Tải bản đầy đủ (.pdf) (248 trang)

DỊCH TỄ HỌC GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 248 trang )

HỌC VIỆN QUÂN Y
BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC QUÂN SỰ

DỊCH TỄ HỌC
GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC
(Tái bản lần thứ nhất có sửa chữa và bổ sung)

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
HÀ NỘI - 2007
NHÀ XUẤT BẢN MONG BẠN ĐỌC ĐÓNG GÓP Ý KIẾN PHÊ BÌNH


HỘI ĐỒNG DUYỆT TÀI LIỆU, GIÁO TRÌNH, GIÁO KHOA
CỦA HỌC VIỆN QUÂN Y
Trung tướng, GS.TS. PHẠM GIA KHÁNH
Giám đốc Học viện Quân y
Thiếu tướng, BS. NGUYỄN QUANG PHÚC
Chính ủy Học viện Quân y

- Chủ tịch
- Phó chủ tịch

Thiếu tướng, GS.TS. VŨ ĐỨC MỐI
Phó Giám đốc Học viện Quân y

- Ủy viên

Thiếu tướng,GS.TS. LÊ BÁCH QUANG
Phó Giám đốc Học viện Quân y

- Ủy viên



Thiếu tướng, PGS.TS. ĐẶNG NGỌC HÙNG
Phó giám đốc Học viện Quân y
Giám đốc Bệnh viện 103
Thiếu tướng, PGS.TS. NGUYỄN TIẾN BÌNH
Phó Giám đốc Học viện Quân y
Đại tá, GS.TS. NGUYỄN VĂN MÙI
Phó Giám đốc Bệnh viện 103
Đại tá, GS.TS. LÊ NĂM
Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia
Đại tá, PGS. TS. LÊ GIA VINH
Trưởng phòng sau đại học
Đại tá, PGS. TS. VŨ HUY NÙNG
Trưởng phòng đào tạo
Thượng tá, PGS. TS. HOÀNG VĂN LƯƠNG
Trưởng phòng KHCNMT
Đại tá, BS. PHẠM QUỐC ĐẶNG
Hiệu trưởng Trường Trung học Quân y I
Đại tá, BS. ĐỖ TIẾN LƯỢNG
Trưởng phòng Thông tin KHCNMT
Thượng tá, BS NGUYỄN VĂN CHÍNH
Phó trưởng phòng Thông tin KHCNMT
Trung tá, KS. NGUYỄN VĂN HIỆU
Trưởng phòng Trang bị vật tư kỹ thuật

CHỦ BIÊN:

2

- Ủy viên

- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
- Ủy viên
- Thư kí
- Ủy viên


PGS TS ĐOÀN HUY HẬU
THƯ KÝ BIÊN SOẠN:
THS NGUYỄN THANH CHƯ
THAM GIA BIÊN SOẠN:
THS NGUYỄN THANH CHƯ
PGS TS HỒ BÁ DO
TS ĐINH HỒNG DƯƠNG
PGS TS PHẠM NGỌC ĐÍNH
PGS TS ĐOÀN HUY HẬU
BS PHẠM NGỌC HÙNG
BS HÀ THẾ TẤN
TS ĐÀO XUÂN VINH

3


LỜI NÓI ĐẦU


Dịch tễ học được xác định là môn "Khoa học nghiên cứu sự phân bố tần
số mắc và/hoặc chết của các bệnh trạng cùng với những yếu tố quyết định sự
phân bố đó ở những quần thể xác định và ứng dụng các nghiên cứu này trong
việc kiểm soát những vấn đề sức khoẻ”.
Nhiều thế kỷ qua Dịch tễ học đã góp phần đắc lực trong việc giám sát, khống
chế và loại trừ nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
con người. Những năm gần đây Dịch tễ học phát triển nhanh chóng, nhất là về
các khía cạnh phương pháp nghiên cứu quần thể, góp phần cùng các ngành khác
của Y học Dự phòng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng rất có hiệu quả.
Với mục đích đáp ứng nhu cầu học tập những kiến thức cơ bản môn Dịch tễ
học của sinh viên Y hệ chính quy và các đối tượng học viên Y khoa khác ở bậc
đại học, cuốn sách này được kế thừa một phần nội dung của cuốn sách giáo khoa
Dịch tễ học của Học viện Quân y đã xuất bản năm 1998 và được sửa chữa bổ
sung cho phù hợp với chương trình đào tạo hiện nay. Nội dung của cuốn sách
gồm 3 chương:
Chương 1. Dịch tễ học cơ sở.
Chương 2. Dịch tễ học các bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm.
Chương 3. Dịch tễ học quân sự.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong biên soạn nhưng cuốn giáo trình này có
thể còn có những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn
khi được phép tái bản.

Thay mặt các tác giả
PGS TS Đoàn Huy Hậu

4


MỤC LỤC

Trang
- Lời nói đầu

4

Chương 1: Dịch tễ học cơ sở

7

- Đại cương về Dịch tễ học - PGS.TS. Đoàn Huy Hậu

8

- Nguyên nhân của bệnh tật trong cộng đồng - PGS.TS. Đoàn Huy Hậu

23

Đo lường tần số mắc bệnh và chết ở cộng đồng - TS. Đào Xuân Vinh

36

-

- Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu Dịch tễ học – ThS. Nguyễn
Thanh Chư

45

- Khái quát về các chiến lược thiết kế nghiên cứu Dịch tễ học


53

- PGS.TS. Đoàn Huy Hậu
- Phương pháp nghiên cứu mô tả Dịch tễ học - TS. Đào Xuân Vinh

69

- Phương pháp nghiên cứu phân tích Dịch tễ học - PGS.TS. Đoàn Huy
Hậu

75

- Phương pháp nghiên cứu can thiệp - PGS.TS. Đoàn Huy Hậu

87

- Các kỹ thuật chọn mẫu cơ bản và xác định kích thước mẫu trong
nghiên cứu Dịch tễ học – ThS. Nguyễn Thanh Chư

95

- Nghiệm pháp sàng tuyển trong chẩn đoán cộng đồng – ThS. Nguyễn
Thanh Chư

103

- Thiết kế bộ câu hỏi trong điều tra sức khỏe cộng đồng - TS. Đào Xuân
Vinh

113


- Dịch tễ học môi trường và lao động – PGS.TS. Hồ Bá Do

121

Chương 2: Dịch tễ học các bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm

128

- Quá trình dịch các bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm - TS. Đào Xuân
Vinh

129

- Dịch tễ học các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường hô hấp – ThS.
Nguyễn Thanh Chư

139

- Dịch tễ học các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tiêu hóa –
ThS. Nguyễn Thanh Chư

146

- Dịch tễ học các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường máu – TS.

152

5



Đinh Hồng Dương
- Dịch tễ học các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường da, niêm mạc
– TS. Đinh Hồng Dương

160

- Giám sát Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm – PGS.TS. Phạm Ngọc
Đính

167

- Các biện pháp xử lý phòng chống dịch – BS. Phạm Ngọc Hùng

179

- Gây miễn dịch chủ động đặc hiệu – BS. Hà Thế Tấn

190

Chương 3: Dịch tễ học quân sự

201

- Dịch tễ học quân sự và công tác bảo đảm phòng chống dịch quân sự –
PGS.TS. Phạm Ngọc Đính

202

- Công tác bảo đảm phòng chống dịch cho tân binh – PGS.TS. Hồ Bá

Do

211

- Nội dung công tác vệ sinh phòng dịch tuyến trung đoàn và sư đoàn
thời bình – PGS.TS. Hồ Bá Do

215

- Bảo đảm phòng chống dịch tuyến trung đoàn và sư đoàn bộ binh trong
chiến đấu – PGS.TS. Đoàn Huy Hậu

221

- Công tác khử trùng tẩy uế chiến trường – TS. Đào Xuân Vinh

225

- Chiến tranh sinh học và biện pháp phòng chống - TS. Đào Xuân Vinh

229

- Phụ lục

241

- Tài liệu tham khảo

257


6


Chương 1

DỊCH TỄ HỌC CƠ SỞ

7


ĐẠI CƯƠNG VỀ DỊCH TỄ HỌC

1. Lịch sử phát triển của Dịch tễ học.
Thuật ngữ gốc Hy Lạp Epidemiology (Dịch tễ học) ra đời từ cổ xưa để chỉ
một ngành khoa học nghiên cứu về sức khoẻ của quần thể người (Epi - trong số,
thuộc về; Demos - con người, quần thể người; Logos - ngành học, môn học).
Khái niệm cơ bản về Dịch tễ học đã bắt nguồn từ ý tưởng của Hippocrates
(460 - 372): "... sở dĩ con người ta mắc bệnh vì đã sống trong môi trường không
trong lành..." nghĩa là các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến sự xuất hiện bệnh.
Kết luận trên vẫn còn đúng cho đến ngày nay và đó chính là cơ sở cho mục tiêu
quan trọng của Dịch tễ học: xác định căn nguyên của bệnh tật ở cộng đồng và
xây dựng biện pháp can thiệp. Có thể nói Hippocrates là người đầu tiên đặt nền
móng cho Dịch tễ học.
+ Dịch tễ học cổ điển (Classical Epidemiology):
Trong quá trình phát triển, loài người đã phải đương đầu với sự tấn công của
các vụ dịch bệnh truyền nhiễm. Các bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm chính là
“hiện tượng sức khoẻ” nổi lên hàng đầu trong thời gian dài hàng nghìn năm cho
đến khi người ta phát hiện ra các vi sinh vật gây bệnh, vắc xin và chất kháng
sinh... Trong cả một thời gian dài, cho tới những năm đầu của thế kỷ XX, Dịch tễ
học được coi là môn khoa học nghiên cứu về quy luật phát sinh, phát triển của

các dịch bệnh truyền nhiễm và nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng chống
trong quần thể người. Tên tuổi của nhiều nhà khoa học nổi tiếng trong các lĩnh
vực Vi sinh học, Kí sinh trùng học, Miễn dịch học, Lâm sàng truyền nhiễm, Côn
trùng y học như Pasteur, Koch, Jenner, Metchnikov, Lister, Laveran, Botkin,
Đặng Văn Ngữ... đã thường xuyên được nhắc tới trong nhiều y văn về Dịch tễ
học, bên cạnh tên tuổi của những nhà lý luận và thực hành về Dịch tễ học như
Fracastoro, Gramasevski, Pavlovski, Taylor, Morris, Beliakov... Đến nay, Dịch tễ
học các bệnh truyền nhiễm đã đạt tới sự hoàn chỉnh khá sâu sắc cả trên phương
diện lý luận về quá trình dịch cũng như thực hành phòng chống dịch. Nhiều
thành tựu kỳ diệu đã đạt được trong việc ngăn chặn, đẩy lùi các bệnh truyền
nhiễm như thanh toán bệnh đậu mùa trên phạm vi toàn cầu, khống chế có hiệu
quả một số bệnh dịch từng là nỗi kinh hoàng của nhân loại trước đây như dịch tả,

8


dịch hạch, sốt phát ban thành dịch, bại liệt..., góp phần thanh toán một số bệnh
dịch thường xảy ra cho trẻ em ở nhiều quốc gia như sởi, ho gà, bạch hầu, uốn
ván, viêm não... Ngày nay Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm vẫn có tầm quan
trọng lớn, nhất là ở các nước đang phát triển, nơi mà các bệnh như sốt rét, sán
máng, phong, bại liệt và một số bệnh khác còn khá phổ biến. Lĩnh vực Dịch tễ
học truyền nhiễm một lần nữa lại trở nên quan trọng ở các nước đã phát triển với
sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm mới như Hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải (AIDS), dịch bệnh SARS, cúm A/ H5N1 ...
Cùng với sự phát triển của khoa học y học, vấn đề sức khoẻ không chỉ khư
trú ở các dịch bệnh truyền nhiễm, mà còn nhiều loại bệnh tật, tai nạn và các biến
đổi xấu về sức khoẻ cho con người. Việc tìm hiểu nguyên nhân dịch bệnh không
chỉ còn là phát hiện căn nguyên vi sinh vật, mà mở rộng ra cho nhiều yếu tố tự
nhiên, xã hội và sinh học khác trong quần thể người.
+ Dịch tễ học hiện đại (Modern Epidemiology):

Đến đầu thế kỷ XIX, sự phân bố bệnh theo các nhóm quần thể mới được đo
lường trên quy mô lớn, Dịch tễ học hiên đại ra đời để đáp ứng các yêu cầu của
việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng một cách chủ động, tích cực và
toàn diện. Mặc dù có nguồn gốc từ những quan sát của John Graunt về định
lượng hiện tượng sức khỏe ở các cộng đồng khác nhau, song phải tới những năm
cuối của thế kỷ XIX trở đi mới có nhiều công trình nghiên cứu theo hướng này
như nghiên cứu của William Farr, John Snow, Morris, Ferris, Doll và Hill... Dịch
tễ học hiện đại chú ý đến tần số mắc và chết của tất cả các bệnh tật và các biến
đổi xấu về sức khoẻ trong quần thể người, chú ý tới việc tìm ra các nguyên nhân,
các yếu tố nguy cơ bệnh tật từ môi trường tự nhiên, xã hội và sinh học xung
quanh cộng đồng và của bản thân cộng đồng người. Dịch tễ học hiện đại cũng rất
chú ý tới việc xây dựng, hoàn chỉnh và áp dụng các phương pháp nghiên cứu, kỹ
thuật nghiên cứu Dịch tễ học trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Sự phát triển gần đây của Dịch tễ học được minh họa bởi công trình của Doll
và Hill khi nghiên cứu về mối liên quan giữa hút thuốc lá và ung thư phổi trong
những năm 1950. Công trình được bắt từ những quan sát lâm sàng về sự kết hợp
giữa hút thuốc lá và ung thư phổi, mở rộng mối quan tâm Dịch tễ học tới các
bệnh mãn tính. Kết quả của việc theo dõi trong 10 năm các tác giả đã chỉ ra rằng:
có sự kết hợp chặt chẽ giữa thói quen hút thuốc lá và tỷ lệ mắc bệnh ung thư
phổi.

9


Tỷ lệ tử vong do ung th phổi hàng năm trên 1000

4.0

3.5


3.0

2.5

2.0

1.5

1.0

0,5

0,0
0

10

20

30

40

Số thuốc lá dùng trung bình trong một ngày

Hỡnh 1.1: T l ung th phi v lng thuc lỏ tiờu th (Doll v Hill, 1964).
Ngy nay cựng vi s phỏt trin ca nhiu ngnh khoa hc t nhiờn v xó
hi, c bit l trong lnh vc tin hc, Dch t hc cú th trin khai nghiờn cu
trờn nhng khụng gian v vi quy mụ rng ln hn, vi cỏc ni dung v k thut
sõu hn trong nhiu tỡnh hung t nhiờn v xó hi phc tp hn. Phm vi bao

quỏt ca Dch t hc rng hn ó lm xut hin nhiu chuyờn ngnh khỏc nhau
ca Dch t hc: ngoi Dch t hc cỏc bnh truyn nhim, cũn cú Dch t hc
cỏc bnh mn tớnh, Dch t hc cỏc bnh do mụi trng v ngh nghip, Dch t
hc cỏc tai nn v t nn xó hi, Dch t hc quõn s, Dch t hc lõm sng, Dch
t hc phõn t... S phỏt trin ny lm cho Dch t hc tr thnh mt mụn hc
quan trng trong Y hc d phũng cng nh Y t cụng cng hin nay.
2. nh ngha, mc tiờu, i tng ca Dch t hc.
2.1. nh ngha v phm vi ca Dch t hc:

Dch t hc c nh ngha l Khoa hc nghiờn cu s phõn b tn s mc
v/hoc cht ca cỏc bnh trng cựng vi nhng yu t quyt nh s phõn b ú
nhng qun th xỏc nh, ng dng cỏc nghiờn cu ny trong vic kim soỏt
nhng vn sc kho (Last, 1995).
nh ngha ny cú hai thnh phn quan trng liờn quan cht ch vi nhau, ú
l: nghiờn cu s phõn b tn s bnh trng/ t vong v cỏc yu t quyt nh s
phõn b tn s ú trong qun th ngi.

10


Sự phân bố các tần số mắc và tần số chết đối với một bệnh trạng nhất định
được nhìn dưới ba góc độ của Dịch tễ học: con người - không gian - thời gian, để
có thể trả lời được các câu hỏi là một bệnh trạng nào đó được phân bố như thế
nào, nghĩa là có mắc hay không mắc, mắc nhiều hay ít, ai mắc, ai chịu hậu quả
của bệnh (tuổi nào, giới tính nào, nghề nghiệp nào, dân tộc nào...), bệnh xảy ra ở
đâu (vùng địa lý nào, nước nào...) và vào thời gian nào (trước kia, hiện nay, năm
tháng nào...).
Các yếu tố quy định sự phân bố các bệnh trạng bao gồm mọi yếu tố nội và
ngoại sinh thuộc nhiều lĩnh vực, bản chất khác nhau, có ảnh hưởng đến sự mất
cân bằng sinh học đối với một cơ thể, khiến cơ thể đó không duy trì được tình

trạng sức khỏe bình thường. Nghiên cứu các yếu tố quy định sự phân bố tần số
bệnh trạng đó, xem tại sao lại có sự phân bố như vậy và từ đó mới lý giải được
các yếu tố nguyên nhân hoặc các yếu tố phòng ngừa đối với từng bệnh trạng nhất
định.
Ở cả 2 thành phần của định nghĩa này đều có liên quan chặt chẽ đến tần số
mắc và tần số chết, nói khác đi là phải định lượng được các hiện tượng sức khỏe
đó dưới các dạng tuyệt đối (số người mắc/chết cụ thể) và dưới dạng các số đo
tương đối (như tỷ lệ, tỷ suất) để có thể đem so sánh được.
Định nghĩa này cũng nhấn mạnh rằng Dịch tễ học không chỉ quan tâm tới tử
vong, bệnh tật mà còn tới các tình trạng sức khoẻ và các biện pháp nhằm nâng
cao sức khoẻ con người.
Đối tượng của một nghiên cứu Dịch tễ học thường là một quần thể người.
Một quần thể có thể được xác định theo điều kiện địa lý hay các điều kiện khác.
Một quần thể thường được dùng trong nghiên cứu Dịch tễ học là một quần thể
trong một khu vực hoặc một nước nào đó tại một thời điểm nhất định. Điều này
hình thành cơ sở cho việc xác định các nhóm theo giới, nhóm tuổi, chủng tộc...
Cấu trúc của các quần thể khác nhau ở các vùng địa lý khác nhau và ở các thời
điểm khác nhau.
Các nghiên cứu Dịch tễ học ban đầu thường quan tâm tới nguyên nhân của
các bệnh truyền nhiễm, các nghiên cứu này vẫn có vai trò quan trọng vì nó xác
định các phương pháp phòng ngừa. Theo hướng này, Dịch tễ học là khoa học cơ
bản của y học với mục đích là nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
Nguyên nhân của một số bệnh có thể gắn với các yếu tố di truyền, như đối
với bệnh “Phenylketonunia”, nhưng phổ biến hơn đó là kết quả của sự tác động
qua lại giữa yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường. Trong phạm vi này, môi

11


trường được định nghĩa rộng hơn bao gồm các yếu tố sinh học, hoá học, lý học,

tâm lý học hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Hành vi và lối
sống có tầm quan trọng rất lớn trong mối quan hệ này, và Dịch tễ học được sử
dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố và các can thiệp dự phòng thông
qua việc tăng cường sức khoẻ.
Dịch tễ học còn quan tâm tới lịch sử tự nhiên của bệnh ở các cá thể và các
nhóm khác nhau. Việc ứng dụng các nguyên lý và phương pháp Dịch tễ học vào
các vấn đề gặp trong thực hành y học với các bệnh nhân đơn lẻ đã dẫn tới sự phát
triển của Dịch tễ học lâm sàng. Dịch tễ học vì vậy đã truyền sức mạnh cho cả Y
học dự phòng và Y học lâm sàng.
Dịch tễ học thường được sử dụng để mô tả tình trạng sức khoẻ của các nhóm
quần thể. Sự hiểu biết về gánh nặng bệnh tật ở các nhóm quần thể là điều thiết
yếu giúp các nhà chức trách y tế, những người phải tìm cách phân bổ các nguồn
lực hữu hạn sao cho mang lại hiệu quả tốt nhất, bằng cách xác định các chương
trình phòng và chữa bệnh ưu tiên. Trong một vài lĩnh vực đặc biệt như Dịch tễ
học môi trường và lao động, thì chú trọng đến các quần thể có những dạng phơi
nhiễm với môi trường đặc biệt.
2.2. Mục tiêu:

Với những quan niệm và định nghĩa của Dịch tễ học như đã nêu, Dịch tễ học
có mục tiêu khái quát là đề xuất được những biện pháp can thiệp hữu hiệu nhất
để phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế và thanh toán những tình trạng không có lợi
cho sức khỏe con người. Từ đó, mọi hoạt động dịch tễ nói chung đều nhằm vào
những mục tiêu sau đây:
+ Xác định sự phân bố các hiện tượng sức khỏe - bệnh trạng, sự phân bố các
yếu tố nội, ngoại sinh trong quần thể theo 3 góc độ con người - không gian - thời
gian, nhằm định hướng cho sự phát triển các chương trình và các dịch vụ sức
khỏe.
+ Làm bộc các nguy cơ và các yếu tố căn nguyên của tình hình sức khỏe bệnh trạng đó, nhằm phục vụ cho các kế hoạch chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa,
kiểm soát hoặc thanh toán bệnh trạng.
+ Cung cấp những phương pháp đánh giá hiệu lực của các biện pháp áp dụng

trong các dịch vụ y tế giúp cho việc chọn lựa, hoàn thiện các biện pháp phòng
chống các bệnh trạng, cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Ba mục tiêu trên tuy độc lập với nhau song có quan hệ chặt chẽ và là tiền đề
cho nhau. Ví dụ: để đạt được mục tiêu xác định các yếu tố nguyên nhân người ta

12


phải sử dụng các kết quả thu được khi thực hiện mục tiêu mô tả sự phân bố tần số
bệnh tật trong cộng đồng. Để đề xuất được các biện pháp can thiệp phòng chống
dịch thì phải có kết quả qua thực hiện mục tiêu thứ nhất và thứ hai.
2.3. Đối tượng:

Dịch tễ học nghiên cứu các quy luật của sự phát sinh và diễn biến của các
hiện tượng sức khỏe khác nhau xảy ra trong quần thể người trên những quy mô
nhất định làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cộng đồng và sức khỏe sản xuất
xã hội.
Sự phát sinh và sự diễn biến của một bệnh, dù với quy mô nào cũng tuân theo
những quy luật riêng của nó trong một quần thể nhất định, trong những điều kiện
nhất định của tự nhiên, xã hội, sinh thái của chính chủ thể con người đang sống,
lao động bình thường.
Các bệnh trạng được kể ở đây bao gồm: ngoài các bệnh đã hình thành định
nghĩa rõ ràng (như các bệnh truyền nhiễm, các bệnh mạn tính nổi lên rõ nét hiện
nay như các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh cơ địa, chuyển hóa, các bệnh di
truyền...) còn bao gồm mọi trạng thái không bình thường về thể chất, tâm linh, xã
hội của dân chúng.
Đối tượng nghiên cứu của Dịch tễ học là mọi loại bệnh tật với những quy luật
phát sinh, phát triển và phân bố riêng của chúng ở trong quần thể người, trong
mối tương tác với môi trường tự nhiên, xã hội và sinh học mà con người sinh
sống.

+ Quần thể người là đối tượng thứ nhất trong Dịch tễ học và được xác định là
các cộng đồng người có trong các khu vực địa lý, sinh cảnh hoặc hành chính
khác nhau. Tùy theo độ lớn và yêu cầu quan sát dịch tễ mà người ta có thể chia
ra:
- Quần thể toàn bộ (dân cư của một tỉnh, huyện, vùng...).
- Quần thể có nguy cơ mắc bệnh, hoặc nguy cơ cao (tân binh mới vào vùng
sốt rét, công nhân mỏ than làm trong hầm lò...).
- Quần thể bệnh, tàn tật, có di chứng sau bệnh hoặc chết do bệnh.
Những quần thể được chọn ra làm đối tượng chính cho các nghiên cứu Dịch
tễ học được gọi là quần thể quan sát hay quần thể định danh.
Những quần thể đối tượng trên có thể được phân ra các nhóm theo đặc trưng
tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, mức sống... và được xem xét về các chỉ số về sức

13


khoẻ và bệnh tật trong các điều kiện tĩnh tại hoặc biến động theo thời gian và
không gian.
+ Bệnh tật là đối tượng nghiên cứu thứ hai của Dịch tễ học và được xác định
là mọi loại bệnh tật, xảy ra với các mức độ phổ biến khác nhau trong quần thể
quan sát:
- Trước hết là toàn bộ các bệnh tật đã được định nghĩa rõ ràng, tuy nhiên
nhiều đặc điểm dịch tễ và các yếu tố nguyên nhân luôn cần được làm rõ thêm.
Hầu hết các bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa, ngoại khoa, các bệnh mạn
tính, các thể ung thư, các chấn thương và tai nạn giao thông, tai nạn nghề
nghiệp... được xếp vào nhóm đối tượng này.
- Ngoài bệnh tật đã được định nghĩa, những trạng thái không bình thường về
thể chất (trẻ đẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng...), về tâm linh và xã hội (thường xuyên
chịu đựng các stress về gia đình, công tác, xã hội...) đều được coi là bệnh trạng,
những quy luật phân bố, tiến triển thành bệnh tật hay thoái lui của chúng trong

cộng đồng đều được nghiên cứu.
Nói cách khác, đối tượng của Dịch tễ học là các quy luật phân bố của các
bệnh trạng xảy trong những quần thể dân chúng nhất định, với các yếu tố nguyên
nhân chi phối tình trạng phân bố đó trong những điều kiện nhất định về thời gian,
không gian và con người.
3. Nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu của Dịch tễ học.
3.1. Nhiệm vụ:
3.1.1. Xác định nguyên nhân của bệnh:

Chỉ một số bệnh có nguyên nhân duy nhất là do yếu tố gen, còn hầu hết các
bệnh khác là kết quả của sự tương tác giữa gen và các yếu tố môi trường. Ví dụ:
bệnh đái tháo đường có nguyên nhân gây bệnh bao gồm cả yếu tố gen di truyền
và yếu tố môi trường. Yếu tố môi trường là bao gồm những yếu tố sinh học, hoá
học, vật lý, tâm lý, kinh tế và văn hoá có ảnh hưởng tới sức khoẻ. Yếu tố hành vi
cá nhân ảnh hưởng tới sự tương tác đó. Dịch tễ học được sử dụng để nghiên cứu
những tác động này và hiệu quả của các can thiệp phòng bệnh bằng các biện
pháp nâng cao sức khoẻ.
3.1.2. Nghiên cứu lịch sử tự nhiên của bệnh:

Bất kỳ một loại bệnh nào đều có thời gian tiến triển nhất định trên cơ thể
người, từ trạng thái lành sang trạng thái bệnh rồi sau đó kết thúc bằng khỏi, hoặc
chết, hoặc tàn phế. Mỗi loại bệnh có thể khác nhau từng chi tiết cụ thể, nhưng
nhìn chung đều có một quá trình diễn biến tự nhiên theo một quy luật riêng, trong

14


một thời gian nhất định. Quá trình đó gọi là quá trình tự nhiên nghĩa là quá trình
diễn biến của bệnh khi không có sự can thiệp của điều trị, một số tác giả gọi là
lịch sử tự nhiên của bệnh. Cần phải xác định quá trình tự nhiên của bệnh mới có

những đề cập khác nhau trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh.

3.1.3. Mô tả tình trạng sức khoẻ quần thể:

Dịch tễ học thường được sử dụng để mô tả tình trạng sức khoẻ của các nhóm
quần thể. Các nhà quản lý trong lĩnh vực y tế cần phải có những thông tin về
gánh nặng bệnh tật của quần thể để có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực hạn
chế của ngành cho các ưu tiên can thiệp để tăng cường sức khoẻ quần thể. Với
một số chuyên ngành cụ thể của Dịch tễ học, như Dịch tễ học môi trường và
bệnh nghề nghiệp, trọng tâm nghiên cứu quần thể sẽ chú trọng vào các phơi
nhiễm môi trường đặc thù.
3.1.4. Đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp:

Những đánh giá này nhằm xác định các yếu tố như thời gian nằm viện của
những vấn đề sức khoẻ cụ thể, ví dụ: giá trị của việc điều trị cao huyết áp, hiệu
quả của các giải pháp vệ sinh để kiểm soát bệnh tiêu chảy, tác động của việc
giảm lượng chì cho vào xăng...
Các nguyên lý và phương pháp của Dịch tễ học ứng dụng trong việc xác định
các vấn đề nảy sinh trong thực hành y học đã dẫn tới việc phát triển ngành Dịch
tễ học lâm sàng. Tương tự như vậy, Dịch tễ học đã mở rộng vào nhiều lĩnh vực
khác như Dịch tễ học dược khoa, Dịch tễ học phân tử, Dịch tễ học di truyền.
3.2. Nội dung:

Trên cơ sở định nghĩa của Dịch tễ học và các mục tiêu cụ thể của môn học,
Dịch tễ học có những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Nội dung Dịch tễ học mô tả: Dịch tễ học đề cập tới mức độ và sự phân bố
tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của quần thể người thông qua việc mô tả các chỉ
số mắc bệnh và chết của cộng đồng, mô tả các yếu tố tự nhiên, xã hội và sinh học
ảnh hưởng tới mức độ và sự phân bố tần số bệnh tật đó. Nội dung này cũng bao
hàm việc sử dụng các kết quả mô tả trên để lập kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cộng

đồng, bên cạnh đó hình thành nên các giả thuyết về nguyên nhân của bệnh tật
trong cộng đồng nghiên cứu (giả thiết về quan hệ nhân - quả).

15


+ Nội dung Dịch tễ học phân tích: Dịch tễ học đề cập tới các yếu tố nguyên
nhân, bao gồm yếu tố căn nguyên và các yếu tố điều kiện (được gọi chung là các
yếu tố nguy cơ) của bệnh tật trong cộng đồng và xác định chúng dựa trên kết quả
phân tích các dữ kiện thu được trong các thiết kế nghiên cứu phân tích, nhằm
mục đích khẳng định hoặc bác bỏ các giả thuyết về nguyên nhân đã được nêu ra,
đồng thời xác định mức độ “chịu trách nhiệm” của từng yếu tố nguyên nhân
trong mạng lưới nguyên nhân của bệnh dịch.
Yếu tố di truyền

1. Xác định nguyên nhân

Sức khoẻ tốt

Sức khoẻ kém

Yếu tố môi trường

Biến đổi cận
lâm sàng

Sức khoẻ tốt

2. Lịch sử tự nhiên


Tử vong

Bệnh lâm
sàng
Hồi phục

3. Mô tả tình trạng sức
khoẻ của quần thể

Sức khoẻ tốt

Tỷ lệ với sức khoẻ kém,
biến đổi qua thời gian,
biến đổi với tuổi …

Sức khoẻ
kém

Thời gian
Chữa bệnh
Chăm sóc y tế
4. Đánh giá can thiệp
Sức khoẻ tốt

Sức khoẻ kém

Nâng cao sức khoẻ
Các biện pháp phòng ngừa
Các dịch vụ y tế công
cộng


Hình 1.2: Các nhiệm vụ chính của Dịch tễ học.

16


+ Nội dung Dịch tễ học thực nghiệm: Dịch tễ học đề cập tới các thử nghiệm
lập lại mô hình quá trình dịch bệnh hoặc các biện pháp, can thiệp với quy mô
toàn bộ hay ở một số khâu của quá trình dịch, trong phạm vi phòng thí nghiệm
hay ở thực địa, cộng đồng, nhằm mục đích tìm hiểu sâu về các quy luật phát sinh
và lan tràn bệnh tật, nhằm khẳng định thêm các mối quan hệ nhân - quả, hoặc
góp phần đánh giá hiệu lực, hiệu quả các giải pháp, biện pháp can thiệp phòng
chống dịch ở cộng đồng.
+ Nội dung Dịch tễ học lý thuyết khái quát: Dịch tễ học đề cập tới các mô
hình của các bệnh tật trong quần thể nghiên cứu dựa trên kết quả của các nội
dung Dịch tễ học mô tả, phân tích và thực nghiệm. Tùy theo kỹ thuật khái quát
mà người ta có mô hình lý thuyết, hoặc mô hình toán học của dịch bệnh. Người
ta tiến hành đánh giá sự đúng đắn của mô hình trước khi đưa ra áp dụng vào việc
khảo sát và tiên đoán dịch bệnh nghiên cứu trên một quần thể khác có các yếu tố
phù hợp cho từng mô hình.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:

Tuy là một ngành khoa học của Y sinh học nhưng Dịch tễ học cũng mang
nhiều sắc thái của Y xã hội học. Bên cạnh đó là một môn khoa học nghiên cứu về
“đám đông”, vì vậy nó cũng sử dụng kiến thức của toán học và thống kê học.
Dịch tễ học có các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
+ Phương pháp mô tả Dịch tễ học: Để thực hiện nội dung Dịch tễ học mô tả,
ta có phương pháp mô tả Dịch tễ học. Đây là phương pháp dựa trên việc sử dụng
các kỹ thuật và công cụ nghiên cứu để tiến hành điều tra quan sát, đo lường, thu
thập số liệu nhằm mô tả thực trạng hiện tượng sức khoẻ và bệnh tật ở cộng đồng

trong mối quan hệ với các yếu tố môi trường tự nhiên, xã hội và sinh học của
cộng đồng đó. Phương pháp mô tả Dịch tễ học dựa trên một số thiết kế nghiên
cứu cụ thể sau:
- Nghiên cứu cắt ngang hay nghiên cứu ngang: mô tả sự kiện xảy ra trong 1
thời điểm hoặc một thời khoảng ngắn, có thể coi như bức ảnh chụp nhanh của sự
kiện sức khoẻ được nghiên cứu.
- Nghiên cứu theo dõi dọc hay nghiên cứu dọc: có thể là nghiên cứu hồi cứu
hoặc nghiên cứu tương lai, nhằm mô tả sự kiện xảy ra trong một khoảng thời gian
nhất định (tháng, năm...).
- Nghiên cứu ca bệnh hoặc chùm ca bệnh.

17


- Nghiên cứu tương quan: mô tả hiện tượng sức khoẻ trong mối tương quan
với các yếu tố nguy cơ được giả định là có ảnh hưởng tới sự phát sinh, phát triển
dịch bệnh.
+ Phương pháp phân tích Dịch tễ học: Để thực hiện nội dung Dịch tễ học
phân tích ta có phương pháp phân tích Dịch tễ học. Đây là phương pháp dựa trên
việc sử dụng các kỹ thuật và thiết kế nghiên cứu phân tích để phát hiện, xác lập
mối tương quan giữa sự kiện bệnh tật và yếu tố nguy cơ có vai trò nguyên nhân
của bệnh tật trong những cộng đồng xác định. Phương pháp này sử dụng một số
thiết kế nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu bệnh chứng (Case-Control study): là một nghiên cứu hồi cứu có
nhóm đối chứng, xuất phát từ những trường hợp có bệnh.
- Nghiên cứu thuần tập (Cohort study): là nghiên cứu hồi cứu hoặc nghiên
cứu tương lai, có nhóm đối chứng, xuất phát từ những trường hợp phơi nhiễm với
yếu tố nguy cơ của bệnh.
- Nghiên cứu can thiệp/thực nghiệm: thường là nghiên cứu thuần tập tương
lai, có nhóm đối chứng, gồm cả thử nghiệm ở lâm sàng và thử nghiệm ở thực địa,

cộng đồng.
+ Phương pháp can thiệp Dịch tễ học: Với mục đích góp phần đưa ra các biện
pháp can thiệp dự phòng ở các cấp độ đối với bệnh dịch, ta có phương pháp can
thiệp Dịch tễ học. Những nội dung chính của phương pháp là:
- Can thiệp bằng các biện pháp kỹ thuật - công nghệ (khử trùng, tiêu khử độc,
diệt côn trùng, tiêm chủng, uống thuốc phòng...)
- Can thiệp bằng các biện pháp tổ chức - xã hội (hệ thống báo cáo, thông báo
dịch bệnh, hạn chế các stress xã hội, xây dựng mạng lưới vệ sinh phòng bệnh...)
- Can thiệp bằng công tác truyền thông - giáo dục nhằm xã hội hóa công tác
phòng chống bệnh dịch, làm cho cộng đồng có thể tự bảo vệ sức khoẻ của mình.
4. Vai trò, phạm vi nghiên cứu và những thành tựu của Dịch tễ học.
4.1. Vai trò của Dịch tễ học:

Dịch tễ học được coi là môn khoa học có vai trò quan trọng trong Y học dự
phòng và y tế công cộng. Nó góp phần tích cực trong việc bảo vệ và nâng cao
sức khoẻ cộng đồng thông qua những nội dung vai trò ứng dụng sau đây:
+ Góp phần hoạch định, thiết lập các chiến lược, sách lược, chương trình y tế
- xã hội ở các tuyến, định ra các ưu tiên về đầu tư trong chăm sóc sức khoẻ cộng

18


đồng, dựa trên kết quả xác định thực trạng mức độ, sự phân bố sức khoẻ và bệnh
tật trong cộng đồng.
+ Đặt cơ sở khoa học và thực tế cho việc lập ra các kế hoạch, đề xuất giải
pháp, biện pháp công tác phòng chống dịch bệnh trong từng cộng đồng cụ thể với
các hoàn cảnh cụ thể của dân chúng, thông qua kết quả xác định các yếu tố
nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của bệnh tật ở cộng đồng và kết quả các thử nghiệm
can thiệp.
+ Trang bị các phương pháp nghiên cứu Dịch tễ học được coi là một phương

tiện chính xác và khả thi để đánh giá hiệu lực, hiệu quả của các kế hoạch, chương
trình sức khoẻ và xã hội ở các phạm vi và tuyến khác nhau.
+ Trang bị cơ sở 1ý thuyết và thực tế để xây dựng các mô hình, các thường
quy giám sát, can thiệp, kiểm soát, thông tin về phòng chống dịch bệnh trong
cộng đồng. Phổ cập các kiến thức cần thiết tới nhân viên y tế dự phòng và y tế
cộng đồng các tuyến.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của Dịch tễ học:

Do phạm vi đối tượng nghiên cứu của Dịch tễ học rất rộng, dựa trên cơ sở
của 4 nội dung nghiên cứu trên, Dịch tễ học hiện nay đang có xu hướng phân
ngành để tạo điều kiện cho từng phân ngành có thể đi sâu vào các khía cạnh đặc
thù của mình. Đã xuất hiện những phân ngành chính sau đây:
+ Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm gây ra do các tác nhân vi sinh vật và có
tính lây truyền trong cộng đồng.
+ Dịch tễ học các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, cao huyết áp, thấp
khớp, tiểu đường, các thể ung thư, các bệnh tâm thần... mà tần số người mắc
đang ngày càng tăng lên trong quần thể.
+ Dịch tễ học các bệnh do môi trường và lao động: gồm cả các bệnh cấp và
mạn tính, hậu quả của sự biến đổi xấu của môi trường sống và lao động của con
người.
+ Dịch tễ học các tai nạn và thảm họa: gồm các chấn thương và bệnh tật do
tai nạn giao thông, sinh hoạt, lao động hay trong các vụ thảm họa xảy ra trong
cộng đồng.
+ Dịch tễ học lâm sàng: là một ngành rất trẻ của Dịch tễ học, nó góp phần
cùng với các môn bệnh học lâm sàng để chẩn đoán sớm, chính xác và tiên lượng
bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị và điều trị dự phòng đối với nhóm quần thể đã
mắc bệnh điển hình hoặc bệnh lý tiềm ẩn ở các tuyến bệnh viện và cộng đồng.

19



4.3. Thành tựu của Dịch tễ học đối với sức khỏe cộng đồng:

Dịch tễ học đã góp phần to lớn vào việc loại trừ và thanh toán nhiều bệnh
hoặc hiện tượng sức khỏe, góp phần vô cùng to lớn vào việc bảo vệ và nâng cao
sức khỏe cộng đồng:
+ Thanh toán bệnh đậu mùa: việc thanh toán bệnh đậu mùa trên thế giới là
một thành tựu lớn lao góp phần nâng cao sức khoẻ và hạnh phúc của hàng triệu
người. Từ những năm 1790, người ta đã biết rằng: người nhiễm vi rút đậu bò thì
sẽ không mắc bệnh đậu mùa. Tuy nhiên phải mất gần 200 năm sau thì lợi ích của
khám phá này mới được chấp nhận và áp dụng trên toàn thế giới.
Việc loại trừ bệnh đậu mùa là một chiến dịch tập trung và phối hợp nhiều
năm của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) và Dịch tễ học đã giữ vai trò trung
tâm trong chiến dịch này bằng việc cung cấp thông tin về phân bố các trường hợp
bệnh, mô hình, cơ chế và mức độ lan truyền bệnh, lập bản đồ các vụ dịch bệnh và
đánh giá biện pháp kiểm soát. Chương trình loại trừ bệnh đậu mùa do TCYTTG
khởi xướng năm 1967 (lúc này có từ gần 15 triệu ca bệnh và 2 triệu ca tử vong
xảy ra hàng năm ở 31 nước). Đến năm 1976 chỉ còn 2 nước báo cáo có bệnh đậu
mùa và trường hợp xuất hiện bệnh đậu mùa tự nhiên cuối cùng được báo cáo vào
năm 1977.
+ Phát hiện và giải quyết tình trạng nhiễm độc methyl thủy ngân: thủy ngân
đã được coi là một chất độc mạnh từ thời Trung Cổ, trong nhiều năm nó đã trở
thành một biểu tượng của mối hiểm hoạ môi trường. Những năm 1950, hợp chất
thủy ngân trong nước thải của một nhà máy ở Minamata, Nhật Bản chảy vào một
vịnh nhỏ làm tích tụ methyl thủy ngân trong cá gây ra nhiễm độc trầm trọng cho
những người ăn cá (TCYTTG, 1976). Các nghiên cứu Dịch tễ học đã giữ một vai
trò chủ chốt trong việc xác định nguyên nhân: người ta quan sát 121 người mắc
bệnh này chủ yếu sống gần vịnh Minamata, các nạn nhân hầu hết là các thành
viên của các gia đình có nghề chính là đánh cá; những gia đình ăn ít cá thì không
mắc bệnh. Nghiên cứu dịch tễ đã đi đến kết luận rằng có yếu tố gì đó trong cá

gây ngộ độc, bệnh không phải do lây truyền hay di truyền.
+ Phát hiện và phòng chống bệnh bướu cổ do thiếu iốt: thiếu iốt xảy ra phổ
biến ở một số vùng miền núi, làm suy giảm thể lực và tinh thần có liên quan tới
việc sản xuất không đủ lượng nội tiết tố tuyến giáp có chứa iốt, đến thế kỷ XX
người ta mới có đầy đủ hiểu biết để hình thành các biện pháp dự phòng và kiểm
soát có hiệu quả. Năm 1915, bệnh bướu cổ lưu hành đã được coi là bệnh dễ
phòng ngừa nhất, và việc sử dụng muối iốt để khống chế bệnh bướu cổ đã được

20


đề xuất tại Thụy Sỹ (Hetzel, 1989). Các cuộc thử nghiệm đầu tiên trên quy mô
lớn về iốt được tiến hành ở Mỹ trên 5000 em gái từ 11 đến 18 tuổi. Các kết quả
dự phòng và điều trị hiệu quả đã được giới thiệu trên quy mô cộng đồng ở nhiều
nước. Dịch tễ học đã góp phần vào việc xác định và giải quyết vấn đề thiếu hụt
iốt; các biện pháp dự phòng có hiệu quả thích hợp cho việc sử dụng muối iốt trên
quy mô lớn, cũng như các biện pháp giám sát chương trình iốt.
+ Phát hiện căn nguyên ung thư phổi: ung thư phổi đã từng được coi là một
bệnh hiếm gặp, nhưng từ những năm 1930 có sự gia tăng đột biến số ung thư
phổi, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển. Những nghiên cứu Dịch tễ học
đầu tiên tìm hiểu mối liên quan giữa mắc ung thư phổi và hút thuốc lá được công
bố vào năm 1950. Các nghiên cứu Dịch tễ học tiếp theo đã khẳng định sự kết hợp
này ở các quần thể khác nhau. Có nhiều chất có thể gây ung thư đã được tìm thấy
trong thuốc lá.
Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi còn liên quan tới hút thuốc lá và phơi nhiễm
nghề nghiệp với bụi amiant. Hiện nay, người ta đã khẳng định nguyên nhân chính
làm tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi là hút thuốc lá. Ngoài ra còn nhiều nguyên
nhân khác như bụi amiant và ô nhiễm không khí đô thị. Hút thuốc lá và phơi
nhiễm với amiant tương tác với nhau, gây nên tỷ lệ ung thư phổi cao vượt mức
cho những công nhân vừa hút thuốc vừa phơi nhiễm với bụi amiant.

+ Phát hiện và phòng chống hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS):
AIDS được xác định đầu tiên như là một bệnh riêng biệt vào năm 1981 tại Mỹ.
Vi rút được tìm thấy ở một số chất dịch cơ thể, đặc biệt là trong máu, tinh dịch và
dịch âm đạo, việc lây nhiễm chủ yếu thông qua quan hệ tình dục hoặc dùng
chung kim tiêm bị nhiễm vi rút. Các nghiên cứu Dịch tễ học và xã hội học đóng
một vai trò quan trọng trong việc xác định dịch, phương thức lây truyền, các yếu
tố nguy cơ, các yếu tố mang tính xã hội, và đánh giá các chương trình can thiệp,
dự phòng, điều trị và kiểm soát. Việc sàng lọc máu của những người cho máu,
tăng cường các hoạt động tình dục an toàn, điều trị các bệnh lây truyền qua
đường tình dục khác, tránh sử dụng chung bơm kim tiêm và phòng lây truyền từ
mẹ sang con bằng các loại antiretroviral hiện nay đang là những phương pháp
chính để kiểm soát việc lây truyền.

21


NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TẬT TRONG CỘNG ĐỒNG

1. Khái niệm.
Hiểu biết nguyên nhân gây bệnh trong lĩnh vực sức khoẻ không chỉ quan
trọng đối với phòng bệnh mà còn giúp cho quá trình chẩn đoán và áp dụng đúng
các phương pháp điều trị. Cũng như các ngành khoa học khác, khái niệm về
nguyên nhân là chủ đề được tranh luận nhiều trong Dịch tễ học. Tính triết lý của
khoa học tiếp tục đóng góp vào sự hiểu biết về quá trình suy luận nhân - quả, tức
là phán xét mối liên hệ giữa những nguyên nhân được thừa nhận và hậu quả của
nó. Khái niệm về nguyên nhân có ý nghĩa khác nhau trong những hoàn cảnh khác
nhau và không có một định nghĩa nào thật thích hợp để sử dụng chung cho tất cả
các môn khoa học.
Nguyên nhân của bệnh là một sự kiện, một điều kiện, một đặc tính hay sự kết
hợp giữa các yếu tố đóng một vai trò quan trọng trong việc sinh ra bệnh. Về mặt

lôgíc, bất kỳ nguyên nhân nào cũng phải xảy ra trước hậu quả. Một nguyên nhân
được cho là “đủ” khi nó chắc chắn gây bệnh hoặc khởi phát bệnh. Một nguyên
nhân được gọi là “cần” khi thiếu nó thì bệnh không phát triển.
Nguyên nhân đủ không phải luôn chỉ là một yếu tố đơn lẻ mà thường bao
gồm vài nguyên nhân thành phần. Nói chung, không cần thiết phải xác định tất cả
các thành phần của nguyên nhân đủ trước khi đưa ra hoạt động dự phòng có hiệu
quả, bởi vì việc tách một cấu phần nguyên nhân ra có thể gây trở ngại cho hoạt
động của các thành phần khác và do đó có thể phòng được bệnh. Ví dụ: hút thuốc
lá là một thành phần của nguyên nhân đủ gây bệnh ung thư phổi. Bản thân hút
thuốc lá không đủ để gây ung thư phổi, nhiều người hút thuốc lá tới 50 năm mà
không phát triển ung thư phổi; cần có các yếu tố khác để một người hút thuốc lá
có thể bị ung thư phổi. Tuy nhiên, ngừng hút thuốc lá sẽ giảm số ca ung thư phổi,
thậm chí nếu các nguyên nhân thành phần khác góp phần gây ung thư phổi không
thay đổi.
Mỗi nguyên nhân “đủ” có một nguyên nhân “cần” đóng vai trò là một
nguyên nhân thành phần. Tương tự, có các thành phần khác nhau của nguyên
nhân gây bệnh lao, nhưng vi khuẩn lao là nguyên nhân cần của bệnh lao. Thường
thì bản thân một nguyên nhân không phải là “cần” mà cũng không phải là “đủ”,
ví dụ: hút thuốc là một yếu tố trong nguyên nhân gây đột quỵ.

22


Một hiện tượng bệnh tật xảy ra ở cộng đồng bao giờ cũng được nhìn nhận là
hậu quả tác động của một số yếu tố nhất định bao gồm cả các yếu tố tự nhiên,
yếu tố xã hội hoặc yếu tố sinh học. Vai trò đóng góp của chúng vào cơ chế sinh
ra bệnh dịch có khác nhau, song chúng đều được thống nhất chung trong thuật
ngữ “nguyên nhân của bệnh tật trong cộng đồng”. Mối quan hệ hình thành giữa
các yếu tố nguyên nhân với sự phát sinh bệnh dịch chính là mối quan hệ nhân quả.
Nếu coi F là 1 yếu tố nguy cơ nghi ngờ và D là một bệnh trong cộng đồng, ta

có mối quan hệ giữa F và D có thể xảy ra theo 3 tình huống (TH) như sau:
TH 1 :

F

D
X

TH 2 :

F

D

TH 3 :

F

D

- F là nguyên nhân của bệnh D (TH 1)
- F là hậu quả của bệnh D (TH 3)
- F là yếu tố đồng biến với bệnh D (TH 2) (do cùng là hậu quả của yếu tố
X).
Nếu loại trừ khả năng F là hậu quả của bệnh D, hoặc F đồng biến với bệnh D,
chỉ xem xét khả năng F là nguyên nhân của bệnh D, ta có định nghĩa sau.
Một yếu tố F được coi là nguyên nhân của bệnh D trong cộng đồng khi có đủ
các điều kiện sau:
- F xảy ra trước D.
- Sự biến đổi của F dẫn tới sự biến đổi của D. Mối tương quan này được

chứng minh là có thực ở góc độ kết hợp thống kê và kết hợp nhân - quả.
+ Như vậy để xác định một yếu tố F có phải là nguyên nhân của bệnh D trong
cộng đồng ta phải xem xét các vấn đề sau:
- Trình tự xuất hiện của yếu tố nguyên nhân và hậu quả bệnh. Nhiều khi 2
yếu tố này tưởng như song hành, song nếu điều tra kỹ lưỡng thì bao giờ yếu tố
nguyên nhân cũng đi trước.
- Sự kết hợp thống kê giữa tần số xuất hiện yếu tố nguyên nhân và tần số mắc
bệnh hoặc chết do bệnh nghiên cứu, loại trừ các loại sai số ngẫu nhiên, sai số do

23


quan sát và yếu tố nhiễu có thể làm sai lệch bản chất mối tương quan giữa 2 loại
biến số trên.
Sự kết hợp có tính nhân - quả thể hiện qua độ mạnh, qua quan hệ liều - đáp
ứng và thời gian-đáp ứng, cũng như qua tính ổn định, tính tin cậy về mặt sinh học
của tương quan giữa yếu tố nguyên nhân và hậu quả bệnh.
+ Có thể đưa ra 5 tiêu chuẩn để kiểm định một kết hợp nguyên nhân là có
thực hay giả tạo:
- Tính chặt chẽ của sự kết hợp.
- Độ mạnh của sự kết hợp.
- Tính hằng định (ổn định) của sự kết hợp.
- Mối quan hệ về liều lượng và thời gian của sự kết hợp.
- Độ đặc hiệu của sự kết hợp.
2. Nguyên nhân đa yếu tố.
Bất cứ bệnh tật nào xảy ra trong cộng đồng cũng là kết quả của một số yếu tố
nguyên nhân gọi là lưới nguyên nhân. Bên cạnh đó ta cũng thấy hiện tượng một
yếu tố nguyên nhân có thể đồng thời góp phần gây ra nhiều loại hậu quả gọi là
lưới hậu quả. Và khi một yếu tố nguyên nhân sinh ra một hậu quả bệnh để rồi
bệnh này lại là nguyên nhân của một bệnh khác, ta gọi là chuỗi nhân - quả.


Hút thuốc lá
Ăn nhiều mỡ động vật

Bệnh mạch
vành

Ít vận động thể lực
Các stress tâm lý
...

Hình 1.3: Sơ đồ lưới nguyên nhân

24


Ung thư phổi
Viêm phế quản mạn

Hút thuốc lá

Bệnh mạch vành
Viêm tắc tĩnh mạch chi
...
Hình 1.4: Sơ đồ lưới hậu quả

Dinh dưỡng
thai sản kém

Trẻ sơ sinh

nhẹ cân

Suy dinh
dưỡng

Tiêu chảy
cấp

...
Hình 1.5: Sơ đồ chuỗi quan hệ nhân - quả
Trên thực tế các dạng quan hệ nhân - quả trên đây ít khi tồn tại đơn độc, mà
thường kết hợp với nhau trong cùng một cơ chế phát sinh bệnh tật ở cộng đồng.
Sự kết hợp đa chiều của các yếu tố nguyên nhân này hình thành nên một mô hình
mạng lưới nguyên nhân, hay mô hình mạng.

25


×