Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tỷ lệ mắc hội chứng bệnh Parkinson, tai nạn thương tích và giải pháp phòng ngừa ở người cao tuổi tại một số quận của thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 195 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y

TRẦN VĂN CHUNG

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MẮC
HỘI CHỨNG/BỆNH PARKINSON, TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI MỘT SỐ QUẬN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y

TRẦN VĂN CHUNG

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MẮC
HỘI CHỨNG/BỆNH PARKINSON, TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI MỘT SỐ QUẬN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế
Mã số: 62 72 01 64

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

Hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Lê Anh Tuấn


2. PGS.TS. Lương Thúy Hiền

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ một công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận án

Trần Văn Chung


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Sau đại học, Khoa
Chỉ huy tham mưu quân y, các Bộ môn/Khoa - Học viện Quân y đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận án.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn
GS.TS. Lê Anh Tuấn, PGS.TS. Lương Thuý Hiền là những người Thầy đã
dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn và quan tâm, giúp đỡ tôi suốt quá
trình hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Phòng Y tế,
Trung tâm Y tế các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây
Hồ, Hoàng Mai và Long Biên, Hà Nội đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình công tác, học tập, nghiên cứu tại thực địa và
hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các bác sỹ và các cán bộ viên chức của
Phòng Kế hoạch, Phòng Tài chính, Phòng nghiệp vụ y Sở Y tế Hà Nội, Khoa

Nội thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, chính quyền, trạm y tế, bệnh nhân và các
gia đình bệnh nhân Parkinson hai phường Yên Sở và Định Công, quận Hoàng
Mai đã tận tình và ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận án tại thực
địa.
Tôi xin cảm ơn vợ, các con tôi, anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên giúp đỡ tôi về vật chất, tinh thần để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận án

Trần Văn Chung


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN

:

Bệnh nhân

CBYT

:

Cán bộ y tế

CSHQ

:


Chỉ số hiệu quả

CSSK
ĐLC

:
:

Chăm sóc sức khoẻ
Độ lệch chuẩn

HC

:

Hội chứng

HGĐ

:

Hộ gia đình

KCB

:

Khám chữa bệnh


NCT

:

Người cao tuổi

NST

:

Nhiễm sắc thể

NVYT

:

Nhân viên y tế

OR

:

Odds Ratio (Tỷ suất chênh)

PHCN

:

Phục hồi chức năng


PHCNDVCĐ

:

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

SK

:

Sức khoẻ

TB

:

Trung bình

THCS

:

Trung học cơ sở

TDTT

:

Thể dục thể thao


THPT

:

Trung học phổ thông

TNGT

:

Tai nạn giao thông

TNTT

:

Tai nạn thương tích

TTYT

:

Trung tâm y tế

TYT

:

Trạm y tế


UBND

:

Ủy ban nhân dân

WHO

:

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Trang

Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1. TỔNG QUAN


3

1.1. Một số khái niệm, đặc điểm lâm sàng và phân loại hội

3

chứng/bệnh Parkinson
1.1.1. Một số khái niệm liên quan

3

1.1.2. Đặc điểm lâm sàng hội chứng/bệnh Parkinson

3

1.1.3. Phân loại hội chứng/bệnh Parkinson

7

1.2. Tình hình lưu hành, một số yếu tố liên quan đến hội chứng/bệnh

8

B
0

Parkinson
1.2.1. Tình hình lưu hành hội chứng/bệnh Parkinson


8

1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến hội chứng/bệnh Parkinson

13

1.3. Tình hình tai nạn thương tích và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ở

19

B
1

người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh Parkinson
1.3.1. Tình hình tai nạn thương tích ở NCT mắc hội chứng/bệnh

19

Parkinson
1.3.2. Nhu cầu CSSK của NCT mắc hội chứng/bệnh Parkinson

24


1.4. Các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích và phục hồi chức
B
2

30


năng cho người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh Parkinson
1.4.1. Các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho người cao tuổi

30

mắc hội chứng/bệnh Parkinson
1.4.2. Các phương pháp phục hồi chức năng cho người cao tuổi mắc hội

35

chứng/bệnh Parkinson
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

40

2.1. Đối tượng, chất liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu

40

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

40

2.1.2. Chất liệu nghiên cứu

40

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu

41


2.1.4. Thời gian nghiên cứu

41

2.2. Phương pháp nghiên cứu

42

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

42

2.2.2. Nghiên cứu mô tả ngang

43

2.2.3. Nghiên cứu can thiệp cộng đồng

53

2.3. Xử lý số liệu

59

2.4. Biện khống chế sai số

59

2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu


60

2.6. Tổ chức nghiên cứu

60

2.7. Một số hạn chế của nghiên cứu

61

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

63

3.1. Tỷ lệ mắc hội chứng/bệnh Parkinson ở người cao tuổi tại một số

63

quận của Hà Nội, năm 2010
3.1.1. Tỷ lệ mắc hội chứng/bệnh Parkinson ở người cao tuổi tại 7 quận
của Hà Nội, năm 2010

63


3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng của NCT mắc hội chứng/bệnh Parkinson

66


3.2. Xác định tỷ lệ tai nạn thương tích do ngã ở người cao tuổi mắc

73

B
5

B
3

hội chứng/bệnh Parkinson và một số yếu tố liên quan, năm 2010
3.2.1. Đặc điểm tai nạn thương tích và tai nạn thương tích do ngã liên

73

quan tới hội chứng/bệnh Parkinson ở người cao tuổi tại 7 quận nghiên
cứu
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến chăm sóc sức khỏe, dự phòng tai nạn

82

thương tích cho người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh Parkinson tại 14
phường của quận Hoàng Mai
3.3. Đánh giá hiệu quả bước đầu một số giải pháp chăm sóc sức khoẻ,

86

dự phòng tai nạn thương tích cho người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh
Parkinson tại một số phường của quận Hoàng Mai, Hà Nội (2011 2013)
3.3.1. Hiệu quả giải pháp quản lý, chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho người

B
6

86

cao tuổi mắc hội chứng/bệnh parkinson tại hai phường, quận Hoàng Mai
(2011 - 2013)
3.3.2. Hiệu quả giải pháp về truyền thông – giáo dục sức khỏe ở người
B
7

89

cao tuổi mắc hội chứng/bệnh parkinson tại hai phường, quận Hoàng Mai
(2011 - 2013)
3.3.3. Hiệu quả giải pháp về hướng dẫn các biện pháp dự phòng tai nạn

90

thương tích do ngã ở NCT mắc hội chứng/bệnh parkinson tại hai phường
của quận Hoàng Mai (2011 - 2013)
Chương 4. BÀN LUẬN

98

4.1. Về tỷ lệ mắc hội chứng/bệnh Parkinson ở người cao tuổi tại một

98

B

4

số quận của Hà Nội, năm 2010
4.1.1. Tỷ lệ lưu hành hội chứng/bệnh Parkinson ở người cao tuổi tại 7
quận của Hà Nội, năm 2010.

98


4.1.2. Về đặc điểm các triệu chứng lâm sàng của người mắc hội

101

chứng/bệnh Parkinson
4.2. Về tỷ lệ tai nạn thương tích do ngã ở người cao tuổi mắc hội

107

chứng/bệnh Parkinson và một số yếu tố liên quan, năm 2010
4.2.1. Đặc điểm tai nạn thương tích và tai nạn thương tích do ngã liên

107

quan tới hội chứng/bệnh Parkinson ở người cao tuổi tại 7 quận nghiên
cứu
4.2.2. Về một số yếu tố liên quan đến chăm sóc sức khỏe, dự phòng tai

111

nạn thương tích cho người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh Parkinson tại 14

phường của quận Hoang Mai
4.3. Về đánh giá hiệu quả bước đầu một số giải pháp chăm sóc sức
B
8

114

khoẻ, dự phòng tai nạn thương tích cho người cao tuổi mắc hội
chứng/bệnh Parkinson tại một số phường của quận Hoàng Mai, Hà
Nội (2011 - 2013)
4.3.1. Về hiệu quả giải pháp quản lý, chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho

114

người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh parkinson tại hai phường, quận
Hoàng Mai (2011-2013)
4.3.2. Về hiệu quả giải pháp về truyền thông – giáo dục sức khỏe ở người

116

cao tuổi mắc hội chứng/bệnh parkinson tại hai phường của quận Hoàng
Mai (2011-2013)
4.3.3. Về hiệu quả giải pháp về hướng dẫn các biện pháp dự phòng tai

117

nạn thương tích do ngã ở người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh parkinson
tại cộng đồng hai phường của quận Hoàng Mai (2011 - 2013)
4.3.4. Một số kết quả khác đạt được của các giải pháp, hoạt động can


120

thiệp
4.4. Những khó khăn và hạn chế trong quá trình nghiên cứu

121


KẾT LUẬN

124

KIẾN NGHỊ

126

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng
1.1

Tên bảng

Trang


Tỷ lệ mắc hội chứng và bệnh Parkinson theo nhóm tuổi ở

14

châu Âu, năm 2000.
3.1

Phân bố nhóm tuổi và giới tính của người cao tuổi được điều

63

tra sàng lọc mắc hội chứng/bệnh Parkinson
3.2

Tỷ lệ người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh Parkinson theo giới

64

tính và theo nhóm tuổi
3.3

Phân bố người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh Parkinson theo

65

giới tính và theo nhóm tuổi
3.4

Mối liên quan giữa giới tính với hội chứng/bệnh Parkinson


65

3.5

Mối liên quan giữa độ tuổi của người cao tuổi với hội

66

chứng/bệnh Parkinson
3.6

Phân bố người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh Parkinson theo

66

thời gian mắc bệnh và giai đoạn bệnh
3.7

Phân bố người mắc hội chứng/bệnh Parkinson theo số triệu

67

chứng ban đầu
3.8

Đặc điểm rối loạn vận động của người cao tuổi mắc hội

68


chứng/bệnh Parkinson
3.9

Mức độ rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi khí sắc ở người

70

cao tuổi mắc hội chứng/bệnh Parkinson
3.10

Mức độ trầm cảm ở người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh

71

Parkinson dài.
3.11

Mức độ suy giảm nhận thức (MMSE) ở người cao tuổi mắc
hội chứng/bệnh Parkinson

71


Bảng
3.12

Tên bảng

Trang


Mức độ rối loạn sinh hoạt hàng ngày ở người cao tuổi mắc

72

hội chứng/bệnh Parkinson
3.13

Mức độ rối loạn vận động ở người cao tuổi mắc hội

72

chứng/bệnh Parkinson
3.14

Tỷ lệ tai nạn thương tích ở nhóm bệnh và nhóm chứng

73

3.15

Mối liên quan giữa giới tính với tai nạn ở nhóm mắc hội

74

chứng/bệnh Parkinson
3.16

Mối liên quan giữa giới tính với tai nạn ở nhóm chứng

74


(không mắc hội chứng/bệnh Parkinson)
3.17

Mối liên quan giữa độ tuổi với tai nạn ở nhóm mắc hội

75

chứng/bệnh Parkinson
3.18

Mối liên quan giữa độ tuổi với tai nạn ở nhóm chứng

75

3.19

Phân bố theo giới ở đối tượng có tai nạn của hai nhóm (bệnh

76

và chứng)
3.20

Mối liên quan giữa trình độ học vấn với tai nạn ở nhóm mắc

76

hội chứng/bệnh Parkinson
3.21


Mối liên quan giữa trình độ học vấn với tai nạn ở nhóm

77

chứng
3.22

Mối liên quan giữa mức độ bệnh lý kèm theo với tai nạn ở

77

nhóm bệnh
3.23

Phân bố đối tượng theo tình huống xảy ra TNTT ở người

78

mắc hội chứng/bệnh Parkinson
3.24

Tần suất xảy ra TNTT ở nhóm bệnh và nhóm chứng

79

3.25

Vùng/bộ phận cơ thể bị chấn thương do tai nạn thương tích


80

ở nhóm bệnh và nhóm chứng


Bảng
3.26

Tên bảng

Trang

Mức độ chấn thương, vết thương do tai nạn ở nhóm bệnh và

81

nhóm chứng
3.27

Nơi xử trí sơ cấp cứu, điều trị cho NCT mắc hội chứng/bệnh

81

Parkinson bị TNTT
3.28

Mức độ di chứng do TNTT ở nhóm bệnh

82


3.29

Ý kiến của NVYT phường về theo dõi, quản lý và nhu cầu

82

của người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh Parkinson
3.30

Ý kiến của NVYT phường về biện pháp nâng cao hiệu quả

83

chăm sóc NCT mắc hội chứng/bệnh Parkinson
3.31

Ý kiến của NVYT phường về khám sức khỏe định kỳ và

84

khám chấn thương cho NCT tại y tế phường
3.32

Ý kiến của nhân viên y tế phường về đặc điểm chấn thương ở

84

NCT đến khám, điều trị tại y tế phường
3.33


Ý kiến của NVYT phường về hoàn cảnh xảy ra chấn thương,

85

bộ phận bị chấn thương ở NCT mắc hội chứng/bệnh
Parkinson đến khám, điều trị tại TYT phường
3.34

Hiệu quả của các biện pháp quản lý, chăm sóc, theo dõi sức

86

khỏe cho người bệnh trước và sau can thiệp
3.35

Hiệu quả của các biện pháp khám, chữa bệnh và hướng dẫn

87

biện pháp phòng ngừa TNTT, PHCN cho người bệnh tại nhà
3.36

Hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ khi người bệnh cần phải

88

chuyển lên tuyến trên để điều trị
3.37

Hiệu quả của các biện pháp truyền thông - Giáo dục sức khỏe


89

cho người bệnh
3.38

Hiệu quả của các biện pháp sắp xếp các đồ đạc ngăn nắp,
hợp lý đối với người bệnh

90


Bảng
3.39

Tên bảng
Hiệu quả của biện pháp sử dụng tủ cạnh giường và xếp đặt

91

thuốc uống của người bệnh ngăn nắp, thuận tiện sử dụng
3.40

Hiệu quả của biện pháp sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cần thiết

92

đối với người bệnh
3.41


Hiệu quả của biện pháp đảm bảo nơi ở của người bệnh đi lại

93

dễ dàng
3.42

Hiệu quả của các biện pháp lắp các tay vịn trong nhà tắm,

94

đảm bảo những nơi sinh hoạt luôn khô ráo, không mấp mô
3.43

Hiệu quả của các biện pháp bảo đảm an toàn khu vực lan

95

can, cầu thang đối với người bệnh
3.44

Hiệu quả của các biện pháp thực hành phòng ngừa TNTT do

96

ngã đối với người bệnh
3.45

So sánh tỷ lệ người bệnh Parkinson bị TNTT do ngã,


97

trước và sau can thiệp
4.1

Tỷ lệ bệnh nhân mắc hội chứng/bệnh Parkinson theo tuổi

99

so với các kết quả nghiên cứu khác
4.2

Tình hình lưu hành hội chứng/bệnh Parkinson ở 7 quận nội
thành Hà Nội so với các nước trên thế giới

100


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ
3.1

Tên biểu đồ

Trang

Phân bố số người mắc hội chứng/bệnh Parkinson theo giới

64


tính
3.2

Các triệu chứng ban đầu của hội chứng/bệnh Parkinson

67

của người bệnh
3.3

Đặc điểm rối loạn tâm thần ở người cao tuổi mắc hội

69

chứng/bệnh Parkinson
3.4

Đặc điểm rối loạn thần kinh thực vật ở người cao tuổi mắc

70

hội chứng/bệnh Parkinson
3.5

Nguyên nhân bị tai nạn thương tích ở hai nhóm đối tượng

78

mắc và không mắc hội chứng/bệnh Parkinson theo giới


DANH MỤC HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

1.1

Phân loại hội chứng Parkinson theo Hauser R. và cs

7

2.1

Sơ đồ tổng quát các nội dung nghiên cứu

42

2.2

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp

53


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Parkinson là một trong những bệnh hay gặp nhất trong các bệnh
do rối loạn thoái hóa mạn tính hệ thần kinh trung ương. Người đầu tiên mô tả
căn bệnh này là James Parkinson từ năm 1817, lúc đó tác giả gọi là bệnh liệt
rung và sau này bệnh được mang tên ông. Bệnh Parkinson thường gặp ở
người cao tuổi và có thể gặp ở tất cả các nước, các dân tộc, các thành phần xã
hội. Tỷ lệ mắc bệnh Parkinson trong cộng đồng tại Châu Âu là 100/100.000
dân, Hoa Kỳ là 120/100.000 dân và có khoảng 1,0% số người trên 65 tuổi
mắc bệnh [14], [18], [23]. Ở Việt Nam, rất hiếm công trình nghiên cứu về
dịch tễ học về hội chứng/bệnh Parkinson; năm 2006, một nghiên cứu tại 2
quận của Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng/bệnh Parkinson là 57/100.000
dân [9]. Dự báo tuổi thọ con người ngày càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh Parkinson
cũng tăng theo [2].
Triệu chứng lâm sàng đặc trưng của Parkinson là các rối loạn vận động
như run khi nghỉ, cứng đờ, giảm vận động và tư thế không ổn định. Bên cạnh
các rối loạn vận động còn có một số các triệu chứng phối hợp hay gặp khác
như trầm cảm, suy giảm chức năng nhận thức, rối loạn thần kinh thực vật…
Một số yếu tố được cho là liên quan đến bệnh Parkinson như tuổi, giới tính,
nhiễm độc môi trường, di truyền… [46], [56], [57], [80].
Người mắc hội chứng/bệnh Parkinson đều bị ảnh hưởng rất lớn đến lao
động và sinh hoạt hàng ngày; đồng thời hay bị tai nạn thương tích, như té ngã
gây chấn thương sọ não, gãy tay, gãy chân... Cho đến nay, việc điều trị bệnh
Parkinson vẫn gặp nhiều khó khăn. Sử dụng các thuốc thay thế dopamin thực
sự là phương pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng sống, kéo dài tuổi
thọ cho người bệnh Parkinson. Tuy nhiên, đáp ứng với điều trị bằng thay thế
dopamin sau 3 năm chỉ có tác dụng không tới 50% tổng số bệnh nhân [34].
Sau 5 - 10 năm đầu mắc bệnh là khoảng thời gian dao động và xuất hiện nhiều


2

tác dụng không mong muốn. Dần dần người bệnh trở nên tàn phế, không còn
khả năng tự phục vụ.
Hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 5 triệu người chết do tai nạn
thương tích. Trong đó, ngã gây thương tích chiếm từ 27- 35%. Đối với những
người trên 65 tuổi, tần suất ngã cao hơn so với những người trẻ tuổi và
thường gây hậu quả gãy xương đùi (có từ 50 - 60% số người cao tuổi ngã có
gẫy xương đùi) [115], [45].
Ở Việt Nam, tai nạn thương tích đang dần trở thành một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại các bệnh viện. Bình quân mỗi ngày có
khoảng 30 người chết và 70 người bị thương gây tàn tật suốt đời. Hàng năm
có hơn 1/3 số người trên 65 tuổi bị tai nạn thương tích do ngã và là nguyên
nhân dẫn đến tử vong do chấn thương, có tới trên 60% người trên 75 tuổi tử
vong do ngã. Các tai nạn thương tích ở người cao tuổi có nhiều nguyên nhân,
nhưng chủ yếu là do giảm trí nhớ, mắc hội chứng/bệnh Parkinsơn và các tổn
thương thần kinh sau tai biến mạch máu não [18]. Xuất phát từ những lý do
trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ mắc hội
chứng/bệnh Parkinson, tai nạn thương tích và giải pháp phòng ngừa ở
người cao tuổi tại một số quận của thành phố Hà Nội”, nhằm các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ mắc hội chứng/bệnh Parkinson ở người cao tuổi tại
một số quận của Hà Nội, năm 2010.
2. Xác định tỷ lệ tai nạn thương tích do ngã ở người cao tuổi mắc hội
chứng/bệnh Parkinson và một số yếu tố liên quan, năm 2010.
3. Đánh giá hiệu quả bước đầu một số giải pháp chăm sóc sức khoẻ,
dự phòng tai nạn thương tích cho người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh
Parkinson tại hai phường của quận Hoàng Mai, Hà Nội (2011-2013).


3

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ PHÂN LOẠI
HỘI CHỨNG/BỆNH PARKINSON
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
- Bệnh Parkinson là bệnh lý thoái hóa, nguồn gốc chưa rõ, đặc trưng bởi
quá trình thoái hóa tuần tiến nơron dopaminergic thể nhạt - liềm đen gây mất
cân bằng về sinh hóa và chức năng hệ thống ngoại tháp.
- Hội chứng Parkinson là hội chứng gồm các triệu chứng run, giảm vận
động và cứng cơ do các nguyên nhân khác nhau. Bệnh Parkinson là hội chứng
Parkinson do thoái hóa não [14]
- Tai nạn thương tích (TNTT) là những tai nạn xảy ra mà nó để lại cho
cơ thể chúng ta những vết thương có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Tai nạ thương tích do ngã là những trường hợp tai nạn gây thương
tích mà nguyên nhân do bị ngã, rơi từ trên cao xuống hoặc ngã trên cùng mặt
bằng.
1.1.2. Đặc điểm lâm sàng hội chứng/bệnh Parkinson
Lê Đức Hinh [12], mô tả hội chứng, triệu chứng bệnh Parkinson thành hai
nhóm gồm:
- Các triệu chứng cơ bản: (1) Triệu chứng run khi nghỉ: là run không
hữu ý, thấy rõ ở ngọn chi, môi, lưỡi. Run thường khu trú ở một bên cơ thể
trong nhiều năm đầu, run xuất hiện khá sớm khi lặng lẽ. Run là loại run nhỏ,
tần số 4 - 8 chu kỳ/giây, thường là run ở tư thế nửa nghỉ, khi làm động tác hữu
ý không run, run có thể tạm mất nhưng sau đó lại tái diễn. Khi ngủ hết run,
run tăng khi xúc động. Run là triệu chứng thường gặp, tuy nhiên có trường
hợp hoàn toàn không run.; (2) Triệu chứng tăng trương lực: là một trong


4
những triệu chứng quan trọng nhất. Tăng trương lực cơ quá mức thường thấy
ở các cơ chống đối với trọng lực, do đó, bệnh nhân (BN) thường có tư thế nửa

gấp, tăng phản xạ tư thế, giai đoạn sau có dấu hiệu bánh xe răng cưa do tăng
trương lực cơ lan tràn. Triệu chứng căng cứng thường là triệu chứng sớm
nhất. Căng cứng làm cho triệu chứng giảm động trở nên nặng hơn; (3) Triệu
chứng giảm động: mất các động tác tự nhiên của nét mặt, của chân, tay nhất là
khi cử động. Mất vẻ biểu lộ tình cảm, nét mặt như người mang mặt nạ, ít chớp
mắt. Tuy nhiên, đôi mắt vẫn còn linh hoạt. Trong lâm sàng có khi chỉ có triệu
chứng này mà không có run và tăng trương lực cơ.
- Các triệu chứng khác: Rối loạn cảm giác (thường có loạn cảm giác
đau, nóng bức). Rối loạn phản xạ (tăng phản xạ gân xương, không có phản xạ
bệnh lý bó tháp). Rối loạn thần kinh thực vật (tăng tiết, phù, tím tái ngọn chi,
hạ huyết áp tư thế). Rối loạn tâm thần (có thể trầm cảm). Song, trí tuệ còn tốt
và mắt không có rung giật nhãn cầu [33].
Giáo trình Thần kinh học - Học viện Quân y (2011) [14], Nhữ Đình
Sơn mô tả triệu chứng lâm sàng điển hình bệnh Parkinson biểu hiện bằng ba
triệu chứng cơ bản: (1) Run khi nghỉ: thấy rõ ở ngọn chi, môi, lưỡi... Run là
triệu chứng thường gặp; (2) Cứng đơ: là một trong các triệu chứng quan trọng
nhất... Triệu chứng căng cứng thường là triệu chứng sớm nhất; (3) Giảm vận
động: mất các động tác tự nhiên của nét mặt, chân, tay nhất là khi cử động...
Có khi chỉ có triệu chứng này mà không có triệu chứng run và cững đơ. Do
vậy, giảm vận động là triệu chứng có ý nghĩa nhất trong việc theo dõi tác
động của điều trị, sự tiến triển của tổn thương liềm đen. Từ ba triệu chứng này
gây nên các triệu chứng thứ phát như rối loạn tư thế (đi lao đầu về trước, nét
mặt tượng…), rối loạn giọng nói, chữ viết. Các triệu chứng kèm theo có thể
có: Trầm cảm, ảo giác; Rối loạn thần kinh thực vật: tăng tiết, giãn mạch ngoại
vi, táo bón… Tuy nhiên, không phải tất cả các BN và các giai đoạn của bệnh
đều có đủ các triệu chứng trên.


5
Về chẩn đoán bệnh Parkinson:

Trong số các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson trước đây, tiêu
chuẩn chẩn đoán lâm sàng bệnh Parkinson của UK Parkinson’s Disease
16T

Society Brain Bank Clinical Diagnostic Criteria [58], hay còn được gọi là
16T

Queen Square Brain Bank criteria, được sử dụng nhiều nhất. Theo tiêu chuẩn
T
6
1

16T

này, chẩn đoán bệnh Parkinson gồm ba bước:
T
6
1

- Bước thứ nhất: xác định có sự hiện diện của hội chứng Parkinson với
16T

giảm hay chậm cử động (bradykinesia) phối hợp với một trong hay ba triệu
chứng run lúc nghỉ 4-6 Hz (rest tremor), đơ cứng (rigidity) và mất cân bằng tư
thế (postural instability).
T
6
1

- Bước thứ hai: xác định bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ diện diện trong bệnh

16T

sử hoặc thăm khám.
T
6
1

- Bước thứ ba: có ít nhất ba tiêu chuẩn hỗ trợ để chẩn đoán xác định
16T

bệnh Parkinson. Tuy nhiên, sự hiểu biết của chúng ta về lâm sàng và sinh lý
bệnh học của bệnh Parkinson ngày càng tăng, do đó các tiêu chuẩn chẩn đoán
lâm sàng này không đủ để làm tăng độ chính xác của chẩn đoán bệnh [10].
Vào tháng 6 năm 2015, International Parkinson and Movement
Disorder Society đã đưa ra Tiêu chuẩn chẩn đoán Lâm sàng bệnh Parkinson
16T

của MDS (Movement Disorder Society Clinical Diagnostic Criteria for PD)
[93]. Khác với tiêu chuẩn của Hội bệnh Parkinson Anh Quốc, tiêu chuẩn chẩn
T
6
1

đoán lâm sàng bệnh Parkinson của MDS bao gồm ba bước chính gồm có:
T
6
1

T
6

1

- Bước thứ nhất: xác định chẩn đoán hội chứng Parkinson.
16T

- Bước thứ hai: xác định bệnh Parkinson là nguyên nhân của hội chứng
16T

Parkinson đó.
- Bước thứ ba: xếp loại chẩn đoán lâm sàng bệnh Parkinson đó ở một
16T

16T

trong hai mức độ tin cậy gồm có được chẩn đoán chắc chắn là bệnh Parkinson
hay được chẩn đoán rất có thể là bệnh Parkinson.


6
Đối với bước thứ hai, vốn rất quyết định vì nó xác định là có hay không
có bệnh Parkinson, tiêu chuẩn chẩn đoán của MDS đưa ra ba nhóm các điểm
đặc trưng về chẩn đoán mà dựa theo đó có thể xác định chẩn đoán bệnh
Parkinson: tiêu chuẩn loại trừ tuyệt đối bệnh Parkinson; dấu hiệu cảnh báo
vốn khi hiện diện thì đòi hỏi phải được cân bằng bởi các tiêu chuẩn hỗ trợ thì
mới có thể chẩn đoán là bệnh Parkinson; tiêu chuẩn hỗ trợ bao gồm những
điểm đặc trưng làm tăng độ tin cậy của chẩn đoán bệnh Parkinson.
T
2
4


Về tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng Parkinson: so với tiêu chuẩn chẩn
42T

đoán trước kia của Hội bệnh Parkinson Anh Quốc, tiêu chuẩn chẩn đoán lâm
sàng hội chứng Parkinson của MDS chỉ cần triệu chứng chậm cử động có
kèm theo ít nhất là một trong hai tiêu chuẩn sau gồm có run lúc nghỉ và đơ
cứng. Tiêu chuẩn mất cân bằng tư thế bị loại bỏ do bởi triệu chứng này chỉ
xuất hiện khi bệnh đã tiến triển khá lâu nên không giúp ích cho việc chẩn
đoán sớm bệnh Parkinson [94].
Triệu chứng cử động chậm bào gồm cả hai phương diện gồm có tốc độ
chậm và biên độ giảm của cử động.
T
2
4

Về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson: sau khi đã xác định có hội
42T

chứng Parkinson, bước thứ hai là áp dụng các tiêu chuẩn của MDS để xem
bệnh Parkinson có phải là nguyên nhân của hội chứng Parkinson hay không?
Theo MDS, chẩn đoán lâm sàng bệnh Parkinson có thể thuộc một trong hai
mức độ tin cậy:
+ Chẩn đoán lâm sàng chắc chắn là bệnh Parkinson đòi hỏi phải có 3
16T

16T

điều kiện: (1) không có sự hiện diện của tiêu chuẩn loại trừ tuyệt đối bệnh
Parkinson; (2) Có ít nhất hai tiêu chuẩn hỗ trợ chẩn đoán; (3) Không có tiêu
chuẩn cảnh báo.

T
6
1

+ Chẩn đoán lâm sàng rất có thể là bệnh Parkinson cần có 2 điều kiện :
16T

(1) Không có sự hiện diện của tiêu chuẩn loại trừ tuyệt đối bệnh Parkinson;
(2) Có sự hiện diện của tiêu chuẩn cảnh báo được đối trọng bởi tiêu chuẩn hỗ


7
trợ, nghĩa là nếu có một tiêu chuẩn cảnh báo thì phải có một tiêu chuẩn hỗ trợ,
có hai tiêu chuẩn cảnh báo thì phải có hai tiêu chuẩn hỗ trợ làm đối trọng.
1.1.3. Phân loại hội chứng/bệnh Parkinson
Fahn S. phân chia hội chứng Parkinson thành 4 nhóm: (1) Hội chứng
Parkinson nguyên phát; (2) Hội chứng Parkinson thoái hóa đa hệ; (3) Hội
chứng Parkinson di truyền; (4) Hội chứng Parkinson thứ phát (mắc phải, triệu
chứng) [51]. Hauser R. và cs. phân loại hội chứng Parkinson (hình 1) [63].
Hội chứng Parkinson

Nguyên nhân thứ phát

Các rối loạn thoái hóa
Bệnh
Parkinson

Hội chứng
Parkinson
thoái hóa


Thuốc

Viêm
não

Thoái hóa thể
vân- liềm đen

Ứ nước
trong não

Hội chứng
Shy- Drager

Nhiễm
độc

Liệt trên nhân
tiến triển

Chấn thương
sọ não
Đột
quỵ

Thoái hóa
nhân nền não
Thoái hóa
đa hệ

Hội chứng
Shy- Drager

Thoái hóa
nhân trám
cầu- tiểu não

Hình 1.1. Phân loại hội chứng Parkinson theo Hauser R. và cs. [63]


8
1.2. TÌNH HÌNH LƯU HÀNH, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
HỘI CHỨNG/BỆNH PARKINSON.
1.2.1. Tình hình lưu hành hội chứng/bệnh Parkinson
1.2.1.1. Tình hình lưu hành hội chứng/bệnh Parkinson trên Thế giới
Bệnh Parkinson đã được người ta nói đến từ 4500 - 1000 năm trước
công nguyên qua chứng bệnh “Kampavata” với các biểu hiện run và bất động.
Tuy nhiên, y văn thế giới chỉ đề cập đến bệnh Parkinson từ sau tác phẩm nổi
tiếng của James Parkinson xuất bản tại Anh năm 1817. Các nghiên cứu đều
cho thấy bệnh Parkinson xảy ra ở khắp thế giới, gặp ở nhiều nhóm chủng tộc
khác nhau và ở cả hai giới [37].
* Các nghiên cứu ở châu Âu:
Brewis và cs. (1966) ở Carlisle (Anh) cho thấy tỷ lệ bệnh mới phát hiện
trung bình hàng năm là 12,5/100.000 người trong giai đoạn 1955 - 1961. Năm
1993, Gilles Fenelon (Pháp) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh Parkinson toàn bộ là từ
84 - 187/100.000 người và tỷ lệ mới phát hiện dao động từ 15 - 24/100.000
người/năm. Ở Pháp có khoảng 70.000 - 100.000 người mắc bệnh Parkinson.
Tại Đan Mạch (2004), Wermuth L. và cs điều tra tình hình lưu hành bệnh
Parkinson cho thấy tỷ lệ bệnh ở đảo Faroe là 209/100.000 dân; đảo Greenland
là 187,5/100.000 dân và đảo Als là 98,3/100.000 dân [116].

Năm 2004, Bergareche A. và cs. [37] đánh giá sự lưu hành bệnh
Parkinson tại hai cộng đồng (Irun và Hondarribia, vùng Bidasoa) người Tây
Ban Nha ở những người trên 65 tuổi cho thấy, tỷ lệ lưu hành bệnh Parkinson là
1,5 % (CI 95%: 0,9 - 2,3) và các thể khác nhau của hội chứng Parkinson là
1,1% (CI 95%: 0,6 - 1,9). Tỷ lệ lưu hành bệnh Parkinson là 0,4% (65-74 tuổi;
4,7% (75-84 tuổi) và 2,9% (≥85 tuổi); đối với hội chứng Parkinson tỷ lệ lưu
hành tương ứng là 0,7%; 2,0% và 3,9%. Năm 2003, Benito-Leon J. và cs. [36]
điều tra tỷ lệ mắc bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson ở người cao tuổi
(trên 60 tuổi) tại 3 địa điểm: vùng đô thị ở Greater Madrid (Margaritas,


9
Getafe), vùng nông thôn (Arevalo County, Avila) và quận ở Madrid (Lista) (n
= 5.278) cho thấy: có 118 BN có hội chứng Parkinson: 81 BN Parkinson
nguyên phát (68,6%), 26 BN mắc hội chứng Parkinson do thuốc (22,0%), 6
BN mắc hội chứng Parkinson do sa sút trí tuệ (5,1%), 3 BN có hội chứng
Parkinson do rối loạn tuần hoàn não (2,5%) và 2 BN mắc hội chứng
Parkinson không đặc hiệu (1.7%). Kết quả còn cho thấy: tỷ lệ lưu hành cho tất
cả các loại hội chứng Parkinson là 2,2% (khoảng tin cậy 95% 1,8-2,6) và cho
bệnh Parkinson là 1,5% (khoảng tin cậy 95% là 1,2-1,8). Tỷ lệ lưu hành hội
chứng/bệnh Parkinson tăng lên theo tuổi, nhưng giảm xuống từ lứa tuổi >85
tuổi, có 23 BN (28,4%) mắc bệnh Parkinson không được chẩn đoán trước đó.
Tại Italia, năm 2002, Kis B. và cs. [73] nghiên cứu tỷ lệ lưu hành hội
chứng/bệnh Parkinson ở 87,6% dân số có độ tuổi từ 60 – 85 (n=750 người) tại
South Tyrol (miền Bắc Italia) cho thấy: tỷ lệ hành bệnh Parkinson ở là
1,5/100 người (CI95%: 0,6 - 2,3) và hội chứng Parkinson là 2,2/100 người
(CI95%: 1,2- 3,3). Nhìn chung, 78% số BN (CI95% là 59 - 96%) được phát
hiện mới qua cuộc điều tra. Các tác giả cho rằng tỷ lệ lưu hành hội
chứng/bệnh Parkinson ở lứa tuổi 60 - 85 tại vùng này tương tự như các vùng
khác ở châu Âu. Năm 2004, Tan L. và cs. [109] điều tra sự lưu hành bệnh

Parkinson nguyên phát ở Quận Tartu, miền Nam Estonia với số lượng dân cư
là 153,240 người. Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh Parkinson là 152/100.000
người (159/100.000 người đối với vùng thành thị và 139/100.000 người đối
với vùng nông thôn); 154/100.000 nam và 153/100.000 nữ. Tỷ lệ lưu hành
bệnh Parkinson tăng lên theo tuổi: 22/100.000 người (40 – 49 tuổi), tăng lên
đến 1232/100.000 người (70 – 79 tuổi). Tuổi trung bình của các BN
Parkinson là 71,4 tuổi và tuổi khởi phát bệnh là 66,9 tuổi.
* Các nghiên cứu ở châu Mỹ:
Tại Mỹ, năm 1958, Kurland ở Minnesota tại Rochester thấy tỷ lệ lưu
hành hội chứng/bệnh Parkinson trong giai đoạn 1945 - 1954 là 22,8/100.000


10
người [117]. Năm 1967, Nobrega và cs. [119] điều 331 BN cũng tại
Rochester thấy tỷ lệ lưu hành bệnh là 12,1/100.000 người: trong giai đoạn
1935 - 1944 là 8,7/100.000 người; từ 1945 - 1954 là 16,6/100.000 người và từ
1955 - 1966 là 10,5/100.000 người.
- Năm 1984, Rajput A. H. [117] thấy 66% trường hợp BN lứa tuổi từ
50 - 69 và mỗi năm phát hiện được khoảng 20/100.000 người mới mắc bệnh
Parkinson. Tính ra ở Mỹ có khoảng nửa triệu người mắc bệnh Parkinson.
- Năm 1989, Berkelund và cs. [118] thấy tỷ lệ mắc hội chứng/bệnh
Parkinson là 133/100.000 người, tuổi trung bình khởi phát bệnh là 63 tuổi.
- Năm 2000, Tổ chức WEMOVE [117] cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh
Parkinson ở Mỹ là 57 - 371/100.000 người. Trong đó có 35 - 42% trường hợp
chưa được chẩn đoán. Tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 5 - 24/100.000
người/năm; có khoảng 4 - 10% trường hợp khởi phát trước 40 tuổi.
- Năm 2004, Strickland D. và cs. [108] nghiên cứu dịch tễ bệnh
Parkinson thông qua các số liệu đăng ký tại Trung tâm Y học Nebraska
Omaha, Mỹ từ 01/01/1997 - 01/2000 thấy: số lượng BN là 5.062 người, trong
đó có 117 người không được đăng ký hồ sơ. Kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ

lưu hành bệnh Parkinson là 329,3/100.000 cư dân.
Tại Canada, năm 2000, Tổ chức WEMOVE [117] cho biết tỷ lệ mắc
toàn bộ bệnh Parkinson là 300/100.000 người. Tỷ lệ mới phát hiện hàng năm
là 24/100.000 người/năm. Năm 2003, Lai B. C. và cs. [75] đánh giá sự lưu
hành hội chứng/bệnh Parkinson ở British Columbia (Canada) thông qua các
trường hợp đã được điều trị bệnh Parkinson giai đoạn 1996- 1998. Kết quả
cho thấy: tỷ lệ bệnh Parkinson dựa trên các trường hợp được điều trị thuốc
chống bệnh Parkinson lần lượt là 109, 121, và 125/100.000 người trong các
năm 1996, 1997 và 1998. Tỷ lệ lưu hành bệnh Parkinson dựa trên những
trường hợp sử dụng levodopa tương ứng là 126, 134 và 144. Tỷ lệ lưu hành
bệnh Parkinson tăng lên theo tuổi.


×