Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tránh sai sót khi sử dụng máy tính casio 500ms

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.27 KB, 11 trang )

“Tránh những sai sót Khi sử dụng MTBT casio fx-500ms trong quá trình thực hành giải toán”
Người thực hiện: Phạm Văn Tuyên Trang 1
MỤC LỤC
Phần I MỞ ĐẦU: CƠ SỞ THỰC TIỄN Trang
“Tránh những sai sót Khi sử dụng MTBT casio fx-500ms trong quá trình thực hành giải toán”
Người thực hiện: Phạm Văn Tuyên Trang 2
Phần I : MỞ ĐẦU
CƠ SỞ THỰC TIỄN
I. Cơ sở lý luận:
Thực tế cho thấy, Toán học là nền tảng cho mọi ngành khoa học, là chiếc chìa
khoá vạn năng để khai phá và thúc đẩy sự phát triển cho mọi ngành khoa học, kinh tế,
quân sự ... trong cuộc sống. Chính vì vậy việc dạy và học bộ môn toán trong nhà
trường đóng vai trò vô cùng quan trọng dạy toán chiếm vị trí số một trong các môn
học của nhà trường, đối với giáo viên dạy toán là niềm tự hào song đó cũng là thử
thách vô cùng lớn. Để dạy toán và học toán tốt thì Thầy và Trò không ngừng rèn
luyện và đầu tư trí và lực vào nghiên cứu học hỏi. Để nâng cao chất lượng dạy và học
toàn ngành giáo dục đã thực hiện dạy và học theo phương pháp đổi mới, đối với môn
toán trong trường THCS cũng vậy, ngoài những yêu cầu bắt buộc về đổi mới phương
pháp dạy học nói chung thì môn toán cũng có những yêu cầu riêng về đổi mới. Vì là
môn khoa học mũi nhọn, nền tảng cho các môn học khác do đó việc áp dụng khoa
học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào dạy và học là điều bắt buộc. Thật vậy khi
chúng ta và học sinh cùng chứng minh hay xây dựng thành công một công thức toán
học …nhưng vì thời gian đi tìm kết quả cụ thể cho bài toán đó thường giao cho học
sinh về nhà làm, điều này gây cho học sinh những tâm lý không tin tưởng và đương
nhiên các công thức trên mất rất nhiều công sức nhưng sức thuyết phục lại không cao,
làm cho học sinh không có hứng thú học tập vì không nhìn thấy ngay thành quả học
tập của mình, làm cho học sinh lười và hay ỉ lại, để giải quyết vấn đề đó Bộ Giáo dục
& Đào tạo đã cho phép học sinh giáo viên sử dụng máy tính bỏ túi (MTBT) CASIO
Fx-500MS vào thực hành giải toán, hàng năm có tổ chức các kỳ thi các cấp về giải
toán trên máy tính nhằm đánh giá kết quả dạy và học toán nhằm từng bước đưa bộ
môn toán ngày càng phát triển.


Thực hiện nhiệm vụ năm học, qua quá trình tập huấn và theo dõi, kiểm tra học
sinh giỏi cấp trường vài năm gần đây bản thân tôi thấy việc sử dụng máy tính để thực
hành giải toán là công cụ vô cùng cần thiết, học sinh có hứng thú học, vì kết quả
chính xác, nhanh điều này cho thấy trong một giờ học học sinh có nhiều thời gian
vào học thực hành, thực hành giải toán tại lớp giúp học sinh chủ động, tự giác tham
gia vào việc học còn giáo viên hoàn toàn chủ động về thời gian về kiến thức đóng vai
trò chủ động trong chỉ đạo dạy học.
Toán học là bộ môn khoa học của nhân loại một bộ môn khoa học đa dạng về
thể loại do đó không phải cứ sử dụng MTBT để dạy toán và học toán là giải quyết
được hết các bài toán, và không phải cứ kết quả của MTBT là chính xác là duy nhất.
Khi trực tiếp dạy và học toán THCS và qua nghiên cứu kỹ tính năng của MTBT
CASIO Fx-500MS tôi thấy nếu khi dạy thực hành giải toán trên MTBT giáo viên
ngoài làm chủ kiến thức, và các phương pháp dạy học, quy trình dạy học ra nếu giáo
viên không nắm vững tính năng của máy tính thì có thể dẫn đến kết quả bài toán có,
nhưng sai trong khi đó cả thầy và trò đều không biết vẫn chấp nhận, vì máy
“Tránh những sai sót Khi sử dụng MTBT casio fx-500ms trong quá trình thực hành giải toán”
Người thực hiện: Phạm Văn Tuyên Trang 3
tính không báo lỗi. Điều nầy ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học làm cho thầy và trò
có tư tưởng tự mãn, chủ quan phiến diện một chiều.
II. Cơ sở thực tiễn:
1. TÌNH HÌNH CHUNG :
a. Tình hình học sinh:
Đối tượng là học sinh đại trà, học sinh giỏi nên việc sử dụng MTBT vào giải
toán các em rất tích cực vì một số điều kết quả nhanh, chính xác, làm được nhiều bài
tập trong một khoảng thời gian ngắn, tạo cho học sinh có hứng thú học toán. Nhưng
thực tế cho thấy học sinh không phát hiện được các kết quả sai vì máy tính không báo
lỗi, điều đó thật sự nguy hiểm vì đó là tính năng của máy tính mà học sinh không
biết, không nắm được.
b. Tình hình giáo viên:
Thời lượng thực dạy trên lớp 19 tiết/1 tuần và chuẩn bị giáo án đồ dùng để

phục vụ tiết dạy đã lấp kín thời gian trên lớp và ở nhà, mặt khác cũng như mọi người
cứ nghĩ đã là máy tính thì chỉ có đúng không bao giờ sai được, nhưng không ai nghĩ
lại rằng MTBT do con người sản xuất ra nó, viết phần mềm cho máy tính, do đó máy
tính không có cảm xúc như con người được, nó chỉ thực hành theo lệnh đã lập trình
trong nó. Điều này không phải ai cũng hiểu, ai cũng biết. Do đó cả thầy và trò đều
không kiểm tra lại kết quả trên giấy nữa, ai lại nghi ngờ máy tính bao giờ, và cứ như
thế tất cả niềm tin, hứng thú bị dập tắt hết khi kết quả bài kiểm tra, bài thi bị điểm
yếu do kết quả sai, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đên các giờ dạy lý thuyết. Việc
nghiên cứu tính năng của máy lại phụ thuộc vào trình độ ngoại ngữ của mỗi giáo
viên, vì các hướng dẫn sử dụng của MTBT lại viết bằng tiếng Anh do đó việc giáo
viên không nắm vững tính năng là điều dễ hiểu.
c. Các tài liệu:
Các tài liệu viết về tính năng của MTBT trên thị trường và các nhà xuất bản
giáo dục không nhiều. Các tài liệu chủ yếu viết về các loại toán và cách thực hành
loại toán đó trên MTBT, chủ yếu viết về tính năng ưu việt của máy tính để quảng cáo
sản phẩm. Trong nhà trường THCS giáo viên không có sách giáo khoa, sách giáo viên
riêng cho việc dạy và học giải toán trên MTBT. Bài học nào có thể áp dụng được trên
MTBT thì sách giáo khoa viết cách trình bày lời giải và cách thực hành trên MTBT
Fx-220A hoặc Fx-500A, những loại MTBT thuộc thế hệ cũ không vận dụng được cho
MTBT Fx-500MS. Trong khi đó thị trường phát triển không ngừng, tuổi thọ của mỗi
thế hệ MTBT là rất ngắn. Khi viết hướng dẫn sử dụng MTBT các nhà sản suất chỉ
viết về tính năng ưu việt, tính năng mới còn những tính năng cần phải chú ý khi sử
dụng ai lại khoe ra. Do đó khi dạy và học toán, thầy trò sẽ gặp nhiều khó khăn.
“Tránh những sai sót Khi sử dụng MTBT casio fx-500ms trong quá trình thực hành giải toán”
Người thực hiện: Phạm Văn Tuyên Trang 4
2. MỤC ĐÍCH –NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP
a. Mục đích:
Nhằm nâng cao chất lượng giải toán trên MTBT. Giải quyết khó khăn về thời
gian nghiên cứu tính năng của MTBT, và tạo niềm tin cho giáo viên trong quá trình
hướng dẫn học sinh thực hành giải toán trên MTBT làm chủ kiến thức. Giúp cho thày

và trò trong dạy và học đạt được kết quả cao trong các kỳ thi, kỳ thi học sinh giỏi
giải toán trên MTBT khối THCS, học sinh có niềm tin và kỹ năng vận dụng MTBT
vào giải toán. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học toán và các bộ môn khác
ngày càng cao hơn.
b. Nhiệm vụ:
Vì lý do sư phạm vì khuôn khổ chương trình học của học sinh những kinh
nghiệm này chủ yếu phục vụ giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học. Khi
nắm vững những tính năng cơ bản của MTBT sẽ tránh được cho Thầy và Trò những
sai trong quy trình thực hành giải toán trên MTBT, để có kết quả nhanh và chính xác,
khoa học khảng định tính đúng đắn của lý thuyết khoa học. Khẳng định vai trò chủ
đạo của người thày trong đổi mới phương pháp dạy và học. Giáo viên dễ dàng vận
dụng các phương pháp dạy học đổi mới, tạo hứng thú cho học sinh học toán, thời gian
thực hành toán được tăng lên cả thày và trò có niềm tin vào thực hành giải toán trên
MTBT.
c. Phương pháp:
Để viết được kinh nghiệm này bản thân tôi đã sử dụng những phương pháp
sau :
*- Nghiên cứu tài liệu:
+ Nghiên cứu tính năng MTBT CASIO Fx-500MS.
+ SGK - Sách tham khảo; tạp chí toán học.
*- Sử dụng phương pháp phân tích đi lên (xuống), tổng hợp
của dạy học.
*- Vận dụng thực hành trong giảng dạy, thực hành trên
MTBT CASIO Fx-500MS.
*- So sánh, tổng kế.
*- Kết hợp với hội đồng sư phạm nhà trường cùng nghiên cứu vận dụng kiến thức
hợp lý không quá sức học sinh trong khuôn khổ chương trình học.
“Tránh những sai sót Khi sử dụng MTBT casio fx-500ms trong quá trình thực hành giải toán”
Người thực hiện: Phạm Văn Tuyên Trang 5
Phần III

KẾT LUẬN
Vì tính năng của mỗi loại máy tính hiện có trên thị trường khác nhau, tuổi thọ
của mỗi thế hệ máy tính rất ngắn, khi chúng ta có đầy đủ tài liệu, cũng như nắm vững
các tính năng của máy tính và sử dụng chúng thành thạo thì máy tính đó đã lạc hậu.
Do đó các kinh nghiệm viết trên đây không thể áp dụng cho các loại máy tính được,
hoặc không thể áp dụng cho tất cả các thế hệ máy tính được. Những kinh nghiệm trên
chỉ có thể vận dụng cho loại máy tính Fx-500MS vào thời điểm này, tuy vậy cho dù
không áp dụng cho những máy tính khác, nhưng những kinh nghiệm trên luôn luôn
nhắc nhở, mỗi giáo viên chúng ta rất nhiều điều. Thứ nhất khi dạy giờ thực hành nhất
thiết giáo viên phải chuẩn bị thiết bị, dụng cụ thực hành trước, kiểm định độ chính
xác của thiết bị hoặc dụng cụ. Thứ hai giáo viên phải sử dụng thành thạo thiết bị, máy
móc, dụng cụ phục vụ thực hành. Thứ ba giáo viên phải nắm vững tính năng các máy
móc thiết bị dạy học. Thứ tư khi sử dụng loại máy tính mới ta cần xác định tâm lý,
không phải kết quả máy tính cho lúc nào cũng đúng, không phải máy tính có nhiều
chức năng hiện đại là giải quyết được tất cả các bài toán. Thứ năm máy tính do chính
con người sản xuất ra nó do đó sai sót là do con người. Thứ sáu máy tính là thiết bị
điện tử do đó nó không có cảm xúc như con người được, nó làm việc theo thiết kế
của lập trình phần mềm trên nó. Thứ bảy bản thân giáo viên phải cảnh báo cho học
sinh, rèn luyện cho bản thân và học sinh đức tính cẩn thận, kiên trì, chính xác đó là
kiểm tra lại biểu thức nhập vào, xem đã đúng cú pháp hay đúng thứ tự ưu tiên phép
toán chưa. Thứ tám cần thông báo cho học sinh chú ý khi sử dụng một loại máy mới,
nhất là các chú ý khi sử dụng máy có thể làm sai lệch kết quả .
Do trình độ sư phạm và phương pháp sư phạm của mỗi đồng nghiệp khác
nhau, do điều kiện thực hành giải toán ở mỗi trường, mỗi đối tượng học sinh khác
nhau. Thời gian sử dụng cũng như trình độ sử dụng máy, cũng như chưa áp dụng
thực hành giải các thể loại toán cón hạn hẹp lên các kinh nghiệm khi sử dụng máy
tính Fx -500MS chưa nhiều. Tôi rất mong các bạn đồng nghiệp cùng viết ra những
kinh nghiệm khi sử dụng máy tính, để cùng nhau sử dụng tốt các máy tính, góp phần
cho trình độ mỗi giáo viên chúng ta được nâng cao hơn. Bản thân tôi luôn luôn cảm
ơn các ý kiến đóng góp và xây dựng của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp./.

Sơn Hội, ngày 15 táng 10 năm 2009
Người viết
Phạm Văn Tuyên
Phần II
NỘI DUNG THỰC HIỆN
Chương I
KIẾN THỨC CƠ SỞ
Sau khi được phân công dạy bộ môn toán và bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán
TMBT tôi bắt tay vào nghiên cứu phân phối chương tình toán THCS, sách giáo khoa,
sách giáo viên, tính năng của MTBT CASIO FX -500MS, nắm vững tình hình và điều
kiện của trường và học sinh, phân loại học sinh. Trong quá trình học sinh thực hành
so sánh kết quả của học sinh tôi thấy kết quả sai chiếm trên 80% nhưng các máy tính
không báo lỗi, các bài toán thực hành trên máy rất đơn giản, yêu cầu học sinh trình
bày quy trình bấm máy không sai, kiểm tra lại quy trình của giáo viên với học sinh
mới phát hiện ra quy trình của học sinh tuy không sai, máy không báo lỗi nhưng có
một số quy trình liên quan đến tính năng kỹ thuật của MTBT mà giáo viên và học
sinh chưa được trang bị. Do vậy tôi chủ tâm tập trung nghiên cứu sâu tính năng của
máy tính. Sau rất nhiều lần thực hành trên máy, trong quá trình dạy và học cũng như
ôn luyện học sinh giỏi giải toán trên MTBT CASIO FX-500MS tôi đã tích luỹ được
một số kinh nghiệm: “Tránh những sai sót Khi sử dụng MTBT casio fx-500ms
trong quá trình thực hành giải toán”.
Chương II
NHỮNG KINH NGHIỆM THỰC TẾ
1. những sai sót do chức năng hiển thị kết quả:
Với máy tính FX-500MS màn hình hiển thị gồm 2 dòng, dòng trên hiển thị biểu
thức nhập vào từ phím, dòng dưới hiển thị kết quả phép toán.
- Khả năng nhập tối đa 79 ký tự, dữ liệu là số thực, số phức. màn hình nhập
hiển thị và cách nhập gần giống như cách viết thông thường trên giấy.
- Khả năng hiển thị kết quả không quá 10 chữ số, nếu các chữ số của của kết
quả vượt quá 10 chữ số thì kết quả được hiển thị ở dạng khoa học hoặc làm tròn.

a. Kết quả là số thập phân vượt quá 10 chữ số máy tính sẽ hiển thị kết quả sau
khi làm tròn:
Khi kết quả của phép tính là số thập phận vượt quá 10 chữ số (tổng các chữ số
của phần nguyên và phần thập phân) thì máy tính sẽ cát bớt chữ số thập phân đi và
làm tròn chữ số thập phân thứ 11 theo quy tắc.
Ví dụ: số 1:23 có là số thập phân vô hạn tuần hoàn không? Nếu là số thập phân vô
hạn tuần hòa hãy xác định chu kỳ của số đó.
+ Thực hành trên máy: 1:23 = cho kết quả là: 0.04347826 và học sinh thản nhiên
kết luận số trên không phải số thập phân vô hạn tuần hoàn điều đó nếu ta không hiểu
tính năng của máy tính thì ta dễ dàng thừa nhận kết quả trên.
+ Nhưng thực tế không phải thế mà số 1:23 là một số thập phân vô hạn tuần
hoàn là: 1:23 = 0.(0434782608695652173913) thật bất ngờ.

×