Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.31 KB, 2 trang )

Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài
I. Thực trạng về hoạt động FDI tại Việt Nam trong thời gian qua.
1. Thực trạng thu hút FDI
Đến hết năm 2003 đã co 4986 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp
giây phép đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký là 44.533 triệu USD.
Tính bình quân mỗi năm Việt Nam cấp phép cho 311 dự án với mức binh quân 1
dự án 2.783,3 triệu USD vốn đăng ký.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 16 năm qua biểu hiện khá
rõ nét của một động thái thiếu ổn định: Từ khi bắt đầu triển khai (1988) vận
đông theo xu hướng tăng nhanh đến 1995, 1996 ( cả về số dự án cũng như vốn
đăng ký). Nhưng bắt đầu từ năm 1997, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam lại vận động theo xu hướng giảm dần, cho đến năm 1999 là năm có lượng
vốn FDI đăng ký ở mức thấp nhất kể từ năm 1992. Đến năm 2000, năm 2001
tình hình FDI vào Việt Nam tuy đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn,
nhưng sang năm 2002 thì chiều hướng đó không những không được duy trì mà
lại diễn biến xấu đi một cách khá rõ. Năm 2002 tuy là năm đạt đỉnh cao về số
lượng dự án nhưng lại là đạt điểm “cực tiểu” về lượng vốn đầu tư. Vì vậy đây
cũng là năm có qui mô bình quân của dự án ở mức cực tiểu kể từ trước tới nay.
Vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam năm 2002 bằng 49,55% mức bình
quân của cả thời ký 16 năm (1998-2003) và chỉ bằng 16,2% của năm có mức
vốn đăng ký cao nhất ( 1996). Nếu theo số lượng vốn đăng ký thì qui mô dự án
bình quân của thời kỳ 1998-2003 là hơn 8,93 triệu USD /1 dự án. Mặc dù đây
cũng chỉ thuộc loại qui mô trung bình nhưng lại có vấn đề rất đáng quan tâm là
qui mô bình quan dự án theo vốn đăng ký của nhiều năm vẫn ở mức thấp hơn,
đặc biệt qui mô bình quân của các dự án được phê duyệt năm 2002 lại nhỏ đi
một cách đột ngột (1,99 triệu USD/ 1dự án). Về qui mô của các dự án FDI năm
2002, bằng 22,35% qui mô bình quân của thời kỳ 1988-2003 và chỉ bằng 7,6%
mức bình quân của năm cao nhất (1996).
Năm 2003 tình hình đã có chuyển biến khả quan hơn năm 2002 (tuy số dự
án có giảm đi, nhưng số vốn đầu tư đã tăng lên), nhưng cũng chưa đạt được mức


như năm 2001 (năm 2003 so với năm 2001 tuy có số dự án đầu tư bằng
123,51%; nhưng do tổng số vốn đăng ký chỉ bằng 61,93% nên quy mô bình
quân của một dự án cũng chỉ bằng 50,14%).
Quan sát bức tranh tổng thể về mức độ hấp dẫn của các ngành đối với FDI
của cả thời kì 1988-2003 ta thấy: Công nghiệp vẫn là lĩnh vực thu hút FDI nhiều
nhất (chiếm 56,8% tổng lượng vốn đăng ký, 66,8% tổng số dự án), trong đó chủ
yếu là công nghiệp nặng (chiếm 22,2% vốn đăng ký và 27,6% số dự án). Tiếp
1 1
đến là dịch vụ (chiếm 36,2% tổng số vốn đăng ký và 19,4% số dự án) và thấp
nhất là nông-lâm nghiệp, thuỷ sản (Xem bảng 1)
Bảng 1: FDI tại Việt Nam 1988-2003 theo ngành kinh tế (Các dự án
còn hiệu lực)
Ngành Số dự án Vốn đầu tư (USD)
% tổng
vốn
% tổng
dự án
Vốn thực hiện
(USD)
% vốn
thực hiện
1.Công nghiệp 2.849 22.983.233.183 56,8 66,8 16.212.762.451 68
Dầu khí 29 1.931.109.730 4,8 0,7 4.552.178.963 19
CN nhẹ 1.155 6.050.109.730 14,9 27,1 2.712.071.794 11
CN nặng 1.177 8.981.951.724 22,2 27,6 5.462.140.476 23
CN thực phẩm 209 2.540.121.426 6,3 4,9 1.547.295.061 6
Xây dựng 279 3.479.417.082 8,6 6,5 1.939.076.157 8
2. Nông lâm
nghiệp
586 2.860.016.748 7,1 13,7 1.528.314.192 6

Nông lâm
nghiệp
492 2.600.812.095 6,4 11,5 1.403.801.769 6
Thuỷ sản 94 259.204.653 0,6 2,2 124.512.423 1
3. Dịch vụ 829 14.655.682.435 36,2 19,4 6.274.054.931 26
GTVT Bưu
chính
115 2.585.280.396 6,4 2,7 1.036.128.951 4
Kh/sạn-Du lịch 143 3.283.535.635 8,1 3,4 2.007.161.210 8
Tài chính-ngân
hàng
47 606.050.000 1,5 1,1 599.934.640 2
VH- Y tế – Giáo
dục
145 626.366.412 1,5 3,4 227.525.006 1
XD khu đô thị
mới
3 2.466.674.000 6,1 0,1 6.294.598 0,03
XD văn phòng
căn hộ
99 3.460.501.161 8,5 2,3 1.598.424.136 7
XD hạ tầng
KCN, KCX
19 895.625.046 2,2 0,4 521.225.700 2
Dịch vụ khác 258 731.649.785 1,8 6,1 277.360.690 1
Tổng số 4.264 40.498.932.366 100 100 24.015.131.574 100
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư.
So sánh FDI vào các lĩnh vực ta thấy:
Về qui mô bình quân của dự án thì các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ
thường có qui mô lớn hơn, tiếp đến là các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, còn

các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp thường có quy mô nhỏ hơn cả.
2 2

×