Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

SKKN sử dụng tư liệu về truyền thống giáo dục, khoa bảng huyện diễn châu thời phong kiến trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 83 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sử dân tộc ta là những trang sử hào hùng và oanh liệt của mấy ngàn
năm dựng nước và giữ nước. Đó là lịch sử của những chiến công hiển hách, của
những thắng lợi vẻ vang, của truyền thống văn hiến lâu đời, với những tên làng, tên
đất, những dòng họ khoa bảng, những quê hương anh hùng... tất cả đã tạo thành
những truyền thống tốt đẹp mà không phải dân tộc nào, đất nước nào cũng có
được. Để những truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc ngày càng được hun đúc và
phát huy tác dụng thì việc giáo dục truyền thống lịch sử càng phải được quan tâm
và đẩy mạnh trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.
Là một bộ phận của lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương có một vai trò đặc biệt
quan trọng, giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối quan hệ không thể
tách rời. Lịch sử địa phương chính là một bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc.
Bởi vậy, lịch sử địa phương là một nguồn kiến thức rất cần thiết đối với học sinh.
Những tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, là sự minh họa của lịch sử
dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật ở mỗi địa phương trong sự phát
triển chung của đất nước. Nó ghi lại những thành quả lao động, những thành tựu
văn hóa, những truyền thống khoa bảng, những chiến công oanh liệt của nhân dân
các địa phương trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Dạy học lịch sử địa phương cho học sinh có ý nghĩa rất lớn trong việc hoàn
thành các nhiệm vụ giáo dục và phát triển của bộ môn. Nó có ý nghĩa quan trọng
trong việc hình thành cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, kính trọng
và biết ơn những thành tựu của các thế hệ cha ông đi trước. Từ những tình cảm đó
sẽ giúp các em gắn bó hơn với mảnh đất quê hương, bảo vệ, giữ gìn và phát huy
những truyền thống tốt đẹp vốn có của địa phương một cách tự giác. Dạy học lịch
sử địa phương còn góp phần phát triển khả năng nhận thức và năng lực thực hành
của học sinh, tạo điều kiện cho các em học tập, rèn luyện trong môi trường thực tế,
kết hợp lí thuyết với thực hành. Ngoài ra, trong nhiệm vụ dạy học hiện nay việc
dạy học lịch sử địa phương còn định hướng cho giới trẻ thái độ ứng xử văn hoá
phù hợp với chủ trương xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc, thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở địa phương.
Nghệ An là vùng đất “địa linh nhân kiệt” là nơi đã sinh ra nhiều bậc hiền tài


cho đất nước. Vì thế, cùng với lịch sử phát triển của Nho học Việt Nam (1075 1919), thì truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và khoa bảng của người Nghệ
An luôn được nuôi dưỡng và phát huy từ rất sớm. Là một trong những cái nôi khoa
bảng của xứ Nghệ, Diễn Châu được biết đến là một vùng đất rất hiếu học, có nhiều
ông Nghè, ông Cống đậu đạt vào loại cao nhất trong lịch sử khoa bảng của tỉnh
Nghệ An dưới thời phong kiến. Truyền thống giáo dục khoa bảng ấy của người dân
Diễn Châu đã trở thành niềm tự hào, lòng kính trọng vô bờ bến của hậu thế đối với
các bậc tiền nhân, các thế hệ cha ông đi trước.
1


Khai thác, sử dụng những tư liệu về truyền thống giáo dục khoa bảng vào dạy
học lịch sử ở trường trung học phổ thông là một việc làm hết sức cần thiết. Nó góp
phần quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, hình thành nhân cách cho
học sinh. Tìm hiểu về truyền thống giáo dục khoa bảng của huyện nhà còn giúp
học sinh củng cố, bổ sung, mở rộng, cụ thể hoá những kiến thức lịch sử đã học để
vận dụng vào thực tế nơi mình sinh sống. Bên cạnh đó, còn rèn luyện cho các em
những kỹ năng cơ bản, tạo hứng thú tìm hiểu về lịch sử quê hương, đất nước. Để
rồi các em sẽ thêm tự hào về bề dày lịch sử, về truyền thống hiếu học, biết ngưỡng
mộ, trân trọng về các nhà văn hoá, danh nhân nổi tiếng. Từ những tình cảm chân
thành đó sẽ hun đúc, bồi đắp cho các em ý thức phát huy truyền thống hiếu học của
cha ông, góp phần xây dựng quê hương trong thời kỳ hội nhập.
Thực tế, trong nhiều năm qua tư liệu lịch sử địa phương cũng như tư liệu về
truyền thống giáo dục khoa bảng được sử dụng trong chương trình dạy học lịch sử
dân tộc rất hạn chế, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bộ môn Lịch sử
chưa thực sự gây được hứng thú đối với học sinh, cũng như chưa phát huy hết tác
dụng trong việc giáo dục truyền thống đối với thế hệ trẻ. Đa số các giáo viên còn tỏ
ra lúng túng, khó khăn trong việc sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu về lịch sử địa
phương để phục vụ cho bài dạy của mình. Điều đó làm cho hiệu quả dạy học lịch
sử địa phương nói chung, dạy học về truyền thống giáo dục khoa bảng nói riêng ở
các trường THPT đã có nhiều tiến triển song chưa hiệu quả. Xuất phát từ những

suy nghĩ và lí do cấp thiết trên tôi quyết định chọn vấn đề “Sử dụng tư liệu về
truyền thống giáo dục, khoa bảng huyện Diễn Châu thời phong kiến trong dạy
học lịch sử ở trường trung học phổ thông” để tìm hiểu, sử dụng, vận dụng tư liệu
về truyền thống giáo dục khoa bảng huyện Diễn Châu trong giảng dạy Lịch sử Việt
Nam thế kỉ X-XIX, Lịch sử lớp 10 – chương trình cơ bản.
* Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm
Về lý luận:
- Đây là một đề tài hoàn toàn mới trong việc vận dụng tư liệu về truyền thống
giáo dục khoa bảng của địa phương để giảng dạy lịch sử dân tộc.
- Những tư liệu về truyền thống giáo dục khoa bảng được đề cập đến trong
đề tài là những tư liệu lịch sử không chỉ hỗ trợ cho việc học lịch sử địa phương mà
còn bổ trợ cho các giờ học lịch sử dân tộc một cách có hệ thống và đạt hiệu quả
cao nhất. Đồng thời qua đó phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phương ở
trường THPT trên địa bàn Diễn Châu, nhưng cũng góp phần vào việc nghiên cứu
lịch sử địa phương nói chung.
Về thực tiễn:
- Đề tài đem đến cho học sinh trên địa bàn huyện Diễn Châu nói riêng, địa
bàn tỉnh Nghệ An nói chung thấy được những thành tựu nổi bật, những phác họa
chi tiết, cụ thể về các nhà khoa bảng tiêu biểu của Diễn Châu thời phong kiến.
2


- Đề tài sẽ giúp học sinh rút ra được những đặc điểm nổi bật, riêng có của
khoa bảng Diễn Châu, để từ đó giáo dục cho các em truyền thống hiếu học, trân
quí những kết quả mà cha ông đã đạt được.
- Đề tài còn phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
trong quá trình tham gia học tập, học sinh được chủ động tìm hiểu kiến thức, kỹ
năng của bộ môn thông qua việc vận dụng tư liệu vào hoàn thành các nội dung học
tập. Qua đó sẽ hình thành những phẩm chất năng lực cho học sinh như sự sáng tạo,
học tập hợp tác, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu...

* Tính hiệu quả:
Tính hiệu quả của sáng kiến là rất lớn có thể áp dụng vào việc dạy học lịch
sử địa phương ở trường THPT và các cấp giáo dục khác.
Đối với học sinh:
- Qua các bài học có vận dụng tư liệu truyền thống giáo dục khoa bảng, học
sinh được tiếp thu nhiều kiến thức mới, biết vận dụng các kiến thức đó để hoàn
thành nhiệm vụ học tập
- Sau một thời gian, cá nhân tôi vừa nghiên cứu cơ sở lí luận vừa áp dụng
vào dạy học ở trường thì kết quả đạt được rất tốt. Bằng những quan sát định tính
tôi thấy ở các tiết dạy có sử dụng tư liệu truyền thống giáo dục khoa bảng huyện
Diện Châu đã tạo sự tích cực, chủ động, hứng thú của các em học sinh trong việc
tìm ra các tri thức mới với những biểu hiện như: các em sôi nổi, tích cực trao đổi,
chủ động bày tỏ quan điểm.
Đối với giáo viên
- Năng lực dạy học sử dụng tư liệu giáo dục truyền thống giáo dục khoa
bảng của giáo viên được nâng cao: Giáo viên được tự tìm hiểu, tự trang bị cho
mình những tư liệu cơ bản. Từ đó lựa chọn phương pháp, cách thức tổ chức các
hoạt động dạy học. Biết sử dụng vừa đủ tránh ôm đồm nặng nề, đồng thời tận dụng
được sức mạnh của công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.

3


NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Khái niệm tư liệu lịch sử địa phương và vai trò của việc sử dụng tư liệu lịch
sử địa phương trong dạy học.
1.1.1 Khái niệm tư liệu lịch sử địa phương
Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá trình phát triển của xã hội loài người
và đồng thời nó cũng tồn tại khách quan đối với chúng ta. Do lịch sử là những sự

kiện hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ, cho nên con người không thể quan sát
trực tiếp các sự kiện, hiện tượng đó. Bởi vậy việc nhận thức phải dựa vào nhiều
nguồn sử liệu (tư liệu lịch sử) khác nhau. Qua thực tế giảng dạy và trong phạm vi
của đề tài để giải thích một cách dễ hiểu nhất thì tư liệu lịch sử là những di tích của
quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định. Đó là các sự kiện,
tài liệu mà mỗi giáo viên cần phải sưu tầm để tìm hiểu về quá trình lịch sử đang
học. Tư liệu càng sinh động, phong phú bao nhiêu thì sự kiện càng cụ thể và càng
hay bấy nhiêu. Thiết nghĩ, trong giảng dạy lịch sử, điều kiện cơ bản nhất để tái tạo
hình ảnh quá khứ chính là tư liệu lịch sử. Nếu không có nguồn tư liệu phong phú,
không cung cấp được nguồn tư liệu cụ thể, chân thực thì dù có vận dụng phương
pháp giảng dạy nào đi chăng nữa cũng không thể đạt hiệu quả mong muốn. Đúng
như nhà sử học Ba Lan J.iopolski đã viết: Tư liệu luôn là tài sản quý giá nhất của
nhà sử học, không có nó ta không thể là nhà sử học. Không có nguồn tư liệu thì
lịch sử không thể được viết ra "không có cái gì có thể thay thế tư liệu - không có
chúng thì không có lịch sử".
Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những
sắc thái đặc thù riêng. Địa phương là một bộ phận cấu thành đất nước. Địa phương
- đó là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành phố. Cũng có thể
hiểu “địa phương” là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, có
ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác, ví dụ: miền Nam, miền Bắc, khu
vực Tây Bắc, Việt Bắc...Hay nói theo cách đơn giản: tất cả những gì không phải là
của “Trung ương” hay “Quốc gia” đều được coi là địa phương. Từ nhận thức như
vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương cũng chính là lịch sử của các làng, xã,
huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền. Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch
sử của các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp...Xét về
yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều gắn với một địa phương nhất định, song nội dung
của nó mang tính kỹ thuật, chuyên môn do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử
chuyên ngành. Như vậy, bản thân lịch sử địa phương cũng rất đa dạng, phong phú
cả về nội dung và thể loại.
Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng các tri

thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc,
chính lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa
4


phương đã được khái quát hóa và tổng hợp ở mức độ cao. Bất cứ một sự kiện, hiện
tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, bởi nó gắn với một vị trí
không gian cụ thể ở một địa phương hoặc một số địa phương nhất định. Tuy nhiên,
những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, quy mô, mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng trong phạm vi hẹp của
địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra có mức độ ảnh hưởng vượt
khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa rộng với quốc gia, thậm chí đối với cả
thế giới. Không chỉ riêng các nhà sử học chuyên nghiên cứu sâu về lịch sử, mỗi
con người (ở mức độ khác nhau) đều có thể tìm hiểu về cuộc sống, những vị trí
không gian khác nhau. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri thức của cuộc sống con
người. Bài học lịch sử luôn chỉ cho con người biết cách hoạt động đúng đắn trong
hiện tại và tương lai. Lịch sử thực sự là “người thầy của cuộc sống”. Chính vì lẽ
đó, sự am tường về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử
địa phương, hiểu biết về lịch sử của chính miền quê, xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn
của chính mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc và
rộng lớn hơn là lịch sử thế giới.
1.1.2. Vai trò của việc sử dụng tư liệu lịch sử địa phương:
Việc sử dụng tư liệu lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông. Thông qua việc sử dụng các
nguồn tư liệu đó, các em học sinh sẽ thấy được sự phát triển đa dạng sinh động,
phức tạp và thú vị của lịch sử địa phương, song vẫn tuân thủ theo quy luật phát
triển chung của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại.
Nguồn tài liệu lịch sử địa phương, với những loại hình đa dạng phong phú,
sinh động là cơ sở cho việc tạo những biểu tượng lịch sử và hiểu sâu sắc, các sự
kiện, hiện tượng ở bài học lịch sử. Tri thức lịch sử địa phương có ý nghĩa giáo dục

sâu sắc, lòng tự hào chân chính và những truyền thống tốt đẹp của địa phương, tình
yêu quê hương, xứ sở, ý thức bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa, di tích lịch sử... Tư
liệu lịch sử địa phương chẳng những là cứ liệu khoa học để hiểu rõ sự phát triển
của lịch sử các địa phương, mà còn là những căn cứ cụ thể, chi tiết để xem xét
đánh giá một cách toàn diện những sự kiện, hiện tượng, biến cố trong lịch sử dân
tộc.
Lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể của lịch sử dân tộc, là sự minh họa
lịch sử dân tộc. Nghiên cứu, học tập lịch sử địa phương cũng là một biện pháp tích
cực để thực hiện việc gắn liền nhà trường với đời sống xã hội. Tài liệu lịch sử địa
phương cụ thể hóa những kiến thức chung về lịch sử dân tộc, làm cho các em lĩnh
hội được dễ dàng những khái niệm phức tạp, những kết luận, những khái quát khoa
học... Do đó, nó có tác dụng nâng cao chất lượng kiến thức lịch sử. Đồng thời
những kiến thức lịch sử địa phương cũng cung cấp cho học sinh sự hiểu biết về
hoàn cảnh tự nhiên, khả năng kinh tế và truyền thống đấu tranh anh dũng, lao động
cần cù của nhân dân địa phương, những đóng góp của quê hương mình đối với lịch
5


sử dân tộc. Từ những hiểu biết đó các em càng thấy yêu quý và có trách nhiệm đối
với quê hương đất nước mình. Vì vậy, sưu tầm, tìm hiểu lịch sử địa phương ở
trường THPT không chỉ là một hình thức quan trọng của việc nghiên cứu lịch sử
nói chung mà còn là một hình thức quan trọng của dạy học lịch sử, tạo nên sự
phong phú, hấp dẫn, gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định việc sử dụng tài liệu
lịch sử địa phương trong giảng dạy lịch sử dân tộc là cần thiết trong các nhà trường
phổ thông. Việc làm này có ý nghĩa rất lớn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn, những chất liệu lịch sử địa phương sẽ làm cho bài học về lịch sử
dân tộc thậm chí cả thế giới thêm sống động, cụ thể hơn và thực hơn, tạo nên
những cảm xúc thật của thầy và trò trong mỗi bài học lịch sử. Bởi việc sử dụng tài
liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc giúp học sinh có sự hình dung

đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện
tượng lịch sử dân tộc. Từ đó, các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình
thành các khái niệm lịch sử, nắm được các kết luận khoa học mang tính khái quát.
Mặt khác, nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho
học sinh. Mỗi sự kiện lịch sử địa phương đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể,
gần gũi với cuộc sống, qua đó gợi lên ở các em lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc
sâu sắc. Trong dạy học lịch sử dân tộc, việc sử dụng các nguồn tài liệu lịch sử địa
phương còn giúp các em thấy được mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng; cái phổ
biến, cái đặc thù. Qua đó góp phần phát triển tư duy cho học sinh.
1.2. Truyền thống giáo dục khoa bảng và vai trò của việc sử dụng tư liệu lịch sử
về giáo dục khoa bảng trong dạy học lịch sử.
1.2.1.Truyền thống giáo dục khoa bảng
Lịch sử khoa bảng nước ta chính thức được bắt đầu vào năm 1075, khi nhà
Lý cho tổ chức kỳ thi Minh kinh bác học và Nho học tam trường để tuyển chọn
người tài phục vụ đất nước. Tính từ khoa thi đầu tiên năm 1075 đến khoa thi cuối
cùng năm 1919, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tổ chức được tất cả 185 kỳ
thi, có 2.898 người đã được lấy đỗ tiến sĩ. Theo sách Những người thầy trong sử
Việt, bấy giờ, Thái tử Lý Càn Đức lên 10 tuổi, tinh anh hơn người, những đại thần
được giao kèm cặp thái tử học đều bị dồn vào thế bí vì giới hạn kiến thức. Để giúp
vị vua tương lai rèn giũa đạo trị nước, theo đề xuất của Thái sư Lý Đạo Thành,
Linh Nhân Hoàng thái hậu (Nguyên phi Ỷ Lan) đã cho tổ chức kỳ thi Nho học đầu
tiên trong sử Việt. Dù là kỳ thi đầu tiên, triều đình đã tổ chức chu đáo, cẩn trọng.
Có hơn 10 người được lấy đỗ, trong đó, đỗ đầu là Lê Văn Thịnh, quê ở huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Lê Văn Thịnh về sau được gọi là "trạng nguyên khai
khoa", dù rằng kỳ thi năm 1075, triều đình chỉ lấy người đỗ đầu, chưa định thứ bậc
(trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa…). Ngay sau kỳ thi, triều Lý tiếp tục cho xây
dựng Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu để vua Lý Nhân Tông ra học tập. Với sự
kiện này, vua Lý Nhân Tông trở thành "học viên" đầu tiên của trường
6



Quốc Tử Giám, còn Lê Văn Thịnh là thầy giáo đầu tiên được dạy vua. Trong buổi
đầu của nền khoa bảng nước nhà, cả Tam giáo (Nho, Phật, Lão) đều được coi
trọng. Bởi vậy, về sau văn hóa, học thuật thời Lý - Trần phát triển rực rỡ.
Phép khoa cử nước ta có từ năm 1075, nhưng dưới thời Lý và đầu thời Trần,
triều đình chỉ lấy người đỗ đầu và chưa phân định các danh hiệu như trạng nguyên,
bảng nhãn, thám hoa. Danh hiệu này chỉ bắt đầu xuất hiện vào kỳ thi 1247 - khoa
thi đã khai sinh ra các vị trạng nguyên nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư,
đến năm Đinh Mùi (1247) mới có chế Tam khôi "Mùa xuân, tháng hai, mở khoa thi
chọn kẻ sĩ. Ban cho Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên, Lê Văn Hưu đỗ bảng nhãn,
Đặng Ma La đỗ thám hoa". Cũng theo sách này, trước đây, hai khoa Nhâm Thìn
(1232) và Kỷ Hợi (1239) chỉ chia người đỗ đạt thành các hạng Giáp, Ất, chưa có
Tam khôi, đến khoa này mới đặt Tam khôi (tức trạng nguyên, bảng nhãn, thám
hoa). Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục cũng chép rằng "tháng hai,
mùa xuân (1247), thi Thái học sinh. Trước đây, thi lấy học trò đỗ đạt, chỉ chia ra
hai hạng Giáp, hạng Ất để phân biệt người đỗ cao, thấp. Nay mới đặt ra Tam khôi".
Như vậy, kỳ thi Tam khôi đầu tiên ở nước ta được tổ chức năm 1247. Trạng nguyên
của kỳ thi này là Nguyễn Hiền. Tuy nhiên, lịch sử khoa bảng lại tính Nguyễn Quán
Quang là vị trạng nguyên đầu tiên bởi vì Nguyễn Quán Quang đỗ đầu khoa thi
"tiến sĩ" trước đó chỉ một năm (năm 1246).
Mùa hạ năm Kỷ Mùi (1919) đã đi vào lịch sử Việt Nam một sự kiện đáng
nhớ: Kỳ thi hội và thi Đình được tổ chức lần cuối cùng theo lời chỉ dụ của vua
Khải Định "kỳ thi năm nay là khoa thi cuối cùng, đường khoa cử từ nay dứt hẳn".
Theo sách Khải Định chính yếu, tháng giêng năm 1919, sau khi bộ Lễ đọc đệ trình
lên vua về thể thức kỳ thi Hội với những thay đổi, vua liền phê "lần này là kỳ thi
Hội cuối cùng cho triều đình nên Trẫm muốn gia ân cho sinh viên, sĩ tử, khoa mục
trong nước, hễ ai thông thạo hai thứ chữ Nho và chữ Pháp thì trình diện bộ Học để
xin vào ừng thí". Lệ định khoa thi Hội cũng có nhiều thay đổi. Tại vòng thi thứ
nhất, ngoài các bài thi về văn sách, kinh nghĩa, truyện và thời sự, thí sinh còn phải
làm một bài về sử Việt Nam và một bài về sử phương Tây. Vòng thứ hai, ngoài

toán còn phải làm một bài luận ngữ bằng chữ quốc ngữ. Vòng thứ ba, dịch một bài
chữ quốc ngữ sang tiếng Pháp và một bài Pháp ngữ sang tiếng Hán, cùng một bài
luận bằng Pháp ngữ bắt buộc. Tháng tư năm 1919, kỳ thi Hội diễn ra tại kinh thành
Huế. Sau thi Hội đến kỳ thi Đình, đề thi do đích thân vua ra, hỏi về thời cuộc, thí
sinh trình bày quan điểm cá nhân về "văn minh". Khoa thi Đình năm ấy không căn
cứ vào điểm của các kỳ thi Hội để xếp hạng tiến sĩ mà chỉ dựa vào văn lí để định
thứ bậc tân khoa, nhà vua đã ban đồ cho 7 tiến sĩ và 16 phó bảng.
Như vậy, từ bao đời nay, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam. Lịch sử khoa bảng của dân tộc còn lưu danh những tấm gương
sáng ngời về ý chí và tinh thần ham học: Nguyễn Hiền mồ côi cha từ nhỏ, theo học
nơi cửa chùa, đã trở thành Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta khi
7


mới 13 tuổi. Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo không thể đến lớp, chỉ đứng ngoài nghe
thầy giảng, đêm đến phải học dưới ánh sáng của con đom đóm trong vỏ trứng, đã
đỗ trạng nguyên và trở thành Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trung Hoa và Đại Việt).
Đó còn là những tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài đáng kính: Nhà giáo Chu
Văn An, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng lường Lương Thế Vinh, nhà bác
học Lê Quý Đôn…; là tinh thần của nghị lực phi thường vươn lên trở thành nhà
giáo ưu tú - Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký… Sự hiếu học, tinh thần ham học hỏi của
dân tộc Việt Nam còn được biểu hiện ở thái độ coi trọng việc học và người có học,
tôn trọng thầy cô, kính trọng họ như cha mẹ của mình “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”,
“Không thày đố mày làm nên”. Cùng với tiến trình lịch sử dân tộc, dòng chảy của
truyền thống hiếu học ấy với tinh thần “Học! Học nữa! Học mãi!” đã được các thế
hệ người Việt Nam hôm nay tiếp tục phát huy và tỏa sáng: Đó là những tấm gương
vượt khó, học giỏi trên khắp mọi miền của đất nước; từ những nếp nhà trong gia
đình tất cả con cháu đều chăm học và thành đạt như giáo sư Đặng Thai Mai, giáo
sư Đào Duy Anh, giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân… đến những vận động
viên khổ luyện thành tài như kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên, xạ thủ Hoàng Xuân

Vinh, tài năng như giáo sư Ngô Bảo Châu, nữ tiến sĩ trẻ tuổi nhất Nguyễn Kiều
Liên… Họ đã thực sự là niềm tự hào làm rạng danh đất Việt và tô thắm thêm tinh
thần hiếu học của cha ông.
1.2.2. Vai trò của việc sử dụng tư liệu lịch sử về giáo dục khoa bảng trong dạy học
lịch sử.
Truyền thống giáo dục khoa bảng đóng vai trò quan trọng trong truyền thống
lịch sử của dân tộc. Bề dày lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi địa phương là cả một tài
sản quý giá, nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi địa
phương, là niềm kiêu hãnh của chúng ta trước bạn bè quốc tế. Đồng thời đó cũng là
sự hãnh diện của mỗi một địa phương với bạn bè trong nước và trong khu vực.
Việc sử dụng các tư liệu về truyền thống giáo dục khoa bảng thời phong kiến
vào dạy học Lịch sử Việt Nam thời phong kiến (từ thế kỉ X - XIX) trong chương
trình lịch sử lớp 10, chương trình cơ bản là vấn đề hết sức quan trọng nhằm nâng
cao chất lượng dạy học, khơi dậy hứng thú học tập, động cơ, sự tập trung chú ý
theo dõi bài giảng của học sinh, kích thích tính tích cực học tập của các em. Tư liệu
về truyền thống khoa bảng càng cụ thể bao nhiêu, sinh động bao nhiêu, phong phú
bao nhiêu thì bài giảng của giáo viên càng hay càng hấp dẫn học sinh bấy nhiêu.
Những tư liệu mà các em được cung cấp sẽ giúp các em hiểu được mối liên hệ giữa
khoa bảng địa phương với truyền thống khoa bảng của cả dân tộc. Qua các tư liệu
đó sẽ giúp các em có cái nhìn cụ thể, sâu sắc và hệ thống về những thành tựu khoa
bảng mà cha ông đã đạt được. Từ đó các em có thể so sánh, đối chiếu những hiểu
biết về khoa cử địa phương mình với khoa cử nhiều địa phương trên cả nước để
thấy được nét đặc trưng riêng có của địa phương nơi mình sinh sống. Trên cơ sở
hiểu rõ về truyền thống khoa bảng của địa phương, các em sẽ cảm thấy tin yêu, tự
hào, biết trân trọng những thành tựu mà cha ông đã đạt được, để rồi từ đó các em
8


sẽ thêm yêu thêm quý quê hương mình. Đây cũng là một trong những nguồn động
lực lớn lao để các em phấn đấu trong học tập, xứng đáng với truyền thống của các

thế hệ cha ông đi trước.
Diễn Châu là mảnh đất có bề dày văn hiến lâu đời, vào thời nào cũng có hiền
tài trên mọi lĩnh vực.Vùng đất địa linh nhân kiệt này là điểm sáng của truyền thống
hiếu học và tinh thần ham học hỏi. Theo các sách ghi chép về khoa cử ở nước ta,
kể từ khoa thi đầu tiên năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, qua 185 khoa
thi, cả Nghệ Tĩnh có 280 người thi đỗ tiến sĩ và phó bảng thì Diễn Châu có tới 23
người. Điều đó cho chúng ta thấy rằng ở Diễn Châu thời nào cũng có người thành
danh khoa bảng; có những gia đình, cha con, ông cháu đều văn võ kiện toàn, trở
thành danh nhân văn hóa, danh nhân lịch sử của đất nước; có những làng, xã có
truyền thống khoa cử lâu đời, nhiều dòng họ đỗ đạt cao.
Nghiên cứu về giáo dục – khoa cử Diễn Châu sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu
hơn về truyền thống của một vùng quê văn vật, đồng thời qua đó giúp ta hiểu sâu
sắc hơn lịch sử giáo dục khoa cử nước ta thời phong kiến. Quan trọng hơn thông
qua việc tìm hiểu về truyền thống giáo dục khoa bảng còn cung cấp cho học sinh
nhiều kiến thức phong phú, góp phần quan trọng trong việc học tập, giảng dạy về
lịch sử địa phương. Để rồi từ đó giáo dục cho các em niềm tự hào về quê hương
đất nước, kích thích lòng ham mê học tập phát huy truyền thống của cha ông trong
hiện tại.
Như vậy, đến đây chúng ta có thể thấy tác dụng của việc sử dụng tư liệu về
truyền thống giáo dục khoa bảng trong dạy học ở trường THPT như sau:
Thứ nhất: Kích thích tới giác quan, tăng sự chú ý, hứng thú và quan tâm của
người học. Khiến người học xác định được động cơ, hứng thú, sự tập trung chú ý
theo dõi bài giảng và từ đó tích cực tham gia vào quá trình nhận thức, khiến học
sinh khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu về lịch sử giáo dục khoa bảng. Đây là tác
dụng lớn nhất.
Thứ hai: Thông qua nguồn tư liệu phong phú có thể tái tạo được quá khứ
một cách chân thực nhất và lý giải tài liệu, sự kiện, hiện tượng lịch sử sâu sắc, toàn
diện nhất, hiểu được bản chất của sự kiện, mối liên hệ giữa sự kiện này với sự kiện
khác, hiện tượng này với hiện tượng khác và giải thích được quy luật của sự kiện
lịch sử.

Thứ ba: Học sinh được củng cố kiến thức về giáo dục khoa bảng, được tiếp
nhận một cách tự nhiên và biết vận dụng tri thức lịch sử trong sách vở vào cuộc
sống.
Thứ tư: Quan trọng nhất là tạo được niềm yêu thích tìm tòi, khám phá bộ
môn, chất lượng bộ môn ngày càng nâng cao.

9


Ngoài ra, khi sử dụng tư liệu về truyền thống giáo dục khoa bảng vào dạy
học, bản thân giáo viên cũng được khám phá những điều mới mẻ, hiểu sâu sắc về
quá trình lịch sử đang học, từ đó tìm ra phương pháp dạy học lịch sử phù hợp nhất,
tạo hiệu quả cao nhất.
1.3. Các nguồn tư liệu lịch sử địa phương
Khoa học lịch sử có nguồn tư liệu hết sức phong phú và đa dạng. Tùy theo
nội dung phản ánh và tính chất mà người ta thường chia tư liệu lịch sử ra thành các
nhóm: tư liệu thành văn, tư liệu vật chất, tư liệu truyền miệng, tư liệu tranh ảnh,
phim ảnh, tài liệu dân tộc học, tài liệu ngôn ngữ học... Nhưng cũng có những sách
lại chỉ chia làm hai loại là tư liệu trực tiếp (xuất hiện cùng với sự kiện, thuộc về sự
kiện và thường được coi là nguồn tư liệu gốc có giá trị) và tư liệu gián tiếp (là phản
ánh lịch sử qua thông tin gián tiếp, với mục đích truyền đạt thông tin - qua tác giả
sử liệu, ở đó các sự kiện xảy ra không đồng thời với tư liệu).
Nhưng dù là loại hình tư liệu nào cũng đều nhằm mục đích làm rõ, sinh
động và cụ thể sự kiện lịch sử đang tìm hiểu. Tùy đặc thù từng chương, bài, mục,
phần trong bài dạy mà giáo viên có cách vận dụng tư liệu cho phù hợp.
1.3.1. Tài liệu thành văn (sử liệu viết)
Đây là nguồn tài liệu hết sức phong phú, đa dạng và giữ vị trí quan trọng
hàng đầu trong các nguồn sử liệu lịch sử địa phương. Nguồn tài liệu này giúp
chúng ta nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử cụ thể, phản ánh những nội dung lịch sử khá
toàn diện trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tư tưởng, tôn giáo, quân

sự...ở các địa phương. Nguồn sử liệu viết có những loại sau: Địa phương chí, các
bài văn bia, gia phả, thần phả, các cuốn sổ tay, nhật ký, hồi ký, truyền đơn…Đây là
loại tư liệu rất quí đối với công tác nghiên cứu lịch sử địa phương, có giá trị đóng
góp nhất định vào việc làm sáng tỏ các vấn đề quan trọng về lịch sử của từng địa
phương đó.
1.3.2. Tài liệu hiện vật (sử liệu vật chất)
Tài liệu hiện vật bao gồm những di vật khảo cổ, các công trình kiến trúc
(đình, chùa, miếu, tượng...), những di tích, hiện vật lịch sử (công cụ lao động, vũ
khí đấu tranh...). Có những di tích tự nhiên liên quan tới sự kiện lịch sử, có những
công trình kiến trúc liên quan tới sự kiện. Đây là loại tài liệu có giá trị chân thực,
có thể giúp chúng ta hình dung rõ được lịch sử quá khứ, góp phần xác minh những
sự kiện thu thập từ các nguồn khác. Song tài liệu này rất khó tìm, hiếm, không có
hệ thống, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để giám định, xác minh.
1.3.3. Tài liệu truyền miệng
Đây là nguồn tư liệu vô cùng phong phú. Tài liệu truyền miệng bao gồm
những câu chuyện lịch sử, truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, những điệu dân ca, hò,
vè, truyện kể của các cụ già, những người đã từng tham gia cách mạng. Loại tài
1
0


liệu này có tác dụng lớn trong việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử địa
phương. Song sử liệu truyền miệng có nhiều nhược điểm, thường thiếu tính chính
xác khoa học, vì vậy khi sử dụng phải chọn lọc, tìm lấy những cốt lõi sự thật lịch
sử, gạt bỏ những yếu tố huyền bí, lạc hậu của nó.
1.3.4. Tài liệu ngôn ngữ học
Tài liệu ngôn ngữ học là một trong những nguồn tư liệu không thể thiếu
được đối với việc nghiên cứu lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử địa phương nói
riêng. Tài liệu ngôn ngữ học gồm hai loại chủ yếu sau: Địa danh học, là tên gọi của
một vùng đất nhất định, địa danh giúp chúng ta nắm bắt được nguồn gốc sự phát

triển của xóm làng, nghề nghiệp của nhân dân...Phương ngôn học, là tiếng nói của
cư dân địa phương trong tiếng nói chung của dân tộc song có những sắc thái riêng
do lịch sử tạo nên. Dựa vào phương ngôn, người ta có thể hiểu được thành phần
của cư dân địa phương, nguồn gốc những nhóm người từ nơi khác đến địa phương.
Phương ngôn còn cho ta biết sự gần gũi về nguồn gốc của một số dân tộc ở khu
vực miền núi, những sắc thái chung, riêng trong thói quen, phong tục của các dân
tộc trên địa bàn cư trú.
1.3.5. Tài liệu dân tộc học
Tài liệu dân tộc học miêu tả một cách sinh động nền văn hóa vật chất, tinh
thần và sinh hoạt xã hội (phong tục, tập quán, quan hệ xã hội, ăn ở). Loại tài liệu
này bổ sung cho các loại tài liệu thành văn, khảo cổ học, tạo cơ sở tốt cho việc suy
luận, khái quát hóa các hiện tượng lịch sử, có thể tìm được ở nhiều địa phương.
1.3.6. Tài liệu tranh ảnh lịch sử
Ảnh lịch sử là tài liệu qúy hiếm, thường được chụp ngay lúc sự kiện diễn ra
(trừ trường hợp một số sự kiện quan trọng không có điều kiện chụp ngay mà phải
diễn lại, nhưng vẫn bảo đảm tính chân thật lịch sử). Trong dạy học lịch sử, giáo
viên sưu tầm, hướng dẫn học sinh thu thập và sử dụng tập ảnh lịch sử được xuất
bản. Ở mỗi bài học, chỉ tập trung chủ yếu vào các ảnh có liên quan đến sự kiện,
tránh việc phân tán sự chú ý của học sinh. Sử dụng ảnh không phải chỉ để minh
họa bài học, mà phải hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra những chi tiết có liên
quan đến nội dung sự kiện.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng việc sử dụng tư liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử
Qua khảo sát, điều tra thực tiễn dạy học lịch sử ở một số trường THPT trên
địa bàn tỉnh Nghệ An (Phụ lục 1) tôi nhận thấy việc sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử dân tộc ở các trường phổ thông hiện nay, mặc dù có
nhiều cố gắng, song vẫn còn nhiều hạn chế: tài liệu lịch sử địa phương được sưu
tầm, lưu giữ trong các trường phổ thông còn nghèo nàn, giáo viên chưa thực sự
quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử
11



dụng. Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng lại ở mức độ minh họa, làm rõ thêm các sự
kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức cần phải có trong mỗi bài giảng. Ở một
số nơi, các tiết lịch sử địa phương được quy định trong chương trình còn bị xem
nhẹ, thiếu sự đầu tư nên giờ học mang tính chất hình thức; có giáo viên còn sử
dụng các giờ học lịch sử địa phương để dạy bù, ôn tập. Vì vậy, chưa nâng cao được
chất lượng giáo dục của bộ môn lịch sử, chưa tạo ra mối gắn kết tình cảm, xác định
trách nhiệm của học sinh đối với quê hương, đất nước.
Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, song chủ yếu là do giáo viên chưa
xem việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc là cần
thiết, còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thời lượng và
mức độ vận dụng vào việc dạy học từng bài cụ thể. Vì vậy, khi dạy học lịch sử dân
tộc sẽ khó tận dụng được sự phong phú, tính đa dạng của các nguồn tài liệu lịch sử
địa phương để hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học
sinh có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về lịch sử dân tộc, lịch sử của xóm làng, quê
hương, về những con người nơi các em sinh ra và lớn lên? Làm sao để khi tiến
hành một bài giảng giáo viên có thể kết hợp một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo
những tri thức lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc? Đây là một yêu cầu cần chú
ý trong dạy học lịch sử dân tộc hiện nay.
Trong thời gian gần đây, ngành giáo dục nước ta đang tiến hành đổi mới một
cách tích cực về phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Một số tỉnh và thành
phố đã có nhiều hoạt động đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử phong
phú và đa dạng, trong đó đặc biệt là sự gắn kết các sự kiện lịch sử địa phương với
lịch sử dân tộc, các em được hóa thân vào vai những nhân vật lịch sử, hòa mình
vào những thời khắc thiêng liêng của dân tộc. Nhờ đó, các em học sinh được sống
lại cùng với những trang sử hào hùng và oanh liệt của quê hương, đất nước. Điều
này không chỉ làm cho các em học sinh thấy được giá trị của những sự kiện, hiện
tượng lịch sử, mà ngày càng yêu quê hương đất nước mình hơn cũng như trách
nhiệm của các em trong việc gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của

cha ông.
2.2. Thực trạng việc sử dụng tư liệu về giáo dục khoa bảng trong dạy học lịch sử
Thực tế dạy học ở trường THPT Diễn Châu nói riêng cho thấy, giáo viên bộ
môn đã nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng tư liệu lịch sử địa phương và
tư liệu về giáo dục khoa bảng vào giảng dạy cho học sinh. Tuy nhiên, do trình độ
nhận thức, quan niệm cũng như năng lực không đều nhau nên việc vận dụng những
tư liệu đó cũng không đồng đều ở các giáo viên. Phần lớn giáo viên ít vận dụng tư
liệu về giáo dục khoa bảng trong dạy học lịch sử dân tộc, vì ngại tìm tư liệu, ngại
không đủ thời lượng tiết dạy. Hơn nữa tư liệu về giáo giục khoa bảng là một vấn đề
lớn và khó, đòi hỏi người giáo viên phải tận tâm nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi mới
có được. Bên cạnh đó cũng có một số giáo viên đã cố gắng vận dụng nhưng không

1
2


thường xuyên, còn chiếu lệ. Về phía học sinh: Hiểu biết về lịch sử địa phương còn
mơ hồ, đa số chưa nắm được những nhà khoa bảng của địa phương.
Như vậy, qua công tác điều tra thực tế chúng tôi cho rằng: Tình hình dạy học
lịch sử về truyền thống giáo dục khoa bảng ở trường THPT hiện nay chưa được
đầu tư, coi trọng. Nguyên nhân chính là do: Giáo viên bộ môn chưa nhận thấy đầy
đủ, sâu sắc và toàn diện, ý nghĩa, tác dụng của công tác nghiên cứu lịch sử về
truyền thống giáo dục khoa bảng, thêm vào đó là những khó khăn của giáo viên về
đời sống, thiếu thốn phương tiện - vật chất kỹ thuật của nhà trường đã ảnh hưởng
không nhỏ đến kết quả dạy và học lịch sử truyền thống khoa bảng ở trường THPT..
Xuất phát từ thực trạng trên chúng ta cần nhận thức rõ vai trò của việc sử
dụng tư liệu lịch sử về giáo dục khoa bảng trong dạy học lịch sử để góp phần vào
việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học một cách hiệu quả nhất.
3. Các bước tiến hành sử dụng tư liệu về giáo dục khoa bảng huyện Diễn
Châu trong dạy học lịch sử Việt Nam thời phong kiến.

3.1. Tìm tòi, tập hợp tư liệu
Có nhiều nguồn tư liệu lịch sử để phục vụ cho bài giảng của giáo viên, song
trong phạm vi của sáng kiến, căn cứ vào đặc thù bài học và đối tượng học sinh, tôi
xin nêu ra loại hình tư liệu lịch sử phổ biến được sử dụng trong giảng dạy truyền
thống giáo dục khoa bảng Việt Nam thời phong kiến đó là tư liệu thành văn và tư
liệu về tranh ảnh. Cụ thể như sau:
3.1.1. Tư liệu thành văn
3.1.1.1. Truyền thống khoa bảng của người Diễn Châu
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở trung tâm vùng văn hóa xứ
Nghệ, từng là lị sở nhiều năm của đất Châu Diễn, Nghệ An. Diễn Châu cũng là
vùng đất cư trú của người Việt cổ (qua những hiện vật đồng, đá khảo cổ học tìm
được, mà tập trung ở Đồng Mỏm, Rú Ta…). Qua bao thế kỷ hình thành và phát
triển, cho đến nay, Diễn Châu vẫn là một trong những trung tâm phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội…của tỉnh Nghệ An. Đặc biệt, con người Diễn Châu rất hiếu học,
có nhiều ông Nghè, ông Cống đậu đạt vào loại cao nhất trong lịch sử khoa bảng
của tỉnh Nghệ An dưới thời phong kiến.
Qua tổng hợp về những người đậu đạt từ Hương Cống, Cử nhân cho đến Phó
bảng, Tiến sỹ, tạm tính cả tỉnh Nghệ An có 1769 người thì Diễn Châu có 469
người. Trong số 469 người đó, có 36 đại khoa (Phó bảng, Tiến sỹ), 23 Hội thí trúng
Tam trường, (Triều Nguyễn gọi là Phó bảng), 332 Hương cống triều Lê; 78 Cử
nhân triều Nguyễn. Ngoài ra còn có hàng nghìn người đậu Tú tài (Tam trường thi
Hương).

1
3


Truyền thống hiếu học và khoa bảng của người Diễn Châu có từ rất sớm. Thời
nhà Trần, tại đỉnh núi Cao Sơn đã có từ đường thờ Trạng nguyên Bạch Liêu (ông
quê ở xã Mã Thành, phủ Diễn Châu, nay thuộc huyện Yên Thành). Bạch Liêu đậu

Trại Trạng nguyên khoa thi Thái học sinh (Tiến sỹ) Bính Thìn - Thiệu Long 9
(1266). Sách “ Đại Việt sử ký tiền biên”có ghi về sự kiện này như sau: “ Tháng 3,
mở khoa thi chọn học trò, cho Trần Cố đỗ Kinh Trạng nguyên, Bạch Liêu đỗ Trại
Trạng nguyên…47 người đỗ Thái học sỹ, cho xuất thân thứ bậc khác nhau (Liêu
người Nghệ An, trí thông minh, nhớ lâu, đọc sách liếc mắt là được 10 dòng”. Trạng
nguyên Bạch Liêu chính là người khai khoa cho tỉnh Nghệ An (cho xứ Nghệ xưa).
Nơi thờ ông ở núi Cao Sơn ( thuộc đất Diễn Châu ngày nay) cũng chính là Văn hội
của phủ Diễn Châu, nơi các sĩ tử thường tụ họp bình văn chương và làm lễ cầu
khoa trong các kỳ dự thi Hương, thi Hội xưa.
Cũng từ đó, người Diễn Châu luôn ý thức phấn đấu học giỏi, đậu cao, dẫn
đầu các khoa thi. Trong các vị Tiễn sỹ đỗ cao, Diễn Châu có 2 vị đỗ Song nguyên
(đậu đầu 2 khoa thi): Song nguyên Cao Quýnh, đỗ Giải nguyên (đầu thi Hương) và
Hội nguyên (thi Hội) - Khoa Ất Mùi - Hồng Đức 6 (1475) với học vị Thám hoa
(Đệ nhất giáp cập đệ danh). Vua Lê Thái Tông rất quý tài học của ông nên ngự bút
đổi tên cho ông từ Lỗ sang Quýnh. Ông làm đến Đông các Đại học. Song nguyên
Ngô Công Trạc, quê ở Diễn Kỷ, đỗ đầu khoa thi Hội và thi Đình năm Giáp Tuất Chính Hòa 15 (1694); làm quan đến Hiến sát sứ.
Người đỗ đầu một khoa thi có đến 13 người: Đặng Văn Thụy đậu Á nguyên
thi Hương (thứ nhì) và Đình nguyên Đệ nhị giáp (Hoàng giáp) khoa Giáp ThìnThành Thái 16 (1904), làm quan đến tế tửu Quốc Tử Giám (như hiệu trưởng
trường Đại học duy nhất của đất nước thời phong kiến). Trần Huy Phác đậu Hội
nguyên - Đệ tam giáp khoa Kỷ Sửu - Minh Mệnh 10 (1829), làm quan đến Viên
ngoại lang, Án sát Thanh Hóa… Những người đậu đầu thi Hương (Giải nguyên)
có: Đặng Mã Oanh, Ngô Bình Thành, Hoàng Lãnh Đề, Nguyễn Minh Đạt, Nguyễn
Minh Thông, Nguyễn Minh Nhạ, Hoàng Đăng Đạo, Tạ Hữu Khê, Cao Hữu Chú,
Lê Huy Giám, Vũ Trí. Trong các giải nguyên thi Hương, đặc biệt có 3 cha con, ông
cháu đều đậu giải Nguyên là Nguyễn Minh Đạt (quê thôn Yên Lãng, nay thuộc xã
Diễn Thành), con là Nguyễn Minh Thông đậu khoa Canh Tuất - Cảnh Trị 8 và cháu
là Nguyễn Minh Nhạ (con của Minh Thông), đậu khoa Nhâm Ngọ - Chính Hòa 23.
Những người đậu Á nguyên (thứ nhì thi Hương) Diễn Châu có: Cao Cự Nhật,
Cao Đẳng Liên, Trương Sỹ Độ, Đặng Văn Thụy....
Để giành được vị trí đứng đầu các khoa thi xưa rất khó, vì có khoa thi có tới

4000 - 5000 sỹ tử chỉ chọn được 8 đến 37 cử nhân (trong 42 khoa thi Hương triều
Nguyễn ở Nghệ An, khoa ít nhất lấy 8 cử nhân là khoa Gia Long 8 (1907) và khoa
lấy đông nhất 37 cử nhân là Mậu Tý - Đồng Khánh 3 (1888). Có khoa thi Tiến sỹ
chỉ lấy đậu 3 người (khoa Nhâm Thìn - Quang Hưng 15 (1592) - khoa này 2 cha
1
4


con Ngô Trí Tri và Ngô Trí Hòa quê Diễn Kỷ, Diễn châu chiếm 2/3 Tiến sỹ, con lại
đậu cao hơn cha, thật là hy hữu.
Ngoài Tiến sỹ Văn, người Diễn Châu còn được vinh danh ở hàng Tạo sỹ
(Tiến sỹ võ). Người thi đậu Tiến sỹ võ như 2 anh em Trần Danh Siêu và Trần Danh
Thư ở làng Vạn Phần (Diễn Vạn); Bùi Thế Toại, người xã Tiên Lý, đỗ Tạo sĩ khoa
Bính Thân - Cảnh Hưng 37 (1776); làm quan đến Hiển lĩnh Trấn thủ Nghệ An,
Phạm Trinh….
Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của nhân dân Diễn Châu có thể nói
đứng đầu đất xứ Nghệ xưa. Truyền thống ấy vẫn còn được tồn tại, phát huy cho
đến ngày nay, với rất nhiều nhân tài, học giỏi đậu cao. Tiêu biểu cho thế hệ người
mới của đất Diễn Châu có thể tính: Viện sĩ Dược học Đặng Thị Hồng Vân; Tiến sĩ
ngôn ngữ Lê Duy Thước (Giải thưởng Hồ Chí Minh); nhà văn hóa dân gian Cao
Huy Đỉnh (Giải thưởng Hồ Chí Minh ); Bộ trưởng Trương Đình Tuyển, đại sứ Ngô
Quang Xuân, các nhà văn: Sơn Tùng, Võ Văn Trực, Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng
Hữu Các…vv..Thế hệ mới với hàng trăm Tiến sĩ, hàng ngàn Cử nhân có nhiều văn
nghệ sĩ đoạt giải Quốc gia, có học sinh thi đậu Quốc tế, Quốc gia…đã xứng đáng
tiếp nối được truyền thống khoa bảng của lớp tổ tiên, cha ông trên đất Diễn Châu
ngàn năm văn vật.
3.1.1.2. Những đặc điểm nổi bật của truyền thống giáo dục, khoa bảng huyện Diễn
Châu thời phong kiến
* Diễn Châu có nhiều vùng đất khoa bảng
Những tên làng, tên xã xưa ở Diễn Châu như: Nho Lâm, Linh Kiệt, Bút Điền,

Bút Trận, Văn Hiếu, Xuân Nho, Văn Vật, Văn Tập, Thư Phủ... gắn với sự học và
khoa bảng. Mỗi tên đất, tên làng đều thể hiện khát khao được học tập, được thành
danh trên con đường khoa cử của các sĩ tử.
Vùng đất Nho Lâm xưa (Diễn Thọ nay) là một trong những địa danh nổi tiếng
về truyền thống hiếu học. Trên mảnh đất khoa cử này, việc học hành được nhân
dân rất coi trọng nên đã sản sinh nhiều bậc hiền tài làm rạng danh cho quê hương,
đất nước. Ông Đặng Quang Liễn – người đã có nhiều năm nghiên cứu về sự học
của người Nho Lâm cho biết: Ở Nghệ An sau Quỳnh Đôi, Nho Lâm là nơi có khoa
bảng nhiều nhất với 318 người đỗ đạt. Người Nho Lâm có truyền thống khổ học
thành tài. Từ đời Trần, đời Lê, thời Hán học mới mở khoa thi thì ở đây đã có người
đỗ đạt rồi.
* Diễn Châu có nhiều dòng họ khoa bảng
Diễn Châu là vùng đất văn vật, trong đó truyền thống khoa bảng của vùng đất
hiếu học này là yếu tố làm rạng danh đất và người Phủ Diễn.
Cùng với những tên làng, tên xã gắn với ước mơ đỗ đạt của người dân ở mỗi
miền quê thì Diễn Châu cũng là cái nôi của những dòng họ nổi tiếng về khoa bảng
1
5


và truyền thống hiếu học được tiếp nối từ đời này qua đời khác. Đấy là họ Ngô ở
Lý Trai liên tiếp bốn đời đỗ 5 tiến sĩ, họ Đặng ở Nho Lâm ba cha con đỗ đại khoa,
hai anh em đỗ đồng khoa. Đấy là những dòng họ có nhiều người đỗ đạt cao như họ
Nguyễn Xuân ở Diễn Thái, họ Cao Xuân ở Diễn Thịnh, họ Trần Huy ở Diễn
Phong, họ Hoàng ở Diễn Cát...
Họ Ngô ở Diễn Kỷ có Ngô Trí Hòa, đỗ Hoàng giáp năm 1592; Ngô Trí Tri, cha
Ngô Trí Hòa, đỗ Tiến sĩ cùng năm 1592, nên ca dao thời đó có câu:
Khen cho thiên hạ người ta
Đã Ngô Trí Hòa lại Ngô Trí Tri
Rồi Ngô Công Trạc như đã nói ở trên, đỗ Đình nguyên tiến sĩ 1694; Ngô Sĩ

Vinh đỗ tiến sĩ năm 1674; Ngô Hưng Giáo đỗ tiến sĩ năm 1710.
Đỗ cử nhân thì nhiều, về đời Lê, họ Ngô ở Lý Trai có: Ngô Trí Cơ, Ngô Trí
Hạp, Ngô Tiến Giáp, Ngô Mậu Cử, Ngô Sĩ Tuấn, Ngô Sĩ Tín, Ngô Trí Liêu, Ngô
Trí Khoa, Ngô Trí Cử, …Đời Nguyễn có: Ngô Sĩ Tùng, Ngô Trí Dụng, Ngô Trí
Thục.
Còn sinh đồ đời Lê và tú tài đời Nguyễn thì họ Ngô này có lẽ người dính bảng
nhiều gấp 9, 10 lần.
Họ Cao ở Thịnh Mỹ cũng nổi tiếng về đỗ đạt. Cao Xuân Tiếu đỗ Phó bảng
khoa Ất Mùi niên hiệu Thành Thái 7 (1895), nhưng nổi tiếng là Cao Xuân Dục, đỗ
cử nhân khoa Bính Tý, năm 1876, làm quan đến Thượng thư bộ học, Tổng tài
Quốc sử giám, về hưu với hàm Đông các đại học sĩ. Ngoài ra còn có: Cao Xuân
Tảo cử nhân năm 1912, Cao Xuân Sang đỗ cử nhân năm 1909, Cao Xuân Hụ đỗ cử
nhân năm 1918. Ấy là chưa kể những người đỗ tú tài và đỗ Cao đẳng sư phạm như
Cao Xuân Huy, đỗ tú tài Tây học như Cao Xuân.
Họ Đặng ở Nho Lâm, ngoài Đặng Văn Thụy đỗ Đình nguyên Hoàng giáp
năm 1904, hai con ông: Đặng Văn Oánh và Đặng Văn Hướng đều đỗ phó bảng
năm 1919. Ngoài ra có nhiều người đỗ tú tài Hán học, tú tài và cử nhân Tây học.
Họ Hoàng ở Hà Cát, ngoài Hoàng Kiêm đỗ Tiến sĩ năm 1904 đời Nguyễn.
Trước đó vào đời Lê có Hoàng Nhạc đỗ tiến sĩ năm 1502 đời Lê Hiến Tông, có
Hoàng Công Xán, cháu Hoàng Nhạc đỗ Hương Cống, Hoàng Tri Đạo, Hoàng Tri
Lĩnh, Hoàng Quốc Tuy, Hoàng Công Trụ, cũng đều đỗ Hương cống; thời Pháp
thuộc có Hoàng Đức thi đỗ Cao đẳng sư phạm Đông Dương, Hoàng Sử đỗ y khoa
bác sĩ…
Họ Nguyễn ở làng Văn Tập cũng vậy, ngoài Nguyễn Trung Mậu đỗ cử nhân
năm 1807, làm quan đến Thượng thư Bộ Lễ, đời Lê có Phái Trạch hầu Nguyễn
Trung Thứ là ông, Khám Lý hầu Nguyễn Trung Ý là cha, rồi Nguyễn Trung Mưu,
em Nguyễn Trung Thứ đều đỗ Hương Cống. Họ này đời Nguyễn có Nguyễn Trung
1
6



Doãn đỗ cử nhân năm 1878, Nguyễn Trung Tĩnh đỗ cử nhân năm 1873. Ngoài ra
còn có Nguyễn Trung Phác, Nguyễn Trung Thụy, Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn
Trung Viện… đỗ sinh đồ hoặc tú tài.
Chúng ta có thể kể thêm một số họ nữa như họ Chu ở Diễn Phong; họ
Nguyễn Thế, Nguyễn Danh ở Trung phường; họ Lê, họ Trần, họ Hồ ở Đông
Tháp…
Tuy nhiên, tiêu biểu nhất trong các dòng họ khoa bảng ở Diễn Châu phải kể
tới dòng họ Ngô, 5 đời có người đỗ tiến sỹ liên tục và là dòng họ có nhiều người
đỗ đạt nhất trong các kỳ khoa cử ở Diễn Châu. Theo thống kê, họ Ngô ở Nghệ An
tính từ thời cụ Ngô Định về sau có đến 18 vị đỗ đạt từ Tam trường trở lên, trong đó
có 6 vị đỗ Tiến sĩ là Ngô Trí Tri, Ngô Trí Hòa, Ngô Sỹ Vinh, Ngô Quang Tổ, Ngô
Công Trạc và Ngô Hưng Giáo. Trong số những vị đỗ đại khoa của dòng họ, có 2
người đỗ xuất sắc trong các khoa thi là Ngô Trí Hoà và Ngô Công Trạc. Hai người
được vua cử làm Chánh sứ, “phụng Bắc sứ” là hai cha con Ngô Trí Hòa và Ngô Sỹ
Vinh. Bởi vậy, dòng họ Ngô ở làng Lý Trai gần như là dòng họ duy nhất được ban
tặng “Nhất môn ngũ đại đại khoa” (Một cửa năm đời đỗ đại khoa) và cũng là một
trong rất ít dòng họ trên cả nước được nhà Lê xếp vào dòng họ Công thần.
Dòng họ Ngô ở làng Lý Trai, xã Diễn Kỷ còn có tên gọi khác là họ Ngô Lý
Trai được biết đến với nhiều nho sĩ, nhà đại khoa danh tiếng, không chỉ làm rạng
danh dòng họ mà còn góp một số lượng đáng kể vào danh sách các nhà khoa bảng
Nghệ An.
Theo tộc phả của họ, họ Ngô ở Diễn Châu khởi tổ từ ông Ngô Nhật Đại, từng
tham gia cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan chống lại quân xâm lược nhà Đường
năm 722 ở vùng Cửa Sót (Hà Tĩnh) và có Ngô Quyền là hậu duệ đời thứ sáu. Sau
khi nhà Ngô sụp đổ thì con cháu tản đi khắp nơi, trong đó có họ Ngô ở làng Lý
Trai.
Nhắc đến người thầy học nổi tiếng của dòng họ Ngô ở làng Lý Trai, ai cũng
đều biết đến cụ Ngô Trí Trạch (SN 1509), đời thứ 4 dòng họ Ngô, người có công
dạy dỗ nhiều học trò đỗ đạt, làm quan to trong triều; trong đó có con trai và cháu

nội là Ngô Trí Tri, Ngô Trí Hoà cùng thi đỗ tiến sĩ (phụ tử đồng khoa) Nhâm Thìn
1592, trong đó con đỗ cao hơn cha, tạo nên dấu ấn độc đáo trong lịch sử khoa cử
Việt Nam.
Ngô Trí Trạch là bậc danh sư được xếp ngang hàng với đại thần ở triều đình
khi được nhà vua phong là “Đặc tiến kim tử Vinh Lộc đại phu”. Sau khi mất, cụ
được triều đình luận công và truy phong tước “Thái Bảo Đạo Nguyên Bá” (nghĩa
là nguồn gốc của đạo Nho).
Nối tiếp cha, cụ Ngô Trí Tri thi đỗ Đệ Tam giáp Tiến sĩ xuất thân và đã dạy dỗ
nhiều học trò thi đỗ Tiến sĩ, làm quan to trong cả vùng Đông Yên nhị huyện (Diễn
Châu và Yên Thành). Sử sách ghi lại, chính những thầy giáo Nho học của
1
7


dòng họ Ngô là người khởi phát truyền thống khoa bảng rạng rỡ của dòng họ, làm
rạng danh vùng đất Diễn Châu.
Một hiện tượng “vô tiền khoáng hậu” trong hơn 1.000 năm thi cử thời phong
kiến Việt Nam (1075 - 1919). Đó là nối tiếp truyền thống khoa cử của cha ông,
năm Bính Tuất Phúc Thái thứ 4 (1646), con trai thứ của Ngô Trí Hoà là Ngô Sỹ
Vinh đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Ba cha con ông cháu cùng đỗ Tiến sĩ
đã được nhà vua tặng bảng vàng “Tam đại Tiến sĩ”.
Thật hiếm có trong một nhà mà cả cha, con và cháu là Ngô Trí Tri, Ngô Trí
Hòa, Ngô Sỹ Vinh đều đỗ tiến sỹ. “Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa/
Ông đỗ, cha đỗ, con đỗ, đỗ cả nhà”, hai câu thơ trên đã trở thành biểu tượng cho sự
khổ học thành tài của dòng họ Ngô, được người đời ca ngợi từ đời này sang đời
khác. Bởi vậy, khi vinh quy, nhà vua đã khen 2 cha con cụ Ngô Trí Tri, Ngô Trí
Hòa bức trướng “khoa danh vô hạ hữu, phụ tử thế gian vô” nghĩa là khoa danh thì
rất nhiều nhưng 2 cha con cùng đỗ một khoa thời đó chỉ có một. Khi ra làm quan
thì cha con ông rất được nhà vua tín nhiệm. Một nhà mà 3 đời liên tục làm quan
nhất phẩm cũng rất hiếm.

Tiếp nối vinh quang của dòng họ và gia đình, năm 33 tuổi, Ngô Công Trạc cháu 5 đời của Ngô Trí Tri đỗ Đệ Tam giáp Tiến sĩ khoa Giáp Tuất (1694).
Dòng họ Ngô ở huyện Diễn Châu là dòng họ đầu tiên của cả nước có cả 3 đời
đều đỗ tiến sĩ (Tam đại tiến sĩ) và 5 đời liên tiếp trong một gia đình có đến 5 người
đỗ học hàm này. Không chỉ xứng đáng là dòng họ tiêu biểu cho truyền thống giáo
dục khoa cử Nho học ở Diễn Châu trước thời Nguyễn, dòng họ Ngô còn vinh dự
được Tổ chức Kỷ lục Guiness Việt Nam chính thức công nhận, ghi danh. Ngày
1/9/2013, dòng họ Ngô ở Diễn Châu được Tổ chức Kỷ lục Guiness Việt Nam ghi
vào danh sách Guiness với kỷ lục là dòng họ Ngô đầu tiên của cả nước có cả 3 đời
đều đỗ tiến sĩ (ông, cha, cháu), còn gọi là “Tam đại tiến sĩ” (trong đó có 2 cha con
trong 1 khoa thi đều đỗ với ngôi vị cao.
* Tên tuổi các đại khoa của Diễn Châu làm rạng danh cho vùng đất văn hiến
quê nhà.
Diễn Châu là mảnh đất đã sản sinh ra nhiều danh nhân, dòng họ khoa bảng,
đóng góp trí tuệ, công sức cho xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước.
Theo các sách ghi chép về khoa cử ở nước ta, kể từ khoa thi đầu tiên năm 1075 đến
khoa thi cuối cùng năm 1919, qua 185 khoa thi, cả Nghệ Tĩnh có 280 người thi đỗ
tiến sỹ và phó bảng thì Diễn Châu cũng có tới 23 người – một con số rất đáng tự
hào
Theo sách Các nhà khoa bảng Việt Nam thì 23 đại khoa của Diễn Châu đó là:
1. Bạch Liêu (1236 – 1315): người xã Diễn Lợi, đỗ Trại Trạng Nguyên khoa
Bính Dần, niên hiệu Thiệu Long thứ 9 (1266) đời Trần Thánh Tông.
1
8


2. Cao Quýnh (1449-?) Thôn Phú Trung, xã Cao Xá, nay thuộc xã Diễn
Thành, đậu Thám hoa năm 1475.
3. Lê Văn Học (1470-?): Người thôn Đông Tháp, xã Lỗi Tuyên, huyện Đông
Thành, nay thuộc xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu. Năm 33 tuổi, đỗ Đệ nhị giáp
tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh thống 5 (1502) đời

Lê Hiến Tông. Làm quan đến chức Thái thường tự khanh, hàm thượng thư.
4. Hoàng Nhạc (1478-?): Người xã Hoàng Xá, huyện Đông Thành, nay là
thôn Ngọc Lâm, xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu. Đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất
thân niên hiệu Cảnh Thống 5 (1502) đời Lê Hiến Tông. Làm quan đến chức Giám
sát ngự sử, Hữu thị lang. Ông từng đi sứ Chiêm Thành.
5. Ngô Trí Hòa (1563 - 1625): người xã Lý Trai, nay là xã Diễn Kỷ, Diễn
Châu, đỗ Hoàng giáp năm 1592
6. Ngô Trí Tri (1537 - 1628): Người Lý Trai, huyện Đông Thành, nay là xã
Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu. Cha của Ngô Trí Hòa, ông nội Ngô Sĩ Vinh, cao tổ của
Ngô Công Trạc và Ngô Hưng Giáo. Năm 56 tuổi, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất
thân khoa nhâm Thìn, niên hiệu Quang Hưng 15 (1592) đời Lê Thế Tông. Làm
quan đến Giám sát ngự sử. Ngô tộc gia phả chép ông làm quan đến chức lễ bộ tả
thị lang, tước Khánh Diễn bá.
7. Ngô Sĩ Vinh (1596 - 1673): người xã Lý Trai, nay là xã Diễn Kỷ, đỗ Tiến sĩ
năm 1646.
8. Phạm Chất (1623-?): Người xã An Bài, huyện Đông Thành, nay là xã Diễn
Hùng, huyện Diễn Châu, cha Phạm Viên. Đỗ Đệ nhi giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng
giáp) khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Khánh Đức 4 (1652) đời Lê Thần Tông. Làm
quan đến chức Binh bộ tả thị lang, tước tử. Từng đi sứ nhà Thanh. Sau khi mất,
được tặng chức Thượng Thư.
9. Ngô Công Trạc (1662-?): Người xã Lý Trai, huyện Đông Thành, nay là xã
Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu cháu huyền tôn của Ngô Trí Tri, cháu tằng tôn của Ngô
Trí Hòa, cháu nội Ngô Sĩ Vinh, anh Ngô Hưng Giáo. Năm 33 tuổi đỗ Hội Nguyên,
rồi Đình Nguyên Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa giáp tuất (khoa này lấy
đỗ 5 tiến sĩ), niên hiệu Chính Hòa 15 (1694) đời Lê Hy Tông. Làm quan đến chức
hiến sát sử.
10. Đặng Minh (1674-?): Người xã Hạnh Lâm, huyện Đông Thành, nay là xã
Diễn Quảng, huyện Diễn Châu. Năm 30 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân
khoa Quý Mùi, niên hiệu Chính Hòa 24 (1703) đời Lê Hy Tông. Làm quan đến
chức Tự Khanh.

11. Ngô Hưng Giáo (1666 - 1710): Người xã Đào Hoa, huyện Đông Thành,
nay là xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu. Nguyên quán xã Lý Trai (Diễn Kỷ), em
Ngô Công Trạc. Năm 45 tuổi, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh
1
9


Dần, niên hiệu Vĩnh Thụy 6 (1710) đời Lê Dụ Tông. Chưa kịp vinh quy, lâm bệnh
nặng tại kinh đô rồi mất.
12. Trần Danh Dĩnh (1690 - ?): Người xã Hoàng Trường, huyện Đông
Thành, nay là xã Quỳnh Diễn huyện Quỳnh Lưu. Năm 35 tuổi, đỗ Đệ nhị giáp
đồng tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), khoa Giáp Thìn, niên hiệu Bảo thái 5 (1724)
đời Lê Dụ Tông. Làm quan đến chức Hàn lâm viện thị thư.
13. Trần Huy Phác (1797 – 1842): Người xã Đông Lũy, nay là xã Diễn
Phong, đỗ tiến sĩ năm 1829.
14. Lê Đăng Trạc (thế kỉ XIX): Người xã Hoàng Trường, huyện Yên Thành,
nay là xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu. Đỗ cử nhân khoa Nhâm Dần (1842). Đỗ
Phó bảng khoa Giáp Thìn, niên hiệu Thiệu Trị 4 (1844). Làm quan Tri huyện.
15. Phạm Xuân Trạch (1832- ?): người xã Cao Xá, huyện Đông Thành, nay là
xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, đỗ cử nhân khoa Ất mão (1855). Năm 37 tuổi
đỗ Phó bảng khoa Nhâm Tuất niên hiệu Tự Đức 15 (1862). Làm quan tri huyện
Thọ Xương, sung Bang biện Lạng Sơn. Bị bệnh, cáo quan về quê điều trị. Tái bổ
Tri phủ Anh Sơn, bị giáng, sau lại thăng làm Hàn lâm thị giảng.
16. Nguyễn Xuân Ôn (1825 – 1889): Người xã Lương Điền, nay là xã Diễn
Thái, đỗ Tiến sĩ năm 1871.
17. Cao Xuân Tiếu (1866 - ?): Người xã Thịnh Mỹ, huyện Đông Thành, nay
là thôn Thịnh Mỹ, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, con Cao Xuân Dục. Đỗ cử
nhân Khoa Tân Mão (1891). Năm 30 tuổi đỗ Phó bảng khoa Ất Mùi, niên hiệu
Thành Thái 7 (1895). Trước khi thi Hội làm Giáo thụ phủ Diễn Châu, hàm trước
tác. Cao Xuân Tiếu, hiệu Bạng Sa sau khi đỗ đại khoa, làm quan đến Thượng thư

Hiệp biện đại học sĩ, là người biên tập và tổ chức khắc in bộ sách Quốc triều
hương khoa lục của Cao Xuân Dục, thân phụ ông biên soạn vào năm Thành Thái
thứ 5 (1893).
18. Đặng Văn Thụy (1858 - 1936): Người xã Nho Lâm nay là Diễn Thọ, Diễn
Châu, đỗ Hoàng Giáp năm 1904.
19. Hoàng Kiêm (1869 – 1939): xã Diễn Cát, Diễn Châu, đỗ tiến sĩ năm 1904
20. Chu Thiện Sự (1882 - ?): Người xã Long Ân Trung, nay là xã Diễn
Trường, huyện Diễn Châu, đỗ cử nhân khoa Quý Mão (1903). Năm 35 tuổi, đỗ phó
bảng khoa Bính Thìn, niên hiệu Khải Định 1 (1916) làm kinh lịch tỉnh Thanh Hóa.
21. Đặng Văn Oánh (1886 - 1953): Người Nho Lâm, tổng Cao Xá, nay là xã
Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, con Đặng Văn Thụy, anh Đặng Văn Hướng, đỗ cử
nhân khoa Nhâm Tý (1912). Năm 34 tuổi đỗ Phó bảng khoa Kỷ Mùi niên hiệu
Khải Định 4 (1919). Làm giáo thụ phủ Yên Nhân, Hải Dương rồi Thị Lang, Tham
tri bộ lễ.
2
0


22. Trần Nguyên Trinh (1880 - 1954): Người thôn Tây Lũy, xã Đông Tháp,
nay là thôn Tây Khê, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu. Đỗ tú tài nhiều khoa, được
đặc cách dự thi Hội. Năm 39 tuổi đỗ Phó bảng khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Khải Định
4 (1919). Làm thừa phái bộ binh.
23. Đặng Văn Hướng (1888 - 1954): Người xã Nho Lâm, nay là xã Diễn Thọ,
huyện Diễn Châu, con Đặng Văn Thụy, em Đặng Văn Oánh, đỗ cử nhân khoa Bính
Ngọ (1906). Năm 32 tuổi, đỗ Phó bảng khoa Kỷ Mùi niên hiệu Khải Định 4
(1919). Thời Pháp thuộc làm Giáo thụ Diễn Châu, phủ Tĩnh Gia, sau làm tỉnh
trưởng Nghệ An.
Sau khi đỗ đạt, các bậc đại khoa ở Diễn Châu đều cống hiến tài năng và công
sức cho đất nước, đảm nhiệm nhiều trọng trách của nhà nước phong kiến. Đến nay
nhiều câu chuyện cảm động kể về trí thông minh, tinh thần quả cảm, lòng yêu

nước thiết tha cháy bỏng, khát vọng được phò vua giúp đời của họ vẫn được lưu
truyền với sự yêu mến và ngưỡng vọng như Bạch Liêu, Cao Quýnh, Ngô Trí Hòa,
Nguyễn Xuân Ôn...
Bạch Liêu (1236 – 1315):
Bạch Liêu (1236 – 1315): Người xã Diễn Lợi, đỗ Trại trạng Nguyên khoa
Bính Dần, niên hiệu Thiệu Long thứ 9 (1266) đời Trần Thánh Tông. Không ra làm
quan, ông chỉ làm mạc khách (khách trong màn) cho Thượng tướng Trần Quang
Khải, lúc Quang Khải làm quản hạt Nghệ An. Chính ông đã giúp Trần Quang Khải
kế sách lâu dài trong việc chống quân Nguyên Mông, gọi là “Biến pháp tam
chương”. Về tuyển quan, ông hiến kế: vừa có quân thường trực, vừa có hương
quân như tổ chức dân quân của ta; về lương thực, ông hiến kế: phải tăng dần niên
liễm và quyên góp các khoản phụ thu cứu quốc để lập các kho lương từ đèo Ngang
đến khe Nước Lạnh; về sách lược đối phó với Chăm Pa, ông đề nghị xây dựng
củng cố các đồn binh ở biên giới phía Nam và chiêu dân khai khẩn, lập làng những
mảnh đất đang còn hoang hóa ở vùng biên viễn này. Trần Quang Khải đã thực hiện
đầy đủ “biến pháp tam chương ấy”. Sau đại thắng quân Nguyên Mông (1288), ông
về sống và làm nghề dạy học ở xã Nghĩa Lư, huyện Thanh Lâm, vùng Hải Đông.
Học trò ông, nhiều người thành đạt. Tuổi già, ông về quê được một thời gian ngắn
rồi mất. Dân địa phương tôn ông là phúc thần.
Cao Quýnh
Cao Quýnh là danh thần đời Lê Thánh Tông, người thôn Phú Trung, xã Cao
Xá nay là xã Diễn Thành. Đi thi Hương đỗ Giải nguyên. Thi Hội đỗ Hội nguyên,
Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám Hoa) khoa Ất Mùi năm Hồng Đức
thứ 6 (1475) đời Lê Thánh Tông.
Lịch triều Hiến Chương loại chí ghi: Cao Quýnh nguyên tên là Cao Lỗ, nhà
vua Lê Thánh Tông sửa cho tên thành Cao Quýnh. Lên 27 tuổi ông đỗ Thám Hoa
làm quan đến Đông Các Đại học sĩ. Tư liệu địa phương cho biết ông làm quan
2
1



thanh liêm, chính trực. Khi làm Tham chính Thanh Hoa, ông đã xử nhiều vụ án rất
sáng suốt, giải được nhiều nỗi oan khuất cho nhân dân. Ông là một đại thần có
công dưới triều Lê Thánh Tông, có tài liệu nói là ông có tham gia dự thảo Bộ luật
Hồng Đức, được nhà vua coi là một danh nhân. Khi về trí sĩ, ông đã dạy dân trồng
cây lấn biển và “màu hóa” mảnh đất Cao Xá vốn là cát bạc. Ông giỏi văn học mà
cũng giỏi thuật số, đời truyền ông có nhiều phép lạ. Khi ông mất được phong
Thượng đẳng Phúc thần, được dân lập đền thờ phụng, được Vua Tự Đức sắc phong
là Tuấn Lương Thần.
Ngô Trí Tri và Ngô Trí Hòa
Hai cha con Ngô Trí Tri và Ngô Trí Hòa đậu Đồng Khoa Tiến sĩ đã đi vào lịch
sử Khoa bảng của thời đại phong kiến Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói đỏ
vào con đường Khoa cử Việt Nam được người đời ca ngợi..
Ông Ngô Trí Tri sinh ngày 23 tháng 3 năm Đinh Dậu (1537) tại thôn Đệ
Nhất, tổng Thái Giá (nay là Diễn Nguyên, Diễn Châu). Theo Đông Yên nhị huyện
Khoa phổ thì ông thọ 92 tuổi, tức là mất năm 1628. Nhưng theo tộc phả thì ông
mất năm 1600, hưởng thọ 64 tuổi. Ông đậu Hương Cống khoa Mậu Ngọ năm
Thiên hữu thứ 2 (1558) dưới triều vua Lê Anh Tông. Ba mươi tư năm sau, khoa
Nhâm Thìn năm Quang Hưng thứ 15 (1592) ông mới đậu Tam giáp đồng tiến sĩ
xuất thân, tên đứng thứ nhất. Lúc này ông đã 56 tuổi. Ông làm quan đến Giám sát
Ngự sử, Lễ Bộ Tả Thị Lang, lúc mất được nhà vua tặng chức Thái Bảo, tước
Khánh Diễn bá.
Ông Ngô Trí Hòa (hiệu là Tĩnh Uyên) là con trai thứ hai của ông Ngô Trí Tri.
Ông sinh ngày 21 tháng 11 năm Ất Sửu (1565) tại thôn Đông Trai, xã Lý Trai, tổng
Lý Trai (nay là xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu). Năm 1582, đỗ Hương cống cùng
anh trai là Ngô Trí Trung. Khoa Nhâm Thìn năm Quang Hưng thứ 15 (1592) đỗ
Tiến sĩ (Hoàng giáp) cùng với bố là Ngô Trí Tri, lúc đó ông 28 tuổi. Buổi đầu làm
Án sát xứ Sơn Tây, được Vua Thành Tổ tri ngộ, không bao lâu được triệu vào làm
Đo cấp sự Lại khoa, bàn chính sự ở Phủ Châu, thăng Hữu thị lang Bộ Hình, làm ra
kỷ lục ở trấn Thanh Hóa. Năm Hoằng Định Giáp Thìn (1604) được triệu về thăng

Hữu thị lang Bộ Lại, tước Phú Lộc bá. Năm Bính Ngọ (1606) làm chánh sứ sang
cống nhà Minh. Mùa Đông Mậu Thân (1608) vì có công đi sứ được thăng Thượng
thư Bộ Hộ, rồi sai kiếm chức tế tửu Quốc tử Giám. Năm Canh Tuất (1610) thăng
tước Phú Xuân hầu. Mùa Đông Mậu Ngọ (1618), ông làm “Khải” (trình lên chúa)
sáu việc:
1. Xin sửa đức chính, để cầu mệnh trời giúp
2. Xin đè nén kẻ quyền hào, để nuôi sức dân.
3. Xin cấm (phú dịch) phiền hà, để đời sống của dân được đầy đủ.
4. Xin bớt xa xỉ, để của dân được thừa thãi.
2
2


5. Xin dẹp trộm cắp, để dân được ở yên.
6. Xin sửa sang quân chính, để bảo vệ tính mạng cho
dân Triết vương khen và nhận lời
Vào năm Quí Hợi (1623) giặc Xuân gây loạn, trộm cướp nổi lên nhiều. Lê
Thần Tông sau khi về kinh, cho ông làm Đốc thị, cùng với Thống lĩnh Trịnh Cối đi
dẹp yên Sơn Tây khi về được thêm chức Thái bảo, phong Hiệp mưu tá Lý dực vận
tán trị công thần. Năm Ất sửu (1625) ông mất, hưởng thọ 62 tuổi. Triều đình tặng
tước Xuân quận công.
Ngô Trí Hòa là người có học vấn hơn người, chính thuật có thừa trải khắp
trong ngoài (đối xử) chỗ nào cũng vừa, công lao tiếng tăm rõ rệt, lại làm bậc danh
thần của ba triều, cha con đồng khoa, phúc nhà lâu dài, càng là việc xưa nay ít thấy
Như vậy, hai cha con Ngô Trí Tri và Ngô Trí Hòa - đậu đồng khoa Tiến Sĩ
được các sử gia và các nhà nghiên cứu văn hóa, văn học tôn vinh là người khởi
phát một truyền thống văn hóa mạnh mẽ cho dòng họ, quê hương. Kể từ cụ Ngô
Trí Tri về sau, trong 4 đời đã có 5 người đậu Tiến sĩ, làm quan to, có nhiều công
lao đối với đất nước, được vua Lê khen tặng "Nhất môn ngũ đại khoa” và là dòng
họ được nhà Lê xếp vào "dòng họ công thần”, nhân dân ca ngợi là "dòng họ Khoa

bảng”. Hai cha con ông không chỉ làm rạng danh cho dòng họ Ngô Lý Trai mà còn
làm rạng danh mảnh đất xứ Nghệ - mảnh đất "địa linh, nhân kiệt”.
Nguyễn Xuân Ôn
Nguyễn Xuân Ôn hiệu Hiến Đình, bút danh Ngọc Đường, sinh ngày 23 - 3 Ất
Dậu, năm Minh Mệnh thứ 6 (theo Dương lịch là ngày 19-5-1825) ở xóm Cồn Sắt,
thôn Văn Hiến, xã Lương Điền, huyện Đông Thành, trấn Nghệ An (nay thuộc xã
Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Tổ tiên ông vốn gốc ở xã Trảo Nha,
huyện Thiên Lộc (nay là xã Đại Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) dời ra vùng
này đã được 7 đời. Thân phụ ông là một ông đồ nghèo, phải đăng lính thay em hơn
10 năm. Mẹ ông mất sớm. Bà nội nuôi mấy anh em khôn lớn trong cảnh nghèo
khó. Từ nhỏ, Nguyễn Xuân Ôn đã nổi tiếng thông minh, được người đời ca tụng là
“bụng chứa đầy sách”. Nho, y, lý, số, và cả binh pháp ông đều am hiểu. Năm 22
tuổi (năm 1847), ông đậu Tú tài tại trường thi Hương Nghệ An. Hai mươi năm sau
cũng tại trường thi này, ông đậu Cử nhân, tiếp đó đến năm 1871, ông đậu Tiến sĩ,
đồng khoa với Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Ngày ông thi đậu đại khoa,
có rất nhiều quan lại, sỹ phu tặng thơ, câu đối chúc mừng. Bài văn mừng của quan
thân An Tĩnh ký tên 148 vị từ Cử nhân trở lên, trong đó có 2 vị Thám hoa Ngụy
Khắc Đản (1817-1878), Đặng Văn Kiều (1824-?) và nhiều vị từng giữ các chức vụ
Thượng thư, Tổng đốc như Bùi Thức Kiên (1813-1892), Lê Tuấn (?-1874), Phan
Huy Vịnh…
Tiến sĩ Nguyễn Nguyên Thành có câu đối mừng:
2
3


Ngô tổng văn chương hữu tiên trước,
Quân gia giáp đệ thị sơ đầu.
(Văn chương ở tổng ta ngài là bậc nhất
Đại khoa trong gia tộc, ngài cũng đứng đầu)
* Diễn Châu có nhiều vị đỗ đầu hai khoa thi

Diễn Châu có 2 vị đỗ Song nguyên (đậu đầu 2 khoa thi): Song nguyên Cao
Quýnh, đỗ Giải nguyên (đầu thi Hương) và Hội nguyên (thi Hội) - Khoa Ất MùiHồng Đức 6 (1475) với học vị Thám hoa (Đệ nhất giáp cập đệ danh). Vua Lê Thái
Tông rất quý tài học của ông nên ngự bút đổi tên cho ông từ Lỗ sang Quýnh. Ông
làm đến Đông các Đại học. Song nguyên Ngô Công Trạc, quê ở Diễn Kỷ, đỗ đầu
khoa thi Hội và thi Đình năm Giáp Tuất - Chính Hòa 15 (1694); làm quan đến Hiến
sát sứ.
* Diễn Châu có những vị chỉ đậu trung khoa (Cử nhân, hương cống)
nhưng làm quan được thăng đến nhất phẩm, là đại thần trong triều
Nguyễn Trung Mậu và Cao Xuân Dục tuy không đậu đạt cao (Tiến sĩ, phó
bảng), chỉ đậu trung khoa nhưng nhờ tài năng và phẩm chất đức độ nên làm quan
đến nhất phẩm, là đại thần trong triều
Nguyễn Trung Mậu (1785 - 1846), người làng Văn Tập, nay thuộc xã Diễn
Bình, con của Khám Lý hầu Nguyễn Trung Ý, cháu của Phái Trạch hầu Nguyễn
Trung Thứ (Hội thi trúng Tam trường). Ông thi đậu Cử nhân khoa đầu tiên triều
Nguyễn - Đinh Mão - Gia Long 6 (1807). Ông được gọi là thần đồng của đất Diễn
Châu lúc nhỏ tuổi. Khi đầu làm quan Tri huyện Yên Mô sau được thăng các chức:
Đốc học Bình Định, Lang trung bộ Hộ, Tả Thị Lang, Hữu Tham tri bộ công,
Thượng thư bộ Công, Thượng thư bộ Hộ, Á khanh, Mậu Đức hầu, Thương thu bộ
Lễ, sung cơ mật viện Đại thần, Thái thường tự ấn….Ông trải chức quan cả 4/6 bộ
quan trọng của Triều đình, đứng đầu đến 3 bộ: bộ Công, bộ Hộ, bộ Lễ. Sau khi
mất, ông được triều đình tôn thờ ở đền Hiền Lương trong triều.
Cao Xuân Dục (1842 - 1923), tự là Tử Phát, hiệu Long Cương, sinh năm 1842
ở xã Thịnh Khánh (sau đổi là Thịnh Mỹ), huyện Đông Thành (nay là Diễn Châu),
tỉnh Nghệ An, mất năm 1923, thọ 81 tuổi. Cao Xuân Dục nổi tiếng thông minh từ
khi đi học, được thầy học yêu mến và gả con gái cho. Tuy vậy ông cũng lận đận về
đường thi cử, nên mãi năm 34 tuổi mới đỗ cử nhân (1876), đỗ đồng khoa với ông
Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh, ông Nguyễn Đôn Tiết ở Thanh Hóa và ông Phan Văn
Ái ở Hà Nội. Năm sau, ông thi Hội lại bị hỏng và bắt đầu nhận chức Hậu bổ ở tỉnh
Quảng Ngãi. Ông rất được các ông Tuần Phủ, Bố Chánh Quảng Ngãi chú ý, tiến cử
nên nhanh chóng được làm Tri huyện ở Bình Sơn, rồi ở Mộ Đức. Năm 1881 được

điều về Huế, làm việc ở bộ Hình, rồi ở Nha Thương bạc với Nguyễn Văn Tường.
Năm 1882, ông được tham gia vào phái bộ Trần Đình Túc ra Hà Nội thương thuyết
2
4


với quân Pháp đang chiếm Bắc kỳ. Tiếp đó lần lượt làm Biện lý Bộ Hình, ra làm
Án sát rồi Bố Chánh tỉnh Hà Nội, làm Hải phòng sứ ở Hải Dương. Từ năm 1889,
ông phụ trách Tán lý quân vụ dưới quyền Hoàng Cao Khải, thăng lên làm Tuần
phủ Hưng Yên. Năm 1890, ông giữ chức Tổng đốc ba tỉnh Sơn Hưng Tuyên, rồi
được phong Thự Hiệp biện Đại Học sĩ, lãnh Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình. Năm
1898, ông được điều về Huế làm Tổng tài Quốc sử quán và giao quyền quản Quốc
Tử Giám (1901). Năm 1913, ông xin về hưu với hàm Đông các Đại học sĩ, nghỉ
được mười năm thì mất.
Về mặt học thuật: Cao Xuân Dục thực xứng đáng là một nhà văn hóa lớn.
Đứng đầu Bộ Học và Quốc Tử Giám, ông đã chỉ đạo và tham gia biên soạn cùng
một số học giả ở hai cơ quan này nhiều bộ sách về sử, địa, triết và văn học rất có
giá trị.
Về sử địa có các trước tác: Đại Nam thực lục: Đệ ngũ kỷ (1883-1885), Đệ lục
kỉ (1886-1888), Quốc triều sử toát yếu (từ Nguyễn Kim đến 1886), Đại Nam nhất
thống chí, Đại Nam dư địa chỉ ước biên, Quốc triều luạt lệ toát yếu, Quốc triều
khoa bảng lục, Quốc triều hương khoa lục…
Về triết học - đạo đức học: ông đã biên soạn bộ sách Nhân thế tục tri (8 tập
gồm 900 trang) tựa đề năm 1901, trích trong kinh sử những “lời nói hay, việc làm
tốt” nhằm giúp vào việc giáo dục con người biết tu dưỡng, sửa mình và mưu sinh.
Sách gồm đến 8 môn, cụ thể là Luân thường, Phẩm hạnh, Thuật nghiệp, tế lý,
Kiểm thân, Trị gia, Thù tiếp, Phủ ngự. Có thể coi đây là một hệ thống qui phạm
đạo đức chính thống thời Nguyễn
Về văn học – văn hóa: Cao Xuân Dục đã để lại cho kho tàng văn hiến các tập
văn thơ chữ Hán và chữ Nôm như: Long Cương thi thảo (hơn 600 bài), Long

Cương liên tập gần 3000 câu đối, Long Cương kinh để thi tập (186 trang)…
Nhà học giả pháp Charles đã viết về Cao Xuân Dục: “ Xuất thân từ một gia
tộc cổ xưa, đã từ lâu tôn sùng văn học, từ thuở nhỏ, cụ Cao đã được tiếng thông
kinh, là một nho sĩ tinh tế, có những quan niệm độc đáo được diễn đạt bằng một
ngòi bút nhuần nhị và óng ả. Một con người say mê văn hóa trí tuệ, một thi nhân
lỗi lạc, một triết gia được nuôi dưỡng bằng chất nhựa cây mãnh liệt của phương
châm Khổng giáo…cái ngọn lửa êm dịu và lung linh của những truyền thống cũ từ
ngàn xưa rọi về ấy…chính đó là cái mà cụ Cao muốn giữ lại cho hậu thế khi Cụ
viết những pho sách uyên bác kia vốn đã góp phần không nhỏ làm nên thanh danh
lớn của Cao Xuân Dục”
3.1.2. Tư liệu tranh ảnh
- Ảnh chân dung cụ Cao Xuân Dục, Ảnh chân dung cụ Phan Bội Châu.
- Ảnh Đón nhận kỷ lục Việt nam của dòng họ Ngô Lý Trai ở xã Diễn Kỷ.
- Ảnh nhà thờ họ Cao ở xã Diễn Thành
(Xem phần phụ lục)
2
5


×