Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thực hành phòng bệnh sâu răng cho trẻ 3 đến 5 tuổi tại trường Mầm non xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.3 KB, 51 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
******

ĐẶNG THỊ KIỀU NHI

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÕNG
BỆNH SÂU RĂNG CHO TRẺ 3 - 5 TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON
XÃ AN ĐỔ - HUYỆN BÌNH LỤC - TỈNH HÀ NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Bệnh học trẻ em

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
******

ĐẶNG THỊ KIỀU NHI

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÕNG
BỆNH SÂU RĂNG CHO TRẺ 3 - 5 TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON
XÃ AN ĐỔ - HUYỆN BÌNH LỤC - TỈNH HÀ NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Bệnh học trẻ em

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


TS. TRẦN THỊ PHƢƠNG LIÊN

HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Phương Liên, người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận này.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại
học sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non và các thầy
cô giáo trong khoa Sinh – KTNN đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại
trường và tạo điều kiện cho em thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân xã An Đổ, huyện
Bình Lục, tỉnh Hà Nam, Ban giám hiệu cùng giáo viên, cán bộ y tế trường
Mầm non xã An Đổ và tất cả những người đã giúp đỡ, hỗ trợ em trong thời
gian nghiên cứu.
Do thời gian có hạn và cũng là lần đầu tiên tập làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất
mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Đặng Thị Kiều Nhi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả, số liệu trong khóa luận là trung thực. Đề tài của tôi chưa được công bố
tại bất kì một công trình khoa học nào.

Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Đặng Thị Kiều Nhi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
1.1. Tình hình về bệnh sâu răng trên thế giới và tại Việt Nam ................... 4
1.1.1. Tình hình sâu răng trên thế giới ........................................................... 4
1.1.2. Tình hình sâu răng tại Việt Nam .......................................................... 4
1.2. Cấu tạo và chức năng của răng............................................................... 5
1.2.1. Cấu tạo .................................................................................................... 5
1.2.2. Chức năng .............................................................................................. 6
1.3 Khái quát chung về bệnh sâu răng .......................................................... 7
1.3.1. Sâu răng là gì? ....................................................................................... 7
1.3.2. Diễn biến của sâu răng .......................................................................... 7
1.3.3. Nguyên nhân sâu răng........................................................................... 7
1.3.4. Hậu quả của sâu răng.......................................................................... 11
1.3.5. Cách điều trị và phòng tránh ............................................................... 12
1.4. Giới thiệu về xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam ..................... 14
1.4.1 Vị trí địa lý ............................................................................................. 14
1.4.2 Đặc điểm ................................................................................................ 14
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 16
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .......................................... 16
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 16

2.2.1.Phương pháp chọn mẫu........................................................................ 16
2.2.2.Phương pháp quan sát .......................................................................... 16
2.2.3.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .................................................. 16
2.2.4.Phương pháp phỏng vấn....................................................................... 16


2.2.5.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................. 17
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 18
3.1. Tỷ lệ sâu răng ở trẻ 3 - 5 tuổi ở trƣờng Mầm non xã An Đổ, huyện
Bình Lục, tỉnh Hà Nam................................................................................. 18
3.2. Thực trạng kiến thức, thực hành phòng tránh sâu răng cho trẻ em
của phụ huynh ............................................................................................... 21
3.2.1. Thực trạng kiến thức về bệnh sâu răng ở trẻ 3 – 5 tuổi của phụ
huynh
3.2.2.Thực trạng thực hành phòng tránh sâu răng cho trẻ 3 – 5 tuổi của
phụ huynh
3.3. Bàn luận ………………………………………………………………..28
3.3.1. Thực trạng sâu răng ở trẻ 3 - 5 tuổi ở trường Mầm non xã An Đổ,
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam …………………………………………….28
3.3.2. Thực trạng kiến thức, thực hành phòng tránh sâu răng cho trẻ của
phụ huynh………………………………………………………………..… 29
KẾT LUẬN .................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 34


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÍ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Phần viết tắt


Phần tên đầy đủ

1

VSRM

Vệ sinh răng miệng

2

WHO

3

NHĐ

4

GDB

(World Health Organization ) Tổ chức
Y tế Thế giới
Nha học đường
(Global Burden of Disease) Gánh nặng
bệnh tật toàn cầu


DANH SÁCH HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình ảnh 1. Sơ đồ Keyse cải tiến ................................................................... 9

Hình ảnh 2. Sơ đồ White............................................................................... 10
Biểu đồ 1. Tình hình răng miệng của trẻ 3 - 5 tuổi trƣờng Mầm non xã
An Đổ năm học 2018 - 2019 .......................................................................... 18
Biểu đồ 2. Tỷ lệ sâu răng theo giới tính ở trẻ 3 - 5 tuổi trƣờng Mầm non
xã An Đổ năm học 2018 - 2019 ..................................................................... 19
Biểu đồ 3.Tỷ lệ sâu răng theo lứa tuổi tại trƣờng Mầm non xã An Đổ.... 20
năm học 2018 - 2019 ...................................................................................... 20


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Mức độ sâu răng ở một số quốc gia ................................................. 4
Bảng 2 . Tình hình răng miệng của trẻ 3 - 5 tuổi ở trƣờng mầm non xã
An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam năm học 2018 - 2019 .................... 18
Bảng 3. Tỷ lệ sâu răng của trẻ 3 - 5 tuổi theo giới tính ở trƣờng mầm non
xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam năm học 2018 - 2019 ............... 19
Bảng 4. Tỷ lệ sâu răng của trẻ theo độ tuổi 3 - 5 tuổi ở trƣờng mầm non
xã An Đổ năm học 2018 - 2019 ..................................................................... 20
Bảng 5. Hiểu biết của phụ huynh về bệnh sâu răng ở trẻ em ................... 21
Bảng 6. Hiểu biết của phụ huynh về mối quan hệ giữa sâu răng và thiếu
vitamin D ở trẻ .............................................................................................. 21
Bảng 7. Cách xử lí khi trẻ bị sâu răng ......................................................... 22
Bảng 8. Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ khi chƣa mọc răng và bắt đầu
mọc răng ......................................................................................................... 23
Bảng 9. Cách thức vệ sinh răng miệng cho trẻ
Bảng 10. Thời gian trẻ bắt đầu đánh răng.................................................. 23
Bảng 11. Loại bàn chải sử dụng để vệ sinh răng miệng cho trẻ vệ sinh
răng miệng ..................................................................................................... 25
Bảng 12. Thời gian phụ huynh thay bàn chải mới cho trẻ ........................ 25
Bảng 13. Số lần đánh răng của trẻ trong 1 ngày…………………………..26
Bảng 14. Sử dụng thuốc đánh răng……………………………………...…27

Bảng 15. Khám định kỳ răng cho trẻ……………………………………....27


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong bài thơ “ Bài ca vỡ đất” của Hoàng Trung Thông, tác giả đã viết
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
hay Bác Hồ cũng đã từng nói: “Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà, gây đời
sống mới, việc gì cũng cần sức khỏe mới làm thành công”. Có thể nói, có sức
khỏe là có tất cả, sức khỏe vô cùng quan trọng đối với con người. Đặc biệt là
đối với trẻ em - chủ nhân tương lai của đất nước, là người nối tiếp thế hệ cha
anh, viết tiếp vào trang lịch sử hào hùng của dân tộc, phát triển và đưa đất
nước lên một tầm cao mới. Hiểu được tầm quan trọng đó, hiện nay cả gia đình
và xã hội đều đặc biệt quan tâm đến vấn đề sức khỏe của trẻ em, như việc
khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, tiêm vắc - xin, tổ chức thăm khám và phát
thuốc miễn phí cho trẻ ở một số địa phương gặp khó khăn,…
Sâu răng là một bệnh phổ biến ở trẻ vì ở độ tuổi này trẻ thường có thói
quen ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt và chưa thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa
sâu răng. Bên cạnh đó, do đặc điểm tâm sinh lí, trẻ thường không chịu hợp tác
trong việc phòng và điều trị sâu răng nên dù đã thực hiện nhiều chương trình
chăm sóc răng miệng cho trẻ nhưng tỷ lệ sâu răng ở trẻ còn cao. Ngân hàng
dữ kiện sức khoẻ răng miệng thế giới của Tổ chức sức khoẻ thế giới
(WHO/OMS) cho biết ảnh hưởng của bệnh sâu răng trên thế giới có hai
khuynh hướng trái ngược nhau. Tại các nước phát triển, sâu răng giảm rõ rệt,
trong khi đó ở các nước đang phát triển sâu răng có khuynh hướng tăng [19].
Theo con số thống kê gần đây, 30 - 50% trẻ bị sâu răng ở các nước phát triển
và 70% ở các nước đang phát triển [10]. Điều này cho thấy tỷ lệ sâu răng cao
hay thấp phụ thuộc nhiều vào chất lượng đời sống của trẻ. Nó chi phối bởi
mức độ quan tâm của người lớn dành cho trẻ trong suốt quá trình trưởng

thành, khi trẻ chưa tự ý thức được tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc răng

1


miệng. Không ít người quan niệm rằng, trẻ con sâu răng là chuyện bình
thường, sau khi thay răng trưởng thành mới cần chú ý chăm sóc răng miệng.
Đó là những suy nghĩ sai lầm, trẻ bị sâu răng sữa sẽ dễ dẫn đến mất răng sữa
sớm, gây khó khăn trong việc ăn uống, phát âm, tăng nguy cơ sâu răng vĩnh
viễn sau này và nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến những biến chứng như viêm
xương hàm, viêm và áp xe các phần mềm vùng miệng...[3].
Việt Nam là đất nước đang phát triển và là một trong những nước có tỷ
lệ sâu răng cao. Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm
1999 - 2000 của Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội, hơn 50% trẻ em trên 8 tuổi bị
cao răng, 60 - 80% trẻ bị sâu răng sữa, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn tăng theo tuổi.
Tuy nhiên do chưa nhận thức hết được hậu quả nghiêm trọng của bệnh mà có
tới 60% trẻ em và trên 50% người lớn chưa từng được đi khám răng miệng
[1].
Xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam là một xã kinh tế còn chưa
phát triển do chủ yếu người dân sống bằng nghề nông, trình độ dân trí còn
thấp, chủ yếu chỉ học hết cấp 2 nên những kiến thức và thực hành phòng bệnh
sâu răng còn nhiều hạn chế. Điều đó được chứng minh bởi tỷ lệ mắc bệnh sâu
răng của trẻ ở trường mầm non của xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
rất cao.Với tư cách là nhà giáo dục, tôi mong muốn được góp phần tạo nên sự
phát triển khỏe mạnh của những thế hệ mầm non tại địa phương của mình nói
riêng và cho xã hội nói chung.
Chính vì những lí do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài: Nghiên cứu
thực trạng kiến thức, thực hành phòng bệnh sâu răng cho trẻ 3 - 5 tuổi tại
trường Mầm non xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng kiến thức và thực hành phòng bệnh sâu răng cho
trẻ 3 - 5 tuổi tại trường Mầm non xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

2


Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức và thực hành
phòng bệnh sâu răng cho trẻ tại địa phương.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trẻ từ 3 - 5 tuổi, phụ huynh và giáo viên thực hiện nuôi dưỡng, chăm
sóc trẻ 3 - 5 tuổi đang học tại trường Mầm non xã An Đổ, huyện Bình Lục,
tỉnh Hà Nam.
4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về thực trạng hiểu biết, thực hành phòng bệnh sâu răng ở trẻ 3 - 5
tuổi tại trường Mầm non xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
- Tìm hiểu về các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng và biện pháp phòng
tránh sâu răng ở trẻ.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiểu biết và phòng tránh sâu răng
cho trẻ tại địa phương.

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình về bệnh sâu răng trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.1. Tình hình sâu răng trên thế giới
- Kết quả nghiên cứu của giáo sư Wagner Marcenes từ Trường Queen Mary,
Đại học Luân Đôn (Anh Quốc) cho thấy bệnh răng miệng ảnh hưởng đến 3,9
tỷ người trên thế giới, chiếm hơn một nửa tổng dân số toàn cầu. Theo nghiên
cứu GBD năm 2010, sâu răng ảnh hưởng đến 35% dân số thế giới. Sâu răng

không được điều trị hoặc sâu răng vĩnh viễn là phổ biến nhất trong tất cả 291
các loại bệnh tật và chấn thương [16].
- Theo WHO, 60 - 90% trẻ em và hầu hết người trưởng thành bị sâu răng. Sâu
răng đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng bệnh tật thế giới. Ngày nay, y học đã
tìm được ra căn nguyên của bệnh nên kết quả phòng và chữa bệnh đạt hiệu
quả cao. Tuy nhiên tỷ lệ sâu răng chỉ có xu hướng giảm mạnh ở các nước phát
triển còn ở những nước đang phát triển sâu răng có xu hướng gia tăng [17],
[18].
- Chỉ số SMT áp dụng cho răng vĩnh viễn, đối với răng sữa chỉ số này được kí
hiệu là smt, dùng để đo lường, giám sát bệnh sâu răng ( S là răng sâu, M là
răng mất do sâu, T là răng mất trám). Kết quả điều tra cho thấy chỉ số SMT ở
lứa tuổi 12 trên 1 số quốc gia như sau [19].
Bảng 1. Mức độ sâu răng ở 1 số quốc gia
Chỉ số SMT

Mức độ

Quốc gia

0,0-0,1

Rất thấp

Trung Quốc

1,2-2,6

Thấp

Mỹ,Nhật, Úc


2,7-4,4

Trung bình

Bỉ, Canada, Thụy Điển

4,6-6,6

Cao

Thái Lan, Na Uy

>6,6

Rất cao

Chi Lê

1.1.2. Tình hình sâu răng tại Việt Nam
4


- Theo thống kê của Võ Thế Quang và Lâm Ngọc Ân (2000) cho thấy tình
hình sâu răng ở các tỉnh phía Nam theo độ tuổi [3]:
12 tuổi chiếm 55,89%, chỉ số SMT là 1,82.
15 tuổi chiếm 60,33%, chỉ số SMT là 2,16.
35 - 44 chiếm 79%, chỉ số SMT là 5,37.
- Kết quả điều tra tình hình sâu răng ở các tỉnh miền Bắc của Trần Văn
Trường (1990) cho thấy [3]:

12 tuổi chiếm 57%, chỉ số SMT = 1,8.
15 tuổi chiếm 60%, chỉ số SMT = 2,1.
35 - 44 chiến 72%, chỉ số SMT = 5,3.
- Thống kê của Cục y tế dự phòng năm 2011cho biết có 80% học sinh tiểu
học Việt Nam bị sâu răng, ở lứa tuổi lớn hơn tỷ lệ này chiếm 60 - 70% và
đang có dấu hiệu tăng lên trong thời gian gần đây.

1.2. Cấu tạo và chức năng của răng
1.2.1. Cấu tạo
- Răng gồm 5 bộ phận chủ yếu: men răng, xương răng, ngà răng, tủy răng và
những tổ chức xung quanh răng.
+ Men răng: Men răng là mô cứng nhất của răng, bao phủ ngoài thân
răng, có tỉ lệ chất vô cơ cao ( 96%), chủ yếu là muối phốt phát và canxi. Men
răng không có sự phát triển mà chỉ bị bào mòn đi theo thời gian [4].
+ Xương răng: là một tổ chức đã bị vôi hóa, bao phủ phía ngoài chân
răng là các tế bào tạo xương răng. Xương răng có khoảng 68% các chất vô cơ
giống men răng và 32% chất hữu cơ [4].
+ Ngà răng: là phần có khối lượng lớn nhất của răng, nằm trong men
răng và xương răng, bao bọc lấy buồng tủy và ống tủy. Ngà răng chứa 72%
chất vô cơ, 28% chất hữa cơ. Ngà răng ngày càng dày theo hướng hốc tủy
răng, làm hốc tủy răng hẹp lại [4].

5


+ Tủy răng: là một tổ chức liên kết mềm, hình dáng giống hình dáng
của răng, được bao bọc bởi ngà răng. Tủy răng chia làm 2 phần: buồng tủy ở
thân răng và ống tủy ở chân răng. Răng có mấy chân răng thì có bấy nhiêu
ống tủy. Tủy răng có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và đầu tận cùng thần
kinh, là nơi nuôi dưỡng và nhận cảm giác của răng [4].

+ Tổ chức xung quanh răng: lợi, dây chằng quanh răng, xương răng và
xương ổ răng giúp đảm bảo sự liên kết, cố định răng.
1.2.2. Chức năng
- Chức năng tiêu hóa: Răng là bộ phận đầu tiên tham gia vào quá trình tiêu
hóa thức ăn. Răng có chức năng cắt, nghiền nhỏ thức ăn. Chức năng cụ thể
của từng nhóm răng như sau:
+ Răng cửa dùng để cắn thức ăn.
+ Răng nanh để xé thức ăn.
+ Răng hàm và tiền hàm dùng để nghiền nát thức ăn.
- Chức năng thẩm mỹ:
Người có hàm răng đều, đẹp và khỏe mạnh sẽ giúp khuôn mặt, khuôn
miệng được cân đối và đẹp hơn. Hàm răng mọc lệch, thưa hay hô sẽ ảnh
hưởng lớn tới nét đẹp của khuôn mặt.
- Chức năng trong phát âm:
Răng, lưỡi và môi tham gia vào việc phát âm của một người. Nếu răng
đều và đầy đủ góp phần giúp cho quá trình phát âm tròn vành rõ chữ hơn. Nếu
bị mất răng, răng thưa hay lệch lạc thì khi phát âm luồng hơi từ trong miệng
đẩy ra ngoài sẽ không đều và tiếng phát ra không chuẩn khiến không phát âm
được hoặc phát âm sẽ lơ lớ, không chính xác.
- Riêng bộ răng sữa, ngoài những chức năng trên còn có chức năng kích thích
sự tăng trưởng của xương hàm và giữ vị trí đúng cho bộ răng vĩnh viễn sau
này.

6


1.3 Khái quát chung về bệnh sâu răng
1.3.1. Sâu răng là gì?
- Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng, đặc trưng bởi sự khử khoáng
làm tiêu dần các chất vô cơ, hữu cơ ở men răng, ngà răng tạo thành lỗ sâu và

không hoàn nguyên được [7].
- Bệnh sâu răng là một quá trình động, diễn ra trong mảng bám vi khuẩn dính
trên mặt răng, dẫn đến mất cân bằng giữa mô răng với chất dịch xung quanh
và theo thời gian, hậu quả là sự mất khoáng của mô răng [19].
- Sâu răng là bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hóa được đặc trưng bởi sự
hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữa cơ của mô
cứng [11].
Có nhiều khái niệm, định nghĩa về sâu răng, có thể hiểu khái quát: sâu
răng là sự nhiễm khuẩn của răng, dẫn đến các mô canxi của răng bị phá hủy,
hòa tan tại chỗ.
1.3.2. Diễn biến của sâu răng
- Sâu men: Men bị tổn thương (mất khoáng) có thể có lỗ sâu hay chấm trắng,
hoặc thô ráp. Thường gặp ở các chỗ lõm, rãnh, các mặt bên, hoặc ở cổ răng.
Sâu men không đau nhức và thường khó tự phát hiện được [2], [5].
- Sâu ngà: Lỗ sâu tiến triển đến ngà và tiến triển nhanh hơn sâu men. Lỗ sâu
thường hình tròn, trên hẹp, dưới rộng. Đau khi có kích thích (cơ học, nhiệt
độ…) và hết đau khi tác nhân kích thích chấm dứt [2], [5].
- Sâu tủy: Tổn thương lan đến tủy răng gây đau nhức dữ dội, nhất là khi nằm
nghỉ ngơi (về đêm). Đau tự phát hoặc khi có kích thích và đau kéo dài [2], [5].
- Tủy chết: Tủy hoại tử, có mùi hôi đặc trưng. Bệnh nhân không còn đau [2],
[5].
- Biến chứng: Nhiễm trùng chóp chân răng, viêm xương, viêm cốt tủy xương,
viêm mô tế bào, viêm xoang hàm, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang… [2], [5].
1.3.3. Nguyên nhân sâu răng

7


- Thuyết hóa học vi khuẩn của Miller (1881) [12]:
Ông là người đầu tiên có thực nghiệm về sâu răng. Ông cho ruột bánh

mì, đường vào nước bọt rồi ngâm răng vào. Axit sinh ra làm tiêu apatit của
răng.
- Vai trò của đường:
Năm 1950 Schaw và Sognaes tiến hành thực nghiệm bằng 2 lô chuột.
Lô 1: cho ăn trực tiếp thức ăn có 60% đường, kết quả là chuột bị sâu răng. Lô 2:
cho ăn gián tiếp bằng cách bơm thẳng vào thực quản thì chuột không bị sâu răng.
Qua đó kết luận: sự lên men của đường là nguyên nhân gây nên sâu
răng.
- Vai trò của vi khuẩn:
Năm 1951, Blathey va Orland tiến hành nuôi 2 lô chuột. Lô 1: cho ăn
trực tiếp bằng thức ăn gây sâu răng có 60% là đường trong môi trường vô
khuẩn. Lô 2: cho ăn trực tiếp bằng thức ăn gây sâu răng có 60% là đường
nhưng trong môi trường không vô khuẩn. Sau một thời gian: lô chuột nuôi
trong môi trường không vô khuẩn có tỷ lệ sâu răng cao hơn.
=> Như vậy, vi khuẩn và đường là hai yếu tố quan trọng gây sâu răng.
- Thuyết tiêu canxi của Davies[12]:
Davies giải thích cơ chế sâu răng như sau:
Men vi khuẩn + Gluxit => Acide => Sâu răng.
- Thuyết động học [12]:
+ Men răng bị hòa tan khi pH giảm tới mức pH giới hạn (pH<4,5).
+ Quá trình tái khoáng ngược với quá trình hủy khoáng, xảy ra khi pH
trung tính, có đủ ion Ca2+ và PO43- trong môi trường. Nước bọt có vai trò
cung cấp các ion Ca2+ và PO43- để khoáng hóa.
+ Chu trình hủy khoáng - tái khoáng: Hủy khoáng và tái khoáng là 2
hiện tượng sinh lý luôn diễn ra bình thường trong tổ chức cứng của răng.

8


- Trước năm 1970, nguyên nhân được chú ý là vi khuẩn và chất đường, được

mô tả đơn giản qua sơ đồ Keyse [9]:

Răng

Vi khuẩn

Đường

SÂU
RĂNG

Thời gian
Hình ảnh 1. Sơ đồ Keyse cải tiến
Vi khuẩn, cacbohydrat và răng nhạy cảm là 3 yếu tố cần thiết gây sâu
răng.
Thời gian là điều kiện đủ để sâu răng phát triển.
Chỉ có một số vi khuẩn đặc biệt như Streptococcus mantans mới có khả
năng bám vào các bề mặt răng. Loại vi khuẩn này sinh sôi tạo thành mảng
bám trên răng tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác bám vào. Mảng bám này
thường ở những rãnh, hố sâu, mặt bên rất khó làm sạch, tạo điều kiện cho
cacbohydrat lên men, hình thành acid phá hủy men răng.
Sâu răng chỉ phát triển khi phản ứng sinh acid kéo dài và lặp đi lặp lại
trong 1 khoảng thời gian và ăn thường xuyên các chất cacbohydrat dễ lên men
thì dễ dẫn tới sâu răng hơn là ăn cùng 1 lúc tổng lượng cacbohydrat đó.
=> Ở giai đoạn này, phòng bệnh sâu răng bằng cách hạn chế đường trong thực
đơn và vệ sinh răng miệng, kết quả phòng bệnh sâu răng hạn chế.
9


- Sau năm 1975, căn nguyên của bệnh sâu răng được giải thích rõ hơn qua sơ

đồ White Cyde.

Chất nền

Răng

Vi khuẩn

Hình ảnh 2. Sơ đồ White
- Trong sơ đồ thấy rõ được vai trò của nước bọt, pH dòng chảy và dòng chảy
môi trường xung quanh răng.
- Có nhiều nghiên cứu, kết luận về nguyên nhân sâu răng, có thể hiểu:
Hủy khoáng > Tái khoáng = Sâu răng
Tức là sâu răng bắt đầu khi các yếu tố gây mất ổn định mạnh hơn các
yếu tố bảo vệ trong động học sinh lí bệnh sâu răng.

10


Các yếu tố gây mất ổn
định
- Chế độ ăn nhiều đường
lặp đi lặp lại
- Nước bọt ít, quánh hoặc
nước bọt axit

Các yếu tố bảo vệ
- Nước bọt đủ
- Khả năng kháng axit của men


- pH môi trường miệng < 5
SÂU
RĂNG

- Dịch axit dạ dày trào
ngược

- Fluor có ở bề mặt men răng
- Trám bít hố rãnh
- pH môi trường miệng > 5,5
- Đậm độ Ca2+ và NPO42- cao
1.3.4. Hậu quả của sâu răng
- Hậu quả của sâu răng sữa:
+ Đây là giai đoạn trẻ được ăn bổ sung nhiều đồ ăn cứng hơn, nếu răng
bị sâu hoặc rụng sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhai, nghiền thức ăn của trẻ
làm cho hệ tiêu hóa hoạt động không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.
+ Răng sữa mọc lên và đứng trên cung hàm, sau vài năm chân răng tiêu
dần, nhường chỗ cho mầm răng vĩnh viễn trồi lên. Nếu răng sữa bị sâu và
hỏng phải nhổ sớm, khi đó mầm răng vĩnh viễn chưa phát triển đủ để có thể
mọc lên ngay được. Hậu quả là lỗ răng đó bị bít và cứng lại khiến răng vĩnh
viễn mọc lên khó khăn, mọc chậm, mọc lệch và tăng nguy cơ sâu răng.
+ Răng sữa giúp xương hàm phát triển bình thường. Răng sữa còn giúp
trẻ phát âm, nếu chúng rụng sớm trẻ có thể phát âm sai hoặc bị ngọng.

11


- Hậu quả của sâu răng vĩnh viễn:
+ Đau răng: người bị sâu răng hay phải chịu đựng những cơn đau buốt
khó chịu, ảnh hưởng tới việc ăn uống, giấc ngủ cũng như làm giảm chất lượng

công việc.
+ Gây mất thẩm mỹ: răng bị sâu sẽ tạo thành những lỗ sâu màu đen, có
thể khiến hơi thở có mùi, nếu không được điều trị sẽ rất dễ bị mất răng khiến
cho hàm răng không còn đẹp.
+ Biến chứng: bệnh sâu răng nếu không được điều trị kịp thời có thể
dẫn đến những biến chứng như viêm tủy, viêm quanh răng, áp xe răng, viêm
mô tế bào, viêm hạch, viêm xương tủy hàm đôi khi viêm lan rộng gây nhiễm
khuẩn huyết, thậm chí gây viêm màng não và có thể tử vong ở những trường
hợp nặng.
+ Sâu răng nặng có thể dẫn đến việc mất răng gây khó khăn trong việc
ăn nhai, làm xô lệch các răng còn lại, xương hàm bị thoái hóa và có thể khiến
khuôn mặt bị lão hóa sớm.
1.3.5. Cách điều trị và phòng tránh
1.3.5.1 .Cách điều trị
- Điều trị sâu răng sớm [8], [15]:
+ Liệu pháp Fluor: sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng, chỉ nha
khoa, tăm nha khoa, kẹo cao su có chứa fluor, gel fluor tại chỗ.
+ Tác nhân tái khoáng khác: Bicarbonat Ca2+, PO43-.
+ Kiểm soát vệ sinh răng miệng và chế độ ăn hợp lí, hạn chế thức ăn
nhiều đường.
+ Tái khám định kỳ : 6 tháng 1 lần.
+ Trám bít lỗ rãnh: trám bít dự phòng, trám bít khi sâu men.
- Điều trị trám phục hồi sâu răng [14]:
+ Trám kiểm soát sâu răng: Sử dụng các vật liệu trám có sẵn để làm
ngừng tiến triển của bệnh. Phương pháp điều trị này luôn phải kèm theo các

12


biện pháp dự phòng, giảm sự phát triển của các yếu tố gây bệnh. Các răng sau

khi được trám kiểm soát sẽ được theo dõi và đánh giá trước khi được trám
vĩnh viễn.
+ Trám phục hồi sâu răng vĩnh viễn: Trước khi trám phải làm sạch ngà
bị tổn thương, nhiễm khuẩn. Trám phục hồi vừa ngừa sâu răng tái phát, vừa
bảo vệ, hỗ trợ tái tạo khoáng các mô răng quanh chất trám.
1.3.5.2. Cách phòng tránh
- Hạn chế ăn vặt, đặc biệt là thức ăn có nhiều đường.
- Tăng cường chất lượng tổ chức cứng của răng:
+ Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để phòng chống còi xương, suy
dinh dưỡng.
+ Cung cấp đủ các chất vi lượng: Fluor và vitamin D là 2 chất quan
trọng để nâng cao chất lượng tổ chức cứng của răng.
- Vệ sinh răng miệng:
+ Chải răng đúng cách và thực hiện chải răng ít nhất ngày 2 lần sau khi
ăn sáng và trước khi đi ngủ, kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các
kẽ răng.
+ Lấy cao răng định kỳ.
+ Có thể sử dụng thêm nước súc miệng, thuốc sát khuẩn chống mảng
bám răng.
- Trám bít hố rãnh.
- Khám răng định kì 2 lần/năm.
- Đối với trẻ em:
+ Dưới 6 tháng tuổi, vệ sinh miệng cho trẻ bằng gạc, vải ướt.
+ Từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ uống nước sau khi bú hoặc ợ và hạn
chế cho trẻ bú bình.
+ Khi trẻ mọc răng, có thể sử dụng bàn chải silicon, bàn chải lông
mềm, nhỏ để chải răng cho trẻ.

13



+ Trẻ dưới 3 tuổi nên cẩn thận khi cho trẻ sử dụng kem đánh răng có
fluor, chỉ cho một lượng nhỏ kem đánh răng và đánh răng dưới sự trợ giúp,
giám sát của người lớn.
- Theo phương pháp chải răng chuẩn Quốc tế “Bass” có 2 bước như sau [13]:
+ Bước 1: Lông bàn chải nghiêng 45 độ về phía nướu, chải với động
tác rung nhẹ tại chỗ.
+ Bước 2: Xoay bàn chải theo chiều dọc của răng
- Lưu ý khi đánh răng:
+ Súc miệng bằng nước và rửa sạch bàn chải trước khi lấy kem đánh
răng.
+ Vệ sinh cả lưỡi.
+ Thực hiện đánh răng 2 - 3 phút.
+ Không bỏ sót răng và các mặt của răng.
1.4. Giới thiệu về xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
1.4.1 Vị trí địa lý
Xã An Đổ nằm ở phía Đông của huyện Bình Lục, cách trung tâm huyện
5km.
- Phía Đông giáp với xã Trung Lương.
- Phía Bắc giáp với thị trấn Bình Mỹ, có quốc lộ 21A chạy qua.
- Phía Tây giáp xã La Sơn.
- Phía Nam giáp xã Tiêu Động.
1.4.2 Đặc điểm
- Diện tích: trên 7km2 [20].
- Dân số: trên 80000 người [20].
*Về kinh tế:
Trong 5 năm (2010 – 2015) tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,7%;
cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng. Tổng sản phẩm lương thực

14



có hạt bình quân 5 năm đạt 6.150 tấn; tổng thu ngân sách của xã tăng bình
quân 25% năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 28,8 triệu đồng/người/năm;
tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,9% [20].
* Về văn hóa - xã hội:
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được bảo đảm, an ninh - quốc phòng
được giữ vững.
* Về cơ sở hạ tầng:
Xã An Đổ có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường trung
học cơ sở.
Ngày 15/06/2012, xã An Đổ đã khánh thành trạm y tế xã An Đổ [20].
* Về môi trường:
Qua thống kê, hiện nay xã An Đổ có 70% gia đình có đủ 3 công trình
hợp vệ sinh, 80% số hộ sử dụng nước sạch, 12/12 thôn đã thành lập được tổ
thu gom rác thải [20].

15


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Đối tượng: Trẻ em 3 - 5 tuổi, phụ huynh, giáo viên đang phụ trách nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ thuộc xã An Đổ, huyện Bình Lục, Tỉnh Hà
Nam.
- Địa điểm : xã An Đổ, Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
- Thời gian: 1/10/2018 đến 1/4/2019.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1.Phương pháp chọn mẫu
Lập danh sách trẻ 3 - 5 tuổi tại khu vực nghiên cứu thông qua sổ theo

dõi của xã An Đổ, huyện Bình Lục, Tỉnh Hà Nam.
2.2.2.Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp quan sát nhằm quan sát những biểu hiện về bệnh
sâu răng ở trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non xã An Đổ - huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.
2.2.3.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Thông qua sổ sách khám chữa bệnh của trạm y tế và sổ theo dõi của
trường Mầm non xã An Đổ - huyện Bình Lục - tỉnh Hà Nam để thu thập số
liệu về bệnh.
Điều tra bằng phiếu hỏi nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh
sâu răng ở trẻ mẫu giáo và các biện pháp trong việc bảo vệ răng miệng cho
trẻ.
2.2.4.Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn giáo viên tại trường Mầm non xã An Đổ - huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam và cha mẹ trẻ có con ở lứa tuổi mẫu giáo học tại trường nhằm
thu thập thêm thông tin để bổ sung cho các thông tin thu thập được ở phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi.

16


×