Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

giaiphap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.54 KB, 6 trang )

Phòng GD&ĐT Đam Rông Trường THCS Đạ M’rông
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Khi nhắc đến lĩnh vực giáo dục, Nghị quyết 40/2000 QH X của Quốc hội khoá X
đã khẳng định “Mục tiêu của việc đối mới chương trình phổ thông là xây dựng nội dung
chương trình, phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho
thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp
phần tạo nguồn lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”. Vậy để thực hiện được
mục tiêu mà Nghị quyết đã đưa ra, cần phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục,
đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cũng
như kĩ năng phân tích cho người học.
Bản thân là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, làm công tác giảng day tôi thường
suy ngẫm cần phải làm gì? Làm như thế nào để đổi mới phương pháp dạy- học, nâng
cao chất lượng giáo dục ở trường THCS, đặc biệt là môn học của mình (môn Tinhọc)
Cũng như các môn học khác trong trường THCS, môn Tin học cũng nằm trong
quỹ đạo chung của xu thế đổi mối phương pháp dạy học. Tuy vậy cũng có những đặc
trưng riêng: Tin học là một bộ môn khoa học ứng dụng và cũng là nền tảng cho sự phát
triển của đất nước. Nó có ứng dụng hầu hết trong các lĩnh vực của cuộc sống.Tin học
giữ vai trò quan trọng trong mọi bài học, nhưng làm thế nào để học sinh học được tin
học? Đó là vấn đề đặt ra mà không phải lúc nào chúng ta cũng giải quyết được một cách
dể dàng. Vậy làm thể nào để nâng cao chất lượng của môn Tin học và trở thành một kỹ
năng thực sự cho học sinh là điều trăn trở đổi với giáo viên dạy bộ môn Tin học nói
chung và bản thân tôi nói riêng.
II. Thực trạng
Như vậy môn tin học là một môn trọng tâm, là công cụ, là chìa khóa cho sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước. Khi giảng dạy bộ môn Tin học có rất nhiều vấn đề nảy
sinh ở nhiêu phần học cần phải được giải quyết, đặc biệt là ở phần học gõ mười ngón.
Trong chương trình Tin học lớp 6, lớp 7 việc luyệ tập gõ mười ngón là một trong
những kỹ năng cơ bản để giúp học sinh có tác phong chuyên nghiệp với máy tính. Học
gõ mười ngón là cơ sở cho việc đào tạo tác phong làm việc với máy tính đặc biệt là việc


đào tạo những nhân viên văn phòng, kế toán…
Trong quá trình dạy học phần này cả giáo viên và học sinh còn gặp phải một số
khó khăn và vướng mắc như sau:
1. Đối với giáo viên:
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học còn ít nên các vấn đề cần trao
đổi với nhau trong nhóm còn đang gặp khó khăn, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc
dạy - học còn thiếu thốn. Số lượng tiết học theo phân phối chương trình đang còn ít, đặc
biệt là đối với số tiết thực hành.
2. Đối với học sinh:
Nguyễn Đức Tính
1
Phòng GD&ĐT Đam Rông Trường THCS Đạ M’rông
- Qua hai tháng công tác tại trường THCS Đạ M’rông tôi đã được tiếp cận với
nhiều đối tượng học sinh. Tôi nhận thấy đối tượng học sinh có trình độ tư duy lĩnh hội
kiến thức, chiếm lĩnh kiến thức ở mức độ trung bình yếu chiếm phần đa số. Kỹ năng
thực hành của các em còn hạn chế, các thao tác làm việc trên máy của học sinh còn
chậm.
- Việc đầu tư thời gian cho việc học tập bài cũ ở nhà còn chưa tốt, học sinh chú
yếu là con của đồng bào dân tộc thiếu số nên các hộ gia đình chưa có máy tính nên điều
kiện thực hành ở nhà chưa có. Việc quản lí giúp đỡ từ phía gia đình còn nhiều hạn chế,
do trình độ văn hoá của người dân so với mặt bằng chung còn thấp, hầu hết phụ huynh
của các em chưa biết gì về kiến thức tin học.
- Kỹ năng phân tích trình bày và ghi vở của học sinh chưa được thành thạo và rõ
ràng. Việc nghiên cứu học tập nắm bắt lí thuyết chưa tốt, rất nhiều học sinh không nhớ
kiến thức cũ.
Từ lí do và thực trạng trên tôi mạnh dạn xây dựng chuyên đề “Rèn luyện kĩ năng
Luyện gõ mười ngón trong chương trình học bậc THCS môn Tin lớp 6, 7 cho học sinh
đặc biệt là học sinh trường THCS Đạ M’rông”, mục đích của tôi là thông qua ý tưởng
này sẽ giúp học sinh có kĩ năng gõ mười ngón nhanh, chính xác hơn, đồng thời giúp học
sinh có tác phong làm việc chuyên nghiệp với máy tính hơn.

PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Giải pháp:
Trong quá trình học tin học học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình kết
hợp giữa lý thuyết và thực hành, kỹ năng thực hành của các em còn gặp rất nhiều hạn
chế. Đối với việc luyện gõ mười ngón thì việc học sinh kế hợp giữa kiến thức lý thuyết
và thực hành còn đang hạn chế, hầu hết các em có thói quen gõ theo kiểu gõ cóc bằng
một đến hai ngón nên giáo viên phải làm thế nào để giúp học sinh xoá bỏ thỏi quen
đánh theo kểu gõ cóc đó và dần dần chuyến sang gõ bằng cả mười ngón tay một cách
chính xác, đúng chức năng của từng ngón và dần dần nưng cao tốc gõ phím của học
sinh là vẫn đề đóng vai trò hết sức quan trọng.
Nội dung lý thuyết cụ thể rõ ràng, dễ hiểu giúp cho học sinh định hướng cho từng
ngón tay và cách đặt tay một cách chính xác. Khi giảng dạy bài Học gõ mười ngón ở
lớp 6 và bài Luyện gõ phím bằng Typing Test ở lớp 7 trong sách giáo khoa lớp 6, lớp
7 là tương đổi đơn giản đối với học sinh nói chung nhưng có phần khó đối với học sinh
vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt là học sinh trường THCS Đạ M’rông. Để giải quyết
được vấn đề trên giải pháp đưa ra cho giáo viên và học sinh đó là:
1. Đối với giáo viên:
Đối với lý thuyết giáo vien phải hướng dẫn học sinh tư thế ngồi sao cho dể đánh
và có tác phong làm việc nhất, hướng dẫn cho học sinh cách đặt các ngón tay trên hàng
phím cơ sở, và phải đưa ra các phím chức năng cho từng ngón tay, giúp học sinh nhận
Nguyễn Đức Tính
2
Phòng GD&ĐT Đam Rông Trường THCS Đạ M’rông
dang các đánh các phím cho từng ngón tay bằng sự phân bố các ngón tay vào các hàng
phím theo từng đường chéo trên bàn phím, đồng thời đưa ra cách gõ các phím cho từng
ngón tay.
Đối với thực hành thì giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách ngồi, tư thế
ngồi cho hợp lý, hướng dẫn cụ thể các đặt các ngón tay lên hàng phím cơ sở sao cho các
ngón tay đặt thẳng hàng và cách đều nhau, tám ngón tay phải đặt đúng vào tám phím

xuất phát để tạo tiền đề cho việc bắt đầu gõ phím cho từng ngón tay. Tiếp theo hướng
dẫn cho học sinh gõ các phím hàng trên, hàng phím dưới, hàng phím số, và các phím ký
hiệu đặc biệt, và qua đó đưa ra cách gõ toàn bộ bàn phím cho toàn bộ các ngón tay.
Cần hướng dẫn cách đánh các phím khó đánh đúng: Như đánh chữ C, số 4, 6…
2. Đối với học sinh
- Khi thực hiện các thao tác trên bàn phím chưa chính xác cho từng ngón, do thói
quen gõ cóc bằng một đến hai ngón nên việc giúp học sinh cũng đang gặp khó khăn, tư
thế ngồi chưa hợp lý. Nên để giúp thực hành tốt việc gõ mười ngón chính xác và nhanh
thì học sinh cần phải được trang bị các kiến thức và kỹ năng cơ bản sau:
+ Học sinh phải nắm chắc tuyệt đối lý thuết về tư thế ngồi làm việc với máy tính,
cách đặt tay lên bàn phím và cách gõ phím.
Đối với thực hành:
+ Học sinh phải ngồi đúng tư thế.
+ Học sinh phải nắm được cách đặt hai bàn tay lên hàng phím cơ sở một cách
chính xác và các ngón tay phải ở trang thái tự do thoái mãi.
+ Luyện gõ cho các ngón tay từ mức dẽ đến khó (ở chương trình Mario lớp 6 và ở
chương trình Typing test lớp 7.
+ Tự tạo thói quen tự giác học tập, rèn luyện, kiên trì tập luyện.
+ Qua quá trình tập luyện phải tạo thói quen nhớ các phím trên bàn phím thông
các chức năng của từng ngón tay và dần dần nưng cao tốc độ đánh bàn phím.
3 Đối với nghành giáo dục:
Hiện nay phân phối chương trình dành cho phần luyện tập gõ mười ngón rất ít,
đặc biệt là tiết học thực hành của các em. Vậy để tháo gỡ khó khăn này thì nên tăng
thêm tiết day ở bài học gõ mười ngón trong chương trình lớp 6 và bài Luyện gõ phím
bằng Typing Test ở lớp 7.
1. Tư thế ngồi làm việc:
Ngồi đối diện với màn hình và bàn phím, ngồi thẳng lưng, đầu thẳng không ngửa
ra sau cũng như không cúi về phía trước. Mắt nhìn thẳng vào màn hình, không được
nhìn xuống bàn phím. Tư thế đặt bàn phím phải ở vị trí trung tâm, hai tay thả lỏng trên
bàn phím.

2. Các đặt tay lên bàn phím
Giáo viên phải hướng dẫn cho các em các các đặt tay lên bàn phím cho dúng
phím chức năng:
Nguyễn Đức Tính
3
Phòng GD&ĐT Đam Rông Trường THCS Đạ M’rông
- Bàn tay trái: ngón út: chữ A, ngón đeo nhẫn chữ S, ngón giữa chữ D, ngón trỏ
chữ F.
- Bàn tay phải:ngón trỏ chữ J, ngón giữa: chữ K, ngón đeo nhẫn: chữ L, ngón út:
dấu ;. Phân bố đều các ngón tay lên bàn phím, tạo tư thế đặt tay thoái mãi, giúp
các ngón tay cử động linh hoạt hơn trong việc gõ phím.
3. Cách gõ hàng phím cơ sở
Để gõ dúng các phím cho các ngón tay trước hết giáo viên phải hướng dẫn cho
học sinh đặt đúng các ngón tay lên hàng phím cơ sở, sau đó tập gõ các phím ở hàng cơ
sở.
- Bàn tay trái: ngón út gõ phím A, ngón đeo nhẫn gõ phím S, ngón giữa gõ phím
D, ngón trỏ gõ hai phím F và G.
- Bàn tay phải: ngón trỏ gõ 2 phím H và J, ngón giữa gõ chữ K, ngón đeo nhẫn gõ
phím L và ngón út gõ phím ;.
Sau khi học sinh gõ được hàng phím cơ sỏ thì giáo viên tiếp tục hướng dẫn các
hàng phím khác để giúp học sinh dần dần gõ hầu hết các phím bằng cách gõ phím bằng
mười ngón.
4. Cách gõ hàng phím trên:
- Bàn tay trái: Ngón út gõ chữ: Q, ngón đeo nhẫn gõ chữ: W, ngón giữa gõ chữ:
E, ngón trỏ gõ chữ R và chữ T.
- Bàn tay phải: Ngón tay trỏ gõ chữ Y và chữ U, ngón tay giữa gõ chữ I, ngón tay
đeo nhẫn gõ chữ O, ngón út gõ chữ P.
5. Cách gõ hàng phím dưới:
Các chức năng gõ của từng ngón lên hàng phím giữa.
- Bàn tay trái: Ngón út gõ chữ Z, ngón đeo nhẫn gõ chữ X, ngón giữa gõ phím

chữ C, ngón trỏ gõ 2 phím V và B.
Ở phần này việc gõ chữ C có rất nhiều em dùng ngón trỏ để gõ, vậy giáo viên cần
phải kiếm tra và nhắc nhớ học sinh dùng ngón giữa để gõ phím chữ C.
- Bàn tay phải: Ngón trỏ gõ chữ N và chữ M, ngón giữa gõ phím dấu “,”, ngón
đeo nhẫn gõ phím dấu “.”.
6. Cách gõ hàng phím số:
Hàng phím số là hàng phím ở trên cùng của khu vực chính của bàn phím, trong
khu vực chính của bàn phím hàng phím số là hàng phím cách xa hàng phím cơ sở nhất,
vì vậy việc gõ các phím số học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là đối với học
sinh mới tập gõ thì sau khi gõ phím số xong thì học sinh sẽ không đặt được dúng vị trí
của bàn tay lên hàng phím cơ sở nữa. Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh
phải định vị bằng cách nhận dạng phím F và phím J bằng 2 cái gờ nằm trên mỗi phím và
từ đó sẽ giúp học sinh định vị lại các ngón tay lên hàng phím cơ sở một cách nhanh
chóng và chính xác hơn.
Chức năng của từng ngón trng việc gõ hàng phím số:
Nguyễn Đức Tính
4
Phòng GD&ĐT Đam Rông Trường THCS Đạ M’rông
- Bàn tay trái: Ngón út gõ phím số 1, ngón đeo nhẫn gõ số 2, ngón giữa gõ phím
số 3, ngón trỏ gõ 2 phím số 4 và số 5.
- Bàn tay phải: Ngón trỏ gõ 2 phím số 6 và phím số 7, ngón giữa gõ phím số 8,
ngón đeo nhẫn gõ phím số 9, và ngón út gõ phím số 0.
7. Cách gõ các phím điều khiển.
Các phím điều khiến chú yếu là các phím dùng để lết hợp với các phím khác để
tạo ra một chức năng: Đánh chữ hoa, thao tác với menu… vây việc gõ như thế nào để
kết hợp được các tổ hợp phím một cách chính xác nhất, để làm được điều đó thì giáo
viên phải hướng dẫn cho học sinh gõ kết hợp giữa 2 bàn tay.
Các phím điều khiến sẽ được gõ bằng các ngón út của hai bàn tay. Vậy để gõ kết
hợp được các tố hợp phím một cách nhanh và chính xác thì phải gõ kết hợp giữa ngón
út gõ các phím chức năng của bàn tay nay với các ngón chức năng để gõ phím của bàn

tay khác.
Ví dụ: Để gõ được chữ L thì ta phải thực hiện như sau:
Ngón út bàn tay trái giữ phím Shift và ngón đeo nhẫn của bàn tay phải gõ phím l.
Để gõ được chữ F thi ta phải thực hiện như sau:
Ngón út bàn tay phải gõ phím Shift và ngón trỏ bàn tay trái gõ phím F
III. THỰC TIỄN GIẢNG DẠY
1. Quá trình áp dụng:
Bằng một chút vốn hiểu biết và kinh nghiệm học tập được trong quá trình tôi rèn
luyện, tôi đã hệ thống một số kiến thức liên quan để giúp học sinh học tin học nói chung
và học gõ mười ngòn nói riêng.
2. Hiệu quả áp dụng
Sau khi học sinh học xong bài này sẽ dễ hiểu và có kỹ năng thực hành hơn, qua đó học
sinh có hứng thú học và yêu thích môn tin học hơn.
3. Kiến nghị
Phòng giáo dục nên tổ chức nhiều chuyên đề về môn tin học để các giáo viên dạy bộ
môn tin có cơ hội trao đổi kinh nghiệm và xây dựng phương hướng cho việc đào tạo
môn tin ngày càng có hiệu quả hơn.
Đối với phần học chương trình học luyên gõ mười ngón là một trong những phần quan
trọng trong chương trình học phổ thông, nó đòi hỏi phải có thời gian thực hành nhiều
hơn, nên tối có kiến nghị với Bộ giáo dục đưa ra phân phối chương trình làm như thế
nào để tăng thêm tiết học phần học gõ mười ngón đặc biệt là ở chương trình lớp 6.
IV. KẾT LUẬN
Bài học luyện gõ mười ngón là một trong những bài học quan trọng và là nòng cốt của
học sinh trong quá trình làm việc trên máy tính, đây cũng là bài học đào tạo, rèn luyện
Nguyễn Đức Tính
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×