làm nhà hết 70m
2
, số đất còn lại được chia cho bốn người con. Các con ông
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
12
đã làm nhà ở riêng và làm nghĩa vụ thuế đầy đủ. Năm 2005, UBND cấp
GCNQSDĐ cho vợ chồng ông A, nhưng lại ghi đất ở là 200m
2
, đất vườn là
500m
2
trong khi các con ông đã làm nhà ở. Việc cấp GCNQSDĐ như vậy có
đúng không? Làm thế nào để các con ông có GCNQSDĐ riêng?
21. Năm 1965, tôi theo trường Công nghiệp 3 đi sơ tán lên Vĩnh Phúc
và được phân nhà ở khu tập thể nói trên. Năm 1994, tôi được trường thanh lý
ngôi nhà cấp bốn đang ở và được xã sở tại bán cho 100m
2
đất (đã nộp tiền,
giấy cấp đất do chủ tịch UBND xã ký). Theo luật đất đai, tôi có thể làm được
GCNQSDĐ hay không? Nếu phải trả tiền đất thì theo giá nào, do ai quy định?
Thời gian sử dụng đất được tính từ năm 1965 khi đến sơ tán hay năm 1976
khi trường được Nhà nước cấp đất chính thức?
22. Trước đây, tôi mua một mảnh đất, giấy tờ dạng viết tay, tức là có ký
nhận của chủ mảnh đất cũ, không nộp thuế và không có xác nhận của cấp
chính quyền có thẩm quyền. Vậy mảnh đất đó có hợp pháp hay không?
23. Tôi có mua một lô đất tại khu đô thị mới, nhưng để tiện cho việc
thế chấp được dễ dàng nên tôi không muốn để vợ cùng đứng tên trên
GCNQSDĐ vì hiện tại vợ tôi đang ở dưới quê và chúng tôi đã ly thân. Xin hỏi
liệu tôi có được đứng tên một mình hay không và thủ tục như thế nào?
24. Tôi đã được cấp GCNQSDĐ nhưng vẫn còn nghi nợ tiền sử dụng
đất trên GCNQSDĐ. Xin cho biết theo pháp luật đất đai hiện hành việc nộp
tiền nợ được quy định như thế nào?
25. Năm 1960, tôi có gửi Hợp tác xã nông nghiệp ba sào đất do bố mẹ
để lại. Năm 1972, tôi nghỉ hưu và được Hợp tác xã trả lại cho mảnh đất khác
rộng 369m
2
. Sau khi có đầy đủ giấy tờ, tôi đã làm nhà hết 47m
2
, số đất còn lại
được chia cho bốn người con và nhượng cho cháu. Các con, cháu tôi đã làm
nhà ở riêng đều đóng thuế đất theo từng gia đình. Năm 2004, UBND thành
phố Thanh Hóa cấp GCNQSDĐ cho vợ chồng tôi, nhưng lại ghi đất ở là
150m
2
, đất vườn là 184m
2
trong khi không còn đất vườn, vì gia đình tôi đã
làm nhà. Tôi muốn hỏi, GCNQSDĐ ghi như thế là đúng hay sai? Làm thế nào
để xin GCNQSDĐ cho từng hộ?
26. Gia đình tôi đã ở hơn 40 năm trên mảnh đất có diện tích 80m
2
,
không có tranh chấp với ai, nhưng khi được cấp GCNQSDĐ, cấp vào đầu
năm 2004, thì chỉ ghi diện tích có 43m
2
. Vậy muốn sửa chữa giấy để ghi cho
đúng với diện tích đang sử dụng, thì cần làm những thủ tục gì và làm ở đâu,
cấp xã phường hay cấp quận, huyện?
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
13
27. Vợ chồng tôi đang sinh sống trong một căn nhà tại thành thị, hiện
đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất ở. Nhưng nghe nói
dù đã có giấy tờ rồi nhưng sắp tới vẫn phải đổi sang giấy mới là GCNQSDĐ.
Xin hỏi như vậy có đúng không, thủ tục cấp đổi như thế nào?
28. Vợ chồng tôi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ năm 1994
nhưng nay người chuyển nhượng đang khởi kiện đòi lại đất vì cho rằng
chuyển nhượng đó chỉ bằng giấy tay. Xin hỏi người nhận chuyển nhượng phải
đáp ứng những điều kiện nào để hợp đồng quyền sử dụng đất không bị vô
hiệu? Trường hợp của tôi thì sao?
29. Xin hỏi Luật đất đai mới có quy định những trường hợp nào hộ gia
đình cá nhân bị hạn chế quyền chuyển nhượng, tặng cho hoặc không được
thực hiện các quyền trên không? Việc vợ chồng tôi tặng cho quyền sử dụng
đất cho nhau hoặc cho bà con thân thuộc hoặc cho người khác có được không,
nếu được thì làm thủ tục như thế nào?
30. Xin hỏi khi được thừa kế tài sản là đất thì có phải nghiễm nhiên là
chủ sử dụng đất không hay còn phải thự hiện các thủ tục nào khác?
31. Bà B có căn nhà trên diện tích rộng 1400m
2
, sử dụng liên tục từ
năm 1953 đến nay. Năm 2005 bà B xin hợp thức hoá nhà đất. Chi cục thuế
thông báo lệ phí trước bạ nhà là 36 triệu, tiền sử dụng đất hơn 1 tỷ đồng. Bà B
hỏi rằng bà có được miến lệ phí trước bạ và tiền sử dụng đất không?
32. Vợ chồng tôi chủ yếu làm ăn ở nước ngoài nên nhưng do thiếu vốn
nên chúng tôi dự định thé chấp căn nhà gắn liền với quyền sử dụng đất. Xin
hỏi đối với tài sản đã thế chấp chúng tôi còn phải làm thủ tục gì nữa để bảo
đảm tài sản của vợ chồng tôi không bị dịch chuyển bất hợp pháp?
33. Gia đình tôi đã sử dụng một mảnh đất từ năm 1964. Mảnh đất trên
đã được làm quy hoạch do Trung tâm Quy hoạch thành phố Hạ Long vẽ và
phòng địa chính thành phố duyệt tháng 12/2003 với diện tích 108m
2
. Tiếp đó
lại có quy hoạch và cũng do thành phố Hạ Long ký vào tháng 6/2004, diện
tích mảnh đất là 106m
2
, nhưng khi cấp sổ đỏ lại chỉ có 93,6m
2
. Hiện nay, tôi
xây dựng nhà ở và gặp rất nhiều khó khăn trong khâu duyệt thiết kế xây dựng.
Vậy thiết kế xây dựng phải theo diện tích quy hoạch hai lần trước hay theo sổ
đỏ đã cấp?
34. Năm 2003, vợ chồng ông A mua một mảnh đất có diện tích là 66m
2
trên một thửa đất nông nghiệp đã được cấp GCNQSDĐ. Năm 2005, vợ chồng
ông A ra UBND phường xin chuyển mục dích sử dụng đất để xây nhà ở (do
xung quanh mảnh đất đã có nhiều nhà xây dựng), nhưng cán bộ phường nói
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
14
rằng phải có GCNQSDĐ bản chính mới được tách thửa. Nhưng chủ cũ đã làm
thất lạc GCNQSDĐ đó. Vậy vợ chồng ông A phải làm gì?
35. Năm 1998, bố tôi mất và để lại một mảnh đất thổ cư, diện tích
350m
2
và một ngôi nhà ngói cổ, nhưng không có di chúc. Đến năm 1992, mẹ
kế của tôi là bà Phạm Thị Nhắt tập hợp gia đình và những người trong dòng
họ để chia mảnh đất đó làm đôi, cho tôi và người anh trai của tôi. Năm 1994,
tôi được huyện Thanh Trì cấp GCNQSDĐ. Đến tháng 10/2004, người em gái
của tôi viết đơn đến UBND xã Đông Mỹ đòi chia đất. Vậy, việc người em gái
thắc mắc đòi chia đất là đúng hay sai? Điều này có gây cản trở đến việc chuẩn
bị thay GCNQSDĐ của tôi hay không?
36. Khi đã xác định được quyền sử dụng đất và nhà là của chung hoặc
đã nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng mà trên giấy tờ nhà đất
đã ghi tên một người thì người kia phải liên hệ với cơ quan nào để làm giấy tờ
thành tên hai vợ chồng và thủ tục ra sao?
37. Anh A và chị B cư trú tại thành thị (đã ly hôn tháng 8 năm 2004),
muốn chia đôi căn nhà (đã được cấp GCN quyền sử hữu nhà và quyền sử
dụng đất) và tách hộ để mỗi người sở hữu phần nhà và đất của mình. Khi ra
UBND phường xin xác nhận tình trạng nhà vì lý do nhà nằm trong khu quy
hoạch khu công nghệ cao, nhưng UBND phường tự chối xác nhận. Việc từ
chối của UBND phường đúng hay sai?
38. Năm 2001, tôi có mua một mảnh đất bề rộng 4m, bề dài 15m. Mảnh
đất này mua trong một vụ chia tài sản ly hôn, có bút phê của toà án huyện.
Sau đó, gia đình tôi làm hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ và ghi kích thước như trên.
Nhưng khi nhận sổ thì trên giấy lại ghi kích thước khác đi. Vậy tôi phải làm
những thủ tục gì và ở đâu để sửa lại sổ đỏ ghi cho chính xác?
39. Tôi có mua một mảnh đất với diện tích 150m
2
, đất ruộng màu, diện
tích này chủ cũ đã được cấp “sổ đỏ”. Nay tôi muốn tách “sổ đỏ” và chuyển
thành đất thổ cư có được không? Nếu được chuyển sang đất thổ cư thì tôi phải
nộp những khoản tiền gì và thủ tục tại đâu?
Bài tập 2. Anh (Chị) hãy đánh dấu vào phương án lựa chọn cho mỗi
câu hỏi sau đây (Mỗi câu chỉ lựa chọn một phương án):
1. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở TNMT chỉnh lý
GCNQSDĐ khi:
a. Cá nhân nhận chuyển nhượng cả thửa đất
b. Tổ chức nhận chuyển nhượng cả thửa đất
c. Người Việt nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền đất ở
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
15
d. Cơ sở tôn giáo nhận chuyển nhượng một phần diện tích thửa đất
2. Trong các đối tượng sau đây, đối tượng nào không được giao quản lý
đất:
a. Hộ gia đình, cá nhân
b. Uỷ ban nhân dân cấp xã
c. Cộng đồng dân cư
d. Tổ chức phát triển quỹ đất
3. Trong quá trình sử dụng đất, biến động nào sau đây được ghi nhận
trên GCNQSDĐ:
a. Tạo thửa đất mới do nhà nước giao đất
b, Thay đổi thời hạn sử dụng đất
c, Chuyển nhượng một phần thửa đất
d, Cho thuê quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp
4 Khi cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất thuộc Phòng TNMT có trách nhiệm:
a. Chỉnh lý hồ sơ điạ chính gốc
b. Ký cấp GCNQSDĐ
c. Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế
d. Xác định nghĩa vụ tài chính
5. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ cho:
a. Tổ chức trong nước
b. Cộng đồng dân cư
c. Cơ sở tôn giáo
d. Cá nhân nước ngoài
6. Kể từ khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ đến khi nhận được GCNQSDĐ lần
đầu (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính và thờii gian công khai
kết quả) hộ gia đình, cá nhân phải đợi:
a. 55 ngày làm việc
b. 60 ngày làm việc
c. 45 ngày làm việc
d. 30 ngày làm việc
7. Tài liệu nào không phải là tài liệu trong hồ sơ địa chính:
a. Bản đồ địa chính
b. Sổ mục kê đất đai
c. Bản lưu GCNQSDĐ
d. Sổ cấp GCNQSDĐ
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
16
8. Hộ gia đình được cấp giấy CNQSDĐ khi:
a. Không có tranh chấp và Sử dụng ổn định
b. Có đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1,2,5 điều 50 Luật đất đai 2003
c. Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất
d. Các ý trên đều sai
9. Tổ chức trong nước khi xin cấp GCNQSDĐ phải nộp hồ sơ tại:
a. UBND cấp xã
b. UBND cấp tỉnh
c. Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc Sở TNMT
d. Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc Phòng TNMT
10. Người sử dụng đất không phải đăng ký biến động đất đai khi:
a. Người sử dụng đất được phép đổi tên
b. Người sử dụng đất thay đổi địa chỉ thường trú
c. Người sử dụng đất có nhu cầu xin tách thửa đất
d. Người sử dụng đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất
11. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại xã nộp đơn xin cấp
GCNQSDĐ tại:
a. UBND xã
b. Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc Phòng TNMT
c. UBND huyện
d. Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc Sở TNMT
12. Trong thủ tục cấp giấy CNQSDĐ cho tổ chức, Văn phòng
ĐKQSDĐ thuộc Sở TNMT có trách nhiệm:
a. Ký giấy CNQSDĐ
b. Trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính
c. Công khai kết quả xét duyệt cấp giấy trong 15 ngày
d. Xác định nghĩa vụ tài chính
13. Trường hợp tặng cho quyền sử dụng cả thửa đất thì ghi loại mã biến
động là
a. CH b. TC
c. CT d. TA
14. Khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất không hình thành pháp nhân
mới một phần diện tích thửa đất, trong sổ địa chính cần:
a. Ghi phần diện tích còn lại không góp vốn vào Phần II- Thửa đất
b. Ghi vào Phần III - Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất
c. Gạch ngang thửa đất góp vốn
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
17
d. Tất cả các phương án trên
15. Trường hợp không phải đăng ký biến động đất đai
a. Có thay đổi diện tích thửa đất do sạt lở
b. Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất;
c. Thay đổi số chứng minh thư nhân dân
d. Người sử dụng đất được phép đổi tên
16. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ cho:
a. Tổ chức trong nước
b. Cộng đồng dân cư
c. Cơ sở tôn giáo
d. Cá nhân nước ngoài
17. Trong các loại đất sau đây, đất nào không thuộc đất nông nghiệp:
a. Đất chuyên trồng lúa nước
b. Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ
c. Đất mặt nước chuyên dùng
d. Đất trồng cây ăn quả lâu năm
18. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không phải kiểm kê theo biểu nào sau
đây:
a. Thống kê, kiểm kê về tăng giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng
b. Thống kê, kiểm kê đất đai
c. Thống kê, kiểm kê số lượng người sử dụng đất
d. Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính
19. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm nộp báo cáo kết quả
thống kê đất đai lên cấp trên chậm nhất vào ngày:
a. 15 tháng 1 b. 30 tháng 3
c. 15 tháng 2 d. 31 tháng 1
20. Trong các loại đất sau đây đất nào không thuộc đất trồng cây hàng
năm:
a. Đất trồng cây hàng năm khác.
b. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
c. Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
d. Đất chuyên trồng lúa nước
21.Trong các loại đất sau đây, đất nào không thống kê vào tổng diện
tích tự nhiên:
a. Đất có mặt nước ven biển
b. Đất đồi núi chưa sử dụng
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
18
c. Đất bằng chưa sử dụng
d. Đất núi đá không có rừng cây
22. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm nộp báo cáo kết quả kiểm
kê đất đai lên cấp trên chậm nhất vào ngày:
a. 15 tháng 8 b. 30 tháng 4
c. 30 tháng 6 d. 31 tháng 10
23. Trong các loại đất sau đây, đất nào không thuộc đất sản xuất nông
nghiệp:
a. Đất chuyên trồng lúa nước
b. Đất trồng cây ăn quả lâu năm
c. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
d. Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ
24. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm nộp báo cáo kết quả kiểm
kê đất đai lên cấp trên chậm nhất vào ngày:
a. 30 tháng 10 b. 30 tháng 8
c. 30 tháng 4 d. 30 tháng 6
25. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải xây dựng phương án kiểm kê đất đai
của các cấp hành chính tại địa phương trước thời điểm kiểm kê:
a. 3 tháng b. 7 tháng
c. 5 tháng d. 9 tháng
26. Trước kiểm kê đất đai 2 tháng, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách
nhiệm:
a. lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kiểm kê đất đai trên địa bàn
huyện
b. tổ chức kiểm kê đất đai trên điạ bàn.
c. chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai kiểm kê đất đai của các xã.
d. chuẩn bị bản đồ nền cho các xã trên địa bàn.
27. Trong các loại đất sau đây, đất nào không thuộc đất có mục đích
công cộng
a. Đất giao thông b. Đất cơ sở giáo dục đào tạo
c. Đất cơ sở văn hoá
d. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
28. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm nộp báo cáo kết quả
thống kê đất đai lên Chính phủ chậm nhất vào ngày:
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
19
a. 15 tháng 2 b. 31 tháng 3
c. 15 tháng 3 d. 15 tháng 4
29. Đất bãi thải, xử lý chất thải thuộc đất nào:
a. đất có mục đích công cộng b. đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
c. đất chưa sử dụng d. đất phi nông nghiệp khác
30. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo thực hiện thống kê đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian:
a. Từ 1/10 –15/10 b. Từ 16/10 –30/10
c. Từ 1/11 –15/11 d. Từ 1/12 –15/12
31. Uỷ ban nhân dân cấp xã không phải thống kê theo biểu nào sau đây:
a. Thống kê, kiểm kê đất phi nông nghiệp
b. Thống kê, kiểm kê đất đai
c. Thống kê, kiểm kê số lượng người sử dụng đất
d. Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính
32. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước được tổng hợp từ:
a. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các tỉnh
b. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã.
c. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng lãnh thổ
d. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các huyện
33. Người nào có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường thực hiện việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai kiểm kê đất
đai của các tỉnh:
a. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b. Vụ trưởng Vụ đất đai
c. Vụ trưởng Vụ đăng ký thống kê đất đai
d. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh
34. Căn cứ để thu thập, tổng hợp số liệu thống kê đất đai của Uỷ ban
nhân dân cấp xã là:
a. Tài liệu quản lý đất đai hiện có. b. Số liệu thống kê đất đai kỳ trước
c. Hồ sơ địa chính d. Cả 3 ý trên
35. Căn cứ để thu thập, tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai của Uỷ ban
nhân dân cấp xã là:
a. Hồ sơ địa chính, số liệu thống kê đất đai kỳ trước, tài liệu quản lý đất
đai hiện có, và đối soát với thực địa.
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
20
b. Hồ sơ địa chính, số liệu kiểm kê đất đai kỳ trước, tài liệu quản lý đất
đai hiện có, số liệu thống kê của các năm giữa hai kỳ kiểm kê, và đối soát với
thực địa
c. Hồ sơ địa chính, tài liệu quản lý đất đai hiện có, số liệu thống kê đất
đai kỳ trước.
d. Cả 3 ý trên
36. Tài liệu nào không phải là kết quả thống kê đất đai của cấp huyện:
a. Biểu số liệu thống kê đất đai của huyện dạng số
b. Biểu số liệu thống kê đất đai của huyện in trên giấy
c. Báo cáo kết quả thống kê của huyện
d. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện
37. Tài liệu nào không phải là kết quả kiểm kê đất đai cấp xã:
a. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã.
b. Biểu số liệu kiểm kê đất đai của xã in trên giấy
c. Báo cáo kết quả kiểm kê đất đất đai của xã
d. Biểu số liệu thống kê đất đai của xã dưới dạng số
38. Trong các loại đất sau đây, đất nào không thuộc đất chuyên dùng:
a. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
b. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
c. Đất ở nông thôn
d. Đất có mục đích công cộng
39. Số liệu kiểm kê đất đai của cả nước được tổng hợp từ:
a. Số liệu kiểm kê đất đai của xã
b. Số liệu kiểm kê đất đai của huyện
c. Số liệu kiểm kê đất đai của tỉnh
d. Số liệu kiểm kê đất đai của các vùng lãnh thổ
40. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm nộp báo cáo kết quả
kiểm kê đất đai lên cấp trên chậm nhất vào ngày:
a. 31 tháng 7 b. 15 tháng 9
c. 30 tháng 8 d. 30 tháng 6
Bài tập 3. Anh (Chị) Hãy đánh dấu Đ vào câu đúng và S vào câu sai:
1. UBND cấp xã không có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ.
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp tỉnh được tổng hợp từ bản đồ
hiện trạng sử dụng đất của cấp xã.
3. Đất bãi thải, xử lý chất thải thuộc đất phi nông nghiệp khác.
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
21
4. Hồ sơ địa chính dạng số, trên giấy phải thống nhất nội dụng thông tin
thửa đất với GCN và hiện trạng sử dụng đất.
5. Người sử dụng đất khi cho thuê quyền sử dụng đất sẽ được ghi nhận
trên GCNQSDĐ.
6. Diện tích tự nhiên của các đơn vị hành chính giáp biển sẽ gồm phần
diện tích đất liền và phần diện tích mặt nước biển.
7. Hộ gia đình cá nhân sử dụng đất tại phường sẽ nộp đơn xin cấp
GCNQSDĐ tại UBND phường.
8. GCNQSDĐ của cơ sở tôn giáo do UBND cấp huyện cấp.
9. Đất cỏ dùng cho chăn nuôi là đất trồng cây hàng năm.
10. UBND cấp huyện phải báo cáo kết quả thống kê đất đai lên cấp trên
chậm nhất vào ngày 31 tháng 1.
11. Hồ sơ địa chính gồm sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động
đất đai, biểu thống kê, kiểm kê đất đai.
12. Hộ gia đình bị giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên thì không
phải đi đăng ký biến động đất đai.
13. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai
lên cấp trên chậm nhất vào ngày 15 tháng 8.
14. Sở TNMT có thể ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong
một số trường hợp được UBND tỉnh uỷ quyền.
15. Đất bãi thải, xử lý chất thải thuộc đất phi nông nghiệp khác.
16. Người sử dụng đất thế chấp bằng quyền sử dụng cả thửa đất đã
được cấp giấy CNQSDĐ lần đầu sẽ được cấp GCNQSDĐ mới.
17. Uỷ ban nhân dân cấp xã được giao quản lý một số loại đất theo quy
định.
18. Diện tích sông, suối là đất chưa sử dụng.
19. Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường,
thị trấn.
20. Người sử dụng đất phải có giấy tờ quy định tại khoản 1,2,5 điều 50
LĐĐ 2003 mới được cấp giấy CNQSDĐ.
21. UBND cấp xã có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm kê đất đai lên
cấp trên chậm nhất ngày 15 tháng 4
22. Tổ chức xin cấp GCNQSDĐ nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.
23. Ngưởi sử dụng đất có nhu cầu tách thửa đất sẽ được cấp GCNQSD
cho các thửa đất mới tạo thành.
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
22
24. Đất trồng cây ăn quả lâu năm là đất trồng cây lâu năm có sản phẩm
thu hoạch là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến.
25. Kiểm kê đất đai được thực hiện mỗi năm một lần.
26. Khi cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, UBND cấp xã có trách nhiệm
gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
27. Bản đồ địa chính là một loại tài liệu trong hồ sơ địa chính.
28. GCNQSDĐ của hộ gia đình do Phòng Tài nguyên và môi trường
cấp.
29. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai
lên cấp trên chậm nhất vào ngày 15 tháng 8.
30. Người đứng đầu tổ chức kinh tế có thể uỷ quyền cho người khác
đăng ký cấp GCNQSDĐ
Bài tập 4. Anh (Chị) hãy lập hồ sơ địa chính trong các trường hợp sau
đây:
1. Lập 1 trang sổ mục kê gồm 12 thửa đất của các đối tượng: hộ gia
đình, cá nhân; tổ chức kinh tế; UBND xã sử dụng; UBND xã quản lý; với các
mục đích sử dụng thuộc ba nhóm đất khác nhau. Trong đó có một thửa đất có
một phần diện tích đất nằm trong quy hoạch chuyển sang mục đích khác; một
thửa đất chưa sử dụng; một thửa đất đồng quyền sử dụng. hãy chỉnh lý trang
sổ mục kê khi UBND huyện có quyết định giao cho ông Trần Thế Hải thửa
đất chưa sử sụng nói trên để ông Hải sử dụng vào mục đích đất trồng lúa.
(Các thủ tục đã hoàn thành thông tin thiếu tự giả định)
2. Ngày 20/6/2005 hộ gia đình bà Vũ Thị Thanh được cấp GCNQSDĐ
quyền sử dụng 5 thửa đất; Trong đó có 1 thửa đất sử dụng vào mục đích lúa; 1
thửa đất sử dụng mục đích ONT; 1 thửa đất sử dụng mục đích NTS đồng
quyền sử dụng với 3 hộ gia đình khác. Sau bốn tháng được cấp GCNQSDĐ
bà Hà chuyển nhượng một phần diện tích thửa đất ONT nói trên cho gia đình
ông Nguyễn Văn Hoàng, đồng thời thế chấp bằng quyền sử dụng thửa đất lúa
tại ngân hàng Nông Nghiệp để vay vốn. Các thủ tục đã hoàn thành thông tin
thiếu tự giả định. Hãy lập trang sổ địa chính cho gia đình bà Hà và chỉnh lý
các biến động nói trên.
3. Hãy lập 1 trang sổ mục kê gồm 12 thửa đất của các đối tượng: hộ gia
đình, cá nhân; tổ chức kinh tế; UBND xã sử dụng; cộng đồng dân cư quản lý
đất; với các mục đích sử dụng theo GCNQSDĐ là đất trồng lúa (LUA), đất
trồng cây lâu năm (CLN), đất nuôi trông thuỷ sản (NTS), đất làm muối
(LMU), đất ở tại nông thôn (ONT), đất khu công nghiệp (SKK). Trong đó có
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
23
một thửa đất diện tích 300m2 được cấp GCNQSDĐ sử dụng vào mục đích đất
ở, chủ sử dụng là hộ gia đình ông Nguyễn Văn Toán. Hãy chỉnh lý trang sổ
mục kê khi gia đình ông Toán được phép tách thửa đất trên để cho gia đình
người con trai một phần diện tích. Các thủ tục đã hoàn thành, thông tin thiếu
tự giả định.
4. Gia đình ông Trần Văn Hải được cấp GCNQSDĐ quyền sử dụng 3
thửa đất với các mục đích đất ở tại nông thôn (ONT), đất trồng cây hàng năm
khác (NHK), đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (NTS). Sau đó, gia đình ông
Hải thế chấp bằng quyền sử dụng thửa đất ONT nói trên tại ngân hàng Nông
Nghiệp huyện trong thời gian một năm, đồng thời gia đình ông được thừa kế
200m2 đất ONT thuộc quyền sử dụng của cụ Minh (theo di chúc của cụ
Minh). Một năm sau, gia đình ông Hải xoá thế chấp. Các thủ tục đã hoàn
thành thông tin thiếu tự giả định. Hãy vào trang sổ địa chính và chỉnh lý các
biến động nói trên cho gia đình ông Hải. Viết GCNQSDĐ cho các thửa đât
nói trên và chỉnh lý khi có biến động.
5. Ngày 6/8/2005 bà Trần Thị Hồng được cấp GCNQSDĐ quyền sử
dụng 5 thửa đất, trong đó có 1 thửa đất sử dụng vào mục đích LUA, 1 thửa đất
sử dụng mục đích ONT, 1 thửa đất sử dụng mục đích NTS đồng quyền sử
dụng với 3 hộ gia đình khác. Sau ba tháng được cấp GCNQSDĐ bà Hồng
chuyển nhượng 1/2 diện tích thửa đất ONT nói trên cho gia đình ông Nguyên.
Các thủ tục đã hoàn thành, thông tin thiếu tự giả định. Hãy lập trang sổ địa
chính cho bà Hồng và chỉnh lý các biến động nói trên. Viết GCNQSDĐ cho
các thửa đât nói trên và chỉnh lý khi có biến động.
6. Ông Chiến đang sử dụng 6 thửa đất nằm trong 1 tờ bản đồ. Trong đó
có 3 thửa đất chuyên trồng lúa nước (LUC); 1 thửa đất có hai mục đích sử
dụng là đất ở nông thôn (ONT) và đất nông nghiệp khác (NHK); 1 thửa đất
đồng sử dụng với 2 chủ sử dụng khác; 1 thửa đất ông thuê quỹ đất công ích
của xã.
Ông Chiến được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng một
phần diện tích thửa đất ở nói trên cho bà Hoa. (Mọi thủ tục đã hoàn thành,
thông tin thiếu tự giả định). Hãy ghi chép các thửa đất nói trên vào sổ mục kê
và chỉnh lý trang sổ mục kê.
7. Hộ gia đình bà Ân được cấp GCNQSDĐ 5 thửa đất. Trong đó có 3
thửa đất chuyên trồng lúa nước (LUC); 1 thửa đất có hai mục đích sử dụng là
đất ở nông thôn (ONT) và đất nông nghiệp khác (NKH); 1 thửa đất nuôi trồng
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
24
thuỷ sản nước ngọt (TSN). Một thửa đất trồng lúa nước của bà nằm trong quy
hoạch chuyển sang mục đích khác.
Sau đó bà Ân chuyển nhượng một phần diện tích đất ở nói trên cho ông
Tùng, đồng thời nhận chuyển nhượng thửa đất số 3 (tờ bản đồ số 6), diện tích
450m2 của anh Hoan để trồng cây công nghiệp lâu năm (LNC).
(Mọi thủ tục đã hoàn thành, thông tin thiếu tự giả định)
Hãy lập trang sổ địa chính cho gia đình bà Ân và chỉnh lý trang sổ địa
chính đó. Viết GCNQSDĐ cho các thửa đât nói trên và chỉnh lý khi có biến
động.
8. Bà Hồng đang sử dụng 7 thửa đất nằm trong 2 tờ bản đồ. Trong đó
có 3 thửa đất chuyên trồng lúa nước (LUC); 1 thửa đất có hai mục đích sử
dụng là đất ở nông thôn (ONT) và đất nông nghiệp khác (NKH); 1 thửa đất
đồng sử dụng với 3 chủ sử dụng khác; 1 thửa đất bà thuê quỹ đất công ích của
xã và 1 thửa đất bà thuê của anh Trọng.
Bà Hồng được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi 1 thửa đất
chuyên trồng lúa nước nói trên cho chị Ngọc lấy 1 thửa đất chuyên trồng lúa
khác của chị Ngọc. (Mọi thủ tục đã hoàn thành, thông tin thiếu tự giả định)
Hãy ghi chép các thửa đất nói trên vào sổ mục kê và chỉnh lý trang sổ mục kê.
9. Hộ gia đình bà Nguyệt được cấp GCNQSDĐ có 6 thửa đất. Trong
đó có 3 thửa đất chuyên trồng lúa nước (LUC); 1 thửa đất có hai mục đích sử
dụng là đất ở nông thôn (ONT) và đất nông nghiệp khác (NKH); 1 thửa đất
nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt (TSN). Thửa đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
của bà đồng sử dụng với 2 chủ sử dụng khác.
Sau đó bà Nguyệt cho ông Bắc thuê 2 thửa đất chuyên trồng lúa nước
của mình trong thời gian 2 năm. Đồng thời bà chuyển nhượng một phần diện
tích đất ở nói trên cho ông Dũng. Một năm sau bà Nguyệt thế chấp phần diện
tích đất ở còn lại của mình tại ngân hàng Nông Nghiệp huyện để vay vốn
trong thời gian 1 năm.
(Mọi thủ tục đã hoàn thành, thông tin thiếu tự giả định). Hãy lập trang
sổ địa chính cho gia đình bà Nguyệt và chỉnh lý trang sổ địa chính đó. Viết
GCNQSDĐ cho các thửa đât nói trên và chỉnh lý khi có biến động.
10. Ông Hải đang sử dụng 5 thửa đất nằm trong 2 tờ bản đồ. Trong đó
có 2 thửa đất chuyên trồng lúa nước (LUC); 1 thửa đất có hai mục đích sử
dụng là đất ở nông thôn (OTN) và đất nông nghiệp khác (NKH); 1 thửa đất
đồng sử dụng với 2 chủ sử dụng khác; 1 thửa đất ông thuê của ông Mạnh để
trồng cây ăn quả (LNQ) trong thời gian 2 năm. Ông Hải được cơ quan có
Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký và thống kê đất đai cấp huyện SEMLA
Tài liệu dùng cho học viên
25
thẩm quyền cho phép chuyển đổi thửa đất chuyên trồng lúa nước nói trên cho
chị Gấm để lấy thửa đất nông nghiệp khác của chị Gấm, đồng thời chuyển
nhượng phần diện tích đất ở nói trên cho ông Kiên.
(Mọi thủ tục đã hoàn thành, thông tin thiếu tự giả định). Hãy ghi chép
các thửa đất nói trên vào sổ mục kê và chỉnh lý trang sổ mục kê.
11. Hộ gia đình anh Tuấn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 5
thửa đất sau:
- Một thửa đất chuyên trồng lúa được nhà nước giao, diện tích 300m2;
- Một thửa đất ở 200m2 được công nhận quyền sử dụng đất, có 40m2
nằm trong quy hoạch làm đường giao thông nhưng chưa thu hồi;
- Một thửa đất trồng nhãn có số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
H00012, diện tích 800m2;
- Hai thửa đất chuyên nuôi tôm trong đó có một thửa chung với ông
Minh.
Sau đó anh Tuấn có chuyển nhượng thửa đất trồng lúa cho bà Trang.
Đồng thời thế chấp một thửa đất nuôi tôm với ngân hàng đầu tư và phát triển
của huyện. Một tháng sau, anh Tuấn chuyển nhượng 100m2 thửa đất ở cho
ông Hùng. (Các thủ tục đã hoàn thành, thông tin thiếu tự giả định ). Yêu cầu:
Ghi chép các thửa đất trên vào sổ mục kê và chỉnh lý trang sổ mục kê (Giả sử
chúng nằm trên một tờ bản đồ); Lập và chỉnh lý trang sổ địa chính cho hộ gia
đình anh Tuấn