Tải bản đầy đủ (.doc) (235 trang)

Công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên trong phòng ngừa quấy rối tình dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 235 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ LÂM

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NỮ SINH VIÊN
TRONG PHÒNG NGỪA QUẤY RỐI TÌNH DỤC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ LÂM

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NỮ SINH VIÊN
TRONG PHÒNG NGỪA QUẤY RỐI TÌNH DỤC

Ngành: Công tác xã hội
Mã số : 976 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS PHAN MAI HƢƠNG
2. PGS.TS ĐỖ THỊ VÂN ANH


HÀ NỘI, 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi.
Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Thị Lâm

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................... 1
1 Tính cấp thiết................................................................................................................................. 1
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................ 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án................................................................. 3
4.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................................... 3
5.Đóng góp mới về khoa học của luận án.............................................................................. 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án............................................................................ 5
7. Kết cấu của luận án.................................................................................................................... 6
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.................................................. 7
1.1 Các nghiên cứu về quấy rối tình dục.................................................................................... 7
1.2. Các nghiên cứu về công tác xã hội nhóm trong phòng ngừa và can thiệp
quấy rối tình dục................................................................................................................................. 27
1.2.1. Các nghiên cứu về CTXH nhóm trong phòng ngừa quấy rối tình dục.........27

1.2.2. Các nghiên cứu về công tác xã hội nhóm trong can thiệp, trị liệu quấy rối
tình dục.............................................................................................................................................. 33
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu............................................................................................ 34
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NỮ
SINH VIÊN TRONG PHÒNG NGỪA QUẤY RỐI TÌNH DỤC................................ 37
2.1. Phòng ngừa quấy rối tình dục.............................................................................................. 37
2.1.1. Quấy rối tình dục.............................................................................................................. 37
2.1.2. Phòng ngừa.......................................................................................................................... 42
2.1.3. Phòng ngừa quấy rối tình dục...................................................................................... 43
2.2. Công tác xã hội nhóm............................................................................................................... 44
2.2.1. Định nghĩa........................................................................................................................... 44
2.2.2. Đặc trưng của công tác xã hội nhóm......................................................................... 45
2.2.3. Các loại hình công tác xã hội nhóm........................................................................... 45
2.3. Nữ sinh viên.................................................................................................................................. 47
2.4. Công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên trong phòng ngừa quấy rối tình dục
...................................................................................................................................................................... 49

2.4.1. Khái niệm công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên trong phòng ngừa
quấy rối tình dục............................................................................................................................ 49

ii


2.4.2. Nội dung công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên trong phòng ngừa
quấy rối tình dục............................................................................................................................ 50
2.4.3. Tiến trình công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên trong phòng ngừa
quấy rối tình dục............................................................................................................................ 51
2.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên
trong phòng ngừa quấy rối tình dục....................................................................................... 55
2.5. Những luận điểm lý thuyết hỗ trợ công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh

viên trong phòng ngừa quấy rối tình dục................................................................................ 57
2.5.1. Thuyết nhu cầu của Maslow......................................................................................... 57
2.5.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng.................................................................................... 59
2.5.3. Lý thuyết hệ thống............................................................................................................ 60
2.5.4. Thuyết vai trò..................................................................................................................... 60
2.5.5. Lý thuyết nữ quyền.......................................................................................................... 61
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NHÓM ĐỐI VỚI NỮ SINH VIÊN TRONG PHÒNG NGỪA QUẤY RỐI
TÌNH DỤC............................................................................................................................................. 64
3.1. Thông tin về địa bàn nghiên cứu........................................................................................ 64
3.2. Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 65
3.2.1. Tổ chức nghiên cứu.......................................................................................................... 65
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 66
Chƣơng 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG PHÒNG
NGỪA QUẤY RỐI TÌNH DỤC CHO NỮ SINH VIÊN ĐÀ NẴNG HIỆN NAY .. 75

4.1. Nhu cầu của nữ sinh viên với các hoạt động công tác xã hội trong phòng
ngừa quấy rối tình dục..................................................................................................................... 75
4.1.1. Nhu cầu về loại hình công tác xã hội trong hỗ trợ phòng ngừa quấy rối
tình dục.............................................................................................................................................. 75
4.1.2. Nhu cầu về kiến thức, kỹ năng được cung cấp nhằm phòng ngừa bị quấy
rối tình dục....................................................................................................................................... 79
4.1.3. Nhu cầu về địa điểm, thời gian, hình thức tổ chức hoạt động CTXH trong
phòng ngừa QRTD cho nữ sinh viên..................................................................................... 80
4.2. Các hoạt động công tác xã hội nhóm trong phòng ngừa quấy rối tình dục
cho nữ sinh viên hiện nay................................................................................................................ 80
iii


4.2.1. Các loại hình hoạt động công tác xã hội nhóm trong phòng ngừa quấy rối

tình dục.............................................................................................................................................. 80
4.2.2. Hiệu quả của các hoạt động công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên
trong phòng ngừa quấy rối tình dục....................................................................................... 91
Chƣơng 5: THỬ NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI
VỚI NỮ SINH VIÊN TRONG PHÒNG NGỪA QUẤY RỐI TÌNH DỤC..........116
5.1. Cơ sở đề xuất hoạt động công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên trong
phòng ngừa quấy rối tình dục.................................................................................................... 116
5.2. Đề xuất hoạt động công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên trong phòng
ngừa quấy rối tình dục................................................................................................................... 117
5.2.1. Mục tiêu hoạt động........................................................................................................ 117
5.2.2. Nội dung hoạt động....................................................................................................... 117
5.2.3. Tiến trình thực hiện hoạt động công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên
trong phòng ngừa QRTD......................................................................................................... 119
5.2.4. Điều kiện thực hiện hoạt động.................................................................................. 126
5.2.5. Đánh giá hoạt động....................................................................................................... 127
5.3. Kết quả thử nghiệm hoạt động công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên
trong phòng ngừa quấy rối tình dục....................................................................................... 127
5.3.1. Đánh giá kết quả thử nghiệm hoạt động CTXH nhóm đối với nữ sinh viên
trong phòng ngừa QRTD......................................................................................................... 127
5.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động công tác xã hội với
nhóm trong phòng ngừa quấy rối tình dục........................................................................ 143
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................................... 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN
QUAN..................................................................................................................................................... 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 156
PHỤ LỤC............................................................................................................................................. 165

iv



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Chữ viết tắt
BLTD

:

ạo lực tình dục

CTXH

:

Công tác xã hội

ĐLC

:

Độ lệch chuẩn

ĐTB

:

Điểm trung bình

PVS


:

Phỏng vấn sâu

PN

:

Phụ nữ

XHTD

:

Xâm hại tình dục

QRTD

:

Quấy rối tình dục

TBC

:

Trung bình cộng

TB


:

Thứ bậc

TEG

:

Tr em gái

TP

:

Thành phố

SV

:

Sinh viên

UN Women :

United Nations Entity for Gender Equality and
the Empowerment of Women

v



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Nhu cầu của nữ sinh viên với các loại hình CTXH trong hỗ trợ phòng
ngừa QRTD (N = 618)................................................................................................................ 75
Bảng 4.2: Nhu cầu về kiến thức và kỹ năng được cung cấp nhằm phòng ngừa bị
quấy rối tình dục (N=618)......................................................................................................... 79
Bảng 4.3: Nhu cầu về địa điểm, thời gian, hình thức tổ chức hoạt động CTXH trong
phòng ngừa QRTD cho nữ sinh viên (N=618)................................................................... 80
Bảng 4.4: Mức độ đáp ứng của các loại hình công tác xã hội trong phòng ngừa quấy
rối tình dục so với nhu cầu của nữ SV (N=170)................................................................ 90
Bảng 4.5: So sánh khả năng nhận diện biểu hiện quấy rối tình dục giữa nhóm có
tham gia và không tham gia các loại hình CTXH nhóm................................................ 92
Bảng 4.6: So sánh hiểu biết về hậu quả của QRTD giữa nhóm nữ SV có tham gia và
không tham gia các loại hình CTXH nhóm trong phòng ngừa QRTD.....................96
Bảng 4.7: Khả năng nhận diện các tình huống có nguy cơ bị QRTD giữa nhóm có
tham gia và không tham gia các loại hình CTXH nhóm................................................ 97
Bảng 4.8: So sánh khả năng nhận diện khu vực, địa điểm có nguy cơ QRTD giữa
nhóm có tham gia và không tham gia các loại hình CTXH nhóm............................. 99
Bảng 4.9: So sánh khả năng nhận diện đối tượng có nguy cơ gây ra QRTD giữa
nhóm có tham gia và không tham gia các loại hình CTXH nhóm........................... 100
Bảng 4.10: So sánh ứng phó với QRTD của nhóm nữ sinh viên có sử dụng và nhóm
không sử dụng các loại hình CTXH nhóm....................................................................... 101
Bảng 4.11: So sánh số lượng cách ứng phó được sử dụng với quấy rối tình dục của nữ

sinh viên nhóm có tham gia và nhóm không tham gia các loại hình công tác xã
hội nhóm........................................................................................................................................ 103
Bảng 5.1: Kế hoạch hoạt động theo tiến trình 4 giai đoạn.................................................. 121
Bảng 5.2: Điểm kiểm tra kiến thức những vấn đề chung về quấy rối tình dục của
sinh viên trước và sau tác động............................................................................................. 129
Bảng 5.3: Tự đánh giá mức độ hiểu biết về kỹ năng nhận diện nguy cơ bị quấy
rối tình dục.................................................................................................................................... 130

Bảng 5.4: Điểm kiểm tra kiến thức những vấn đề chung về kỹ năng nhận diện nguy
cơ bị QRTD của sinh viên trước và sau tác động........................................................... 130

vi


Bảng 5.5: Đánh giá về mức độ thực hiện kỹ năng giáo dục kỹ năng nhận diện nguy
cơ bị quấy rối tình dục.............................................................................................................. 131
Bảng 5.6: Tự đánh giá mức độ hiểu biết về kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân . 132

Bảng 5.7: Đánh giá mức độ thực hiện giáo dục kỹ năng kiểm soát cảm xúc..............133
Bảng 5.8: Tự đánh giá về mức độ hiểu biết về kỹ năng tự vệ........................................... 134
Bảng 5.9: Đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng tự vệ............135
Bảng 5.10: Điểm kiểm tra kiến thức về kỹ năng tự vệ trước và sau tác động.............136
Bảng 5.11: Tự đánh giá về kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp của bản thân........................ 136
Bảng 5.12: Điểm kiểm tra kiến thức về kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp trước và sau
tác động.......................................................................................................................................... 137
Bảng 5.13: Đánh giá mức độ thực hiện giáo dục kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp........137
Bảng 5.14: Tự đánh giá về mức độ hiểu biết về kỹ năng tuyên truyền và hỗ trợ
phòng ngừa QRTD của nhóm viên trước và sau tập huấn.......................................... 138

vii


DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 1: Các trải nghiệm bị/ chứng kiến quấy rối tình dục...................................................... 77
Hộp 2: Kỹ năng ứng phó với tình huống quấy rối tình dục của nữ sinh viên..............106
Hộp 3: Các giai đoạn thử nghiệm hoạt động công tác xã hội nhóm................................ 125


viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Quấy rối tình dục (QRTD), xâm hại tình dục (XHTD) hiện nay đang là một vấn đề
nổi cộm và gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội hiện nay. Nó để lại hậu quả nặng nề
tới sự phát triển của xã hội và người chịu thiệt thòi trực tiếp là phụ nữ, tr em. Liên tục
trong thời gian vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin hàng loạt vụ việc
đau lòng về hành hạ, quấy rối, xâm hại tình dục nghiêm trọng trên cả nước.
Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước tham gia ký đầu tiên ở Châu
Á về Công ước quốc tế về quyền tr em từ năm 1990, ban hành luật bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục tr em từ năm 2004, Quyết định phê duyệt chương trình quốc gia bảo vệ tr
em giai đoạn 2011 – 2015 của Thủ tướng Chính phủ và ban hành nhiều văn bản, quy
định hướng dẫn và thực hiện các hoạt động chăm sóc và giáo dục tr em.Tuy vậy, Phụ
nữ và tr em gái Việt nam vẫn rất dễ bị tổn thương trước những thành thức hàng ngày
do bạo lực, sự phân biệt đối xử và tình trạng thiếu các cơ hội kinh tế gây ra. Trong đó
đặc biệt lo ngại việc phụ nữ và tr em gái phải chịu mức độ bạo lực và quấy rối tình
dục cao ở nơi công cộng và nơi làm việc. Theo số liệu thống kê của UNIFEM (nay là
UN Women) trong khảo sát tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh: 87% phụ nữ và tr gái đã
từng bị quấy rối tình dục nơi cộng cộng và nơi làm việc. Có tới 89% nam giới và
những người chứng kiến đã thấy các hành vi này. Đáng lưu ý là phần lớn người bị hại
khi phải đối mặt với tình huống bị quấy rối tình dục hoàn toàn bị động và những
người chứng kiến hoàn toàn thờ ơ - 66% phụ nữ và tr em gái được phỏng vấn không
có bất kỳ hành động phản ứng nào và 65% nam giới và người chứng kiến không hề
có các hành động can thiệp. Điều này không chỉ đồng nghĩa với việc những k thủ
phạm vẫn đang tự do ngoài vòng công lý mà nghiêm trọng hơn, bạo lực đối với phụ
nữ và tr em gái đã trở thành một vấn đề bình thường và được “chấp nhận” bởi đại bộ
phận xã hội.[35].
Ngành và nghề công tác xã hội (CTXH) tuy mới ra đời nhưng đã chứng tỏ

được tầm quan trọng, ảnh hưởng và đóng góp của mình với xã hội thông qua những
phương pháp tác nghiệp đặc thù. Sau khi Đề án 32 về phát triển nghề công tác xã hội
của Chính phủ ra đời năm 2010 ngành công tác xã hội đã được triển khai rộng rãi
trong giáo dục và thực tiễn. Mới đây nhất, ngày 25/01/2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành quyết định số 327 về Kế hoạch phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành
Giáo dục giai đoạn 2017 – 2020 càng khẳng định ưu thế của nghề Công tác xã hội
trong việc giải quyết các vấn đề của trường học nói chung, vấn đề phòng ngừa quấy
rối tình dục nói riêng. Nếu ứng dụng CTXH trong đó có CTXH nhóm theo hướng
chuyên nghiệp vào việc phòng ngừa QRTD cho học sinh, sinh viên là hướng tiếp cận

1


mới ở Việt Nam hiện nay. CTXH nhóm sẽ giúp các em nâng cao kiến thức và kỹ năng
từ đó phòng ngừa có hiệu quả hành vi QRTD [98].
Sinh viên (SV) là một trong những đối tượng có nguy cơ bị quấy rối tình dục
cao, bởi đa phần các em là những người tr sống xa gia đình, nhà trọ không đủ an toàn,
thường đi làm thêm và tham gia các phương tiện công cộng. Sinh viên có trải nghiệm
thực tế về vấn đề này cũng không nhỏ, khảo sát 66 sinh viên tại Đà Nẵng cho thấy có
39,3% sinh viên nói rằng mình đã từng chứng kiến, nhìn thấy người khác bị quấy rối
tình dục nơi công cộng, 21,3% những bạn khác cho biết đã từng bị quấy rối tình dục.
Các hình thức, hành vi quấy rối tình dục thường thấy bao gồm: liếc mắt đưa tình, bị
huýt sáo, trêu ghẹo, bình phẩm thô tục về hình thức bề ngoài, nhìn chằm chằm vào
một bộ phận cơ thể, tán tỉnh, quấy rối bằng email, tin nhắn, gợi ý ép quan hệ tình dục
để được thăng chức, giữ công việc, bị người khác phô bày bộ phận sinh dục, bị cưỡng
hiếp,… Đặc biệt có tới 88,5% số khách thể khảo sát chọn phương án “bị sờ mó, đụng
chạm một cách cố ý vào các bộ phận trên cơ thể ”. (Nguồn: Số liệu khảo sát tháng
4/2016).[14]. Nếu được trang bị những kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa và can thiệp
quấy rối tình dục, không những giúp chính sinh viên tự bảo vệ bản thân mình mà còn
phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp sau này của các em. Thông qua việc tích hợp

trong giảng dạy, lồng ghép và vận dụng trong công tác chủ nhiệm lớp hoặc tổ chức
hoạt động ngoại khóa cho học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông, các thầy cô
giáo, các nhân viên công tác xã hội, các chuyên gia tâm lý tương lai sẽ là những cá
nhân/ nhóm nòng cốt trợ giúp cho học sinh, tr em và cộng đồng phòng ngừa và ứng
phó với vấn nạn quấy rối tình dục.
Dựa vào dữ liệu của các khảo sát trong thời gian vừa qua cũng như thực tiễn xã
hội hiện nay với hàng loạt sự việc quấy rối, xâm hại, bạo lực nghiêm trọng xảy ra trên
cả nước; Căn cứ vào vai trò và sứ mệnh của nghề, ngành công tác xã hội và đặc điểm
tâm – sinh – xã của sinh viên khiến cho sinh viên trở thành một trong những đối
tượng có nguy cơ bị quấy rối tình dục cao; Cho thấy việc lựa chọn đề tài “Công tác
xã hội nhóm đối với nữ sinh viên trong phòng ngừa quấy rối tình dục” là việc làm cần
thiết, có ý nghĩa cả về lí luận, thực tiễn và là cách tiếp cận mới hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng CTXH nhóm đối với nữ sinh viên
trong phòng ngừa QRTD, luận án đề xuất và thử nghiệm hoạt động công tác xã hội nhóm
nhằm hình thành và củng cố năng lực phòng ngừa quấy rối tình dục cho nữ sinh viên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung làm sáng tỏ các nhiệm vụ cơ bản sau:

2


- Tổng quan các nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan vấn đề phòng ngừa
QRTD;
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về CTXH nhóm đối với nữ sinh viên trong phòng
ngừa QRTD;
- Đánh giá nhu cầu tham gia hoạt động CTXH nhằm nâng cao kiến thức và kỹ
năng phòng ngừa QRTD của sinh viên;
- Đánh giá thực trạng hoạt động công tác xã hội với nhóm trong phòng ngừa

QRTD cho sinh viên hiện nay từ đó làm rõ vai trò của công tác xã hội nhóm trong
hình thành kiến thức và kỹ năng phòng ngừa QRTD cho nữ sinh viên;
- Đề xuất và thử nghiệm hoạt động công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên
trong phòng ngừa QRTD.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên trong phòng ngừa quấy
rối tình dục.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong việc xây dựng và thử nghiệm hoạt động
CTXH nhóm dành cho nữ sinh viên trong phòng ngừa QRTD. Nội dung hoạt động được
xây dựng dựa trên những thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng phòng ngừa QRTD hiện tại
của nhóm mẫu nữ sinh viên cũng như nhu cầu của họ (tức là một số các yếu tố thuộc cá
nhân con người) mà không tính đến các yếu tố môi trường xã hội bên ngoài.
3.2.2. Khách thể nghiên cứu
- Nữ sinh viên đang học tập tại các trường đại học tại Thành phố Đà Nẵng;
- Cán bộ quản lý và nhân viên xã hội tại các trung tâm, cơ sở tại Thành phố Đà
Nẵng có cung cấp các loại hình hoạt động CTXH trong phòng ngừa QRTD cho nữ
sinh viên hiện nay;
- Cán bộ quản lý, giảng viên tại các trường đại học tại Thành phố Đà Nẵng
3.2.3. Thời gian nghiên cứu
Luận án được tiến hành từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2019.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên
cứu 4.1. Phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các lý thuyết hỗ trợ lý
giải hành vi con người trong môi trường xã hội; Xem xét vấn đề quấy rối tình dục và
phòng ngừa quấy rối tình dục đặt trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, tâm lý của người
Việt Nam trong ứng xử với các vấn đề liên quan đến tình dục, giới và giới tính. Đặc
biệt tiếp cận dựa trên một trong ba phương pháp can thiệp chính của công tác xã hội

3


là phương pháp CTXH nhóm, thông qua tương tác nhóm nhằm nâng cao năng lực
phòng ngừa QRTD của nữ sinh viên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các tài liệu, nghiên cứu đã có về vấn
đề công tác xã hội đối với nữ sinh viên trong phòng ngừa quấy rối tình dục làm cơ sở xây
dựng khung lí thuyết của đề tài, định hướng cho triển khai nghiên cứu thực tiễn.
4.2.2. Phương pháp chuyên gia
Được sử dụng trong đề tài này như là một trong những phương pháp chủ
yếu nhằm thu thập các ý kiến của những người có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên
sâu trong lĩnh vực nghiên cứu phòng ngừa quấy rối tình dục và về các nội dung
nghiên cứu của đề tài bởi đây là một đề tài mang tính liên ngành.
4.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Trong điều tra/ đánh giá định lượng, phiếu trưng cầu ý kiến sẽ được thiết kế
nhằm tìm hiểu (i) Thực trạng kiến thức và kỹ năng của nữ sinh viên trong phòng
ngừa quấy rối tình dục; (ii) Thực trạng nhu cầu của nữ sinh viên trong phòng ngừa
QRTD; ii) Thực trạng các hoạt động công tác xã hội với nhóm trong phòng ngừa
QRTD nữ sinh viên hiện nay. Từ đó tạo cơ sở để đề xuất hoạt động CTXH nhóm đối
với nữ sinh viên trong phòng ngừa quấy rối tình dục.
4.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nhằm tìm hiểu, thu thập những thông tin bổ sung để làm rõ hơn các nội dung, các
vấn đề được phát hiện qua các phương pháp khác, tìm hiểu giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động phòng ngừa QRTD nữ sinh viên. Nội dung phỏng vấn góp phần làm rõ thực
trạng các hoạt động nào giúp nữ sinh phòng ngừa với QRTD tại đơn vị hiện nay; Biện
pháp đề xuất giúp hoạt động phòng ngừa QRTD cho nữ sinh hiệu quả.
4.2.5. Phương pháp quan sát
Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, thông qua

việc quan sát những hành động, hành vi ứng xử và thái độ khi tham gia sinh hoạt
nhóm của nhóm viên giúp người tổ chức có thể đánh giá được kỹ năng của nhóm viên
và đặc điểm tương tác nhóm, bầu không khí nhóm từ đó có những biện pháp hỗ trợ
thích hợp, cung cấp dữ liệu để xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm phù hợp hơn. Đây
cũng là phương pháp giúp nhà nghiên cứu lượng giá lại mục tiêu hoạt động đã đề ra,
cũng như sự tiến bộ của các nhóm viên.
4.2.6. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành nhằm xem xét tính khả thi của hoạt động CTXH
nhóm trong hình thành kiến thức và kỹ năng phòng ngừa QRTD cho nữ sinh viên

4


được đề xuất. Đánh giá hiệu quả và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khi
triển khai hoạt động trong thực tiễn.
4.2.7. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Mục đích sử dụng để xử lí, phân tích, đánh giá định lượng và định tính các kết
quả nghiên cứu, đảm bảo độ tin cậy và tính khách quan trong sai số cho phép, phần
mềm được dùng là SPSS 22.0.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, trong bối cảnh phòng ngừa quấy rối tình dục và CTXH trong phòng
ngừa quấy rối tình dục là vấn đề nghiên cứu còn nhiều mới m ở Việt Nam, luận án đã
thực hiện tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tình hình
nghiên cứu, phân tích, hệ thống những đóng góp của các nghiên cứu đã có và chỉ ra
khoảng trống cần tăng cường.
Thứ hai, luận án làm sáng tỏ được lý luận về công tác xã hội nhóm đối với nữ
sinh viên trong phòng ngừa quấy rối tình dục như các khái niệm, nội dung, tiến trình
công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên trong phòng ngừa QRTD cũng như các
yếu tố ảnh hưởng đến CTXH nhóm đối với nữ sinh viên trong phòng ngừa QRTD.
Thứ ba, kết quả luận án góp phần phản ánh thực trạng và hiệu quả hoạt động

CTXH trong phòng ngừa QRTD cho nữ SV hiện nay. Phát hiện rằng năng lực phòng
ngừa QRTD của nữ sinh viên còn nhiều hạn chế, chỉ ra những khác biệt trong năng lực
phòng ngừa của nữ sinh viên có và không có trải nghiệm với quấy rối tình dục; mặc dù
đã có những hoạt động CTXH nhóm trong phòng ngừa QRTD nhất định nhưng nhìn
chung chưa mang đầy đủ đặc điểm và bản chất của phương pháp công tác xã hội nhóm.

Thứ tư, hoạt động CTXH nhóm đối với nữ sinh viên trong phòng ngừa QRTD
được đề xuất có nội dung và hình thức thực hiện phù hợp với trình độ hiểu biết của
sinh viên, thể hiện sự vận dụng phương pháp, tiến trình CTXH nhóm trong nâng cao
năng lực tự bảo vệ bản thân với QRTD. Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của hoạt
động cũng như làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện hoạt
động trong thực tiễn đã cho thấy nếu hoạt động công tác xã hội nhóm được tổ chức
đúng qui trình thì có thể góp phần hình thành và củng cố kiến thức, kỹ năng phòng
ngừa QRTD cho nữ sinh viên. Cách làm này không chỉ giúp nữ SV bảo vệ bản thân
mà còn góp phần phát huy chuyên môn được đào tạo của họ.
Thứ năm, luận án góp phần cung cấp tài liệu tham khảo về CTXH trong bối
cảnh đây là một ngành, nghề còn non tr ở Việt Nam; Đồng thời đó cũng là sự chung
tay hướng đến xây dựng cộng đồng an toàn, không bạo lực với phụ nữ và tr em gái.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần hệ thống hoá, khái quát hoá một cách
khoa học, tường minh lý luận về phòng ngừa quấy rối tình dục, CTXH với nhóm trong
5


phòng ngừa QRTD, những biểu hiện của quấy rối tình dục nữ sinh viên; Nội dung, hình thức
cũng như cách tiếp cận trong công tác xã hội với nhóm nhằm phòng ngừa QRTD nữ sinh
viên. Đề xuất hoạt động CTXH với nhóm trong giáo dục phòng ngừa QRTD nữ sinh viên có
tính đồng bộ, hệ thống, khoa học, phù hợp với mức độ nhận thức của nữ sinh viên.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án phản ánh thực trạng các hoạt động CTXH với

nhóm trong phòng ngừa QRTD nữ SV hiện nay. Qua đó cho thấy các hoạt động
CTXH trong phòng ngừa QRTD nữ sinh hiện thiên về can thiệp, khắc phục hậu quả
hơn là phòng ngừa để không xảy ra hoặc lặp lại, hình thức chủ yếu là làm việc cá
nhân, các hoạt động CTXH nhóm được tổ chức nhưng chưa đúng với bản chất và qui
trình của phương pháp CTXH với nhóm. Thực trạng hiểu biết của nữ SV về QRTD
vẫn còn chưa đầy đủ, chính xác và kỹ năng phòng ngừa quấy rối tình dục thì còn
nhiều hạn chế, sinh viên có trải nghiệm hoặc không có trải nghiệm với QRTD, có
tham gia hoặc không có tham gia các loại hình CTXH trong phòng ngừa QRTD thì
đều có những ứng phó chưa thật sự hiệu quả với các tình huống bị QRTD. Thực tế đó
cho thấy hoạt động phòng ngừa QRTD mà luận án đang tiếp cận (gồm 3 cấp độ) là
hợp lý; việc xây dựng hoạt động CTXH nhóm đối với nữ SV trong phòng ngừa
QRTD là cấp thiết.
Luận án góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu và tài liệu tham khảo cho các lĩnh
vực chính sách công, công tác xã hội, tâm lý và giáo dục học, phục vụ trong nghiên
cứu và đào tạo liên quan đến công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ nữ sinh viên; Là
tài liệu hữu ích trong giảng dạy các học phần liên quan đến giới, bình đẳng giới,
công tác xã hội với phụ nữ yếu thế.
Những kết quả của luận án hướng đến góp phần xây dựng cộng đồng an toàn,
thân thiện và văn minh.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu
gồm 5 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Những vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên
trong phòng ngừa quấy rối tình dục
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu về công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh
viên trong phòng ngừa quấy rối tình dục
Chương 4: Thực trạng công tác xã hội nhóm trong phòng ngừa quấy rối tình
dục cho nữ sinh viên Đà Nẵng hiện nay
Chương 5: Thử nghiệm hoạt động công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên

trong phòng ngừa quấy rối tình dục.

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Để góp phần tổng quan các nghiên cứu liên quan đến vấn đề quấy rối tình dục
(QRTD) và CTXH nhóm đối với nữ sinh viên trong phòng ngừa QRTD một cách hệ
thống và toàn diện, sâu sắc, luận án đã tiến hành tổng hợp phân tích các nghiên cứu đã
có, chọn lọc và kế thừa những kết quả của nhiều công trình trong và nước ngoài, đồng
thời tiếp tục làm rõ những nhiệm vụ đặt ra về lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu. Tổng
quan tài liệu cung cấp một cái nhìn phổ quát vấn đề nghiên cứu, từ khái niệm quấy rối
tình dục, nguyên nhân, thủ phạm, CTXH nhóm trong phòng ngừa QRTD.

1.1. Các nghiên cứu về quấy rối tình dục
Trên thế giới: Các nghiên cứu về quấy rối tình dục cho thấy những góc nhìn
khác nhau trong định nghĩa về quấy rối tình dục và dù được tiếp cận từ rất sớm đặc
biệt là Mỹ và Tây Âu nhưng trong định nghĩa về quấy rối tình dục vẫn còn nhiều
tranh cãi, khó thống nhất.
Thuật ngữ "quấy rối tình dục" xuất hiện từ Bắc Mỹ vào giữa những năm 1970
trong công trình của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau. [58], [63]. Việc xác định
nguyên nhân của quấy rối tình dục là vấn đề mà những nghiên cứu ban đầu này
hướng đến. Như với nhiều thuật ngữ, việc đưa ra một định nghĩa có tính phổ quát duy
nhất là điều rất khó khăn, khó có thế phân định ranh giới giữa quấy rối tình dục và các
biểu hiện tình dục khác. Các mối quan hệ tình dục tại nơi làm việc không phải lúc nào
cũng phù hợp, nhưng cũng không phải lúc nào cũng là quấy rối tình dục và gây hại.
[89]. Thực tế, một số người cho rằng tán tỉnh, đùa giỡn, và thậm chí là khiêu dâm
trong công việc có thể là thú vị, vì nó có thể giúp làm cho không khí tại nơi làm việc
bớt căng thẳng. [63], [81], [92].

Một vấn đề khác cũng được đề cập trong định nghĩa về quấy rối tình dục gây
nhiều tranh cãi đó là phạm vi ảnh hưởng của quấy rối tình dục chỉ tác động tiêu cực
đến những nạn nhân hay cả những người xung quanh và những đồng nghiệp. Trong
một số nghiên cứu ở Mỹ cho rằng quấy rối tình dục không chỉ ảnh hưởng đến những
người mà nó hướng tới (người gây ra và người bị) mà còn tạo ra một môi trường làm
việc thù địch ảnh hưởng đến nhiều người khác. [41], [53], [84].
Quấy rối tình dục đã trở thành một trong những lĩnh vực thu hút nhiều quan
tâm của xã hội nhưng cũng dễ bị hiểu nhầm nhất trong luật. Trong một nghiên cứu,
Schultz (1998) cho rằng Luật pháp và dư luận xã hội đang có một quan niệm quá hẹp
về môi trường làm việc thù địch và quấy rối hoặc lạm dụng tình dục tại nơi làm việc;
sách nhiễu tình dục tại nơi làm việc đang được tiếp cận ở góc độ các vấn đề về giới
nhưng lại không có nội dung đề cập đến tình dục.
7


Nhìn chung dường như có những tranh cãi khi đưa ra định nghĩa về quấy rối
tình dục, trong bài viết tổng quan về quấy rối tình dục của Afroditi Pina và cộng sự
(2009), nhận định rằng dường như chưa có sự thống nhất khi đưa ra định nghĩa về
quấy rối tình dục, và các nội dung then chốt đang xoay quanh ba vấn đề chính (i) dấu
hiệu cụ thể của quấy rối tình dục (ví dụ: những hành vi phi ngôn ngữ có phải là quấy
rối tình dục) (ii) liệu chỉ có những nạn nhân mới bị những ảnh hưởng tiêu cực từ quấy
rối tình dục, (iii) liệu rằng phân biệt đối xử nam nữ hiện hữu như là một cách thức của
hành vi quấy rối tình dục. [39].
Ở Mỹ, trong quy định của pháp luật, quấy rối tình dục là một hình thức phân biệt
đối xử về giới tính bao gồm: "Những theo đuổi tình dục không mong muốn, yêu cầu quan
hệ tình dục, và những hành vi thể chất và phi ngôn ngữ khác mang tính chất tình dục ...".

Hơn nữa, hành vi đó "rõ ràng hoặc ngầm tác động tới việc làm của một cá nhân, gây
trở ngại bất hợp lý đến việc thực hiện công việc của một cá nhân, hoặc tạo ra một môi
trường làm việc hăm dọa, thù địch hoặc xúc phạm "(EEOC, tháng 3, 2008). [54].

Theo Ủy ban Cơ hội Việc làm ình đẳng của Hoa Kỳ (Tháng 3 năm 2008), quấy
rối tình dục là hành vi vi phạm Điều VII của Đạo luật Quyền Công dân năm 1964 và
Đạo luật về Quyền Công dân năm 1991 sửa đổi một số điều của Đạo luật 1964, mục
VII "cấm phân biệt nghề nghiệp dựa trên chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính và
nguồn gốc quốc gia" (EEOC, tháng 3, 2008). Quấy rối tình dục có thể xảy ra trong
nhiều trường hợp khác nhau và có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở các hành vi
sau đây: a) nạn nhân cũng như thủ phạm quấy rối có thể là phụ nữ hoặc đàn ông. Nạn
nhân không phải là người khác giới, b) người quấy rối có thể là người giám sát của
nạn nhân, người sử dụng lao động, người giám sát ở một khu vực khác, đồng nghiệp,
hoặc không phải là nhân viên, c) quấy rối tình dục (bất hợp pháp) có thể xảy ra mà
không gây ra thiệt hại về kinh tế của nạn nhân, e) hành vi quấy rối của người đó
không được hoan nghênh (EEOC, tháng 3, 2008). Nếu bất kỳ hành vi nói trên xảy ra,
thì có trường hợp quấy rối tình dục theo luật pháp Hoa Kỳ (EEOC, 2008). [54]. Tòa
án tối cao Hoa Kỳ về bản chất đưa ra các quyết định về việc quấy rối tình dục sau đó
được giải thích và áp dụng khi cần thiết bởi các bang riêng l của Hoa Kỳ. [75].
Ở Anh, cho đến tháng 10 năm 2005, luật pháp Anh vẫn chưa đưa ra một qui
định cụ thể nào về quấy rối tình dục, mặc dù quấy rối tình dục đã được đề cập trong
một số đoạn của Đạo luật Phân biệt Giới tính (SDA, 1975) dưới sự phân biệt bất hợp
pháp trên cơ sở tình dục. Sự thay đổi trong Chỉ thị Điều trị công bằng, 2002/73/EEC
(luật Lao động Châu Âu), được đưa ra vào ngày 23 tháng 9 năm 2002, đã yêu cầu các
Quốc gia thành viên quy định cụ thể vấn đề quấy rối tình dục. Do đó, việc đưa ra Đạo
luật Phân biệt Kỳ thị năm 1975 phần 4A được thiết kế để thực hiện chỉ thị, trong đó
8


đưa ra một định nghĩa cụ thể về quấy rối tình dục trong Chỉ thị 76/207/ EEC (Luật
Việc làm Anh, 2007). Đạo Luật phân biệt kỳ thị năm 1975 (Sửa đổi) (2008) có hiệu
lực vào ngày 6 tháng 4 năm 2008, đề cập: 1) một người được xem là đối tượng quấy
rối tình dục phụ nữ nếu:
(a) Người đó liên quan đến hành vi tình dục không mong muốn, dẫn đến (i) vi

phạm phẩm giá của phụ nữ hoặc (ii) tạo ra một môi trường đe doạ, thù địch, hạ thấp,
làm nhục hoặc gây khó chịu cho người phụ nữ.
(b) Người đó tham gia vào bất kỳ dạng hành vi có tính chất tình dục không
mong muốn, bằng miệng, phi ngôn ngữ hoặc thể chất nào một cách có mục đích (i) vi
phạm phẩm giá của người phụ nữ hoặc (ii) tạo ra sự hăm dọa, thù địch, hạ nhục, hoặc
tạo môi trường gây khó chịu, hoặc (c) trên cơ sở từ chối hoặc không tuân theo những
hành vi không mong muốn được đề cập ở các điểm (a) hoặc (b), anh ta đối xử với cô
ấy kém thiện chí hơn nếu cô ấy từ chối. 2) Hành vi sẽ được coi là có hiệu lực được đề
cập trong tiểu đoạn (i) hoặc (ii) của tiểu mục (1) (a) hoặc (b) chỉ khi, có tính đến tất
cả các hoàn cảnh, bao gồm đặc biệt là nhận thức về Người phụ nữ, cần được coi là có
hiệu quả "(Ủy ban ình đẳng và Nhân quyền, tháng 10, 2008). Phần 4A (5) cũng làm
rõ rằng định nghĩa cũng được áp dụng, "với những sửa đổi như được yêu cầu, để quấy
rối người đàn ông" (Ủy ban ình đẳng và Nhân quyền, Tháng Mười, 2008). hoặc (ii)
tạo ra sự hăm dọa, thù địch, hạ nhục, Hoặc môi trường gây khó chịu cho cô ấy, hoặc
(c) trên cơ sở từ chối hoặc không tuân theo những hành vi không mong muốn được đề
cập ở các điểm (a) hoặc (b), anh ta đối xử với cô ấy kém thuận lợi hơn anh ta nếu cô
ấy không từ chối , Hoặc trình bày, hành vi. 2) Hành vi sẽ được coi là có hiệu lực được
đề cập trong tiểu đoạn (i) hoặc (ii) của tiểu mục (1) (a) hoặc (b) chỉ khi, có tính đến
tất cả các hoàn cảnh, bao gồm đặc biệt là nhận thức về Người phụ nữ, cần được coi là
có hiệu quả "(Ủy ban Bình đẳng và Nhân quyền (EEOC), tháng 10, 2008). [54].
Quấy rối tình dục ảnh hưởng đến nhiều người, chiếm tỷ lệ phần trăm lớn nhất
so với các hình thức kỳ thị khác (Bargh, Raymond, Pryor, & Strack, 1995),
Spitzberg, .H. (1999) đã xem xét 120 nghiên cứu liên quan đến hơn 100.000 người
tham gia, kết quả tỷ lệ thống kê và thấy rằng, trên thực tế, hành vi quấy rối tình dục
và cưỡng ép thường phổ biến hơn so với các hình thức xâm phạm tình dục mạnh mẽ
nhất. [42], [94]. Mặc dù không phải lúc nào quấy rối tình dục cũng là một hành động
thường xuyên gây ra bởi nam giới với phụ nữ (Bargh, 1995).[42]. Tại Hoa Kỳ, cuộc
điều tra thống kê gần đây nhất được tiến hành bởi Ủy ban Bảo vệ Hệ thống Merit Hoa
Kỳ (USMSPB, 1995) khảo sát nhân viên trong chính phủ liên bang. Cuộc khảo sát
này là sự tiếp nối của hai cuộc điều tra trước của USMSPB (1981, 1988). [91], [92].

Những phát hiện của họ cho thấy hầu hết tất cả (93%) trong số 44% phụ nữ cho biết
thủ phạm quấy rối tình dục là nam giới. Tuy nhiên, 65% trong số 19% nam giới cho
9


biết thủ phạm của những hành vi quấy rối tình dục là phụ nữ. Thêm vào đó, nhận thức
về các hành vi gây quấy rối tình dục dường như đã tăng lên trong khoảng thời gian
giữa năm 1980 và năm 1994, đặc biệt là tỷ lệ hình thức nam giới thực hiện trêu đùa
có yếu tố tình dục không mong muốn và nhận xét gợi dục tăng từ 42% lên 64%. Như
đã lưu ý trong cả hai cuộc điều tra trước đó, các hành vi quấy rối tình dục ít nghiêm
trọng hơn, như nhận xét tình dục/ trêu đùa (37%) và cử chỉ, cách nhìn gợi dục (29%)
là những hành vi phổ biến nhất, trong khi các hành vi nghiêm trọng nhất như tấn công
và cố gắng hãm hiếp ở mức 4% đối với nữ và 2% đối với nam giới. Điều thú vị là thủ
phạm quấy rối tình dục chủ yếu là đồng nghiệp và các nhân viên khác (77%), hơn là
những người có vị trí cao hơn hoặc giám sát cấp cao (28%) (USMSPB, 1995). [92].
Trong Liên minh châu Âu (EU), cuộc điều tra thống kê lớn nhất được tiến
hành vào năm 1998 bởi Ủy ban châu Âu, trong đó bao gồm hai bản tóm tắt chính của
nghiên cứu được tiến hành từ năm 1987 đến năm 1997, một bản tập trung vào mười
một nước Bắc Âu (Timmerman & Bajema, 1998) và bản thứ hai tập trung năm nước
miền nam Châu Âu (Alemany, 1998). (dẫn theo Afroditi,2009).[39]. Bản tóm tắt của
nghiên cứu tại 11 nước Bắc Âu cho thấy rằng "khoảng 2-3 phụ nữ thì có một phụ nữ
có trải nghiệm với vấn đề này, và một trong mười người đàn ông đã trải qua một số
hình thức quấy rối tình dục hoặc hành vi tình dục không mong muốn"(European
Commission, tr.14).[56]. Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức độ tỷ lệ quấy rối tình
dục được báo cáo trong các nghiên cứu, sự khác nhau này xuất phát từ cơ sở định
nghĩa được sử dụng trong nghiên cứu, các loại câu hỏi cụ thể, kiểu mẫu và kích
thước, và nghiên cứu đó được tiến hành trên toàn quốc hoặc trong ngành đặc thù.
[67].
Các nghiên cứu cũng tập trung làm rõ thực trạng trải nghiệm của nạn nhân với
các hình thức quấy rối tình dục. Thống kê cho thấy rằng các hình thức quấy rối tình dục

bằng lời nói và đặc biệt là "trêu ghẹo có yếu tố tình dục" là những biểu hiện quấy rối tình
dục thường xuyên nhất. Sáu trong số các nghiên cứu quốc gia bao gồm báo cáo Ủy ban
châu Âu, cho thấy tỷ lệ là trung bình khoảng 60% các loại QRTD bằng lời nói, tiếp theo
là "nhận xét về cơ thể và hành vi mang tính gợi dục". Hình thức quấy rối tình dục không
lời như "nhìn chằm chằm và huýt sáo trêu ghẹo" là một trong những hình thức thường
gặp nhất của quấy rối tình dục (khoảng 50-85%). Liên quan đến các hình thức đụng chạm
cơ thể, phổ biến nhất là những trải nghiệm "có những tiếp xúc cơ thể không mong muốn".
Tuy nhiên mức độ của biểu hiện này có sự khác nhau giữa các quốc gia, trong khi phần
lớn các quốc gia có mức độ tỷ lệ vào khoảng giữa 60% và 90%, tại Vương quốc Anh và
Phần Lan tỷ lệ lại thấp ở mức 20% và 7% (Timmerman & Bajema, 1998). Với các hành
vi quấy rối tình dục nghiêm trọng là "tấn công/hãm hiếp tình dục" chỉ có 1% đến 6% số
nhân viên nữ có trải nghiệm. Các hành vi quấy rối tình

10


dục nghiêm trọng nhất là "hãm hiếp/ hãm hiếp tình dục" chỉ được báo cáo bởi 1-6%
số nhân viên nữ. [89]. Như vậy rõ ràng là các hình thức quấy rối tình dục thường
xuyên nhất là các hình thức nói và phi ngôn ngữ, còn các hình thức nặng hơn và dễ
nhận biết xuất hiện với tần suất thấp hơn đáng kể.
Con số từ nghiên cứu cho thấy quấy rối tình dục rất phổ biến ở thế giới
phương Tây, rất nhiều phụ nữ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc (European
Commission, 1998, USMSPB, 1981, 1988, 1995). Kết quả thu được bắt đầu phát
hiện những động cơ đằng sau các hành vi và thủ phạm quấy rối tình dục. [56], [103],
[104], [105].
Đối tượng quấy rối tình dục thường là ai, có đặc điểm gì cũng là một khía
cạnh được các nhà nghiên cứu quan tâm. Khi xem xét nguyên nhân QRTD, các
nghiên cứu không phủ nhận tác động của yếu tố môi trường. [64], [61]. Tuy nhiên, tại
sao cũng một môi trường lại có một số người, khác với những người khác đã có hành
động quấy rối tình dục. Trong một số nghiên cứu, đặc điểm của những đối tượng quấy

rối tình dục được xem xét trên các yếu tố như đặc điểm nhân khẩu, nhân cách và có
mô tả các loại thủ phạm điển hình.


Đặc điểm nhân khẩu học: Một số đặc điểm nhân khẩu học của thủ phạm đã được
xác định [71]. Tuy nhiên hạn chế trong các nghiên cứu này là mẫu tương đối nhỏ, chủ yếu
dựa trên dữ liệu từ các vụ quấy rối tình dục tại tòa án. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng k
quấy rối tình dục có thể là nam giới [56], [75], [80], [90], [91], [92]. Tuy nhiên, các nghiên
cứu này ít đề cập đến những vấn đề liên quan đến tình trạng hôn nhân, tuổi tác và trình độ
học vấn. Một số nghiên cứu cho thấy những k gây bạo lực, quấy rối tình dục có thể đã kết
hôn, lớn tuổi và có học vấn hơn nạn nhân, cũng như nhiều yếu tố vượt trội hơn so với các
nạn nhân của họ. [63], [67].

Tuy nhiên một số tác giả khác khi phân cấp k quấy rối, cho rằng thủ phạm
quấy rối tình dục cũng có thể là những người cấp dưới, ít quyền lực, bạn bè cùng với
các đồng nghiệp lại là những k quấy rối thường xuyên nhất. [48], [51], [69], [92].
Những phát hiện này cho thấy mục tiêu của những k quấy rối có thể là những
người có vị thế cao hơn (hoặc thậm chí là cấp trên) và cũng có thể là người có trình
độ học vấn tương tự hoặc thấp hơn (De Souza & Fansler, 2003).[51]. Những nạn
nhân bị ảnh hưởng bởi quấy rối tình dục rất đa dạng, bao gồm cả công nhân phổ
thông, lao động chân tay (blue collar workers) và người lao động có trình độ (white
collar workers) (ví dụ như cảnh sát, bác sĩ, người lái xe buýt và xe taxi và nữ phục
vụ). Những k quấy rối tình dục dường như xâm nhập vào tất cả tầng lớp xã hội, trình
độ nghề nghiệp và các nhóm tuổi. [47], [56], [62], [69].


Khuynh hướng quấy rối tình dục: Có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm thiết
kế và phát triển công cụ để đo lường những trải nghiệm quấy rối tình dục

11



(ví dụ thang Đánh giá quấy rối tình dục, Gruber, 1992, Bảng câu hỏi về trải nghiệm
tình dục, Fitzgerald, Magley, Drasgow, Waldo, 1999; Fitzgerald, Shullman et al.,
1988, Fitzgerald, Weitzman, Gold, & Ormerod, 1988; Fitzgerald, Gelfand, &
Drasgow, 1995 và bảng câu hỏi về Quấy rối tình dục, Barling, Dekker, Loughlin,
Fullagar, Kelloway & Johnson, 1996). [44], [59], [62], [93], [83].
Trong số đó, thang đo sự thường xuyên và ảnh hưởng của quấy rối tình dục
của John B. Pryor (1987) tên tiếng anh là Sexually Harass Scale (LSH), là công cụ có
tính ảnh hưởng và thường xuyên được sử dụng nhất để đo lường khuynh hướng quấy
rối tình dục của đàn ông. Trong thang đo này, mười kịch bản giả định đã được thiết
kế. Mỗi người tham gia trong vai trò như một người đàn ông với nhưng hoàn cảnh và
vai trò xã hội cụ thể, họ có quyền lực nhất định trong việc kiểm soát phụ nữ. Các
nhân vật trong từng tình huống được mô tả với những vai trò xã hội khác nhau (ví dụ:
giáo sư/ sinh viên, ứng viên hành chính/ thư ký, v.v.). Những người tham gia tưởng
tượng mình trong vai trò của nam giới và xem xét những gì họ sẽ làm trong từng tình
huống. Theo từng kịch bản, một số hoạt động thay thế đã được liệt kê. Bao gồm
những lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu về tình dục. Mục quan trọng này liên quan
đến việc sử dụng sức mạnh xã hội của nam giới để gợi ý người nữ (trong tình huống)
quan hệ tình dục. Những người tham gia đã được yêu cầu cho biết khả năng họ thực
hiện các hành vi này ở thang điểm 1 đến 5, trong đó mức 1 "không có khả năng" đến
mức 5 "rất có khả năng". Hai nghiên cứu ban đầu đã được tiến hành để kiểm tra độ
tin cậy của thang LSH. Một nghiên cứu thứ ba là được tiến hành để kiểm tra tính hiệu
lực hành vi của thang LSH. [79].
Một nghiên cứu khác khá thú vị, được phát triển trên cơ sở thang đo LSH
(Anne Maass, Mara Cadinu, Gaia Guarnieri, and Annalisa Grasselli, 2003), nghiên
cứu sử dụng hai thử nghiệm trong phòng thí nghiệm để xem xét giả thuyết rằng mối
đe dọa đối với "căn cước giới tính" (gender identification) của người đàn ông sẽ làm
tăng khả năng quấy rối giới tính. Trong cả hai thí nghiệm, sử dụng mô hình quấy rối
trên máy tính, nam giới là sinh viên đại học (N = 80 trong thí nghiệm 1 và N = 90

trong thí nghiệm 2) bị phơi nhiễm với các loại mối đe dọa “căn cước giới tính” khác
nhau (mối đe dọa về tính hợp pháp và mối đe dọa đối với giá trị nhóm trong thí
nghiệm 1) mối đe dọa biệt lập và mối đe dọa về nguyên mẫu trong thí nghiệm 2) hoặc
không có mối đe dọa; và sau đó được trao cơ hội để gửi tài liệu khiêu dâm đến một
đối tác nữ ảo tương tác trên máy tính. Kết quả cho thấy (a) người tham gia quấy rối
tình dục phụ nữ nhiều hơn khi họ đã bị đe dọa về tính hợp pháp, bản sắc cá nhân,
hoặc là không có mối đe dọa; (b) điều này chủ yếu đúng đối với những người có căn
cước giới tính cao; và c) việc quấy rối giúp củng cố căn cước giới tính của nam giới
(điều này có thể hiểu là đàn ông cảm thấy họ nam tính hơn khi thực hiện hành vi quấy
12


rối tình dục ). Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu về nhận dạng xã hội của
những k quấy rối giới tính. [74].
Cũng sử dụng mô hình quấy rối trên máy tính, một thử nghiệm khác được thực
hiện trong phòng thí nghiệm (Dall'Ara & Maass, 1999); trong đó nam giới ở miền Bắc Ý
(N = 120 sinh viên đại học) được trao cơ hội để gửi tài liệu khiêu dâm đến một đối tác
phụ nữ. Định hướng giới tính của phụ nữ (theo truyền thống so với người bình thường)
và cấu trúc của sự tương tác giữa các nhóm hoặc giữa các cá nhân đã được thay đổi một
cách có hệ thống. Kết quả thu được củng cố nhận định nam giới có khuynh hướng quấy
rối cao (điểm số cao về khả năng quấy rối tình dục, Pryor, 1987), khi họ có thái độ giới
tính, và "căn cước giới tính" mạnh mẽ. Ngoài ra, nam giới có khuynh hướng quấy rối đối
tác tương tác với họ nhiều hơn khi họ nhìn nhận tình huống như là một nhóm giữa nam
và nữ (chứ không phải là giữa các cá nhân). [33]. Nghiên cứu mô hình quấy rối trên máy
tính cũng chỉ ra rằng những người đàn ông có LSH cao họ có nhiều khả năng gửi các tài
liệu khiêu dâm (Maass et al., 2003) hoặc trêu đùa tình dục (Siebler và cộng sự, 2008)
thông qua internet. Những nghiên cứu này cho thấy một sự tương tác khá rõ ràng giữa
con người và hoàn cảnh, trong đó một người đàn ông có LSH cao sẽ tham gia vào hành
vi quấy rối khi các nhân tố theo ngữ cảnh thuận lợi (xem Pryor và cộng sự, 1995). Nhìn
chung, dù có những thay đổi gần đây đối với thang LSH (Dall'Ara & Maass, 1999,

Maass, Cadinu, Guarnieri, & Grasselli, 2003) và Siebler, Sabelus, & Bohner, 2008), cũng
như nỗ lực để phát triển thang đo mức độ Quấy rối Tình dục bởi Bingham và Burleson
(1996), thì LSH vẫn được xem là thang đo đáng tin cậy và được sử dụng rộng rãi nhất
trong các công cụ đo lường để đánh giá khuynh hướng quấy rối tình dục (male
proclivity) của nam giới. [Dt Afroditi Pina, 2009) .[39].

Mức độ quấy rối tình dục cũng là vấn đề các nghiên cứu thế giới trong nước
và nước ngoài hướng đến. Tính phổ biến rộng rãi của tình trạng quấy rối tình dục
được phản ánh trong các nghiên cứu, cho thấy bị QRTD không chỉ là trải nghiệm của
1-2 cá nhân đơn l mà là hiện tượng xảy ra ở nhiều quốc gia, tại nhiều môi trường
khác nhau.
Trong nghiên cứu của Gruber (1992) cung cấp bản tóm tắt hữu ích về kết quả
của các nghiên cứu gần đây. Ông tính rằng tỷ lệ trung bình của phụ nữ báo cáo về tình
trạng bị quấy rối tình dục ở 44%. Hơn nữa, ông chia nhỏ kết quả thành 5 dạng quấy
rối tình dục. Dạng quấy rối “tạo áp lực cho mối quan hệ” là 9-22% (trung bình
5,13%); Đối với “nhận xét về tình dục” khoảng 27-35% (trung bình 5,28%); “tư thế,
điệu bộ gợi dục” là 8-26% (trung bình 5,24%); “đụng chạm tình dục” rơi vào 12-27%
(trung bình 5,17%); Và “tấn công tình dục”, từ 1-2% (trung bình 5,1%). [62].
O'Hare và O'Donohue (1998) trong cuộc khảo sát kinh nghiệm làm việc của
266 phụ nữ đã phát hiện ra rằng 69% phụ nữ cho biết đã trải qua ít nhất một vụ quấy
13


rối về giới; 53,4% cho biết đã gặp phải sự chú ý không mong muốn (ví dụ như cuộc
thảo luận không mong muốn về đời sống tình dục, những nỗ lực không mong muốn
để thiết lập mối quan hệ lãng mạn, khiến người phụ nữ cảm thấy không thoải mái);
Gần 12% cho biết họ cảm thấy cần phải trao đổi, hợp tác quan hệ tình dục với một
đồng nghiệp nam hay người giám sát để được đối xử tốt trong công việc; và trên 6%
báo cáo thực sự bị đối xử thô bạo vì đã từ chối hợp tác tình dục. Ngoài ra, 10,8% và
9,2% báo cáo họ bị đe doạ vì từ chối hợp tác quan hệ tình dục... Các tác giả này nhận

định rằng các yếu tố nguy cơ gây quấy rối tình dục một phần do thiếu sự chuyên
nghiệp trong môi trường làm việc, mặt khác những đe dọa từ việc từ chối hợp tác tình
dục, hoặc thiếu kiến thức về các thủ tục khiếu nại chính thức của tổ chức cũng là một
trong những nguyên nhân. Những con số này cho thấy một tỷ lệ rất lớn phụ nữ gặp
phải một số hình thức quấy rối tình dục ở một số điểm trong cuộc đời của họ, và do
đó đây là một vấn đề xã hội quan trọng.[78].
Trong thập kỷ qua, tỷ lệ quấy rối tình dục cũng được phản ánh trong một số
nghiên cứu được tiến hành nhằm khám phá bản chất và các dạng thức của vấn đề bạo
lực giới ở các thành phố, đô thị. Nghiên cứu của Hollaback và Cornell (2014) đã
phỏng vấn 16,000 phụ nữ, chỉ ra rằng có tới hơn 50% phụ nữ ở Châu Âu và 75% phụ
nữ ở Mỹ đã đối mặt với sự cố quấy rối tình dục lần đầu trước năm 17 tuổi. Trên 70%
đã bày tỏ sự tức giận và lo lắng về việc đối mặt với quấy rối tình dục trên đường phố.
Hơn 81% phụ nữ được phỏng vấn đã trải qua một hình thức quấy rối tình dục nào đó.
Một số nghiên cứu quy mô lớn ở thành phố cũng chỉ ra kết quả tương tự. (Dẫn theo
UN Women, 2016) [35].
Nghiên cứu đa quốc gia "Dự án bao trùm giới tại các thành phố" nhấn mạnh
rằng, hơn 70% phụ nữ được phỏng vấn ở Delhi, Dar es Salaam và Rosario đã trải qua
một hình thức bạo lực tình dục nào đó ở thành phố (WICI, 2010). Một khảo sát năm
2008 ở Cairo cho thấy 83% phụ nữ đã thông báo ít nhất một sự cố quấy rối tình dục
(WICI, 2012). Tương tự như vậy, nghiên cứu năm 2014 ở Mỹ cùng chỉ ra rằng hơn
60% phụ nữ đã đối mặt với quấy rối tình dục (Kearl, 2014). Tại Vương quốc Anh,
khảo sát của YoyGov với 1,047 người dân Luân Đôn do Liên minh chấm dứt bạo lực
đối với phụ nữ ủy nhiệm tiến hành cũng đã phát hiện 43% phụ nữ độ tuổi từ 18 đến
34 đã gặp phải quấy rối tình dục ở nơi công cộng trong năm qua. (Dẫn theo UN
Women, 2016). [35].
Trong nghiên cứu khác ở một số quốc gia Châu Á, tình trạng quấy rối tình dục
cũng không phải là ngoại lệ, đặc biệt là quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Trong khảo
sát của Hiệp hội phụ nữ hành động và nghiên cứu “Các vấn đề quấy rối tình dục tại
nơi làm việc tại Singapore” (Aware, 2008) thực hiện trên 500 người và 92 công ty.
Các phát hiện chính trong nghiên cứu: 1) Quấy rối tình dục nơi công sở là rất phổ

14


biến. Có 54% người trong tổng số 272 người trả lời cho rằng họ từng đã trải qua một
số hình thức quấy rối tình dục tại nơi làm việc; 27% của 272 người trả lời báo cáo
mình đã từng bị quấy rối bởi đồng nghiệp, trong đó 17% đã bị quấy rối bởi cấp trên
của họ. Trong số đó 79% nạn nhân là phụ nữ; 21% là nam giới; có 12% đã nhận được
mối đe dọa nếu họ không tuân thủ các yêu cầu của k quấy rối. 2) Quấy rối tình dục
xảy ra trên diện rộng. Cả phụ nữ và nam giới có nhiều khả năng đã bị quấy rối bởi
người khác giới, bên cạnh đó một số người cũng bị quấy rối đồng giới. Trong cuộc
khảo sát của AWARE, 79% số người được hỏi cho biết đã từng trải qua quấy rối tình
dục tại nơi làm việc là nữ; 21% là nam giới. Hầu hết việc quấy rối xảy ra ở những cấp
độ khác nhau. Nghiên cứu cũng cho phân loại một số ngành nghề có mức QRTD cao
như: Kinh doanh, thương mại, tài chính ngân hàng, bán hàng và tiếp thị, làm viêc tại
bệnh viện, dịch vụ dân sự, giáo dục và giảng dạy. Điều đáng lo ngại ở đây là nhận
thức về cơ chế ứng phó với quấy rối tình dục của các đối tượng trong khảo sát cho
thấy còn nhiều hạn chế, với 66,6% không biết về bất kỳ chính sách gì liên quan đến
quấy rối tình dục, chỉ 50,4% cho biết họ biết về một bộ phận hay cơ quan nhân sự
giải quyết về quấy rối tình dục. (Dẫn theo UN Women). [35].
Tại Thái Lan (ILRF, 2002) quĩ Quốc tế về quyền Lao động và các đối tác tiến
hành khảo sát trên 100 công nhân nhà máy từ 10 ngành xuất khẩu. Nghiên cứu phát
hiện rằng lao động nữ trong các ngành công nghiệp xuất khẩu ở Thái Lan bị QRTD,
bao gồm lạm dụng bạo lực và phân biệt đối xử bởi người chủ và người quản lý của
họ. Những người phụ nữ không được bảo vệ khỏi lạm dụng và các hoạt động có sự
phân biệt đối xử theo quy định của pháp luật hoặc bởi quy tắc ứng xử nơi làm việc.
Kết quả cho thấy có 90% số người được hỏi thừa nhận rằng điều kiện làm việc của họ
không bảo vệ lao động nữ khỏi quấy rối tình dục; và 75% số người được hỏi cho biết
họ không có kiến thức về pháp luật để chống lại việc quấy rối tình dục; hơn 90% số
người được hỏi không biết đến các khái niệm về quy tắc ứng xử nơi làm việc. Ít hơn
một nửa (47,6%) số người được hỏi sẽ có hành động chống lại k quấy rối họ chỉ trong

trường hợp xảy ra nặng nhất, ví dụ như hiếp dâm. Một thực tế được phản ánh là
những phụ nữ báo cáo về việc bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thường bị sa thải
hoặc giáng chức. Hầu hết phụ nữ không có một sự hiểu biết chung về quấy rối tình
dục, và do đó bỏ qua một số hành vi gây tổn hại cho họ. Trong khi 70% công nhân
làm việc cho nhà máy là phụ nữ, nhưng có đến 63% nam giới là người giữ vị trí quản
lý tại nơi làm việc và ở đây đàn ông thường được thăng chức nhiều hơn so với phụ
nữ. [66].
Trên nền tảng thúc đẩy bình đẳng giới, chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, các
nghiên cứu trong chương trình toàn cầu Thành phố an toàn không có bạo lực đối với
phụ nữ và tr em (UN Women, 2018) đã chỉ ra mức độ nghiêm trọng của bạo lực tình
15


×