Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thực trạng và các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tại Mỹ.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.66 KB, 27 trang )

Đề án môn học

MC LC
Li m u.....................................................................................................1
Ni dung.........................................................................................................3
I. Mt s khái niệm về thị trường.....................................................................3
2. Đặc điểm của thị trường thuỷ sản tại Mỹ.....................................................4
3. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản tại Mỹ của Việt
Nam ...................................................................................................................7
II. Khái quát thực trạng thị trường xuất khẩu thuỷ sản tại Mỹ của Việt Nam
............................................................................................................................8
1. Khái quát thị trường xuất khẩu thuỷ sản tại Mỹ của Việt Nam ..................8
2. Thực trạng thị trường xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản của Việt nam
sang Mỹ..............................................................................................................9
III. Các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu sản
phẩm thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ.........................................18
1. Các giải pháp chủ yếu.................................................................................18
2. Một số suy nghĩ của bản thân.....................................................................23
Kết luận........................................................................................................24
Tài liệu tham khảo......................................................................................25


Đề án môn học

LI M U
Trong nn kinh t ca Việt Nam, thuỷ sản là thế mạnh và là ngành kinh
tế mũi nhọn. Với lợi thế Việt Nam có hơn 3260 Km bờ biển, 112 cửa sông,
lạch, hơn 2 triệu km2 thềm lục địa, hơn một triệu km2 mặt nước, sự phong
phú về các loại thuỷ hải sản nên ngành thuỷ sản của nước ta có điều kiện rất
thuận lợi để phát triển và thực tế nó đã trở thành một bộ phận quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Từ năm 1990 đến nay ngành ngư nghiệp đã phát


triển mạnh. Hàng năm Việt nam đã đánh bắt từ 1,2 triệu đến 1,7 tấn hải sản.
Trong những năm qua ngành thuỷ sản đã đạt được tốc độ phát triển cao, ổn
định và mức tăng tổng bình quân hàng năm về tổng sản lượng thuỷ sản trên
4%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân chiếm 10-15% trong ttổng
kim ngạch xuẩt khẩu của Việt nam hàng năm, đứng thứ 29 trên thế giới về
xuất khẩu với 1% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của thế giới. So với các nước
Đông Nam Á thì Việt Nam đứng hàng thứ tư sau Thái Lan, Inđônêsia,
Malaisia về đánh bắt và xuất khẩu thuỷ sản. Trong điều kiện hiện nay, đời
sống nhân dân ta ngày càng được nâng cao, nhu cầu về thực phẩm cũng tăng
lên nhanh chóng cả về mặt số lượng và chất lượng, đặc biệt là nhu cầu về
các loại thuỷ hải sản. Sản phẩm thuỷ sản của nước ta hiện nay khơng chỉ đáp
ứng nhu cầu trong nước mà cịn xuất khẩu một số lượng lớn những sản
phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao ra nước ngồi( tơm , cua , cá,
mực...).
Theo báo của tổng cục hải quan năm 1998, mặt hàng thuỷ sản Việt
Nam đã có mặt trên 34 nước trên thế giới với tổng kim ngạch 856,6 triệu
USD và hiện nay đã có mặt trên 64 quốc gia. Thị trường nhập khẩu thuỷ sản
của Việt Nam là các nước Châu Âu, 13 nước Châu Á và Mỹ, trong đó Mỹ
đang là thị trường mục tiêu mà chúng ta hướng vào. Với thực trạng Việt
Nam đang trên đà phấn đấu để gia nhập WTO thì việc xúc tiến quan hệ
thương mại với Mỹ là điều quan trọng, cùng với một số mặt hàng xuất khẩu


Đề án môn học
khỏc, sn phm thu sn ca Vit Nam cần phải khẳng định được vai trò và
vị thế của mình trên đất Mỹ. Đó là mục tiêu quan trọng của ngành thuỷ sản
nước ta và cũng là lý do để em chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và
các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ
sản của Việt Nam tại Mỹ”.



Đề án môn học

NI DUNG
I_ MT S VN Lí LUẬN CHUNG.
1_KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG.

a. Thị trường nói chung.
Từ xưa đến nay đã có rất nhiều định nghĩa, quan niệm về thị trường
khác nhau nhưng ta có thể hiểu một cách chung nhất về bản chất của thị
trường như sau:
Thị trường là lĩnh vực trao đổi mà thông qua đó người bán và người
mua có thể trao đổi sản phẩm, dịch vụ cho nhau tuân theo các quy luật kinh
tế hàng hóa.
Như vậy, ta có thể hiểu thị trường được biểu hiện trên ba nét lớn sau:
- Thị trường là lĩnh vực trao đổi được tổ chức theo quy luật kinh tế
hàng hoá như: quy luật giá trị; quy luật cạnh tranh....
- Thị trường là sự trao đổi ngang giá và tự do đối với sản phẩm làm
ra; gắn sản xuất với tiêu dùng, buộc sản xuất phải phục tùng nhu cầu tiêu
dùng.
- Một thị trường cân đối thì giá cả của nó phải phản ánh chí phí sản
xuất xã hội trung bình, do đó buộc người sản xuất phải giảm chi phí, tiết
kiệm nguồn lực, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
b. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản
Thị trường xuất khẩu thuỷ sản về cơ bản vẫn mang bản chất của thị
trường nói chung nhưng nội dung của nó hẹp hơn. Ta có thể hiểu thị trường
xuất khẩu thuỷ sản là một lĩnh vực trao đổi mà thơng qua đó người cung cấp
ở nước này và người có nhu cầu ở nước khác về sản phẩm và dịch vụ thuỷ
sản có thể trao đổi, mua bán với nhau tuân theo các qui luật kinh tế hàng
hoá.

Thị trường trao đổi thuỷ sản thế giới rất rộng lớn bao gồm 195 nước
xuất khẩu và 180 quốc gia nhập khẩu thuỷ sản trong đó nhiều quốc gia vừa


Đề án môn học
xut va nhp khu thu sn nh Mỹ, Pháp, Anh...Năm 1999, lĩnh vực xuất
khẩu thuỷ sản thế giới đạt hơn 50 tỷ đô la, giảm 2,8% so với 51,4 tỷ năm
1997.
Hiện nay, Thái Lan là nhà xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất với kim ngạch
xuất khẩu hơn 1 tỷ đô la, tương đương 8% tổng kim ngạch thế giới. Sau đó
là Mỹ, Nauy, Trung Quốc,Pêru, Đài Loan, Canađa, Chilê, Inđônêxia, Nga,
Hàn Quốc...
Quốc gia nhập khẩu lớn nhất là Nhật Bản, chiếm 30% tổng kim
ngạch buôn bán quốc tế, vượt xa mức 14% thị phần của nước đứng thứ hai
là Mỹ. Năm 1999, nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản, Hồng Kông,
Singapore...giảm sút nhưng đã được bù đắp phần nào bởi nhu cầu tăng mạnh
ở thị trường Mỹ. Các nước nhập khẩu thuỷ sản lớn của thế giới đứng sau
Nhật và Mỹ lần lượt là Pháp, Italia, Đức, Anh, Hồng Kông, Hà Lan...
2_ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN TẠI MỸ.

Thị trường Mỹ luôn là môt thị trường hấp dẫn không chỉ đối với các
nước châu Á ( trong đó có Việt Nam) mà cịn là mục tiêu của nhiều nước
trong các châu lục khác.Trong số các thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản
của Việt Nam thì Mỹ là thị trường khá rộng lớn và giàu tiềm năng, chỉ đứng
sau Nhật Bản. Nước Mỹ với 280 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người
vào loại cao nhất thế giới, đời sống vật chất của người dân Mỹ ở mức rất cao
nên nhu cầu về các loại thực phẩm là rất lớn cả về số lượng và chất lượng,
trong đó đặc biệt là nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản. Sức mua của người dân
Mỹ lớn, giá cả ổn định, mặt hàng chất lượng càng cao, càng đắt giá thì lại
càng dễ tiêu thụ. Mỹ cũng có một ngành thuỷ sản khá phát triển, tuy nhiên

nó vẫn khơng đủ để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân về chủng loại và
chất lượng ở một số mặt hàng thuỷ sản. Chính vì thế Mỹ vẫn phải nhập khẩu
từ các nước khác. Khi đời sống lên cao thì nhu cầu về các loại hải sản tăng
lên mạnh mẽ. Các loại hải sản xuất hiện trên thị trường với nhiều chủng loại
khác nhau tạo nên sự phong phú và đa dạng. Có rất nhiều loại sản phẩm trên


Đề án môn học
th trng c ch bin vi cụng nghệ khác nhau mang những thương hiệu
khác nhau của rất nhiều hãng trong và ngoài nước. Hơn nữa người dân Mỹ
lại rất tự do trong việc lựa chọn các mặt hàng tiêu dùng cho mình, họ có thể
lựa chọn một sản phẩm trong hoặc ngoài nước tuỳ ý miễn là đáp ứng được
nhu cầu của họ. Do đó rất nhiều các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước
Mỹ đổ xô vào thị trường tiêu thụ béo bở này tạo nên một môi trường cạnh
tranh khá căng thẳng. Việt Nam với những lợi thế riêng về chất lượng sản
phẩm tự nhiên, hàng năm nước ta vẫn xuất sang Mỹ một số lượng lớn sản
phẩm thuỷ sản được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Chỉ tính riêng
năm 1999 nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ lên tới con số kỷ lục 9,3 tỷ USD. Vào
được thị trường Mỹ tức là hàng hóa uy tín chất lượng cao, bởi vì phải đảm
bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Nhìn một
cách tổng quát, Mỹ là thị trường tiêu thụ rộng lớn và giàu tiềm năng của
ngành xuất khẩu thuỷ sản nước ta.
Bên cạnh đó, thị trường Mỹ cũng là một thị trường khá khắt khe. Thị
trường Mỹ tuy rộng lớn nhưng nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ lại rất cao.
Một sản phẩm thuỷ sản phải đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng, độ an
toàn thực phẩm và hàm lượng chất dinh dưỡng thì mới có đủ khả năng xuất
hiện và cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Nếu khơng có đủ tất cả các u cầu
trên thì sản phẩm đó sẽ bị các sản phẩm của các hãng khác cạnh tranh loại
bỏ, hoặc bị chính người tiêu dùng Mỹ tẩy chay, khả năng tồn tại và phát
triển của sản phẩm đó là rất khó khăn. Đó là về phía những người tiêu dùng

cịn về phía Chính phủ Mỹ cũng có rất nhiều những qui định đặt ra cho các
sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu. Khi đưa sản phẩm thuỷ sản vào thị trường
Mỹ, chúng ta phải quan tâm và hiểu được hệ thống pháp luật của Mỹ. Hệ
thống luật của Mỹ khá phức tạp, chặt chẽ và mới lạ đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Vì vậy nếu khơng nghiên cứu tìm hiểu rõ thì
các doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những thua thiệt nặng nề trong kinh
doanh. Có thể đơn cử một số luật sau:


Đề án môn học
_Lut chng c quyn a ra cỏc chế tài hình sự khá nặng đối với
những hành vi độc quyền hoặc cạch tranh không lành mạnh trong kinh
doanh, cụ thể là phạt tiền đến 1 triệu USD đối với các công ty,100.000 USD
hoặc tù 3 năm đối với cá nhân.
_Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm, theo đó người tiêu dùng bị
thiệt hại có thể kiện nhà sản xuất về mức bồi thường thiệt hại quy định gấp
nhiều lần thiệt hại thực tế.
_Luật liên bang và các tiểu bang của Mỹ được áp dụng cùng một lúc
trong lĩnh vực thuế kinh doanh địi hỏi ngồi việc nắm vững luật của tiểu
bang mà các doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh còn phải nắm vững luật
của Liên bang nữa.
Vì vậy có thể nói chưa có sự phù hợp cao giữa việc xuất khẩu hàng
thuỷ sản Việt Nam với yêu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ. Thị trường
Mỹ là một thị trường “khó tính” của thế giới. Hàng thuỷ sản nhập khẩu vào
Mỹ phải qua sự kiểm tra chặt chẽ của cục quản lý thực phẩm và dược phẩm
Hoa kỳ(FDA) theo các tiêu chuẩn HACCP. Vấn đề vệ sinh thực phẩm, ô
nhiễm môi trường, bảo vệ sinh thái...là những lý do mà Mỹ thường đưa ra để
hạn chế nhập khẩu.
Bên cạnh đó, hàng hố từ nước ngồi xuất khẩu vào Mỹ sẽ phải trải
qua một số thủ tục hải quan khá chặt chẽ. Hệ thống thuế quan của Mỹ(gọi

tắt là HTS ) hiện không chỉ được thi hành ở Mỹ, mà hầu hết các quốc gia
thương mại lớn của thế giới đang áp dụng... .Nhiều loại thuế của Mỹ đánh
theo tỷ lệ trên giá trị hàng hoá, tức là mức thuế được xác định dựa trên tỷ lệ
phần trăm trên giá trị hàng nhập khẩu, mức thuế suất biến động từ 1-40%,
trong đó mức thơng thường từ 2-7% giá trị hàng nhập khẩu. Một số hàng
hoá khác phải chịu thuế gộp- tức là loại thuế kết hợp cả mức thuế tỷ lệ trên
giá trị và mức thuế theo số lượng. Có những hàng hố phải chịu thuế định
ngạch- đó là loại thuế suất cao hơn được áp dụng đối với hàng nhập khẩu
sau khi một lượng hàng hoá cụ thể thuộc loại đó đã được nhập khẩu vào Mỹ


Đề án môn học
trong cựng nm ú. Hu ht cỏc đối tác thương mại của Mỹ đều được hưởng
quy chế đối xử thương mại bình thường(NTR). Hàng hố của các nước
thuộc diện NTR khi xuất khẩu vào Mỹ chỉ phải chịu mức thuế thấp hơn
nhiều so với hàng hoá của các nước khơng có NTR của Mỹ. Khi có sự điều
chỉnh giảm hay huỷ bỏ một loại thuế quan nào đó thì sự thay đổi đó sẽ được
áp dụng bình đẳng đối với tất cả các nước được hưởng NTR của Mỹ. Hiện
nay, các nước tham gia WTO đều được hưởng NTR của Mỹ. Các nước đang
được hưởng NTR của Mỹ phải đáp ứng hai điều kiện cơ bản: đã ký hiệp
định thương mại song phương với Mỹ và phải tuân thủ các điều kiện
Jacson-Vanik trong luật thuơng mại năm 1974 của Mỹ.
Hơn nữa, tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ rất cao, nhiều nước trên
thế giới có lợi thế tương tự như Việt Nam cũng đều coi thị trường Mỹ là thị
trường chiến lược trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản cũng như những hàng
hoá khác. Ta bước vào thị trường Mỹ chậm hơn so với các đối thủ, khi mà
thị trường đã ổn định về: người mua, người bán, thói quen, sở thích, sản
phẩm_đây cũng được coi là thách đố đối với hoạt động xuất khẩu hàng hố
nói chung, hàng thuỷ sản nói riêng của Việt Nam trên thị trường Mỹ.
3_ SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THUỶ

SẢN TẠI MỸ CỦA VIỆT NAM.

Thực tế cho thấy sản lượng tiêu thụ thuỷ sản trên thị trường thế giới
nói chung và thị trường Mỹ nói riêng ngày càng tăng, việc đó có nhiều
nguyên nhân, nhưng có hai ngun nhân chính đó là gia tăng dân số và thu
nhập. Dự báo vào năm 2005 mức tiêu thụ thực phẩm trên trị trường thế giới
là 100 triệu tấn/năm( chưa kể đến thức ăn cho chăn nuôi là 25-30 triệu
tấn/năm) và tổng mức tiêu thụ thuỷ sản của thế giới là 125-135 triệu
tấn/năm.
Ngành ngư nghiệp của Việt Nam mới bắt đầu phát triển mạnh từ năm
1990 đến nay và xuất khẩu thuỷ sản cũng không ngừng tăng lên từ đó. Mặt
hàng xuất khẩu về thuỷ sản của Việt Nam khá phong phú về chủng loại. Sản


Đề án môn học
lng tụm ụng lnh chim t 80-90% khối lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu,
về giá xuất khẩu thì tơm cũng là mặt hàng được giá nhất trong ba chủng loại
chính xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam. Trong cơ cấu xuất khẩu của
Việt Nam thì thuỷ sản là ngành có vị trí rất quan trọng. Chúng ta có thể thấy
rằng Mỹ là thị trường tiềm năng đối với Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam 2000 mới đạt khoảng 700 triệu USD nhưng khả năng nhập
khẩu của thị trường này năm 2000 đã là 1300triệu USD (Việt Nam mới chỉ
chiếm 0,06% thị phần nhập khẩu của Mỹ). Dự tính rằng kim ngạch xuất
khẩu sang thị trường Mỹ ở cuối năm 2005 là 3 tỷ USD và năm 2010 là 6 tỷ
USD- đây là dự báo mà một nhóm các nhà nghiên cứu đã đề xuất.
Việc buôn bán thuỷ sản trên thế giới vẫn tiếp tục tăng như hiện nay.
Các nước xuất khẩu mạnh và năng động vẫn là các nước đang phát triển những nước đang cần ngoại tệ, còn những nước nhập khẩu là những nước
phát triển.
Trong xu thế đó, để tăng hơn nữa kim ngạch xuất khẩu ngành thuỷ sản
nói riêng và phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung thì vấn đề mở rộng

thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản nước ngồi, đặc biệt đối với thị trường
Mỹ là vơ cùng cần thiết.
II_ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THUỶ
SẢN TẠI MỸ CỦA VIỆT NAM.
1_ KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN TẠI MỸ CỦA
VIỆT NAM.

Ngành thuỷ sản Việt Nam bắt đầu xuất khẩu sang Mỹ từ năm 1994 với
giá trị ban đầu còn thấp, mới chỉ có 6 triệu USD. Từ đó giá trị thuỷ sản xuất
khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng liên tục qua các năm. Năm 1998 lên tới 82
triệu USD và đưa Việt Nam lên vị trí thứ 19 trong các nước xuất khẩu thuỷ
sản vào Mỹ. Năm 1999 Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam 130 triệu USD thủy sản
các loại, năm 2000 đạt 302,4 triệu USD và trong 6 tháng đầu năm 2001 xuất
khẩu thuỷ Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng đạt 31 nghìn tấn về khối lượng,


Đề án môn học
vi giỏ tr 210,4 triu USD. Hng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ
chủ yếu là tôm đông lạnh. Mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai là cá ngừ tươi đạt
6,3 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2001 cũng tăng vượt bậc so với cùng
kỳ năm 2000 (chỉ có 1,5 triệu USD), cá biển đơng lạnh có giá trị xuất khẩu
đứng thứ 3 với giá trị 2,5 triệu USD trong hai tháng đầu năm 2001, trong đó
cá ba sa philê đơng lạnh là mặt hàng Việt Nam vẫn chiếm lĩnh thị trường
Mỹ với giá trị xuất khẩu 1,7 triệu USD. Mặt hàng cua biển cũng đạt mức
tăng trưởng cao trong xuất khẩu sang Mỹ( bao gồm cua sống, cua đông lạnh,
cua luộc, thịt cua đơng) đạt giá trị xuất khẩu 1,8 triệu USD. Ngồi ra còn
một số mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu khác cũng mang lại giá trị lớn cho
ngành xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
2_ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THUỶ SẢN
CỦA VIỆT NAM SANG MỸ.


a_ Những thuận lợi.
Thực tế, việc xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam được diễn ra
trên nền tảng của rất nhiều điều kiện thuận lợi. Thuận lợi đầu tiên phải kể
đến đó là thuận lợi về điều kiện tự nhiên. Đặc điểm về mặt tự nhiên của
nước ta như đã nói ở trên đảm bảo cho nguồn tài nguyên hải sản rất phong
phú. Các vùng biển Việt Nam có năng lực tái sinh học cao của vùng sinh
thái nhiệt đới và mơi trường biển cịn tương đối sạch, do đó hải sản được
đánh giá là an toàn cho sức khoẻ_ một ưu điểm hàng đầu trên thị trường sản
phẩm thuỷ sản thế giới hiện nay.
Trong vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2 tổng trữ
lượng thuỷ sản biển được đánh giá khoảng 4 triệu tấn, trong đó trữ lượng
thuỷ sản ở tầng nổi chiếm 62,7% và tầng đáy chiếm 37,3% đảm bảo cho khả
năng khai thác 1,4 đến 1,6 triệu tấn thuỷ sản các loại hàng năm trong đó có
nhiều loại hải sản q có giá trị kinh tế cao như tơm hùm, cá ngừ, sị
huyết...Với 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản rất
dồi dào, khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm. Như vậy, Việt Nam có lợi thế rất lớn


Đề án môn học
v sụng, h, bin. H thng sụng ngòi được phân bố trên cả nước, bờ biển
kéo dài từ Bắc vào Nam. Những tiềm năng lớn như thế này nếu được khai
thác triệt để thì khả năng xuất khẩu thuỷ sang Mỹ sẽ được gia tăng một cách
đáng kể.
Bên cạnh đó chúng ta có thuận lợi rất lớn về nguồn nhân lực. Chúng ta
có một đội ngũ cơng nhân dồi dào về số lượng với bản chất cần cù chịu khó
khơng ngại gian khổ. Đội ngũ cơng nhân trong ngành thuỷ sản đã góp phần
tạo nên thành cơng trong hoạt sản xuất-xuất khẩu. Đội ngũ nhân lực trong
ngành khơng ngừng được nâng cao về trình độ kỹ thuật và chuyên môn.
Tuy nhiên hiện tại, để đáp ứng việc khai thác chế biến thủy sản phục vụ cho

xuất khẩu chúng ta cịn thiếu một lực lượng lao động có trình độ chun
mơn cao, đặc biệt trong hoạt động quản lý của các doanh nghiệp.
Về vấn đề sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu, từ năm 1986, Việt Nam
đã có 41 nhà máy chế biến thuỷ sản với cơng suất 280 tấn/ngày. Nắm bắt
được tính cách và tiềm năng của thị trường Mỹ, Việt Nam đã cử chuyên gia
thuỷ sản đầu tiên tham gia lớp tập huấn quốc tế về HACCP( Hazard
Analysis critical control Point) từ năm 1991. Năm 1996 số nhà máy chế biến
đã tăng lên đến 196 chiếc với công suất chế biến khoảng 1841 tấn/ngày.
Ngành thuỷ sản cũng đã thành lập cơ quan kiểm tra chất lượng hàng thuỷ
sản, cho nên năm 1998 đã có 27 nhà máy đông lạnh chế biến thuỷ sản đạt
tiêu chuẩn HACCP, năm 1999 lên đến 47 nhà máy, năm 2000 có 67 nhà
máy đạt tiêu chuẩn HACCP. Nhờ nguồn đầu tư kịp thời về vốn đã đưa lại
những kết quả rõ nét: số tàu thuỷ sản tăng thêm là hơn 1,2 triệu
CV(163,36%), trong đó cơ cấu tàu có cơng suất lớn khai thác xa bờ đã tăng
lên rõ rệt, xây dựng được 27 cảng cá trong đó có nhiều cảng đã hồn thành
và đưa lại hiệu quả cao. Về ni trồng thuỷ sản tính đến tháng 12/2000: diện
tích ni trồng thuỷ đã tăng lên hàng chục nghìn ha, chuyển đổi cơ bản diện
tích trồng lúa năng suất thấp và đất hoang hố sang ni trồng thuỷ sản bước
đầu có hiệu quả .Về chế biến thuỷ sản, trong 5 năm đã tăng thêm 80 nhà


Đề án môn học
mỏy ch bin vi cụng sut ch biến 300 tấn/ngày, đưa tổng số cơ sở chế
biến lên 266 cơ sở, trong đó 220 nhà máy có trang bị nhà xưởng hiện đại,
trang bị dây chuyền công nghệ cao, có 50 doanh nghiệp chế biến đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu thuỷ sản vào EU, 77 doanh nghiệp xuất khẩu vào Bắc Mỹ.
Nhờ vậy, năm 2000, ngành thuỷ sản đã được những thành cơng lớn cả về
sản lượng, diện tích nuôi trồng và đặc biệt là giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt
mức kỷ lục 1,475 tỷ USD. Rõ ràng, đầu tư đã được chứng minh là có hiệu
quả.

Trong các nhân tố thuận lợi chúng ta phải kể đến nhân tố có tính chất
quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng trực tiếp nhất đến quá trình xuất khẩu sản
phẩm thuỷ sản, đó là nhân tố chủ trương và đường lối của Đảng, Nhà nước.
Chính phủ Việt Nam đã ra rất nhiều những quyết định, chính sách nhằm
thúc đẩy ngành xuất khẩu thuỷ hải sản. Có thể đơn cử một số quyết định như
sau:
_Nghị định số 13/CP ra ngày 2/3/1993 đã khơi dậy tiềm năng của cả
nước về phát triển lĩnh vực thuỷ sản đặc biệt là hướng về xuất khẩu.
_Quyết định số 400/TTg ra ngày 7/8/93 cho phép miễn thuế tài
nguyên, thuế doanh thu và thuế lợi tức, hoàn thuế xuất khẩu trong 3 năm đối
với hoạt động đánh bắt thuỷ hải sản xa bờ.
_ Quyết định 428/TTg ra ngày 7/8/95 về đầu tư “ Khơi phục và hồn
thiện cơ sở hạ tầng nghề cá” bao gồm việc xây dựng các cảng cá, cho vay
vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, phát triển công nghệ chế biến sau thu hoạch...
_ Quyết định số 251/1998/QĐ-TTg về các chính sách thúc đẩy xuất
khẩu thuỷ sản.
Ta thấy rằng đường lối đúng đắn của Đảng và Chính phủ đã tạo ra một
cơ hội thuận lợi cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát
triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới đặc biệt
là thị trường Mỹ mà đặc biệt là hàng thuỷ sản Việt Nam. Mặt khác ngành


Đề án môn học
thu c h tr bi bin phỏp chính sách của Nhà nước: hỗ trợ nghiên cứu
và chuyển giao công nghệ hỗ trợ xây dựng quy hoạch, hỗ trợ đầu tư xúc tiến
thương mại...Những hỗ trợ này tăng khả năng xuất khẩu thuỷ sản vào thị
trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay Chính phủ đang thông
qua cơ chế điều hành xuất - nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2005.
Với cơ chế mới này mọi doanh nghiệp đều có thể tham gia vào hoạt động

xuất nhập khẩu, tiến tới xoá bỏ các rào cản pháp lý, thủ tục gây trở ngại cho
hoạt động xuất nhập khẩu. Khả năng tiếp cận các thị trường quốc tế trong đó
có Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thuận lợi hơn. Môi trường đầu tư
của Việt Nam: môi trường pháp lý, mơi trường hành chính, mơi trường tài
chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực...ngày càng hoàn thiện, tăng
khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngồi trong đó có các nhà đầu tư Mỹ vào
Việt nam sản xuất hàng xuất khẩu thuỷ sản. Chính sách ưu đãi đầu tư đối
với Việt kiều ngày càng thể hiện tính ưu việt: thu hút hàng ngàn kiều bào
chuyển vốn về nước, tạo ra hàng trăm dự án sản xuất linh hoạt trong đó có
nhiều dự án sản xuất hàng xuất khẩu thuỷ sản nhằm tiêu thụ tại thị trường
Mỹ. Có khoảng 1,5 triệu người Việt kiều sống tại mỹ đa số họ đều có lịng
u nước, hướng về cội nguồn, nếu có sự kết hợp tốt thì Việt kiều ở Mỹ sẽ
là cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ.
Bản thân nội lực của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thuộc
ngành thuỷ sản nói riêng của Việt nam đã được nâng lên đáng kể sau 10
năm thực hiện chính sách mở cửa hội nhập: trình độ tay nghề cơng nhân,
trang thiết bị, máy móc đã được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm có chất
lượng cao đã đáp ứng được yêu cầu thị trường trong đó có thị trường Mỹ.
Sự tăng trưởng của xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ gắn liền với
sự tiến bộ trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam –Hoa Kỳ, đặc biệt
sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký vào ngày 13/7/2000. Sự kiện
này mở ra những cơ hội kinh doanh mới, nhất là sau khi hiệp định được
thông qua bởi hai nhà nước Việt Nam –Hoa Kỳ. Đối với Việt Nam và các


Đề án môn học
nc xut khu thu sn khỏc, thỡ thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu
thuỷ sản lớn thứ hai trên thế giới và cũng là thi trường tiêu thụ đa dạng về
mặt hàng, giá trị và chất lượng. Ngay sau khi hiệp định song phương có hiệu
lực, quy chế tối huệ quốc( MFN ) trong thương mại hàng hoá đã tạo điều

kiện thuận lợi cho hàng thuỷ sản Việt Nam vao thị trường đầy hấp dẫn này
với sự ưu đãi về mức thuế nhập khẩu MFN, chẳng hạn đối với thịt cua thuế
suất MFN là 7,5%,phi MFN là 15%; ốc: thuế suất tương ứng là 5% và 20%;
cá philê tươi và đông: 0%và 0-5,5% cent/kg; cá khô 4-7% và25-30%...
Hiệp định thương mại Việt –Mỹ khuyến khích việc tổ chức xúc tiến
hoạt động thương mại giữa hai nước như: hội chợ, triển lãm, trao đổi thương
mại tại lãnh thổ hai nước, cho phép các công dân, công ty hai nước quảng
cáo sản phẩm, dịch vụ bằng cách thoả thuận trực tiếp với các tổ chức thông
tin quản cáo bao gồm: truyền hình, phát thanh , đơn vị kinh doanh in ấn và
bảng hiệu. Mỗi bên cũng cho liên hệ và cho bán trực tiếp hàng hoá dịch vụ
giữa công dân, công ty của bên kia tới người sử dụng cuối cùng. Đây là cơ
hội cho cả doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ có diều kiện tìm hiểu sâu về thị
trường của nhau để mở rộng buôn bán giữa hai nước.
Hiệp định thương mại Việt –Mỹ khẳng định cơ chế chính sách mới của
Việt Nam, đánh dấu bước ngoặc trong quan hệ Việt Nam –Hoa Kỳ. Việc
chúng ta thực hiện các điều khoản của hiệp định là điều kiện ban đầu cho
việc gia nhập WTO sau này. Kể từ khi ký kết đến khi có hiệu lực hiệp định
phải trải một thời gian thử thách hơn một năm. Nó được quốc hội hai nươc
phê chuẩn rất kỹ trước khi thơng qua, có thể nói đó là nỗ lực rất lớn của
Đảng và chính phủ ta, cũng như thượng hạ viện Hoa Kỳ. Hiệp định thương
mại Việt-Mỹ được thực thi, cánh cửa đi vào thị trường Mỹ của các doanh
nghiệp Việt Nam được mở rộng hơn. Thuế nhập khẩu sẽ giảm đi 30-40%
khi Việt Nam đưa hàng hoá vào thị trường Mỹ. Theo phịng thương mại Mỹ
tại TP Hồ chí Minh sau khi hiệp thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực thì năm
nhóm ngành trong đó có ngành thuỷ sản được hưởng lợi nhiều nhất vì thuế


Đề án môn học
nhp khu vo th trng M s giảm mạnh. Môi trường kinh doanh và đầu
tư được cải thiện tăng khả năng thu hút vốn đầu tư chẳng những đối với

những doanh nghiệp Mỹ mà còn thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia khác.
Vì trước khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực thì hàng hố Việt
Nam đưa vào thị trường Mỹ khơng được hưởng quy chế MFN. Cho nên
nhiều nhà đầu tư nước muốn sản xuất hàng hố sang Mỹ khơng muốn đầu tư
vào Việt Nam. Hiệp định thương mại được thơng qua thì hàng xuất khẩu từ
Việt Nam sang Mỹ được hưởng quy chế MFN, vấn đề cịn lại là ta tiếp tục
hồn chỉnh môi trường đầu tư mà ta đã cam kết theo tinh thần của hiệp định:
tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng để luồng vốn đầu tư của các thành
phần kinh tế có điều kiện phát triển như nhau. Đơn giản hố thủ tục và theo
lộ trình thì bỏ giấy phép đầu tư, các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp
FDI chỉ đăng ký kinh doanh đầu tư. Sau khi hiệp định thương mại Việt- Mỹ
có hiệu lực chắc chắn rằng ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào thị
trường Mỹ. Bởi vì, trước hết các thơng tin về thị trường, khách hàng, đối tác
sẽ được cập nhật hơn. Sự am hiểu thi trường Mỹ sẽ tăng lên đối vơi các
doanh nghiệp Việt Nam hiệp định thương mại như nhịp cầu nối giữa các
doanh nghiệp hai nước tạo điều kiện cho sự hợp tác kinh doanh xuẩt khẩu
phát triển hơn. Đó là những điều kiện rất thuận lợi mà hiệp định thương mại
Việt – Mỹ mang lại cho chúng ta.
Những điều kiện thuận lợi như đã phân tích ở trên, ngành xuất khẩu sản
phẩm thuỷ sản đã đạt được những thành tựu to lớn. Từ năm 1996 đến năm
2000 ngành ln hồn thành kế hoạch nhà nước giao, năm sau cao hơn năm
trước và đạt được mức tăng trưởng cao (bình quân 9,17%/năm), giá trị kim
ngạch xuất khẩu bình quân tăng 21,85%/năm. Xuất khẩu thuỷ sản năm 2000
đạt 1,475 tỷ USD, bằng 1/10 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và vươn
lên đứng hàng thứ 3 trong các ngành xuất khẩu của Việt nam.
Sau năm năm 1996-2000 tổng mức đầu tư của ngành thuỷ sản là
9.185.640 triệu đồng trong đố đầu tư nước ngoài là 545 tỷ


Đề án môn học

ng( chim5,93%). Trong hn 9 nghỡn t đồng được huy động để đầu tư
phát triển, ngành chủ yếu vận dụng nội lực là chủ yếu, vốn đầu tư trong
nước là hơn 8600 triệu đồng chiếm tới 90,07% tổng mức đầu tư. Để có được
nguồn vốn ngân sách thì ngành đã có biện pháp huy động nguồn vồn trong
dân đạt 1700 tỷ đồng ( chiếm tỷ trọng 18,62%).
Trong giai đoạn 1999-2000, ngành thuỷ sản của nước ta sẽ phấn đấu
đưa tỷ trọng của ngành trong GDP lên 2,5-3% và đảm bảo tốc độ tăng tổng
sản lượng bình quân của ngành lên 4,5-5,1%/năm, trong đó khai thác hải sản
tăng 1,7%/năm và nuôi trồng thuỷ sản tăng 8,5%/năm. Đến năm 2010 tỷ
trọng nuôi trồng thuỷ sản trong tổng sản lượng của ngành cần đạt 50%.
Đồng thời phấn đấu đưa tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lên tốc
độ trung bình là 15-20%/năm, tốc độ tăng việc làm trong nghề cá lên trung
bình là 2,65%/năm trong cả thời kỳ 1999-2010 . Mục tiêu lớn nhất đưa tổng
sản lượng thuỷ sản đạt từ 1,8-1,9 triệu tấn vào năm 2005. Đạt được những
thành tựu đó nhờ có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
sự phối hợp giúp đỡ của các bộ ban ngành ở trung ương, các cấp chính
quyền ở địa phương, có sự nỗ lực chung của các cán bộ công nhân viên
ngành và hàng triệu lao động trong cả nước. Hy vọng trong thời gian tới
ngành thuỷ sản sẽ đáp ứng yêu cầu đặt ra, với những tiềm năng sẵn có của
mình Việt Nam có thể cải thiện được vị trí của mình trên thị trường Mỹ.
b_ Những khó khăn.
Bên cạnh những điều kiện hết sức thuận lợi mà những yếu tố chủ quan
cũng như khách quan đã mang lại thì ngành xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản
nước ta còn gặp một số những vấn đề khó khăn làm cản trở quá trĩnh xúc
tiến đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ.
Xuất phát từ đặc điểm về điều kiện tự nhiên, một vấn đề đặt ra là sản
phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ đa số các là các sản phẩm
khai thác từ thiên nhiên, đất đai, tài nguyên biển. Sản phẩm thuỷ sản xuất
khẩu chủ yếu được chế biến dưới dạng mới qua sơ chế nên hiệu quả thấp,



Đề án môn học
giỏ c cũn bp bờnh, giỏ xut khẩu khơng ổn định. Tính cạnh tranh sản phẩm
xuất khẩu của Việt Nam cịn thấp trên cả hai khía cạch giá cả và chất lượng
so với sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ các quốc gia khác .
Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường hơn 10 năm qua. Hoạt
động xuất nhập khẩu theo đó cũng mới phát triển. Xuất khẩu thuỷ sản của
Việt Nam sang Mỹ bắt đầu từ năm 1994. Bởi vậy chúng còn gặp rất nhiều
khó khăn, sức ép từ thị trường, đối thủ cạnh tranh. Phải nói rằng chúng ta
chưa có kinh nghiệm trên thị trường quốc tế , đặc biệt thị trường Hoa Kỳ.
Khi xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, mà ở đây là thuỷ sản vấn đề thị trường có
tác động mạnh nhất đến sự tồn tại của hàng Việt Nam trên đất Mỹ. Trở ngại
lớn nhất là chúng ta đang phải đối chọi với những đối thủ cạnh tranh mạnh
hơn chúng ta rất nhiều. Sức mạnh của đối thủ cạnh tranh thể hiện ở thâm
niên chất lượng sản phẩm và các yếu tố khách quan khác. Việt Nam không
phải là đối tác duy nhất của Mỹ, xuất khẩu thuỷ sang Mỹ có nhiều đối thủ
rất mạnh so với chúng ta như Canađa, Trung Quốc...Thị phần thuỷ sản của
Việt Nam trên thị trường Mỹ cịn rất khiêm tốn. Đó là một địi hỏi, thách
thức rất lớn đối với nhà hoạch định chiến lược của Việt Nam.
Thị trường Mỹ tuy rộng lớn nhưng chúng ta chưa mở rộng được quy
mô, nguyên nhân ở đây có thể là chúng ta yếu kém về khâu tổ chức bán
hàng, marketing sản phẩm, do chất lượng hàng hoá chưa bằng một số đối
thủ cạch tranh ở một khía cạnh nào đó, cũng có thể do ngun nhân khách
quan xuất phát từ thị trường Mỹ.
Một khó khăn mà chúng ta cịn gặp phải đó là vấn đề về chất lượng và độ an
toàn, vệ sinh thực phẩm. Mặc dù cơ quan FDA của Mỹ đã công nhận hệ
thống HACCP của VIệt Nam, nhưng chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất
khẩu của Việt Nam cịn hạn chế do trình độ cơng nghệ chế biến và bảo quản
cịn thấp, chủ yếu là cơng nghệ đơng lạnh.
Bên cạnh đó trong lĩnh vực tiếp thị, mặc dù đã có trên 50 doanh

nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ nhưng hầu như chưa có


Đề án môn học
doanh nghip no m c vn phũng dại diện tại nước Mỹ. Do vậy các
doanh nghiệp Việt Nam ít có cơ hội giao thương với những nhà phân phối
Mỹ, nhất là tìm hiểu các luật chơi của thị trường này.Đó là một thiệt thịi mà
chúng ta cần phải cố gắng khắc phục.
Trong khâu chế biến, công nghệ chế biến thuỷ sản nhập từ nước ngoài
vừa cũ vừa lạc hậu, do đó khơng đảm bảo được chất lượng sản phẩm phục
vụ cho việc xuất khẩu. Việt Nam được ví như bãi thải cơng nghiệp, nên
ngành thuỷ sản cũng không tránh khỏi sự lạc hậu, sự cũ kỹ về cơng nghệ.
Như vậy muốn có sản phẩm chế biến từ thuỷ sản đủ tiêu chuẩn chất lượng
cho xuât khẩu, chúng ta phải có được cơng nghệ tiên tiến , vậy để có cơng
nghệ tiên tiến thì phải có lượng vốn lớn, khó khăn về vốn có thể là ngọn
ngành của mọi vấn đề. Giải quyết về vốn là bài toán khó đối với mọi quốc
gia, đặc biệt là đối với nước nghèo, nước đang phát triển như Việt nam hiện
nay. Vốn có thể được huy động từ hai nguồn: Thứ nhất, huy động trong
nước , chủ yếu là trong dân và ngân sách nhà nước, nhưng trong đó ngân
sách lại có hạn và cịn phải chi cho nhiều cho các lĩnh vực khác, cơ sở hạ
tầng khác. Nguồn vốn trong dân tuy có đáng kể nhưng chúng ta chưa có
chính sách khuyến khích đầu tư thích đáng để huy động triệt để nguồn vốn
đó. Nhìn chung trong hoạt động đầu tư nươc ngồi chúng ta cịn nhiều hạn
chế, thủ tục cịn rườm rà, qua nhiều bước khơng cần thiết. Đó là vấn đề mà
hiện nay Đảng và Nhà nước cần xem xét giải quyết tốt hơn. Khi mà chính
sách đầu tư của ta cịn cứng nhắc, hủ tục thì kỳ vọng thu hút vốn đầu tư
nước ngoài là hạn chế. Nguồn vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam phần lớn
dưới các hình thức khác nhau.
Xuất phát từ thực tế khách quan thị trường Mỹ khá rộng và lớn, hệ
thống luật của Mỹ lại quá phức tạp, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam

mới tiếp cận thị trường này, sự hiểu biết về nó cũng như kinh nghiệm tiếp
cận chưa nhiều. Thị trường Mỹ quá xa Việt Nam nên chi phí vận chuyển và
bảo hiểm chun chở hàng hố rất lớn, điều này làm cho chi phí kimh doanh


Đề án môn học
t Vit Nam sang M tng lờn. Hơn nữa thời gian vận chuyển dài làm cho
hàng tươi sống bị giảm về chất lượng, tỷ lệ hao hụt tăng-đây cũng là nhân tố
khách quan làm giảm tính cạch tranh của hàng Việt Nam xuât khẩu sang Mỹ
so với hàng hoá từ các nươc Châu Mỹ la tinh.
Như đã phân tích ở trên, hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã mang lại
cho ngành xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam rất nhiều những điều kiện thuận
lợi, tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng đặt ra cho chúng ta những khó khăn,
thách thức địi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp phát
triển kinh tế đất nước, nhất là trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Thứ nhất việc
được hưởng quy chế MFN chưa phải là điểm quyết định để tăng khả năng
cạnh tranh đối với hàng thuỷ sản Việt Nam, vì Mỹ đã áp dụng quy chế MFN
với 136 nước thành viên WTO, ngồi ra cịn có ưu đãi dặc biệt đối với các
nước chậm phát triển, nhưng Việt Nam chưa được hưởng chế độ này. Mức
thuế trung bình là 5%, nhưng nếu được hưởng ưu đãi thì mức thuế này tiến
tới 0%. Hiện nay có hơn 100 nước xuất khẩu đủ các mặt hàng thuỷ sản vào
Mỹ, trong đó có nhiều nước có truyền thống lâu đời trong bn bán thuỷ sản
với Mỹ như Thái Lan(tôm sú đông, đồ hộp thuỷ sản...), Trung Quốc(tôm
đông cá rô phi..), Canađa(tôm hùm, cua...), Inđônêsia (cua ,cá ngừ, cá rô
phi...), Philippin(hộp cá ngừ,cá ngừ tươi đông, tôm đông và rong
biển...)...nên sự cạnh trên thị trường sẽ ngày càng quyết liệt đặc biệt đối với
một số mặt hàng chủ lực như tôm, cá philê, cá ngừ. Trong hơn 100 mặt hàng
thuỷ sản thực phẩm nhập khẩu, Mỹ có nhu cấu cao về các mặt hàng đã qua
tinh chế( tôm luộc, tôm bao bột, tôm hùm, cá phi lê, hộp thuỷ sản) trong khi
đó hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sơ chế, tỷ lệ sản phẩm giá trị gia

tăng thấp (chỉ chiếm khoảng 30% giá trị xuât khẩu của Việt Nam). Cụ thể
với mặt hàng cá ngừ, hiện nay Việt Nam mới chỉ xuất khẩu phần lớn cá ngừ
tươi hoặc đông vào Mỹ(90% giá trị xuất khẩu cá ngừ) trong khi cá ngừ đóng
hộp là mặt hàng được tiêu thụ nhiều ở Mỹ thì giá trị xuất khẩu của Việt Nam
lại không đáng kể( 5%). Mỹ coi trọng cả nhập khẩu thuỷ sản phi thực phẩm


Đề án môn học
bao gm cỏc sn phm hoỏ hc gốc thuỷ sản: ngọc trai, cá cảnh...(giá trị
nhập khẩu năm 2000 đạt 9 tỷ USD, chỉ kém hàng thuỷ sản thực phẩm 1 tỷ
USD) nhưng ta chỉ mới trú trọng đến xuất khẩu thuỷ sản thực phẩm. Vì vậy
có thể nói chưa có sự phù hợp cao trong việc xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt
Nam với yêu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ.
Trên đây là một số những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu
hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Chúng ta cần phải khai
thác triệt để những thuận lợi và hạn chế, khắc phục những khó khăn nhằm
mục đích cuối cùng là tạo cho mặt hàng thuỷ sản Việt Nam một vị thế chắc
chắn trên thị trường Mỹ.
III_ CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ CHỦ YẾU NHẰM MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.
1_ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.

Trong điều kiện hiện nay, chúng ta phải có những biện pháp đẩy
nhanh tốc độ và mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản nhằm mục đích tăng
kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu và sớm đưa
đất nước ta trở thành một cường quốc trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm
thuỷ sản trên thế giới. Riêng đối với thị trường Mỹ, chúng ta có một số
những giải pháp chủ yếu như sau:
* Nghiên cứu thị trường tiêu thụ hàng thuỷ sản tại Mỹ. Như đã phân

tích ở trên, thị trường tiêu thụ Mỹ là thị trường khó tính vào bậc nhất của thế
giới, với vị thế là một nước đi sau thì việc nghiên cứu tìm hiểu kỹ càng thị
trường này là một biện pháp vô cùng quan trọng. Ngày nay, trong nền kinh
tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi sự vận động linh
hoạt khéo léo của mỗi doanh nghiệp. Về cơ bản, tính ỷ lại quan liêu còn
nặng nề trong suy nghĩ của mỗi con người Việt Nam, đó là một hạn chế mà
chúng ta cần khắc phục trong mơi trường kinh doanh địi hỏi sự sáng tạo,
linh hoạt này. Mỗi doanh nghiệp cần cẩn trọng và linh hoạt trong suy nghĩ,


Đề án môn học
hnh ng tỡm bn hng v i tác kinh doanh. Các doanh nghiệp trong
ngành thuỷ sản muốn thâm nhập, chiễm lĩnh thị trường Mỹ cần trú trọng
hơn nữa trong cơng tác tiếp thị ,tìm hiểu bạn hàng...Chúng ta không nên
ngồi chờ người ta đến bắt tay, hẹn trước làm ăn mà các doanh nghiệp cần
chủ động tìm bạn hàng mới để ký kêt hợp đồng sản xuất kinh doanh. Mặt
khác, yếu tố chất lượng sản phẩm của các donh nghiệp trong ngành thuỷ
sản hiện nay vẫn còn là vấn đề khó khăn và trở ngại nhất, như chúng ta đã
biết thị trường Mỹ là thị trường đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao, phải đủ
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan kiểm định kiểm tra.
Các doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức chú ý đến vấn đề bảo đảm chất
lượng, bởi vì có như vậy thì hàng thuỷ sản của ta mới có cơ hội vào thị
trường Mỹ. Nếu chúng ta sản xuất sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng
chẳng những khơng xuất khẩu được mà cịn mất uy tín trên thị trường về
nhãn hiệu Việt Nam. Thuỷ sản Việt Nam vào được thị trường Mỹ đã khó lại
cịn phải cạnh tranh để tồn tại lại càng khó hơn. Các đối thủ cạnh tranh có
lợi thế hơn ta rất nhiều về: chất lượng , giá cả , mẫu mã...Điều đó địi hỏi các
doanh nghiệp phải giảm thiểu chi phí đầu vào.
Trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đào tạo
phát triển nhuồn nhân lực phải đặt nên hàng đầu, nó phải được coi là yếu tố

đầu tiên quyết định thành công hay thất bại của mỗi tổ chức, mỗi doanh
nghiệp. Để nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật của đội ngũ nhân viên,
ngoài những việc đào tạo trực tiếp trong nước đối với cơng nhân, cịn đội
ngũ lao động cao cấp ta có thể gửi đi nước ngồi học tập và nghiên cứu, đây
chính là điều cần làm đối với mỗi doanh nghiệp. Xu hướng toàn cầu hố,
khu vực hố đồi hỏi chúng ta khơng thể tách rời, phát triển độc lập mà luôn
luôn hội nhập cùng phát triển. Xu hướng này tạo cho chúng ta những trình
độ khoa học cơng nghệ từ nước ngồi, được học hỏi kỹ năng kinh nghiệm
phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện tốt phân
công lao động xã hội.


Đề án môn học
Vit Nam cn y mnh hp tỏc quốc tế để tranh thủ sự hợp tác và
giúp đỡ về vốn, công nghệ trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến
thuỷ sản, đào tạo và chuyển giao kinh nghiệm quản lý và phát triển thị
trường... Công tác Marketing quốc tế cho lĩnh vực thuỷ sản luôn cần có sự
tham gia tích cực của Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ thương
mại, Bộ ngoại giao như tổ chức và tham gia các hội chợ thương mại về thuỷ
sản tại Việt Nam hay tại các thị trường tiềm năng , trong đó có thị trường
Mỹ.
* Xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam.
Thực tế cho thấy rằng sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị
trường Mỹ với khối lượng lớn, chất lượng đã qua kiểm dịch thế nhưng lại
không gây được uy tín và sự nổi bật đối với người tiêu dùng Mỹ. Lý do chủ
yếu là sản phẩm của ta khơng có tên riêng, hoặc là có tên nhưng mờ nhạt.
Chúng ta không thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng nên sản phẩm
của ta không bán chạy. Vấn đề bao bì , đóng gói cần quan tâm sao cho hàng
hoá của ta đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Mỗi sản phẩm cần phải có
thương hiệu riêng đăng ký với thế giới để tránh hiện tượng bị nhái hàng giả

hoặc bị kiện cáo về tên gọi như sản phẩm cá basa của ta vừa qua. Chúng ta
cần tổ chức các chiến lược quảng cáo để giới thiệu sản phẩm thuỷ sản ở Mỹ
đồng thời lựa chọn kênh tiêu dùng và xuất khẩu phù hợp, hiệu quả tại Mỹ.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tạo cho mình một phong cách kinh doanh,
sản phẩm cá biệt hoá so với đối thủ cạnh tranh nhằm đánh vào tâm lý tiêu
dùng của khách hàng-muốn dùng sản phẩm mới lạ.
* Đẩy mạnh những mặt hàng mũi nhọn chủ yếu có giá trị kinh tế cao.
Trong những mặt hàng thuỷ sản vào Mỹ thì con tơm vẫn là mặt hàng chủ
lực: năm 1997 xuất được 3074 tấn tôm với giá trị kim ngạch 31,32 triệu
USD, chiếm 79,64% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường
Mỹ năm 1997; năm 1998 xuất khẩu được 6125,7 tấn với giá trị kim ngạch
66,89 triệu USD, chiếm 83,37% tổng kim ngạch. Năm 1999 xuất được 9100


Đề án môn học
tn vi giỏ kim ngch 96, triu USD, chiếm 74,23% tổng kim ngạch. Giá
tôm ở thị trường Mỹ tương đối cao so với các thị trường khác, bình quân 2
năm 1998 – 1999 là 10 USD/kg đến10,2 USD/kg. Năm 2000, tôm sú giá
17,6 USD/kg. Cuối năm 1998, Việt Nam được FAO xếp vào hàng thứ 10
trên 130 nước xuất khẩu tơm vào Mỹ, thì đến tháng 4/2000 mặt hàng tôm
Việt Nam được xếp vào hàng thứ 8 trên 130 nước. Thứ hai phải kể đến là
mặt hàng cá ướp đông bao gồm các loại cá basa, cá tra, cá nheo, cá bơn nuôi
nước ngọt và cá ngừ biển khơi. Năm 1997 xuất được 1893,6 tấn, năm 1998
đạt 3434,5 tấn, tăng 181% so cùng kỳ năm 1997; năm 1999 giá trị kim
ngạch đạt 19,25 triệu USD chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cá đơng
lạnh. Bên cạnh đó chúng ta nên chú trọng và đẩy mạnh xuất khẩu những mặt
hàng thuỷ sản khác cũng có giá trị kinh tế cao như cua, mực, sị... Chúng ta
cần phải có những kế hoạch cụ thể để phát huy hơn nữa thế mạnh này.
* Chính sách của Nhà nước: Nhà nước phải có chính sách khuyến
khích để mở rộng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ. Để đạt được mục

tiêu mở rộng thị phần, đem lại nguồn thu lớn hơn nữa trong việc xuât khẩu
thuỷ sản, Nhà nước và Bộ thuỷ sản cần có chính sách giải pháp kịp thời,
hiệu quả để tăng nguồn lợi thuỷ sản. Trước hết phải ban hành luật bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản của Việt Nam, hỗ trợ vốn và kỹ thuật nuôi trồng thuỷ
hải sản cho nhân dân, phát triển lực lượng khai thác thuỷ sản xa bờ. Tập
trung vốn và các khoản việ trợ ODA để nâng cấp cơ sở hạ tầng nghế cá, đặc
biệt ở những vùng cung cấp nguyên liệu chủ yếu. Nhà nước phải ban hành
chính sách nhập khẩu nguyên liệu theo hướng miễn thuế nhập khẩu nguyên
liệu thuỷ sản, miễn giảm thuế xuất khẩu đối với hàng thuỷ sản chế biến bằng
nguyên liệu nhập từ nước ngoài. Quy hoạch và quản lý thống nhất hệ thống
chế biến thỷ sản: giao việc cấp giấy phép đầu tư, xây dựng mới và nâng cấp
nhà máy chế biến thuỷ sản cho một đầu mối duy nhất là Bộ thuỷ sản, chuyển
việc đầu tư theo lĩnh vực kỹ thuật là chính sang đầu tư theo bốn chương
trình mục tiêu đã xây dựng trong chiến lược xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.


Đề án môn học
Nh nc cn thc hin chớnh sỏch ưu đãi để khuyến khích các doanh
nghiệp thuỷ sản mở rộng quy mô sản xuất và thị trường kinh doanh. Thực
hiện chế độ ưu đãi cho vay vốn hoặc cho giữ lại vốn khấu hao để khuyến
khích các doanh nghiệp tái đầu tư, cho trích một phần thuế xuất khẩu để cho
các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm với giá trị ngày
càng tăng. Thành lập cơ quan thông tin tiếp thị thuỷ sản, cho phép ngành
thủy sản trích một phần nào đó trong thuế xuất khẩu để thành lập quỹ xuất
khẩu thuỷ sản.
Chúng ta cần thấy rằng do đặc diểm sản phẩm của hàng thuỷ sản là
khó bảo quản, dễ hư hỏng, cho nên vấn đề đảm chất lượng đạt tiêu chuẩn
xuất khẩu là yếu tố quyết định. Nhà nước ta cần chủ độnh tạo dựng nguồn
vốn hơn nữa từ bên trong hay bên ngoài bằng mọi con đường khác nhau.
Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần phải hoàn thiện hơn.

Mọi hoạt động sản xuất nuôi trồng thuỷ sản phải gắn trực tiếp với thị trường,
ln ln thay đổi chính sách cơ chế đầu tư phù hợp với sự thay đổi của thị
trường, đặc biệt là thị trường Mỹ.
* Chúng ta cũng cần phải nghiên cứu và tìm hiểu kỹ để vận dụng
đúng luật pháp của Việt Nam, của Mỹ và các thơng lệ quốc tế để q trình
giao thương được diễn ra dễ dàng thuận lợi, đẩy nhanh tiến trình mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Như vậy để thành công trên con đường thâm nhập thị trường Mỹ, nhất
là sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu quả. Các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu nói chung, và các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu thuỷ
sản nói riêng cần thiết lập, xây dựng một chiến lược phù hợp với từng thời
kỳ nhất định. Chúng ta cần phân tích kỹ mơ hình SWOT để tìm điểm yếu,
điểm mạnh, những cơ hội và mối đe doạ trên thị trường từ đó đưa ra các
chiến lược hợp lý, đem lại lợi nhuận cao nhất trên thị trường nước Mỹ cho
ngành xuất khẩu thuỷ sản nước ta.
2_ MỘT SỐ SUY NGHĨ CỦA BẢN THÂN.


Đề án môn học
Ngnh thu sn ca Vit Nam cú rất nhiều điều kiện thuận lợi như đã
phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy tiềm năng xuất khẩu thuỷ sản của Việt
Nam sang thị trường Mỹ là rất lớn. Nếu biết khai thác triệt để những thuận
lợi về yếu tố tự nhiên cũng như yếu tố con người thì sản phẩm thuỷ sản Việt
Nam sẽ tạo dựng được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Mỹ. Để làm
được điều đó thì địi hỏi sự phối hợp rất cao từ mọi đối tượng. Theo em, việc
đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ không thể do một cá nhân, một tổ chức có thể
làm được mà cần có sự hợp tác, thống nhất, thông suốt giữa Nhà nước, các
tổ chức và doanh nghiệp. Họ phải cùng nhau hành động thống nhất từ chính
sách vĩ mơ cho đến các chính sách của doanh nghiệp. Nhà nước lo công tác
thị trường, đối tác còn doanh nghiệp cần trú trọng sản xuất sản phẩm. Hành

động của họ phải đồng bộ, nhất quán và cùng nhau giải quyết những khó
khăn trên con đường xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ.
Đó là một số những suy nghĩ riêng của em về vấn đề này. Cuối cùng
em xin chân thành cám ơn T.S Trần Quốc Khánh đã giúp đỡ em hoàn thành
đề tài này.

KẾT KUẬN
Qua phần phân tích ở trên ta có thể thấy được tầm quan trọng của
ngành xuất khẩu thuỷ sản nước ta, đặc biệt là xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Ngành xuất khẩu thuỷ sản đã mang lại một giá trị không nhỏ trong tổng thu
nhập quốc dân và ngày càng có xu hướng gia tăng trong những năm gần


×