Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

giáo án BVMT tham khảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 34 trang )


CHÀO MỪNG
QUÍ THẦY CÔ GIÁO VỀ THAM GIA
LỚP TẬP HUẤN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA
MÔN NGỮ VĂN ĐỐI VỚI HỌC SINH
TRƯỜNG THCS
A.NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG
I. MÔI TRƯỜNG:
1.Khái niệm về môi trường:
(Theo điều 3 luật BVMT năm 2005) Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên, vật chất nhân taọ bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và sinh vật.
Môi trường được phân thành 2 loại:

*Môi trường tự nhiên:
Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lí, hóa học,
sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng
cũng it nhiều chịu tác động của con người. Đó là rừng,
núi, sông, biển, không khí, thực vật, đất, nước...
*Môi trường xã hội:
Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con
người.Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, qui định ở các
cấp khác nhau. Môi trường xã hội định hướng hoạt
động của con người theo một khuôn khổ nhất định và
tạo nên một sức mạnh tập thể thuận lợi cho mọi sự
phát triển.

II. SỰ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:


Khái niệm ô nhiễm môi trường:
(Theo luật BVMT 2005) Ô nhiễm môi trường là sự biến
đổi của các thành phần MT không phù hợp với tiêu chuẩn
MT và gây ảnh hưởng xấu tới con người, sinh vật.
III. RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA RỪNG:
1. Rừng ở Việt Nam
- 3/4 diện tích nước ta là núi đồi, thuận lợi cho rừng phát
triển.
-Rừng nước ta khá đa dạng: rừng nguyên sinh, rừng tái
sinh, rừng trồng, rừng ngập mặn, rừng ngập ngọt, rừng tràm...

2. Vai trò của rừng:
Giữ cho không khí trong lành, điều hòa biên độ nhiệt
trong năm, điều tiết nước, chống xói mòn, phòng lũ, hạn
chế sự hủy hoại của gió bão...
3. Sự hủy hoại rừng trong những năm qua:
- Diện tích rừng nước ta hiện nay còn dộ 12 triệu ha, độ
che phủ đạt chừng 37%
-Trung bình mỗi năm có khoảng 8000- 9000 vụ phá rừng bị
phát hiện.
- Diện tích thiệt hại ước từ 5000 ha-6000 ha/ năm.( chưa
tính diện tích bị cháy)
- Rừng VN nói chung, rừng địa phương nói riêng đang bị
trọc hóa từng giờ.
- Rừng nước ta thuộc vào loại bị tàn phá nhanh nhất.( đốt
làm nương rẫy, lâm tặc, trồng cao su, cà phê, chè, nuôi
tôm, lấy củi, hầm than...)

B. MỤC TIÊU GIÁO DỤC BVMT QUA MÔN NGỮ
VĂN Ở TRƯỜNG PTDTNT.

GD việc BVMT trong trường PTDTNT là một vấn đề vô
cùng cấp thiết , bởi đại bộ phận gia đình các em đều
sinh sống gần rừng hoặc chung sống với rừng. Việc GD
này có các mục tiêu sau:
-Góp phần nâng cao nhận thức cho HS về vấn đề bảo vệ
môi trường từ phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật.
- Môi trường không chỉ là mối quan tâm của các
nhà khoa học mà còn trở thành đối tượng phản ánh và
thể hiện của ngôn ngữ và văn học nghệ thuật. Từ
phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật, các vấn đề môi
trường sẽ được nhận thức cụ thể, sâu sắc mà cũng rất
nhẹ nhàng, tinh tế.
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên, thân
thiện với thiên nhiên và môi trường sống xung quanh

- Định hướng thái độ, cách ứng xử nhân văn trước các vấn
đề về môi trường, có ý thức và trách nhiệm với việc bảo vệ
môi trường, quan tâm thường xuyên đến môi trường sống
của cá nhân, cộng đồng.
- Biết vận dụng những kinh nghiệm, bài học quí của
các dân tộc trong việc bảo vệ môi trường để thực hiện hiệu
quả việc bảo vệ môi trường vùng dân tộc thiểu số.
- Góp phần nâng cao năng lực cho HS cùng tham gia
vào việc bảo vệ môi trường.
C. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC
BVMT Ở TRƯỜNG THCS
* Nguyên tắc chung

a/ Chỉ tích hợp những bài có nội dung thực sự liên quan
đến môi trường. Không tích hợp những bài ít liên quan

hoặc không có liên quan đến môi trường.
b/ Đảm bảo đặc trưng môn học, không biến giờ học môn
Ngữ văn thành giờ trình bày vấn đề môi trường. Việc khai
thác nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được thực
hiện một cách tự nhiên, hợp lý để giờ học văn vẫn thể
hiện đúng tính chất của nó.
c/ Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. Các
vấn đề về bảo vệ môi trường cần được đưa vào trong bài
dạy một cách hợp lý, phù hợp với kiến thức và phát huy
tác dụng giáo dục HS
d/ Chia nhỏ, rải đều vấn đề bảo vệ môi trường vào trong
bài dạy của các lớp. Mỗi bài chỉ thích hợp một khía cạnh
nào đó về việc bảo vệ môi trường mà thôi.

e/ Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về
bảo vệ môi trường, tổ chức nhiều hoạt động để lôi cuốn
HS tham gia và nắm bắt các vấn đề bảo vệ môi trường
xung quanh.
g/ Khai thác kinh nghiệm của nhân dân trong việc bảo vệ
môi trường, tích cực sưu tầm kinh nghiệm, luật tục của
các dân tộc và lựa chọn các kinh nghiệm phù hợp để xây
dựng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho HS
D. CÁC MỨC ĐỘ TÍCH HỢP
Trong quá trình dạy học, ta có thể áp dụng nhiều mức
độ tích hợp, nhưng 3 mức độ sau đây là phổ biến hơn:
1/ Mức độ toàn phần:

Được thực hiện khi mục tiêu và nội dung bài học hoặc
chương trình học hoàn toàn phù hợp với mục tiêu và nội
dung của việc giáo dục bảo vệ môi trường.

Ví dụ : Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch, thuốc
lá , Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
2/ Mức độ bộ phận:
Được thực hiện khi vấn đề môi trường đặt ra cụ thể
hơn dưới dạng một hình ảnh, một vấn đề môi trường
nào đó được phản ánh, đề cập bàn luận đến.
Ví dụ : Sông nước Cà Mau, Côn Sơn ca, Sống chết mặc
bay, Hai cây phong, Rô –bin -sơn ngoài đảo hoang...
3/ Mức độ liên hệ:

Được thực hiện khi các kiến thức giáo dục bảo vệ môi
trường không được nêu rõ trong SGK, nhưng thông qua nội
dung kiến thức bài học có thể liên hệ với đời sống thực tế
thì giáo viên cho HS liên hệ.
Ví dụ : Sự tích hồ Gươm, Cây tre Việt Nam, Lao xao,
Sơn Tinh Thủy Tinh, Động Phong Nha...
E. CÁCH THỨC TÍCH HỢP
1/ Tích hợp trong phân môn tập làm văn:
Ở phân môn này, cách tích hợp tốt nhất là ra đề về vấn
đề bảo vệ môi trường. Trên cơ sở này, giáo viên gợi ý
cho HS về những nội dung cần giải quyết, hướng HS
những vấn đề liên hệ , so sánh ... để HS bàn luận và bộc
lộ thái độ về bảo vệ môi trường.

Ví dụ cách ra đề: Đóng vai một bác công nhân vệ sinh
môi trường, em hãy kể lại một ngày làm việc của mình.
Hoặc:
Rừng quê em đang bị chặt phá. Em hãy nói về hiện
tượng này và hãy kêu gọi mọi người ngăn chặn việc phá
rừng.

2/ Tích hợp trong môn Tiếng Việt.
Tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong phân môn Tiếng
Việt có thể được thực hiện trong các bài về trường từ
vựng, nghĩa của từ, từ mượn ... trong nội dung bài học có
thể chọn các từ, các câu nói về môi trường. Có một số bài
có thể đưa kiến thức về môi trường sâu hơn.

Ví dụ: GV có thể cho HS tìm các từ, ngữ có cùng
trường nghĩa về: rừng, động vật, cây cối, ...
3/ Tích hợp trong phân môn Văn học.
Việc tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong phân
môn văn học được thực hiện khá đa dạng và phong
phú. Việc tích hợp có thể được thực hiện từ chỗ
phân tích từ, câu đến liên hệ, so sánh và liên tưởng
về các vấn đề môi trường.
G. MỘT SỐ VĂN BẢN CÓ THỂ TÍCH HỢP
GD BVMT
-Có tất cả 35 đơn vị bài được đưa vào có thể tích hợp ở
những góc độ khác nhau.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×