Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

LỚP 3 TUẦN 11 CKT(HOÀN CHỈNH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.45 KB, 110 trang )

BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm2010
TUẦN 10
Tiết 1 : chào cờ
Tiết 2 : TOÁN .
Bài : LUYỆN TẬP.
I/ Mục tiêu :
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng bảng chia 7 để làm tính và giải bài toán liên
quan đến bảng chia 7.
Kĩ năng: Học sinh tính nhanh, chính xác.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III-Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (4
/
)
- Kiểm tra học thuộc lòng bảng chia 7.
- Nhận xét và ghi điểm.
2.Giới thiệu bài : Ghi bảng. (1
/
)
3)Hướng dẫn luyện tập: (33
/
)
 Bài 1Nêu yêu cầu 7 bài :
- Hỏi: Khi đã biết 7 x 8 = 56, có thể ghi
ngay kết quả của 56 : 7 được không ? Vì
sao ?


- Tương tự với các trường hợp còn lại .
- Cho HS tự làm tiếp phần b).
- Lớp và giáo viên nhận xét.
- 3 HS đọc thuộc lòng.
- Vài em nhắc lại tên bài học.
Tính nhẩm .
a)
7 x 8 = 56 7 x 6 = 42
56 : 7 = 8 42 : 7 = 6
7 x 9 = 63 7 x 7 = 49
63 : 7 = 9 49 : 7 = 7
- Khi đã biết 7 x 8 = 56 có thể ghi ngay
56 : 7 = 8 vì nếu lấy tích chia cho thừa
số này ta được thừa số kia.
- HS đọc từng cặp phép tính trong bài.
b)
70 : 7 = 10 30 : 6 =5
63 : 7 = 9 35 : 5 = 7
14 : 7 = 2 35 : 7 = 5
28 : 7 = 4 18 : 2 = 9
42 : 6 = 7 27 : 3 = 9
42 : 7 = 6 56 : 7 = 8

_________________________________________________________________

1
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
 Bài 2 : Nêu yêu cầu bài;
- Lớp và giáo viên nhận xét nêu cách
làm

 Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
Tóm tắt:
7 học sinh : 1 nhóm
35 học sinh :.... nhóm?.
+ Tại sao để tìm số nhóm em lại thực
hiện phép chia 35 cho 7 ?
- Chữa bài và nêu lời giải khác.
 Bài 4 . Nêu yêu cầu:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Hình a) có bao nhiêu con mèo ?
- Muốn tìm một phần bảy số con mèo có
trong hình a) ta phải làm thế nào ?
-Hướng dẫn HS khoanh tròn vào 3 con mèo
trong hình a).
Hình b) có bao nhiêu con mèo ?
- Muốn tìm một phần bảy số con mèo có
trong hình b) ta phải làm thế nào ?
5.Củng cố – dặn dò: (2
/
)
- Chấm một số bài – nhận xét
- Về nhà luyện tập thêm về phép chia
trong bảng chia 7.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh nối tiép nhau nêu kết quả.
- Tính
28 7 35 7 21 7
28 4 35 5 21 3
0 0 0

14 7 42 7 42 6 25 5 49 7
14 2 42 6 42 7 25 5 49 7
0 0 0 0 0
- HS lên bảng làm, cả lớp làm vào
bảng con.
1 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Số nhóm chia được là:
35 : 7 = 5 (nhóm )
Đáp số: 5 nhóm.
- Vì tất cả có 35 học sinh, chia đều
thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 học
sinh. Như vậy số nhóm được chia bằng
tổng số học sinh chia cho số học sinh
của một nhóm.
- Tìm một phần bảy số con mèo có
trong mỗi hình sau.
- Hình a) có tất cả 21 con mèo.
- Một phần bảy số con mèo trong hình
a) là: 21 : 7 = 3 (con mèo)
- Hình b) có tất cả 21 con mèo.
- Một phần bảy số con mèo trong hình
b) là: 14 : 7 = 2 (con mèo)

_________________________________________________________________

2
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
Tiết 3 + 4 : Tập đọc – Kể chuyện .

Bài : CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I-Mục tiêu:
A-Tập đọc
- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu , biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời
nhân vật.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới trong bài: sếu, u sầu, nghẹn ngào, ...Hiểu được
nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng cần phải quan tâm,
chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh ta.
B-Kể chuyện
- Kể lại được câu chuyện theo lời của một bạn nhỏ trong bài.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Giáo dục học sinh kính yêu , quan tâm giúp đỡ ông bà.
II-Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (4
/
)
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng và trả lời
câu hỏi về nội dung bài tập đọc Bận.
- Nhận xét và ghi điểm HS.
*TẬP ĐỌC( 50’)
2.Dạy bài mới:
3.Giới thiệu bài : Ghi bảng.
a.Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với
giọng thong thả.
*Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa
từ.
Đọc từng câu
Đọc từng đoạn trước lớp.

+ Đoạn 1 : Giọng kể châm rãi, cảm động
+ Đoạn 2 và 3 : Câu hỏi lo lắng, băn
khoăn,lễ độ, ân cần
+ Đoạn 4 và 5 : Giọng ông cụ buồn,
nghẹn ngào
Đặt câu với : nghẹn ngào, u buồn
Luyện đọc theo nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm.
b/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Các bạn nhỏ đang chơi bóng ở đâu ?
+ Các bạn nhỏ gặp ai trên đường về ?
- 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu
hỏi
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc từng câu từ đầu đến hết
bài.
- Hs luyện đọc đoạn 1
- Hs luyện đọc đoạn 2 + 3
- Hs luyện đọc đoạn 4
Hs đọc nhóm đôi
đoạn 2,3,4 .
- Các bạn nhỏ đang ríu rít ra về sau một
cuộc dạo chơi.
- Các em nhỏ gặp một ông cụ già đang
ngồi ở vệ cỏ ven đường.
- Vì các bạn thấy cụ già trông rất mệt

_________________________________________________________________

3

BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
+ Vì sao các bạn dừng cả lại ?
+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế
nào ?
+ Theo em, vì sao không quen biết ông
cụ mà các bạn vẫn băn khoăn, lo lắng cho
ông cụ nhiều như vậy ?
+ Cuối cùng, các bạn nhỏ quyết định như
thế nào ?
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn ?
+ Vì sao khi trò chuyện với các bạn nhỏ,
ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 5.
- Gọi 1 HS đọc câu hỏi 5 .
- Gọi đại diện các nhóm trình bày .
c. Luyện đọc lại .
Truyện có lời của những nhân vật nào?
- Yêu cầu HS luyện đọc theo vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Tuyên dương nhóm, cá nhân đọc tốt.
Kể chuyện(20’)
Xác định yêu cầu:
- Gọi HS đọc yêu cầu trang 63.
- Khi kể lại câu chuyện theo lời của bạn
nhỏ, các em cần chú ý gì về cách xưng hô ?
: Hướng dẫn HS kể chuyện:
- GV chọn 3 HS khá giỏi tiếp nối nhau kể
từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
Y/c Hs kể trong nhóm
- Tuyên dương HS kể tốt.

mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
- Các bạn băn khoăn không biết có
chuyện gì xẩy ra với ông cụ .
- Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan./
- Vì các bạn rất thương yêu mọi người
xung quanh.
- Các bạn quyết định hỏi thăm ông cụ
thế nào.
- Ông cụ buồn vì bà lão nhà ông bị ốm
nặng, đã nằm viện mấy tháng nay và
rất khó qua khỏi.
- Vì ông cụ được chia sẻ nỗi buồn với
các bạn nho. / Vì sự quan tâm của các
bạn nhỏ làm ông cụ bớt cô đơn.
- 1 HS đọc đoạn 5.
HS thảo luận nhóm đôi.
+ Chọn những đứa con tốt bụng vì các
bạn nhỏ trong truyện là những người
thật tốt bụng và biết yêu thương người
khác.
+ Chọn Chia sẻ vì các bạn nhỏ trong
chuyện đã biết chia sẻ nỗi buồn với ông
cụ để cụ thấy lòng nhẹn hơn.
+ Chọn Cảm ơn các cháu vì đó là lời
của ông cụ nói với các bạn nhỏ khi các
bạn quan tâm chia sẻ nỗi buồn với ông.
- 2 đến 3 nhóm thi đọc.
- Kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ
già theo lời của một bạn nhỏ.
- Xưng hô là tôi ( mình, em ) .

- 3 HS kể
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Mỗi nhóm 3 HS.

_________________________________________________________________

4
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
4. Củng cố – dặn dò: (2
/
)
- Em học được bài học gì từ các bạn nhỏ
trong truyện ?
- Trong cuộc sống hằng ngày, mọi người
nên quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau
những nỗi buồn, niềm vui, sự vất vả khó
khăn vì . . . .
- Lớp và giáo viên nhận xét
- 2 đến 3 nhóm HS kể trước lớp
Theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm
kể hay nhất.
- 1 HS kể lại câu chuyện trước lớp.
HS trả lời .
HS lắng nghe .
Tiết 5 : Đạo đúc :
Bài : Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ ,
anh chị em (tiết 2)
A/ Mục tiêu
Học sinh biết :
- Trẻ em có quyền sống với gia đình , có quyền được cha mẹ quan tâm chăm

sóc. - Trẻ em không nơi nương tựa có quyền được nhà nước và mọi người giúp đỡ
và hỗ trợ .
- Trẻ em có bổn phận phải quan tâm giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị em trong
gia đình.
- Biết yêu quý , quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình của mình .
B/Tài liệu và phương tiện:
- Các bài thơ, bài hát, câu chuyện về chủ đề gia đình.
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống
- Chia lớp thành các nhóm ( mỗi nhóm 5 em).
- Giao nhiệm vụ: 1 nữa số nhóm thảo luận và
đóng vai tình huống 1(SGK), 1 nữa số nhóm còn lại
thảo luận và đóng vai tình huống 2 (SGK).
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận chuẩn bị
đóng vai.
- Mời các nhóm lên đóng vai trước lớp, cả lớp
nhận xét, góp ý.
* Kết luận:
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
- Lần lượt đọc lên từng ý kiến (BT5-VBT) .
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ rồi bày tỏ thái độ tán
thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng giơ tay
(tấm bìa). Nêu lý do vì sao?.
* Kết luận : Các ý kiến a, c đúng ; b sai.
- Các nhóm thảo luận theo tình
huống.
- Các nhóm lên đóng vai trước
lớp.
- Lớp trao đổi nhận xét .

- Cả lớp lắng nghe và bày tỏ ý
kiến của mình.
- hảo luận và đóng góp ý kiến
về mỗi quyết định ý kiến của
từng bạn.

_________________________________________________________________

5
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
Hoạt động 3: Giới thiệu tranh
- Yêu cầu HS lần lượt giới thiệu tranh với bạn
ngồi bên cạnh tranh của mình về món quà sinh nhật
ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- Mời một số học sinh lên giới thiệu với cả lớp.
*Kết luận : Đây là những món quà rất quý.
Hoạt động 4: Múa hát, kể chuyện, đọc thơ.
- Hướng dẫn tự điều khiển chương trình tự giới
thiệu tiết mục .
- Mời học sinh biểu diễn các tiết mục.
- Yêu cầu lớp thảo luận về ý nghĩa bài hát, bài
thơ...
* Kết luận chung: Ông bà, cha mẹ, anh chị em là
những người thân yêu nhất của em,luôn yêu thương,
quan tâm, chăm sóc em. NGược lại, em cũng phải
có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà..
- Lớp tiến hành giới thiệu tranh
vẽ về một món quà tặng ông bà
, cha mẹ nhân ngày sinh nhật
hai em quay lại và giưới thiệu

cho nhau
- 1 em lên giới thiệu trước lớp .
- Các nhóm lên biểu diễn các
tiết mục : Kể chuyện , hát , múa
, đọc thơ có chủ đề nói về bài
học
- Lớp quan sát và nhận xét về
nội dung , ý nghĩa của từng tiết
mục, từng thể loại.
- Về nhà học thuộc bài và áp
dụng bài học vào cuộc sống
hàng ngày.
***************************************
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
Tiết 1 : Âm nhạc . ( GV bộ môn dạy )
Tiết 2 : Chính tả .
Bài : CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I.Mục tiêu :
- Nghe viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, viết đúng
một số từ ,. Làm bài tập phân biệt eo/oeo, s/x.
- Rèn cho học sinh viết đúng độ cao ,tên riêng nước ngoài làm bài tập nhanh
,đúng , chính xác .
- Giáo dục học sinh giữ vở sạch ,viết chữ đẹp .
II/ Đồ dùng dạy học :
GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT 1a
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động: (1
/

)
2.Kiểm tra bài cũ: (4
/
)
- Gọi HS lên bảng, sau đó cho HS viết
các từ sau: nghẹn ngào, trống rỗng, hèn
nhát.
- Hát
- 1 HS lên bảng viết.

_________________________________________________________________

6
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
- Nhận xét và sưả sai
3.Giới thiệu bài : Ghi bảng (1
/
)
a.Hướng dẫn viết chính tả: (25
/
)
- GV đọc đoạn văn một lượt.
+ Đoạn văn này kể chuyện gì ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn phải
viết hoa ?
+Lời của ông cụ được viết như thế
nào ?
- Hướng dẫn viết từ khó.
- GV đọc các từ ngữ khó cho HS viết

vào bảng con.
- Lớp và giáo viên nhận xét
b)Viết chính tả
- Giáo viên đọc cho học sinh viết
- Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi .
Chấm bài: Thu một số vở chấm
c.Hướng dẫn làm bài tập: (5
/
)
a) Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm.
5.Củng cố – dặn dò: (2
/
)
- Trả bài nhận xét – sủa lỗi sai phổ biến
- Về nhà làm bài còn lại ở VBT chuẩn
bị tiết sau
- Nhận xét giờ học.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- 1 HS đọc lại đoạn văn.
- Cụ già nói lý do cụ buồn vì bà cụ ốm
nặng phải nằm viện, khó qua khỏi. Cụ
cảm ơn lòng tốt của các bạn, các bạn làm
cho cụ cảm thấy lòng nhẹ hơn.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Các chữ đầu câu.
- Lời của ông cụ được viết sau dấu hai
chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, viết
lùi vào 1 ô.
- HS viết vào bảng con các từ khó.

Ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt, dẫu.
-HS đọc các từ khó trên bảng.
- Học sinh lắng nghe viét bài.
- Học sinh soát lỗi .
- 1 HS đọc.
- 1 em lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- giặt - rát - dọc.
Tiết 3 : Toán .
Bài : Giảm đi một số lần .

I/ Mục tiêu :
Giúp học sinh :
- Biết thựchiện giảm một số đi một số lần ( bằng cách chia số đó với số
lần ).Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần.
- HS vận dụng cách thực hiện giảm một số đi nhiều lần để giải các bài tập nhanh
đúng.
- HS ham thích học tập môn toán, tích cực tham gia vào hoạt động học tập.

_________________________________________________________________

7
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
II/ Đồ dùng dạy học :
GV : ĐDDH, các trò chơi phục vụ cho việc giải các bài tập.
HS : vở bài tập Toán 1.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động: (1
/
)

2.Kiểm tra bài cũ: (4
/
)
- Nhận xét và ghi điểm.
3.Bài mới :
Giới thiệu bài : Ghi bảng (1
/
)
a)Hướng dẫn thực hiện giảm một số đi
nhiều lần: (10
/
)
- GV nêu bài toán: Hàng trên có 6 con
gà. Số gà hàng trên giảm đi 3 lần thì được
số gà hàng dưới. Tính số gà của hàng dưới.
+ Hàng trên có mấy con gà ?
+Số gà hàng dưới như thế nào so với số
gà ở hàng trên ?
+Tìm số gà ở hàng dưới như thế nào?
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ.
-Tiến hành tương tự với bài toán về độ
dài đoạn thẳng AB và CD.
+ Vậy muốn giảm một số đi nhiều lần ta
làm như thế nào ?
b)Luyện tập – thực hành: (21
/
)
 Bài 1
- Yêu cầu HS đọc cột đầu tiên của bảng.
+ Muốn giảm một số đi 4 lần ta làm như

thế nào ?
- Hãy giảm 12 đi 4 lần.
- Muốn giảm một số đi 6 lần ta làm như
thế nào ?
- Hãy giảm 12 đi 6 lần.
- HS suy nghĩ và làm tiếp các phần còn
lại.
- Chữa bài và nêu cách làm.
 Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài phần a).
- Hát
-3 HS lên bảng đọc bảng chia 7
- Vài em nhắc lại tên bài.

- Quan sát hình minh hoạ, đọc lại đề
toán và phân tích .
- Hàng trên có 6 con gà.
- Số gà hàng trên giảm đi 3 lần thì được
số gà ở hàng dưới.
6 : 3 = 2 con gà )
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy
số đó chia cho số lần.
- Đọc: Số đã cho; Giảm đi 4 lần; Giảm
đi 6 lần.
- Muốn giảm một số đi 4 lần ta lấy số
đó chia cho 4.
- 12 giảm 4 lần là 12 : 4 = 3.
- Muốn giảm một số đi 6 lần ta lấy số
đó chia cho 6.
- 12 giảm đi 6 lần là 12 : 6 = 2.

- HS làm bài.
Số đã
cho
48 36 24
Giảm đi
4 lần
48:4=12 36:4=9 24:4=6
- Mẹ có 40 quả bưởi, sau khi đem bán
thì số bưởi giảm đi 4 lần. Hỏi mẹ còn
lại bao nhiêu quả bưởi.

_________________________________________________________________

8
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
+ Mẹ có bao nhiêu quả bưởi ?
+ Số bưởi còn lại sau khi bán như thế
nào so với số bưởi ban đầu ?
+ Vậy ta vẽ sơ đồ như thế nào ?
+ Thể hiện số bưởi ban đầu là mấy phần
bằng nhau ?
+ Khi giảm số bưởi ban đầu đi 4 lần thì
còn lại mấy phần ?
+ Vậy số bưởi còn lại là mấy phần bằng
nhau ?
Tóm tắt
40 quả
Có :
Còn lại:
? quả

- Hãy tính số bưởi còn lại.
- Lớp và giáo viên nhận xét
- HS tự vẽ sơ đồ và trình bày bài giải
phần b).
- Lớp và giáo viên nhận xét
 Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
(?) Muốn vẽ đoạn thẳng CD và MN ta phải
biết được điều gì trước ?
- Yêu cầu HS tính độ dài đoạn thẳng CD
và MN.
- Yêu cầu HS vẽ hình.
- Mẹ có 40 qủa bưởi.
- Số bưởi ban đầu giảm đi 4 lần thì
bằng số bưởi còn lại sau khi bán.
- Thể hiện số bưởi ban đầu là 4 phần
bằng nhau.
- 4 phần giảm đi 4 lần thì còn lại 1
phần.
- Là 1 phần.
40 : 4 = 10 (quả)
Bài giải.
Số quả bưởi còn lại là:
40 : 4 = 10 (quả)
Đáp số: 10 quả.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
Tóm tắt
30 giờ
Làm tay:
Làm máy:

...giờ?
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Thời gian làm công việc đó bằng máy là:
30 : 5 = 6 (giờ)
Đáp số: 6 giờ.
- 1 HS đọc.
- Ta phải biết độ dài của mỗi đoạn
thẳng là bao nhiêu xăng-ti-mét.
- Độ dài đoạn thẳng CD là:
8 : 2 = 4 (cm)
- Độ dài đoạn thẳng MN là:
8 – 4 = 4 (cm)
8cm
A B

2cm
C D
4cm
M N
- 2 học sinh thi đua lên vẽ hình .
- Ta lấy số đó chia cho số lần.

_________________________________________________________________

9
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
- Lớp nhận xét – tuyên dương tổ thắng
cuộc .
3.Củng cố – dặn dò: (2

/
)
+ Khi muốn giảm một số đi một số lần ta
làm như thế nào ?
+Khi muốn giảm một số đi một số đơn vị
ta làm như thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
- Ta lấy số đó trừ đi số đơn vị cần giảm.

Tiết 4 : TN – XH :
Bài : VỆ SINH THẦN KINH .
I/ Mục tiêu :
- Giúp HS có khả năng:
Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh.
- HS kể tên được những việc nên làm, những thức ăn đồ uống có thể sử dụng để
có lợi cho cơ quan thần kinh, những việc cần tránh, những đồ ăn uống độc hại cho cơ
quan thần kinh.
- HS có ý thức học tập, làm việc đúng cách để giữ vệ sinh thần kinh.
II/ Đò dùng dạy học :
Giáo viên : Hình vẽ trang 32, 33 SGK, Bảng vẽ các hình ảnh thể hiện tâm trạng
(cho hoạt động 2), Tranh vẽ hình đồ uống, hoa quả.
Học sinh : SGK . Vở BT TN – XH .
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Khởi động (5
/
)
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo
tình huống sau:
+ Đêm hôm qua, Nam đã thức khuya để

chuẩn bị cho bài kiểm tra hôm sau. Mãi
đến 1 giờ đêm bạn mới đi ngủ, 5 giờ sáng
đã tỉnh giấc. Em hãy cho biết, ngày hôm
sau đi học Nam sẽ cảm thấy thế nào ?
+ Em có biết tại sao Nam mệt mỏi
không?
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : Ghi bảng (1
/
)
a.HĐ1: Thảo luận nhóm về việc làm
trong tranh. (15
/
)
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ từ 1 đến
7 trong SGK và thảo luận nhóm để trả lời
- HS thảo luận cặp đôi.
- Nam cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ...
- Vì Nam thức khuya, thiếu ngủ.
- HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh
và trả lời câu hỏi.

_________________________________________________________________

10
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
câu hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
+ Việc làm trong tranh có lợi cho cơ
quan thần kinh hay không ? Vì sao ?

GV gọi đại diện các nhóm lần lượt nêu
kết quả thảo luận cho từng bức tranh. Các
nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- Yêu cầu 4 HS lên bảng gắn 7 bức
tranh vào 2 cột: “có ích”, “có hại” cho phù
hợp.
- GV nhận xét , kết luận : Chúng ta làm
việc nhưng cũng phải thư giãn, nghỉ ngơi
để cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi,
tránh làm việc mệt mỏiquá sức . Khi
chúng ta vui vẻ , hạnh phúc được yêu
thương chăm sóc thì xẽ rất tốt cho cơ quan
thần kinh . Nếu buồn bã ,sợ hãi hay bị đau
đớn sẽ có hại tới cơ quan thần kinh.
B .HĐ2: Đóng vai;
- 4 nhóm thể hiện vẻ mặt của người có
tâm trạng tức giận , vui vẻ , sợ hãi , lo
lắng.
- Trả lời câu hỏi:
+ Những việc làm như thế nào thì có lợi
cho cơ quan thần kinh ?
+ Trạng thái sức khoẻ nào có lợi cho cơ
quan thần kinh ?
* GV kết luận: Luôn sống vui vẻ có lợi
cho cơ quan thần kinh.
- Quan sát hình 9 trả lời câu hỏi
+ Chỉ và nêu tên những thức ăn, đồ
uống đưa vào cơ thể có hại cho cơ uqan
thần kinh ?
+ Tranh 1: Bạn nhỏ đang ngủ - có ....

+ Tranh 2: Bạn nhỏ đang chơi trên ....
+ Tranh 3: Bạn nhỏ đọc sách đến 11...
+ Tranh 4: Bạn đó chơi trò chơi trên ...
+ Tranh 5: Xem kịch thư giãn – có lợi
cho cơ quan thần kinh.
+ Tranh 6: Bạn nhỏ được bố mẹ ...
+ Tranh 7: Bạn nhỏ bị đánh .....
- Đại diện các nhóm lần lượt nêu kết quả
thảo luận cho từng bức tranh. Các nhóm
khác theo dõi, bổ sung.
- 4 HS lên bảng gắn tranh vào đúng cột.
-Các nhóm lên dán tranh. Nhóm khác
quan sát nhận xét.
- Những công việc vừa sức, thoải mái,
thư giản có lợi cho cơ quan thần kinh.
- Khi chúng ta vui vẻ, được yêu thương...
- Các nhóm thảo luận, tranh vẽ, xếp các
tranh vẽ vào các nhóm có hại cho sức
khỏe :
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
Chẳng hạn:
- Nhóm có hại : cà phê, rượu .
- Nhóm rất nguy hiểm: ma tuý. Vìchúng
gây nghiện, dễ làm cơ quan thần kinh
mệt mỏi.
- Tránh xa ma tuý, tuyệt đối không được
dùng thử.

_________________________________________________________________


11
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
Kết luận: Chúng ta cần tập luyện sống vui
vẻ, ăn uống đủ chất, điều độ để bảo vệ cơ
quan thần kinh. Cần tránh xa ma t để
bảo vệ sức khoẻ và cơ quan thần kinh.
5 .Củng cố - Dặn dò: ( 1’ )
+ Các em có nên uống rượu bia, hút
thuốc lá ,ma túy khơng ?
- Về nhà thực hiện như bài đã học .
Chuẩn bị tiết sau.
GV nhận xét tiết học.

Tiết 5 : Thể dục .
Bài : Ơn di chuyển hướng phải ,trái .
Trò chơi : “ Chim về tổ”
I. Mục tiêu:
- Ơn động tác đi chuyển hướng phải, trái. Học trò chơi “Chim về tổ”
- u cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.Biết cách chơi
và bước đầu chơi theo đúng luật.
- Hs chăm chỉ tập luyện .
II/Địa điểm - phương tiện:
- Giáo viên : 1 còi .
- Học sinh : Trang phục gọn gàng .
III/Các hoạt động dạy – học:
Nội dung hoạt động Phương pháp tổ chức
1.Phần mở đầu: (5
/
)
Phổ biến nội dung u cầu giờ học.

2.Phần cơ bản: (25
/
)
a.Ôn động tác đi chuyển hướng
phải, trái.
- GV chỉ huy, từ lần 2 để CS điều
khiển. GV uốn nắn và giúp đỡ HS,
tập theo hình thức nước chảy, song
phải đảm bảo trật tự.
- Nhận xét : GV nhận xét.
- Tập hợp lớp nghe phổ biến sau đó chạy
chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân
tập.
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.

_________________________________________________________________

12
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
b. Chơi trò chơi “Chim về tổ ”.
- GV nêu tên trò chơi, giải thích
cách chơi và luật chơi. GV cho các
em học thuộc vần điệu trước khi chơi
trò chơi. Cho các em chơi thử 1 –
2 lần sau đó mới chơi chính thức.
- GV nhận xét .
4. Củng cố , dặn dò : (4 phút)
- Thả lỏng.
- Giáo viên cùng học sinh hệ
thống lại bài.

4 hàng dọc.
Làm theo hiệu lệnh.
HS chủ động tham gia trò chơi .
HS thực hiện động tác thả lỏng theo lệnh.

Thứ tư ngày 6 tháng 10 năm2010
Tiết 1 : Mỹ thuật . ( GV bộ mơn dạy )
Tiết 2 : Luyện từ & câu .
Bài : MỞ RỘNG VỐN TỪ : CỘNG ĐỒNG .
ƠN TẬP CÂU : AI LÀM GÌ ?
I/ Mục tiêu :
- Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về Cộng đồng.
- Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi : Ai ( cái gì, con gì ) ? Làm gì ?
Biết đặt câu hỏi cho bộ phận của câu đã xác định. Học sinh tìm được các từ chỉ những
người trong Cộng đồng nhanh, đúng, chính xác .
- Giáo dục thơng qua việc mở rộng vốn từ, các em u thích mơn Tiếng Việt.
II/ Đồ dùng dạy học :
GV : bảng phụ viết sẵn bài tập 2, ơ chữ ở BT1 .
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (4
/
)

_________________________________________________________________

13
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
- Cho HS làm miệng bài tập 2 tuần 7.

- Em hãy đọc bài tập đọc “Trận bóng
dưới lòng đường” và tìm cac từ ngữ chỉ các
hoạt động chơi bóng, chỉ thái độ của các
bạn nhỏ trong bài.
- Nhận xét và ghi điểm.
2 . Bài mới :
Giới thiệu bài :
4.Giảng bài :
a.Hướng dẫn làm bài tập.
*) Mở rộng vốn từ theo chủ điểm cộng
đồng.
 Bài 1
- GV nhắc lại.
+ Cộng đồng có nghĩa là gì ?
+ Vậy chúng ta phải xếp từ cộng đồng vào
cột nào ?
+ Cộng tác có nghĩa là gì ?
+ Vậy chúng ta phải xếp từ cộng tác vào
cột nào ?
- Chữa bài và nhận xét .
 Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu nội dung
của từng câu trong bài.
- Lớp và giáo viên nhận xét
* Kết luận: Kết lại nội dung của các câu tục
- 2 HS trình bày.
+ Chỉ thái độ chơi bóng: cướp bóng,
dẫn bóng, chuyền bóng, chơi bóng, xuýt
bóng.

+ Chỉ thái độ: hoảng sợ, sợ tái người.
- 1 HS đọc đề bài, sau đó 1 HS khác
đọc lại các từ ngữ trong bài.
- Cộng đồng là những người cùng sống
trong một tập thể hoặc một khu vực,
gắn bó với nhau.
- Xếp từ cộng đồng vào cột những
người trong cuộc sống.
- Cộng tác có nghĩa là cùng làm chung
một việc.
- Xếp từ cộng tác vào cột thái độ, hoạt
động trong cộng đồng.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào
vở.
 Những người trong cộng đồng:
cộng đồng, đồng bào, đồng đội,
đồng hương.
 Thái độ hoạt động trong cộng
đồng: cộng tác, đồng tâm.
- 1 HS đọc yêu cầu và thảo luận theo
cặp .
- Chung lưng đấu cật nghĩa là đoàn kết,
góp công, góp sức với nhau để cùng
làm việc.
- Cháy nhà hàng xóm bình chân như
vại chỉ người ích kỷ, thờ ơ với khó
khăn, hoạn nạn của người khác.
- An ở như bát nước đầy chỉ người
sống có tình, có nghĩa trước sau như
một , sẵn lòng giúp đỡ mọi người.

- Đại diện một số nhóm nêu kết quả

_________________________________________________________________

14
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
ngữ và yêu cầu HS làm bài vào vở.
*)ôn tập mẫu câu: Ai ( cái gì, con gì ) làm
gì ?
 Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi 3 HS lên bảng. Gạch 1 gạch dưới
bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì,
con gì ) ? . gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả
lời cho câu hỏi Làm gì ?
- Lớp và giáo viên nhận xét
 Bài 4
- Gọi HS đọc đề bài .

+ Các câu văn trong bài tập được viết theo
kiểu câu nào ?
+ Đề bài yêu cầu đặt câu hỏi cho các bộ
phận câu được in đậm. Muốn đặt câu hỏi
được đúng, chúng ta phải chú ý đến điều gì?
- Lớp và giáo viên nhận xét
5.Củng cố – dặn dò: (2
/
)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tìm thêm các từ ngữ theo chủ

điểm Cộng đồng, ôn tập mẫu câu Ai (cái gì,
con gì) làm gì ?
- Đồng ý, tán thành với các câu a, c ;
Không tán thành với câu b.
- 1 HS đọc trước lớp.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào
vở.
a) Đàn sếu đang sải cánh trên cao.
Con gì ? Làm gì ?
b) Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra
về.
c) Các em tới chỗ ông cụ lễ phép hỏi.
Ai ? Làm gì ?
- 1 HS đọc toàn bộ đề bài, sau đó một
HS khác đọc lại các câu văn.
- Kiểu câu Ai (cái gì, con gì )? Làm gì?
- Chúng ta phải xác định được bộ phận
câu được in đậm trả lời cho câu hỏi
nào, Ai ( cái gì, con gì ) ? hay Làm gì?
- HS làm bài .
a) Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân?
b) ông ngoại Làm gì ?
c) Mẹ bận Làm gì ?

HS thực hiện ở nhà .
Tiết 3 : Toán .
Bài : Luyện tập .
I Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi nhiều lần.

- Áp dụng gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi nhiều lần để giải các bài
toán có liên quan nhanh , đúng , chính xác.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận tự tin trong học tập.
II-Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động: (1
/
) - Hát

_________________________________________________________________

15
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
2.Kiểm tra bài cũ: ( 4
/
)
+ Giảm số 35 đi 7 lần ta được số nào ?
+Giảm 14 đi 7 lần ta được số nào ?
- Lớp và giáo viên nhận xét .
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : Ghi bảng (1
/
)
a)Hướng dẫn luyện tập:
 Bài 1 : Nêu yêu cầu :
- Viết lên bảng bài mẫu.
- 6 gấp 5 lần được bao nhiêu ?
- Vậy viết 30 vào ô thứ mấy ?
- 30 giảm đi 6 lần được mấy ?
- Vậy điền 5 vào ô thứ mấy ?

- HS làm tiếp các phần còn lại.
- Lớp và giáo viên nhận xét
 Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài phần a).
- HS tự vẽ sơ đồ tóm tắt.
- Nhận xét sửa sai
- HS tự làm bài phần b).
 Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Giảm 35 đi 7 lần ta được số 5.
-Giảm 14 đi 7 lần ta được số 2.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Viết (theo mẫu)
Gấp Gấp 5lần 3 giảm 6 lần
- 6 gấp 5 lần bằng 30.
- Vào ô thứ hai.
- Được 5.
- ô thứ 3.
- HS làm tiếp các phần còn lại.
Gấp 6 lần giảm 3 lần
gấp 6 lần giảm 2 lần

giảm 5 lần gấp4 lần
- Học sinh lần lượt nêu kết quả phép tính
- 1 HS đọc.
Tóm tắt
60 l
Sáng:
Chiều :
? l

Bài giải
Buổi chiều bán được là.
60 : 3 = 20 (lít )
Đáp số : 20 lít.
- 1 HS lên bảng làm – lớp làm vào vở
- 1 HS đọc.

_________________________________________________________________

16
6
3
0
5
4
2
4
8
7
42 21
25
5
20
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
- Vậy giảm độ dài AB đi 5 lần thì
được bao nhiêu xăng-ti-mét ?
- Lớp và giáo viên nhận xét
5.Củng cố – dặn dò: (2
/
)

- Chấm một số vở chấm – nhận xét .
- Về nhà làm bài tập ở VBT.Chuẩn bị
tiết sau.
- Nhận xét giờ học.
- Đo độ dài đoạn thẳng AB là 10 cm.
- HS thực hành đo độ dài đoạn thẳng AB.
- Giảm độ dài đoạn thẳng AB đi 5 lần là:
10 : 5 = 2 (cm )
- Vẽ đoạn thẳng dài 2 cm đặt tên là MN.
- HS vẽ đoạn thẳng MN dài 2cm.
Tiết 4 : Tập viết .
Bài : Ôn chữ hoa G .
I/ Mục tiêu :
- Củng cố cách viết chữ viết hoa G Viết tên riêng : Gò Công và câu ứng dụng
bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết đúng chữ viết hoa G viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu,
đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở
Tập viết.
Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, giữ vở sạch viết chữ đẹp.
II/ Đồ dùng dạy học :
GV : chữ mẫuG, tên riêng :Gò Công
HS : Vở tập viết , bảng con , phấn .
III/ Các hoạt động dạy –học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1 .Khởi động: (1
/
)
2. Kiểm tra bài cũ : (4
/

)
- GV kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh và
chấm điểm một số bài.
- Gọi học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã
viết ở bài trước.
- Cho học sinh viết vào bảng con : Ê-Đê
Nhận xét sửa sai
- Hát
- Học sinh viết bảng con

_________________________________________________________________

17
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
3. Bài mới .
Giới thiệu bàighi bảng : (1
/
)
a. Hướng dẫn viết ,luyện viết chữ hoa.
- GV viết mẫu , nêu lại cách viết G
- Lớp và giáo viên nhận xét
b*Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng)
GV cho học sinh đọc tên riêng : Gò Công
+ Nêu những hiểu biết về Gò Công?
GV treo bảng phụ viết sẵn tên riêng cho học
sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi
viết.
Gò Công
+ Những chữ nào viết hoa ?
+ Chữ nào viết một li ?

+ Chữ nào viết 2 ô li?
+ Đọc lại từ ứng dụng
- GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên
dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các
con chữ.
Giáo viên nhận xét, sửa sai
c.Luyện viết câu ứng dụng
- GV cho học sinh đọc câu ứng dụng :
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
* GV Giải thích : Câu tục ngữ khuyên anh
em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.
- GV treo bảng phụ viết sẵn câu tục ngữ cho
HS quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi
viết.
+ Câu tục ngữ có chữ nào được viết hoa ?
- Giáo viên hướng dẫn viết :
- Lớp và giáo viên nhận xét sửa sai.
d . Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
Giáo viên nêu yêu cầu :
GV quan sát hướng dẫn thêm .
GV thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
5. Củng cố – Dặn dò : (2
/
)
- Tuyên dương những học sinh viết bài đẹp .
Chữa 1 số vởi viết sai
- Chuẩn bị bài tiết sau .
- HS quan sát và nhận xét các chữ
hoa


- Học sinh viết bảng con Ê,Ê
- Học sinh đọc
- Là tên riêng 1 thị xã thuộc
tỉnhTiền Giang
- Các chữ viết hoa: C,G
- Các chữ 1li : O.Ô.n
- Chữ C,G
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh đọc câu ứng dụng
- Học sinh quan sát và nhận xét.
- Câu tục ngữ có chữ được viết hoa
là Khôn, Gà .
- Học sinh viết bảng con:
- HS viết vở
HS lắng nghe , về nhà thực hiện .

_________________________________________________________________

18
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
- GV nhận xét tiết học .

************************************************
Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2010
Tiết 1 : Tập đọc .
Bài : Tiếng ru .
I-Mục tiêu:
- Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.Đọc trôi
chảy dược toàn bài với giọng tình cảm, tha thiết.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: đồng chí, dân gian, bồi,...Hiểu được nội
dung và ý nghĩa của bài thơ: Con người sống giữa cộng đồng phải đoàn kết, yêu
thương anh em, bạn bè, đồng chí.
- Giáo dục học sinh thương yêu và đoàn kết với nhau.
II/ Đồ dùng dạy học :
GV : tranh minh hoạ theo SGK.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1 .Kiểm tra bài cũ: (4
/
)
- Nhận xét và ghi điểm .
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : Ghi bảng (1
/
)
a.Luyện đọc: (23
/
)
- Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài thơ một lượt với
giọng chậm rãi, tha thiết, tình cảm.
* Luyện đọc từng câu và luyện phát âm từ
khó, dễ lẫn.
* HS đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ
khó.
* HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Hát
- HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung

bài tập đọc Các em nhỏ và cụ già.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 2 câu, tiếp nối nhau đọc từ
đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từ khó: làm mật, lửa tàn, mùa
vàng, nhân gian, đốm lửa.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng
dẫn của GV.
- Mỗi HS đọc một khổ thơ trước lớp.
Chú ý ngắt giọng đúng nhịp thơ.

_________________________________________________________________

19
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
- Giải nghĩa từ .
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài
trước lớp, mỗi HS đọc một khổ thơ.
đ.luyện đọc theo nhóm.
e.Thi đọc giữa các nhóm.
+ Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh bài
thơ.
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài:(7
/
)
- GV gọi 1 HS đọc lại bài 1 lượt.
+ Con ông, con cá, com chim yêu
những gì ? Vì sao ?
+ Hãy nói lại nội dung hai câu cuối khổ
thơ đầu bằng lời của em.

*Yêu cầu HS đọc khổ thơ 2.
- Câu thơ Một ngôi sao chẳng sáng đêm
cho chúng ta thấy một ngôi sao không thể
làm nên đêm sao sáng, phải có nhiều ngôi
sao mới làm nên đêm sao sáng. Tương tự
như vậy chúng ta sẽ tìm hiểu các câu thơ
khác trong khổ 2.
+ Em hiểu câu thơ Một thân lúa chín,
chẳng nên mùa vàng ? như thế nào ?
+ Em hiểu câu thơ: Một người - đâu
phải dân gian ?/ Sống chăng một đốm lửa
tàn mà thôi. Như thế nào ?
Núi cao/ bởi có đất bồi /
Núi chê đất thấp,/ núi ngồi ở đâu ?//
Muôn dòng sông đổ biển sâu /
Biển chê sông nhỏ,/ biển đâu nước còn ?//
- HS đọc phần chú giải trong SGK .
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc
một khổ thơ trong nhóm .
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối bài thơ.
- Cả lớp cùng đọc bài.
- 1 HS đọc bài trước lớp, cả lớp đọc thầm
theo.
- Con ông yêu hoa vì hoa có mật ngọt
giúp ông làm mật.
- Con cá bơi yêu nước, vì có nước cá mới
sống được, bơi lội được.
- Con chim ca yêu trời vì chỉ có bầu trời
cao rộng mới cho chim có chỗ bay nhảy,

hót ca.
- Một số HS nói trước lớp: Con người
muốn sống phải yêu thương đồng chí,
anh em của mình.
- 2 HS đọc.
- Một thân lúa chín không làm nên mùa
vàng.
- Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa
vàng.
- Một người không phải là cả loài người.
Người sống một mình, cô đơn giống như
đốm lửa sắp tàn lụi.
- Nhiều người mới làm nên nhân loại.
Người sống một mình giống như đốm
lửa tàn, không làm dược việc gì, không
có sức mạnh.
- Núi không nên chê đất thấp vì núi nhờ

_________________________________________________________________

20
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
+ Vì sao núi không nên chê đất thấp ,
biển không nên chê sông nhỏ ?
+ Câu lục bát nào trong khổ thơ 1 nói
lên ý chính của cả bài thơ ?
c.Học thuộc lòng bài thơ: (6
/
)
GV hướng dẫn HS đọc thuộc như các bài

trước.
C.Củng cố – dặn dò: (2
/
)
- Cho 2 HS nhắc lại điều bài thơ muốn
nói.
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét giờ học.
có đất bồi đắp mà cao lên được. Biển
không nên chê sông nhỏ vì biển nhờ có
nước của muôn dòng sông mà đầy.
- HS đọc thầm lại cả bài và trả lời:
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Con người sống giữa cộng đồng phải
yêu thích anh em, bạn bè, đồng chí.
Tiết 2 : Toán .
Bài : Tìm số chia .
I/ Mục tiêu :
- Giúp học sinh biết tên gọi và các thành phần trong phép chia.
- Học sinh tính nhanh, chính xác, tìm số chia chưa biết thành thạo.
- Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Đồ dùng dạy học :
GV : 6 hình vuông ( hoặc hình tròn ) bằng bìa hoặc bằng nhựa, đồ dùng dạy học
: trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (4

/
)
Gọi 1 HS lên giả bài 2b .
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm.
2 . Bài mới :
Giới thiệu bài : Ghi bảng. (1
/
)
a)Hướng dẫn tìm số chia
- Nêu bài toán: Có 6 ô vuông, chia đều
thành 2 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có bao nhiêu
ô vuông ?
+ Hãy nêu phép tính để tìm số ô vuông
có trong mỗi nhóm.
+Hãy nêu tên gọi của thành phần và kết
quả trong phép chia 6 : 2 = 3.
- 1 HS lên bảng làm bài tập 2b.
Số quả cam trong rổ còn lại là
60 : 3 = 20 (quả cam)
Đáp số: 20 quả cam
-Vài em nhắc lại tên bài.
- Mỗi nhóm có 3 ô vuông.
- Phép chia 6 : 2 = 3 (ô vuông)
- Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 là số bị
chia, 3 là thương.

_________________________________________________________________

21
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3

+Nêu bài toán 2: Có 6 ô vuông, chia đều
thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 ô vuông .
Hỏi chia được mấy nhóm như thế ?
- Hãy nêu phép tính tìm số nhóm chia
được.-Vậy số nhóm 2 = 6 : 3.
- Gọi HS nhắc lại.
+ 2 là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ?
+ 6 và 3 là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ?
- Vậy số chia trong phép chia bằng số bị
chia chia cho thương.
+Viết lên bảng 30 : x = 5 và hỏi x là gì
trong phép chia trên ?
+Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm số chia x?
- Hướng dẫn HS trình bày:
30 : x = 5
x = 30 : 5
x = 6
+ Vậy, trong phép chia hết muốn tìm số
chia chúng ta làm như thế nào ?
c)Luyện tập – thực hành: (15
/
)
 Bài 1 : Nêu yêu cầu bài ;
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Chữa bài và nhận xét sửa sai.
 Bài 2 : Nêu yêu cầu bài;
- Lớp và GV nhận xét nêu cách tìm số
bị chia, số chia sau đó làm bài.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Chia được 2 nhóm như thế.
- Phép chia 6 : 3 = 2 (nhóm ).
- 2 là số chia.
- 6 là số bị chia còn 3 là thương.
- x là số chia trong phép chia.
- Số chia x = 30 : 5 = 6.
- Trong phép chia hết, muốn tìm số chia
chúng ta lấy số bị chia chia cho thương.
- Tính nhẩm
- Bài toán yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
35 : 5 = 7 24 : 6 = 4
35 : 7 = 5 24 : 4 = 6
28 : 7 = 4 21 : 3 = 7
28 : 7 = 4 21 : 7 = 3
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng
phép tính trước lớp.
- Tìm x :
- 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào
bảng con.
12 : x = 2 42 : x = 6
x = 12 : 2 x = 42 : 6
x = 6 x = 7
27 : x = 3 x : 5 = 4
x = 27 : 3 x = 4 x 5
x = 7 x = 20
………
- Trong phép chia hết, 7 chia cho mấy để
được:

_________________________________________________________________


22
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
+ Trong phép chia hết, số bị chia là 7,
vậy thương lớn nhất là mấy ?
+ Vậy 7 chia cho mấy thì được 7 ?
+ Vậy trong phép chia hết, 7 chia cho
mấy sẽ được thương lớn nhất ?
+ Trong phép chia hết, số bị chia là 7,
vậy thương bé nhất là mấy ?
+ Vậy 7 chia cho mấy thì được 1 ?
+ Vậy trong phép chia hết , 7 chia cho
mấy sẽ được thương bé nhất ?
5.Củng cố – dặn dò: (2
/
)
+ Muốn tímố bị chia ta làm như thế
nào?
- về nhà làm bài tập VBT . Làm bài tập
1 vào vở , luyện tập thêm về tìm số chia
trong phép chia hết.
- Nhận xét tiết học.
a) Thương lớn nhất.
b) Thương bé nhất.
- Thương lớn nhất là 7.
- 7 chia 1 thì được 7.
- 7 chia cho 1 sẽ được thương lớn nhất.
- Thương bé nhất là 1.
- 7 chia cho 7 thì được 1.
- 7 chia cho 7 sẽ được thương bé nhất.

Tiết 3 : Chính tả . ( Nhớ - viết ) .
Bài : Tiếng ru .
I. Yêu cầu :
- Nhớ - viết lại chính xác bài chính tả ;Trình bày đúng hình thức của bài thơ viết
theo thể thơ lục bát .
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : r / gi .
- Cẩn thận khi viết bài, giữ gìn vở sạch chữ đẹp .
II/ Đồ dùng dạy học:
GV : bảng phụ viết bài thơ Tiếng ru .
HS : VBT .
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (4
/
)
- Đọc cho HS viết các từ sau:
- Nhận xét và sửa sai.
2. Bài mới .
Giới thiệu bài : Ghi bảng. (1
/
)
a. Hướng dẫn học sinh viết
- GV đọc thuộc lòng 2 khổ thơ .
+ Con người muốn sống phải làm gì ?
- 3 HS lên bảng viết. rét run, nhàn rỗi,
buồn bã.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc lại.

_________________________________________________________________


23
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3

+ Đoạn thơ khuyên chúng ta điều gì ?
b)Hướng dẫn cách trình bày.
- Yêu cầu HS mở SGK .
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì ?
+ Trình bày thể thơ này như thế nào cho
đẹp ?
+ Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy ?
+ Dòng thơ nào có dấu gạch nối ?
+ Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi ?
+ Dòng thơ nào có dấu chấm than ?
+ Các chữ đầu dòng tnơ viết như thế
nào?
b)Hướng dẫn viết từ khó.
- Viết từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
c)Nhớ – viết chính tả.
- GV theo dõi từng HS viết bài.
Soát lỗi.
d)Chấm bài.Thu vở chấm
3. Làm bài tập chính tả: (7
/
)
* Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
4.Củng cố – dặn dò: (2
/

)
- Trả bài chữa lỗi sai phổ biến .
- Về nhà viết những lỗi sai.
- Nhận xét tiết học.
- Con người muốn sống phải yêu thương
đồng loại.
- Đoạn thơ khuyên chúng ta phải sống
cùng cộng đồng và yêu thương nhau.
- Mở SGK trang 64, 65.
- Bài thơ viết theo thể thơ lục bát.
- Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8
chữ viết lùi vào 2 ô.
- Dòng thơ thứ hai.
- Dòng thơ thứ 7.
- Dòng thơ thứ 7.
- Dòng thơ thứ 8.
- Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
- HS viết bảng con: yêu nước , chẳng
sáng,đốm lửa ,tàn.
- Vài HS đọc các từ khó viết.
- HS tự nhớ lại và viết bài.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- rán – dễ – giao thừa.
HS theo dõi .
Tiết 4 :Thể dục .
Bài : Ôn chuyển hướng phải , trái .
Trò chơi “ Mèo đuổi Chuột”.
I.Mục tiêu :
- Biết cách di chuyển hướng phải , trái . Chơi trò chơi “Meo đuổ Chuột”

Biết cách chơi và tham gia chơi đún luật .
Thói quen tập thể dục hằng ngày , đoàn kết , phối hợp trong khi chơi..
II . Địa điểm - ph ương tiện :

_________________________________________________________________

24
BÀI SOẠN TUẦN 10+11 . LỚP 3
- GV : Chuẩn bị 1 còi .
- HS : Trang phục gọn gàng .
III. Nội dung và phương pháp lên lớp :
Nội dung hoạt động Phương pháp tổ chức
1 .Phần mở đầu : 5
/
Phổ biến nội dung u cầu giờ học .
2.Phần cơ bản
a.Ơn động tác di chuyển hướng phải ,, trái
(15 phút )
- GV chỉ huy , lần 2 lớp trưởng điều
khiển . GV uốn nắn , sửa sai cho HS .

- Nhận xét : GV nhận xét.
b.Chơi trò chơi : “Mèo đuổi chuột”. 10
/
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách
chơi và luật chơi. GV cho các em học
thuộc vần điệu trước khi chơi trò chơi.
Cho các em chơi thử 1 – 2 lần sau đó
mới chơi chính thức.
- GV nhận xét ..

3. Củng cố , dặn dò : ( 2 phút )
- Thả lỏng .
- GV cùng HS hệ thống lại bài học .
- Nhận xét tiết học
- Về nhà ơn lại bài .
- Tập hợp lớp.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc.
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
- Chơi trò chơi “Có chúng em”.
- 3 hàng dọc .
Làm theo hiệu lệnh .
Vòng tròn
Làm theo hiệu lệnh.

*************************************
Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010
Tiết 1 : Tập làm văn .

_________________________________________________________________

25

×