Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

BÀI GiẢNG ĐiỀU DƯỠNG HỒI SỨC CẤP CỨU - ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐiỀU DƯỠNG – GiẢNG VIÊN: THẠC SĨ BS NGUYỄN PHÚC HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 79 trang )

B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y

MỤC TIÊU
1. Nêu được các điểm chính về
tâm lyst gặp ở bệnh nhân và gia
đình bệnh nhân khi vào cấp cứu.
2. Trình bày được kiểm soát bệnh
nhân theo các bước ABC.
3. Trình bày được các biện pháp
theo dõi đánh giá, đảm bảo
chức năng cơ bản và các biện
pháp chăm sóc hồi sức khác.

BÀI GiẢNG ĐiỀU DƯỠNG HỒI SỨC CẤP CỨU - ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐiỀU DƯỠNG – GiẢNG VIÊN: THẠC SĨ BS NGUYỄN PHÚC HỌC – PHÓ TRƯỞNG KHOA Y / ĐẠI HỌC DUY TÂN (DTU)

1


B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y



NỘI DUNG
I. Đại cương
1. Hỏi bệnh
2. Tâm lý của người bệnh và
người nhà của người bệnh khi
đến cấp cứu
2.1. Về phía người bệnh
2.2. Về phía gia đình người bệnh
II. Đánh giá và xử trí ban đầu
1. Đánh giá chức năng hô hấp
1.1. Khai thông đường dẫn khí
1.2. Đặt ống nội khí quản hoặc
mở khí quản
1.3. Hút đờm phế quản, rửa phế
quản
1.4. Thông khí nhân tạo
1.5. Các xét nghiệm cần làm

2. Chức năng tuần hoàn
3. Chức năng thần kinh và tâm
thần
4. Chức năng thận
III. Các biện pháp chăm sóc và
hồi sức
1. Thăng bằng nước, điện giải,
toan kiềm
2. Chăm sóc dinh dưỡng và
phòng loét ép do đè ép
3. Nhu cầu về nước và dịch

4. Nhu cầu về calo
5. Đường nuôi dưỡng
IV. Xử trí một số chuyên đề cấp
cứu
2


B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y

I. Đại cương
Hỏi bệnh - Ngắn gọn, tập trung vào:
− Tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân và khai thác lý do vào viện
− Hoàn cảnh chấn thương hoặc bệnh tật, vị trí cơ quan bi tổn
thương
− Thời gian xuất hiện triệu chứng
− Tình trạng ý thức trước và sau khi bị chấn thương hoặc bệnh
tật. Nếu hôn mê cần hỏi rõ hôn mê từ bao giờ, đột ngột hay
từ từ
− Tình trạng sức khoẻ trước khi nhập viện cấp cứu
− Bệnh nhân có tiền xử gì đặc biệt không : ĐTĐ, THA, dị ứng …
− Bệnh nhân có đang bị đau không, nếu có thì đau ở mức độ
nào ?
3



B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y

Phần mở rộng
Bệnh sử hay phần hỏi bệnh của một bệnh nhân là những dữ liệu
thu thập được bởi một nhân viên y tế thực hiện qua việc hỏi những
câu hỏi cụ thể, hoặc hỏi trực tiếp bệnh nhân hoặc gián tiếp qua người
quen bệnh nhân có thể cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh nhân,
với mục đích là nắm được các thông tin có ích trong việc xây dựng
một chẩn đoán y khoa và việc chăm sóc y khoa cho bệnh nhân.
Các dấu hiệu có liên quan đến bệnh lý được bệnh nhân hay người
thân của bệnh nhân tường trình được gọi là các triệu chứng chủ quan,
phân biệt với các triệu chứng khách quan là những biểu hiện được xác
định bởi thăm khám trực tiếp do các nhân viên y tế thực hiện.
Các bệnh sử khác nhau về chiều sâu và trọng tâm. Ví dụ,
một chuyên viên cấp cứu làm việc trên xe cứu thương thường giới hạn
bệnh sử trong các thông tin quan trọng, như là tiền sử của dấu hiệu
hiện thời, dị ứng, vân vân. Ngược lại, một bệnh án tâm thần thường
dài dòng và sâu sắc, do nhiều chi tiết về cuộc sống bệnh nhân đáng giá
trong việc xây dựng một phác đồ quản sóc một chứng tâm thần.
4


B Ộ

T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y

Các thông tin thu thập bằng cách này, cùng với thăm khám
trực tiếp, cho phép bác sĩ và các chuyên viên y tế hình thành một
chẩn đoán và phác đồ điều trị và chăm sóc.
Nếu không thể đưa ra chẩn đoán xác định, một chẩn đoán sơ
bộ và các khả năng khác (chẩn đoán phân biệt) có thể được đưa
ra, ghi theo thứ tự nguy cơ theo quy ước. Phác đồ điều trị sau đó
có thể bổ sung các xét nghiệm sâu hơn để làm rõ chẩn đoán.
Những người bị cấp cứu hay chấn thương đa phần đều không
có khả năng nói chuyện được nên cần cố gắng lấy thông tin từ đội
cấp cứu, người chứng kiến và người nhà.
Nội dung bệnh sử cần hỏi được trình bày trong bảng. Nó bắt
đầu bằng các từ AMPLE trong tiếng Anh, rất dễ nhớ.

5


B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y


Bảng 1. Thông tin cần khai thác (AMPLE)
1 Allergy /có tiền sử dị ứng không ?

/

2 Medication / Có dùng thuốc không?

/

3

Past illness-Pregnancy / Có tiền sử bệnh
khác hay đang mang thai không ?

/

4

Last meal / Bữa cơm cuối cung (cách mấy
giờ)?

/

Event/Eviroment / Tai nạn liên quan đén
5
chấn thương – thông tin hiện trường

/
6



B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y

Phần hỏi lược qua các cơ quan - thường bao gồm toàn bộ các hệ
cơ quan chính trong cơ thể nào có thể cung cấp cơ hội để người
khai nhắc đến triệu chứng hay lo lắng mà họ đã không nhắc đến
trong phần bệnh sử. Chuyên viên y tế có thể cấu trúc phần sơ
lược các cơ quan như sau:
− Hệ tim mạch: cơn đau ngực, khó thở, phù mắt cá chân, đánh
trống ngực là các triệu chứng quan trọng nhất và có thể phải
bao gồm một đoạn mô tả ngắn cho mỗi triệu chứng dương
tính.
− Hệ hô hấp: ho, ho ra máu, khó thở, đau khu trú vùng ngực
tăng lên khi hít hay thở.
− Hệ tiêu hóa: thay đổi về cân nặng, trung tiện, nóng sau tim
(heart burn), nuốt khó, đau bụng, nôn ói và tình trạng đi tiêu.
− Hệ niệu sinh dục: tần suất đi tiểu, cơn đau trong thời gian tiểu
tiện, màu nước tiểu, các loại tiết dịch niệu đạo, thay đổi kiểm
soát tiểu tiện như tiểu gấp, tiểu không tự chủ, kinh nguyệt hay
hoạt động tình dục.
7



B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y

− Hệ thần kinh: đau đầu, mất ý thức, hoa mắt và chóng mặt,
phát âm và các chức năng liên quan như kĩ năng đọc, viết và trí
nhớ.
Các triệu chứng dây thần kinh sọ (thị lực, nhìn đôi, tê mặt,
điếc, nuốt khó hầu miệng, các triệu chứng vận động và cảm
giác chi, mất phối hợp vận động.
− Hệ nội tiết: mất cân, uống nhiều, tiểu nhiều, thèm ăn và dễ
cáu gắt.
− Hệ vận động: bất kì cơn đau xương hay khớp kèm phù khớp
hay mềm khớp, yếu tố tăng mạnh hay giảm nhẹ các cơn đau
và các tiền sử gia đình dương tính với bệnh khớp.
− Da: các kiểu nổi mẩn đỏ (phát ban), các loại mỹ phẩm hay kem
chống nắng dùng gần đây.

8


B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A


Y

2. Tâm lý của người bệnh và người nhà của người bệnh khi đến cấp cứu
− Tổn thương hoặc bệnh tật không những gây ra các thay đổi
sinh lý mà còn gây ra các thay đổi tâm lý cho bệnh nhân và gia
đình họ.
− Không nắm được các biến động tâm lý của bệnh nhân và gia
đình bệnh nhân thì người cán bộ y tế gặp phải khó khăn lớn
trong quá trình cấp cứu cũng như xử trí cho bệnh nhân.
2.1 Về phía người bệnh
− Hiểu những lo lắng của bệnh nhân về bệnh tật, khả năng tử
vong cũng như gánh nặng kinh tế, người cán bộ y tế phải tôn
trọng quyền của người bệnh cũng như những nhu cầu chính
đáng của họ , lắng nghe, giải thích và thông cảm chia xẻ với
bệnh nhân và người nhà họ bằng cử chỉ, thái độ ân cần và
dùng ngôn ngữ thông dụng mà họ có khả năng hiểu được
− Ngay cả khi bệnh nhân hôn mê, cần tôn trọng họ như những
người tỉnh táo, tránh bàn luận về tình trạng bệnh trước mặt
họ, nếu được thì động viên gia đình cùng tham gia chăm sóc.
9


B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y


Thường xuất hiện nhiều trạng thái tâm lý bất thường, đặc biệt là
triệu chứng của cơn rối loạn hoảng sợ (panic disorder)
Tham khảo - Cơn rối loạn hoảng sợ: Cơn hoảng sợ kịch phát có một giai đoạn sợ hãi
rất mạnh mẽ, với 4 (hoặc hơn) triệu chứng trong các triệu chứng sau xuất hiện và
phát triển nhanh chóng trong khoảng 10 phút.
1. Mạch nhanh trên 100 lần/phút, có thể tăng đến 160 lần/phút. Bệnh nhân đánh
trống ngực dữ dội (cảm thấy vỡ tung lồng ngực).
2. Ra nhiều mồ hôI như tắm, mặc dù thời tiết không nóng.
3. Run tay, run chân nên bệnh nhân thường gục ngay xuống đất.
4. Cảm giác nghẹt thở như bị ai bóp cổ gây khó thở, thiếu không khí.
5. Cảm giác thở nông, thở hổn hển nên thông khí kém.
6. Đau hoặc khó chịu ở ngực trái khiến bệnh nhân nhầm với cơn nhồi máu cơ tim.
7. Buồn nôn hoặc đau bụng nên dễ nhầm với viêm dạ dày.
8. Cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng, vì vậy bệnh nhân dễ ngã.
9. Giải thể thực tế hoặc giải thể nhân cách nghĩa là bệnh nhân không còn cảm
nhận đúng về thế giới xung quanh và bản thân trong khi nên cơn hoảng sợ.
10. Sợ mất kiểm soát và phát điên, bệnh nhân cho rằng mình không còn kiểm soát
được các ý nghĩ và hành vi của mình nữa.
11. Sợ chết, bệnh nhân cho rằng mình chết đến nơi rồi.
12. Cảm giác chết lặng, không cử động được.
13. Lạnh cóng hoặc nóng bừng cơ thể.
10


B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A


Y

Khi cơn rối loạn hoảng sợ xuất hiện thì cần làm gì?
− Ngồi tại chỗ cho đến khi cơn hoảng sợ qua đi.
− Tập trung vào việc chế ngự lo âu song không cần quan tâm
đến các triệu chứng về cơ thể.
− Tiến hành thở chậm, thư giãn, không thở quá sâu hay quá
nhanh (tăng thông khí) vì có thể gây ra các triệu chứng cơ thể
của cơn hoảng sợ. Việc kiểm soát nhịp thở làm giảm các triệu
chứng cơ thể này.
− Tự nhủ rằng đó là một cơn hoảng sợ, các cảm giác và ý nghĩ sợ
hãi sẽ mau chóng qua đi.
− Xác định những nỗi lo đã bị khuếch đại và xuất hiện trong cơn
hoảng sợ là không phù hợp với thực tế (ví dụ bệnh nhân cho
rằng mình bị nhồi máu cơ tim nhưng sự thực tim họ bình
thường).
− Thảo luận cách đương đầu với nỗi lo trong cơn hoảng sợ đó
(ví dụ bệnh nhân tự nhủ tôi không bị nhồi máu cơ tim, đó chỉ
là một cơ hoảng sợ và sẽ qua đi trong vài phút).
− Các nhóm tự giúp đỡ lẫn nhau có thể giúp bệnh nhân chế ngự
được cơn hoảng sợ và vượt qua được cơn sợ hãi của mình.

11


B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O

Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y

2.2 Về phía gia đình người bệnh
− Nên gặp gỡ, thông báo cho gia đình BN biết người nhà họ
đang nằm ở đâu? Có nặng hay không ? Bệnh viện đang cố
gắng làm gì để cứu BN.
− Lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ phía gia đình cũng
như khả năng tài chính của họ
− Ghi nhận những thông tin, cảm nhận của họ về quá trình của
BN trước khi vào khoa cấp cứu
− Nên chủ động thông báo cho gia đình tình trạng diễn biến của
người bệnh, đặc biệt trong tình huống có diễn biến đột ngột
xấu đi hoặc nguy cơ tử vong để gia đình cùng theo sát được
diễn biến của người bệnh, hợp tác cứu chữa người bệnh
− Khi biết tin người thân phải cấp cứu, nói chung về phía gia
đình rất có nhiều biến động, cần chú ý về tâm lý là các “rối
loạn lo âu”.
12


B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y


II. Đánh giá và xử trí ban đầu
A. Nguyên tắc cấp cứu ban đầu
− Cấp cứu ban đầu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người
cấp cứu với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính.
− Mục đích là để cứu sống nạn nhân, hoặc làm hạn chế những
nguy hiểm đe dọa người bệnh, hoặc ngăn không cho tình trạng
xấu đi, thúc đẩy quá trình hồi phục.
− Khi phát hiện nạn nhân ở hiện trường, phải tiến hành các biện
pháp xử trí cấp cứu ban đầu cho nạn nhân, gọi người trợ giúp,
gọi cấp cứu 115 .
− Cấp cứu ban đầu có vai trò rất quan trọng, quyết định sự sống
chết người bị nạn, phục hối chức năng hay tàn tật vĩnh viễn.
Thời gian là tối quan trọng trong xử trí cấp cứu.

13


B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y

B. Yêu cầu với người làm cấp cứu ban đầu
− Khi có mặt ở nơi xảy ra tai nạn phải bình tĩnh, đánh giá nhanh
hiện trường, kiểm tra hiện trường xung quanh nạn nhân. Loại bỏ
hoặc tránh những yếu tố nguy hiểm , gây tai nạn hoặc có nguy cơ
gây tai nạn để có thể vừa cứu được nạn nhân vừa bảo vệ được

bản thân.
− Đưa nạn nhân ra chỗ an toàn gần nhất để có thể thực hiện ngay
các biện pháp cấp cứu ban đầu đạt hiệu quả. Khi đưa nạn nhân ra
khỏi nơi nguy hiểm cần có tối thiểu 2 người, nên kéo nạn nhân từ
phía sau, luồn tay vào nách nạn nhân để kéo, luôn chú ý giữ cổ
thẳng và bảo vệ cột sống lưng.
− Đánh giá nhanh tổn thương của nạn nhân
− Tiến hành các biện pháp cấp cứu và xử trí ban đầu thương tổn
theo ưu tiên, gọi người hỗ trợ vì có thể có các tổn thương mà bản
thân không tự xử trí được, ngay cả khi người cấp cứu là nhân viên
y tế, nên liên hệ sớm nhất có thể với đơn vị cấp cứu 115.
− Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.
14


B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y

C. Đánh giá ban đầu và kiểm soát các chức năng sống
− Đánh giá ban đầu và kiểm soát các chức năng sống theo trình
tự được trình bày trong bảng 2. Trong tiếng Anh, các bước này
được đặt tên theo trình tự ABCDE, rất dễ nhớ.
− Khi tiến hành thăm khám, cần để bệnh nhân ở tư thế nằm
ngửa, không nên để bệnh nhân ngồi hoặc đứng. Nếu có nhiều
nhân viên y tế cùng tham gia xử lý thì mọi người phải tiến hành

đồng thời dưới sự điều phối chung của một trưởng nhóm có
thể là một bác sỹ hay một y tá điều dưỡng cấp cứu thạo việc và
nắm vững các phác đồ cấp cứu. Cần phải đánh giá lại nhiều lần
để có thể xử trí kịp thời khi có tiến triển.
− Trong trường hợp có nhiều bệnh nhân được chuyển tới thì cần
ưu tiên cấp cứu bệnh nhân không ổn định hoặc nguy kịch
trước. Bác sỹ phụ trách cấp cứu và y tá trưởng tua trực hay đội
cấp cứu thực hiện phân loại thứ tự ưu tiên cấp cứu.
15


B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y

16


B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y


D. Các biện pháp xử trí cấp cứu ban đầu
1.Bảo đảm chức năng hô hấp
Là chức năng phải kiểm tra trưốc tiên trong mọi tình huống. Ớ bất
kỳ bệnh nhân nào cũng phải bảo đảm khai thông đường dẫn khí,
dù có hay không có suy hô hấp.
1.1. Khai thông đường dẫn khí – bảo đảm đường thở (Airway)
Trước tiên cần nhanh chóng kiểm tra xem đường thở có thông
thoáng không.
Cần đặc biệt chú ý thăm khám phát hiện tắc nghẽn đường thở nếu
thấy có dị vật trong họng miệng hoặc trong đường thở, chấn
thương mặt, vùng cổ, chấn thương sọ não có điểm glassgow ≤ 8
điểm, sốc nặng.

17


B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y

Bảng 3. Các bước đánh giá thông thoáng đường thở

18


B Ộ

T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y

− Nếu nghi ngờ tắc nghẽn đường thở: cho thở ô xy và thực hiện các
giải pháp chống đường thở: kéo hàm nâng cằm (chin lift and jaw
thrust) nhưng cần tránh ưỡn ngửa đầu, đặt canuyn tránh tụt lưỡi ;
lấy bỏ dị vật trong miệng/ hút đờm dãi họng miệng; sau đó, cân
nhắc đặt NKQ hoặc MKQ hoặc các kỹ thuật khác (mặt nạ thanh
quản, chọc màng nhẫn giáp…).
Chú ý các biện pháp:
− Tư thế bệnh nhân:
− Tư thế nằm nghiêng an toàn cho bệnh nhân hôn mê chưa được
can thiệp.
− Tư thế nằm ngửa ưỡn cổ cho bệnh nhân đang cấp cứu ngừng tim.
− Tư thế Fowler cho bệnh nhân suy hô hấp, phù não, tai biến mạch
não.
− Tư thế ngồi thõng chân (có đỡ bàn chân) cho bệnh nhân phù phổi
cấp.
− Nghiệm pháp Heimlich:
− Ép bụng, đấm lưng để làm bật dị vật ra khỏi đường thở.
19


B Ộ
T R Ư Ờ N G


G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y

1.2.Đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản
1.2.1 Đặt Nội khí quản:
Không nên vội đặt nội khí quản ngay mà cần kiểm tra chắc chắn
bệnh nhân không bị tràn khí màng phổi áp lực hoặc bị ép tim cấp.
Nếu bệnh nhân bị tràn khí màng phổi áp lực và bị ép tim, khi đặt
ống NKQ, áp lực lồng ngực tăng sẽ gây ngừng tim nên phải ưu
tiên làm thông thoáng đường thở. Nên chọn đặt ống NKQ qua
miệng, nhất là trong những trường hợp nghi ngờ bệnh nhân có
thể bị vỡ nền sọ, có chống chỉ định đặt ống NKQ qua mũi.
Cần đặt nội khí quản trong các trường hợp sau:
+ Cần bảo vệ đường thở
+ Suy hô hấp hoặc sốc
+ Điểm Glasgow < 9
+ Tắc nghẽn đường hô hấp trên
+ Tổn thương nhiệt đường thở (hít)

20


B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A


Y

1.2.2Mở khí quản:
Nếu tắc nghẽn đường hô hấp trên mà đặt NKQ (hoặc kỹ thuật
khác) thất bại hoặc không thực hiện được: có thể chọc kim qua
màng nhẫn giáp hoặc mở màng nhẫn giáp. Chỉ định:
+ Phù nề thanh môn
+ Chấn thương mặt
+ Chấn thương thanh quản
+ Bỏng do hít
+ Dị vật đường thở thanh quản
1.3.Hút đờm phế quản, rửa phế quản
Cho bệnh nhân có ứ đọng đờm. Khi nghe phổi có rên ứ đọng thì
phải giải quyết bằng các biện pháp tích cực trên, không thể giải
quyết bằng kháng sinh liều cao.
21


B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y

1.4.Thông khí nhân tạo – Nếu không đảm bảo nhịp thở về bình
thường hoặc gần bình thường, lồng ngực di động tốt, bệnh nhân
hết tím, và SpO2 > 95%...thì phải tiến hành thông khí nhân tạo
− Hô hấp miệng - miệng, miệng - mũi trong cấp cứu ban đầu khi

có ngừng thở, ngừng tim.
− Bóp bóng Ambu. Hô hấp nhân tạo bằng máy:
− Cần làm sóm trước khi bệnh nhân ngừng thở.
− Cần làm ngay khi có dấu hiệu suy hô hấp cấp: xanh, tím, vã mồ
hôi, rối loạn ý thức.
− Bắt buộc phải thực hiện ngay khi có hôn mê do ngộ độc nặng
barbituric và ôpi.
1.5.Các xét nghiệm cần làm
− Các khí trong máu.
− Sinh hoá: đường máu, urê máu.
− X quang chụp phổi tại giường. Tuy nhiên các dấu hiệu X quang
không phải lúc nào cũng phù hợp với các dấu hiệu lâm sàng và
không có ý nghĩa tiên lượng.
22


B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y

2.Chức năng tuần hoàn - Đánh giá, đảm bảo huyết động và cầm
máu (Circulation) - Mục tiêu:
1) đánh giá tình trạng tưới máu và thể tích lòng mạch;
2) khôi phục thể tích lòng mạch nếu có giảm thể tích lòng mạch;
3) kiểm soát chảy máu; theo dõi và định kỳ đánh giá lại.
2.1 Nhanh chóng đánh giá tình trạng tuần hoàn (sốc, đe dọa sốc

hay ổn định?):
− Quan sát toàn trạng và phát hiện chảy máu
− Mạch và tần số tim: giảm thể tích thường gây nhịp tim nhanh...
− Da: hồng, ấm, khô hay nhợt,lạnh ẩm
− Thời gian phục hồi tưới máu mao mạch
− Huyết áp (tụt huyết áp do mất máu thường chỉ xuất hiện khi
mất trên 30% thể tích máu)
− Ghi ECG để đánh giá nhịp tim…
− Để giúp tìm kiếm nguồn gốc mất máu trong, có thể làm siêu âm
định hướng nhanh (FAST), ngoài ra còn có thể chụp xquang
phổi, xquang khung chậu, chọc rửa ổ bụng, chụp CTscan bụng
(nếu bệnh nhân ổn định).

23


B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y

2.2 Nếu có rối loạn hoặc nguy cơ rối loạn huyết động:
− Thở oxy 100% qua mặt nạ (mặt nạ không thở lại)
− Đặt 2 đường truyền ngoại biên đường kính lòng lớn (trên 18G đối
với người lớn). Đối với trẻ em nên đặt đường truyền tĩnh mạch
hiển lớn, trường hợp khẩn cấp có thể truyền dịch qua màng
xương ở vùng tuỷ xương chày.

− Truyền nhanh (bolus) 20 ml/kg. Tại phòng cấp cứu, đối với người
lớn, cần truyền lượng lớn dung dịch (Ringer lactat hoặc natri
clorua 0,9%) từ 2000 - 3000 ml, cần làm ấm dịch lên 39oC và điều
chỉnh tốc độ truyền để đảm bảo huyết áp tâm thu ở mức 100
mmHg. Trong chấn thương, cần truyền một lượng dịch truyền lớn
hơn lượng máu đã mất. Nếu có sốc mất máu thường cần truyền
đến 10 đơn vị máu.
− Lưu ý đến tam chứng bệnh lý của chấn thương khi hồi sức bệnh
nhân chấn thương có sốc: hạ thân nhiệt, toan chuyển hóa, rối
loạn đông máu.
− Nếu mất máu mà không kiểm soát được thì sẽ phải chuyển nhanh
vào phòng mổ để mổ cấp cứu cầm máu (“damage control”
surgery)

24


B Ộ
T R Ư Ờ N G

G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O
Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A

Y

2.3 Trong tổn thương lồng ngực, ngoài sốc do giảm thể tích máu,
còn có thể là sốc tim hoặc sốc do ép tim cấp. Tổn thương có thể
gặp là tràn khí màng phổi áp lực và tràn máu màng ngoài tim cấp,
tổn thương tim cấp. Có thể giải quyết tạm thời tình trạng sốc bằng
dẫn lưu lồng ngực (TKMP áp lực) hoặc chọc màng tim (đối với ép

tim cấp)
2.4 Tổn thương tuỷ sống có thể dẫn tới sốc thần kinh, trong trường
hợp này có thể phân biệt bằng các triệu chứng điển hình như
mạch chậm, liệt tứ chi và vã mồ hôi lạnh từ vị trí tổn thương trở
xuống. Trong hầu hết các trường hợp, truyền dịch có thể giúp ổn
định tình trạng tuần hoàn. Nếu huyết áp không kiểm soát được
sau khi đã bù dịch, thì cần dùng catecholamines. Với chấn thương
sọ não nặng, đặc biệt là với người già và trẻ em, có thể gây tụt
huyết áp, những trường hợp này cũng điều trị giống như tổn
thương tuỷ sống.

25


×