GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
LỜI MỞ ĐẦU
Để xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực
hoá, hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta không thể xem nhẹ hoạt động ngoại thương
vì nó đảm bảo sự giao lưu hàng hoá, thông thương với các nước bè bạn năm châu,
giúp chúng ta khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của cả nguồn lực bên
trong và bên ngoài trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế.
Nhưng nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá chúng ta không thể không nói
đến dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế. Đây là hai hoạt động không tách rời
nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau. Qui mô của hoạt động xuất
nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây là nguyên nhân trực tiếp
khiến cho giao nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải biển nói riêng phát triển
mạnh mẽ cả về chiều rộng và bề sâu. Bên cạnh đó, với hơn 3000 km bờ biển cùng
rất nhiều cảng lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất nước, ngành giao nhận vận tải biển
Việt Nam thực sự đã có những bước tiến rất đáng kể, chứng minh được tính ưu việt
của nó so với các phương thức giao nhận vận tải khác. Khối lượng và giá trị giao
nhận qua các cảng biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị giao nhận hàng
hóa quốc tế của Việt Nam. Điều này có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ nối liền sản
xuất với tiêu thụ, giúp đưa hàng hoá Việt Nam đến với bạn bè quốc tế mà còn góp
phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá nước ta trên thị trường thế giới.
Vì thế, chúng em muốn tìm hiểu và phân tích để làm rõ hơn về Quy trình xuất
nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không
Bài báo cáo gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
NHÓM 7B Trang 1
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
1. Khái quát chung về giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển:
1.1. Khái niệm Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở các quốc gia
khác nhau. Để hàng hóa từ tay người bán đến được tay người mua phải thông qua
vận tải hàng hóa quốc tế. Giao nhận là một khâu quan trọng trong vận tải hàng hóa
quốc tế. Vậy giao nhận là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về giao nhận.
Theo Quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA): Dịch vụ
giao nhận (Freight forwarding service) là bất cứ loại dich vụ nào liên quan đến vận
chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như
các dịch vụ hoặc có liên quan đến các dịch vụ trên kể cả các vấn đề hải quan, tài
chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa (theo
Giáo trình vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu - PGS. TS Hoàng Văn Châu)
Theo điều 163 Luật Thương mại Việt Nam: Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi
thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi,
tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên
quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải
hoặc người làm dịch vụ giao nhân khác (gọi chung là khách hàng).
Như vậy, về cơ bản: giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên quan
đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng
(người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
1.2 Phân loại giao nhận:
a/. Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
Giao nhận quốc tế.
Giao nhận nội địa.
b/. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:
Giao nhận thuần túy là hoạt động chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng đi hoặc nhận
hàng đến.
Giao nhận tổng hợp là hoạt động giao nhận bao gồm tất cả các hoạt động như xếp,
dỡ, bảo quản, vận chuyển,….
c/. Căn cứ vào phương thức vận tải:
Giao nhận hàng bằng đường biển.
NHÓM 7B Trang 2
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Giao nhận hàng không.
Giao nhận đường thủy.
Giao nhận đường sắt.
Giao nhận ô tô.
Giao nhận bưu điện.
Giao nhận đường ống.
Giao nhận vận tải liên hợp, vận tải đa phương thức.
d/. Căn cứ vào tính chất giao nhận:
Giao nhận riêng là hoạt động do người kinh doanh xuất nhập khẩu tự tổ chức, không
sử dụng lao vụ của Freight Forwarder ( giao nhận dịch vụ).
Giao nhận chuyên nghiệp là hoạt động giao nhận của các tổ chức công ty chuyên
kinh doanh dịch vụ giao nhận (chuyên nghiệp – Freight Forwarding) theo sự ủy thác
của khách hàng (dịch vụ giao nhận).
1.3 Đặc điểm
Không tạo ra sản phẩm vật chất: chỉ tác động làm cho đối tượng thay đổi vị trí về
mặt không gian chứ không thay đổi đối tượng đó.
Mang tính thụ động: do phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của
người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, tập quán của nước người xuất khẩu,
nhập khẩu, nước thứ ba...
Mang tính thời vụ: hoạt động giao nhận phụ thuộc vào hoạt động xuất nhập khẩu.
Mà hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận mang tính
thời vụ.
Phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ của người giao nhận.
1.4. Vai trò:
Vai trò quan trọng của giao nhận ngày càng được thể hiện rõ trong xu thế toàn cầu
hóa như hiện nay. Thông qua:
Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm
mà không cần có sự tham gia của người gửi cũng như người nhận tác nghiệp
Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phương tiện
vận tải tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các phương tiện vận tải cũng như
các phương tiện hỗ trợ khác
Giao nhận giúp giảm giá thành các hàng hóa xuất nhập khẩu do giúp các nhà xuất
nhập khẩu giảm bớt chi phí như: chi phí đi lại, chi phí đào tạo nhân công, chi phí cơ
hội,...
2. Người Giao Nhận
NHÓM 7B Trang 3
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
2.1 Khái niệm và địa vị pháp lý của người giao nhận:
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về người giao nhận nhưng chưa có một định nghĩa
thống nhất nào về người giao nhận được quốc tế chấp nhận.
Theo Quy tắc mẫu của FIATA (Giáo trình vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu - PGS. TS Hoàng Văn Châu): người giao nhận là người lo toan để hàng hóa
được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác
mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm
nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như: bảo quản, luu
kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa...
Theo điều 164 Luật Thương mại Việt Nam: Người giao nhận là thương nhân có
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Người giao nhận có thể là:
Chủ hàng: khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của
mình
Chủ tàu: Khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận
Đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay
bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Vậy, Người giao nhận là người:
Hoạt động theo hợp đồng ủy thác với chủ hàng, bảo vệ lợi ích của chủ hàng.
Lo việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải. Anh ta có thể là người có hoặc
không có phương tiện vận tải, có thể sử dụng, thuê mướn người vận tải hoặc trực
tiếp tham gia vận tải. Nhưng anh ta ký hợp đồng ủy thác giao nhận với chủ hàng là
người giao nhận chứ không phải là người vận tải.
Làm một số việc khác trong phạm vi uỷ thác của chủ hàng.
Ở nước khác nhau tên gọi của người giao nhận có khác nhau (Forwarder, Freight
forwarder, Forwarding Agent) nhưng đều có chung một tên giao dịch quốc tế là:
người giao nhận hàng hóa quốc tế (International freight forwarder) và cùng làm dịch
vụ giao nhận
Do chưa có luật lệ quốc tế quy định về địa vi pháp lý của người giao nhận nên ở các
nước khác nhau thì địa vị pháp lý của người giao nhận có khác nhau.
Theo các nước sử dụng luật Common law: Người giao nhận có thể lấy danh nghĩa
của người ủy thác ( người gửi hàng hay người nhận hàng) thì địa vị người giao
nhận dựa trên khái niệm về đại lý. Hay có thể đảm nhận vai trò của người ủy thác
(nhân danh và hành động bằng lợi ích của chính mình). Tự mình chịu trách nhiệm
trong quyền hạn của chính mình.
NHÓM 7B Trang 4
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Theo các nước sử dụng luật Civil law: Có quy định khác nhau nhưng thông thường
người giao nhận lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho công việc của người ủy thác
họ vừa là người ủy thác và vừa là đại lý
2.2. Phạm vi dịch vụ của người giao nhận:
- Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở, gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải,
phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp.
- Tổ chức xếp dỡ, chuyên chở hàng hóa trong phạm vi ga, cảng
- Tư vấn, nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa
- Ký k ết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước
- Làm thủ tục nhận, gửi hàng, thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa, thanh toán thu đổi ngoại tệ
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng, thanh toán
- Nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người chuyên chở và giao cho người nhận hàng;
nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận hàng
- Thu xếp chuyển tải hàng hóa. Thông báo tổn thất với người chuyên chở
- Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa, lưu kho, bảo quản hàng hóa
- Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, lưu kho, lưu bái...
- Thông báo tình hình đi và đến của phương tiện vận tải, giúp chủ hàng trong việc
khiếu nại đòi bồi thường.
- Ngoài ra, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu của chủ
hàng như: vận chuyển máy móc thiết bị cho các công trình xây dựng lớn (giao nhận
công trình), vận chuyển hàng triển lãm...
Thêm vào đó người giao nhận còn đóng vai trong MTO và phát hành cả chứng từ
vận tải
2.3. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế:
Ngày nay cùng với sự mở rộng trong thương mại quốc tế thì các phương thức vận
tải ngày càng phát triển: vận tải container, VTĐPT, người giao nhận không chỉ làm
đại lý, người nhận ủy thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải và đóng vai trò như một
vai chính (Principal) – người chuyên chở (Carrier). Người giao nhận đã đóng vai
trò:
• “Môi giới hải quan”:
Người giao nhận thay mặt người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu làm thủ tục hải
quan như một môi giới hải quan
• Người giao nhận tại biên giới (Frontier Forwarder):
NHÓM 7B Trang 5
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Họ chỉ hoạt động ở trong nước với nhiệm vụ là làm thủ tục hải quan đối với hàng
nhập khẩu, như một môi giới hải quan. Sau đó, mở rộng phạm vi hoạt động phục vụ
cả hàng xuất khẩu và dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với
các hãng tàu theo sự ủy thác của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tùy thuộc
vào quy định của hợp đồng mua bán.
• Đại lý:
Người giao nhận đóng vai trò như một đại lý của người chuyên chở để thực hiện
các hoạt động khác nhau như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải
quan, lưu kho... trên cơ sở hợp đồng ủy thác.
• Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hóa (Transhipment and on
carriage):
Khi hàng hóa phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận sẽ
làm thủ tục quá cảnh, hoặc tổ chức chuyển tải hàng hóa từ phương tiện vận tải này
sang phương tiện vận tải khác, hoặc giao hàng đến tay người nhận.
• Lưu kho hàng hóa (Warehousing):
Trong trường hợp phải lưu kho hàng hóa trước khi xuất khẩu hoặc sau khi nhập
khẩu, người giao nhận sẽ thu xếp việc đó bằng phương tiện của mình hoặc thuê của
người khác và phân phối hàng hóa nếu có yêu cầu.
• Người gom hàng:
Người chuyên chở đóng vai trò là đại lý hoặc người chuyên chở. Đặc biệt là không
thể thiếu trong vận tải container nhằm thu gom hàng lẻ thành hàng nguyên để tận
dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải.
• Người chuyên chở (Carrier):
Trong nhiều trường hợp, người giao nhận đóng vai trò là người ký chuyên chở, tức
là trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng
hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Người giao nhận đóng vai trò là người
chuyên chở theo hợp đồng (Contracting Carrier), nếu họ ký hợp đồng mà không
trực tiếp chuyên chở. Trường hợp Người giao nhận trực tiếp chuyên chở thì họ là
người chuyên chở thực tế (Performing Carrier).
Dù là chuyên chở kiểu gì đi nữa thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm về hàng hóa.
• Người kinh doanh vận tải đa phương thức(MTO):
Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hay còn gọi là
“Vận tải từ cửa tới cửa” thì người giao nhận đã đóng vai trò là người kinh doanh
vận tải liên hợp (CTO/MTO).MTO cũng là người chuyên chở và phải chịu trách
nhiệm đối với hàng hóa.
2.4. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận :
NHÓM 7B Trang 6
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Ðiều 167 Luật thương mại quy đinh: người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ
sau đây:
Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách
hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo
ngay cho khách hàng.
Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách
hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không
thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.
2.5. Trách nhiệm của người giao nhận :
a. Khi là đại lý của chủ hàng :
Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:
+ Giao hàng không đúng chỉ dẫn
+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn.
+ Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
+ Chở hàng đến sai nơi quy định
+ Giao hàng cho người không phải là người nhận
+ Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
+ Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế
+ Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên.
Tuy nhiên, chứng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về
hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận
khác... nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết.
Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn”
(Standard Trading Conditions) của mình.
b. Khi là người chuyên chở (principal) :
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập,
nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.
Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở,
của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là
hành vi và thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như
thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở
NHÓM 7B Trang 7
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải
là tiền hoa hồng.
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh
ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (perfoming
carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của
mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người
thầu chuyên chở - contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ
liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bố xếp hay phân phối ..... thì người
giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện
các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một
cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở
Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn
thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng
thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm
về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:
- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác
- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá
- Do chiến tranh, đình công
- Do các trường hợp bất khả kháng
Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách
hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi
của mình.
3. Cơ Sở Pháp Lý Của Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Tại Việt Nam:
3.1. Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại cảng:
a. Cơ sở pháp lý:
Việc giao nhận hàng hoá XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm pháp
luật quốc tế, Việt nam....
Các Công ước về vận đơn, vận tải; Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng
hoá ....
Ví dụ: Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế
Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao nhận vận tải; Các
loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK
Ví dụ: Luật, bộ luật, nghị định, thông tư
+ Bộ luật hàng hải 1990
+ Luật thương mại 1997
NHÓM 7B Trang 8
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
+ Nghị định 25CP, 200CP,330CP
+ Quyết dịnh của bộ trưởng bộ giao thông vận tải: quyết định số 2106 (23/8/1997)
liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hoá tại cảng biển Việt
nam.
+ ...........
b. Nguyên tắc:
Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại
các cảng biển Việt nam như sau:
Việc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp
đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng.
Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do các
chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải
(tàu) (quy định mới từ 1991). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ
hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về
địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan.
Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường hợp
chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và phải trả
các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.
Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tầu, cảng nhận hàng bằng
phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó.
Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng.
Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình những
chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách liên
tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ.
Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan....
Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm.
3.2. Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế :
3.2.1. Các điều ước quốc tế về vận tải hàng không :
Công ước Vác-sa-va 1929
Vận tảỉ hàng không quốc tế được điều chỉnh chủ yếu bởi Công ước quốc tế để
thống nhất một số quy tắc về vận tảỉ hàng không quốc tế được ký tại Vác-sa-va
ngày 12/10/1929 gọi tắt là Công ước Vác-sa-va 1929.
Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va. Nghị định thư này ký tại Hague
28/91955, nên gọi tắt là Nghị định thư Hague 1955.
Công ước bổ sung cho công ước Vác-sa-va được ký kết tại Guadalazala ngày
18/9/1961, nên gọi tắt là Công ước Guadalazala 1961.
NHÓM 7B Trang 9
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Hiệp định liên quan tới giới hạn của Công ước Vac-sa-va và nghị định thư Hague.
Hiệp định này được thông qua tại Montreal 13/5/1966, nên gọi tắt là Hiệp định
Montreal 1966.
Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va 12/10/1929 được sửa đổi bởi nghị định
thư Hague 28/9/1995. Nghị định này ký tại thành phố Guatemala 8/3/1971, nên gọi
tắt là Nghị định thư Guatemala 1971.
Nghị định thư bổ sung số 1
Nghị dịnh thư sửa đổi công ước Vac-sa-va 1929. Nghị định thư này được kết tại
Montreal ngày 25 tháng 9 năm 1975 nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975 số
1.
Nghị định thư bổ sung số 2
Nghị định thư sửa đổi công ước Vac-sa-va 1929 đã được sửa đỏi bằng Nghị định
thư Hague 1955. Nghị định thư này được ký kết tại Montreal ngày 25/9/1975, nên
gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975, bản số 2.
Nghị định thư bổ sung thứ 3
Nghị định thư sửa dổi công ước Vac-sa-va 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi các nghị
định thư tại Hague ngày 28/9/1955 và tại thành phố Guatemala ngày 8/3/1971. Nghị
định thư này được ký kết tại Montreal 25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thư
Montreal năm 1975, bản số 3.
Nghị định thư bổ sung số 4:
Nghị định thư sửa đổi công ước Warsaw 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi nghị định
thư Hague ngày 28/9/1955. Nghị định thư này ký kết tại Montreal, nên goil tắt là
Nghị định thư Montreal năm 1975, bản số 4.
Các công ước, hiệp định, nghị định thư... chủ yếu sửa đổi bổ sung giới hạn trách
nhiệm bồi thường của người chuyên chở hàng không đối với tai nạn về hỔnh
khỏch, thiệt hại về hàng hoá, hành lý và thời hạn thông báo tổn thất, khiếu nại người
chuyên chở...
3.2.2. Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không:
a. Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không theo công ước Vác-sa-va
1929:
Khi nói tới trách nhiệm của người chuyên chở hàng không , công ước Vác-sa-va
1929 đề cập tới 3 nội dung : thời hạn trách nhiệm , cơ sở trách nhiệm , giới hạn
trách nhiệm của người chuyên chở.
Thời hạn trách nhiệm:
Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở là điều khoản quy định trách nhiệm của
người chuyên chở về mặt thời gian và không gian đối với hàng hoá .
Theo công ước Vác-sa-va, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với hàng
NHÓM 7B Trang 10
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
hoá trong quá trình vận chuyển bằng máy bay. Vận chuyển bằng máy bay bao gồm
giai đoạn mà hàng hoá nằm trong sự bảo quản của người chuyên chở hàng không ở
cảng hàng không, ở trong máy bay, hoặc ở bất cứ nơi nào nếu máy bay phải hạ cánh
ngoài cảng hàng không .
Vận chuyển bằng máy bay không mở rộng tới bất kỳ việc vận chuyển nào bằng
đường bộ , đường biển hoặc đường sông tiến hành ngoài cảng hàng không. Tuy
nhiên , nếu việc vận chuyển như vậy xảy ra trong khi thực hiện hợp đồng vận
chuyển bằng máy bay nhằm mục đích lấy hàng , giao hoặc chuyển tải hàng thì thiệt
hại được coi là kết quả của sự kiện xảy ra trong quá trình vận chuyển bằng máy bay.
Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng không:
Theo công ước Vac-sa-va 1929 , người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về thiệt
hại trong trường hợp mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hoá trong quá trình vận
chuyển hàng không .
Người chuyên chở cũng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra do chậm trong quá
trình vận chuyênr hàng hoá bằng máy bay .
Tuy nhiên , người chuyên chở không phải chịu trách nhiệm nếu anh ta chứng minh
được rằng anh ta và đại lý của anh ta đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tránh
thiệt hại hoặc đã không thể áp dụng được những biện pháp như vậy trong khả năng
của mình .
Người chuyên chở cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu anh ta chứng
minh được rằng thiệt hại xảy ra do lỗi trong việc hoa tiêu , chỉ huy hoặc vận hành
máy bay hoặc trong mọi phương tiện khác mà anh ta và đại lý của anh ta đã áp dụng
mọi biện pháp cần thiết nhưng thiệt hại vẫn xảy ra .
Như vậy theo công ước Vác-sa-va , người chuyên chở hàng không phải chịu trách
nhiệm bồi thường trong hai trường hợp sau : hàng hoá bị mất mát hư hại và hàng
hoá bị giao chậm trong thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở .
Nhưng, theo công ước thì người chuyên chở được hưởng miễn trách nhiệm không
phải bồi thường khi tổn thất của hàng hoá là do lỗi trong việc hoa tiêu , chỉ huy vận
hành máy bay hoặc trong trường hợp người chuyên chở hay người thay mặt họ cố
gắng hết sức trong khả năng có thể nhưng tổn thất về hàng hoá vẫn xảy ra.
Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng không:
Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở là điều khoản quy định số tiền lớn nhất
mà người chuyên chở phải bồi thường cho một đơn vị hàng hoá trong trường hợp
tính chất và trị giá không được kê khai trên vận đơn hàng không.
Theo công ước Vác-sa-va 1929, trách nhiệm của người chuyên chở được giới hạn ở
một khoản 250 Frăng/kg trừ phi người gửi hàng đã có tờ kê khai đặc biệt trị giá ở
nơi giao hàng, vào lúc hàng hoá được giao cho người chuyên chở và một khoản phí
bổ sung nếu người chuyên chở yêu cầu.
Trong trường hợp trị giá hàng hoá đã được kê khai trên vận đơn thì giới hạn trách
nhiệm của người chuyên chở là trị giá kê khai trên vận đơn .
Nếu trị giá hàng hoá mà người gửi hàng kê khai trên vận đơn lớn hơn giá trị thực tế
của hàng hoá lúc giao hàng thì người chuyên chở chỉ phải bồi thường tới giá trị của
NHÓM 7B Trang 11
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
hàng hoá lúc giao hàng nếu họ chứng minh được như vậy .
Ðồng Frăng nói ở đây là đồng Frăng Pháp có hàm lượng vàng là 65,5 mg vàng, độ
tinh khiết 900/1000 . Khoản tiền này có thể đổi ra bất kỳ đồng tiền quốc gia nào
theo số tròn .
Trong trường hợp người chuyên chở cố ý gây tổn thất cho hàng hoá thì họ không
được hưởng giới hạn trách nhiệm nói trên.
b. Những sửa đổi , bổ sung Công ước Vác-sa-va về trách nhiệm của người
chuyên chở:
Theo nghị định thư Hague 1955 thì người chuyên chở không được miễn trách đối
với những tổn thất về hàng hoá do lỗi trong việc hoa tiêu , chỉ huy và điều hành máy
bay.
Nhưng theo Hague thì người chuyên chở được miễn tránh nhiệm khi mất mát, hư
hại hàng hoá là do kết quả của nội tỳ, ẩn tỳ và phẩm chất của hàng hoá chuyên chở
(Mục XII , nghị định thư Hague).
Công ước Guadalazara 1961 đã đề cập đến trách nhiệm của người chuyên chở theo
hợp đồng và ngươì chuyên chở thực sự mà Công ước Vác-sa-va chưa đề cập tới.
Theo Công ước Guadalazara thì người chuyên chở theo hợp đồng là người ký một
hợp đồng vận chuyển được điều chỉnh bẵng Công ước Vac-sa-va 1929 với người
gửi hàng hay với người thay mặt người gửi hàng (mục I , khoản b ).
Người chuyên chở thực sự là một người khác, không phải là người chuyên chở theo
hợp đồng, thực hiện toàn bộ hay một phần hợp đồng vận chuyển (mục I khoản c ).
Công ước Guadalazara quy định rằng, cả người chuyên chở thực sự và người
chuyên chở theo hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng. Nhưng
khi bao gồm cả vận chuyển kế tiếp thì người chuyên chở theo hợp đồng có trách
nhiệm đối với toàn bộ quá trình vận tải, người chuyên chở thực sự chỉ có trách
nhiệm đối với phần thực hiện của anh ta.
Khi khiếu nại , người nhận hàng có thể lựa chọn khiếu nại từng người chuyên chở
thực sự hoặc khiếu nại người chuyên chở theo hợp đồng.
Nghị định thư Guatemala 1971 đã quy dịnh chi tiết hơn cách tính trọng lượng hàng
hoá để xét bồi thường.
Theo nghị định thư Guatemala, trong trường hợp hàng hoá bị mất mát, hư hại hoặc
giao chậm một phần thì trọng lượng được xem xét để tính số tiền mà người chuyên
chở phải chịu trách nhiệm bồi thường là trọng lượng của một hay nhiều kiện bị tổn
thất.
Nhưng nếu phần hàng hoá bị mất mát, hư hại hay giao chậm lại ảnh hưởng đến giá
trị của kiện khác ghi trong cùng một vận đơn hàng không thì toàn bộ trọng lượng
của một kiện hay nhiều kiện khác ấy cùng dược xem xét và giới hạn trách nhiệm
của người chuyên chở (mục VIII, khoản 2b). Ðiều này không được quy định trong
NHÓM 7B Trang 12
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Công ước Vác-sa-va cũng như nghị định thư và công ước trước nghị định thư
Guatemala.
Các nghị định thư Montreal 1975, số 1,2,3,4 quy định một số điểm khác sau đây:
Giới hạn trách nhiệm được thể hiện bằng đồng SDR chứ không phải đồng Frăng
như công ước Vác-sa-va 1929. Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở theo
nghị định thư số 1 đối với hàng hoá là 17SDR/kg.
Với những nước không phải thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế thì có thể đổi đồng
SDR ra tiền tệ quốc gia khi bồi thường. Néu luật quốc gia không cho phép như vậy
thì có thể sử dụng giới hạn trách nhiệm là 250 Făng vàng/kg như đã nói ở trên.
Tăng thêm những miễn trách sau đây cho người chuyên chở hàng không khi hàng
hoá mất mát, hư hại do:
Thiếu xót trong đóng gói hàng hoá do người chuyên chở, người phục vụ hay người
đại lý của họ thực hiện.
Hành động chiến tranh hoặc xung đột vũ trang.
Hành động do chính quyền nhân dân thực hiện có liên quan đến xuất nhập khẩu quá
cảnh.
NHÓM 7B Trang 13
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
CHƯƠNG 2
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN
1. Các Chứng Từ Liên Quan Đến Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu.
1.1 Vận tải đơn (Bill of lading)
Đây là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Chức năng của Bill of
lading là:
Chứng từ gửi hàng được giao cho hãng tàu cùng hàng hóa.
Bằng chứng duy nhất chứng minh hàng đã được giao.
Chứng từ vận chuyển hàng hóa, xác thực trước đó đã có một hợp đồng ký kết.
Cơ sở tính thuế, làm thủ tục hải quan và thanh toán cước phí.
Là hồ sơ bổ sung trong bộ chứng từ bảo hiểm.
Là hướng dẫn đối với nhân viên hàng không.
Bill of lading có hai loại: Master Bill và House Bill
Trong đó Master Bill do hãng tàu ký phát cho đại lý giao nhận, House Bill do đại lý giao
nhận ký phát cho khách hàng của mình.
1.2 Bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifest)
Đây là bản kê khai chi tiết hàng hóa được gửi đi tương ứng với một vận đơn chủ (Master
Bill). Bản lược khai này được gửi chung với bộ chứng từ qua nước nhập khẩu cùng với
hàng hóa. Dựa vào bản lược khai hàng hóa này khi hàng đến nơi, đặc biệt là trong trương
hợp gom hàng, đại lý giao nhận ở nước đến sẽ dựa vào chi tiết cụ thể trong bản lược khai
để phân phát hàng đúng và hiệu quả nhất.
1.3 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Hóa đơn thương mại là chứng từ hàng hóa cơ bản do người bán lập, đây là yêu cầu của
người bán đòi tiền người mua trả tiền theo tổng số hàng ghi trên hóa đơn. Ngoài tính chất
cơ bản của khâu thanh toán, hóa đơn thương mại còn được dùng cho công ty bảo hiểm
khi mua bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế…
1.4 Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
NHÓM 7B Trang 14
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Phiếu đóng gói hàng hóa là chứng từ hàng hóa liệt kê cụ thể những mặt hàng, số lượng,
trọng lượng, thể tích, cách đóng gói.. trong từng kện hàng nhất định. Phiếu đóng gói do
người sản xuất, người xuất khẩu lập ra khi đóng gói hàng hóa.
Khi xuất khẩu qua đại lý giao nhận, người xuất khẩu phải gửi đầy đủ Invoice và Packing
List cho đại lý giao nhận để gửi đi cùng hàng hóa, là cơ sở cho việc bốc dỡ hàng và nhận
hàng tại nơi đến.
1.5. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate Origin – C/O)
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền cấp để xác
nhận nguồn gốc hàng xuất nhập khẩu.
1.6. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitory)
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là chứng từ do cơ quan thẩm quyền, kiểm dịch thực
vật cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa là thực vật hoặc sản phẩm thực vật không có
nấm độc, sâu bọ, cỏ dại…có thể gây bệnh.
1.7. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Vetecrinary Certificate)
Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật là những chứng từ do cơ quan thú y cấp cho chủ
hàng để chứng nhận hàng hóa không vi trùng gây dịch bệnh cho hàng hóa động vật và
chứng nhận động vật đã được tiêm chủng để phòng dịch bệnh.
1.8. Giấy chứng nhận chất lượng ( Centificate of Quanlity)
Tuỳ theo yêu cầu và thoả thuận của hai bên mua và bên bán được thể hiện rõ trong
hợp đồng thì chứng từ này có thể được người cung cấp hàng hoặc cơ quan giám định
hàng hoá cấp. Là chứng từ chứng nhận lượng hàng hoá thực giao và chứng minh hàng
hoá phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng.
1.9. Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng (Centificate of Quanlity/weight)
Là chứng từ xác nhận số lượng / trọng lượng của hàng hoá thực giao. Cần phải lưu ý
về giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng lần cuối được thực hiện ở đâu? Ai tiến
hành kiểm tra và cấp giấy vì đây là chứng từ có ý nghĩa quyết định trong việc giải
quyết tranh chập sau này.
(Theo Kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương_ PGS. Vũ Hữu Tửu_2006)
1.10 Đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu có) (Insurance policy/Insurance
Certificate)
NHÓM 7B Trang 15
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Chứng từ bảo hiểm hàng hóa là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được
bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và nó được dùng để điều tiết mối
quan hệ pháp lí giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ
này tổ chức bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường về những tổn thất xảy ra đối
với đối tượng được bảo hiểm theo các rủi ro đã được thoả thuận từ trước, còn người
bảo hiểm phải có trách nhiệm đóng phí cho công ty bảo hiểm theo mức độ quy định.
1.11. Phiếu thông báo hàng đến (Notice arrival)
Phiếu thông báo hàng đến là chứng từ do đại lý giao nhận nơi nước đến lập và gửi
cho người nhập khẩu biết thông tin sự đến nơi của hàng hóa. Người nhập khẩu sau
đó sẽ đến đại lí giao nhận lấy bộ chứng từ , tiến hành các bước tiếp theo như thủ tục
hải quan và nhận hàng hóa.
1.12. Thư chỉ dẫn của người gửi hàng( Shipper’s Letter of intruction)
Thư chỉ dẫn của người gửi hàng là bằng chứng cho việc gửi hàng giữa người gửi
hàng , người giao nhận va hãng tàu biển. Đây là chứng từ dùng để đưa hàng ra kho,
đóng phí lao vụ, thanh lí hải quan, đánh Master seaway Bill, soi hàng hóa…thư chỉ
dẫn gửi hàng dược dán một dãn MSWB và phải có dầy đủ thông tin về:
+ Người gửi hàng (Shipper name/Address/Tel No.)
+ Người nhận hàng (Consignee name/Address/Tel No.)
+ Thông báo (Notify)
+ Số hiệu tàu( MS.No)
+ Lộ trình (Routing)
+ Hình thức thanh toán (Terms of payment)
+ Chủng loại hàng (Nature of goods)
+ Tổng số kiện( Total pieces)
+ Tổng trọng lượng( Gross weight)
+ Kích thước ( Demension)
+ Trọng lượng tính cước( Chargeable weight)
+ Hướng dẫn phục vụ( Handling Information)
+ Người tiếp nhận (Accepted by)
2. Quy Trình Giao Nhận Hàng Hoá Nhập Khẩu Bằng Đường Biển
NHÓM 7B Trang 16
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP
(Sơ đồ 1)
Việc cung cấp chứng từ trong quy trình nhận hàng như phần trình bày của quy trình
giao nhận chứng từ. Ở đây ta chỉ xét về đường đi của hàng hóa và thủ tục nhận
hàng. Chính vì sự giống nhau giữa việc nhận hàng nguyên container và hàng lẻ nên
ta có thể minh họa quá trình nhận hàng theo sơ đồ như trên.
2.1 Trường hợp nhận hàng lẻ:
Đối vơi trường hợp khách hàng yêu cầu CTG thay mặt mình nhận hàng thì CTG sẽ
đến kho hàng lẻ (CFS) để nhận hàng và giao lại cho khách hàng.
Khi khách hàng không yêu cầy hay không ủy thác cho CTG nhận hàng thay mình
thì CTG chỉ giao lệnh cho khách hàng khi họ xuất trình HB/L để họ tự ra kho hàng
lẻ nhận hàng.
Thủ tục nhận hàng:
Nhân viên giao nhận của CTG sẽ đến cảng hoặc đại lý hãng tàu để đóng
phí chứng từ, phí hàng lẻ để nhận lệnh giao hàng (D/O). Sau đó nhân viên giao nhận
này sẽ mang D/O, Commercial Invoice và Packing List đến văn phòng cảng ký nhận
D/O để tìm vị trí để hàng, tại đây ta phải lưu lại một bản D/O.
NHÓM 7B Trang 17
SHIPPERS
CONSIGNEE
FORWARDING
AGENT
SHIPPING
CÁT T NGƯỜ
GIANG
KHO (CFS,CY)
HB/L MB/L
D/O
MB/L
Cargo
HB/L
MD/O
Cargo
D/O
Cargo Cargo
MB/
L
CargoD/O
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Nhân viên giao nhận phải mang D/O đến kho vận làm phiếu xuất hàng, tại đây
người giao nhận cũng phải lưu lại một bản D/O nữa và nơi đây làm “giấy xuất kho”
cho người giao nhận của CTG (hai bản).
Tiếp theo, người giao nhận đem hai phiếu xuất kho này đến kho chứa hàng làm thủ
tục xuất kho và tách riêng hàng hóa của mình ra chờ Hải quan kiểm hóa, khi Hải
quan ký xác nhận và kiểm hoá xong thì coi như hàng đã được thông quan.
2.2 Trường hợp nhận hàng nguyên container:
Như đã nói như trên, nếu như khách hàng là người tự nhận hàng tại Container Yard
(CY) thì CTG sẽ phát lệnh giao hàng cho khách hàng.
Nếu khách hàng nhờ CTG nhận hàng thay mình thì CTG sẽ thay mặt khách hàng
nhận hàng tại CY.
Thủ tục nhận hàng:
CTG sẽ liên hệ với hãng tàu để nắm lại lịch tàu cho chính xác. Khi nhận được thông
báo tàu đến (Notice of arrival), với vai trò là người nhận hàng công ty sẽ cử nhân
viên đến đại lý hãng tàu trình vận đơn để lấy D/O.
Sau đó đem D/O đến Hải quan cảng đăng ký làm thủ tục Hải quan, kiểm hóa và
nhận chứng từ.
Người giao nhận đem chứng từ và D/O xuống cảng nhận hàng.
Nội dung làm thủ tục Hải quan khi nhận hàng:
Nhân viên giao nhận của phòng giao nhận công ty CTG sẽ làm thủ tục Hải quan cho
khách hàng theo ba bước sau:
Khai Hải quan:
Nhân viên giao nhận của CTG sẽ khai báo các chi tiết liên quan đến hàng hóa trên
tờ khai Hải quan (Customs declaration) để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục
giấy tờ. Yêu cầu của việc khai Hải quan là phải chính xác và trung thực.
Nội dung của tờ khai Hải quan là:(xem chứng từ đính kèm)
Loại hàng
Tên hàng
Số lượng
Tên phương tiện vận tải (tên hãng tàu, tên tàu)
Xuất xứ hàng hóa (nhập từ nước tàu)
Bộ chứng từ khai hải quan hàng nhập bao gồm :
Bản chính Bản sao
1. Tờ khai Hải Quan hàng nhập 02
NHÓM 7B Trang 18
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
2. Hợp đồng ngoại thương 01
3. Hóa đơn thương mại 01 01
4. Phiếu đóng gói 01 01
5. Vận đơn 01
6. Giấy giới thiệu 01
Ngoài ra, tùy vào loại hình nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu… mà có thêm một số
chứng từ khác như giấy chứng nhận xuất xứ, giấy phép nhập khấu, giấy kiểm dịch,
phụ lục tờ khai, tờ khai trị giá Gatt…
Ghi chú :
Một tờ khai chỉ được đăng ký khai báo cho 1 hợp đồng hay 1 giấy phép xuất khẩu,
nhập khẩu và ngược lại. Một bộ chứng từ thương mại nói trên được đăng ký khai
báo với nhiều tờ khai khác nhau, nếu nội dung và thời gian còn hiệu lực.
Tờ khai chỉ được đăng ký một lần và sau đó không được sữa chữa, tẩy xóa, điều
chỉnh. Nếu đã có sữa chữa trước khi đăng ký khai báo thì chỉ được chấp nhận đăng
ký khai báo thì chỉ được chấp nhận đăng ký với điều kiện có đủ xác nhận hợp lệ.
Nộp thuế nhập khẩu (NK)
Nhân viên giao nhận của CTG cần nắm rõ cách tính thuế nhập khẩu và các trường
hợp miễn hoặc giảm thuế (đã trình bày trong phần xuất khẩu) để làm căn cứ bảo vệ
quyền lợi của khách hàng.
Thuế NK = Số lượng hay trọng lượng từng mặt hàng * Giá tính thuế * Thuế suất.
Thuế VAT = Thuế NK + trị giá tính thuế*thuế suất (nếu như mặt hàng không có
thuế TTĐB)
Nhân viên Hải Quan tiến hành tiếp nhận tờ khai :
Kiểm tra tư cách pháp lý của người khai hàng nhập khẩu về chức năng, lý lịch của
công ty, tình hình thuế trong hạn và quá hạn. Để có căn cứ xếp loại được gia hạn
thuế hay phải đóng thuế ngay.
Kiểm tra tờ khai và hồ sơ khai báo Hải quan với hàng nhập khẩu. Kiểm tra chủng
loại và số lượng chứng từ, việc kiểm tra được tiến hành trước sự chứng kiến của
người giao nhận. Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ theo quy định của nhà nước về
mặt hàng nhập khẩu. Phân loại hồ sơ.
Nhập dữ liệu khai báo tờ khai hàng nhập khẩu, lấy số tờ khai. In “Lệnh hình thức
kiểm tra” (là mẫu văn bản do hải quan phát hành nhằm xác định tính chất, hình thức
việc kiểm tra hàng hoá cho từng tờ khai cụ thể, nó xác định cụ thể các tác nghiệp từ
NHÓM 7B Trang 19
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
khi đăng ký tờ khai cho đến khi thông quan) , xác định tính chất mặt hàng và phân
luồng kiểm tra theo sự phân tích của phần mềm máy tính. Bao gồm :
Luồng xanh (miễn kiểm tra) :
Trách nhiệm khai báo trên tờ khai Hải quan do doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm,
Hải quan áp dụng hình thức miễn kiểm tra và cho thông quan ngay. Sau khi hoàn tất
thủ tục đăng ký tờ khai và được sự phê chuẩn đồng ý của Lãnh đạo Hải quan.
Doanh nghiệp được đóng dấu miễn kiểm tra, nhận lại tờ khai được xác nhận đóng lệ
phí Hải quan và thông quan ngay tức khắc.
Luồng vàng (kiểm tra giá thuế của các mặt hàng nhập khẩu được khai báo ,miễn
kiểm tra hàng hoá) :
Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký tờ khai thì hồ sơ sẽ được chuyển
sang bộ phận kiểm tra giá thuế để tiến hành kiểm tra tính hợp pháp về giá nhập khẩu
và mức thuế suất mà doanh nghiệp khai báo, công chức Hải quan phụ trách giá thuế
ra thông báo xác nhận số thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào phía sau tờ khai. Nếu
qua quá trình kiểm tra việc quy giá thuế phù hợp với thực tế dữ liệu lưu trữ của cơ
quan Hải quan công chức Hải quan thuế sẽ ký xác nhận vào tờ khai tại ô số (36) của
tờ khai và ghi ý kiến của mình vào đó, trình lãnh đạo đội kiểm hóa ký duyệt và
chuyển lên Lãnh đạo Hải quan cửa khẩu xác nhận cho thông quan. Đại diện doanh
nghiệp đóng lệ phí Hải quan, thuế nhập khẩu, VAT nếu có và nhận lại tờ khai để
thông quan hàng.
Luồng đỏ (kiểm tra hàng nhập khẩu)
Hồ sơ sau khi được đăng ký xong sẽ chuyển qua làm tiếp phần kiểm tra thuế như
luồng vàng, sau đó sẽ trình Lãnh đạo cửa khẩu để duyệt tỷ lệ kiểm tra hàng hoá (Vd
: kiểm tra 5%, 10%, hoặc toàn bộ…) nếu hàng hóa thuộc dạng những mặt hàng có
tỷ lệ gian lận thương mại cao thì Lãnh đạo Hải quan có quyền đề xuất kết hợp kiểm
tra hàng hóa giữa 2 công chức kiểm hoá với Tổ kiểm soát cửa khẩu để kiểm tra.
Những phát sinh khi tiến hành thủ tục kiểm tra giá thuế:
Tại nơi làm thủ tục Hải quan, cán bộ tính thuế phải kiểm tra hồ sơ chứng từ đầy đủ
của lô hàng, đặc biệt kiểm tra tính hợp lệ của Hợp đồng, hóa đơn và các chứng từ
thanh toán theo quy định.
Nếu giá nhập khẩu được áp trên tờ khai theo giá invoice mà giá này có biểu hiện
nghi vấn không phù hợp với tình hình chung của thị trường thì công chức Hải quan
có quyền đề nghị tạm chấp nhận giá khai báo và chờ thủ tục tham vấn giá của Cơ
quan Hải quan. Trong thời gian này doanh nghiệp có trách nhiệm chứng minh giá
khai báo trên tờ khai là giá thực nhập và xuất trình các chứng từ liên quan mà Hải
quan yêu cầu. Sau đó sẽ có sự thống nhất về kết quả áp giá tính thuế và lấy giá này
làm cơ sở để áp thuế cho tờ khai của doanh nghiệp.
Thủ tục đối chiếu và kiểm tra tại Hải quan giám sát bãi:
NHÓM 7B Trang 20
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Hoàn tất thủ tục đăng ký tờ khai Hải quan, người giao nhận phải tiến hành thủ tục
đối chiếu Lệnh giao hàng của lô hàng với Manifest của Hải quan. (Thủ tục này tùy
vào quy định của từng cửa khẩu… có cửa khẩu thì không cần thủ tục này, việc này
do công chức Hải quan tự đối chiếu)
Người giao nhận xuất trình : D/O bản chính, khai báo số tờ khai, ngày đăng ký, tên
hàng hóa, số lượng trọng lượng…
Hải quan Giám sát bãi sẽ tiến hành đối chiếu các chi tiết trong D/O, Manifest về số
B/L, số Container, số Seal, quy cách lô hàng, số lượng mặt hàng, tên mặt hàng, có
phù hợp hay không. Nếu trên các chứng từ kể trên có sai sót thì Hải quan yêu cầu
xuất trình văn bản tu chỉnh cho phù hợp.
Hải quan Giám sát bãi sẽ tiến hành đối chiếu và ký tên đóng dấu “Đã đối chiếu
Manifest” vào D/O chính trả lại người giao nhận, sau đó vào sổ lưu.
Nhân viên Hải quan giám sát sẽ chịu trách nhiệm giám sát trong quá trình đối chiếu
số Container và Seal trước khi cắt Seal kiểm hóa cho đến thanh lý và giải phóng
hàng tại bãi. Việc kiểm tra giám sát nhằm tránh tình trạng tráo hàng và các hành
động gian lận khác của chủ hàng trong lúc làm thủ tục kiểm hóa hàng.
Kiểm hóa lô hàng nhập khẩu :
Tại bãi kiểm hóa Container , nhân viên giao nhận sau khi đã thực hiện việc yêu cầu
Điều độ bốc dỡ của Cảng hạ container vào bãi kiểm hóa, phải xuống ngay hiện
trường để xác định vị trí của Container, kiểm tra số seal và tình trạng bên ngoài
Container.
Liên hệ nhân viên kiểm hóa xuống hiện trường kiểm thực tế lô hàng, ngay khi kiểm
hóa viên xuống bãi Container, Và thực hiện việc kiểm tra niêm phong và cắt seal để
kiểm hóa.
Mở container kiểm hóa dưới sự giám sát của người giao nhận và nhân viên kiểm
hóa (hoặc các Tổ nghiệp vụ được yêu cầu phối hợp kiểm tra) Kiểm hóa tiến hành
việc kiểm tra theo yêu cầu và tỷ lệ của Lệnh hình thức kiểm tra mà Lãnh đạo cửa
khẩu đã phê duyệt đối chiếu với tờ khai của doanh nghiệp. Nếu thực tế kiểm tra
đúng như khai báo của doanh nghiệp thì kiểm hóa viên xác nhận kết quả kiểm tra
thực tế về : mặt hàng, số lượng, trọng lượng quy cách, xuất xứ…. vào phía sau tờ
khai ô số (30) nơi dành cho ghi kết quả kiểm hóa, đóng dấu ký tên vào ô số (32) và
yêu cầu đại diện doanh nghiệp ký xác nhận nội dung kiểm tra vào ô số (31)tờ khai.
Kiểm hóa viên trình kết quả kiểm tra cho Lãnh đạo để phúc tập lại kết quả kiểm tra
và ký duyệt thông quan tại ô (38).
Nhân viên giao nhận của CTG sẽ yêu cầu Hải quan kiểm hóa hàng sau khi hoàn tất
thủ tục hải quan.
Công việc kiểm tra hàng hóa sẽ được tiến hành trước mặt người khai, cán bộ kiểm
tra sẽ căn cứ trên tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói kèm theo để
NHÓM 7B Trang 21
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
xác định số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất và xác nhận hàng đã áp dụng
mức thuế đúng hay sai. Người nhập khẩu xuất trình hàng hóa và chịu tất cả chi phí
trong quá trình nhận hàng. Sau khi kiểm hoá xong nhân viên Hải quan sẽ ký xác
nhận vào tờ khai Hải quan kết quả kiểm hóa một cách rõ ràng, nhân viên CTG sẽ ký
vào tờ khai sau đó. Các chứng từ trong quá trình kiểm hóa này sẽ được chuyển qua
phòng tính giá và tính thuế và sau cùng chuyển qua lãnh đạo của Hải quan ký.
Sau khi kiểm hóa, Hải quan sẽ trả lại cho người nhận hàng một tờ khai hải quan và
cấp giấy thông báo thu thuế. Người giao nhận sẽ đến Hải quan thanh lý tờ khai Hải
quan, ra Hải quan cổng trình tờ khai và phiếu vận chuyển xe đã hoàn tất cả chuyển
hàng hóa về địa điểm của người nhập khẩu.
3. Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Bằng Đường Biển
Hợp đồng xuất khẩu Gốm sứ số PTCXAI- 081108 Giữa Công ty PHÚC THỊNH và
XOAI ASIA INC ( có đính kèm theo Phụ lục hợp đồng)
Trong hợp đồng này, người nhập khẩu và người nhận hàng khác nhau vì đây là
phương thức mua bán có chỉ định
Các bên:
Bên A.
Người xuất khẩu: PHUC THINH TRADING PTE. COMPANY
Địa chỉ: Ấp Hòa Lân, xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
Bên B.
Người nhập khẩu: XOAI ASIA INC
Địa chỉ:1101 tòa nhà Liberty Center,104 H.V. de la Costa St. Salcedo Village, thành
phố Makati, M. Manila- Philippines
Điều khoản tên hàng, mô tả hàng hóa, số lượng, đơn giá và tổng tiền (như hợp
đồng đính kèm)
Đóng gói: Trong thùng carton và trong container
Giao hàng: không trễ hơn 30 tháng 4 năm 2010
Giao hàng từng phần được phép
Cảng giao hàng: Cảng Hồ Chí Minh
Người nhận và cảng nhận hàng: theo thỏa thuận( theo hướng dẫn giao hàng cuả
IKEA TRADING LTD)
Người nhận chính thức: 353- STO-1, IKEA Napoli, Via E.Berlinguer 2
Localita ,Cantariello 80021 Afragola (NA), Italy
NHÓM 7B Trang 22
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Người gom hàng : 1710-COM-1, IKEA Italia Distribution s.r.1 Stada Provinciale
208 n3 20061 Carugate( MI), Italy
Người thông báo 1: 236-DT-1 IKEA Distr. DC2 Piacenza (PC) Strada Torre della
Razza 29122- Piacenza (PC), Italy
Người thông báo 2: 353- STO-1 IKEA Napoli Via E.Berlinguer 2 Localita
Cantariello 80021 Afragola (NA), Italy
Thanh toán: bằng phương thức chuyển tiền người bán hưởng
Số tài khoản: 001-009448-141 tại Ngân hàng HSBC chi nhánh Hồ Chí Minh, địa
chỉ 235 Đồng Khởi,Q1,TPHCM, Việt Nam
Thời hạn thanh toán: không trễ hơn 60 ngày sau khi nhận được vận đơn sạch đã
xếp hàng lên tàu tại cảng Hồ Chí Minh
Chứng từ xuất trình:
• 01 bộ (3/3) bản vận đơn sạch đã xếp hàng lên tàu hoặc giấy gửi hàng đường
biển được lập theo lệnh của người mua và ghi chú: “ cước phí trả sau”
• 03 bản kê chi tiết hàng hóa
• 03Hóa đơn thương mại đã ký
• 02 Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam cấp.
Nhìn chung hợp đồng này đã đầy đủ và khá chặt chẽ. Hợp đồng mang tính thực tế
và cụ thể đối với mặt hàng thích hợp, khác nhiều với lý thuyết. Ngoài ra cho thấy
không thể áp dụng một cách máy móc lý thuyết vào thực tế được.
3.1 Quy trình xuất khẩu bằng container đối với hợp đồng trên
Sau khi đàm phán và ký kết hợp đồng trên, Công ty tiến hành các quy trình tổ chức
thực hiện hợp đồng. Đây là khâu rất quan trọng góp phần rất lớn trong việc tạo uy
tín và cơ sở cho những hợp đồng tiếp theo được ký kết. Đồng thời, đây là khâu đảm
bảo thành quả cuối cùng của hợp đồng là được thanh toán tiền hàng của Công ty, do
đó việc thực hiện khâu này được chú trọng và quan tâm nhiều.
3.1.1 Giấy phép xuất khẩu
Xin một lần cho nhiều lần xuất
3.1.2 Chuẩn bị hàng hóa để xuất
Sau khi nhận được sự đồng ý của khách hàng nước ngoài về hóa đơn chiếu lệ, công
ty xúc tiến chuẩn bị hàng xuất khẩu, kiểm tra và đẩy nhanh tiến trình sản xuất để
cho ra sản phẩm cuối cùng đúng như yêu cầu và kịp thời gian giao hàng cho khách
hàng nước ngoài.
NHÓM 7B Trang 23
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
3.1.3 Kiểm tra hàng xuất khẩu
Sơ đồ nhóm kiểm tra hàng lần cuối
• Nhóm trưởng
- Tổ chức công việc kiểm tra hàng lần cuối dựa theo lịch xuất hàng
- Báo cáo kết quả kiểm tra hàng lần cuối với Giám đốc
• Nhân viên 1:
- Thực hiện kiểm tra, ghi kết quả kiểm tra
- Báo cáo kết quả kiểm tra với nhóm trưởng
- Chịu trách nhiệm về việc di dời hàng hoá sau khi kiểm tra
• Nhân viên 2
- Chuẩn bị biên bản kiểm tra container/ truck
- Thực hiện việc kiểm tra container trước khi đóng hàng, kết luận xem container có
đủ điều kiện đóng hàng xuất khẩu hay không. Nếu không đủ điều kiện đóng hàng
xuất khẩu, phản ánh lại sự việc với hãng tàu để có biện pháp khắc phục và kết luận
xem hàng hoá lên container/ truck có đủ điều kiện xuất khẩu hay không
- Tóm tắt kết quả kiểm tra hàng lần cuối và quá trình lên hàng bằng văn bản
NHÓM 7B Trang 24
BỘ PHẬN KIỂM TRA HÀNG LẦN CUỐI
NHÂN VIÊN 1
NHÂN VIÊN 2
TRƯỞNG
NHÓM
GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Sơ đồ giao nhận hàng từ nhà máy
(1) Nhận lịch xuất hàng
Công việc kiểm tra hàng lần cuối được tiến hành khi người kiểm tra hàng lần cuối
nhận được lịch xuất hàng từ Giám đốc hay các bộ phận có liên quan.
(2) Chuẩn bị kiểm tra
(3) Chọn mẫu
Số lượng mẫu dựa theo tiêu chuẩn ISO 2859 AQL 2.5
Mẫu được chọn ngẫu nhiên
NHÓM 7B Trang 25
(1) Nhận lịch xuất hàng
(2) Chuẩn bị kiểm tra
(4) Kiểm tra cấp 1
(8) Lưu kho chờ xuất
(14) Lưu kho chờ xuất
(15) Kiểm tra lên hàng
(18) Xuất hàng
(3) Chọn Mẫu
(7) Kiểm tra cấp 2
Kiểm tra chứng từ
(9) Nhận
container
(11) Sữa
chữa
Kết
Thúc
(6) Kiểm tra 100%
sửa chửa
(5) Lô hàng bị giữ
(10)
Ki m tra ể
cont, truck
(10) Kiểm tra
cont, truck
(12) Kiểm tra
Trả lại nhà cung cấp