Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Tìm hiểu các giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.93 MB, 210 trang )

HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

SỞ KHOA CÔNG VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH
ĐỒNG NAI


HỘI THI

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA
LỊCH SỬ ĐỒNG NAI NĂM 2016
Ngày 14 tháng 07 năm 2016

1


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

THÔNG TIN TÁC GIẢ

1. Họ và tên: Trần Văn Quý
2. Giới tính: Nam
3. Ngày tháng năm sinh: 08/08/1990
4. Nghề nghiệp: Sinh Viên – Lớp K17 – Sư phạm
Lịch Sử
5. Dân tộc: Kinh
6. Đảng viên/Đoàn viên: Đoàn viên
7. Đơn vị học tập: Cao Đẳng Sư Phạm Bình
Phước
8. Nơi thường trú: Ấp 6 – Xã Phước Sơn –
Huyện Bù Đăng – Tỉnh Bình Phước
9. Số Đt: 0961446470 – 0911108008


10. Email:

2


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2016, một năm tôi cho là rất đặc biệt vì có nhiều sự kiện trọng
đại: kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/02/1930 –
3/02/2016), 41 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất
nước (30/4/1975 – 30/4/2016), 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
(19/5/1890 – 19/5/2016), 71 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 19/8/2016) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(02/9/1945 - 02/9/2016),.... Đặc biệt hơn hết cả nước chào mừng ngày 22/5,
ngày Bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, nhân dân cả nước sẽ bầu ra những vị lãnh đạo
xứng đáng, những người sẽ là cầu nối giữa nhà nước và nhân dân, lắng nghe
tiếng nói của nhân dân, giúp cho đất nước đi lên và phát triển với các nước
khác, đồng thời đời sống dân trí ngày một nâng cao và chất lượng hơn.
Với thời đại xã hội phát triển như hiện nay, việc du nhập các nền văn
hóa từ nước ngoài vào nước ta là một lẽ đương nhiên, tuy nhiên văn hóa của
mỗi quốc gia đều có một sắc thái riêng, biểu thị riêng cho mỗi dân tôc.
Chính vì thế việc bảo tồn các giá văn hóa nói chung và giá trị văn hóa
lịch sử nói riêng, luôn được xem là một vấn đề quan trọng. Đặc biệt hơn cả
là đối với thế hệ trẻ, để từ đó thế hệ này nhìn thấy và nhận thức được nguồn
cội, cũng như sự hi sinh của cha ông cho chúng ta có một đất nước độc lập
như ngày nay.
Hưởng ứng cuộc thi “Tìm hiểu các giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai
năm 2016” thế hệ trẻ chúng tôi lấy làm tự hào, góp một phần nào đó công

sức nhỏ bé của mình vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử của đất
nước, của dân tộc. Hơn thế nữa, qua cuộc thi chúng tôi như được học thêm
những, đức tính, kinh nghiệm sống, tài năng lãnh đạo…của thế hệ cha anh đi

3


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

trước, để từ đó càng ngày càng hoàn thiện bản than mình hơn trước một xã
hội đang trên thời hội nhập.
Rất cảm ơn Sở khoa học công nghệ Đồng Nai đã tổ chức cuộc thi này,
nó như món ăn tinh thần cho thế hệ trẻ chúng tôi, trong các cuộc thi. Hơn
thế, qua cuộc thi này tạo cho chúng tôi có thêm niềm đam mê, nghiên cứu
lịch sử hơn nữa, đó là một điều đáng quý cho thế hệ trẻ chúng tôi.

Trần Văn Quý

4


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

LỜI CẢM ƠN
Là một sinh viên sư phạm, ngoài việc được học những kiến thức liên
quan đến chuyên ngành, những kiến thức đó, sẽ luôn là hành trình gắn liền
với tôi trong công tác giảng dạy của một giáo viên sau này.
Không chỉ vậy, ngoài việc được học những kiến thức liên quan đến
chuyên môn. Chúng tôi còn phải tham gia nghiên cứu, để nhằm bổ sung
thêm kiến thức cho công tác giảng dạy sau này của mình, đồng thời là nguồn

tài liệu, cho các thế hệ sau. Nên việc nghiên cứu khoa học đối với chúng tôi
là một điều rất quan trọng, nó như phần nào đánh giá khả năng, tư duy, cũng
như quá trình nhận thức của mỗi sinh viên, đang theo học ở trường.
Đặc biệt với chúng tôi là sinh viên chuyên ngành Lịch Sử, nên việc
nghiên cứu khoa học lại quan trọng thêm, thứ nhất nhằm phát triển thêm quá
trình tiếp thu kiến thức của chúng tôi. Thứ hai, qua việc nghiên cứu, chúng
tôi có thể phản bác hay đồng thuận, cũng như có cách nhìn nhận mới về vấn
đề nào đó, mà bây lâu nay nhiều người luôn nhìn vấn đề đó ở một khía cạnh
khác. Thứ ba, với những đề tài nghiên cứu này, nó sẽ là nguồn tài liệu, cung
cấp, bổ trợ cho các thế hệ sau, cũng từ đó tôi có thể tự hào giới thiệu đến bạn
bè thế giới về lịch sử dân tộc mình.
Để hoàn thành bài dự thi này, tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú,
anh chị đã giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi có thể nghiên cứu
và thực hiện bài viết của mình.
Xin chân thành cảm ơn những nguồn tư liệu quý báu từ sách “Lịch sử
Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai 1930 - 1995”; Văn kiện
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 – 2015;
các bài viết in trong Ấn phẩm của Báo Đồng Nai chào mừng Đại hội Đại

5


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

biểu lần thứ X của Đảng bộ tỉnh; Việt Nam 1945 – 1990 bốn cuộc chiến
tranh và bài học lịch sử, thư viện huyện Bù Đăng, cùng với các tin bài trên
báo Đồng Nai, các tư liệu, bài viết trên các trang thông tin điện tử:
“daihoi.dongnai.gov.vn”,“tuyengiao.dostdongnai.gov.vn”,“sonongnghiep.do
ngnai.gov.vn”,“baotintuc.vn”.


“baobinhphuoc.com.vn”…thư

viện

Bình

Phước.
Và cuối cùng, xin chân thành cảm ơn Ban tổ chức Hội thi “Tìm hiểu
giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai 2016” đã tổ chức một sân chơi bổ ích để
tôi có dịp sưu tầm, nghiên cứu tư liệu và hiểu thêm về lịch sử dân tộc nói
chung và lịch sử tỉnh Đồng Nai nói riêng.
Dù chỉ sinh ra trên một vùng quê nhỏ của huyện Tân Phú – Đồng Nai,
ngày nay sinh sống ở Bình Phước. Nhưng có lẽ những câu thơ trong bài thơ
“Quê Hương” của tác giả Đỗ Trung Quân, đã thôi thúc thúc tôi muốn tìm
hiểu hơn nữa mãnh đất nơi mình sinh ra, nơi mình đã chon nhau cắt rốn. Có
như thế dù có đi xa, ở đâu đi chăng nữa thì quê hương vẫn là nơi đẹp nhất.
Từ đó mới thấy rằng, quê hương là nơi ta muốn tìm về mỗi khi đi xa,
dù quê hương có nghèo hay giàu đi chăng nữa, nhưng đó là nơi ta đã sinh ra
ta, đó là nơi ta thấy êm ấm và hạnh phúc nhất.

6


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

PHẦN I
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

7



HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

Câu 1: Hãy nêu cảm nhận của bạn về tiểu sử nhân vật
được chọn đặt tên đường tại địa phương phường xã, nơi bạn
đang ở. Những hành động đức tính nào của nhân vật bạn cần
học tập làm theo.
Đã nhiều lần đến Biên Hòa, đặc biệt hơn khi được trên đường Nguyễn
Hữu Cảnh, con đường mang tên vị anh hùng có nhiều công lao trong công
cuộc kinh lược - khai phá vùng đất Đồng Nai – Biên Hòa, khi đi trên con
đường này làm tôi nhớ đến câu thơ sau nói về vùng đất này:
“Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng”.
Đồng thời làm cho tôi thấy tự hào và quyết tâm khám phá về con
người và địa danh của vùng đất ấy, chính vì thế tôi đã cho nhân vật Nguyễn
Hữu Cảnh để trả lời cho câu hỏi do ban tổ chức đặt ra.
Đồng Nai là một trong những địa bàn phát triển kinh tế năng động ở
phía Nam của đất nước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tiếp tục
biến địa bàn này thành vùng đất mở thu hút các nguồn nhân lực đến sinh
sống và làm việc. Sự cộng cư nhiều thành phần dân tộc qua quá trình phát
triển đã làm cho sắc thái về dân tộc người và văn hóa vùng đất này thêm đa
dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong dòng chảy lịch sử văn hóa của đất nước nói chung, của Nam Bộ
nói riêng, văn hóa của Đồng Nai nắm giữ một vị trí rất quan trọng, bởi đây
là vùng đất được xem là địa đầu trong quá trình khai khẩn Nam Bộ và nhân
vật lịch sử đã có công khai phá vùng đất này chính là Lễ Thành hầu Nguyễn

8



HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

Hữu Cảnh – Một vị tướng quốc tài ba, một bậc công thần xuất sắc dưới thời
chúa Nguyễn Phúc Chu.
Là người con của đất Đồng Nai, dù đang sinh sống và làm việc ở nơi
khác. Nhưng trong tôi luôn lấy làm tự hào, khi mình được sinh ra trên mãnh
đất này, càng hạnh phúc hơn khi đi đến đâu, ai ai cũng nhắc đến vùng đất
này, đó như tạo thêm cho tôi có nguồn động lực và hãnh diện về vủng đất
Đồng Nai địa linh nhân kiệt, vùng đất của những vị anh hung, vùng đất sản
sinh ra những con người hết long vì tổ quốc.
Rất cảm ơn Sở khoa học Công nghệ Đồng Nai, đã tổ chức cuộc thi
này, thong qua cuộc thi này thế hệ trẻ chúng tôi phần nào được ôn lại những
sự kiện lịch sử, được tìm hiểu về những nhân vật lịch sử, để thấy rằng được
sống trong thời bình này chúng tôi hạnh phúc biết bao. Hơn thế thông qua
cuộc thi, phần nào đó thế hệ trẻ chúng tôi được góp tiếng nói, tiếng long yêu
nước của mình vào xã hội, cũng như thẳng thừng có thể phủ nhận những
việc làm sai trái với lịch sử. Hơn thế, chúng tôi có quyền tự hào và cho bạn
thế giới biết rằng, đất nước chúng tôi có chủ quyền, có độc lập, chúng tôi có
lòng yêu nước, chúng tôi có quyền lên tiếng nói của mình để bảo vệ độc lập
dân tộc và chủ quyền.
Một lần nữa, rất cảm ơn Sở khoa học Công nghệ Đồng Nai đã tổ chức
cuộc thi, trong quá trình làm bài, sẽ có những thiếu sót. Mong nhận được sự
chỉnh sửa và điều chỉnh của ban tổ chức, đó là niềm vinh hạnh của chúng tôi,
một lần nữa xin chân thành cảm ơn.

9


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016


1. Di huấn của Nguyễn Hoàng Trước Lúc Lâm Chung
Như chúng ta biết Nguyễn Hoàng là người có công to lớn trong việc
khai phá đất Đàng Trong, khi Nguyễn Hoàng sắp mất, ông gọi con thứ 6 là
Nguyễn Phúc Nguyên vào dặn dò:
“Đất Thuận - Quảng này phía bắc thì có núi Hoành Sơn, sông Linh
Giang, phía nam thì có núi Hải Vân và núi Bi Sơn thật là nơi trời để cho
người anh hùng dụng võ. Vậy con phải thương yêu nhân dân, luyện tập binh
sĩ mới gây dựng cơ nghiệp muôn đời”.
Nguyễn Phúc Nguyên khóc và bái tạ lãnh mạng trước những lời giáo
huần của cha, đồng thời vua Lê cũng sai sứ giả vào viếng và truy tặng
Nguyễn Hoàng là Cẩn nghi công, sau đó vẫn cho Nguyễn Phúc Nguyên làm
trấn thủ Thuận - Quảng với hàm Thái bảo, tước Thuỵ quận công. Nguyễn
Phúc Nguyên xưng là Sãi vương và cho rời cung phủ về xã Phúc Yên, huyện
Quảng Điền, ngày đêm lo việc chính sự, thu dụng nhân tài. Quan khám lý
Trần Đức Hoà tiến cử Đào Duy Từ cho chúa Nguyễn, chúa mừng lắm phong
cho Đào Duy Từ tước Lộc kê hầu, chức Nha uý nội tán.
Đào Duy Từ giúp chúa Nguyễn đắp luỹ Trường Dục luỹ Thầy để
phòng ngự, chống nhau với quân Trịnh, Đào Duy Từ còn bày kế sách cho
chúa Nguyễn trả lại sắc phong của vua Lê, không chịu nộp thuế cống cho
chúa Trịnh. Chuyện kể rằng nǎm Đinh Mão - 1627, Trịnh Tráng sai sứ mang
sắc vua Lê dụ chúa Sãi cho con vào chầu và nộp 30 con voi cùng 30 chiếc
thuyền để đưa cống nhà Minh. Nhận được sắc vua, chúa Sãi họp triều thần
hỏi mưu kế. Đào Duy Từ dâng kế, cho người làm một cái mâm hai đáy, trên
sắp đầy sản vật, giữa để sắc thư, rồi cử Lại Vǎn Khuông làm chánh sứ đem

10


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016


phẩm vật ra tạ ơn chúa Trịnh. Nhờ đã được chuẩn bị trước, khi ra kinh đô
yết kiến chúa Trịnh, Lại Vǎn Khuông ứng đối khá trôi chảy.
Chúa hậu đãi, cho phép Khuông cùng phái đoàn đi thǎm kinh thành
để chờ chúa dạy bảo. Trên đường đi, Khuông lén mở cẩm nang của Đào Duy
Từ trao cho từ trước. Sau khi đọc cẩm nang, Khuông cùng cả phái đoàn lẻn
trốn về Nam. Thấy phái đoàn đột ngột trốn về, chúa Trịnh nghi hoặc, bèn
cho người đập vỡ mâm mới thấy tờ sắc trước, và một bài thơ, mỗi câu bốn
chữ như sau.
Mâu nhi địch Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch
Cả triều thần không ai hiểu ý nghĩa. Trịnh Tráng phải mời Trạng
Bùng Phùng Khắc Hoan giải mã...Đọc xong Phùng Khắc Khoan giải thích:
Đấy là lối chơi chữ của Đào Duy Từ, chữ mâu không có dấu phẩy là chữ dư,
chữ mịch không thấy chữ kiến thì còn chữ bất, chữ ái rơi chữ tâm thành chữ
thụ, chữ lực cùng đối địch với chữ lai thành chữ sắc.
Vậy ý nghĩa của bài thơ 4 câu trên là: Dư bất thụ sắc tức là Ta không
nhận sắc. Nghe xong, Trịnh Tráng vội cho người tìm bắt Lại Vǎn Khuông,
nhưng Khuông đã cao chạy xa bay rồi. Tráng muốn phát binh vào đánh chúa
Nguyễn, nhưng gặp lúc Cao Bằng và Hải Dương đều có giặc, đành phải
hoãn lại chưa đi hỏi tội chúa Nguyễn.
Đào Duy Từ còn tiến cử cho chúa Nguyễn một viên tướng tài ba, mưu
lược là Nguyễn Hữu Tiến, quân lực của chúa Nguyễn từ đó ngày thêm
mạnh. Đào Duy Từ chỉ giúp chúa Nguyễn 8 nǎm mà cơ nghiệp chúa Nguyễn
11


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

thay đổi hẳn về chất, đất Đàng Trong trở nên có vǎn hiến và quy củ hơn

trước nhiều. Đối với lân bang, chúa Sãi chủ trương thân thiện với Chiêm
Thành và Chân Lạp. Nǎm 1620, chúa gả công nữ Ngọc Vạn cho vua Chân
Lạp Chetta II (1618 -1686) để tạo thuận lợi cho dân chúng vào khai khẩn đất
hoang ở Thuỷ Chân Lạp. Nǎm 1631, chúa Sãi lại gả công nữ Ngọc Khoa cho
vua Chiêm Pô Romê để củng cố nền hoà hiếu một thời gian khá dài giữa hai
nước Chiêm - Việt.
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên, sinh 16/08/1563, mất ngày 19/12/1635
thọ 73 tuổi, ở ngôi chúa 22 nǎm. Sau triều Nguyễn truy tôn Hy tông Hiếu
vǎn Hoàng đế. Chúa Sãi có 15 người con (11 con trai và 4 con gái). Tiếp nối
các sau đó các đời chuá về sau luôn coi trọng việc mở rộng lãnh thổ về
phương Nam là một vấn đề then chốt trong quá trình hình thành và phát triển
lãnh thổ như ngày nay.
2. Công cuộc kinh lược đất Biên Hòa – Đồng Nai của Nguyễn Hữu
Cảnh
• Đất Đồng Nai trước khi lưu dân Việt vào khai phá
Đồng Nai là một tỉnh miền Đông Nam bộ, có lịch sử lâu đời. Trong
lòng đất Đồng Nai bảo tồn nhiều dấu vết của cuộc sống con người nguyên
thuỷ. Nhờ vào những phát hiện khảo cổ học từ trước đến nay của các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước. Đồng Nai nói riêng, lưu vực sông Đồng
Nai nói chung được biết đến với tư cách một vùng đất từng chứng kiến sự
hình thành, phát triển của những cộng đồng người cổ.
Qua hàng loạt các địa điểm trên vùng đất Đồng Nai như : Dầu Giây,
An Lộc, Hàng Gòn, Cam Tiêm, Bình Lộc, Núi Đất, Phú Quý… đã phát hiện
những công cụ lao động của người cổ. Đó là những hiện vật thời đồ đá cũ,
12


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

thời đại lịch sử đầu tiên và chiếm khoảng thời gian dài nhất trong xã hội loài

người.
Khoảng cách đây 2500 năm, cư dân Đồng Nai đã bắt đầu bước vào
thời đại kim khí. Nền văn hoá thời đồ sắt ở Đồng Nai kết gắn hai giai đoạn
phát triển đồng – thau và sắt sớm. Từ trong văn hoá đồng đã manh nha văn
hoá sắt sớm với hàng loạt di chỉ tiêu biểu được phát hiện: Dốc Chùa, Bình
Đa, Cái Vạn, Suối Chồn, Hàng Gòn, Long Giao…Cư dân cổ Đồng Nai phát
triển cao về chất lượng, số lượng, xã hội được đẩy lên ở những bước cao,
đầy đủ những yếu tố chuyển tiếp cho giai đoạn phát triển mới.
Hình thành các tộc người, cơ sở cho việc phát triển các quốc gia sơ
khai trên vùng đất Đồng Nai đầu công nguyên. Đó chính là vương quốc Phù
Nam ra đời vào khoảng thế kỷ II trước công nguyên.
Vào đầu thế kỷ VII, nhân lúc Phù Nam suy yếu, Sử ký của nhà Tùy
chép rằng nước Chân Lạp ở về phía tây nam Lâm ấp, nguyên là một chư hầu
của Phù Nam. Vua nước ấy là Ksatriya Citrasena đã đánh chiếm và tiêu diệt
Phù Nam. Lãnh thổ Phù Nam về tay Chân Lạp do kết quả của những cuộc
chiến tranh. Vùng đất Nam Bộ nói riêng và Đồng Nai nói chung chuyển
sang sự quản lí của chính quyền Chân Lạp.

13


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

Ảnh: Vùng đất Nam Bộ trước khi nhà Nguyễn Kinh Lược
Theo sử cũ còn để lại, trên vùng đất rộng lớn, mênh mông này, khi
Chân Lạp quản lí ở đây thì có các dân tộc X’ tiêng, Mạ, Kơ ho, M’nông,
Chơro sinh sống. Trong đó đông nhất là người X’ tiêng và người Mạ, đã
sinh sống trên địa bàn này từ rất lâu đời. Dân số ít, sống thưa thớt, kỹ thuật
sản xuất thô sơ và trình độ xã hội còn thấp. Ngoài các tộc người trên, còn có
một vài sóc người Khơ me nằm trên mấy giồng đất cao.

Đây là dân nhập cư từ Lục Chân Lạp sang vì lý do chính trị (tránh
loạn) hơn là vì lý do kinh tế. Sau khi Chân Lạp chiếm được Phù Nam, vùng
đất Nam Bộ ngày nay được gọi là Thuỷ Chân Lạp. Việc cai quản vùng lãnh
thổ mới đối với Chân Lạp hết sức khó khăn. Trước hết đây là một vùng đồng
bằng mới bồi lấp còn ngập nước và sình lầy, người Khmer với dân số ít ỏi
chưa thể tổ chức khai thác trên quy mô lớn. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai
trên lãnh thổ của Lục Châu Lạp cũng còn đang đòi hỏi rất nhiều thời gian và
sức lực. Vào nửa sau thế kỉ thứ VIII quân đội Srivijaya của người Java đã
liên tục tiến công vào các quốc gia trên bán đảo Đông Dương. Kết cục là

14


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

Thuỷ Chân Lạp bị quân Java chiếm. Cả vương quốc Chân Lạp gần như bị lệ
thuộc vào Srivijaya. Cục diện này mãi đến đầu thế kỷ IX mới kết thúc.
Sau đó người Khmer lúc này muốn dồn sức phát triển các vùng trung
tâm truyền thống của họ ở khu vực Biển Hồ, trung lưu sông Mê Kông và
hướng nỗ lực bành trướng sang phía tây, vùng lưu vực sông Chao Phaya.
Trong khoảng thời gian từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XI, Chân Lạp trở thành
một quốc gia cường thịnh, tạo dựng nên nền văn minh Angkor rực rỡ, đồng
thời mở rộng lãnh thổ lên tận Nam Lào và trùm lên cả lưu vực sông Chao
Phaya.
Trong khi đó qua các di tích khảo cổ học, dấu tích của văn hoá Khmer
và văn minh Angkor ở vùng Đồng Nai – Gia Định hết sức mờ nhạt.
Do chiến tranh và phải tập trung công sức phát triển các trung tâm ở vùng
lục địa, sau mấy thế kỷ thuộc Chân Lạp, đến thế kỷ XIII theo như Chu Đạt
Quan viết lại: “vùng đất Nam Bộ vẫn còn là một vùng đất hoang vu với
những bụi rậm của khu rừng thấp… tiếng chim hót và thú vật kêu vang dội

khắp nơi… những cánh đồng bị bỏ hoang phế, không có một gốc cây nào.
Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê đầy dẫy, hàng trăm hàng ngàn con trâu
rừng tụ họp thành từng bầy trong vùng này, tiếp đó là nhiều con đường dốc
đầy tre chạy dài hàng trăm dặm…”.
Trên vùng đất Đồng Nai vào cuối thế kỷ XVI, về cơ bản, vẫn là một
vùng đất hoang vu chưa được khai phá. Theo Lê Quý Đôn “Ở phủ Gia Định
, đất Đồng Nai, từ cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào,
toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm”.
Như vậy đến trước năm 1698, vùng đất miền Đông Nam bộ trong đó
có Đồng Nai, trên danh nghĩa, thuộc Chân Lạp, nhưng “thuộc” một cách
lỏng lẻo, là vùng “trái độn” giữa Chân Lạp và Đàng Trong. Các dân tộc vẫn
sống tự trị và một số sóc Khơ me lẻ tẻ chưa hợp thành đơn vị hành chính
15


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

thuộc triều đình La Bích (Chân Lạp). Dân Khmer tập trung khai thác các
vùng đất màu mỡ quanh Biển Hồ, chưa có nhu cầu và nhân lực để khai
hoang vùng trũng thấp Thủy Chân Lạp. Vùng đất này cuối thế kỷ XVI, đầu
thế kỷ XVII là vùng đất hoang vu, đất tự do của các dân tộc, là đất hoang cả
về kinh tế lẫn chủ quyền.
• Tình hình đất Đồng Nai trước khi chúa Nguyễn kinh dinh
Vùng đất Đồng Nai hầu như hoang vắng vào cuối thế kỷ XVI thì vào
đầu thế kỷ XVII trở nên sôi động với sự xuất hiện của lớp cư dân mới mà
chủ yếu là người Việt từ vùng Thuận Quảng di cư vào.
Những lưu dân Việt thuộc lớp tiên phong đi vào vùng đất mới Đồng
Nai – Gia Định lập nghiệp làm thành nhiều đợt trước cả thời Trịnh – Nguyễn
phân tranh nhưng dâng lên thành làn sóng mạnh mẽ hơn là vào cuối thế kỷ
XVI, đầu thế kỷ XVII. Phần đông họ chọn phương thức tự động, đi lẻ tẻ,

hoặc cả gia đình, hoặc những người khỏe mạnh đi trước tạo dựng cơ nghiệp
rồi đón cả gia đình đến sau, hoặc một vài gia đình cùng cả xóm kết nhóm với
nhau cùng đi. Phần lớn họ chọn thuyền buồm hay ghe bầu làm phương tiện
di chuyển chính, bởi lúc bấy giờ di chuyển giữa các phủ miền Trung với
Đồng Nai – Gia Định chủ yếu là đường biển, một số người phải trèo đèo lội
suối đi đường bộ, đi dần từng chặng một, đến một địa phưong ở lại một thời
gian, thấy bám trụ được thì ở lại lập nghiệp, bằng không đi tiếp và lần hồi
cũng tới vùng đất mới Đồng Nai.
Tiến trình nhập cư của lưu dân Việt vào vùng Đồng Nai – Gia Định từ
lẻ tẻ rời rạc, dần dần có quy mô lớn hơn. Những lưu dân Việt từ việc lập
những làng xóm nhỏ trên vùng đất Đồng Nai đã thôi thúc các chúa Nguyễn
đặt những bước tiến lớn hơn trên vùng đất này.
Thành quả của việc khai hoang và sản xuất của lưu dân người Việt
cùng với các dân tộc bản địa trong thế kỷ XVII đã làm biến đổi bước đầu bộ
16


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

mặt kinh tế Đồng Nai. Nơi đây từng là rừng núi hoang vu nay đã trở thành
những cánh đồng lúa, vườn cây tươi tốt. Xóm làng hình thành ven sông là
một đặc điểm nổi bật của cư dân Đồng Nai.
Về sau khi giao thông phát triển thuận lợi thì xóm làng mới phát triển
theo chiều ngang, chính vì vậy, việc vận chuyển buôn bán ra các phủ ở xứ
Đàng Trong là điều tất yếu. Công việc khẩn hoang đã làm thay đổi bộ mặt xã
hội. Sự phân chia giai cấp ngày một diễn ra sâu rộng, tầng lớp địa chủ chiếm
hữu ruộng đất dần dần được hình thành và số nông dân nghèo phải làm thuê,
cuốc mướn hay làm tá điền ngày càng đông. Sự phân hoá xã hội ngày càng
tăng, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ ngày một sâu sắc hơn.
Nhưng dẫu sao, những thành tựu đã đạt được về mặt khẩn hoang và

khai thác nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn đầu đã đặt nền
móng vững chắc cho công cuộc khẩn hoang và phát triển kinh tế vùng đất
Đồng Nai – Gia Định trong các thời kỳ tiếp sau.
• Nguyễn Hữu Cảnh Kinh Lược Xứ Đồng Nai – Biên Hòa
Mốc đánh dấu quan trọng hơn cả trong quá trình mở rộng lãnh thổ về
phía Nam là, vào năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh tuân lệnh chúa Nguyễn Phúc
Chu, Ông đem người xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Sài Gòn
- Gia Định.

17


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

Ảnh: Quá trình kinh dinh của nhà Nguyễn
Là một vị tướng tài, Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn Phúc Chu
sai làm Thống suất kinh lược xứ Đồng Nai. Ông đặt doanh trại tại Cù Lao
Phố, cùng quan chức dưới quyền thiết lập bộ máy hành chánh nơi vùng đất
mới. Ông đặt xứ Nam Bộ làm phủ Gia Định, lấy xứ Đồng Nai làm huyện
Phước Long, đặt dinh Trấn Biên; lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng
dinh Phiên Trấn. Dù thời gian chuyến kinh lược ngắn ngủi nhưng Nguyễn
Hữu Cảnh đã thực hiện một số công việc quan trọng và có ý nghĩa lớn, đặt
nền tảng cho công cuộc khai khẩn mạnh mẽ vùng Nam Bộ thời bấy giờ. Từ
một vùng lưu dân tự phát, Nguyễn Hữu Cảnh định hướng phát triển, thu nạp,
chiêu mộ thêm dân, khai khẩn ruộng đất, đặt đơn vị hành chánh, chuẩn định
18


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016


thuế, lập bộ tịch đinh điền…tạo cơ sở cho việc phát triển Đồng Nai, chính
thức hoá vùng đất mới này vào lãnh thổ nước nhà.
3. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Hữu Cảnh
a. Gia thế và khởi nghiệp của Nguyễn Hữu Cảnh
Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), tên thật là Nguyễn Hữu Thành, húy
Kính, tộc danh là Lễ. Tuy nhiên ở miền Nam, người dân hiểu “Kính” và
“Kỉnh” đồng nghĩa vì vậy đã kiêng tên “Kính”, gọi ông là Kỉnh, sau đó
chuyển thành “Kiểng” và cuối cùng là tên Cảnh. Nguyễn Hữu Cảnh là người
thôn Phước Long, xã Chương Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (nay
là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Quảng Bình vốn
được biết đến với vùng đất “Gió Lào, cát trắng, hai giỏi”, quê hương của
người anh cả Quân đội nhân dân Việt Nam – Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
cũng là quê hương của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên – Tổng tư lệnh binh
đoàn Trường Sơn 559 trong những ngày cả nước sục sôi đánh Mỹ. Song,
vùng đất “Địa linh nhân kiệt” ấy cũng chính là nơi Lễ Thành hầu Nguyễn
Hữu Cảnh – Người có công mở cõi phương Nam của Tổ Quốc những năm
cuối thế kỷ thứ XVII được sinh ra và lớn lên.

19


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

Ảnh; Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử thì tổ tiên của ông là Đinh Quốc
Công Nguyễn Bặc - vị khai quốc công thần thời nhà Đinh, hậu duệ 9 đời của
Nguyễn Trãi- vị đệ nhất khai quốc công thần thời nhà Lê. Ông nội là quan
tham chiến Triều Văn hầu Nguyễn Triều Văn, vì bất mãn với chúa Trịnh lấn
át quyền hành của vua Lê, nên theo phò chúa Nguyễn vào Đàng Trong.
Bước dừng chân đầu tiên của dòng Nguyễn Hữu vào năm 1609 do Triều

Văn hầu Nguyễn Triều Văn định hướng là đất Quảng Bình, Nguyễn Hữu
Cảnh khi ấy người con trai thứ năm của ông là Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu
Dật (cha của Nguyễn Hữu Cảnh) mới được 5 tuổi. Đến khi rưởng thành,
Nguyễn Hữu Dật cùng vợ Nguyễn Thị Thiện đã cùng đồng cam, cộng khổ
với chúa Nguyễn trong cuộc đối đầu với chúa Trịnh. Nguyễn Hữu Dật cũng
có nhiều con trai, trong đó có bốn người là tướng giỏi: Nguyễn Hữu Hào
20


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

(tước Hào Lương hầu, tác giả truyện nôm Song tinh bất dạ), Nguyễn Hữu
Trung (tước Trun Thắng hầu), Nguyễn Hữu Cảnh (tước Lễ Thành hầu) và
Nguyễn Hữu Tín (tước Tín Đức hầu).
Dòng dõi con nhà tướng, lại lớn lên trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn
phân tranh, Nguyễn Hữu Cảnh chuyên tâm luyện tập võ nghệ, rèn luyện bản
thân với niềm hy vọng lớn lao được cống hiến sức mình cho chúa Nguyễn.
Vì vậy, tuy còn trẻ, nhưng ông đã lập được nhiều chiến công và đã được
chúa Nguyễn Phúc Tần phong chức Cai cơ (một chức võ quan thuộc bậc
cao) vào lúc tuổi độ hai mươi, được người đương thời gọi tôn là "Hắc Hổ"
(vì ông sinh năm Dần và vóc dáng hùng dũng), thậm chí còn có danh hiệu
khác là “Bạch Hổ sơn quân phái”.
b. Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc kinh lược xứ Đàng trong
Hành trình mở cõi về phía Nam của cha ông ta được tính từ thời Lý,
trải qua các triều đại phong kiến lãnh thổ Đại Việt được mở rộng dần cho tới
năm 1635, chúa Nguyễn Phúc Nguyên dời thủ phủ vào Kim Long, bên bờ
sông Hương và Phú Xuân - Huế ra đời đánh dấu mốc quan trọng trong hành
trình mở cõi của dân tộc Việt Nam.
Đối với vùng đất Nam Bộ cho đến thế kỷ XVII vẫn còn hoang vu, mà
nhà truyền giáo Alexandre de Rhode đã mô tả “quạnh hiu, hoang mạc” và

chú thích “không có vật gì thuộc về sự sống”, cuốn Phủ biên tạp lục cũng
khẳng định: “…từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại trở lên
toàn là rừng rậm hàng nghìn dặm.Trong một thời gian khá dài (từ thế kỷ
XIII đến thế kỷ XVII), vùng đất Nam Bộ “hình như đang ở trong quá trình
hoang hóa do sự tan rã cơ cấu dân cư. Những nhóm người thưa thớt chỉ còn
quần tụ ở một số vùng Vũng Tàu- Bà Rịa, Prei Nokor, Sóc Trăng, Trà Vinh,
Thất Sơn,… Trừ một vài nhóm lẻ tẻ người Khmer nghèo khổ đi tìm cuộc
sống, trong một thời gian dài vùng hoang dã Nam Bộ là nơi ẩn nấp của
21


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

những phe phái thất thế, những “phó vương”, “đệ nhị vương” khi tranh
giành quyền lực ở triều đình Chân Lạp, nơi tụ họp của các phần tử bất hảo,
nơi những người Khmer nghèo bị áp bức bóc lột đến lánh nạn,…
Những người dân này không bị ràng buộc bởi một chính quyền nào”.
Điều đó đã thể hiện khả năng quản lý yếu cùng với sự thờ ơ vùng đất này
của Chân Lạp tạo điều kiện cho chúa Nguyễn nhanh chóng mở rộng lãnh thổ
vào Đàng Trong.
Năm 1691, vua Chiêm Thành đưa quân vượt biên giới, xâm lấn đất
đai lãnh thổ, sát hại dân Việt ở Diên Ninh (Diên Khánh), tình hình biên giới
Việt- Chiêm trở nên căng thẳng. Năm Quý Dậu (1693) vua nước Chiêm
Thành là Bà Tranh không tiến cống, chúa Nguyễn Phúc Chu phái quan tổng
binh Nguyễn Hữu Cảnh đem binh bình định vùng biên cương, sự nghiệp
“Khai sơn lập quốc” của Nguyễn Hữu Cảnh cũng bắt đầu từ đây. Ông đã bắt
được Bà Tranh và bọn thần tử là Tả trà Viên, Kế bà Tử cùng thân thuộc là
Bà Ân đem về Phú Xuân. Chúa Nguyễn đổi đất Chiêm Thành làm Thuận
phủ, cho Tả trà Viên, Kế bà Tử làm chức Khám lý và ba người con của Bà
Ân làm đề đốc giữ Thuận phủ, lại bắt phải đổi y phục theo như người Việt

Nam để phủ dụ đất Chiêm Thành. Qua năm sau lại đổi Thuận phủ ra làm
Thuận Thành trấn, cho Kế bà Tử làm đô đốc”. Vị quan trấn thủ đầu tiên
vùng đất mới mở- Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh đã nhanh chóng thiết lập
hệ thống cai quản, tổ chức nhân dân khẩn hoang, ổn định cuộc sống, đề ra
chính sách hòa đồng sắc tộc Chăm - Việt. Công việc bình định vừa xong,
một nhóm người Thanh, đứng đầu là A Bân xúi giục bè đảng dấy loạn, ông
lại nhận chỉ lệnh đi dẹp loạn và được cử làm trấn thủ dinh Bình Khương
(Khánh Hòa, Ninh Thuận ngày nay).
Xuân Mậu Dần (tháng 2/1698), chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn
Hữu Cảnh làm Thống suất vào Nam kinh lược, xác định chủ quyền của
22


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

người Việt trên vùng đất mới. Theo đường thủy, thuyền của Nguyễn Hữu
Cảnh đi ngược dòng Đồng Nai đến ở tại cù Lao Phố (Đồng Nai) còn gọi là
Đông Phố (cảng sầm uất nhất miền Nam lúc bấy giờ). Ông cho đặt bản
doanh tại cù lao Phố, nghiên cứu vùng đất này và nhận xét đất đai rộng
mênh mông nhưng toàn là sình lầy, rừng rậm trong khi đó nhân lực thì ít ỏi
vắng vẻ (mặc dù nhân chủng bao gồm cả Khơ me, Chăm, Việt, Hoa) di dân
lập ấp tự do không quy củ, đời sống sinh hoạt của cư dân quá khó khăn,
nghèo nàn. Vùng đất đai hoang hóa, hiểm trở, sông rạch chằng chịt, gai góc
ngút ngàn, đầy rẫy hang ổ của các loài mãnh thú, ác ngư, thật đúng là:
“Đồng Nai địa thế hãi hùng Dưới sông sấu lội, trên giồng cọp um”. Với ý
chí quả cảm, bất chấp tất cả mọi khó khăn, ông nhanh chóng: Vạch ra kế
sách chiêu mộ lưu dân
• Khuyến khích khai hoang, ổn định cuộc sống người dân
• Dàn xếp biên cương
• Thiết lập cơ sở hành chính thôn xã có hệ thống, quy củ

• Lập Gia Định phủ trên phần đất từ sông Đồng Nai đến sông
Tiền và chínhΡ thức cho sát nhập vào bản đồ Đại Việt (hai vùng
Tân An và Gò Công chưa nội thuộc chủ quyền người Việt).
• Sau đó, lấy Đồng Nai làm huyện Phước Long và Sài Gòn làm
huyện Tân Bình
• Đặt Trấn Biên dinh (tức là Biên Hòa) và Phiên Trấn dinh (tức là
Gia Định), sai quan vào cai trị.
• Chiêu mộ những kẻ lưu dân từ Quảng Bình trở vào để lập ra
thôn xã và khai khẩn ruộng đất.
• Những người Tàu ở đất Trấn Biên (Biên Hòa) thì lập làm
Thanh Hà xã, những người ở đất Phiên Trấn (Gia Định) thì lập

23


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

làm Minh Hương xã. Những người ấy thuộc về sổ bộ nước ta.
Mỗi dinh đặt chức Lưu thủ, Cai bạ và Ký lục để cai quản.
• Nha thuộc có 2 ty là Xá sai ty (coi việc văn án, từ tụng, dưới
quyền quanΡ Ký lục) và Lại ty (coi việc tài chính, do quan Cai
bộ đứng đầu).
• Quân binh thì cơ, đội, thuyền, thủy bộ binh và thuộc binh để
canh phòng thôn trang và bảo vệ chủ quyền vùng đất mới mở.
Phủ Gia Định lúc bấy giờ từ Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè đến Long
An. Đất đai được mở rộng ngàn dặm, dân chúng “tứ vạn hộ” được quy tụ
thành các xóm làng có sổ đinh, sổ điền. Tất cả người Hoa cùng đều nhập sổ
bộ nước ta, nhưng theo cách quản lý của Nguyễn Hữu Cảnh thì người Hoa
tập trung sinh sống ở hai nơi: Thanh Hà xã, huyện Phước Long (Đồng Nai,
Biên Hòa) và Minh Hương xã, huyện Tân Bình (Sài Gòn, Bến Nghé). Để

đảm bảo thương mại phát triển, sự giao lưu thông suốt giữa các vùng dân cư
trong Phủ, ông cho lập đường thủy ven các nhánh sông, lấy khu chợ nổi Nhà
Bè cổ nơi ngã ba sông Bình Dương làm trung tâm giao dịch, thương lưu với
cù lao Phố, Bến Nghé, Cần Giờ, Rạch Cát, Vũng Cù (Cần Giuộc) và Gò
Vấp. Nhờ vậy, tàu thuyền chở hàng hóa có thể ra vào một cách dễ dàng. Đặc
biệt, bến tàu Châu Đại Phố của nhóm thương nhân người Hoa đã được củng
cố lại, đảm bảo hoạt động quy củ với tên gọi mới cảng Đại Phố. Dân chúng
được chiêu mộ chủ yếu từ châu Bố Chánh (Quảng Bình), Quảng Nam, các
phủ Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn đến vùng đất mới làm ăn, bởi vậy số
dân lúc bấy giờ đã lên tới 4 vạn hộ, yên tâm chung vai gánh vác công cuộc
mở cõi. Cuộc sống của dân cư nhanh chóng ổn định và khá phát triển.
Trong cuốn “Phủ biên tạp lục”, Lê Quý Đôn đề cập: Hàng năm vào
tháng 11, tháng 12- tháng giã thành gạo, bán lấy tiền để ăn tết chạp. Từ
tháng giêng trở đi là không làm việc xay giã. Bình thời chỉ bán ra Phú Xuân
24


HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỦ ĐỒNG NAI NĂM 2016

để đổi lấy hàng Bắc, lụa lĩnh, áo quần tốt đẹp, ít có vải bố. Đất ấy nhiều ngòi
lạch, đường nước như mắc cửi, không tiện đi bộ. Người buôn có chở thuyền
lớn thì tất đèo theo xuồng nhỏ để thông đi các kênh. Từ cửa biển đến đầu
nguồn đi 6- 7 ngày, hết thảy là đồng ruộng bằng phẳng, bát ngát, rất thích
hợp trồng các loại lúa nếp, lúa tẻ, gạo đều trắng dẻo.
Từng bước từng bước một, chủ quyền của người Việt được xác lập
trên vùng đất Nam Bộ. Tổ chức bộ máy chính quyền từ cấp dinh, trấn cho
đến tận các thôn, xã được thống nhất, Nhà nước quản lý đất đai, hộ khẩu, thu
thuế và trưng thu các nguồn lợi tự nhiên. Sài Gòn- Gia Định đã trở thành
trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng đất mới. Như vậy, tính từ thời điểm
cuộc hôn nhân Chey Chetta II - Ngọc Vạn 1620, qua công chúa Ngọc Vạn

(hoàng hậu Chân Lạp), người Việt được tự do vào khai hoang, kinh doanh ở
Prey Nokor, Đồng Nai (Biên Hòa), Mô Xoài (Bà Rịa)… ngày càng nhiều.
Mối quan hệ giữa người Chân Lạp và người Việt trở nên thân tình, thường
xuyên giúp đỡ nhau.
Đến năm 1698, chủ quyền người Việt được xác lập chính thức từ
Đồng Nai đến bên bờ tả ngạn sông Tiền, nhưng bước khai phá của người
Việt đã vượt qua sông Tiền, sông Hậu tiến sát đến Cà Mau, Hà Tiên. Người
Việt đã vượt biển và nhận thấy khả năng giao lưu khá thuận lợi bằng hệ
thống sông rạch của vùng đất Nam Bộ. Bằng khối óc, đôi bàn tay khéo léo,
mồ hôi, nước mắt, xương máu những con người đó đã biến miền đất hoang
sơ thành đồng ruộng phì nhiêu, phố phường ngày càng phồn thịnh. Điều này
khẳng định xu thế phát triển về phương Nam của người Việt trong lịch sử.
Năm 1699, vua Chân Lạp là Nặc Thu đắp lũy Bích Đôi, Nam Vang và
Cầu Nam cướp bóc dân buôn người Việt. Tướng Long môn là Trần Thượng
Xuyên bấy giờ đóng giữ Doanh Châu (cù Lao Giêng) báo lên. Chúa Nguyễn
Phúc Chu cử Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất cùng Phó
25


×