Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.76 KB, 13 trang )
12 Canh dep
Quang Ngai
Thiên Ấn niêm hà (ấn trời đóng trên sông)
Nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, về phía bắc tỉnh lỵ Quảng Ngãi, núi Thiên
Ấn chỉ cao hơn 100m, giống một cái triện (ấn), nhín phía nào cũng thấy
núi có hình thang cân. Núi chỉ cách đầu cầu Trà Khúc chừng 2km về
hướng đông, nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh. Đỉnh núi bằng
phẳng, có một khoảng cây cổ thụ bao bọc ngôi chùa cổ, tương truyền
được xây dựng từ thời vua Lê và qua nhiều lần trùng tu, còn lại di tích
cửa tam quan rêu phong cổ kính. Trong khuôn viên vườn chùa có 7 "viên
mộ" của các vị sư tổ trụ trì chùa, có giếng nước sâu gọi là giếng Phật, có
quả chuông cổ gọi là Chuông thàn. Ngoài khuôn viên nhà chùa, trên
khoảng đất thoáng đãng phía tây có phần mộ của chí sĩ Huỳnh Thúc
Kháng, người đã gắng bó máu thịt với đất Quảng Ngãi thuở bình sinh.
Đường lên Thiên Ấn hình xoắn ốc, quang sườn núi có tranh mọc đầy,
"Bao giờ núi Ấn hết tranh, sông Trà hết nước anh đành xa em" Đứng bên
hữu ngạn sông Trà nhìn qua, ta có cảm giác như ngọn núi nằm ngay trên
mặt sông Trà, nên được người xưa gọi là Thiên Ấn niêm hà (ấn trời đóng
trên sông) với niềm tin thiêng liêng vào một vùng đất địa linh sinh nhân
kiệt. Xưa Thiên Ấn được xem là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi,
chùa Thiên Ấn được xem là một trong những ngôi chùa nổi tiếng cả
miền Trung. Năm 1717, chúa Nguyễn Phúc Chu đã ban sắc phong “Thiên
Ấn tự”. Năm Minh Mạng thứ 11 (1830), núi được liệt hạng danh sơn và
ghi vào tự điển, có sắc phong "Thiên Ấn tự". Từ trên đỉnh núi Thiên Ấn,
tầm mắt có thể thu về một khoảng không gian bao la: xung quanh là
những làng mạc, ruộng đồng ngát xanh, dòng Trà Khúc lượn lờ duyên
dáng, tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ, đông là mặt biển bao la... Đỉnh núi
gợi cho khách tham quan cái cảm giác thoát tục, thanh khiết, như thủ
khoa Phạm Trinh xưa kia đã viết: "Sông bên góc núi đua dòng biếc Biển
sát chân trời bủa sóng xanh Giếng Phật mạch sâu mùi nước ngọt Chuông
thần đêm vắng giọng đưa thanh" Đầu năm 1990, Bộ Văn hóa đã xếp