Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.75 KB, 1 trang )
Người thầy với việc giúp học sinh sửa chữa sai sót(06/01/2010)
Quá trình giáo dục, về một phương diện nào đó là quá trình bồi đắp dần cái hay và quá trình uốn
nắn chỗ lệch lạc cho học trò.
Không một thầy giáo chủ nhiệm nào không muốn lớp mình luôn êm thấm. Nhưng làm sao lại có thể
như vậy được. Những chuyện như hôm nay có vài em không chuẩn bị bài, ngày mai có vài em quên vở
bài tập, hay làm việc riêng trong lớp, là khó tránh khỏi. cầm tránh một cái nhìn lý tưởng hóa đối với
học sinh ở mỗi lớp học.
Những sự bất thường ở mỗi người, sự không đồng đều ở mỗi lớp, và rộng hơn nữa, có thể xem như là
một điều tất yếu. Cái đáng lo chăng là sự không đồng đều đó quá lớn, chuyện bất thường xảy ra nhiều
đến thành bình thường.
Suy nghĩ như vậy sẽ tránh được nôn nóng, giữ được sự bình tĩnh trước lớp và trước học sinh có sai sót.
Trước khi tỏ rõ thái độ và tiến hành giải quyết những sai sót của cá nhân cũng như tập thể học sinh,
người thầy có kinh nghiệm, thường nhìn nhận , phân tích những sai sót đó từ góc độ giáo dục. Cách
nhìn từ góc độ giáo dục, về nhiều điểm không giốngvới cách nhìn từ góc độ khác. Nếu người thường
chỉ nhằm mục đích đánh giá thì người nhìn ở góc độ giáo dục không dừng ở đánh giá , mà ở mức độ
cao hơn, đó là để uốn nắn giáo dục.
Mục đích khác nhau, cách nhìn khác nhau, tất yếu sẽ đưa đến những cách làm và kết quả khác nhau.
Cũng là một tiếng kêu cất lên bất ngờ giữa lớp học, người thầy cố gắng để phân biệt đâu là sự xem
thường kỷ luật, đâu là do năng lực kiềm chế kém. Cũng là không nói sự thực, nhưng trường hợp nào là
dối trá, trường hợp nào là do sợ hãi. Cùng tham gia vào một vụ xô xát, nhưng trường hợp nào là gâu gỗ,
trường hợp nào là hành động bảo vệ bạn bè. Cũng là đi học muộn nhưng có em thiếu nề nếp, có em là
do dẫ cố gắng hết sức mà không thể khác được.
Nhìn rõ trắng đen, thực giả rất khó. Trong một lớp, tính nết mỗi em thế nào, trên đại thể người thầy,
nhất là thầy chủ nhiệm có thể phải nắm được. Nhưng ở trường hợp nào người thầy cũng phải cần bình
tĩnh, tỉnh táo xem xét. Chỉ nhìn nhận đúng mới mong giải quyết đúng. Chỉ cách nhìn nhận và giải quyết
đúngcủa người thầy mới có ý nghĩa giáo dục.
Hơn nữa “phải biết lắng nghe học sinh trình bày”. Tin hay không tin đó là chuyện khác, nhưng trước
hết người thầy “phải lắng nghe”. Đó là lời khuyên của các nhà sư phạm. Khi người thầy chăm chú lắng
nghe, học trò ít khi dám bày đặt. . . nếu các thầy, cô giáo không hiểu được tẩm trạng của học sinh khi bị
mắc khuyết điểm, thì hay cáu gắt. Việc cáu gắt có thể sẽ làm học sinh sợ mà “chối cho qua”. Đó là kinh
nghiệm rất có ích cho những người làm công tác giáo dục.