Tải bản đầy đủ (.ppt) (99 trang)

PHAT TRIEN DONG VATPHAT TRIEN DONG VAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.78 MB, 99 trang )

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁ THỂ ĐỘNG
VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG

MAI ĐÌNH PHÚC

DƯƠNG THỊ THẨM
Giáo viên hướng dẫn:

Cô NGUYỄN THỊ CÚC
NỘI DUNG
A. Nguyên lý thuyết biểu sinh:
B. Các giai đoạn phát triển của cá thể:
I. Đối với động vật đơn bào
II. Đối với động vật đa bào
1. Giai đoạn tạo trứng
a) Nguồn gốc giao tử
b) Sự tạo tinh trùng
c) Sự tạo trứng
2. Giai đoạn tạo hợp tử
a) Noãn và tinh trùng trước khi thụ tinh
b) Quá trình thụ tinh
3. Các giai đoạn phát triển của phôi
a) Quá trình phân cắt

Các kiểu phân cắt

Cơ chế phân cắt
b)Sự tạo phôi nang


c) Sự phôi vị hóa
d) Dẫn xuất ba lá phôi
4. Giai đoạn phát triển hậu phôi
5. Giai đoạn trưởng thành
6. Giai đoạn lão hóa và chết
A. Nguyên lý thuyết biểu sinh:

Phần lớn các loài sinh vật đều khởi đầu
từ những tổ chứa đơn giản (hợp tử) sau
đó mới trở thành những tổ chức cơ thể
phức tạp.
B. Các giai đoạn phát triển của cá thể:
I. Đối với động vật đơn bào:
• Cá thể con được sinh ra từ cơ thể mẹ
bằng cách phân đôi
• Sau đó,chúng sẽ sinh trưởng để trở thành
cá thể trưởng thành.

Một số động vật nguyên sinh có vòng đời
phát triển phức tạp hơn, thường xen kẽ
giữa thế hệ sinh sản vô tính với thế hệ
sinh sản hữa tính. Ví dụ như: trùng bào tử,
trùng cỏ, trùng chân giả….


II. Đối với động vật đa bào:
1) Giai đoạn tạo giao tử
1.1)Nguồn gốc giao tử

Trong quá trình sinh sản hữu tính, các giao tử

gồm có hai loại đực và cái, được hình thành
từ các cơ thể độc lập khác giới hoặc trên cùng
một cơ thể

Qúa trình tạo giao tử được bắt đầu ở hầu hết
các tế bào mầm.

Tế bào mầm hay còn gọi là tế bào gốc, là
những tế bào chủ của cơ thể, còn trong tình
trạng trứng nước, có thể được nuôi dưỡng cho
lớn để trở thành các loại mô bào trưởng thành
khác.
Quá trình tạo thành tế bào mầm
1.2)Sự tạo trứng (Oogenesic)

Quá trình tạo trứng trải qua một số giai
đoạn:

Giai đoạn sinh sản các noãn nguyên bào:

Sau khi di cư vào tuyến sinh dục, các tế
bào mầm sinh dục sơ khai trở thành các
noãn sinh bào, bắt đầu sinh sản và nhanh
chóng kết thúc ngay trong giai đoạn phát
triển phôi .
Giai đoạn tăng trưởng noãn bào:

Đây là giai đoạn chiếm khoảng thời gian rất dài.

Những biến đổi của nhân : nhân noãn cũng trải

qua các giai đoạn đầu của tiền kì Meios 1, tức là
qua các giai đoạn leptonem, zigonem, pakinem
và diplonem. Tuy nhiên điểm đặt biệt là NST có
hiện tượng mở xoắn và hoạt động tổng hợp ,
nhân lên các gen riboxom tức là tích lũy một số
lượng khổng lồ các riboxom và xuất hiện các
NST đặt biệt kiểu chồi đèn.
Giai đoạn tăng trưởng noãn bào:

Các chất dự trữ: noãn bào tăng trưởng đã tích
lũy các chất dữ trữ gồm các thành phần cùa bộ
máy tổng hợp protein như rARN, tARN, mARN
có số lượng gấp hàng nghìn lần tế bào soma.

Ngoài các noãn còn tổng hợp và dự trữ một số
lượng lớn histon , protein riboxom, protein
màng, tubulin và các protein noãn hoàng.

Noãn hoàng: noãn hoàng của noãn bào được
tạo ra từ hai nguồn ,bên trong noãn bào gọi là
nội sinh và tổng hợp trong cơ thể mẹ gọi là
ngoại sinh.
Giai đoạn thành thục noãn bào:

Sau khi tăng trưởng đạt kích thước cực
đại noãn chuyển sang giai đoạn thành
thục. Sự chuyển giai đoạn này được thực
hiện dưới ảnh hưởng của các hocmon
kích dục từ thùy trước tuyến yên. Kích dục
tố chỉ tiết vào máu ờ những thới lì nhất

định của chu kì sinh sản..
Giai đoạn thành thục noãn bào:

Khi noãn chuẩn bị thành thục , nhân có kích
thước lớn thường được gọi là bóng phôi. Sau
khi tiếp nhận kích dục tố , nhân nhanh chóng
tiếp tục các kì Meiose , kết quả là sau hậu kì
Meiose sẽ tạo ra noãn hoàng bậc II và thể cực
thứ nhất . Noãn bào bậc II tiếp tục phân chia và
sau mạc kì thể cực thứ hai được hình thành
cùng với trứng thành thục
Giai đoạn thành thục noãn bào:

Cùng với những biến đổi của nhân kể trên, tế bào chất
cũng có những thay đổi như trứng trở nên mọng nước
, tăng áp suất nội bào, giảm tính thấm , lớp tế bào chất
bề mặt co giãn và xuất hiện khả năng phân chia.
Trong tế bào chất của trứng cũng xuất hiện một loạt
các tác nhân có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển
tiếp theo.

Đặt biệt là sự vỡ màng nhân , mang nhân bị phá vỡ
nhờ tác nhân phá hủy màng nhân. Tác nhân này xuất
hiện trong noãn bào dưới ảnh hưởng của progesteron
và không có sự tham gia của nhân, tác nhân không
tính đặt hiệu loài,có bản chất protein và có khả năng
nhân lên trong tế bào chất.
Giai đoạn thành thục noãn bào:

Tác nhân hội tụ NST xuất hiện khi có sự hoà lẫn

dịch nhân với tế bào chất, tác động của tác nhân
này cũng không đặt hiệu. Vì vậy, nó gây ra hội
tụ NST của bất kì tế bào nào.

Trong tế bào noãn đang chín cũng xuất hiện một
số tác nhân khác như tác nhân trương nhân tinh
trùng , tác nhân phân bào, ở một số động vật
còn có tác nhân ức chế Meiose.
Sự sinh trứng ở động vật
Một số kiểu tạo trứng sau:

Kiểu phân tán:

Các noãn bào và noãn nguyên bào xuất hiện phân tán
trong tần chất keo, nội bì hay ngoại bì. Kiểu này chỉ
thấy ở loài bọt biển, ruột túi và giun dẹp.

Kiểu tập trung:

Quá trình tạo trứng xảy ra trong các tuyến sinh dục
chuyên hóa, kiểu này có ở đa số động vật đa bào. Kiểu
tập trung lại bao gồm loại không có tế bào nuôi dưỡng
thường thấy ở da gai, một số nhuyễn thể.

Ở nhóm này , tế bào trứng của chúng phát triển không
phụ thuộc vào tế bào xung quanh. Kiểu tế bào nuôi
dưỡng có ở đa số loài động vật.

Ở nhóm này , trong buồng trứng noãn bào thường kèm
theo những tế bào đặc biệt có vai trò dinh dưỡng. Các

tế bào này tạo một hay nhiều lớp giống như biểu mô
bao lấy noãn bào.
1.3) Sự sinh tinh:

Các tế bào mầm sinh dục đực sơ khai
phân bào đẵng nhiễm tạo ra hàng triệu tế
bào tiền thân của các giao tử
các tế bào con đơn bội
phân bào giảm nhiễm
quá trình biệt hóa
tinh trùng

Diễn biến: gồm 2 giai đoạn

Hình thành tinh tử:

Các tinh tử được tạo ra là kết quả của các quá trình
phân bào liên tiếp,bắt đầu từ các tế bào mầm sinh
dục

Quá trình biệt hóa tinh tử thành tinh trùng:

Bắt đầu từ pha cuối của Meiose 2 ,trung tử vận
động tách ra thành dạng hạt nhẹ hơn di chuyển về
phía sau tương lai của tinh trùng.

Tiếp đó,bộ máy Golgi di chuyển và nằm ở vị trí đối
lập qua nhân so với trung tử,kết quả là hướng đầu-
đuôi của tinh trùng được xác định.
Sự sinh tinh

Quá trình biệt hóa tinh tử thành
tinh trùng:

Bắt đầu từ pha cuối của Meiose 2 ,trung tử
vận động tách ra thành dạng hạt nhẹ hơn di
chuyển về phía sau tương lai của tinh trùng.

Tiếp đó,bộ máy Golgi di chuyển và nằm ở vị
trí đối lập qua nhân so với trung tử,kết quả là
hướng đầu-đuôi của tinh trùng được xác định.
Điểm giống nhau giữa quá trình tạo
trứng và tạo tinh trùng

Đều xảy ra ở các tế bào sinh dục sau khi kết thúc giai
đoạn sinh trưởng.

Đều trải qua 3 giai đoạn:
+ Sinh sản: các tế bào sinh dục nguyên phân liên tiếp
nhiều đợt tạo ra các tế bào con.
+ Sinh trưởng: các tế bào sinh dục tiếp tục nhận nguyên
liệu ở môi trường ngoài tạo nên các tế bào có kích
thước lớn.
+ Chín: trải qua giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp:
giảm phân I và giảm phân II.

Đều xảy ra hàng loạt các cơ chế hoạt động của nhiễm sắc
thể: nhân đôi, phân li, tổ hợp tự do.

Đều là cơ chế sinh học đảm bảo sự kế tục vật chất di
truyền qua các thế hệ.([3] trang 78)

Điểm khác nhau giữa quá trình tạo
trứng và tạo tinh trùng
Tạo tinh trùng Tạo trứng
Giai đoạn sinh trưởng ngắn, lượng vật
chất tích luỹ ít, tế bào sinh tinh có kích
thước bé.
Giai đoạn sinh trưởng dài, lượng vật
chất tích luỹ nhiều, tế bào sinh trứng có
kích thước lớn
Một tế bào sinh tinh trùng kết thúc giảm
phân tạo ra 4 tinh trùng đơn bội.
- Một tế bào sinh trứng kết thúc giảm
phân tạo ra 1 tế bào trứng và 3 thể định
hướng đều có bộ nhiễm sắc thể đơn
bội.
Tinh trùng có kích thước bé, gồm 3
phần: đầu, cổ, đuôi. Lượng tế bào chất
không đáng kể
Trứng có kích thước lớn, có dạng hình
cầu, lượng tế bào chất nhiều
Chưa có sự can thiệp của chọn lọc tự
nhiên vào quá trình tạo tinh trùng
- Có sự can thiệp của chọn lọc tự nhiên
ngay ở lần phân bào I và cả lần phân
bào II. Kết quả chỉ giữ lại 1 trứng có khả
năng thụ tinh

×