Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Thị trường về xuất khẩu chủ lực của Việt Nam – Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.64 KB, 127 trang )

2010
Mục lục:
Lời mở đầu................................................................2
Khái quát các thị trường XK chính........................3
Thị trường Hoa Kỳ...................................................7
Thị trương EU........................................................21
Thị trường Nhật......................................................37
Thị trường Trung Quốc.........................................60
Thị trường Singapore.............................................77
Thị trường Úc.........................................................89
Thị trường Nga.....................................................104
Thị trường các nước ASEAN...............................116
Các giải pháp chung.............................................132
Kết luận.................................................................134
Page 1
2010
Lời mở đầu:
ới xu hướng toàn cầu hóa hiện nay việc giao thương với các nước
trên thế giới đóng vai trò quan trọng, nó thúc đẩy kinh tế phát triển
và thay đổi theo chiều hướng mới. Việt Nam là nước đang trong quá
trình phát triển vì vậy hợp tác hội nhập là tất yếu.Số lượng thị
trường Việt Nam xuất khẩu đã hơn 150 nước trên thế giới. Nhưng đâu mới là thị
trường chủ lực của Viêt Nam do đó thực hiện bài tiểu luận này cho ta một cái nhìn
tổng quát về một số thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ đó ta có thể đề ra
những giải pháp thích hợp cho từng thị trường nhằm làm tăng hơn nữa việc giao
thương giữa Việt Nam và các nước này.
V
Page 2
2010
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, hàng hóa nhập khẩu chủ yếu
là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng được nhập khẩu để đổi mới kỹ thuật - công nghệ,


nhằm nâng cao năng suất, tăng sức cạnh tranh, các loại nguyên, nhiên vật liệu mà trong
nước không sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng không đủ hoặc không có hiệu quả
bằng nhập khẩu thêm vào đó là các loại hàng hóa tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh
về số lượng, đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã và cao hơn về chất lượng
Các thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam:
1.Một số thị trường nhập khẩu:
- Nguồn: Tổng cục Thống kê
Qua số liệu thống kê từ 2007- 7 tháng đầu năm 2010, có thể thấy, thị trường nhập khẩu lớn
của Việt Nam có thể kể đến Asean, Trung Quốc, Nhật Bản , EU…
.Thị trường Trung quốc: với kim ngạch nhập khẩu cao nhất trong những năm qua và liên
tục tăng. Năm 2009, trị giá nhập khẩu từ thị trường này lên đến trên 16 tỷ USD và chỉ mới
7 tháng 2010, giá trị nhập khẩu đã trên 10 tỷ USD. Chúng ta nhập khẩu chủ yếu các loại
nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, các loại linh kiện điện tử, máy móc thiết bị…
Các nước Asean: đây là thị trường có nhiều thuận lợi trong xuất nhập khẩu của Việt
Nam với kim ngạch nhập khẩu hàng năm đạt giá trị cao. Do có ưu đãi thuế với các nước
trong khu vực nên hàng hóa nhập vào Việt Nam có tính cạnh tranh cao. Các mặt hàng nhập
khẩu chủ yếu là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, linh kiện điện tử và các mặt hàng
tiêu dùng.
Thị trường EU: Việt Nam nhập khẩu từ EU chủ yếu là máy móc, thiết bị công
nghiệp, hóa chất, tân dược, thực phẩm chế biến, sữa…đây là thị trường có đặt điểm công
nghệ cao, có khả năng cung cấp cho Việt Nam những máy móc thiết bị phục vụ đổi mới
sản xuất.
Page 3
2010
Thị trường Nhật Bản: kể từ khi hiệp định thương mại Việt- Nhật có hiệu lực( từ
1.10.2009) hàng công nghiệp, gồm cả phụ tùng ôtô và sản phẩm điện tử của nước này khi
vào Việt Nam được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu ( tiến trình 10 năm). Đây là điều kiện
thuận lợi để đẩy mạnh thương mại hàng hóa giữa hai nước. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu
các mặt hàng máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng ô tô từ Nhật Bản
2. Một số thị trường xuất khẩu chính:

Các thị trường nhập xuất chủ yếu của Việt Nam từ 2007- 2009 và 7 tháng đầu năm
2010- Nguồn: Tổng cục Thống kê
Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn kinh tế còn nhiều biến
động khó khăn này chủ yếu là các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, đây
là những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam và trong tương lai vẫn còn nhiều
cơ hội phát triển, mở rộng. Ngoài ra, Việt Nam còn có thể tiếp tục thâm nhập một số thị
trường truyền thống hoặc thị trường mới như: Nga, Trung Đông, Mỹ La Tinh, châu Phi.
Thị trường Mỹ: là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị xuất khẩu
đạt trên 10 tỷ USD qua các năm. Giai đoạn 2007_2009 , tuy ảnh hưởng khủng hoảng trầm
trọng nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này vẫn không sụt giảm
đáng kể.. Mỹ là thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2008 kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ lên tới 11,87 tỷ USD, tăng 17,3% so với
Page 4
2010
năm 2007. năm 2009 đạt 11,36 tỷ USD, tăng trưởng âm so với 2008, 7 tháng đầu năm
2010, kim ngạch xuất khẩu đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Các mặt hàng chủ lực được
định hướng xuất khẩu vào thị trường này trong giai đoạn 2009-2010 sẽ là: dệt may, giày
dép, sản phẩm gỗ, thủy sản, cà phê, và một số các mặt hàng thuộc da.
Với ASEAN, đây là thị trường cơ cấu hàng hóa có nhiều điểm rất giống với Việt
Nam. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN đạt trên 10 tỷ
USD, tăng 41% so với năm trước. Giai đoạn 2009-2010, các mặt hàng chủ lực vào thị
trường này là: gạo, cà phê, thủy sản, hàng dệt may, điện tử và linh kiện.
Nhật Bản, cũng là một thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt
Nam như: dầu thô, khoáng sản, dệt may, thủy sản,…Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang Nhật đạt 8,5 tỷ USD, tăng 40% so với 2007. Các mặt hàng xuất khẩu chủ
lực được định hướng đến thị trường Nhật Bản giai đoạn 2009-2010 là: dệt may, giày dép,
thủy sản, các mặt hàng cơ khí chế tạo, đồ gỗ.
Úc: là thị trường xuất siêu của Việt Nam. Kim ngạch hàng năm đạt từ 2-4 tỷ USD.
Tuy nhiên, giai đoạn 2008-2009, xuất khẩu vào thị trường này giảm rõ rệt, từ 4,2 xuống
còn 2,3 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường này là dầu

thô, hải sản và gỗ..
Trung Quốc là một nước có chung đường biên giới với Việt Nam và được đánh giá
là một thị trường xuất khẩu quan trọng, nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, từ năm 2003 trở lại
đây, Việt Nam liên tục phải nhập siêu từ Trung Quốc, với kim ngạch lên tới hơn 2 tỷ USD
mỗi năm. Năm 2008, tình hình có cải thiện hơn nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang Trung Quốc cũng mới đạt 4,5 tỷ USD và 4,9 tỷ USD năm 2009. 7 tháng đầu năm
2010, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 3,4 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là than
đá, cao su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ..
I. Thị trường Hoa Kỳ:
1. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ:
Page 5
2010
15 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ: ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng
thống Bill Clinton đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao chính thức với nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quan hệ song phương giữa hai nước được tạo dựng
trên những nền tảng để xây dựng nên một quan hệ toàn diện và lâu dài, hỗ trợ cho những
mục tiêu dài hạn của cả hai quốc gia.Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là đối
tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam; năm 2009, Hoa Kỳ đã đạt vị trí dẫn đầu về đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam Ngoài ra, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng cường hợp tác trên rất
nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn như hoạt động gìn giữ hòa bình và đào tạo, hỗ trợ nhân
đạo, giảm nhẹ thiên tai, an ninh biển, hợp tác chống khủng bố và chống ma túy, an ninh
biên giới và không phổ biến vũ khí.
10 năm kí kết hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ: kí kết vào ngày 13/ 07/
2000 và có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001. Hiệp định này có ý nghĩa quan trọng trong phát
triễn quan hệ kinh tế của 2 quốc gia, đặt một nền tảng rất tích cực cho Việt Nam mở rộng
giao thương, thúc đẩy quá trình cải cách pháp lý, cải thiện dần môi trường đầu tư, và thu
hút FDI để tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua. Đây là hiệp định
thương mại song phương đầu tiênmà nội dung được xây dựng trên nội dung của hiệp định
WTO, là bước đệm có ý nghĩa quan trọng trong việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
trong những năm qua và cả những năm sau này.Theo số liệu thống kê, từ năm 2001 đến

2010, giá trị thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng hơn 10 lần, từ khoảng hơn 1,5 tỉ
đô la trong năm 2001 lên đến gần 15,4 tỉ đô la vào năm 2009 và___ 7 tháng đầu năm 2010.
Cũng trong khoảng thời gian này, Việt Nam liên tục hưởng thặng dư thương mại với Hoa
kỳ mỗi năm, tăng từ 592,8 triệu đô la trong năm 2001 lên đến gần 9,2 tỉ đô la trong năm
2009. Mặc dù hàng Việt Nam phải gặp trở ngại khi vào thị trường Hoa kỳ (được thể hiện
qua các vụ như tôm, cá ba sa, và dệt may),các ngành dịch vụ của Việt Nam như bảo hiểm,
ngân hàng, vận tải... khó cạnh tranh hay sức cạnh tranh của các ngành nông nghiệp , hàng
hóa trong nước còn kém, bức tranh toàn diện vẫn là điểm sáng nhất trong nỗ lực xuất khẩu
của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Hơn nữa, khi có những ưu đãi thương mại tốt hơn
nữa từ phía Hoa Kỳ, Việt Nam có đầy triển vọng để thu hút các nhà đầu tư có công nghệ
Page 6
2010
cao, chẳng hạn như của Intel, vào sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường Hoa
Kỳ.Rõ ràng là những lợi ích trực tiếp và gián tiếp mà Việt Nam có được trong việc mở
rộng giao thương với Hoa Kỳ có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển của
Việt Nam
Tình hình kinh tế Mỹ:
Từ năm 1947 đến năm 2010 tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình của Hoa Kỳ hàng quý là
3,31%, cao lịch sử là 17,20 % vào tháng 3 năm 1950 và mức kỷ lục thấp nhất
-10,40%trong tháng 3 năm 1958. Nền kinh tế của Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất trên thế
giới với nền kinh tế định hướng thị trường.
Sau đợt suy thoái nhẹ từ khủng hoảng dot com tháng 3 đến tháng 11 năm 2001, kinh tế Mỹ
bắt đầu tăng trưởng với tốc độ trung bình là 2,9% trong giai đoạn từ 2002 đến 2006. Trong
khi đó, lạm phát về giá cả, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất vẫn duy trì ở mức tương đối thấp.
Bằng nhiều biện pháp, Hoa Kỳ đã duy trì được vị thế là một nền kinh tế có tính cạnh tranh
cao, sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất trên thế giới. tổng sản phẩm quốc
nội (GDP), đạt 13,13 nghìn tỷ đô-la Mỹ trong năm 2006. Với ít hơn 5% dân số thế giới,
khoảng 302 triệu người, nước Mỹ chiếm 20 đến 30% tổng GDP của toàn thế giới. - Đứng
đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỷ đô-la Mỹ, gấp 3 kim ngạch nhập
khẩu của nước đứng thứ hai là Đức.

Khủng hoảng tài chính 2007- 2010: là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt
hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền
tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa
Kỳ. Bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới một
cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008.
Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Hoa Kỳ với nhiều
nước. Cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những
đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên
thế giới.Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi
trả của khách. Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ vào
Page 7
2010
năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Theo ước tính vào cuối quý III năm
2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba các khoản
này là nợ khó đòi. giữa năm 2006, lãi suất tăng lên 5,25% khiến lãi vay phải trả trở thành
áp lực quá lớn với người mua nhà. Thị trường bất động sản thời điểm này bắt đầu có dấu
hiệu đóng băng và sụt giảm. Những bất ổn từ hoạt động cho vay dưới chuẩn khiến giá nhà
sụt giảm mạnh, thị trường nhà đất đóng băng. Cuộc khủng hoảng từ đó lan từ thị trường
bất động sản sang thị trường tín dụng và cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ
và tràn sang nhiều nước châu Âu, khiến nhiều công ty lớn phá sản. Tình trạng thị trường tài
chính đóng băng ngày càng tồi tệ đã khiến Ngân hàng Trung ương Mỹ, Anh, Nhật, EU và
nhiều quốc gia khác phải cắt giảm lãi suất hàng loạt để khơi thông dòng vốn. Mỹ kể từ đầu
năm đến nay đã 8 lần cắt giảm lãi suất, từ đó lãi suất cơ bản từ 5% đã xuống chỉ còn
0,25%.
Bước vào quý IV/ 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế được đẩy lên một nấc thang mới khi
nền tài chính và kinh tế của nhiều quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng.Nhiều nền kinh tế lớn,
bắt đầu từ Nhật, và EU tuyên bố rơi vào suy thoái. Mỹ, lần đầu tiên sau 8 năm, chính thức
thừa nhận đã lâm vào tình trạng trên từ tháng 12/2007. Điều tương tự cũng xảy ra với Nga,
cường quốc kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Tình trạng đóng băng của hệ thống tài chính tiếp tục
dẫn đến sự giảm sút trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của

người dân. Hệ quả của tình trạng trên là nhiều doanh nghiệp phá sản và đẩy tỷ lệ thất
nghiệp tại nhiều quốc gia tăng cao, chi tiêu và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng rơi
xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
Page 8
2010
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
GDP 2.45% 3.10% 4.40% 3.20% 3.20% 2.00% 1.1% -2,4%
GDP Hoa Kỳ qua các năm- Nguồn: indexmundi.com
Năm 2010, thời kì hậu khủng hoảng bong bóng, Hoa Kỳ đã tuột từ hạng 2 xuống hạng 4 về
tính cạnh tranh kinh tế (competitive economy) trên toàn cầu, do bảng xếp hạng hàng năm
của World Economic Forum (WEF) đưa ra. Thụy Sĩ vẫn đứng hạng nhất, như năm ngoái.
Thụy Điển xếp hạng nhì của Hoa Kỳ trước đây và Singapore lên hạng 3, Đức hạng 5 sau
Mỹ. Mỹ tuột hạng là do “sự mất cân đối trong nền kinh tế vĩ mô, các định chế công và tư
nhân đều yếu kém và các thị trường tài chính rất bấp bênh”Trong cơ cấu sản xuất của Hoa
Kỳ, dịch vụ được sản xuất bởi khu vực tư nhân chiếm 67,8% GDP của Hoa Kỳ, nông
nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP nhưng các trang trại vẫn duy trì được sức mạnh
kinh tế và chính trị của mình. Hoa Kỳ tự sản xuất đủ phần lớn các loại sản phẩm khác.
nông nghiệp được cơ khí hoá cao và tạo ra một lượng sản phẩm dư thừa đáng kể dành cho
xuất khẩu. Sản xuất hàng hóa chiếm 19,8% GDP bao gồm các ngành: ngành chế tạo, như
máy tính, ôtô, máy bay, máy thiết bị - chiếm 12,1%; xây dựng - chiếm 4,9%; khai thác dầu
mỏ, khí đốt và các hoạt động khai mỏ khác - chiếm 1,9%; nông nghiệp chiếm ít hơn
1%.Những khu vực kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất là dịch vụ tài chính, các dịch vụ
Page 9
2010
chuyên nghiệp, khoa học và kỹ thuật; chế tạo sản phẩm bền vững, đặc biệt là máy tính và
đồ điện tử; bất động sản và chăm sóc y tế.Những khu vực kinh tế có tỷ lệ đóng góp trong
GDP giảm đi là nông nghiệp, khai thác mỏ, một vài ngành chế tạo khác như ngành dệt.
Các khó khăn dài hạn mà Hoa Kỳ phải đối mặt đó là :việc đầu tư không thích hợp vào cơ
sở hạ tầng, việc tăng lên nhanh chóng của các chi phí y tế và trợ cấp cho một dân số già,
thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách nghiêm trọng, bất bình đẳng trong phân phối

thu nhập tạo nên khoảng cách giàu nghèo rất lớn giữa các hộ gia đình có thu nhập cao và
các hộ gia đình có thu nhập thấp trong nền kinh tế. Nền kinh tế Mỹ cũng tiêu thụ rất nhiều
năng lượng ,nước Mỹ còn nhập khẩu rất nhiều năng lượng. Gần một phần ba nguồn cung
năng lượng của Mỹ được nhập khẩu, trong đó, gần 2/3 là dầu mỏ. Sự phụ thuộc của nước
Mỹ vào dầu mỏ từ bên ngoài đã trở thành một vấn đề chính trị vô cùng quan trọng.
Từ sau khủng hoảng, Mỹ sẽ đóng một vai trò ít quan trọng hơn trong nền kinh tế toàn cầu
là một điều không thể tránh khỏi do những thay đổi về cấu trúc giữa các quốc gia trên thế
giới. Nhưng không có lý do gì để nước Mỹ không thể tiếp tục duy trì vị trí là quốc gia
thịnh vượng nhất hành tinh.
Page 10
2010
2. Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều giữa Việt Nam và Hoa kỳ:
Quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn năm 2005- 2009 và 7
tháng /2010.Nguồn: số liệu Tổng cục thống kê Việt Nam.
Trong năm 2005 và 2006, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ chỉ đạt tương ứng 5,91 tỷ USD và 7,83 tỷ USD thì đến năm 2007, tổng trị
giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã vượt con số 10 tỷ USD.
Năm 2008, tuy chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu tại Hoa Kỳ vào
tháng 12/2007 và tiếp đến là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ giữa năm 2008, nhưng
quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn có những dấu hiệu khả quan. Tổng kim ngạch buôn
bán hàng hóa hai chiều trong năm 2008 đạt 14,5 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2007.
Sang đến năm 2009, mặc dù tiếp tục gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế nhưng tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới này
vẫn đạt được 11,36 tỷ USD, giảm nhẹ 4,3% so với kết quả thực hiện của một năm trước đó.
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của các nhà xuất khẩu Việt
Nam.
7 tháng đầu năm 2010, kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hoa Kỳ có
nhiều dấu hiệu lạc quan, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của
Việt Nam với tổng trị giá đạt gần 7,7 tỷ USD,. Ở chiều ngược lại, trong 7 tháng/2010, tổng
trị giá hàng hoá các công ty Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ đạt trên 2 tỷ USD.

Từ 2005_ 2009, Hoa Kỳ luôn luôn là thị trường giành vị trí quán quân về tiêu thụ hàng hóa
có xuất xứ từ Việt Nam với tỷ trọng trung bình chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng là một trong những thị trường chính
(đứng ở vị trí thứ 7) cung cấp hàng hóa cho các nhà nhập khẩu Việt Nam. Tỷ trọng bình
quân nhập khẩu từ Hoa Kỳ cả giai đoạn 2005- 2009 chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch
nhập khẩu của cả nước từ tất cả các thị trường. Tính chung cho cả xuất nhập khẩu thì từ
Page 11
2010
năm 2005-2008 Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ ba của các công ty Việt Nam. Nhưng
sang năm 2009, Hoa Kỳ đã vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí thứ hai, chỉ sau Trung Quốc,
chỉ 7 tháng 2010, thặng dư thương mại lên đến trên 5,6 tỷ USD
A.Xuất khẩu:
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong những năm qua
bao gồm hàng dệt may, gỗ & sản phẩm gỗ, giày dép các loại, dầu thô, hàng hải sản, máy vi
tính sản phẩm điện tử & linh kiện…
Chỉ tiêu Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng /kim
ngạch XK (%)
Tăng/giảm so với
năm trước (%)
Năm

Tên hàng
2007 2008 2009 7 thág
2010
2009 7
tháng
2010
2009/
2008
7thag2010/

7thag 2009
Hàng dệt may 4.465 5.105 4.995 3.300 44,0 43,1 -2,2 18,96
Gỗ & sản phẩm
gỗ
948 1.064 1.100 754 9,7 9,8 3,4 33,22
Hàng giày dép 885 1.075 1.039 747 9,1 9,8 -3,4 21,86
Dầu thô 782 998 470 232 4,1 3,0 -52,9 0
Hàng thủy sản 729 739 711 418 6,3 5,5 -3,8 11,17
Máy vi tính, sản
phẩm điện tử &
linh kiện
273 305 433 308 3,8 4,0 42,0 27,28
Hạt điều 228 267 255 184 2,2 2,4 -4,8 44,88
Túi xách, ví,vali,
mũ và ô dù
205 235 224 187 2,0 2,4 -4,7 43,85
Cà phê 213 211 197 139 1,7 1,8 -6,5 9,45
Hàng hóa khác 1.361 1.870 1.932 1.389 17,0 18,2 5,7 42,32
Page 12
2010
Tổng kim
ngạch
10. 089 11 869 11.356 7.658 100 100 -4,3 24
Thống kê kim ngạch, tỷ trọng kim ngạch một số nhóm hàng chính Việt Nam xuất
khẩu sang Hoa Kỳ năm 2009 và 7 tháng/2010.Nguồn: số liệu Tổng cục thống kê.
Có thể thấy, những năm qua, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính ở Mỹ và toàn cầu,
các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này cũng gặp phải rất nhiều
khó khăn. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ sụt giảm (-4,3%) năm 2009
so với 2008, tuy nhiên, đến 7 tháng đầu năm 2010 đã có chiều tăng trưởng trở lạ, đạt mức
tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.

Hàng dệt may: là một trong những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, có đóng góp lớn vào
kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây cũng là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (khoảng 43% trong giai đoạn 2005-
2009). Việt Nam là sự lựa chọn thứ hai của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sau Trung Quốc
khi tìm kiếm nguồn cung cấp hàng từ châu Á. Đặc biệt khi Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của WTO nên không còn chịu sức ép về hạn ngạch khi xuất khẩu hàng dệt may
vào thị trường này.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính ở Mỹ lan rộng, mặt hàng chủ lực dệt
may tăng trưởng xuất khẩu từ 2007- 2008 nhưng đến năm 2009 cũng bị sụt giảm đáng kể
(-2,2%). 7 tháng đầu năm 2010, mặt hàng này đã có sự tăng trưởng cao trở lại, tăng gần
19% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho ngành dệt may Việt
Nam khi mà đà tăng trưởng ở thị trường này tiếp tục tăng cao, cùng với sự thuận lợi từ các
chính sách do hiệp định thương mại song phương và WTO mang lại( bãi bỏ hạn ngạch xuất
khẩu, thuế quan…)
Gỗ & sản phẩm gỗ: Với nguồn cung đa dạng, nguồn nhân lực sẵn có, ngành công nghiệp
nhẹ chế biến gỗ đang trên đà phát triển hơn với tỷ trọng giao động quanh mức khoảng
10%. Vị trí đóng góp vào tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ của nhóm hàng
này cũng được cải thiện đáng kể. Các năm 2005, 2006, sản phẩm này vươn lên vị trí thứ tư
Page 13
2010
trong bảng xếp hạng và vươn lên vị trí thứ hai trong năm 2009 với kim ngạch đạt 1,1 tỷ
USD. 7 tháng đầu năm 2010, trị giá xuất khẩu của ngành hàng này cũng đạt kết quả khả
quan với 754 triệu USD, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước.
Giày dép: Cùng nằm trong nhóm hàng công nghiệp nhẹ như dệt may, sản phẩm giày dép
có mức xuất khẩu tăng trưởng khá qua các năm giai đoạn 2005-2009. Tuy nhiên so với trị
giá xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU27) thì
vẫn chưa xứng với tiềm năng của cả hai nước. Tổng trị giá xuất khẩu hàng giày dép sang
Hoa Kỳ chỉ bằng 1/3 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang thị trường
EU. Do đó, trong thời gian tới các doanh nghiệp giày dép cần đẩy mạnh xuất khẩu sang thị
trường tiềm năng rất lớn này.

B.Nhập khẩu:
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong những năm qua bao gồm
máy móc thiết bị & dụng cụ phụ tùng, bông các loại, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc
& nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may da giày, ...
Trong giai đoạn 2005 - 2009, cơ cấu mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ luôn đứng
đầu là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng và chiếm tỷ trọng khoảng 1/5
tổng trị giá hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ. 7 tháng đầu năm 2010, kim ngạch
nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Hoa Kỳ càng tăng cao.
Chỉ tiêu Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng /kim
ngạch NK (%)
Tăng/giảm so với năm
trước (%)
Năm

Tên hàng
2007 2008 2009 7
thág
2010
2009 7
tháng
2010
2009/
2008
7thag2010/
7thag 2009
Máy móc,
TB,DC,PT
331 424 716 434 23,8 21,51 68,9 9,9
Ô tô các loại 142 255 270 45 8,9 2,23 4,9 -34,8
Bông các loại 81 195 194 134 6,4 6,7 -1,5 23

Chất dẻo,NL 125 157 147 76 4,9 3,8 -6,4 28,8
Thức ăn gia
súc, NL
64 140 176 283 5,9 14 25,5 189
Page 14
2010
Nguyên phụ
liệu dệt may,
giày da
120 133 77 75 2,6 3,7 -42,1 108
Máy vi tính, sp
DT và linh
kiện
97 130 89 87 3,0 4,3 -31,3 85
Gỗ và NL từ
gỗ
97 123 104 80 2,5 4,0 -15,7 63,3
Sữa và sp từ
sữa
39 63 46 77 1,5 3,8 -27,6 250
Hóa chất các
loại
36 56 58 41 3,1 2,0 66,6 57,7
Hàng hóa khác 568 959 1132 686 37,4 33,9 14,6 -27,7
Tổng kim
ngạch
1 700 2 635 3009 2018 100 100 14,1 34,35
Thống kê kim ngạch, tỷ trọng kim ngạch một số nhóm hàng chính Việt Nam nhập
khẩu từ Hoa Kỳ năm 2009 và quý I/2010. Nguồn: số liệu Tổng cục thống kê.
Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy, kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ của Việt Nam ngày

càng tăng. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các loại máy móc thiết bị công nghệ cao, ô
tô, các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
3 .Thành công, thuận lợi:
Thành công:
Với 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, 10 năm hợp tác thương mại song
phương, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm
liền. Kim ngạch 2 chiều của Việt Nam – Hoa Kỳ tăng từ 1,4 tỷ USD năm 2001 lên trên 14
tỷ USD năm 2009 và 9 tỷ USD 7 tháng đầu năm 2010.
Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đã có ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế Việt
Nam trong nhiều lĩnh vực: đẩy mạnh thương mại, tạo đầu ra cho sản phẩm, góp phần vào
tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ của Hoa Kỳ mà cả các nước khác,
mở đường cho sự phát triển ở các lĩnh vực kinh tế khác như hàng không, nông nghiệp...
Thuận lợi:
Page 15
2010
Được hưởng các quy chế tối huệ quốc, chế độ ưu đãi phổ cập, từ đó hàng hóa, các doanh
nghiệp đầu tư Việt Nam được bình đẳng hơn trên thị trường này.
Hoa Kỳ là thị trường có nhu cầu nhập khẩu rất lớn và đa dạng, nhất là đối với những mặt
hàng mà Việt Nam đang có tiềm năng xuất khẩu lớn như dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy
sản, điện tử, điện và gia công cơ khí.
Việc ký kết và thực thi thành công hiệp định thương mại song phương nhiều năm qua
cũng góp phần nâng cao uy tín đối ngoại của Việt Nam trên trường thế giới.
Mặc dù khủng hoảng kéo dài ở Mỹ nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng Việt vào thị trường
này vẫn tăng trưởng tốt. Năm 2010, kinh tế Mỹ đang dần hồi phục sau cơn khủng hoảng tài
chính kéo dài, điều này dẫn đến việc gia tăng nhu cầu nhập khẩu các thị trường này. Bằng
chứng là 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng 24% so với
cùng kỳ năm trước.
Môi trường kinh tế Việt Nam từng bước được cải thiện thu hút đầu tư nước ngoài đáng kể
từ các công ty quốc tế cũng đang tạo ra những lợi ích xã hội đáng kể.
4 Hạn chế, khó khăn:

Hạn chế:
Việt Nam thường xuất các mặt hàng nông sản dưới dạng nguyên liệu nhiều hơn là qua chế
biến. Tuy như vậy sẽ dễ dàng hơn cho việc xuất khẩu vào thị trường này vì không phải
chịu các quy định nghiêm ngặt của thị trường Mỹ về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tuy nhiên
điều này sẽ làm cho các nhà xuất khẩu mất đi một khoảng lời có thể kiếm được qua việc
chế biến.
Một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam chưa thực sự chuyên nghiệp và chưa có
kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vì vậy khi có biến động về nguồn thu
mua hàng trong nước, các doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng không giao hàng đúng hạn,
chất lượng hàng không đảm bảo như cam kết dẫn đến ảnh hưởng uy tín chung hay dễ bị
lừa trong các hợp đồng.
Khó khăn:
Page 16
2010
Quy mô sản xuất nhỏ và dựa vào gia công thuần túy là những trở ngại lớn nhất của các
doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ với các đối tác nước ngoài nói chung và Hoa Kỳ nói
riêng. Với thực tế khả năng nguồn vốn trong nước có hạn, các doanh nghiệp càng gặp khó
khăn trong việc thực hiện các hợp đồng lớn, đảm bảo yêu cầu chất lượng của đối tác,điều
này làm hạn chế sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của sản phẩm trên thị
trường.
Một trong nhưng khó khăn mà các doanh nghiệp thường vấp phải đó là những qui định về
thuế chống phá giá trên thị trường Mỹ. Điều này đã dẫn đến những vụ kiện chống phá giá
trong một thời gian dài, gây ảnh hưởng không ít tới hiệu quả sản xuất kinh doanh cho
nhiều doanh nghiệp. Thậm chí là gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp xuất nhập
khẩu, những vụ kiện bán phá giá tôm hay cá basa của Việt Nam sang thị trường Mỹ, dẫn
đến phía Mỹ đã đưa ra những qui định về chống phá giá đối với mặt hàng nhập khẩu từ
Việt Nam hay một số vụ giam giữ hàng nhập khẩu từ Việt Nam ở Mỹ do vi phạm những
qui định của Cơ quan Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Mỹ cũng đưa ra một số quy định mới trong quy trình nhập khẩu hàng hoá như:. Luật Lacey
liên quan đến cấm buôn bán động vật hoang dã, cây trồng, thủy sản có nguồn gốc thiên

nhiên. Điều này đòi hỏi các nhà XK Việt Nam phải tuân thủ trong quy trình sản xuất và
XK, đặc biệt là các chứng từ liên quan. Trong khi vấn đề này đang là một trong những yếu
kém của doanh nghiệp Việt Nam.
Ngành dệt may cũng bị kiểm tra chăt chẽ về quy định chất lượng sản phẩm.
Hàng hóa Việt Nam xuất ra nước ngoài chủ yếu là hình thức xuất khẩu, không có cơ sở
phân phối ngoài nước nên giảm tính cạnh tranh do phải qua nhiều trung gian.
Bên cạnh đó, Mỹ là một trong những thị trường chịu tác động mạnh nhất của khủng hoảng
tài chính khiến sức mua giảm mạnh
5. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ:
Cải thiện chất lượng sản phẩm xuất khẩu: Trong những năm tới, muốn tăng được kim
ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ là thị trường có nhu cầu nhập khẩu rất lớn, điều cốt lõi là ta
Page 17
2010
phải tăng được nguồn cung có sức cạnh tranh, nhất là những mặt hàng công nghiệp chế
biến và chế tạo có hàm lượng giá trị gia tăng cao.
Để khắc phục trở ngại về quy mô sản xuất, các doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất để
đảm bảo và ổn định chất lượng hàng hóa, mở rộng quy mô và hạ giá thành sản xuất, đặc
biệt là phải tổ chức tự cung ứng được đầu vào của sản xuất để có thể đón xu hướng chuyển
dịch đơn hàng từ các nước khác vào Việt Nam và trở thành đối tác sản xuất trực tiếp và lâu
dài cho các nhà nhập khẩu lớn của Hoa Kỳ.
Nâng cao thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu: sản phẩm xuất vào thị trường khó tính
như Hoa Kỳ thì ngoài chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật thì để nâng cao
sức cạnh tranh, hàng hóa cần phải được chú trọng đến bao bì, nhãn mác cũng như sự đa
dạng, thông tin đầy đủ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần thực hiệntốt công tác nghiên cứu thị trường để đảm bảo có
những dự báo chính xác về nhu cầu cũng như thị hiếu thường xuyên thay đổi của nước có
thu nhập cao này. Cần xây dựng các phòng giao dịch, hệ thống phân phối tốt để có thể cạnh
tranh với các sản phẩm nội địa chất lượng vốn đã cao.
Nhà nước phải tập trung đổi mới quản lý, đơn giản các thủ tục hành chính, ban hành các
luật pháp, chính sách tháo gỡ khó khăn và tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh, xây

dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực để khuyến khích các doanh nghiệp trong
nước và thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, phát triển sản xuất, tạo ra những mặt
hàng mới phi truyền thống có giá trị cao để xuất khẩu trong đó có xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Page 18
2010
II.Liên minh các nước châu Âu ( EU ):
1. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam- EU:
Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày
28/11/1990 và ngày 17/7/1995 đã đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ ngoại giao Việt
Nam - EU với việc ký kết Hiệp định khung về hợp tác, thiết lập các nguyên tắc cơ bản
nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai bên. Phái đoàn Ủy ban châu
Âu tại Việt Nam được thành lập và chính thức hoạt động từ năm 1996. Từ đó tới nay, quan
hệ Việt Nam - EU đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thương mại. Với
gần nửa tỷ người tiêu dùng có thu nhập bình quân trên 21.000 USD/người/năm, EU hiện
đang là một thị trường lớn của Việt Nam.
Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với EU, Việt Nam cùng EU đã ký hơn 10 Hiệp định
quan trọng liên quan đến hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, các hoạt động hỗ
trợ, viện trợ cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Đây là những cơ sở để phát triển quan
hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU. EU là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam
với trị giá kim ngạch xuất khẩu, chỉ đứng thứ hai sau thị trường Mỹ. EU là một trong
những thị trường xuất siêu của Việt Nam, trong đó chủ yếu là giày dép, hàng dệt may, cà
phê, đồ gỗ, hải sản. Đó cũng là những nhóm hàng có kim ngạch lớn nhất. Trong năm 2009,
tính đến hiện nay, 23% hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam nhằm vào thị trường EU. EU dẫn
đầu danh sách nhập khẩu mặt hàng giày dép từ Việt Nam với giá trị lên tới 2,094 tỉ Euro
(khoảng 3,1 tỉ USD), chiếm gần 66% tổng thu từ xuất khẩu của mặt hàng này. Đối với các
sản phẩm thủy hải sản, EU cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, khi tiêu
thụ một khối lượng sản phẩm trị giá 1,2 tỉ USD trong tổng doanh thu 4,5 tỉ USD mà Việt
Nam thu được từ xuất khẩu thủy hải sản sang các thị trường thế giới. Việt Nam chủ yếu
nhập khẩu từ EU những máy móc thiết bị, sản phẩm tân dược, nguyên phụ liệu cho dệt
may và giày da, sắt thép, phân bón. Việc nhập khẩu những mặt hàng đó là để phục vụ cho

nền kinh tế, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Page 19
2010
EU có tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI ra ngoài khối chiếm 47% FDI của toàn cầu. EU
tiếp tục là đối tác đầu tư vào Việt Nam lớn thứ hai sau Nhật Bản, chiếm khoảng 7 tỉ USD
trong tổng số vốn FDI có tại Việt Nam. Riêng năm 2008, EU đã đầu tư thêm 3 tỉ USD vào
Việt Nam, tăng 76,9% so với năm 2007. Trong năm 2009, tổng số viện trợ EU cam kết
dành cho Việt Nam là 716,21 triệu Euro (tương đương với 17,82% tổng số viện trợ nước
ngoài), trong đó khoảng một nửa là viện trợ không hoàn lại (308 triệu Euro).
EU là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Tính đến hết năm 2009, tại
Việt Nam, các nước thành viên EU có tổng vốn FDI đăng ký đạt khoảng 12,5 tỷ USD,
cung cấp khoảng 10 tỷ USD vốn ODA. Năm 2009, tuy chịu tác động của khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kim ngạch thương mại hai chiều vẫn đạt trên 15 tỷ
USD
Năm 2010 đánh dấu 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - EU và 15 năm Hiệp
định khung về hợp tác giữa hai bên được ký kết. Việt Nam và EU đang nỗ lực nâng quan
hệ song phương lên một tầm cao mới. Minh chứng rõ nhất là những hoạt động tích cực
nhằm chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) thay thế cho Hiệp định
khung được kí kết từ năm 1995. PCA được coi là khung pháp lý mới, đáp ứng nhu cầu của
cả hai phía nhằm tạo điều kiện để mối quan hệ Việt Nam - EU phát triển hơn nữa trên cơ
sở bình đẳng và cùng có lợi. Với Hiệp định mới này, triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và
EU sẽ ngày càng rộng mở và phát triển toàn diện hơn.
Page 20
2010
Tình hình kinh tế EU qua các năm:
GDP của EU, Anh, Đức trong giai đoạn 2003_2009- Nguồn: Eurostat
Từ 2007, tốc độ tăng trưởng GDP của toàn EU và các nước thành viên liên tục suy giảm,
nguyên nhân của vấn đề này là sự ảnh hưởng trầm trọng của khủng hoảng tài chính bắt
nguồn từ Hoa Kỳ.
Do tác động của khủng hoảng kinh tế, thương mại của EU trong năm 2009 đã giảm sút

đáng kể.Trong năm 2009, EU đã tiến hành nhiều chính sách nhằm đối phó với khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, như: các biện pháp kích thích kinh tế, duy trì chính sách tỉ giá đồng
Euro thấp trong thời gian dài, đề xuất và thực hiện nhiều biện pháp mạnh để điều chỉnh
các thiết chế tài chính nội khối cũng như trên bình diện quốc tế.
Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế, các chỉ số vĩ mô của EU tiếp tục suy giảm trong những
tháng đầu năm 2009, nhưng đã có dấu hiệu chững lại vào những tháng cuối năm. Theo số
liệu của Eurostat, GDP của EU trong quý 3/2009 đã tăng 0,3% so với quý 2/2009, mức
tương ứng của khu vực đồng Euro là 0,4%. Tỉ lệ thất nghiệp cũng bắt đầu chững lại và ổn
định ở mức trên 9%.
Trong năm 2009, EU tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn trong đàm phán các hiệp định thương
mại tự do (FTA) và các hiệp định về hợp tác và đối tác (PCA) với các nước và khu vực trên
thế giới, đặc biệt là việc EU ngừng đàm phán FTA với ASEAN và bế tắc trong đàm phán
FTA với Ấn Độ.
Tuy nhiên, đến tháng 10/2009, EU và Hàn Quốc đã ký được FTA và đang trong quá trình
phê chuẩn. Hiệp định Thương mại Tự do của EU và Hàn Quốc (EKFTA) là thoả thuận tự
do thương mại toàn diện nhất mà EU đã ký, theo đó sẽ loại bỏ thuế quan đối với hầu hết
các sản phẩm và tự do hoá tất cả các phương thức thương mại dịch vụ. Hiệp định bao gồm
các quy định về đầu tư đối với dịch vụ và công nghiệp cũng như các cam kết trong các lĩnh
vực: bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm cả chỉ dẫn địa lý), mua sắm công, cạnh tranh,
Page 21
2010
minh bạch các quy định và phát triển bền vững. Đối với các lĩnh vực ô tô, dược phẩm và
điện tử, đã thoả thuận các cam kết cụ thể để loại bỏ và ngăn ngừa các rào cản phi thuế quan
đối với thương mại (NTB).
Ngày 22/12/2009, Hội đồng châu Âu cũng đã thông qua việc đàm phán FTA với Singapore
mở ra hướng đàm phán các FTA song phương với một số nước ASEAN.
EU cũng bước đầu khai thông được bế tắc trong đàm phán PCA với các nước ASEAN với
PCA ký với Indonesia vào ngày 9/11/2009.
EU luôn đi đầu trong việc đề ra các công cụ chính sách thương mại mới mà họ cho là nhằm
bảo vệ môi trường (lệnh cấm đánh bắt cá ngừ Atlantic, quy định về chống đánh bắt cá bất

hợp pháp IUU, xác minh nguồn gốc gỗ nhập khẩu, Quy định áp dụng thu phí đối với khí
thải từ máy bay, Luật hạn chế tiến tới loại bỏ việc sử dụng các chất có hại cho tầng
Ozon...), an toàn và bảo vệ sức khỏe con người và động thực vật (Luật hạn chế sử dụng các
loại thuốc trừ sâu có chất gây ung thư và nguy hiểm về mặt sinh học, cấm sử dụng chất
dimethyl fumarate, quy định về nhập khẩu hóa chất, nhãn mác hàng hóa, các quy định hạn
chế đối với nikel...).
2. Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều giữa Việt Nam và EU:
Quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - EU giai đoạn năm 2007- 2009 và 7 tháng /
2010.Nguồn: số liệu Tổng cục thống kê Việt Nam.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và thị trường EU luôn biến động tăng dần
trong thời gian qua. Mặt dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng giai đoạn
2007- 2010, EU vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Trong đó, thị trường
Anh, Đức, Hà Lan, Pháp… là các thị trường có kim ngạch cao nhất.
EU là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác thương mại, nhất là
xuất khẩu. Tuy kim ngạch chưa lớn nhưng tốc độ tăng trưởng và phát triển tương đối cao.
Danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày càng tăng lên. Ngoài thủy sản,
nông sản (cà phê, chè, gia vị) còn có các sản phẩm công nghiệp chế biến như dệt may, giày
Page 22
2010
dép, sản phẩm bằng da thuộc, đồ gỗ, đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao, gốm sứ mỹ nghệ và
các mặt hàng chế biến cao cấp như hàng điện tử, điện máy
A.Xuất khẩu:
Kim ngạch
( triệu USD )
Tỷ trọng /
Kim ngạch XK
( % )
Tăng/ giảm so
với năm trước (%)
2007 2008 2009

7T
2010 2009
7 T
2010 2009/2008
7T 2010
/7T2009
Giầy dép các
loại 2184.76 2508.28 1948.3 1246.11 20.8 20.8 -27.9 4.9
Hàng dệt may 1498.95 1703.63 1602.94 969.85 17.1 16.2 -5 3.2
Hải sản 923.96 1149.21 1050.45 586.42 11.2 9.8 -4.9 5.1
Cà phê 878.88 994.31 813.08 414.79 8.7 6.9 -9 -30.1
Gỗ và sản phẩm
gỗ 641.21 806.35 550.17 349.97 5.9 5.9 -12.8 15.4
Máy vi tính và
linh kiện 414.81 457.02 415.66 271.03 4.4 4.5 -2.1 27.7
Túi xách, ví,
vaili, mũ & ô
dù 248.48 327.62 292.2 200.97 3.1 3.4 -1.8 8.7
Sản phẩm từ
chất dẻo 187.86 249.5 200.48 149.11 2.1 2.5 -2.4 38.7
Hạt điều 165.64 253.37 186.29 127.99 2 2.1 -3.3 22.3
Cao su 147.57 165.61 77.29 74.66 0.8 1.2 -4.4 163.2
Sản phẩm khác 1803.82 2238.12 2241.43 1588.12 23.9 26.6 0.2 30.1
Tổng kim
ngạch 9095.95 10853 9378.29 5979.02 100 100 -13.6 9.9
Thống kê kim ngạch, tỷ trọng kim ngạch một số nhóm hàng chính Việt Nam xuất
khẩu sang EU năm 2009 và 7 tháng/2010. Nguồn: số liệu Tổng cục thống kê.
Page 23
2010
Có thể thấy, những năm qua, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính ở Mỹ và toàn

cầu, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này cũng gặp phải rất
nhiều khó khăn. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU sụt giảm 13,6% năm 2009
so với 2008, tuy nhiên, đến 7 tháng đầu năm 2010 đã có chiều tăng trưởng trở lạ, đạt mức
tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng giày dép các loại:
Từ năm 2004, sự tiêu thụ ở hầu hết các nước EU đều tăng khá mạnh cho đến năm 2007,
sau đó bị ảnh hưởng bới suy thoái toàn cầu vào năm 2008. Nhóm sản phẩm bị ảnh hưởng
rõ nhất là giầy dép hàng ngày, giày thể thao (sneaker) và dép đi trong nhà. Tại hầu hết các
nước EU, sự tiêu thụ giầy dép phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu và thị hiếu của phái nữ
(chiếm đến 57% giá trị ở các thị trường chính của EU). Đặc biệt ở Đức và Bỉ khi phái
mạnh coi nhẹ về giầy dép thì nhu cầu của phái nữ chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên giầy
dép của phái mạnh lại đắt hơn. Thiết kế thời trang và thoải mái khi đi bộ là các tiêu chí dẫn
dắt thị trường tiêu dùng. Khách hàng có xu hướng tìm mua các loại giầy đa năng vừa có
thể đi bình thường vừa có thể đi khi có việc cần lịch sự để tiết kiệm trong thời kì suy thoái.
Trong khi đó tại các nước Đông Âu (Ba Lan, Sec, Rumani, Bungari), hàng giầy dép cao
cấp và trung cấp vẫn cùng phát triển. Đó là do việc tăng đáng kể số lượng các trung tâm
mua sắm bởi số phụ nữ đi làm và việc bán quần áo, giày dép theo chuỗi quốc tế tăng lên.
Các hình thái phân phối mới (chuỗi cửa hàng, cửa hàng giảm giá, cửa hàng giới thiệu sản
phẩm của nhà máy, các siêu thị) khiến cho thị trường tăng về khối lượng nhiều hơn là về
giá trị.
Sau hơn 4 năm phải chịu mức thuế chống bán phá giá (CBPG) ở mức 10%, ngành da giày
nước ta đã bị thiệt thòi khá lớn về tài chính do thị trường EU chiếm tới 60% tổng kim
ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Trước năm 2005, khi Ủy ban châu Âu (EC) chưa
áp thuế CBPG, tỷ trọng giày dép xuất khẩu vào EU của hầu hết các DN đều ở mức 60-
80%, còn tại thời điểm này chỉ còn là 45-55%. Giày dép nhập vào EU ngoài việc đáp ứng
Page 24
2010
tiêu chuẩn về nhãn mác, môi trường, mới đây, EU đã đưa quy định về hoá chất (Reach),
yêu cầu các nhà sản xuất phải tuân thủ nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, trong khi
đặc thù của ngành này vốn phải sử dụng nhiều hoá chất. Quy trình sản xuất ra một đôi giày

phải sử dụng đến 50 loại vật liệu khác nhau và mỗi loại vật liệu này ít nhiều có chứa hoá
chất.EU là thị trường giày dép lớn nhất thế giới, trên cả Mỹ, thể hiện ở việc chiếm đến 1/3
giá trị của thị trưởng toàn thế giới. Năm 2008, 2009, thị trường tiêu thụ giầy dép đi xuống
ở hầu hết các nước EU do khách hàng có xu hướng cắt giảm chi tiêu và tìm kiếm các mặt
hàng giá thấp hơn. Các giầy dép giá thấp chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam
với việc sử dụng nhiều hơn các vật liệu không phải da nhưnilong, PVC, vải sợi, vải bạt…
Tuy nhiên giá trị xuất khẩu mặt hàng này ở Việt Nam đã bắt đầu tăng lên trong 7 tháng đầu
năm 2010
Hải sản:trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thị trường EU được coi
là thị trường xuất khẩu thủy sản chiến lược của Việt Nam với thị phần chiếm 25,7% tổng
kim ngạch xuất khẩu (so với Mỹ 16% và Nhật Bản 19%). Mặc dù gặp khủng hoảng song
châu Âu vẫn là thị trường nước ngoài quan trọng nhất của mặt hàng thuỷ sản Việt Nam.
Năm 2009, giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang EU đạt 1,1 tỉ USD (đứng thứ 2
sau giày da về khối lượng xuất khẩu). Trong top 10 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất
của Việt Nam, khối EU có 4 quốc gia đó là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia. Các thị
trường nhập khẩu lớn khác là Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Australia và Đài Loan.
Đặc điểm nổi bật trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU đó là sự tăng
trưởng mạnh của mặt hàng cá tra, basa cả về khối lượng cũng như giá trị. Tuy nhiên, cuộc
khủng hoảng tài chính tòan cầu năm 2008 đã làm cho đồng euro giảm gía, đồng nghĩa với
việc hàng xuất khẩu vào EU trở nên đắt đỏ hơn dù giá bán bằng đôla không đổi, vì vậy
xuất khẩu vào EU giảm sút Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giảm 4,3% kim
ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, trong đó xuất khẩu vào EU giảm 4,9% so với
2008.
Page 25

×