Tải bản đầy đủ (.docx) (192 trang)

Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá tác dụng chống oxy hóa và xơ vữa động mạch của viên nang mềm Ích trí vương trên thực nghiệm và lâm sàng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI

LÊ THỊ MINH PHƯƠNG

§¸NH GI¸ T¸C DôNG CHèNG OXY Hãa
Vµ X¥ V÷A §éNG M¹CH CñA ViªN NANG MÒM
ÝCH TRÝ V¦¥NG TR£N THùC NGHIÖM Vµ L
¢M SµNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI

LÊ THỊ MINH PHƯƠNG

§¸NH GI¸ T¸C DôNG CHèNG OXY Hãa
Vµ X¥ V÷A §éNG M¹CH CñA ViªN NANG MÒM
ÝCH TRÝ V¦¥NG TR£N THùC NGHIÖM Vµ L
¢M SµNG
Chuyên ngành: Y học cổ truyền


Mã số: 62720201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đỗ Thị Phương
2. PGS.TS. Nguyễn Trần Thị Giáng Hương

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ, động viên quý báu từ các Thầy Cô giáo, các đồng nghiệp, gia đình
và bạn bè.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Cô PGS. TS. Đỗ Thị
Phương, Nguyên Trưởng khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội, là
người hướng dẫn khoa học. Cô là người truyền dạy cho tôi các kiến thức,
kinh nghiệm khoa học, luôn định hướng cho tôi trong nghiên cứu khoa học và
cho tôi những lời khuyên quý giá trong cuộc sống. Sự trưởng thành của tôi
trên mỗi bước đường khoa học cũng như trong sự nghiệp đều có sự quan tâm
và dìu dắt của Cô. Sự động viên, giúp đỡ của Cô đã cho tôi thêm nghị lực để
vượt lên chính mình và vượt qua những khó khăn trở ngại.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Trần Thị Giáng
Hương, Nguyên Phó trưởng Bộ môn Dược lý - Trường Đại học Y Hà Nội,
giáo viên đồng hướng dẫn. Cô đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo, động viên
tôi trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành
luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám Đốc - Viện Y học cổ truyền Quân

Đội, Lãnh đạo, các Thầy Cô giáo và cán bộ Trung tâm huấn luyện - Viện Y
học cổ truyền Quân đội, đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi
trong thời gian học tập tại Viện và hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Thầy, Cô giáo của
Trường Đại học Y Hà Nội, đặc biệt là các Thầy, Cô giáo của Khoa Y học cổ
truyền đã giảng dạy, dìu dắt, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong


suốt thời gian học tập và công tác. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy,
cô và anh/chị đồng nghiệp tại Khoa Kỹ Thuật Y học đã hỗ trợ tôi trong quá
trình hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng ban và các
anh/chị đồng nghiệp tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an. Tôi xin chân
thành cảm ơn TS. Trần Việt Hùng - Viện Trưởng viện kiểm nghiệm thuốc TP.
Hồ Chí Minh, các nghiên cứu viên đã tận tình giúp tôi trong quá trình triển
khai đề tài nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đối tượng nghiên cứu, đã tình nguyện hợp
tác giúp tôi thực hiện được nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cám ơn các bạn đồng nghiệp đã động viên, khuyến
khích tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin ghi nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng và tình yêu
thương của Cha Mẹ cùng sự ủng hộ, động viên, thương yêu chăm sóc, khích
lệ của Chồng, con, anh chị em trong gia đình và bạn bè, những người đã luôn
ở bên tôi, là chỗ dựa vững chắc để tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Lê Thị Minh Phương



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Thị Minh Phương, nghiên cứu sinh khóa IV, Viện Y học cổ
truyền Quân Đội, xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Đỗ Thị Phương và PGS.TS Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

NGHIÊN CỨU SINH

Lê Thị Minh Phương


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AACE

The American Association of Clinical Endocrinologists
(Hội Bác sĩ Nội tiết Mỹ)

ACC

The American College of Cardiology

(Hội Tim mạch học Mỹ)

ADP

Adenosin diphosphat

AHA

American Heart Association (Hội Tim Mỹ)

ALT

Alanin aminotransferase

AST

Aspartat aminotransferase

DHI

Dizziness Handicap Inventory
(Bảng kiểm ảnh hưởng của chóng mặt)

DPPH

N,N'-diphenyl-p-phenylenediamine

ĐTĐ

Đái tháo đường


ĐMCaC

Động mạch cảnh chung

ĐMCaT

Động mạch cảnh trong

ESC

European Socitey of Cardiology (Hội Tim mạch Châu Âu)

GGT

Gamma glutamyltransferase

HDL

High density lipoprotein (Lipoprotein tỉ trọng cao)

HIT-6

Headache Impact Test 6 (Trắc nghiệm ảnh hưởng đau đầu 6)

HMG- CoA

3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzyme A

LDL


Low density lipoprotein (Lipoprotein tỉ trọng thấp)

MDA

Malondiandehyde

NCEP ATP III

The US National Cholesterol Education Programme Adult
Treatment Panel III (Hướng dẫn điều trị tăng cholesterol ở
người trưởng thành lần III, Chương trình giáo dục quốc
gia về cholesterol tại Mỹ)

NTM

Nội trung mạc


RI

Resistance index (Chỉ số sức cản)

SOD

Superoxid dismutases

T0

Trước khi uống thuốc


T4

Sau khi bắt đầu uống thuốc 4 tuần

T8

Sau khi bắt đầu uống thuốc 8 tuần

THA

Tăng huyết áp

TAS

Total antioxidant status (Trạng thái chống oxy hóa toàn

phần)
TIA

Thiếu máu não cục bộ thoáng qua (Transient ischemic

attack)
TBMMN

Tai biến mạch máu não

TNTHNMT

Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính


XVĐM

Xơ vữa động mạch

VLDL

Very low density lipoprotein (Lipoprotein tỉ trọng rất thấp)

VTTTh

Vận tốc tâm thu

VTTTr

Vận tốc tâm trương

YHCT

Y học cổ truyền


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3
1.1. QUAN NIỆM VỀ OXY HÓA VÀ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH, CHẨN ĐOÁN,
ĐIỀU TRỊ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CẢNH THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI. . .3
1.1.1. Quá trình oxy hóa, xơ vữa động mạch, mối liên quan của xơ vữa động
mạch cảnh và bệnh lý tưới máu não..............................................3
1.1.2. Chẩn đoán xơ vữa động mạch cảnh..................................................14

1.1.3. Điều trị xơ vữa động mạch cảnh.......................................................18
1.2. QUAN NIỆM, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CẢNH
THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN.............................................................24
1.2.1. Quan niệm y học cổ truyền về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh xơ vữa
động mạch, phân loại xơ vữa động mạch..........................................24
1.2.2. Điều trị xơ vữa động mạch cảnh theo y học cổ truyền.......................26
1.2.3. Tình hình nghiên cứu các thuốc Y học cổ truyền có tác dụng chống
oxy hóa và xơ vữa động mạch trên thế giới và tại Việt Nam.............28
1.3. TỔNG QUAN VỀ VIÊN NANG MỀM ÍCH TRÍ VƯƠNG.....................37
1.3.1. Xuất xứ và công thức viên nang mềm Ích trí vương..........................37
1.3.2. Nghiên cứu các thành phần trong viên nang mềm Ích trí vương........39
1.3.3. Các nghiên cứu về viên nang mềm Ích trí vương đã được thực hiện. 42
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............43
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM....43
2.1.1. Động vật thực nghiệm......................................................................43
2.1.2. Chất liệu nghiên cứu.........................................................................43
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................47
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................47


2.1.5. Phân tích và xử lý số liệu..................................................................49
2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG...........51
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................51
2.2.2. Chất liệu nghiên cứu.........................................................................52
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................54
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................54
2.2.5. Đạo đức nghiên cứu..........................................................................63
2.2.6. Phân tích và xử lý số liệu..................................................................64
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................66
3.1. TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA VÀ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CỦA

VIÊN NANG MỀM ÍCH TRÍ VƯƠNG TRÊN THỰC NGHIỆM........66
3.1.1. Tác dụng chống oxy hóa của viên nang mềm Ích trí vương..............66
3.1.2. Tác dụng ngăn ngừa hình thành xơ vữa động mạch..........................67
3.2. TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG MỀM ÍCH TRÍ VƯƠNG TRÊN LÂM
SÀNG Ở BỆNH NHÂN XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CẢNH...............82
3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu.......................................................82
3.2.2. Tác dụng của viên nang mềm Ích trí vương trên lâm sàng................86
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................103
4.1. BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA VÀ XƠ VỮA
ĐỘNG MẠCH CỦA VIÊN NANG MỀM ÍCH TRÍ VƯƠNG TRÊN
THỰC NGHIỆM............................................................................103
4.1.1. Bàn luận về tác dụng chống oxy hóa của viên nang mềm Ích trí vương
trên thực nghiệm............................................................................103
4.1.2. Bàn luận về tác dụng chống xơ vữa động mạch của viên nang mềm
Ích trí vương trên thực nghiệm.......................................................107
4.2. BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG MỀM ÍCH TRÍ VƯƠNG
TRÊN LÂM SÀNG.........................................................................112


4.2.1. Bàn luận về đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu..................................113
4.2.2. Bàn luận về tác dụng chống oxy hóa của viên nang mềm Ích trí vương
trên lâm sàng..................................................................................118
4.2.3. Bàn luận về tác dụng chống xơ vữa động mạch của viên nang mềm
Ích trí vương trên lâm sàng.............................................................121
4.2.4. Bàn luận về tác dụng điều trị trên các thể bệnh y học cổ truyền của
viên nang mềm Ích trí vương..........................................................131
4.2.5. Bàn luận về tác dụng không mong muốn của viên nang mềm Ích trí
vương.............................................................................................134
4.2.6. Bàn luận về tính khả thi sử dụng viên nang mềm ích trí vương trong điều trị
bệnh nhân xơ vữa động mạch cảnh giai đoạn sớm...............................138

KẾT LUẬN...................................................................................................141
KHUYẾN NGHỊ...........................................................................................143
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại các chất chống oxy hóa.........................................................5
Bảng 1.2: Các vị thuốc có tác dụng hạ lipid máu trên mô hình XVĐM................29
Bảng 1.3: Các thuốc có tác dụng bảo vệ thành mạch trên mô hình XVĐM...........29
Bảng 1.4: Các vị thuốc có tác dụng lên quá trình đại thực bào..............................30
Bảng 1.5: Các vị thuốc có tác dụng chống peroxid LDL......................................30
Bảng 1.6: Các nghiên cứu đánh giá tác dụng chống oxy hóa và XVĐM của một số
bài thuốc trên thực nghiệm.................................................................................31
Bảng 1.7: Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của một số vị thuốc, bài thuốc trong
điều trị bệnh lý XVĐM cảnh và động mạch não..................................................32
Bảng 1.8: Nghiên cứu vị thuốc chống oxy hóa và XVĐM tại Việt Nam...............35
Bảng 1.9: Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa và XVĐM..................................36
Bảng 1.10: Công thức thành phần viên nang mềm Ích trí vương..........................38
Bảng 2.1: Thành phần viên nang mềm Ích trí vương...........................................43
Bảng 2.2: Các chỉ số nghiên cứu thực nghiệm.....................................................48
Bảng 2.3: Các chỉ số nghiên cứu lâm sàng..........................................................55
Bảng 2.4: Bảng đánh giá ảnh hưởng của triệu chứng đau đầu HIT-6....................58
Bảng 2.5: Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của chóng mặt................................59
Bảng 2.6: Tiêu chuẩn chẩn đoán thể bệnh YHCT................................................60
Bảng 2.7: Đánh giá mức độ triệu chứng YHCT..................................................62
Bảng 3.1: TAS huyết tương của các lô trước và sau 8 tuần uống thuốc.................66
Bảng 3.2: Hoạt độ SOD hồng cầu của các lô trước và sau 8 tuần..........................66
Bảng 3.3: Nồng độ MDA huyết tương trung bình các lô thỏ tại T0 và T8...............67
Bảng 3.4: Cân nặng thỏ của các lô trước và sau 8 tuần uống thuốc thử.................67
Bảng 3.5: Nồng độ cholesterol TP máu các lô sau 4 tuần và 8 tuần.......................68

Bảng 3.6: Mức chênh nồng độ cholesterol TP máu các lô sau 8 tuần....................68


Bảng 3.7: Nồng độ triglicerid máu của các lô sau 4 tuần và 8 tuần.......................69
Bảng 3.8: Mức chênh nồng độ triglycerid máu các lô sau 8 tuần..........................69
Bảng 3.9: Nồng độ LDL máu của các lô sau 4 tuần và 8 tuần...............................70
Bảng 3.10: Mức chênh nồng độ LDL máu các lô sau 8 tuần................................70
Bảng 3.11: Nồng độ HDL máu của các lô sau 4 tuần và 8 tuần............................71
Bảng 3.12: Mức chênh nồng độ HDL máu các lô sau 8 tuần................................71
Bảng 3.13: Phân bố tuổi, giới của bệnh nhân nghiên cứu.....................................82
Bảng 3.14: Phân bố bệnh nhân theo yếu tố nguy cơ XVĐM................................82
Bảng 3.15: Mức độ ảnh hưởng của triệu chứng đau đầu và chóng mặt.................83
Bảng 3.16: Tỉ lệ bệnh nhân có biến chứng của XVĐM cảnh...............................83
Bảng 3.17: Tỉ lệ bệnh nhân ở các mức độ tăng LDL máu....................................84
Bảng 3.18: Tỉ lệ bệnh nhân tăng độ dày NTM và hẹp đường kính lòng mạch...84
Bảng 3.19: Tỉ lệ bệnh nhân theo các thể lâm sàng theo YHCT.............................85
Bảng 3.20: TAS huyết tương trung bình tại các thời điểm...................................86
Bảng 3.21: Hoạt độ SOD hồng cầu trung bình tại các thời điểm..........................86
Bảng 3.22: Nồng độ MDA huyết tương trung bình tại các thời điểm....................87
Bảng 3.23: Mức chênh điểm HIT-6 sau 4 và 8 tuần.............................................88
Bảng 3.24: Mức chênh điểm DHI sau 4 và 8 tuần...............................................89
Bảng 3.25: Mức chênh VTTTh ĐMCaT sau 8 tuần............................................90
Bảng 3.26: Mức chênh VTTTr ĐMCaT sau 8 tuần.............................................91
Bảng 3.27: Mức chênh RI ĐMCaT sau 8 tuần....................................................92
Bảng 3.28: Mức chênh nồng độ cholesterol TP máu sau 4 và 8 tuần....................93
Bảng 3.29: Mức chênh nồng độ triglycerid máu sau 4 và 8 tuần...........................94
Bảng 3.30: Mức chênh nồng độ LDL máu sau 4 và 8 tuần..................................95
Bảng 3.31: Mức chênh nồng độ HDL máu sau 4 và 8 tuần.................................96
Bảng 3.32: Mức chênh tổng điểm triệu chứng YHCT tại các thời điểm................97
Bảng 3.33: Phân loại mức cải thiện triệu chứng YHCT sau 4 và 8 tuần................97



Bảng 3.34: Tổng điểm triệu chứng YHCT theo từng thể bệnh trước và sau 8 tuần
của nhóm Ích trí vương......................................................................................98
Bảng 3.35: Mô hình hồi quy logistic thể bệnh YHCT và các chỉ số có cải thiện sau 8
tuần điều trị của nhóm Ích trí vương...................................................................99
Bảng 3.36: Tỉ lệ tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng.................99
Bảng 3.37: Số lượng tế bào máu ngoại vi trung bình tại các thời điểm................100
Bảng 3.38: Nồng độ enzym gan AST, ALT, GGT huyết tương trung bình.......101
Bảng 3.39: Nồng độ creatinin huyết tương trung bình tại các thời điểm..............102
Bảng 3.40: Thời gian thrombin trung bình tại các thời điểm...............................102
Bảng 4.1: Tác dụng liên quan đến chống XVĐM của các vị thuốc trong viên nang
mềm Ích trí vương...........................................................................................131


DANH MỤC BIỂU ĐỔ
Biểu đồ 3.1: Điểm trung bình HIT-6 tại các thời điểm.........................................87
Biểu đồ 3.2: Điểm trung bình DHI tại các thời điểm............................................88
Biểu đồ 3.3: VTTTh ĐMCaT trung bình tại các thời điểm..................................89
Biểu đồ 3.4: VTTTr ĐMCaT trung bình tại các thời điểm...................................90
Biểu đồ 3.5: Sức cản RI trung bình của ĐMCaT tại các thời điểm.......................91
Biểu đồ 3.6: Nồng độ cholesterol TP máu tại các thời điểm.................................92
Biểu đồ 3.7: Nồng độ triglycerid máu tại các thời điểm.......................................93
Biểu đồ 3.8: Nồng độ LDL máu tại các thời điểm...............................................94
Biểu đồ 3.9: Nồng độ HDL máu tại các thời điểm...............................................95
Biểu đồ 3.10: Tổng điểm triệu chứng YHCT trung bình tại các thời điểm...........96


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Cấu tạo thành động mạch....................................................................11
Hình 1.2: Giai đoạn đầu và giai đoạn muộn của xơ vữa động mạch......................12
Hình 1.3: Mức độ hẹp động mạch xơ vữa và tổn thương thần kinh.......................15
Hình 2.1: Hình ảnh hộp thuốc và viên nang mềm Ích trí vương............................44
Hình 3.1: Hình ảnh đại thể quai động mạch chủ của lô sinh học tại T8..................72
Hình 3.2: Hình ảnh đại thể quai động mạch chủ của lô mô hình tại T8..................72
Hình 3.3: Hình ảnh đại thể quai động mạch chủ lô atorvastatin tại T8...................73
Hình 3.4: Hình ảnh đại thể quai động mạch chủ lô Ích trí vương liều 1 tại T8........73
Hình 3.5: Hình ảnh đại thể quai động mạch chủ lô Ích trí vương liều 2 tại T8........73
Hình 3.6: Hình ảnh vi thể quai động mạch chủ thỏ lô chứng sinh học (thỏ 3)........74
Hình 3.7: Hình ảnh vi thể quai động mạch chủ thỏ lô chứng sinh học (thỏ 7)........75
Hình 3.8: Hình ảnh vi thể quai động mạch chủ thỏ lô chứng sinh học (thỏ 10)......75
Hình 3.9: Hình ảnh vi thể quai động mạch chủ của thỏ lô mô hình (thỏ 12)..........76
Hình 3.10: Hình ảnh vi thể quai động mạch chủ thỏ lô mô hình (thỏ 15)..............76
Hình 3.11: Hình ảnh vi thể quai động mạch chủ của thỏ lô mô hình (thỏ 19)........77
Hình 3.12: Hình ảnh vi thể quai động mạch chủ thỏ lô atorvastatin (thỏ 21)..........77
Hình 3.13: Hình ảnh vi thể quai động mạch chủ thỏ lô atorvastatin (thỏ 25)..........78
Hình 3.14: Hình ảnh vi thể quai động mạch chủ thỏ lô atorvastatin (thỏ 29)..........78
Hình 3.15: Hình ảnh vi thể quai động mạch chủ thỏ lô ITV liều 1 (thỏ 31)...........79
Hình 3.16: Hình ảnh vi thể quai động mạch chủ lô Ích trí vương liều 1 (thỏ 32)....79
Hình 3.17: Hình ảnh vi thể quai động mạch chủ lô Ích trí vương liều 1 (thỏ 40)....80
Hình 3.18: Hình ảnh vi thể quai động mạch chủ lô Ích trí vương liều 2 (thỏ 41)....80
Hình 3.19: Hình ảnh vi thể quai động mạch chủ lô Ích trí vương liều 2 (thỏ 47)........81
Hình 3.20: Hình ảnh vi thể quai động mạch chủ lô Ích trí vương liều 2 (thỏ 49)....81


16

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xơ vữa động mạch (XVĐM) là bệnh lý thành mạch máu của các mạch

máu lớn và trung bình [1],[2], trong đó XVĐM cảnh thường xảy ra sớm và
gây ra các biến chứng trầm trọng [3],[4],[5]. Quá trình XVĐM có liên quan
đến sự lắng đọng các sản phẩm của quá trình oxy hóa các lipoprotein tỉ trọng
thấp (Low density lipoprotein - LDL), sự xâm nhập các tế bào viêm mạn tính
ở lớp nội trung mạc (NTM) thành mạch máu và calci hóa các tổn thương [2],
[3],[6]. XVĐM cảnh tiến triển qua nhiều năm sẽ dẫn đến hẹp, tắc các động
mạch làm giảm tưới máu não gây ra các biểu hiện của thiểu năng tuần hoàn
não mạn tính (TNTHNMT), cuối cùng là tai biến mạch máu não (TBMMN).
Đây là biến chứng hay gặp nhất, có tỉ lệ tàn tật và tử vong cao [3],[6].
XVĐM cảnh có tỉ lệ tăng theo tuổi và đã được biết đến như là yếu tố
nguy cơ cao gây TBMMN [4],[7]. Tỷ lệ hẹp động mạch cảnh ở người trên 65
tuổi vào khoảng 7 - 10% ở nam và 5 - 7% ở nữ [8]. Tại Việt Nam, ở người
trên 40 tuổi không có các yếu tố nguy cơ về tim mạch, tỷ lệ phát hiện mảng
vữa xơ tại các động mạch cảnh đoạn ngoài sọ là 32,3%. Ở người trên 40 tuổi
có các yếu tố nguy cơ cao về tim mạch, tỉ lệ này là 81,4% [9]. Nghiên cứu
trên bệnh nhân nhồi máu não, tỉ lệ có XVĐM cảnh là 78,9% [10], cho thấy
mối liên quan mật thiết giữa XVĐM cảnh và TBMMN [11].
Hiện nay vấn đề phát hiện sớm và làm chậm tiến triển của XVĐM đang
ngày được quan tâm [11]. Các nghiên cứu thuốc điều trị XVĐM chủ yếu theo
hướng tìm kiếm các thuốc có tác dụng làm giảm LDL máu, ngăn ngừa oxy
hóa LDL hình thành gốc tự do, ngăn ngừa sự xâm nhập tế bào viêm vào lớp
NTM và ngăn ngừa hình thành huyết khối [3],[6]. Bên cạnh các nghiên cứu
thuốc y học hiện đại, các nghiên cứu thuốc y học cổ truyền (YHCT) trong


17

điều trị XVĐM cũng đã được triển khai và thu được kết quả khả quan [12].
Viên nang mềm Ích trí vương có thành phần gồm 4 dược liệu Bạch quả,
Đan sâm, Hoàng kỳ, Đương qui, được xây dựng trên bài thuốc cổ phương

“Đương quy bổ huyết thang” gia thêm Đan sâm và Bạch quả [13]. Các nghiên
cứu in vivo và in vitro đều cho thấy các vị thuốc trong thành phần viên nang
mềm Ích trí vương có các tác dụng lên các cơ chế hình thành XVĐM như có
tác dụng bảo vệ thành mạch [14],[15],[16], chống oxy hóa, điều hòa lipid
máu, chống ngưng tập tiểu cầu [14],[16],[17], giãn vi mạch tăng cường tuần
hoàn ở các mạch máu bị co thắt [15],[16]. Dưới khía cạnh lý luận YHCT,
thành phần bài thuốc Ích trí vương có tác dụng ích khí trừ đàm, dưỡng huyết,
hoạt huyết trừ phong phù hợp trong điều trị chứng huyễn vựng một chứng
bệnh thường gặp trong bệnh lý tưới máu não liên quan đến XVĐM cảnh.
Viên nang mềm Ích trí vương đã được nghiên cứu độc tính cấp và bán
trường diễn, không xác định được LD50 của dung dịch cao thuốc, không thấy
độc tính bán trường diễn của thuốc. Nghiên cứu trên dòng tế bào thần kinh
NG 108 - 15, Ích trí vương có tác dụng chống gốc tự do, chống lại chết tế bào
gây ra bởi H2O2. Nghiên cứu trên thỏ, thuốc có tác dụng tăng cường tuần
hoàn não [13]. Những tác dụng này rất phù hợp với mục tiêu điều trị tình
trạng rối loạn tưới máu não do XVĐM. Để đánh giá đầy đủ hơn về cơ chế tác
dụng của Ích trí vương trên bệnh lý XVĐM, cũng như hiệu quả điều trị của
thuốc trên lâm sàng, đề tài: “Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa và xơ vữa
động mạch của viên nang mềm Ích trí vương trên thực nghiệm và lâm
sàng” được thực hiện với hai mục tiêu sau:
(1) Đánh giá tác dụng chống oxy hóa và xơ vữa động mạch trên động
vật thực nghiệm của viên nang mềm Ích trí vương.
(2) Đánh giá tác dụng của viên nang mềm Ích trí vương trên lâm sàng
ở bệnh nhân xơ vữa động mạch cảnh.


18

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. QUAN NIỆM VỀ OXY HÓA VÀ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH,
CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CẢNH THEO Y
HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1. Quá trình oxy hóa, xơ vữa động mạch, mối liên quan của xơ vữa
động mạch cảnh và bệnh lý tưới máu não
1.1.1.1. Quá trình oxy hóa, vai trò của gốc tự do và hệ
thống chống oxy hóa trong cơ chế hình thành xơ vữa động mạch

 Quá trình oxy hóa
Quá trình oxy hóa trong cơ thể được gây ra bởi các chất được gọi là các
gốc oxy hoạt động, bao gồm các gốc tự do [18],[19]. Gốc tự do là một sản
phẩm chuyển hóa tự nhiên của quá trình trao đổi chất. Khi lượng gốc tự do
hình thành vượt quá khả năng kiểm soát của hệ thống chống oxy hóa sẽ dẫn
đến tình trạng stress oxy hóa, kéo theo đó là một loạt các tác hại đối với cơ
thể trong đó có quá trình peroxi hóa lipid, khởi đầu của quá trình XVĐM [19].

 Gốc tự do
- Khái niệm
Gốc tự do là trạng thái cấu trúc của phân tử có một điện tử lẻ ở quỹ đạo
điện tử ngoài cùng vì vậy gốc tự do rất kém ổn định, chúng sẵn sàng phản ứng
với phân tử hoặc nguyên tử lân cận, cho đi hoặc nhận thêm một điện tử để
hoàn chỉnh quỹ đạo điện tử ngoài cùng của mình [20].
- Phân loại
Các gốc tự do trong cơ thể bao gồm các gốc hydroxyl (•OH), alkoxyl


19

(RO•), peroxil (ROO•), superoxid (O2•), nitroxyl radical (NO•). Trong đó
hydroxyl là gốc tự do hoạt động mạnh nhất, có thể gây tổn thương tế bào, thúc

đẩy quá trình peroxi hóa lipid hình thành XVĐM [20].
- Gốc tự do và quá trình peroxi hóa lipid
Quá trình peroxi hóa lipid ở màng tế bào là một trong những quá trình
chính sản sinh ra các gốc tự do trong cơ thể [20]. Quá trình peroxi hóa lipid
màng tế bào gồm 2 pha là pha khởi động và pha lan truyền. Pha khởi động đòi
hỏi phải có chất oxy hóa mạnh như hydroxyl, phản ứng với một acid béo chưa
bão hòa của màng tế bào (LoH): gốc tự do hydroxyl có tính oxy hóa mạnh lấy
đi một hydrogen của phân tử acid béo chưa bão hòa (LoH) tạo ra gốc tự do
lipid. Ở pha dẫn truyền, gốc tự do lipid kết hợp với O2 thành gốc tự do lipid
peroxid. Gốc tự do lipid peroxid kết hợp với một acid béo chưa bão hòa khác
(L1H) thành gốc tự do lipid mới (L1) và lipid hydro peroxid (LoOOH), cứ
như thế thành phản ứng dây chuyền của các gốc tự do lipid và các gốc peroxi
hóa ở màng tế bào. Các sản phẩm thứ cấp của quá trình peroxi hóa lipid là các
loại aldehyde như malondialdehyde (MDA), propanal, hexanal, và 4hydroxinonenal (4-HNE) [19]. Nồng độ MDA được xem là chỉ thị sinh học
đánh giá tổn thương oxy hóa ở tế bào và mô. Quá trình peroxi hóa lipid càng
mạnh thì nồng độ MDA càng cao. Trong bệnh lý XVĐM, nồng độ MDA có ý
nghĩa trong tiên lượng tiến triển của bệnh [20].

 Hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể
- Khái niệm
Các chất chống oxy hóa là các chất mà ở nồng độ rất thấp so với các
chất oxy hóa, cũng làm giảm đáng kể khả năng oxy hóa của chất oxy hóa đó.
Chất chống oxy hóa là những phân tử ổn định đủ để nhận hoặc nhường
electron cho các gốc tự do và trung hòa chúng, do đó làm giảm hoặc mất khả
năng gây hại tới tế bào của các gốc tự do [21].


20

- Phân loại

Trong cơ thể, các chất có tính chống oxy hóa gồm các enzym chống
oxy hóa (enzymatic system) và các chất không phải enzym (nonenzymatic
system). Các enzym được tổng hợp trong cơ thể. Các chất không phải enzym
có hai nguồn gốc, được tổng hợp trong cơ thể (endogenous antioxidants) và
các chất có nguồn gốc từ thức ăn (exogenous antioxidants)[ CITATION
And15 \l 1066 ]21.
Bảng 1.1: Phân loại các chất chống oxy hóa [ CITATION And15 \l 1066 ]
21
Có bản chất enzym
Enzym
Superoxid dismutases
Glutathion peroxidases
Catalase
Paraoxonase
Ancillary enzyme
NADPH-quinone
Conjugation enzyme
Epoxid hydrolase
GSSG reductase

Không có bản chất enzym
Chất chống oxy hóa nội sinh
Lipophilic components (bilirubin)
Hydrophilic component (glutathione,
sulphydryl proteins, uric acid)
Chất chống oxy hóa ngoại sinh
Synthetic phenolics
BHA (butylated hydroxyanisole)
BHT (butylated hydroxytoluene)
Probucol

Vitamin
Vitamin E (tocopherols)
Vitamin C (ascorbic acid)
Vitamin A (carotenes)
Natural phenolics
Flavonois, phenolic acids, stilbenes,
coumarins, phenols,
xanthones, lignans, diarylheptanoids
phenylpropanoids

+ Các enzym chống oxy hóa
Superoxid dismutases (SOD): chuyển đổi gốc O2- phản ứng rất cao thành
H2O2 (gốc phản ứng kém), từ đó H2O2 có thể bị phá hủy bởi catalase hoặc


21

glutathion peroxidases [ CITATION Bir12 \l 1066 ]18.
Catalase: bảo vệ các tế bào khỏi sự sản sinh H 2O2 đóng một vai trò
quan trọng trong việc thu nhận dung nạp cho stress oxy hóa như một phản
ứng thích ứng của tế bào [ CITATION Bir12 \l 1066 ]18.
Glutathion peroxidases: xúc tác cho việc giảm một loạt các
hydroperoxid. GPX có vai trò quan trọng như là một hàng phòng vệ chống
lại peroxinitrite [ CITATION Bir12 \l 1066 ]18.
Paraoxonases: bảo vệ HDL và LDL khỏi quá trình oxy hóa xúc tác bởi
các ion đồng [ CITATION Bir12 \l 1066 ]18.
NADPH-quinone: có vai trò trong quá trình oxy hóa NADH theo tỉ lệ
1: 1 để tạo ra hydrogen peroxid [ CITATION Bir12 \l 1066 ]18.
Các conjugation enzym: như leptin trong cytochrome P-450 cũng có
vai trò chống oxy hóa [ CITATION Bir12 \l 1066 ]18.

Epoxid hydrolases: điều chỉnh mức độ peroxi hóa lipid [ CITATION
Bir12 \l 1066 ]18.
+ Các chất chống oxy hóa không có bản chất enzym
Vitamin C (ascorbic acid): hòa tan trong nước có khả năng chống oxy
hóa nội bào và ngoài tế bào bằng cách lấy đi các gốc tự do oxy [ CITATION
Bir12 \l 1066 ]18.
Vitamin E (α-Tocopherol): tan trong lipid được tập trung ở bên trong
màng tế bào và chống lại tổn thương màng tế bào do oxy hóa. Vitamin E cung
cấp điện tử cho gốc tự do peroxil [ CITATION Bir12 \l 1066 ]18.
Glutathion: là chất chống oxy hoá hòa tan chủ yếu, nó giải độc
hydrogen peroxid và peroxids lipid qua hoạt động của GSH-Px. Glutathione
cho electron để H2O2 chuyển thành H2O và O2 [ CITATION Bir12 \l 1066 ]18.
Vitamin A (β-Carotene): β-caroten phản ứng với các gốc peroxil


22

(ROO,), hydroxyl (OH) và superoxid (O2) [ CITATION Bir12 \l 1066 ]18.
Bioflavonoid: là một nhóm các chất dẫn xuất benzo-γ-pyran tự nhiên
(4-23) và có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Các bioflavonoid có trong rau
quả có tác dụng sinh học bao gồm hoạt tính thu nhặt các gốc tự do. Các
bioflavonoid có tác dụng bảo vệ đối với những tổn thương DNA do các gốc tự
do hydroxyl gây ra. Các flavonoid tạo phức hợp với đồng hoặc sắt ngăn tạo ra
các gốc tự do [ CITATION Bir12 \l 1066 ]18.
Khả năng chống oxy hóa của cơ thể được đánh giá bởi xét nghiệm tình
trạng chống oxy hóa toàn phần (Total antioxidant status - TAS). Chỉ số này
phản ánh khả năng chống oxy hóa của huyết tương dựa trên khả năng ức chế
của các hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể đối với các gốc tự do. TAS càng
cao, khả năng chống oxy hóa của cơ thể càng lớn [ CITATION PVL15 \l 1066
]22.

 Vai trò gốc tự do và hệ thống chống oxy hóa trong
xơ vữa động mạch
- Gốc tự do thúc đẩy các quá trình hình thành xơ vữa động mạch
Các gốc tự do ở nồng độ cao, từ lâu đã được công nhận là tác nhân
quan trọng trong quá trình hình thành và tiến triển của các tổn thương XVĐM
[19]. Các gốc tự do làm tăng quá trình oxy hóa các LDL dẫn đến lắng đọng
các sản phẩm của LDL ở thành mạch máu, gây tổn thương DNA ti thể , RNA,
rối loạn chức năng tế bào dẫn đến thúc đẩy các phản ứng viêm, xâm nhập tế
bào viêm vào thành mạch máu, tăng sinh tế bào cơ trơn thành mạch và kết
dính tiểu cầu hình thành tổn thương XVĐM [18],[19].
- Hệ thống chống oxy hóa có vai trò trung hòa các gốc tự do và thông
qua đó làm giảm xơ vữa động mạch
Stress oxy hóa ở mức độ nhẹ, các phân tử sinh học bị tổn thương có thể
được sửa chữa. Ở mức độ nặng hơn, stress oxy hóa có thể gây tổn thương không


23

hồi phục hoặc hoại tử tế bào [18],[19]. Để hạn chế tổn thương do các gốc tự do
gây ra, cơ thể sử dụng các hệ thống chống oxy hóa là enzym chống oxy hóa và
các chất chống oxy hóa không có bản chất enzym (như vitamin A, vitamin C và
vitamin E, các phenolic) [18]. Hệ thống chống oxy hóa có vai trò chống XVĐM
thông qua thu dọn các gốc tự do tham gia khơi mào phản ứng, tạo phức làm mất
khả năng xúc tác của các kim loại chuyển tiếp, làm gián đoạn các phản ứng lan
truyền, và làm giảm nồng độ các gốc tự do hoạt động [18],[20].

1.1.1.2. Định nghĩa, yếu tố nguy cơ, phân loại và cơ chế bệnh sinh xơ vữa
động mạch.

 Định nghĩa

XVĐM là sự phối hợp các hiện tượng thay đổi cấu trúc nội mạc của các
động mạch lớn và trung bình, bao gồm sự tích tụ cục bộ của các chất lipid, quá
trình oxy hóa, xâm nhập của tế bào viêm và tăng sinh các yếu tố xơ hóa ở lớp
NTM dẫn đến hẹp lòng mạch, hình thành huyết khối và tắc mạch [23],[24].

 Các yếu tố nguy cơ, vai trò của rối loạn chuyển hóa lipid trong xơ
vữa động mạch
- Các yếu tố nguy cơ
+ Tăng lipid máu: LDL có vai trò quan trọng đối với bệnh sinh XVĐM. Bất
kỳ sự gia tăng LDL máu mức độ nào đều có nguy cơ gây XVĐM [6],[25].
+ Tăng huyết áp (THA): nguy cơ cao gây XVĐM [ CITATION Pet10 \l
1066 ]3.
+ Hút thuốc: cũng là yếu tố nguy cơ chính, nguy cơ mạch vành tăng
gấp đôi ở người hút thuốc, nhất là những người hút 40 điếu/ ngày
[ CITATION Ben14 \l 1066 ]7.
+ Đái tháo đường (ĐTĐ): yếu tố nguy cơ cao gây XVĐM [ CITATION


24

Sur09 \l 1066 ]26.
+ Béo phì, ít hoạt động [ CITATION PGi \l 1066 ]27.
+ Các yếu tố nguy cơ khác: stress, các thuốc ngừa thai [ CITATION
PGi \l 1066 ]27.
- Rối loạn chuyển hóa lipid máu và vai trò của lipid máu trong xơ vữa
động mạch
+ Lipid trong cơ thể gồm 3 nhóm là triglycerid, phospholipid và
cholesterol. Sự vận chuyển của cholesterol và triglycerid trong máu có vai trò
quan trọng của các lipoprotein [ CITATION Fei18 \l 1066 ]28. Các lipoprotein
gồm có:

Chylomicron: do các tế bào niêm mạc ruột tạo nên từ mỡ trong thức ăn,
chứa nhiều triglycerid ngoại lai đổ vào mạch dưỡng chấp [ CITATION
Fei18 \l 1066 ]28.
Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL - very low densisty lipoprotein): do
gan và một phần nhỏ do ruột tổng hợp, chứa nhiều triglycerid nội sinh
[ CITATION Fei18 \l 1066 ]28.
Lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL - intermediary densisty
lipoprotein): là chất còn lại sau chuyển hóa VLDL, chiếm lượng rất nhỏ trong
máu [ CITATION Fei18 \l 1066 ]28.
LDL là dạng chuyển hóa từ VLDL và IDL, mang apoprotein B, có nhiệm
vụ vận chuyển lipid đến các tổ chức [ CITATION Fei18 \l 1066 ]28.
Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL - high densisty lipoprotein): mang
apoprotein A1, vận chuyển cholesterol dư thừa từ các tổ chức về gan
[ CITATION Fei18 \l 1066 ]28.


25

+ Rối loạn chuyển hóa (RLCH) lipid máu là thuật ngữ chỉ sự biến đổi của
các thành phần lipid máu cao hoặc thấp hơn chỉ số hóa sinh bình thường.
RLCH lipid máu được xác định khi cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L (200
mg/dl), hoặc HDL < 0,9 mmmol/L (35 mg/dl), hoặc LDL >3,38 mmol/L (130
mg/dl), hoặc triglycerid huyết thanh > 2,26 mmol/L (90 mg/dl) [ CITATION
Hội \l 1066 ]25.
+ Vai trò của lipid máu trong xơ vữa động mạch
Sự xâm nhập và lưu giữ apoB có chứa lipoprotein trong thành động
mạch gây ra phản ứng viêm do sự lắng đọng các sản phẩm của quá trình oxy
hóa LDL và sự bài tiết cytokine/chemokine của các đại thực bào và thúc đẩy
sự phát triển XVĐM [29]. LDL là tác nhân quan trọng nhất gây hủy hoại tế
bào các mô đặc biệt là các tế bào nội mạc thành động mạch - tổn thương bệnh

lý đầu tiên của XVĐM [3],[6],[29].
HDL, apoA-I, và apoE ngăn ngừa phản ứng viêm, stress oxi hóa và loại
bỏ cholesterol dư thừa làm giảm sự tiến triển của tổn thương. HDL và được
xem như là yếu tố có lợi làm giảm được lượng cholesterol trong máu và ngăn
ngừa sự hình thành XVĐM [ CITATION Raf14 \l 1066 ]30.

 Phân loại tổn thương xơ vữa động mạch theo mô bệnh học
Phân loại tổn thương mô bệnh học của XVĐM theo Hội Tim mạch Mỹ
(American Heart Association - AHA) [ CITATION Her00 \l 1066 ]31:
Type 1: chỉ có đại thực bào chứa nhiều hạt lipid.
Type 2: dải mỡ xuất hiện.
Type 3: lipid xuất hiện ngoài tế bào nội mạc.


×