Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ HSG LỚP 5 (HUYỆN) THÁNG 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.9 KB, 5 trang )

PHÒNG GD-ĐT ĐỀØ THI CHỌN HS GIỎI CẤP TIỂU HỌC VÒNG HUYỆN
…………………………………… Năm học 2009 - 2010
_________________ _______________________________
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Thời gian: 120 phút ( học sinh không phải chép lại đề )
Đề bài:
PHẦN I: Luyện từ và câu:
Câu 1: ( 2 điểm ) Cho các từ ngữ sau đây: bạn bè, thật thà, chăm chỉ, hư hỏng, san sẻ,
gắn bó, ngoan ngoãn, bạn học, giúp đỡ, khó khăn, bạn đường. Hãy phân biệt và xếp
vào 3 nhóm:
Từ láy Từ ghép tổng hợp Từ ghép phân loại
Câu 2: ( 2 điểm )
Hãy giải nghóa từ “bay” trong các câu sau, từ “bay” ở câu nào mang nghóa gốc ? Từ
“bay” ở câu nào mang nghóa chuyển ? Từ “bay” ở câu nào là từ đồng âm ?
a) Mùa xuân chim én bay về.
b) Chú thợ hồ cầm bay trát tường.
c) Quân ta tấn công giặc, đạn pháo bay rào rào.
d) Chiếc áo mẹ mặc đã lâu, nay đã bay màu.
Câu 3: ( 2 điểm ) Tìm danh từ, động từ và tính từ trong đoạn văn sau đây:
“Buổi trưa nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ
tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên mãi”.
Câu 4: ( 2 điểm ) Tìm trạng ngữ, chủ ngữ và vò ngữ trong các câu sau:
a) Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ
rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghò lực.
b) Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề
phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ só tạo hình của
nhân dân.
Câu 5: ( 2 điểm ) Đọc đoạn thơ sau:
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan, em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,


Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. (Nguyễn Khoa Điềm)
a) Tìm cặp từ trái nghóa.
b) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi viết đoạn thơ trên ?
c) Hãy nêu suy nghó và tình cảm của em khi đọc đoạn thơ.
PHẦN II: Tập làm văn ( 8 điểm )
Mùa xuân đến làm cho đất trời, cảnh vật tươi đẹp thêm hơn. Hãy tả cảnh xóm, làng
nơi em ở và nêu cảm xúc của em khi mùa xuân đến. (Lưu ý: không được ghi tên xóm,
làng, ấp, xã,... nơi em ở)
* Điểm trình bày và chữ viết: 2 điểm.
------------- HẾT-------------
PHÒNG GD-ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
...............................
________________ ________________________________________
PHẦN I: Luyện từ và câu:
Câu 1: ( 2 điểm )
Từ láy Từ ghép tổng hợp Từ ghép phân loại
thật thà, chăm chỉ
ngoan ngoãn, khó khăn
( 1 đ )
bạn bè , hư hỏng, san sẻ
gắn bó, giúp đỡ
( 0.5 đ )
bạn học, bạn đường
( 0.5 đ )
Câu 2: ( 2 điểm ) Xác đònh đúng nghóa và thể loại nghóa của từ “bay” ở từng câu,
cho 0,5 điểm mỗi câu.
a) Mùa xuân chim én bay về. Bay: nghóa gốc (nghóa chính, nghóa đen), động tác
dang cánh tạo áp lực của không khí để di chuyển của các loài có lông vũ.
b) Chú thợ hồ cầm bay trát tường. Bay: từ đồng âm, một dụng cụ của thợ xây
dựng.

d) Chiếc áo mẹ mặc đã lâu, nay đã bay màu. Bay: nghóa chuyển (phai, bạc, nhạt,
…)
c) Quân ta tấn công giặc, đạn pháo bay rào rào. Bay: từ mang nghóa chuyển
(nhiều nghóa) đạn từ nòng súng, nòng pháo được tống đi nhờ sức mạnh của thuốc nổ.
Câu 3: ( 2 điểm )
Danh từ Động từ Tính từ
Buổi trưa, sân, sợi ,
không khí, mặt đất
( 0.5 đ )
Nhìn, thấy, lượn,
bốc lên
( 0.5 đ )
rất rõ, nhỏ bé,
mỏng mảnh, nhẹ tênh,
vòng vèo, mãi
( 1 đ )
Câu 4: ( 2 điểm )
Trạng ngữ Chủ ngữ Vò ngữ
a) Sống trên cái đất mà ngày xưa,
dưới sông “sấu cản mũi thuyền”,
trên cạn “hổ rình xem hát” này,
(0.25 đ)
con người
(0.5 đ)
phải thông minh và
giàu nghò lực.

(0.25 đ)
b) Mỗi lần tết đến, đứng trước
những cái chiếu bày tranh làng Hồ

giải trên các lề phố Hà Nội,
(0.25 đ)

lòng tôi
(0.5 đ)
thấm thía một nỗi
biết ơn đối với
những người nghệ só
tạo hình của nhân
dân. (0.25 đ)
Câu 5: ( 2 điểm )
a) Cặp từ trái nghóa: to - nhỏ (0.5 đ)
b) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, gồm:
+ So sánh đối lập nhau: lưng núi (sườn núi) to lưng mẹ nhỏ; mặt trời trên
đồi em bé trên lưng mẹ. (0.5 đ)
+ So sánh ẩn dụ: mặt trời của mẹ, chính là em bé (là tình yêu, là nguồn sống,
niềm tin, là hạnh phúc lớn lao của mẹ,…) (0.5 đ)
c) Qua hình ảnh một người mẹ miền núi, đòu con trên lưng vừa làm nương trên
sườn núi, học sinh cảm nhận được nỗi lao động vất vả, sự chăm sóc nuôi nấng, cưu
mang và tình yêu thương con cái của mẹ. (0.5 đ)
PHẦN II: Tập làm văn: ( 8 điểm)
* 05 yêu cầu bài văn cần đạt:
1- Viết được bài văn đúng thể loại tả cảnh, có độ dài từ 20 câu trở lên, nội
dung miêu tả cảnh vật nơi học sinh đang ở khi mùa xuân đến.
2- Bài làm đúng, đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài đúng theo yêu
cầu thể loại văn tả cảnh. ( Giới thiệu – Miêu tả và Nêu cảm nghó, kết thúc bài )
3- Giọng văn mạch lạc, câu văn suông sẻ, đúng ngữ pháp, sử dụng từ ngữ
chính xác. Mô tả được toàn cảnh chung và các cảnh vật chi tiết, nét đặc trưng của
mùa xuân: bầu trời, nắng, gió, không khí, cây cối, các loài hoa, chim én,…( có nêu
thêm 1 vài cảnh sinh hoạt, có xen kẽ tả người, tả vật hoạt động.v.v…) nêu được

cảm xúc của bản thân đối với tình cảm xóm làng quê hương, tình cảm đối với
thiên nhiên, đất nước trong không khí xuân sang.
4- Bài có nhiều câu văn hay, quan sát và miêu tả hợp lý, sinh động, ý tưởng
phong phú và giàu âm thanh, giàu hình ảnh, biết áp dụng các biện pháp nghệ
thuật văn học đã được học như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, liên tưởng,....
5- Chữ viết rõ ràng, dễ đọc; bài làm sạch sẽ và không mắc lỗi chính tả.
Điểm 7 - 8 :
Bài văn phải đảm bảo trọn vẹn cả 05 yêu cầu trên.
Điểm 5-6 :
- Đạt 5 yêu cầu nhưng có vài câu chưa thật hấp dẫn, miêu tả đơn điệu.
- Đạt khá mục 3, 4; còn thiếu sót, vài câu còn sai về cách dùng từ và còn sai về
cú pháp, ngữ pháp.
- Mắc 1- 2 lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 3-4 :
- Bài làm đạt trung bình mục 1, 2, 5; mục 3, 4 còn hạn chế, sơ lược.
- Phần thân bài miêu tả về chi tiết chưa đầy đủ, chưa hợp lý, chưa đúng đặc
trưng mùa xuân. Xen kẽ tả người, tả vật xung quanh chưa rõ nét, chưa gây tác
dụng. Nêu cảm nghó chưa chân thật, chưa có hiệu quả về tác động tình cảm, chưa
gây nhiều xúc cảm.
- Sắp xếp ý miêu tả còn lộn xộn, dùng từ và đặt câu sai 2-3 câu trở lên.
- Mắc 3-4 lỗi chính tả.
Điểm 2 - 1 :
- Cả 5 mục yêu cầu rất sơ lược, miêu tả dạng trình bày quan sát đơn điệu.
- Phần thân bài miêu tả lủng củng, câu luộm thuộm, thiếu tác dụng miêu tả,
thiếu nhiều phần chi tiết, nêu cảm nghó và cảm xúc của bản thân chưa đầy đủ,
trọn vẹn.
- Về chi tiết các ý miêu tả còn nhầm lẫn, trùng lặp, dùng từ và đặt câu sai 4-5
câu.
- Mắc 5-6 lỗi chính tả.
Điểm 0:

- Bài làm xa đề, lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.
Điểm trình bày và chữ viết : 2 điểm.
-Đánh giá cách trình bày và chữ viết của toàn bài (phần I và II) của HS để
cho điểm:
+ 2 điểm: trình bày đúng, đẹp, sạch sẽ, chữ viết đẹp, ngay ngắn, thẳng hàng.
+ 1 điểm: cách trình bày và chữ viết đạt trung bình, đọc được. Còn sai hình
dáng, độ cao, nét chữ chưa thật đều, chưa chân phương. Có 1-2 chỗ dơ, xoá, sửa
đè…
+ 0,5 điểm : Bài dơ, trình bày chưa rõ, chưa đúng, chữ viết cẩu thả, không ngay
ngắn, khó đọc.
_________________________

×