Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

de thi HSG thang 10, TV5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.61 KB, 2 trang )

Đề thi HSG khối 5 môn Tiếng Việt
Tháng 10/2010
Thời gian: 40 phút
1. (1,5 đ) Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới
đây:
a) Tôi đang học bài thì Nam đến.
b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.
c) Trong tôi một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
2. (1,5 đ)
a)Hãy nêu các cách hiểu của câu sau:
Hổ mang bò lên núi.
b) Trong câu trên từ nào tạo ra nhiều nghĩa, xác định nghĩa của các từ đó.
3. (3 đ) Trong bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, nhà thơ Quang Huy
đã miêu tả một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường
Sông Đà như sau:
Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Khổ thơ trên có hình ảnh nào đẹp nhất? Hình ảnh đó cho ta thấy ý nghĩa gì
sâu sắc?
4. (4đ) Tả con đường (hoặc một đoạn đường) quen thuộc nơi em ở (hoặc con
đường ở nơi khác mà em yêu thích).
Đáp án:
1. a) Chủ ngữ, b) vị ngữ, c) trạng ngữ.
2. a) Trong câu trên có 2 các hiểu đó là:
C1: Hổ mang/bò lên núi
Con rắn hổ mang đang bò lên núi.
C2: Hổ /mang bò lên núi


Từ bò và mang tạo ra nhiều nghĩa trong câu trên: đó là những nghĩa:
- Bò: con bò,
đang bò, đang trườn
- Mang: Con rắn hổ mang
Mang một con vật sau lưng
3. Hình ảnh đẹp nhất được gợi lên qua câu thơ:
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Đó là hình ảnh mang ý nghĩa sâu sắc: giữa con người với thiên nhiên, giữa
ánh trăng với dòng sông dường như có sự gắn bó, hoà quyện thật đẹp đẽ.
Tiếng đàn ngân nga, lan toả trong đêm trăng như lay động cả mặt nước sông
Đà, làm cho dòng sông như dòng trăng ấy trở nên lấp loáng ánh trăng đẹp.
4. Trang 63 sách BDHSG lớp 5.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×