Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cãi mới là ngoan .doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.18 KB, 2 trang )

Cãi mới là...ngoan(06/11/2009)
Trường Mầm non Green
Sun được thành lập bởi
Công ty Giáo dục Quốc
tế Green Sun, thuộc Tập
đoàn FPT. Trường ra
đời không chỉ thể hiện
mối quan tâm mà còn là
cam kết của Tập đoàn
FPT trong việc góp phần
tích cực vào sự nghiệp
trồng người của Việt
Nam thông qua hệ thống
giáo dục chất lượng từ
bậc Mầm non, Phổ thông
cho tới Đại học. Xin giới
thiệu bài viết thú vị trong
Bản tin nội bộ của
trường với các bạn.
Trước đến nay người lớn vẫn thường dị ứng với những đứa trẻ cãi nhem nhẻm, cho rằng trẻ thế là rất hư,
không được dạy dỗ tử tế. Đã bao giờ chúng ta tự hỏi điều gì khiến chúng cãi? Thực ra chúng muốn nói gì thông
qua việc cãi ấy? Bố mẹ và người lớn cảm thấy thế nào khi bị cãi? Họ có thể làm gì để giúp trẻ diễn đạt mà
không cần phải cãi? Và một điều thú vị là "quả bóng" thực chất lại nằm trong chân của bố mẹ và người lớn.

Vì sao trẻ cãi?
Hôm vừa rồi đọc được bài báo về câu chuyện chú hàng xóm trêu đùa cu Bi là "đồ lớn đùng mà còn bú tí mẹ"
khiến Bi rất giận mà đáp lại "chú mới là đồ lớn đùng bú tí mẹ ý". Và ngay lập tức cu Bi bị đặt cho một loạt những
cái tên mới, nào là láo, hỗn, là mất dạy. Câu chuyện kết thúc trong sự ấm ức của bà mẹ vì thấy con mình bị bắt
nạt, bị trêu thái quá mà vẫn phải bắt con xin lỗi. Đọc đến đây tôi mới ngẫm rằng có khi chị ấy khó chịu một thì
con chị còn khó chịu hơn thế nhiều lần.
Nhiều người kết luận rằng trẻ con mà cãi là hư, là láo. Tôi thì cho rằng nói như vậy là oan lắm. Khi trẻ con cãi là


khi chúng muốn chứng minh mình đúng, hoặc mình đang bị hiểu sai. Vậy mà mỗi lần như vậy, thay vì được thể
hiện bản thân thì lại bị dọa, mắng, bị quát nạt hoặc đánh, kết quả thì ấm ức vẫn còn đó mà vấn đề thì chỉ được
giải quyết theo cách là trẻ không thể cãi lại được nữa.
Vì sao khi "bị" cãi chúng ta thường tức giận?
Điều này không chỉ đúng trong quan hệ của trẻ con với người lớn, mà nhiều ông chồng cũng "xửng cồ" lên cho
rằng vợ cãi mình là láo, nhiều ông sếp cũng tức nổ mắt với nhiều chú nhân viên "hỗn" mồm.
Về ngữ nghĩa, cãi chính là để chỉ việc "nói lại" một cách phản ứng và thường là trái ý của "người dưới" với
"người trên". Và tất nhiên, là "người trên" chẳng thể có ai thích bị cãi vì bị cãi làm mình mất an toàn, vị thế
"người trên" bỗng dưng bị đe dọa.
Trong tương quan người lớn và trẻ nhỏ, có thể thấy rằng người lớn nhiều lúc lấy uy quyền của mình, biết nhiều
hơn, ngôn ngữ nhiều hơn mà "lấy thịt đè người" khiến cho nhiều con trẻ ấm ức, và khi ấm ức trẻ con sẽ phân
bua, sẽ cãi lại. Kết quả là bố mẹ cáu điên mà chưa biết chừng còn trừng phạt con vì tội dám láo.
Khi quá "ngoan" mà không cãi
Khi trẻ không cãi, bạn sẽ không bao giờ biết con bạn đang nghĩ gì và cảm thấy thế nào. Điều gì có thể tệ hơn
cho một ông bố bà mẹ khi "mù" thông tin về con mình? Nên nhớ rằng con bạn đang lớn lên để trở thành một
con người độc lập, có suy nghĩ và cảm nhận, có chính kiến của riêng mình, không phải là đồ vật để người lớn
khác rót gì cũng được, nặn sao thì ra. Thế nên khuyến khích con "cãi" cũng là để chúng ta có thông tin về con
mình đấy!
Những con số thống kê cho thấy phần đông trẻ em bị lạm dụng là nạn nhân của người thân trong gia đình,
người quen hoặc hàng xóm. Tôi đang không cố chứng minh rằng một đứa trẻ được dạy rằng người lớn là đúng,
họ làm gì cũng được, và không được cãi thì chắc chắn có nguy cơ bị lạm dụng nhưng có lẽ chúng ta cũng có
thể đồng ý với nhau là việc trẻ học được cách nói lên chính kiến hay kêu gọi sự trợ giúp khi cần thiết sẽ giúp trẻ
bảo vệ bản thân mình tốt hơn nhiều trong những trường hợp rủi ro.
Bố mẹ có thể làm gì để khỏi bị cãi?
Thực ra trẻ cũng không muốn cãi đâu, chỉ đơn giản là muốn nói lên vấn đề của mình mà chưa biết cách thôi.
Điều đầu tiên người lớn chúng ta có thể giúp trẻ là phải bỏ ngay lối nghĩ mình là "người trên", có quyền, có trách
nhiệm dạy bảo và làm cho "người dưới" chỉ biết sợ mà nghe lời răm rắp.
Nhận ra rằng mình đang tức giận cũng là điều vô cùng có ích. Nhận ra điều này đồng nghĩa với việc luôn nhắc
mình nhớ đừng cố gắng "dạy dỗ" con trẻ khi mình đang tức giận. Khi tức giận, mọi điều mình muốn nói không
còn chính xác nữa. Hơn nữa, lúc đó, dám chắc điều chúng ta đang cố gắng làm liên quan đến cơn giận của

mình hơn là làm điều tốt nhất cho con trẻ như chúng ta vẫn thường bao biện.
Bố mẹ cũng đừng quên trẻ con cũng có lúc và có quyền tức giận. Việc lựa chọn thời điểm và không gian để nói
chuyện bình đẳng với con về vấn đề hơn là đổ lỗi và trách phạt có ý nghĩa rất lớn. Điều đó vừa giúp bản thân
bạn bình tĩnh cũng giúp con không rơi vào trạng thái bị "áp bức" mà phải "bật lại".
Trẻ con khi không được lắng nghe hay thường xuyên bị phê bình, đổ lỗi sẽ có xu hướng phản ứng ngay khi
người lớn muốn góp ý. Vì vậy là bố mẹ, thầy cô hay đơn giản chỉ là một người lớn khi giao tiếp với trẻ nhỏ, hãy
động viên thay vì buộc tội, nói về vấn đề thay vì kết luận ngay rằng trẻ hư, cho trẻ có cảm giác về giá trị bản
thân chính là cách giúp trẻ nói thay vì cãi.
Và nếu hiểu rằng cãi chính là cách một người học được để tự bảo vệ trước người khác thì thực ra lại là tốt. Nếu
vậy, sao chúng ta không khuyến khích con nói ra vấn đề của mình bằng cách lắng nghe thực sự và tôn trọng
cảm nhận của con trẻ? Việc bạn tôn trọng và tin con mình sẽ giúp trẻ phát triển sự tự tin và khả năng biểu đạt
bản thân một cách tích cực.
Psyché
Chú ý : Các bạn có thể tìm hiểu trường qua nhiều cách :

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×