Họ tên: Phan Đăng Việt
Đơn vị: Trường tiểu học Nguyễn Huệ
Ngọc Hồi - Kon Tum
BÀI THU HOẠCH
KHOÁ BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO HÌNH
THỨC LIÊN KẾT VIỆT NAM- SINGAPORE
Câu1: Những nhận thức sâu sắc nhất về khoá bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ
thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore.
Trong những năm qua cùng với sự đổi mới toàn diện của đất nước, trên lĩnh
vực giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng đã có bước phát triển mới. Từ
khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động thực hiện các cuộc vận động và phong trào
lớn: cuộc vận động “ Hai không”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”. Bên cạnh đó Bộ Giáo dục đã liên kết với đất nước Singapore, một
đất nước có nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới, và Bộ đã mở các lớp tập huấn
cho đội ngũ hiệu trưởng trường phổ thông. Đây là cơ hội để các hiệu trưởng có
được sự thay đổi về chất cả trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Khoá bồi dưỡng
không dàn trải, không chung chung, hình thức, mà đi vào chiều sâu có trọng tâm,
trọng điểm. Đặc biệt, đã tập trung chú ý vào đối tượng là cán bộ lãnh đạo (hiệu
trưởng) - một đối tượng rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của
từng nhà trường. Từ khoá học này có nhiều vấn đề về lãnh đạo - quản lí hết sức bổ
ích được bộc lộ và rất đáng đi sâu nghiên cứu.
Thứ nhất, về mục tiêu khoá bồi dưỡng:
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục và tình hình đặc điểm nước ta hiện
nay, mục tiêu khoá bồi dưỡng đã trang bị cho bản thân và các đồng nghiệp phương
pháp luận về đổi mới tư duy lãnh đạo và quản lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu,
mang tính then chốt của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới tư duy về
cách nghĩ, cách làm để trở thành người hiệu trưởng biết vận dụng sáng tạo và phát
huy hết khả năng, năng lực sở trường của đội ngũ trong nhà trường. Tiếp cận cách
quản lí giáo dục hiện đại, dựa vào tầm nhìn- sứ mệnh – giá trị của nhà trường. Từ
đó để mỗi cán bộ quản lí vận dụng vào thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực
hiện "công tác quản lí" theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, gắn với sự
đổi mới về chất lượng nhà trường.
Thứ hai, về nội dung, chương trình khoá bồi dưỡng: (Chương trình lớp
bồi dưỡng gồm):
1-Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông.
2-Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông
3-Văn hóa nhà trường
4-Lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông
5-Lãnh đạo phát triển đội ngũ
6-Huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông
7-Phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông.
Dựa vào hệ thống mục tiêu đã xác định, với 7 chuyên đề đã khái quát được
những nội dung cơ bản về công tác quản lí trường học. chương trình, tài liệu do
giảng viên quốc gia và địa phương biên soạn, hệ thống kiến thức về lí luận trong tài
liệu của từng chuyên đề, các đoạn video clip, những hình ảnh có nội dung phù hợp
của từng chuyên đề...nhằm tạo điều kiện cho mọi học viên nghiên cứu, đối chiếu
với thực tế của địa phương, của đơn vị. Mỗi chương trình của từng chuyên đề có
những mục tiêu khác nhau, biên soạn đã có sự đổi mới, dễ nghiên cứu, không theo
hướng “cầm tay chỉ việc” mà là trang bị cho cán bộ quản lý về tư duy, cách nghĩ,
cách làm.
Thứ ba, về phương pháp truyền đạt trong khoá bồi dưỡng.
Cả đợt bồi dưỡng, Giảng viên đã coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu của học
viên; tạo điều kiện cho học viên trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau thông qua
thảo luận ở nhóm và ở lớp; kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận và nghiên cứu
thực tế (qua hình ảnh, tư liệu). Sau mỗi khối kiến thức đều có tổ chức trao đổi, thảo
luận. Những hoạt động như vậy giúp cho học viên nâng cao nhận thức tư tưởng,
nắm được tình hình, hiểu rõ trách nhiệm của mình hơn. Có thể nói, cách học tập
phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên, xây dựng không khí dân chủ trong
học tập như vậy không phải hoàn toàn mới. Chỉ có điều là cách học tập này từ trước
đến nay luôn là điều khó thực hiện, bởi lẽ phải có tư liệu, hình ảnh, đội ngũ cán bộ
giảng dạy và đề cao tính tự giác của đội ngũ học viên.Việc bồi dưỡng các chuyên đề
đã đem lại những kết quả thiết thực. Đội ngũ cán bộ quản lí nhận thức sâu sắc về
mục tiêu, quan điểm, có được cách nhìn tổng quát, tương đối cơ bản và có hệ thống
về công tác quản lí và trọng trách của mình đó là: phải hướng đến trang bị cho học
sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ đất nước, phục vụ tương lai. Người
hiệu trưởng còn phải biết nhanh chóng thích nghi, đáp ứng những thay đổi xung
quanh, nếu không sẽ bị tụt hậu.
Câu 2: Liên hệ giữa kiến thức đã được bồi dưỡng với thực tế quản lý của bản
thân.
Từ những kiến thức đã tiếp thu trong 7 chuyên đề ở khoá bồi dưỡng, bản thân
tôi hiểu sâu sắc rằng cán bộ quản lý nhà trường trong giai đoạn hiện nay phải là
người lãnh đạo sáng tạo và năng động, gắn tầm nhìn với hành động trong các lĩnh
vực hoạt động chủ yếu của nhà trường. Trước hết bản thân tôi nắm bắt được các vấn
đề sau để vận dụng vào công tác quản lí tại trường:
1. Hiểu rõ tính cần thiết phải đổi mới lãnh đạo, quản lý ở trường phổ thông trong
bối cảnh hiện nay.
2. Vận dụng được những kiến thức cơ bản về lãnh đạo và quản lý sự thay đổi để đưa
ra các nội dung, các giải pháp đổi mới trên cơ sở thực triễn của trường nơi mình
đang công tác.
3. Đã hiểu rõ được tầm quan trọng của văn hóa nhà trường; nội hàm khái niệm và
đặc trưng của văn hoá nhà trường; thấy được vai trò cốt lõi và phương pháp lãnh
- 2 -
đạo của mình trong việc phát triển văn hoá nhà trường trong năm học này và các
năm tiếp theo.
4. Định hình được kế hoạch chiến lược, sứ mạng, tầm nhìn, giá trị, mục tiêu chiến
lược và các giải pháp chiến lược; có phương pháp lập kế hoạch chiến lược của nhà
trường theo cấu trúc của quy trình đã được học.
5. Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ với sự phát triển nhà trường, từ đó xây
dựng kế hoạch và tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, viên chức với các hình thức phù
hợp, có phương pháp hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn và nhân cách nhà giáo.
6. Nắm được các khái niệm về nguồn lực và các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân
lực; thấy được vai trò của mình trong việc huy động nguồn nhân lực để phát triển
nhà trường.
7. Nắm được nội dung, phương pháp giáo dục toàn diện học sinh phổ thông, trên cơ
sở đó xây dựng các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục, nhằm phát triển
toàn diện nhân cách học sinh.
8. Có niềm tin, mong muốn và quyết tâm vận dụng những kiến thức đã học vào
công tác lãnh đạo tại trường nơi đang công tác.
Với đặc điểm Trường tiểu học Nguyễn Huệ thuộc xã Sa Loong là một xã biên
giới vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh kon tum. Công tác dạy và học còn gặp rất
nhiều khó khăn, do thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế của địa phương
chưa phát triển; quy mô trường lớp chưa đảm bảo, đội ngũ giáo viên không đồng bộ
về trình độ chuyên môn.
Đời sống của nhân dân không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (27,8%), một
bộ phận nhân dân đang rất khó khăn, không có điều kiện để chăm lo cho con em
học tập; Mặt bằng dân trí đang ở mức thấp, nhận thức về việc học, việc chăm lo rèn
luyện, giáo dục nhân cách cho con em của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Một
số học sinh có nhận thức lệch lạc dẫn đến tình trạng bỏ học, đi học không chuyên
cần ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giáo dục.
Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục, giảng dạy của nhà trường có
nhiều chuyển biến tích cực, quy mô trường lớp được xây dựng và củng cố, đội ngũ
giáo viên được tăng cường đủ về số lượng, trẻ hoá về độ tuổi, cơ bản đáp ứng về
chuyên môn nghiệp vụ. Các hình thức dạy học 2 buổi/ ngày được nhân rộng. Đa số
học sinh tự giác học tập chăm chỉ hơn, hiện tượng học sinh bỏ học, đi học không
chuyên cần giảm.
Những năm trước đây tỷ lệ học sinh bỏ học trên 2%, thì năm học 2009 - 2010
không có học sinh nào bỏ học. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến, học sinh
khá giỏi hàng năm tăng, học sinh yếu kém giảm. Duy trì tốt mô hình "tiếng kẻng
học tập" "góc học tập" để nhắc nhở đến giờ tự học của học sinh ở nhà.
Từ năm học 2008-2009 trường đã mạnh dạn mở rộng nhiều lớp học 2
buổi/ngày, cùng với sự hỗ trợ của công ty 732 và đóng góp của phụ huynh trường
đã mua được gần 200 chiếc cặp lồng cho các em học sinh ở xa mang cơm ăn trưa và
nghỉ tại trường. Năm học 2009-2010 cùng với sự ủng hộ đóng góp của giáo viên,
các bậc phụ huynh, trường vận động các tổ chức xã hội như Công ty 732, các đơn vị
bộ đội đứng chân trên địa bàn, các ban ngành đoàn thể ở xã, hội khuyến học xã,
huyện hỗ trợ hơn 10 triệu đồng mua 300 chiếc áo ấm cho 300 em HS.
- 3 -
Huy động các doanh nghiệp tư nhân (Trọng Nghĩa; Thanh Long) hỗ trợ gần
10 triệu đồng để tu sửa sân trường khắc phục lầy lội cho học sinh và giáo viên trong
mùa mưa. Ngoài ra trong các dịp khai giảng, tổng kết năm học các lực lượng xã hội
trên đều có những sự hỗ trợ để mua quần áo, cặp sách và học bổng cho học sinh
nghèo học giỏi, học khá.
Đối với phụ huynh, cán bộ thôn, họ đã có nhiều chuyển biến tích cực về ý
thức trách nhiệm đối với con em, đối với nhà trường, từ đó tự nguyện đóng góp
ngày giờ công lao động dọn vệ sinh trường lớp, tu sửa CSVC vào các dịp đầu năm
học và những thời điểm giáo viên yêu cầu; đi vận động học sinh vắng, nghỉ học...
Có được những kết quả trên một phần do có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp
uỷ Đảng, chính quyền và ngành Giáo dục. Mặt khác do sự nỗ lực vượt lên nhiều
khó khăn của tập thể sư phạm nhà trường. Bản thân tôi không ngừng học tập,
nghiên cứu các hình thức, phương pháp quản lí hiện đại, ưu việt, từ đó vận dụng
vào lãnh đạo, quản lí ở trường một cách phù hợp, sáng tạo, trên cơ sở tập trung đầu
tư xây dựng đội ngũ mạnh về mọi mặt để nâng cao chất lượng học sinh, xây dựng
đơn vị đoàn kết, thống nhất, tạo môi trường văn hoá, lành mạnh, và tích cực huy
động các nguồn lực bên trong và bên ngoài, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh.
Để thực hiện tốt chủ đề năm học 2010-2011 là “Năm học tiếp tục đổi mới
quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” và các nhiệm vụ lớn của ngành. Đối với
nhà trường, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp trong việc thực
hiện nhiệm vụ năm học. Trong đó chú trọng đến 2 vấn đề cốt lõi, đó là: đổi mới
hình thức và phương pháp bồi dưỡng đội ngũ và biện pháp phụ đạo học sinh yếu,
nhằm để “Nâng cao chất lượng đội ngũ và nâng cao chất lượng học sinh”. Đây là
hai vấn đề, hai nhiệm vụ trọng tâm mà sứ mệnh của nhà trường cần phải đẩy mạnh
thực hiện trong giai đoạn này.
* Sự cần thiết phải lãnh đạo và quản lí sự đổi mới trên:
- Xuất phát từ kết quả bồi dưỡng của các năm học trước và năm học 2009-
2010, sự phát triển chậm về chất lượng, không đạt theo mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Dựa vào mục tiêu phấn đấu của nhà trường trong năm học này: Nâng tỉ lệ
giáo viên khá giỏi về tiết dạy và hồ sơ, tỉ lệ giáo viên tận tâm, sáng tạo trong công
việc; nâng cao chất lượng học sinh đạt từ trung bình trở lên trên 90%...
- Trước những yêu cầu của ngành, của địa phương để đẩy mạnh việc thực
hiện lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010-2015.
* Kết quả mong muốn từ thay đổi phương pháp bồi dưỡng đội ngũ và phụ đạo
học sinh:
- Giúp giáo viên nhìn nhận, đánh giá một cách nghiêm túc về năng lực công
tác (kĩ năng dạy học, kĩ năng thiết lập hồ sơ, kĩ năng làm công tác chủ nhiệm lớp,
giáo dục học sinh…), từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng một cách có hiệu quả.
- Giúp hiệu trưởng có được sự nhìn nhận, đánh giá đúng về năng lực của từng
giáo viên, mặt bằng chất lượng học sinh, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm
phát triển tốt hơn đội ngũ giáo viên và chất lượng học sinh.
- Phát huy hiệu quả năng lực, sở trường của từng người trong từng nhiệm vụ
cụ thể, lấy điểm mạnh của người này hỗ trợ cho điểm yếu của người khác. Từ đó
tạo ra môi trường học tập, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình công tác, để nâng cao
hiệu quả công việc, nhất là giảng dạy có chất lượng từ đó nâng cao chất lượng học
- 4 -
sinh; từng bước xây dựng giá trị cốt lõi về “văn hoá học tập” trong nhà trường. Đây
là nét mới, được coi là bước đột phá trong năm học này.
Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường tăng cường công tác tham với cấp uỷ Đảng,
chính quyền địa phương, ngành giáo dục đầu tư xây dựng CSVC (phòng học, phòng
công vụ và sân bê tông…), để giúp nhà trường có đủ điều kiện dạy học tốt hơn, tạo
cho các em học sinh có sân chơi, sân học sạch sẽ, khang trang hơn, đồng thời đẩy
mạnh thực hiện lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015.
Tích cực phối hợp với các ban ngành đoàn thể ở địa phương, huy động sự
giúp đỡ của các tổ chức xã hội (các đơn vị bộ đội, công ty, doanh nghiệp) đóng
chân trên địa bàn, các nhà hảo tâm, phụ huynh…hỗ trợ thêm nguồn lực tài chính
cho nhà trường để giúp đỡ học sinh nghèo vươn lên học tập. Tạo mọi điều kiện để
phát triển toàn diện cho học sinh trong nhà trường.
Câu 3: Đề xuất chương trình đổi mới quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng
giáo dục tại trường nơi mình đang công tác trong thời gian tới.
Mục tiêu giáo dục của chúng ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, và nghề nghiệp hướng tới xây dựng con người
trong thời kỳ Chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của
công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Là một lãnh đạo, quản lí nhà trường, tôi rất mong muốn đổi mới quản lý để
nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thế hệ học sinh có kiến thức và phẩm chất
như mục tiêu đã đề ra. Nhưng trong thực tế quản lí điều đó rất khó vì nó phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố như: trình độ con người (đội ngũ), điều kiện cơ sở vật chất, cơ
chế quản lý hiện nay... Nó ảnh hưởng rất lớn tới việc đổi mới quản lý giáo dục nói
chung và của nhà trường nói riêng. Vì vậy để đề xuất “chương trình đổi mới quản lý
nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục”.Tôi xin chia sẻ một vài ý kiến như sau:
Thứ nhất: Với vai trò là người lãnh đạo, quản lý:
Bản thân cần đổi mới về nhận thức của người quản lý, tức là thay đổi tư duy
trong quản lí. Mạnh dạn, quyết liệt chuyển đổi từ phương pháp quản lý áp đặt, bao
cấp mệnh lệnh sang phương pháp quản lý bằng pháp luật, tự chủ tự chịu trách
nhiệm.
Rèn luyện để có phẩm chất, năng lực, có phong cách lãnh đạo, quản lý và có
sự tín nhiệm, phục tùng tự nguyện của quần chúng cấp dưới. Đồng thời phải đảm
bảo các yêu cầu sau để lãnh đạo nhà trường phát triển:
+ Có tầm nhìn của nhà trường trong tương lai, xây dựng được chiến lược thay
đổi về “chất” để đáp ứng nhu cầu bên trong và bên ngoài xã hội.
+ Biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên,
nhân viên.
+ Có kế hoạch xây dựng một ngôi trường thân thiện mà ở đó mọi người biết
thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau. Từ đó để cán bộ, giáo viên, nhân viên xem trường
như là nhà của mình thì họ mới an tâm công tác lâu dài.
Bởi chúng ta biết rằng, người lãnh đạo được ví như là thuyền trưởng của một
con tàu. Ngôi trường phát triển hay thất bại là do sự lãnh đạo sáng suốt của người
lãnh đạo.
- 5 -