Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thị trường tài chính và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.05 KB, 15 trang )

Tiểu luận Tài chính SV: Vương Thuỳ Dương -
711
A. LỜI MỞ ĐẦU
Công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước ta từ nền kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Trong những năm qua đã và đang kéo
theo hàng loạt những thay đổi tích cực tạo nên những cơ sở quan trọng ban đầu
để phát triển thị trường tài chính (TTTC) nhằm đảm bảo sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế một cách bền vững.
Xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 với mục
tiêu trọng tâm là thực hiện CNH- HĐH thì nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển là
rất lớn. Vì vậy, tiếp tục phát triển TTTC Việt Nam là một trong những mục tiêu
và định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Sự phát triển của TTTC
được coi là một nhân tố tích cực trong việc tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng
kinh tế của một đất nước. Do vậy làm rõ vai trò của TTTC đối với sự phát triển
kinh tế mang ý nghĩa quan trọng trong hoạch định chính sách cũng như trong
các quan hệ kinh tế - xã hội theo hướng đã định.
Để góp một ý kiến chung vào việc tìm hiểu nghiên cứu TTTC cũng là để
nâng cao hơn nữa khả năng chuyên ngành mình đang học. Em đã chọn đề tài:
"Thị trường tài chính và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam".
Do sự hiểu biết còn hạn chế và chưa đi sâu vào thực tế bài tiểu luận của
em không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em mong được sự góp ý của các thầy
cô trong bộ môn tài chính để em hoàn thành bài tiểu luận này. Em xin chân
thành cảm ơn!
1
Tiểu luận Tài chính SV: Vương Thuỳ Dương -
711
B. NỘI DUNG
PHẦN I: KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TTTC
1. Tiền đề ra đời và tồn tại của TTTC
- Tài chính thị trường tài chính chỉ ra đời và tồn tại trong những điều kiện


lịch sử nhất định. Lịch sử phát triển của loài người là quá trình vận động và nâng
cao các hình thức lao động, đó là sự phân công lao động dẫn đến việc một hay
một nhóm người trong xã hội chỉ tập trung làm một hay một số việc nhất định,
từ đó quá trình lao động, sản xuất được chuyên môn hoá. Tuy nhiên sản phẩm
sản xuất ra không chỉ thoả mãn nhu cầu cho cả cộng đồng. Khi sản xuất đã phát
triển, khi xã hội xuất hiện sự trao đổi hàng hoá thì theo đó tiền tệ cũng xuất hiện.
Nó là vật trung gian quy ước giá trị của hàng hoá.
Nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ ngày càng phát triển thì các hình thức sử
dụng tiền tệ càng được mở rộng và nâng cao, để đáp ứng nhu cầu xã hội, khi nhà
nước ra đời tiền tệ được các chủ thể sử dụng vào việc tham gia phân phối sản
phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để tạo nên các quỹ tiền tệ phục vụ cho mục
đích riêng các chủ thể.
Như vậy, tài chính phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối
của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là một bộ phận của các quan hệ phân phối
xã hội.
2. Khái niệm TTTC
Trong bất kì xã hội nào, khi có những người tích luỹ được một số tài sản
nhưng không sử dụng hết trong tiêu dùng, cũng không biết cách kinh doanh.
Trong khi đó có nhiều người khác thiếu vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh
của mình họ phải vay tiền để thoả mãn nhu cầu nhất là trong kinh tế thị trường.
Để giải quyết mâu thuẫn này thì phải có sự giaolưu giữ các luồngvốn đó. Nhưng
để các luồng vốn này nhanh chóng đến nơi cần thiết mà hao phí vật chất nhỏ
2
Tiểu luận Tài chính SV: Vương Thuỳ Dương -
711
nhất thì phải có trung gian tài chính sử dụng các nghiệp vụ đặc trưng của mình
để hệ thống các mối liên kết đó. Chính vì vậy TTTC ra đời.
Vậy TTTC là tài chính mà ở đó diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán
quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và
công cụ tài chính nhất định.

3. Những vấn đề về TTTC ở Việt Nam
a) Cơ cấu của TTTC
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về cơ cấu TTTC. Tuy vậy, cơ cấu TTTC của
mỗi nước được tổ chức thực hiện một cách khác nhau. ở Việt Nam, để phù hợp
với việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước, TTTC được nâng lên
chính vì vậy mà nó bao trùm cả 2 bộ phận cấu thành là thị trường tiền tệ và thị
trường vốn.
* Công cụ của thị trường tiền tệ
- Tín phiếu kho bạc
- Giấy chứng nhận tiền gửi của ngân hàng
- Thương phiếu
- Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận
- Hợp đồng mua bán
* Công cụ của thị trường vốn
- Cổ phiếu
- Vay thế chấp
- Trái khoán công ty
- Chứng khoán chính phủ.
b) Bước phát triển của TTTC ở Việt Nam
Do điều kiện là nước đang phát triển, TTTC Việt Nam nhìn chung chưa
đạt quy mô và trình độ cao như các nước có nền kinh tế thị trường ở mức hoàn
hảo. Tuy nhiên đã có sự hình thành dẫn đến các yếu tố của TTTC, nổi lên rõ
nhất là thị trường tiền tệ với các nghiệp vụ huy động và cho vay vốn của hệ
3
Tiểu luận Tài chính SV: Vương Thuỳ Dương -
711
thống NHTM quốc doanh và cổ phần hoặc việc phát hành trái phiếu kho bạc của
nhà nước.
* Sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam cho đến nay thị trường
tài chính Việt Nam chưa phát triển - song thị trường tiền tệ (giao dịch vốn ngắn

hạn) đã được tổ chức và đi vào hoạt động, như thị trường tiền gửi (thị trường tín
dụng, thị trường cho vay ngắn hạn), thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường hối đoái giao dịch các loại ngoại tệ), thị
trường tín phiếu kho bạc.
- Thị trường tiền gửi (thị trường cho vay ngắn hạn)
Đây là thị trường cổ điển nhất và phổ biến nhất tại Việt Nam, bao gồm
hoạt động tín dụng ngân hàng truyền thống, như huy động tiền gửi các loại và
cung ứng tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn đối với nền kinh tế quốc dân. Về
phương diện vốn và bán vốn của các ngân hàng thương mại và của các tổ chức
tín dụng khác, trong những năm gần đây đều có sự tăng tiến về lượng, phong
phú về thể loại, và sự nâng cao không ngừng về chất lượng. Cho đến nay thị
trường tiền gửi đã được cải thiện nhiều, nhiều hình thức huy động vốn mới ở
NHTM được đưa vào áp dụng để tạo ra nguồn vốn trung và dài hạn, như tiền gửi
tiết kiệm, xây dựng nhà ở, phát hành trái phiếu NHTM, … Hoạt động được phát
triển cả về số lượng và loại hình. Hiện nay, khối lượng tín dụng của các NHTM
đã tăng gấp nhiều lần so với những năm đầu đổi mới để đáp ứng vốn cho sự tăng
trưởng kinh tế. Các NHTM không chỉ cho vay mà còn mở ra nhiều hoạt động để
phục vụ khách hàng, như tổ chức các nghiệp vụ thuê mua, kinh doanh ngoại tệ,
dịch vụ tư vấn đầu tư…
- Thị trường nội tệ liên ngân hàng
Giao dịch giữa các NHTM với ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên
doanh để cho vay qua lại lẫn nhau bù đắp thiếu hụt vốn tạm thời. Thị trường này
được hình thành tại Hà Nội và đi vạo hoạt động từ năm 1994 nhằm giải quyết
nhu cầu vốn tín dụng giữa các NHTM trước khi vay tái chiết khấu ở NHNN. Có
như vậy NHNN mới thực hiện được nguyên lý là "người cho vay cuối cùng của
4
Tiểu luận Tài chính SV: Vương Thuỳ Dương -
711
nền kinh tế tham gia vào thị trường này các NHTM nước ngoài và các ngân
hàng liên doanh có vai trò quan trọng, vì họ là những ngân hàng cho các NHTM

quốc doanh trong nước nay với doanh số lớn. Việc vay mượn trên thị trường này
là tự nguyện và theo lãi suất thoả thuận. Hoạt động của thị trường tiền tệ liên
ngân hàng Việt Nam chưa phát triển sôi động, hưa trở thành giao điểm hội tụ và
định hướng chuyển dịch các dòng vốn nhàn rỗi giữa các NHTM, nhất là chưa có
loại lãi xuất cơ bản - lãi xuất cho vay giữa các NHTM.
- Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
Thị trường này đi vào hoạt động từ 15/10/1994 với các thành phần tham
gia là các NHTM quốc doanh và cổ phần, ngân hàng liên doanh và ngân hàng
nước ngoài thông qua chi nhánh của họ ở Việt Nam. Việc mua bán ngoại tệ trên
thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc xác lập tỷ giá
hối đoái thị trường giữa các NHTM. Tỷ giá này sẽ là cơ sở để NHNN xác định
tỷ giá hối đoái chuẩn hàng ngày. Thị trường này sớm có tại TP.HCM kể từ khi
nền kinh tế mở cửa và ngày càng phát triển sôi động.
- Thị trường tín phiếu kho bạc
Được triển khai thí điểm trong tháng 12 năm 1994 và đầu năm 1995 đã đi
vào hoạt động chính thức; NHNN phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện đấu giá
tín phiếu kho bạc là một loại trái phiếu do Nhà nước phát hành với lãi suất cố
định và thời hạn ấn định trước nhằm huy động vốn để bổ sung ngân sách nhà
nước. Tín phiếu kho bạc được phát hành nhằm bù đắp thâm thủng ngân sách và
giải quyết thiếu hụt tạm thời. Như vậy ngay cả khi có bội thu ngân sách cần phát
hành tín phiếu kho bạc. Trên thị trường Việt Nam, tín phiếu kho bạc là công cụ
phát hành rộng rãi và phổ biến nhất, an toàn nhất.
* Sự phát triển của thị trường vốn ở Việt Nam
- Thị trường chứng khoán
Là hình thức thu hút vốn đầu tư của nước ngoài một cách đơn giản và hiệu
quả và đó cũng là một công cụ quan trọng nhất làm giảm áp lực lạm phát và thúc
đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn.
5
Tiểu luận Tài chính SV: Vương Thuỳ Dương -
711

Để thúc đẩy quá trình phát triển TTTC Việt Nam, Chính phủ đã thành lập
uỷ ban chứng khoán quốc gia vào năm 1998. Uỷ ban này đã xúc tiến hàng loạt
các hoạt động tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển thị trường chứng
khoán Việt Nam. Trung tâm giao dịch chứng khoán ở TP.HCM được thành lập
vào tháng7/1998 là bước đi đầu tiên để tiến tới thành lập SGDCK Việt Nam.
Một sự kiện đáng ghi nhớ và có ý nghĩa trong đời sống kinh tế - chính trị -
xã hội của Việt Nam trong năm 2000 là việc khai trương trung tâm giao dịch
chứng khoán TP HCM vào ngày 20/7/2000. Sauđó 8 ngày, 28/7/2000, vào lúc
11h phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam được thực
hiện và được đánh giá là thành công ngoài dự kiến. Đây là một mốc son quan
trọng trong tiến trình hình thành và phát triển thị trường tài chính Việt Nam với
nỗ lực đưa thị trường chứng khoán vào hoạt động, tạo thêm một kênh huy động
vốn hữu hiệu cho sự nghiệp CNH-HĐH nền kinh tế đất nước.
- Thị trường vay thế chấp (thị trường cho vay dài hạn có cầm cố bất động
sản).
Hoạt động này, hiện nay vẫn chưa tách hẳn thành một thị trường riêng biệt
vì NHTM nào ở Việt Nam khi cho vay cũng đều yêu cầu thế chấp bất động sản
thay vì thế hàng hoá như ở các nước.
- Thị trường tín dụng thuê mua hoặc cho thuê tài chính.
Thị trường này mới bắt đầu hình thành ở Việt Nam với 3 công ty liên
doanh. Để phát triển thị trường vốn đòi hỏi phải xây dựng được 30 đến 50 công
ty tín dụng thuê mua chuyên ngành và đa ngành. Chính phủ cần dành những ưu
đãi về thuế cho loại hình công ty mới này. Trong một thời gian nhất định để
khích lệ những người đi tiên phong, mở đường cho thị trường tài chính Việt
Nam phát triển.
6

×