Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.41 KB, 27 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2010 khép lại cũng là lúc đánh dấu sự kiện nước ta hoàn thành chiến lược phát
triển kinh tế xã hội 2001 – 2010; kế hoạch 5 năm 2006 – 2010_ cũng là giai đoạn chứng
kiến nhiều sự kiện quan trọng mang tầm quốc tế của Việt Nam như: tháng 1/2007 Việt nam
chính thức trở thành thành viên của WTO, tiếp đó là đàm phán FTA song phương với EU,
Nhật Bản, Chi Lê được khởi động và thu được những kết quả quan trọng, tháng 12/2008
Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản được ký kết,…Nhìn lại chặng đường 5 năm
phát triển của đất nước (2006-2010), dù còn vấp phải nhiều thách thức, khó khăn do tác
động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và thiên tai, dịch
bệnh,… nhưng, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, của nhân dân
và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội Việt Nam vẫn phát triển tích cực, khắc phục
tốt những điểm hạn chế, yếu kém và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Để có được
kết quả đó, chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của ngoại thương - chiếc
cầu nối giữa kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được nhằm góp phần thúc đẩy đất nước
phát triển, ngoại thương Việt Nam cũng còn tồn tại những khó khăn, yếu kém, chưa thể
sánh kịp với các nước khu vực và thế giới. Trên bình diện quốc tế, khoa học và công nghệ
phát triển như vũ bão và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thương mại quốc tế sẽ
ngày càng mở rộng. Khi xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá bùng nổ thì Việt Nam lại
càng cần mở cửa để hoà nhập với sự phát triển của quốc tế, tránh tụt hậu. Càng mở cửa,
hoà nhập thì hơn bao giờ hết, ngoại thương lại càng khẳng định vị trí quan trọng của mình.
Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động ngoại thương của nước ta là vô cùng cần thiết. Sau
một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, chúng em xin mạnh dạn chọn đề tài “Quá trình
phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010”.
2
NỘI DUNG
I/ Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010.
1. Tình hình kinh tế.
Năm
Chỉ tiêu


2006 2007 2008 2009 2010
Tổng sản phẩm quốc nội GDP (tỷ
USD, làm tròn)
60 70 89 91 101
GDP/đầu người (USD) 730 843 1052 1064 1168
Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế (thay
đổi % sao với năm trước)
8,2 8,5 6,2 5,3 6,7
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI – thực
hiện (tỷ USD)
4,1 8,0 11,5 10,0 11,0
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng ( 1000 tỷ VND, làm tròn)
596 746 1009 1197 1561
Tăng giảm giá USD ( tăng giảm % so
với năm trước)
1,0 -0,3 6,3 10,7 9,6
Tăng giảm giá vàng ( tăng giảm % so
với năm trước
27,2 27,3 6,8 64,3 30,0
Nguồn: Niên giám các năm 2000-2010, tổng cục thống kê.
 Thành tựu:
Trong giai đoạn 2006-2010, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển tích cực và đã đạt
được những thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức
Thương mại Thế giới WTO (2007). Từ bảng thống kế, ta thấy được:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đều tăng qua từng năm và mỗi năm đạt được mức
tăng trưởng GDP thực tế so với năm trước là 6% - 8%.Mức tăng trưởng này được các tổ
chức quốc tế đánh giá là ở mức cao, là thành tựu hết sức to lớn nếu xét trong điều kiện khó
khăn của kinh tế thế giới thời gian qua. Tăng trưởng kinh tế được duy trì, nhờ đó thu nhập
bình quân đầu người đã được cải thiện đáng kể. Bốn năm sau khi gia nhập WTO, GDP

bình quân đầu người đạt tương ứng là 843 USD, 1052 USD, 1064USD và 1168 USD.
Trong các nguồn vốn huy động, vốn FDI đã có mức tăng trưởng cao, phản ánh sức hấp
dẫn của Việt Nam trong việc thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Vốn FDI trong 3 năm
3
2007-2009, nước ta thu hút được khoảng 112,78 tỷ USD vốn đăng ký, vượt xa mức đạt
được của kế hoạch 5 năm 2001-2005.
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng chứng tỏ sản xuất ngày càng
phát triển, thương mại và dịch vụ hoạt động sôi nổi.
Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam còn đạt được những thành tựu: thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hoàn thiện và vận hành có hiệu quả;
thu chi ngân sách nhà nước đều được điều chỉnh kịp thời bằng các văn bản pháp luật; cơ
cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng
và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản (năm 2009, tỷ trọng GDP
khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm còn 20,44%, khu vực công nghiệp - xây dựng
tăng dần đạt 40,18% và khu vực dịch vụ có xu hướng tăng chiếm 39,38%).
 Hạn chế:
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhưng việc gia nhập WTO cũng đã làm
bộc lộ rõ hơn nhiều hạn chế và yếu kém mang tính cơ cấu nội tại của nền kinh tế Việt Nam
nền kinh tế Việt Nam :
Chất lượng tăng trưởng tiếp tục là một điểm yếu căn bản của nền kinh tế Việt Nam
nhiều năm nay. Chất lượng tăng trưởng thấp không những làm hạn chế, kìm hãm tốc độ
tăng trưởng kinh tế mà còn làm giảm năng lực cạnh tranh quốc gia. Huy động vốn đầu tư
thời gian qua tuy đạt khá nhưng đầu tư hiệu quả thấp, chất lượng đầu tư thấp .... đang là
những vấn đề nổi cộm hiện nay, là nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách.
Tình hình lạm phát gia tăng, nền kinh tế vĩ mô không ổn định ( do tác động tiêu cực
của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và những hạn chế, yếu kém vốn có của
nền kinh tế nước ta).
Giá vàng, giá USD bất ổn ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế, là nguyên nhân
dẫn đến các hành vi buôn bán trái phép vàng và ngoại tệ.
Kết cấu cơ sở hạ tầng của nền kinh tế còn yếu kém và tồn tại nhiều bất cập.

2. Tình hình xã hội.
 Thành tựu:
Trong giai đoạn 2006 – 2010, nước ta đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
do tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và thiên tai,
dịch bệnh,…tuy nhiên nhờ vào nỗ lực của hệ thống chính trị, các ngành các cấp và của
nhân dân, tình hình xã hội đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý:
4
- An sinh xã hội được quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả.
Công tác giảm nghèo được triển khai đồng bộ với các giải pháp trợ giúp thiết thực cả
về sản xuất và đời sống. Chính sách trợ giúp người có công và bảo trợ xã hội tiếp tục được
hoàn thiện, đã mở rộng đối tượng thụ hưởng và nâng mức trợ cấp.
Hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tiếp tục phát triển. Công tác bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe nhân dân, dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình
đẳng giới đã được quan tâm hơn, nhiều mặt đạt được kết quả tích cực, đã cơ bản hoàn
thành các chỉ tiêu Quốc hội giao.
Giáo dục và đào tạo có bước phát triển. Tích cực triển khai thực hiện đổi mới cơ chế
quản lý giáo dục, cơ chế tài chính, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và đổi mới
phương pháp giảng dạy.
- Cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm được quan
tâm chỉ đạo và đạt những kết quả thiết thực.
Cải cách hành chính tiếp tục được coi là một khâu đột phá với các nội dung là hoàn
thiện thể chế, kiện toàn tổ chức bộ máy và cải cách thủ tục hành chính. Kiểm soát chặt chẽ
việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo nguyên tắc tăng tính công khai, minh bạch
và giảm phiền hà nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tốt hơn và tạo thuận lợi cho người dân và
doanh nghiệp. Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, việc ứng dụng công nghệ thông
tin... đã phát huy hiệu quả thiết thực. Công tác kiểm tra, xử lý và theo dõi thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật được đẩy mạnh. Mô hình tổ chức của bộ đa ngành, đa lĩnh vực
tiếp tục được hoàn thiện. Việc thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân ở huyện, quận,
phường được triển khai nghiêm túc, chặt chẽ.
- Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm, công tác đối ngoại,

hợp tác quốc tế đạt nhiều kết quả tích cực, vị thế của nước ta được nâng cao trên
trường quốc tế.
Chất lượng, tiềm lực cho quân đội, công an được tăng cường để bảo vệ vững chắc chủ
quyền, an ninh quốc gia. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được quan tâm
chỉ đạo. Việc phối hợp giữa các cấp, các ngành chức năng và tăng cường đối thoại giữa cơ
quan hành chính với người khiếu nại, tố cáo đã góp phần xử lý dứt điểm nhiều vụ việc,
trong đó có những vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài.
Công tác đối ngoại được triển khai đồng bộ, toàn diện, cả ngoại giao chính trị, kinh tế
và văn hóa; kết hợp đối ngoại của Đảng với ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân
dân. Hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy nâng
5
cấp quan hệ với nhiều đối tác, tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, cùng có
lợi, tạo dựng vị thế mới của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
 Hạn chế:
Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo và tái nghèo còn cao. Chưa
tạo được chuyển biến mạnh trong giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng lao động.
Chế độ tiền lương chưa hợp lý, nhất là khu vực hành chính công. Công tác khám, chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân vẫn còn không ít khó khăn, yếu kém; quản lý vệ sinh an
toàn thực phẩm chưa tốt.
Việc xây dựng đời sống, lối sống văn hóa chưa tạo được nhiều chuyển biến và đẩy lùi
tiêu cực. Tệ nạn xã hội ở một số nơi còn diễn biến phức tạp; kết quả kiềm chế lây nhiễm
HIV chưa vững chắc, vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát cao. Tai nạn và ùn tắc giao thông vẫn
đang là vấn đề bức xúc.
Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo vẫn còn bất cập. Chất lượng giáo dục đào tạo
không đồng đều, chậm được cải thiện; nội dung và chương trình đào tạo nghề nghiệp,
phương pháp dạy và học chậm được đổi mới. Phát triển giáo dục đào tạo ở các vùng khó
khăn có nhiều hạn chế, tình trạng vi phạm đạo đức trong nhà trường diễn ra ở nhiều nơi.
Thể chế, chính sách còn thiếu đồng bộ, vừa làm hạn chế hiệu quả quản lý, vừa dễ phát
sinh tiêu cực, tham nhũng; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm. Việc phân cấp mạnh quản lý
nhà nước trong khi chưa có quy hoạch phù hợp, thiếu kiểm tra, giám sát nên dẫn đến thực

hiện tùy tiện, đầu tư trùng lặp, phân tán, hiệu quả thấp, lãng phí nguồn lực. Công tác thanh
tra, kiểm tra nhiều khi chồng chéo, chất lượng thấp. Kết quả phòng chống tham nhũng và
thực hành tiết kiệm còn hạn chế.
II/ Mục tiêu và chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam 2006 – 2010.
1. Mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2006 – 2010.
* Mục tiêu tổng quát của chiến lược 5 năm 2006 – 2010:
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng
cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được
nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước
ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn
định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
6
thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc
tế.
*Mục tiêu cụ thể đối với ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 là:
Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu
tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI,
hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn FDI; tranh thủ nguồn
vốn ODA đi đôi với việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng và có kế
hoạch đảm bảo trả nợ. Từng bước mở rộng đầu tư gián tiếp của nước ngoài và có chính
sách hiệu quả hơn để thu hút kiều hối vào phát triển kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi và có
cơ chế khuyến khích các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.
Đẩy nhanh xuất khẩu, chủ động về nhập khẩu, kiềm chế và thu hẹp dần nhập siêu;
phấn đấu tăng nhanh tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao, giàu
hàm lượng công nghệ, có sức cạnh tranh, tạo thêm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực mới,
hết sức hạn chế và tiến tới chấm dứt xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản chưa
qua chế biến. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho các mặt
hàng có khả năng cạnh tranh; tăng thêm thị phần ở các thị trường lớn và khai mở các thị

trường còn nhiều tiềm năng. Phấn đấu đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới lên hơn hai
lần 5 năm trước.
2. Chiến lược phát triển ngoại thương.
Ngoại thương giai đoạn này được thực hiện với định hướng: đẩy mạnh xuất khẩu, thay
thế nhập khẩu, lấy sản xuất làm trung tâm. Căn cứ vào đường lối kinh tế, chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội năm 2001 – 2010, xu hướng phát triển nền kinh tế và thị trường thế
giới thập niên đầu thế kỷ XXI, cũng như từ thực tiễn của các nước, Đại hội Đảng lần thứ
IX đã đề ra những định hướng lớn cho hoạt động ngoại thương thời kỳ năm 2001 – 2010
như sau:
Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa;
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và đảm
bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC,
Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, tiến tới gia nhập WTO…
Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản
xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát
triển mạnh những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường
7
quốc tế; giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế
biến và tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm; nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ,
hàm lượng công nghệ cao. Xây dựng các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, nhất là đối với hàng nông
sản. Khuyến khích sử dụng thiết bị, hàng hóa sản xuất trong nước. Tăng nhanh kim ngạch
xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập. Thực hiện chính sách bảo hộ có lựa chọn, có thời
hạn đối với sản phẩm sản xuất trong nước.
Đẩy mạnh các lĩnh vực dịch vụ thu ngoại tệ: Du lịch, xuất khẩu lao động, vận tải, bưu
chính – viễn thông, tài chính – tiền tệ. dịch vụ kỹ thuật, tư vấn, thu hút kiều hối.
Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung
tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ
mọi cơ hội mở thị trường mới.
Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường bằng nhiều
phương tiện và tổ chức thích hợp, kể cả các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động môi giới,
khai thác thị trường quốc tế.
(*) Điểm đáng lưu ý nhất trong chiến lược phát triển ngoại thương của nước ta là:
Coi xuất nhập khẩu cùng các quan hệ kinh tế đối ngoại khác không chỉ là nhân tố hỗ trợ
cho sự phát triển kinh tế quốc dân, mà còn được xem là động lực phát triển kinh tế của đất
nước. Phát triển ngoại thương là để tăng cường khả năng tự phát triển không ngừng của
nền kinh tế quốc dân chứ không chỉ là tăng thu nhập thuần túy, mặc dù không coi nhẹ việc
tăng thu nhập.
Đối với nước ta, một nước trình độ phát triển còn thấp, thiếu vốn và kĩ thuật, nhưng lại
có “lợi thế” về tài nguyên thiên nhiên và lao động, việc thực hiện chiến lược hướng mạnh
về xuất khẩu, bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn đối với sản phẩm sản xuất trong nước.
Chủ động cơ hội phát triển và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhanh chóng hình
thành một số tập đoàn kinh tế - thương mại.
Coi trọng việc xuất khẩu có hàm lượng chế biến, sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và
công nghệ cao; chú trọng xuất khẩu dịch vụ. Chủ trương này tạo đà cho xuất khẩu tăng tốc
và đạt hiệu quả.
III. Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010.
1. Hoạt Động xuất khẩu .
1.1. Quy mô xuất khẩu
8
Thời kỳ 2006- 2010, hoạt động xuất nhập khẩu đạt được những bước tiến mạnh nhờ
việc Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế như: Tháng 1/2007 Việt nam chính thức trở
thành thành viên của WTO. Tiếp đó là đàm phán FTA song phương với EU, Nhật Bản, Chi
Lê được khởi động và thu được những kết quả quan trọng. Đến tháng 12/2008 Hiệp định
đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản được ký kết.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2006 - 2010 đạt 56 tỷ USD/năm, bằng 2,5 lần
thời kỳ 2001 - 2005 và tăng 17,2%/năm. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngày càng
tăng, từ 4 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD năm 2006 tăng lên 8 mặt hàng năm 2010.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2006, Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt hơn 39 tỉ USD, được xem là điểm

sáng trong bức tranh toàn cảnh kinh tế 2006. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập
khẩu năm 2006 ước tính đạt 84 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước, trong đó xuất khẩu
tăng 22,1%.
Năm 2007, Theo đánh giá của Bộ Công Thương, xuất khẩu trong tháng 12 ước đạt 4,7
tỷ USD - mức cao nhất trong năm. Tính chung, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 ước
đạt 48,387 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006 và vượt kế hoạch 3,4%. Với kết quả này,
quy mô xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam bằng 68,1% tổng sản phầm quốc nội (GDP) năm
2007.
Năm 2008, tuy phải hứng chịu rất nhiều ảnh hưởng do bối cảnh kinh tế thế giới diễn
biến nhanh, phức tạp, khó lường nhưng hoạt động ngoại thương của nước ta vẫn gặt hái
được những thành công nhất định: xuất khẩu cả năm đạt 62,9 tỉ USD, tăng 29,5 % so với
năm 2007 (trong khi chỉ tiêu chỉ có 22%).
9
Năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã làm cho sức tiêu thụ hàng hoá
trên thị trường thế giới thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng hoá giảm mạnh nên kim ngạch
xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt gần 41,4 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm
trước. Những tháng cuối năm tình hình đã được cải thiện rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu hàng
hoá tháng 11 đạt gần 4,7 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 12 đạt mức
cao nhất trong năm với 5,25 tỷ USD, tăng 12% so với tháng trước và tăng 12,5% so với
tháng 12 năm trước.
Năm 2010, Kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24% so với năm
2009 và 17% so với kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu năm nay đạt mức khả quan do đóng
góp từ tăng cả giá và lượng trước sự phục hồi phần nào của kinh tế thế giới so với năm
2009.
Trong khi xuất khẩu hàng hoá đã đạt được nhiều sự vượt trội và trở thành động lực
tăng trưởng của kinh tế nước ta thì xuất khẩu dịch vụ mặc dù cũng đã được đẩy mạnh
trong mấy năm nay, nhưng vẫn còn hạn chế, bất cập cần khắc phục.
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM (2005-2010)
Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm và báo cáo năm 2010 của Tổng cục Thống kê
Xuất khẩu dịch vụ của nước ta (du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính…)

thời gian gần đây đã đạt được một số kết quả đáng chú ý.
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam đã tăng gần như liên tục qua các năm, chỉ
bị ngắt quãng vào năm 2009, chủ yếu do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu (năm 2006 tăng 19,6%, năm 2007 tăng 26,7%, năm 2008 tăng 8,5%, năm 2009
giảm 17,7%; ước năm 2010 tăng 29,4%); bình quân trong thời kỳ 2006- 2010 đạt 11,83%,
cao hơn gấp rưỡi tốc độ tăng GDP do nhóm ngành dịch vụ tạo ra (7,73%).
10

×