Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá tác động của hồ đồng mít và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến dòng chảy sông lại giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.25 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------------

VÕ HOÀNG HIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỒ ĐỒNG MÍT
VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN DÕNG CHẢY SÔNG LẠI GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

Đà Nẵng- Năm 2017-


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------------

VÕ HOÀNG HIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỒ ĐỒNG MÍT
VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN DÕNG CHẢY SÔNG LẠI GIANG

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
Mã số: 60.58.02.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Võ Ngọc Dƣơng

Đà nẵng - Năm 2017-


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Võ Hoàng Hiệp


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................................................I
MỤC LỤC ............................................................................................................................................................. II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU .................................................................................... VI
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................................................... VII
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................................ 1
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: .............................................................................................................. 1

2.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ....................................................................................................................... 3


3.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ........................................................................................... 3

4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: ........................................................................................................................ 3

5.

CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................................. 3

6.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: ...................................................................................................... 3

7.

BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG LUẬN VĂN: ...................................................................................................... 4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU............................................................................ 5
1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................. 5
1.1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN: .............................................................................................................. 5
1.1.2. ĐIỀU KIỆN KHÍ TƢỢNG, THỦY VĂN ................................................................................................. 6
1.1.3. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN .................................................................................................................. 9
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ................................................................................................................ 11
1.2.2. CƠ SỞ HẠ TẦNG ..................................................................................................................................... 14
1.3. TỔNG QUAN VỀ LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG ................................................................................. 14
1.3.1. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG .......................................... 15

1.3.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG ........................................................ 16
1.3.3. VẤN ĐỀ NGẬP LỤT Ở LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG ..................................................................... 17
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỦY VĂN MÔ PHỎNG DÕNG CHẢY SÔNG LẠI GIANG ..... 19
2.1. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH MIKE SHE ....................................................................................................... 19
2.1.1. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH MIKE SHE ............................................................................................ 19
2.1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH MIKE SHE ................................................................................. 19
2.1.3. LÝ THUYẾT CƠ BẢN MÔ HÌNH MIKE SHE.................................................................................... 19
2.2. THIẾT LẬP MÔ HÌNH MIKE SHE CHO LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG ........................................ 27
2.2.1. PHẠM VI MÔ PHỎNG ............................................................................................................................ 28
2.2.2. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ TÍNH TOÁN................................................................. 29
2.3. HIỆU CHỈNH VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ............................................................................................ 34
2.3.1. HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH ........................................................................................................................ 34
2.3.2. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ........................................................................................................................... 34
2.3.3. NHẬN XÉT KẾT QUẢ HIỆU CHỈNH VÀ KIỂM ĐỊNH .................................................................... 35
CHƢƠNG 3: MÔ PHỎNG DÕNG CHẢY TRONG CÁC KỊCH BẢN XÉT ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC
XÂY DỰNG HỒ ĐỒNG MÍT VÀ KHI XÉT ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU..................................................... 37
3.1. TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA NƢỚC ĐỒNG MÍT ................................................................................ 37
3.1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG HỒ CHỨA NƢỚC ĐỒNG MÍT............................................... 37


iii
3.2. ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI DÕNG CHẢY SÔNG LẠI GIANG KHI CÓ SỰ VẬN HÀNH CỦA HỒ
CHỨA NƢỚC ĐỒNG MÍT: ............................................................................................................................... 44
3.2.1. DÒNG CHẢY MÙA KIỆT ........................................................................................................................ 44
3.2.2. DÕNG CHẢY MÙA LŨ .......................................................................................................................... 49
3.3. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .................................................................................................. 55
3.3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ................................................................................. 55
3.3.2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU QUY MÔ TOÀN CẦU ....................................................................................... 58
3.3.3. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM ...................................................................... 60
3.3.4. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO VIỆT NAM ........................................................................... 61

3.4. MÔ PHỎNG DÕNG CHẢY ỨNG VỚI CÁC TRƢỜNG HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ........................ 65
3.4.1. XÂY DỰNG CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................. 65
KẾT LUẬN .......................................................................................................................................................... 80
KIẾN NGHỊ ......................................................................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................... 82
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN ..................................................................................................................................... 84


iv

TÓM TẮT LUẬN VĂN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỒ ĐỒNG MÍT VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN DÕNG CHẢY SÔNG LẠI GIANG
Học viên:Võ Hoàng Hiệp. Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng công trình thủy
Mã số: 60.58.02.02. Khóa:2016-2018. Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN.
Tóm tắt - Biến đổi khí hậu xuất phát từ sự gia tăng lượng khí thải nhà kính được
nhìn nhận là một trong những thách thức lớn cho nhân loại trong thế kỷ thứ 21. Hiện
tượng này được dự đoán là sẽ gia tăng các thảm họa tự nhiên trên toàn cầu. Hậu quả
của nó sẽ tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Do đó cần có những
đánh giá thật đầy đủ và chính xác về sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên do hậu quả
của biến đổi khí hậu, để có thể cung cấp những căn cứ cần thiết cho việc xây dựng các
biện pháp giảm thiểu và thích ứng với sự thay đổi này. Lại Giang (Flv=1.466km2) là
con sông lớn thứ hai ở tỉnh Bình Định. Bên cạnh những đóng góp không nhỏ đến sự
phát triển kinh tế xã hội của khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định, thiên tai ngập lụt, hạn
hán liên quan tới dòng chảy sông Giang cũng có những tác động không nhỏ tới dân cư
trong khu vực. Luận văn này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn
toàn diện về sự biến đổi của các yếu tố tự nhiên liên quan tới sự ấm lên của trái đất
trong tương lai tại lưu vực sông Lại Giang, tỉnh Bình Định. Bên cạnh đó, việc xây
dựng hồ chứa nước Đồng Mít trên sông Lại Giang trong thời gian tới được cho rằng sẽ
ảnh hưởng lớn đến dòng chảy hạ du sông Lại Giang. Với những yêu cầu thực tế như

trên, luận văn được thực hiện nhằm đánh giá tổng quan sự thay đổi dòng chảy hạ du
trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tác động của hồ Đồng Mít đến hạ du sông Lại
Giang.
Từ khóa – Biến đổi khí hậu, Lại Giang, Đồng Mít, mô hình MIKE SHE.
Abstract - Climate change due to the increase of greenhouse gas emissions is
considered to be one of the major challenges to the human beings in 21st century. It
will lead to changes in precipitation, atmospheric moisture, increase in evaporation
and probably raise the frequency of extreme events. The consequences of these
phenomena will influence on many aspects of human society. Particularly at river
deltas, coastal regions and developing countries, the impacts of climate change to
socio-economic development are more serious. So there is a need to have a robust and
accurate estimation of variation of natural factors due to climate change, at least in the
hydrological cycle and flooding events to provide a strong basis for mitigating the
impacts of climate change and adapt to these challenges. Lai Giang (F=1.466km2) is
second largest river of Binh Dinh Provine. This river play an important role in Binh
Dinh province’s socio economy development. However, this river also bring to north
of Binh Dinh province many potential risks, especially in the contact of climate


v
change. With above reason, this study is realized to get more knowledge about the
change of Lai Giang stream flow. Besides that, in the next few years, on artifical
reservoir – Dong Mit is planed to buitd in main stream of Lai Giang. Hence, the
second part of this study is to simulate the impact of Dong Mit reservoir to the stream
flow at down stream area.
Key words – Climate change, Lai Giang, Dong Mit, MIKE SHE model.


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AR5
: Báo cáo đánh giá lần thứ 5 về hiện trạng biến đổi khí hậu toàn cầu
BĐKH
: Biến đổi khí hậu
DHI
: Viện thủy lực Đan Mạch
IPCC
: Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
MIKE 11 : Mô hình thủy lực 1 chiều thuộc bộ mô hình MIKE
MIKE SHE : Mô hình mưa – dòng chảy (DHI)
R
: Hệ số tương quan
R2
: Hệ số NASH
RCP
: Đường phân bố nồng độ khí nhà kính đại diện
RMSE
: Sai số căn bình phương trung bình
WMO
: Tổ chức khí tượng thế giới
FAO
: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc


vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: các đặc trưng nhiệt độ của khu vực nghiên cứu. .............................................6
Bảng 1.2.Các đặc trưng độ ẩm không khí trung bình của khu vực nghiên cứu. .............7

Bảng 1.3:Số giờ nắng bình quân ngày các tháng trong năm. ..........................................7
Bảng1.4: Vận tốc gió bình quân các tháng trong năm. ...................................................7
Bảng 1.5: Vận tốc gió mạnh theo các hướng theo tần xuất Pi (%). .................................7
Bảng1.6:Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche Zpic (mm) .................................................7
Bảng1.7: Lượng bốc hơi mặt nước Znc (mm).................................................................8
Bảng1.8: Dân số trung bình tỉnh theo đơn vị huyện. .....................................................11
Bảng1.9: Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng dân số phân theo thành thị ,
nông thôn. ......................................................................................................................11
Bảng 1.10. Lượng mưa trung bình năm tại các trạm đo mưa trên lưu vực sông Lại
Giang .............................................................................................................................15
Bảng 1.11. Lượng mưa trung bình tháng tại các trạm đo trên lưu vực sông Lại Giang15
Bảng 1.12. Lưu lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm tại các trạm trên lưu vực
sông Lại Giang...............................................................................................................16
Bảng 1.13. Đặc điểm dân số các huyện trong lưu vực sông Lại Giang ........................16
Bảng 1.14. Tình hình sử dụng đất các huyện trong lưu vực sông Lại Giang ................17
Bảng 1.15. Tình hình thiệt hại do lũ trên lưu vực sông Lại Giang ................................18
Bảng 2.1. Các chỉ số của mô hình MIKE SHE sau khi hiệu chỉnh ...............................34
Bảng 2.2. Các chỉ số của mô hình MIKE SHE sau khi kiểm định ................................35
Bảng 3.1. Đánh giá nhu cầu dùng nước giai đoạn 2020 (đơn vị: triệu m3) ...................37
Bảng 3.2. Quy mô hồ chứa nước Đồng Mít ..................................................................43
Bảng 3.3. Thông số chính hồ chứa phương án chọn .....................................................43
Bảng 3.4. Yêu cầu cấp nước cho các ngành tại đầu mối hồ Đồng Mít .........................44
Bảng 3.5. Yêu cầu cấp nước các tháng tại đầu mối hồ Đồng Mít .................................44
Bảng 3.6. Dung tích nước cần bổ sung vào các tháng tại đầu mối hồ Đồng Mít ..........44
Bảng 3.7. Đặc trưng các kịch bản, mức tăng nhiệt độ so với thời kỳ tiền công nghiệp 58
Bảng 3.8. Biến đổi cực đại của lượng mưa các mùa (%) so với thời kỳ cơ sở .............66
Bảng 3.9. Hệ số thay đổi lượng mưa các thời kỳ so với thời kỳ cơ sở theo kịch bản
RCP4.5 ...........................................................................................................................66
Bảng 3.10. Hệ số thay đổi lượng mưa các thời kỳ so với thời kỳ cơ sở theo kịch bản
RCP8.5 ...........................................................................................................................66



viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. bản đồ hành chính tỉnh bình định ....................................................................5
Hình 1.2. Bản đồ phân bố sông ngòi và các trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định. ..9
Hình 2.1. Cấu trúc tổng quát của mô hình MIKE SHE .................................................20
Hình 2.2. Sơ đồ quá trình bốc hơi trong mô hình MIKE SHE (DHI,2012). .................21
Hình 2.3. Rời rạc hóa vùng không bão hòa theo phương đứng.....................................22
Hình 2.4. Quá trình hình thành dòng chảy trong mô hình MIKE SHE .........................23
Hình 2.5. Couple link MIKE SHE và MIKE 11 (DHI 2012). .......................................24
Hình 2.6. Kết nối giữa mô hình MIKE 11 với các ô lưới trong mô hình MIKE SHE. .24
Hình 2.7. Liên kết điển hình giữa MIKE SHE và MIKE 11 (DHI 2012) .....................25
Hình 2.8. Kết nối giữa MIKE SHE và MIKE URBAN (DHI 2012). ...........................25
Hình 2.9. Cơ chế kết nối giữa MIKE SHE và MIKE URBAN (DHI 2012). ................26
Hình 2.10. Cấu trúc mô hình MIKE SHE với các mô đun hồ chứa tuyến tính cho vùng
bão hòa (DHI, 2012e). ...................................................................................................26
Hình 2.11. Sơ đồ dòng chảy dựa trên các tiểu lưu vực, mô đun dòng chảy hồ chứa
tuyến tính (DHI, 2012e) ................................................................................................27
Hình 2.12. Các thành phần chính được thiết lập trong mô hình MIKE-SHE ...............27
Hình 2.13. Phạm vi mô phỏng khu vực sông Lại Giang ...............................................28
Hình 2.14. Bảng đồ số độ cao lưu vực sông Lại Giang.................................................29
Hình 2.15. Bản đồ sử dụng đất lưu vực sông Lại Giang ...............................................30
Hình 2.16. Bản đồ đất lưu vực sông Lại Giang .............................................................31
Hình 2.17. Mạng lưới sông Lại Giang...........................................................................32
Hình 2.18. Kết quả hiệu chỉnh của MIKE SHE cho lưu lượng tại trạm An Hòa từ năm
1996-2002. .....................................................................................................................34
Hình 2.19. Kết quả kiểm định của MIKE SHE cho lưu lượng tại trạm An Hòa từ năm
2003-2009. .....................................................................................................................35
Hình 2.20. Kết quả mô phỏng của MIKE SHE cho lưu lượng tại trạm An Hòa thời kỳ

nền. ................................................................................................................................36
Hình 2.21. Dòng chảy trung bình tháng tại trạm An Hòa thời kỳ nền (1995-2014). ....36
Hình 2.22. Tổng lượng dòng chảy trung bình tháng tại trạm An Hòa thời kỳ nền (19952014). .............................................................................................................................36
Hình 3.1. Các vị trí đánh giá tác động của hồ chứa nước Đồng Mít đến dòng chảy sông
Lại Giang .......................................................................................................................45
Biểu đồ đánh giá sự thay đổi dòng chảy giữa kịch bản nền và sau khi có sự vận hành
của hồ chứa nước Đồng Mít tại một số trạm đo: ...........................................................46


ix
Hình 3.2. Dòng chảy trung bình tháng tại trạm An Hòa trước và sau khi có ................46
hồ Đồng Mít...................................................................................................................46
Hình 3.3. Tổng lượng dòng chảy trung bình tháng tại trạm An Hòa trước và sau khi có
hồ Đồng Mít...................................................................................................................46
Hình 3.4. Dòng chảy trung bình tháng tại trạm Lại Giang 1 trước và sau khi có hồ
Đồng Mít........................................................................................................................47
Hình 3.5. Tổng lượng dòng chảy trung bình tháng tại trạm Lại Giang 1 trước và sau
khi có hồ Đồng Mít. .......................................................................................................47
Hình 3.6. Dòng chảy trung bình tháng tại trạm Lại Giang 3 trước và sau khi có hồ
Đồng Mít........................................................................................................................48
Hình 3.7. Tổng lượng dòng chảy trung bình tháng tại trạm Lại Giang 3 trước và sau
khi có hồ Đồng Mít. .......................................................................................................48
Hình 3.8. Đồ thị lưu lượng đến và lưu lượng xả tại hồ Đồng Mít ứng với tần suất lũ
0,5% - Phương án 1 .......................................................................................................49
Hình 3.9. Sự thay đổi dòng chảy tại trạm An Hòa khi có sự vận hành của hồ chứa nước
Đồng Mít ứng với tần suất lũ 0,5% - Phương án 1........................................................50
Hình 3.10. Sự thay đổi dòng chảy tại trạm Lại Giang 1 khi có sự vận hành của ..........50
hồ chứa nước Đồng Mít ứng với tần suất lũ 0,5% - Phương án 1 .................................50
Hình 3.11. Sự thay đổi dòng chảy tại trạm Lại Giang 3 khi có sự vận hành của ..........51
hồ chứa nước Đồng Mít ứng với tần suất lũ 0,5% - Phương án 1 .................................51

Hình 3.12. Đồ thị lưu lượng đến và lưu lượng xả tại hồ Đồng Mít ứng với .................51
tần suất lũ 0,5% - Phương án 2 ......................................................................................51
Hình 3.13. Sự thay đổi dòng chảy tại trạm An Hòa khi có sự vận hành của ................52
hồ chứa nước Đồng Mít ứng với tần suất lũ 0,5% - Phương án 2 .................................52
Hình 3.14. Sự thay đổi dòng chảy tại trạm Lại Giang 1 khi có sự vận hành của ..........52
hồ chứa nước Đồng Mít ứng với tần suất lũ 0,5% - Phương án 2 .................................52
Hình 3.15. Sự thay đổi dòng chảy tại trạm Lại Giang 3 khi có sự vận hành của ..........53
hồ chứa nước Đồng Mít ứng với tần suất lũ 0,5% - Phương án 2 .................................53
Hình 3.16. Đồ thị lưu lượng đến và lưu lượng xả tại hồ Đồng Mít ứng với .................53
tần suất lũ 0,5% - Phương án 3 ......................................................................................53
Hình 3.17. Sự thay đổi dòng chảy tại trạm An Hòa khi có sự vận hành của hồ chứa
nước Đồng Mít ứng với tần suất lũ 0,5% - Phương án 3 ..............................................54
Hình 3.18. Sự thay đổi dòng chảy tại trạm Lại Giang 1 khi có sự vận hành của hồ chứa
nước Đồng Mít ứng với tần suất lũ 0,5% - Phương án 3 ..............................................54
Hình 3.19. Sự thay đổi dòng chảy tại trạm Lại Giang 3 khi có sự vận hành của hồ chứa
nước Đồng Mít ứng với tần suất lũ 0,5% - Phương án 3 ..............................................55


x
Hình 3.20. Sơ đồ truyền bức xạ và các dòng năng lượng (W/m2) trong .......................56
hệ thống khí hậu ............................................................................................................56
Hình 3.21. Nồng độ khí CO2, áp suất riêng của CO2 ở bề mặt đại dương và ...............57
nồng độ PH ....................................................................................................................57
Hình 3.22. Chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu thời kỳ 1850-2012 ........................58
Hình 3.23. Chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu (oC) thời kỳ 1950-2015 .................59
Hình 3.24. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1901-2012...........................59
Hình 3.25. Biến đổi của lượng mưa năm thời kỳ 1901-2010 và thời kỳ 1951-2010
(Nguồn: IPCC,2013) ......................................................................................................60
Hình 3.26. Thay đổi nhiệt độ trung bình năm (oC) thời kỳ 1958-2014 .........................60
Hình 3.27. Thay đổi lượng mưa năm (%) thời kỳ 1958-2014) .....................................61

Hình 3.28. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) theo kịch bản RCP4.5 .............62
Hình 3.29. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) theo kịch bản RCP8.5 .............62
Hình 3.30 Kịch bản biến đổi nhiệt độ trung bình năm(oC) ở khu vực Nam Trung Bộ .63
Hình 3.31. Biến đổi của lượng mưa năm theo kịch bản RCP4.5 ..................................64
Hình 3.32. Biến đổi của lượng mưa năm theo kịch bản RCP8.5 ..................................64
Hình 3.33. Kịch bản biến đổi lượng mưa năm (%) ở khu vực Nam Trung Bộ .............65
Hình 3.34. Các vị trí đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến dòng chảy sông Lại
Giang. ............................................................................................................................67
Hình 3.35. Dòng chảy trung bình tháng tại trạm An Hòa theo kịch bản RCP4.5 với giá
trị biến đổi cực đại. ........................................................................................................68
Hình 3.36. Tổng lượng dòng chảy trung bình tháng tại trạm An Hòa theo kịch bản
RCP4.5 với giá trị biến đổi cực đại. ..............................................................................68
Hình 3.37. Dòng chảy trung bình tháng tại trạm Lại Giang 1 theo kịch bản RCP4.5 với
giá trị biến đổi cực đại. ..................................................................................................69
Hình 3.38. Tổng lượng dòng chảy trung bình tháng tại trạm Lại Giang 1 theo kịch bản
RCP4.5 với giá trị biến đổi cực đại. ..............................................................................69
.......................................................................................................................................70
Hình 3.39. Dòng chảy trung bình tháng tại trạm Lại Giang 2 theo kịch bản RCP4.5 với
giá trị biến đổi cực đại. ..................................................................................................70
Hình 3.40. Tổng lượng dòng chảy trung bình tháng tại trạm Lại Giang 2 theo kịch bản
RCP4.5 với giá trị biến đổi cực đại. ..............................................................................70
Hình 3.41. Dòng chảy trung bình tháng tại trạm Lại Giang 3 theo kịch bản RCP4.5 với
giá trị biến đổi cực đại. ..................................................................................................71
Hình 3.42. Tổng lượng dòng chảy trung bình tháng tại trạm Lại Giang 3 theo kịch bản
RCP4.5 với giá trị biến đổi cực đại. ..............................................................................71


xi
Hình 3.43. Dòng chảy trung bình tháng tại trạm Kim Sơn 2 theo kịch bản RCP4.5 với
giá trị biến đổi cực đại. ..................................................................................................72

Hình 3.44. Tổng lượng dòng chảy trung bình tháng tại trạm Kim Sơn 2 theo kịch bản
RCP4.5 với giá trị biến đổi cực đại. ..............................................................................72
Hình 3.45. Dòng chảy trung bình tháng tại trạm Đồng Mít theo kịch bản RCP4.5 với
giá trị biến đổi cực đại. ..................................................................................................73
Hình 3.46. Tổng lượng dòng chảy trung bình tháng tại trạm Đồng Mít theo kịch bản
RCP4.5 với giá trị biến đổi cực đại. ..............................................................................73
Hình 3.47. Dòng chảy trung bình tháng tại trạm An Hòa theo kịch bản RCP8.5 với giá
trị biến đổi cực đại. ........................................................................................................74
Hình 3.48. Tổng lượng dòng chảy trung bình tháng tại trạm An Hòa theo kịch bản
RCP8.5 với giá trị biến đổi cực đại. ..............................................................................74
Hình 3.49. Dòng chảy trung bình tháng tại trạm Lại Giang 1 theo kịch bản RCP8.5 với
giá trị biến đổi cực đại. ..................................................................................................75
Hình 3.50. Tổng lượng dòng chảy trung bình tháng tại trạm Lại Giang 1 theo kịch bản
RCP8.5 với giá trị biến đổi cực đại. ..............................................................................75
Hình 3.51. Dòng chảy trung bình tháng tại trạm Lại Giang 2 theo kịch bản RCP8.5 với
giá trị biến đổi cực đại. ..................................................................................................76
Hình 3.52. Tổng lượng dòng chảy trung bình tháng tại trạm Lại Giang 2 theo kịch bản
RCP8.5 với giá trị biến đổi cực đại. ..............................................................................76
Hình 3.53. Dòng chảy trung bình tháng tại trạm Lại Giang 3 theo kịch bản RCP8.5 với
giá trị biến đổi cực đại. ..................................................................................................77
Hình 3.54. Tổng lượng dòng chảy trung bình tháng tại trạm Lại Giang 3 theo kịch bản
RCP8.5 với giá trị biến đổi cực đại. ..............................................................................77
Hình 3.55. Dòng chảy trung bình tháng tại trạm Kim Sơn 2 theo kịch bản RCP8.5 với
giá trị biến đổi cực đại. ..................................................................................................78
Hình 3.56. Tổng lượng dòng chảy trung bình tháng tại trạm Kim Sơn 2 theo kịch bản
RCP8.5 với giá trị biến đổi cực đại. ..............................................................................78
Hình 3.57. Dòng chảy trung bình tháng tại trạm Đồng Mít theo kịch bản RCP8.5 với
giá trị biến đổi cực đại. ..................................................................................................79
Hình 3.58. Tổng lượng dòng chảy trung bình tháng tại trạm Đồng Mít theo kịch bản
RCP8.5 với giá trị biến đổi cực đại. ..............................................................................79



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sông Lại Giang là con sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, có diện tích lưu vực
là 1.466 km2, dài 85km. Sông gồm hai nhánh sông lớn chính là Sông An Lão và sông
Kim Sơn. Sông An Lão bắt nguồn từ vùng núi cao của huyện An Lão và Ba Tơ, chảy
theo hướng Bắc – Nam đến Lại Khánh thì nhập với sông Kim Sơn thành sông Lại
Giang, chảy theo hướng Tây Nam, Đông Bắc rồi đổ ra biển. Sông Kim Sơn bắt nguồn
từ vùng núi cao của huyện Hoài Ân, chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc đến Lại
Khánh nhập với sông An Lão thành sông Lại Giang. Dòng chảy sông Lại Giang ảnh
hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội của huyện Hoài Ân, An Lão, Hoài Nhơn. Trong
đó đặc biệt là thị trấn Bồng Sơn, là thị trấn cơ sở để hình thành thị xã Bồng Sơn trong
tương lai gần.
Khu vực miền Trung nói chung và Bình Định nói riêng có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, tổng lượng mưa trung bình năm lớn, dao động từ 1.750mm - 2.400mm. Tuy
nhiên lượng mưa phân bố không đều theo thời gian, tập trung từ tháng 9 đến tháng 12.
Đồng thời khu vực này có địa hình tương đối phức tạp. Đặc trưng cho khu vực địa
hình đồng bằng ven biển Trung – Trung bộ, địa hình khu vực ngắn dốc, phía Tây giáp
núi cao, phía Đông là đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Địa hình ảnh hưởng đến dòng sông
ngắn, dốc, làm tăng tốc độ dòng chảy dẫn đến thời gian tập trung lũ nhanh. Chính
những nguyên nhân trên trong những năm qua lũ lụt thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình
Định nói chung và trên lưu vực sông Lại Giang nói riêng thường xuyên xảy ra và diễn
biến phức tạp gây thiệt hại ngày càng gia tăng. Trong đó điển hình là các trận lũ sau:
Trận lũ năm 1987 đã làm trôi 664 ngôi nhà, 3.081 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 513
trường học, nhà trẻ, mẫu giáo bị trôi hoàn toàn, thiệt hại nặng nề về nông lâm ngư
nghiệp, tổng thiệt hại ước tính 18 tỉ đồng (theo thống kê của Ban chỉ huy PCLB Nghĩa
Bình). Trận lũ năm 1999 đã làm 22 người chết, 630 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, tổng

thiệt hại ước tính 228 tỉ đồng. Năm 2003 thiên tai đã làm cho tỉnh Bình Định 29 người
bị chết, 2233 ha lúa bị mất trắng, 1746ha ao cá bị thiệt hại, 124 phòng học bị ngập,
232 cầu cống bị hỏng, tổng thiệt hại là 198 tỉ đồng. Năm 2005 thiệt hại do thiên tai gây
ra tại tỉnh Bình Định với 39 người bị chết, 2001 ha lúa bị mất trắng, 2737 ha ao cá bị
thiệt hại, 30 lớp học bị ngập, 253 cầu cống bị hỏng, tổng thiệt hại lên đến 219 tỷ đồng.
Đợt mưa lũ lịch sử từ ngày 14 - 18/11/2013 đã gây thiệt hại nặng nề: 19 người chết, 14
người bị thương; hơn 101.900 nhà bị ngập nước với 510.000 người bị ảnh hưởng,
trong đó 292 nhà sập, 418 nhà bị hư hỏng nặng; cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, đê
điều bị tàn phá, Quốc lộ 1A, QL 19 bị ngập nước và đứt vỡ nhiều đoạn; hệ thống điện,
cấp nước, cơ sở kinh tế, văn hóa -xã hội đều bị thiệt hại nghiêm trọng. Thiệt hại vật
chất 2.125 tỷ đồng. Đợt lũ năm 2016 gây ngập lụt trầm trọng nhất trong thời gian qua,


2
gây nhiều thiệt hại cho nhân dân và các công trình giao thông thủy lợi... trên địa bàn
tỉnh Bình Định (11/11 huyện, thành phố bị ngập sâu từ 0.5 -1.5, có nơi trên 1.5m).
Hơn nữa trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp và dự đoán
ảnh hưởng nặng nề đến vấn đề thiên tai ngập lụt ở nước ta, đặc biệt là khu vực miền
Trung, trong đó có lưu vực sông Lại Giang. Theo kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài
nguyên và Môi trường năm 2016 thì đến giai đoạn từ năm 2046 – 2065 theo kịch bản
RCP4.5 thì nhiệt độ tại Bình Định tăng từ 0,9 đến 2,0oC; lượng mưa tăng từ 10,9 đến
30,8%. Theo Chỉ số về Tính Tổn thương với biến đổi khí hậu (Climate Change
Vulnerability Index—CCVI), Việt Nam được coi là một trong 30 ―nước cực rủi ro‖
trên thế giới. Việt Nam đã trải nghiệm nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, những trận
bão có cường độ ngày càng cao, lụt lội và khô hạn ngày càng thường xuyên, gây ra tổn
thất về người và tài sản cho nền kinh tế. Với những lý do trên việc nghiên cứu dòng
chảy ở hạ lưu sông Lại Giang là cần thiết nhằm đánh giá tác động của thiên tai đến đời
sống của người dân trong khu vực cũng như cung cấp tổng quan về sự thay đổi dòng
chảy sông để quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đánh giá mức độ ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu tác động của vấn đề này đến lưu vực hạ

du sông Lại Giang, đưa ra giải pháp thích ứng với vấn đề nêu trên.
Bên cạnh đó, nhằm điều tiết nguồn nước để cung cấp lượng nước còn thiếu vào
mùa khô cho các ngành kinh tế, cải thiện môi trường sinh thái..., cắt giảm lũ cho hạ du,
góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội cho 4 huyện: An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn
và Phù Mỹ, tỉnh Bình Định., ngày 15/04/2017, Phó Thủ Tướng Trịnh Đình Dũng ký
Quyết định số 492/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Đồng
Mít. Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ khoảng 89,8 triệu m3 với tổng mức đầu tư dự
kiến gần 2.143 tỷ đồng tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Với dung tích trên, quá trình
vận hành hồ chứa nước Đồng Mít được cho rằng sẽ ảnh hưởng lớn đến dòng chảy hạ
du sông Lại Giang. Việc đánh giá ảnh hưởng của dòng chảy này đến tình trạng ngập
lụt hai bên bờ sông là cần thiết. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng được kỳ vọng
cung cấp những luận cứ cần thiết cho việc xây dựng quá trình vận hành hợp lý hồ chứa
Đồng Mít trong mùa lũ.
Với yêu cầu thực tế như trên, nhằm đánh giá tổng quan sự thay đổi dòng chảy
hạ du trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tác động của hồ Đồng Mít đến hạ du sông Lại
Giang, tác giả đề xuất đề tài: “Đánh giá tác động của hồ Đồng Mít và ảnh hƣởng
của biến đổi khí hậu đến dòng chảy sông Lại Giang”.
Kết quả nghiên cứu hy vọng cung cấp cho chính quyền địa phương và các cơ
quan quản lý thiên tai trên địa bàn những thông tin cần thiết để giúp chủ động đối phó
cũng như giảm thiểu thiệt hại do các tình huống có sự tác động của hồ Đồng Mít và
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.


3
2. Mục đích nghiên cứu:
- Ứng dụng bộ phần mềm MIKE (DHI) để thiết lập mô phỏng dòng chảy sông
Lại Giang do tác động của việc xây dựng đập Đồng Mít và do tác động của biến đổi
khí hậu.
- Cung cấp thông tin và đưa ra các kiến nghị cần thiết cho các cơ quan quản lý
nhà nước và phòng chống thiên tai giúp ứng phó kịp thời và giảm nhẹ thiệt hại cho khu

vực hạ du sông Lại Giang trong các tình huống nêu trên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Chế độ dòng chảy sông Lại Giang và lưu vực sông Lại
Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: Lưu vực sông Lại Giang từ thượng nguồn đến cầu Bồng
Sơn, thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
4. Nội dung nghiên cứu:
- Mô phỏng dòng chảy ở hạ du sông Lại Giang khi xét đến tác động của việc xây
dựng hồ Đồng Mít và khi xét đến biến đổi khí hậu.
5. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu:
 Cách tiếp cận:
- Sưu tập các tư liệu về lý thuyết cũng như các giải pháp xử lý, các mô hình thủy
văn để tham khảo, chọn lọc, từ đó xây dựng mô hình thủy văn cho lưu vực sông Lại
Giang.
- Hiện trạng và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định và lưu
vực sông Lại Giang.
 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tài liệu;
- Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan;
- Phương pháp mô hình hóa;
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình;
- Phương pháp thống kê khách quan;
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra được các kết quả sau:
- Mô phỏng dòng chảy ứng với các kịch bản, trong đó cung cấp được các thông
tin cần thiết về sự thay đổi dòng chảy tương ứng với các kịch bản.
Từ các kết quả trên, việc nghiên cứu dòng chảy lưu vực sông Lại Giang đối với
các kịch bản xây dựng hồ Đồng Mít và xét đến biến đổi khí hậu sẽ giúp đánh giá sự
thay đổi của dòng chảy sông Lại Giang và đưa ra các kiến nghị các hướng cải thiện

bản đồ ngập lụt sau này và đề ra chương trình đầu tư liên quan. Đề xuất định hướng,
cơ chế và pháp quy quy hoạch cho quản lý lưu vực sông cần thiết cho các cơ quan
quản lý nhà nước và phòng chống thiên tai trên địa bàn.


4
7. Bố cục và nội dung luận văn:
Luận văn gồm phần Mở đầu, 03 chương và phần Kết luận và kiến nghị.
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu.
Chƣơng 2: Xây dựng mô hình thủy văn mô phỏng dòng chảy sông Lại Giang.
Chƣơng 3: Mô phỏng dòng chảy trong các kịch bản xét đến tác động của việc xây
dựng hồ Đồng Mít và khi xét đến biến đổi khí hậu.
Kết luận và kiến nghị.


5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên:
a) Vị trí địa lý
Bình Định là một tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải
dài 110 km theo hướng Bắc – Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55km
(chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam
giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp 02 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, phía Đông giáp biển
Đông. Giới hạn bởi hệ toạ độ địa lý như sau:
- Cực Bắc : 140 42′ 10″ độ vĩ bắc, 1080 55′ 4″ độ kinh Đông.
- Cực Nam : 130 39′ 10″ độ vĩ bắc, 1080 54′ 00″ độ kinh Đông.
- Cực Đông : 130 36′ 33″ độ vĩ bắc, 1090 21′ 00″ độ kinh Đông.
- Cực Tây : 140 25′ 00″ độ vĩ bắc, 1080 37′ 30″ độ kinh Đông.

Diện tích tự nhiên: 6.025 km2, Tỉnh có 11 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố
loại I trực thuộc tỉnh (thành phố Quy Nhơn), 01 thị xã (An Nhơn), 03 huyện miền núi
(An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh), 02 huyện trung du (Hoài Ân, Tây Sơn) và 04 huyện
đồng bằng (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước).

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định


6
Dân số trong toàn tỉnh, tính đến 2016 là 1.523,8 nghìn người, phân bố ở 126 xã,
21 phường và 12 thị trấn. Số dân cư sống ở thành thị chiếm 31%. Còn lại 69% sống ở
nông thôn.
Mật độ bình quân 250,3 người/ km2.
Đại bộ phận dân cư sống bằng nghề nông – lâm – ngư nghiệp. Một bộ phận
hoạt động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khai thác chế biến lâm
sản, thủy sản, xây dựng, thương nghiệp dịch vụ y tế, giáo dục v.v…
b) Đặc điểm địa hình
Bình Định là tỉnh nằm gọn bên sườn phía đông dãy Trường Sơn, có địa hình
dốc và bị chia cắt mạnh. Hướng dốc chính từ Tây sang Đông, núi và đồng bằng xen kẽ
nhau do một số dãy núi từ Trường Sơn kéo dài xuống biển tạo thành.
Từ Tây Nguyên xuống đồng bằng của Bình Định địa hình hạ thấp đột ngột đáng
kể. Các cao nguyên ở phía tây có cao độ từ 500m đến 700m xuống đồng bằng Bình
Định chỉ có cao trình 20m đến 30m, vùng ven biển cao trình 2m đến 3m; hình thành
hai bậc địa hình cao thấp nằm kế tiếp nhau và không có khu đệm chuyển tiếp. Toàn
vùng Bình Định được chia thành 3 dạng địa hình: địa hình núi trung bình và núi thấp,
vùng gò đồi ở trung du, đồng bằng và ven biển.
1.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn
Bình Định thuộc vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình 27,20C.
Lượng mưa trung bình hàng năm trong 5 năm gần đây là 1845,2 mm. Mùa mưa (từ
tháng 9 đến tháng 12) tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm. Mùa mưa trùng với mùa

bão nên thường gây ra lũ lụt. Ngược lại mùa nắng kéo dài nên gây hạn hán ở nhiều
nơi. Độ ẩm trung bình là 78%.
a) Khí tượng
- Nhiệt độ không khí (ToC):
Nhiệt độ không khí bình quân, cao nhất, thấp nhất các tháng trong năm:
Bảng 1.1: Các đặc trưng nhiệt độ của khu vực nghiên cứu.
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Năm

Nhiệt độ bình quân
o

(T C )
23,1
23,9
25,4
27,3
28,9

29,7
29,8
29,8
28,4
26,8
25,4
23,7
26,9

Nhiệt độ cao nhất
( Tmax)
33,0
35,4
38,3
36,6
39,7
40,9
42,1
40,9
39,0
37,3
32,9
31,5
42,1

Nhiệt độ thấp nhất
(Tmin)
15,2
15,7
16,4

19,4
19,1
21,7
20,6
20,7
20,5
17,9
15,0
16,1
15,0


7
- Độ ẩm không khí, (u%):
Bảng 1.2.Các đặc trưng độ ẩm không khí trung bình của khu vực nghiên cứu.
Tháng

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

Năm

u (%)

84

82

83

83

80

74

71

71


78

83

84

83

80

-

Số giờ nắng, n (giờ/ ngày):
Bảng 1.3:Số giờ nắng bình quân ngày các tháng trong năm.
1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

11

12

Năm

5,3

7,2

8,2

8,8

8,9

8,0

8,7

7,6

6,7

5,8


4,2

4,2

7,0

Tháng
n ( giờ/

ngày)
-

Vận tốc gió, v ( m/s):
Bảng1.4: Vận tốc gió bình quân các tháng trong năm.

Tháng

1

2

3

4

5

6


7

8

9

10

11

12

Năm

v (m/s)

2,3

2,0

2,2

2,0

1,7

2,0

1,8


2,0

1,5

2,2

2,8

2,7

2,1

Bảng 1.5: Vận tốc gió mạnh theo các hướng theo tần xuất Pi (%).
Trị số VP ( m/s)
Pi (%)

2

4

10

26,5
20,7
16,8
16,2
25,1
14,6
44,1
41,8


23,6
18,8
14,3
15,1
21,0
12,9
37,0
33,1

19,8
16,2
11,1
13,5
15,8
10,6
28,0
23,1

Ghi chú

Hướng
(B), Bắc
(ĐB), Đông -Bắc
(Đ), Đông
(ĐN), Đông Nam
(N), Nam
(TN), Tây – Nam.
(T), Tây
(TB), Tây- Bắc

Tháng

Lượng bốc hơi và tổn thất bốc hơi mặt nước, Z (mm):
Bảng1.6:Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche Zpic (mm)
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm


Zpic
68,4 63,4 80,4 81,2 96,2 109,3 117,8 124,8 78,5 67,8 64,8 69,8 1022,3
(mm)


8

Bảng1.7: Lượng bốc hơi mặt nước Znc (mm)
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12

Năm

1,32

1,28

1,37

1,42

Kh.c

1,27 1,20 1,10 1,08 1,20

1,34

1,31

1,25

1,26

Zn.c

86,8 75,9 88,4 87,9 114,5 143,9 150,3 170,8 111,4 91,0


85,0

87,2

1293

Mưa:
Lượng mưa trung bình năm trong vùng vào khoảng 1700 ÷ 1800 mm, phân bố
thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từtháng 1 đến tháng 8.
Trong mùa mưa, cường độ mưa lớn thường tập trung vào tháng 10 và tháng 11, thường
gây lũ lụt. Mùa khô kéo dài khoảng 8 tháng, lượng mưa chỉ chiếm 20% - 30% cả năm,
bốc hơi lớn, thường gây ra hạn hán thiếu nước nghiêm trọng.
-

- Tình hình gió, bão trong vùng
* Gió:
Vùng lãnh thổ Bình Định chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính, gió mùa mùa
Đông và gió mùa mùa Hạ có thời gian thịnh hành tương ứng là tháng 1 và tháng 7
hàng năm.
Vận tốc gió trung bình là 2,1 m/s, trung bình tháng lớn nhất là 2,8 m/s và nhỏ nhất
là 1,5 m/s.
* Bão:
Là một loại hình thời tiết nguy hiểm thường gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người
và tài sản. Thời gian bão xuất hiện tập trung chủ yếu trong 3 tháng, từ tháng 9 đến
tháng 11, trong đó bão trong tháng 10 chiếm đến 40%, tháng 11 chiếm khoảng 20%
trong tổng số các cơn bão đổ bộ vào từ tháng 6 đến tháng 12.
b) Thủy văn
Mạng lưới sông ngòi của tỉnh Bình Định bao gồm có 4 con sông chính là sông
Lại Giang, sông Kôn, Sông La Tinh, Sông Hà Thanh. Các sông trong tỉnh đều bắt
nguồn từ vùng núi cao của sườn phía đông dãy Trường Sơn. Ở thượng lưu có nhiều

dãy núi bám sát bờ sông nên độ dốc rất lớn, lũ lên xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ
ngắn, Ở đoạn đồng bằng lòng sông rộng và nông có nhiều luòng lạch, mùa kiệt nguồn
nước rất nghèo nàn; nhưng khi lũ lớn nước tràn ngập mênh mông vùng hạ lưu gây
ngập úng dài ngày vì các cửa sông nhỏ và các công trình che chắn nên thoát lũ kém.


9

Hình 1.2. Bản đồ phân bố sông ngòi và các trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định.
1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 6.025 km2 có thể chia thành 11 nhóm đất với
30 loại đất khác nhau trong đó quan trọng nhất là nhóm đất phù sa có khoảng trên 70
nghìn ha phân bố dọc theo lưu vực các sông. Đây là nhóm đất canh tác nông nghiệp tốt
nhất thích hợp với trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích đất
chưa sử dụng còn rất lớn chiếm tới 34% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Đây là một
tiềm năng lớn cần được đầu tư khai thác.


10
b) Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2016, Bình Định hiện có 394.025,44 ha đất lâm
nghiệp có rừng trong đó rừng tự nhiên là: 216.346,73 ha, rừng trồng là 134.306,62 ha.
Rừng hiện nay còn tập trung chủ yếu ở những vùng xa đường giao thông nên chỉ có ý
nghĩa lớn về phòng hộ và bảo vệ môi trường. Xét theo mục đích kinh tế thì rừng sản
xuất có 655 nghìn ha, rừng phòng hộ có gần 128 nghìn ha. Rừng Bình Định có hơn 40
loài cây có giá trị dược liệu phân bố hầu khắp ở các huyện như: ngũ gia bì, sa nhân,
thiên niên kiện, bách bộ, thổ phục linh, hoàng đằng, thiên môn, phong kỷ, kim ngân.
Vùng trung du ven biển có cây dừa trám, đặc biệt cây mai gừng có giá trị dược liệu
cao nhưng chủ yếu phân bố ở vài vùng đất hẹp tại huyện Vĩnh Thạnh. Cây sa nhân

cũng có giá trị xuất khẩu cao.
c) Tài nguyên khoáng sản :
Tài nguyên khoáng sản ở Bình Định khá đa dạng đáng chú ý nhất là đá granít có
trữ lượng khoảng 500 triệu m3 với nhiều màu sắc đỏ, đen, vàng... là vật liệu xây dựng
cao cấp được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng; sa khoáng titan tập trung ở
mỏ Đề Gi (Phù Cát) trữ lượng khoảng 15 triệu m3; cát trắng ở Hoài Nhơn trữ lượng
khoảng 90.000 m3. Nhiều nguồn nước khoáng được đánh giá có chất lượng cao đã và
đang được đưa vào khai thác sản xuất nước giải khát chữa bệnh. Toàn tỉnh có 4 nguồn
nước khoáng là Hội Vân, Chánh Thắng (Phù Cát), Bình Quang (Vĩnh Thạnh), Long
Mỹ (Tuy Phước) riêng nguồn nước khoáng nóng Hội Vân đảm bảo các tiêu chuẩn
chữa bệnh và có thể xây dựng nhà máy điện địa nhiệt. Ngoài ra còn có các khoáng sản
khác như cao lanh đất sét và đặc biệt là các quặng vàng ở Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây
Sơn.
d) Tài nguyên du lịch :
Bình Định có nhiều vùng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh
biển hài hoà hấp dẫn như bán đảo Phương Mai, bãi tắm Hoàng Hậu, Đảo Yến Quy
Hoà, Bãi Dài, Vĩnh Hội, Tân Thanh… là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú
để phát triển du lịch. Bình Định có một quần thể di tích với những tên gọi đã trở nên
quen thuộc như tháp Dương Long, Cánh Tiên, Bánh Ít, Bình Lâm, Tháp Đôi.
Về vị trí địa lý có thể hình dung Bình Định như một tâm điểm nối với các vùng
du lịch của cả miền như Nha Trang, Gia Lai, Hội An, Đà Nẵng, Huế,... đồng thời cũng
là điểm nút giao thông nối với quốc lộ 19 - ngã ba Đông Dương, đường Hồ Chí Minh
tạo điều kiện cho tỉnh phát triển du lịch biển gắn với du lịch núi và cao nguyên, phát
triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Chính vì vậy trong quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam trong tương lai, Bình Định được xác định là có một vị trí quan
trọng của vùng du lịch Nam Trung Bộ là một mắt xích quan trọng hệ thống các tuyến
điểm du lịch quốc gia.


11

1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1. Tình hình dân sinh kinh tế
a) Dân số và lực lượng lao động:
- Dân số trung bình toàn tỉnh trong 3 năm gần đây thể hiện theo bảng 1.8. Tỷ lệ
tăng tự nhiên dân số của tỉnh vào loại trung bình, khoảng 8,2/00 mỗi năm, trong đó tỷ
lệ sinh 15,9/00, tỷ lệ chết 7,70/00. Tỷ lệ tăng dân số cơ học hầu như không đáng kể,
coi như bằng 0. Bảng 1.9 biểu thị tỷ lệ tăng dân số 3 năm gần đây của tỉnh, cụ thể như
sau :
Bảng1.8: Dân số trung bình tỉnh theo đơn vị huyện (ĐVT: 1000 người)
Năm
Mật độ dân số
TT
2014
2015
2016
Huyện
( người/ km2)
1 Thành phố Quy Nhơn
285,5
286,7
287,3
1004,5
2 Huyện An Lão
24,7
24,7
24,8
35,6
3 Huyện Hoài Ân
86
86,3

86,6
115
4 Huyện Hoài Nhơn
209,5
210,3
210,8
500,7
5 Huyện Phù Mỹ
172,5
173
173,6
312,2
6 Huyện Phù Cát
191,6
192,2
192,8
283,1
7 Huyện Vĩnh Thạnh
28,5
28,6
28,7
40
8 Huyện Tây Sơn
125,6
126
126,4
182,7
9 Thị xã An Nhơn
182,1
182,9

183,6
752,5
10 Huyện Tuy Phước
183,4
184,3
184,7
839,5
11 Huyện Vân Canh
25,1
25,2
25,3
31,5
TOÀN TỈNH
1514,5
1520,2
1524,6
251,1
( Nguồn cục thống kê Bình Định năm 2016.)
Ghi chú: Mật độ dân số tính riêng cho năm 2016.

Bảng1.9: Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng dân số phân theo
thành thị , nông thôn. (ĐVT: 0/00)
Năm
TT
1

2

3


Hạng mục

2014

Tỷ lệ sinh
16
- Thành thị.
15,5
- Nông thôn.
17,6
Tỷ lệ chết
7,8
- Thành thị.
7,6
- Nông thôn
8,0
Tỷ lệ tăng tự nhiên
8,2
- Thành thị.
7,9
- Nông thôn
9,6
( Nguồn: Cục thống kê Bình Định.)

2015

2016

15,9
15,4

17,6
7,7
7,4
7,9
8,2
8,0
9,7

15,9
15,4
17,5
7,6
7,3
8,0
8,3
8,1
9,5


12
b) Y tế
- Số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh năm 2016 có 186 cơ sở. Trong đó, số lượng bệnh
viện 22 cơ sở; phòng khám đa khoa khu vực 05 cơ sở; trạm y tế xã, phường, thị trấn
159 cơ sở. Phân theo cấp quản lý, trong tổng số 186 cơ sở có 03 cơ sở do cấp Bộ quản
lý, 183 cơ sở do địa phương quản lý.
- Nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn cho hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe
nhân dân, hệ thống cơ sở và trang thiết bị khám chữa bệnh ngày càng được đầu tư
nâng cấp theo hướng hiện đại, đội ngũ cán bộ y tế tăng cường cho tuyến dưới ngày
càng được chú trọng, hoạt động y tế tuyến xã ngày càng được cải thiện về nhân lực và
phương tiện làm việc.

- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế đạt 60,4%, tăng 0,7% so
với cùng kỳ năm trước.
c) Giáo dục, đào tạo:
- Năm 2016, toàn tỉnh có 446 trường học phổ thông. Trong đó, trường tiểu học có
243 trường, trường trung học cơ sở có 146 trường; trường trung học phổ thông có 50
trường, trường phổ thông cơ sở có 4 trường, trường trung học có 3, đều xấp xỉ cùng
kỳ.
- Số lớp học phổ thông có 8.469 lớp, giảm 0,2% so với cùng kỳ. Trong đó, số lớp
ở bậc tiểu học có 4.454 lớp, giảm 1,2%; số lớp ở bậc trung học cơ sở có 2.674 lớp,
tăng 0,8%; số lớp học ở bậc trung học phổ thông có 1.341 lớp, tăng 1,4%.
- Số học sinh phổ thông năm 2016 có 265.825 học sinh, giảm 1,9% so với năm
trước. Trong đó, bậc tiểu học có 119.614 học sinh, giảm 4,2%; bậc trung học cơ sở có
92.653 học sinh, giảm 0,8%; bậc trung học phổ thông có 53.558 học sinh, tăng 1,5%.
- Số giáo viên phổ thông có 14.075 người, giảm 0,8% so cùng kỳ. Trong đó, số
giáo viên tiểu học có 6.286 người, giảm 0,8%; số giáo viên trung học cơ sở có 5.087
người, giảm 1,5%; số giáo viên trung học phổ thông có 2.702 người, tăng 0,4% so với
cùng kỳ.
- Năm 2016 số học sinh trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn có 1.402 học sinh,
giảm 12,4% so với năm học trước. Trong khi đó, số sinh viên đại học, cao đẳng có
23.247 sinh viên, giảm 9,5% so với cùng kỳ.
- Số giảng viên các trường đại học, cao đẳng năm 2016 có 706 người, giảm
15,6%; giảng viên các trường trung cấp chuyên nghiệp có 69 người, giảm 2,8% so với
cùng kỳ.
d) Tình trạng kinh tế
Hiện trạng kinh tế tỉnh Bình Định nhìn chung có xu hướng phát triển, năm sau
tăng hơn năm trước, khối sản xuất nông nghiệp tăng chậm và không đều so với khối
công nghiệp và xây dựng cơ bản, thương nghiệp, dịch vụ và các ngành khác.



×