Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu thành ngữ Hán Việt và khảo sát việc sử dụng thành ngữ Hán Việt của Học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÕNG

CAO THỊ BÍCH TRÂM

TÌM HIỂU THÀNH NGỮ HÁN VIỆT
VÀ KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THÀNH NGỮ
HÁN VIỆT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TẠI QUẢNG YÊN, QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HẢI PHÕNG - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÕNG

CAO THỊ BÍCH TRÂM

TÌM HIỂU THÀNH NGỮ HÁN VIỆT
VÀ KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THÀNH NGỮ
HÁN VIỆT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TẠI QUẢNG YÊN, QUẢNG NINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8.22.01.02

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kim Hoa

HẢI PHÕNG - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu thành ngữ Hán Việt và
khảo sát việc sử dụng thành ngữ Hán Việt của học sinh trung học phổ thông
tại Quảng Yên, Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều đƣợc trích
dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Hải Phòng, tháng 9 năm 2018
Tác giả

Cao Thị Bích Trâm


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận đƣợc sự ủng hộ giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè, tôi xin chân
thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trƣờng Đại học Hải Phòng, Phòng Đào tạo Sau Đại học,

Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn và quý thầy cô đã tạo mọi điều kiện cho tôi
thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Gia đình, cha mẹ đã luôn sát cánh, động viên, chia sẻ những lúc tôi gặp
khó khăn.
Đặc biệt là cô Nguyễn Thị Kim Hoa – ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực
hiện luận văn này. Xin đƣợc gửi tới cô lòng biết ơn sâu sắc và chân thành
nhất. Nhờ sự chỉ bảo, động viên, đôn đốc của cô đã trở thành nguồn động lực
lớn lao, giúp tôi vƣợt qua khó khăn để thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, tháng 9 năm 2018
Tác giả

Cao Thị Bích Trâm


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI ................................................................................................................ 6
1.1. Thành ngữ tiếng Việt ............................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm thành ngữ tiếng Việt ............................................................ 6
1.1.2. Đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt ....................................................... 7
1.1.3. Phân biệt thành ngữ tiếng Việt với các đơn vị ngôn ngữ khác ............ 10
1.1.4. Việc sử dụng thành ngữ tiếng Việt...................................................... 15

1.2. Thành ngữ Hán Việt .............................................................................. 18
1.2.1. Khái niệm thành ngữ Hán Việt ........................................................... 18
1.2.2. Đặc điểm của thành ngữ Hán Việt ...................................................... 22
1.3. Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................. 25
CHƢƠNG 2. TÌM HIỂU THÀNH NGỮ HÁN VIỆT THEO CẤU TRÖC... 27
2.1. Cấu trúc thành ngữ Hán Việt ................................................................. 27
2.1.1. Cụm từ Hán Việt ................................................................................ 27
2.1.2. Phân loại cấu trúc thành ngữ Hán Việt................................................ 30
2.2. Khảo sát phân loại thành ngữ Hán Việt theo cấu trúc ............................ 30
2.2.1 Cấu trúc có dạng thức liên hợp ............................................................ 30
2.2.2. Cấu trúc có dạng thức chủ vị .............................................................. 34
2.2.3. Cấu trúc có dạng thức chính phụ......................................................... 37
2.3. Nhận xét chung về thành ngữ Hán Việt đƣợc khảo sát qua phân loại theo
cấu trúc......................................................................................................... 39
2.3.1. Thành ngữ cấu trúc dạng thức liên hợp ............................................... 39


iv
2.3.2. Thành ngữ cấu trúc dạng thức chủ vị .................................................. 42
2.3.3. Thành ngữ cấu trúc dạng thức chính phụ ............................................ 44
2.4. Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................. 46
CHƢƠNG 3. KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THÀNH NGỮ HÁN VIỆT VÀ
NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP ĐỂ SỬ DỤNG ĐÖNG THÀNH NGỮ HÁN
VIỆT ............................................................................................................ 47
3.1. Khảo sát việc sử dụng thành ngữ Hán Việt của học sinh phổ thông trung
học ............................................................................................................... 47
3.1.1. Khái quát chung về việc khảo sát........................................................ 47
3.1.2. Kết quả khảo sát ................................................................................. 48
3.1.3. Nhận xét chung về khả năng sử dụng thành ngữ Hán Việt của học sinh ... 60
3.2. Nguyên nhân dẫn đến sử dụng không chính xác thành ngữ Hán Việt .... 63

3.2.1. Nguyên nhân khách quan.................................................................... 63
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................... 64
3.3 Giải pháp để sử dụng đúng thành ngữ Hán Việt ..................................... 64
3.3.1 Đối với giáo viên ................................................................................. 64
3.3.2. Đối với học sinh ................................................................................. 68
3.4. Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................. 71
KẾT LUẬN.................................................................................................. 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 75
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải tích

CĐT

Cụm động từ

CDT

Cụm danh từ

C+ V

Chủ ngữ + vị ngữ

DT


Danh từ

ĐT

Động từ

GD

Giáo dục

KHXH

Khoa học xã hội

NXB

Nhà xuất bản

tr

Trang

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

LH

Liên hợp


THPT

Trung học phổ thông


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Bảng phân loại thành ngữ có cấu trúc liên hợp

31

2.2

Bảng phân loại thành ngữ có cấu trúc chủ vị

35

2.3

Bảng phân loại thành ngữ có cấu trúc chính phụ


38

2.4

Tỷ lệ phần trăm các loại thành ngữ có cấu trúc liên hợp

40

2.5

Tỷ lệ phần trăm các loại thành ngữ có cấu trúc chủ vị

42

2.6

Tỷ lệ phần trăm các loại thành ngữ có cấu trúc chính phụ

44

3.1

Bảng kết quả xác định đúng thành ngữ Hán Việt

49

3.2

Bảng kết quả xác định đúng thành ngữ Hán Việt


50

3.3

Bảng kết quả khảo sát khả năng hiểu thành ngữ Hán Việt

51

3.4

Bảng kết quả khảo sát khả năng hiểu thành ngữ Hán Việt

52

3.5

Bảng kết quả khảo sát khả năng hiểu thành ngữ Hán Việt

54

3.6

Bảng kết quả khảo sát khả năng hiểu thành ngữ Hán Việt

55

3.7

Bảng kết quả khảo sát dùng thành ngữ Hán Việt đặt câu


57

Bảng thống kê kết quả khảo sát khả năng nhận biết thành
3.8

ngữ Hán Việt của học sinh trung học phổ thông tại thị xã

60

Quảng Yên – tỉnh Quảng Ninh.
Bảng thống kê kết quả khảo sát khả năng hiểu biết thành
3.9

ngữ Hán Việt của học sinh trung học phổ thông tại thị xã

61

Quảng Yên – tỉnh Quảng Ninh.
Bảng thống kê kết quả khảo sát khả năng sử dụng thành
3.10

ngữ Hán Việt của học sinh trung học phổ thông tại thị xã
Quảng Yên – tỉnh Quảng Ninh.

62


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
1.1. Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xã hội loài
ngƣời. Xã hội có phát triển văn minh, tiến bộ hay không một phần quyết định
ở yếu tố ngôn ngữ, ngôn ngữ là một bộ phận không thể thiếu của xã hội. Nhờ
có ngôn ngữ mà việc giao tiếp của con ngƣời mới đƣợc thực hiện, các giá trị
văn hóa mới đƣợc bảo tồn. Tiếng Việt cũng vậy! Trải qua hàng nghìn năm
lịch sử, tiếng Việt đã trở lên giàu đẹp, phong phú, đa dạng. Trong quá trình
phát triển của tiếng Việt, ngoài những từ ngữ thuần Việt, ta còn thấy hiện
tƣợng vay mƣợn tiếng nƣớc ngoài để bổ sung, sáng tạo ra những từ ngữ mới,
hỗ trợ cho việc giao tiếp hàng ngày của con ngƣời, điển hình là từ Hán Việt.
Từ Hán Việt là từ vay mƣợn của tiếng Hán, nhƣng đƣợc đọc theo âm của
ngƣời Việt. Đây là nguồn bổ sung quan trọng cho tiếng Việt, một phần thì bổ
túc cho những từ ngữ không có trong tiếng Việt, một phần nữa làm gia tăng
thêm ngữ nghĩa cho tinh tế mặc dù đã có những từ ngữ thuần Việt song hành.
Trải qua một thời gian dài, lớp từ Hán Việt đã trở thành một phần không nhỏ
trong ngôn ngữ giao tiếp xã hội. Từ nhiều thế kỷ qua, nhiều nhà văn, nhà thơ
đã sử dụng từ Hán Việt nhƣ một chất liệu nghệ thuật, gửi gắm nhiều ý tứ
trong tác phẩm, trở thành một nét riêng độc đáo. Ngoài ra, từ Hán Việt còn
đƣợc sử dụng rộng rãi trong các văn bản hành chính, các phƣơng tiện truyền
thông, báo chí. Nhờ có sự đóng góp đó của từ Hán Việt mà tiếng Việt trở nên
giàu đẹp, phong phú hơn, đủ khả năng biểu đạt trong những cuộc giao tiếp
giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội.
1.2. Từ Hán Việt đến với chúng ta qua nhiều con đƣờng khác nhau.
Lớp từ này hòa nhập và hệ thống từ vựng tiếng Việt và đóng góp không hề
nhỏ trong việc xây dựng hệ thống từ vựng tiếng Việt đƣợc hoàn chỉnh và
phong phú hơn. Thành ngữ Hán Việt là một bộ phận tuy không lớn nhƣng
một số thành ngữ lại vô cùng quen thuộc trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của
nhân dân ta. Thành ngữ Hán Việt dùng để chỉ những kết cấu ngôn ngữ rất ổn



2
định, phổ thông, cô đọng về mặt ngữ nghĩa, thịnh hành trong tiếng Trung
Quốc, đƣợc du nhập vào nƣớc ta và sử dụng rộng rãi từ xƣa đến nay. Thành
ngữ Hán Việt rất đa dạng, thƣờng gồm 4 chữ, 5 chữ hay 8 chữ, trong đó phần
lớn là thành ngữ 4 chữ (75%-80%).
Việc sử dụng thành ngữ nói chung và thành ngữ Hán Việt nói riêng
hiện nay còn có vấn đề cần tìm hiểu. Bản thân tôi là một giáo viên trung học
phổ thông, đã thực nghiệm giảng dạy và công tác tại trƣờng trung học phổ
thông trên địa bàn, tôi nhận thấy việc sử dụng các thành ngữ Hán Việt còn
nhiều bất cập. Do thành ngữ Hán Việt có yếu tố cấu tạo từ các từ Hán Việt
nên học sinh khó hiểu, hiểu sai và không nắm bắt đƣợc ý nghĩa từ, khiến cho
việc hiểu và sử dụng thành ngữ Hán Việt có phần hạn chế. Không ít ngƣời sử
dụng thành ngữ Hán Việt có sai sót, không hiểu hết nghĩa.Việc này làm giảm
sút đi cái tinh hoa, nét đẹp và ý nghĩa của các thành ngữ Hán Việt. Khi không
đƣợc sử dụng chính xác, phù hợp, một số thành ngữ Hán Việt đã bị “biến
dạng” ý nghĩa.
Vì những lí do trên, tôi nhận thấy, việc tìm hiểu và thành ngữ Hán Việt
và ứng dụng các thành ngữ Hán Việt trong cuộc sống là rất cần thiết và quan
trọng, góp phần vào công cuộc“Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Hơn
nữa, việc yêu thích và muốn khám phá cái hay, cái đẹp trong tiếng Việt đã
thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu thành ngữ Hán Việt, và khảo sát việc
sử dụng thành ngữ Hán Việt của học sinh trung học phổ thông tại Quản Yên,
Quảng Ninh” .
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ngôn ngữ là tài sản vô giá của nhân loại, là thành quả của văn hóa xã
hội, con ngƣời. Nếu nhƣ không có ngôn ngữ thì sẽ không có nên văn minh
nhân loại hiện nay. Ngôn ngữ từ lâu đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của
ngành ngôn ngữ học. Việc nghiên cứu thành ngữ Hán Việt là một phƣơng
diện trong việc nghiên cứu ngôn ngữ.
Nhƣ trên đã nói, thành ngữ Hán Việt chiếm không nhiều những rất gần



3
gũi với lời ăn tiếng nói của ngƣời dân Việt Nam. Nó trở thành món ăn tinh
thần không thể thiếu của ngƣời Việt. Ngoài ra, thành ngữ Hán Việt còn là chất
liệu nghệ thuật của cả văn học dân gian và văn học bác học.
Liên quan đến đề tài này, trong khoảng 20 năm trở lại đây có nhiều
công trình nghiên cứu đƣợc công bố trên các diễn đàn và báo chí chuyên
ngành, mỗi công trình lại có hƣớng nghiên cứu khác nhau.
Thành ngữ Hán Việt khác với thành ngữ tiếng Việt ở chỗ thành ngữ
Hán Việt đƣợc chú ý ở tất cả các bình diện ngữ âm, ngữ pháp,từ vựng - ngữ
nghĩa và tu từ học… Còn thành ngữ Hán Việt đƣợc nói đến khi nghiên cứu
các yếu tố từ Việt gốc Hán, chúng ta nhận thấy thành ngữ gốc Hán đƣợc nhắc
tới rải rác ở một số chuyên luận về từ vựng học, ngữ pháp học nhƣ ở công
trình của Nguyễn Văn Tu nhƣ công trình “Khái luận ngôn ngữ học” (1961),
“Từ vựng học tiếng Việt hiện đại” (1968), “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại”
(1976), của Cù Đình Tú nhƣ công trình “Góp ý kiến về sự phân biệt thành
ngữ với tục ngữ” (1973), của Nguyễn Kim Thản nhƣ công trình “Nghiên cứu
về ngữ pháp tiếng Việt – tập 1” (1963), của Đỗ Hữu Châu nhƣcông trình
“Giáo trình Việt ngữ, T. 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. (1962), “Từ vựng ngữ
nghĩa tiếng Việt” (1981), “Các bình diện của từ tiếng Việt” (1986),Nguyễn
Thiện Giáp với công trình “Từ vựng học tiếng Việt” (1986), công trình của
Hồ Lê nhƣ “Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại” (1976)…
Một số tác giả khác thì lại tách riêng một số loại thành ngữ ra để tập
trung nghiên cứu mặt hình thái – cấu trúc và mặt ngữ nghĩa của thành ngữ
tiếng Việt, do đó vẫn có nhắc đến loại thành ngữ Hán Việt. Đi theo hƣớng này
có công trình tiêu biểu của Hoàng Văn Hành nhƣ “Về bản chất của thành ngữ
so sánh trong tiếng Việt” (1976)…
Đặc biệt hơn cả là việc nghiên cứu các mặt riêng rẽ của thành ngữ tiếng
Việt nhƣ nguồn gốc hình thành và phát triển thành ngữ, các bình diện văn hóa

thành ngữ, các biến thể của thành ngữ, các đặc điểm ngữ nghĩa của thành
ngữ,…thì các tác giả cũng không bỏ qua các thành ngữ Hán Việt. Có thể gặp


4
các công trình nghiên cứu của các tác giả Bùi Khắc Việt với công trình “Về
tính biểu trƣng của thành ngữ trong tiếng Việt” (1978), Vũ Quang Hào với
công trình “Biến thể của thành ngữ tục ngữ” (1992), công trình của Nguyễn
Văn Hằng “Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện đại” (1999)…
Ngoài ra, chúng ta còn thấy một số công trình của Hạo Nhiên Nghiêm
Toản (1956), Dƣơng Quảng Hàm (1956), Phạm Thế Ngữ (1969)… tuy nghiên
cứu về văn học dân gian nhƣng cũng đã sự chú ý đến thành ngữ Hán Việt
trong việc tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt.
Sự quan tâm nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt nói chung, trong đó có
thành ngữ Hán Việt nói riêng quả thật tƣơng đối đều khắp mặt. Tuy nhiên, xét
một cách nghiêm ngặt thì chƣa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào
về tìm hiểu thành ngữ Hán Việt, nguyên nhân và giải pháp để sử dụng đúng
thành ngữ Hán Việt. Các tác giả chỉ dừng lại ở việc phân loại các thành ngữ
Hán Việt khi nghiên cứu nguồn gốc thành ngữ tiếng Việt mà thôi.
Để viết luận văn này, tác giả đƣợc kế thừa những thành quả của các nhà
ngôn ngữ học đi trƣớc. Đó là những gợi ý bổ ích và hết sức cần thiết trong
việc giúp chúng tôi hoàn thành đề tài này.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn hƣớng đến tìm hiểu thành ngữ Hán Việt, phân loại thành ngữ
Hán Việt theo cấu trúc và nội dung.
Khảo sát việc sử dụng thành ngữ Hán Việt của học sinh phổ thông, từ
đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp để sử dụng đúng thành ngữ Hán Việt.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng mà chúng tôi nghiên cứu là các thành ngữ Hán Việt thƣờng dùng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi muốn giới hạn ở phạm vi nghiên
cứu các thành ngữ Hán Việt thƣờng dùng trong cuốn “5000 thành ngữ Hán
Việt thƣờng dùng” của tác giả Bùi Hạnh Cẩn (Nxb Giáo dục, 1993).


5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp và thủ pháp nhƣ sau:
5.1.Phương pháp thống kê, phân loại: đƣa ra bảng thống kê, phân loại
các thành ngữ Hán Việt theo một số tiêu chí nhất định và kết quả khảo sát
việc sử dụng thành ngữ Hán Việt của học sinh phổ thông trung học.
5.2. Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát thực tế sử dụng thành ngữ
Hán Việt của các em học sinh phổ thông trung học
5.3.Phương pháp miêu tả: Đƣợc dùng khi miêu tả giá trị ngữ nghĩa của
các thành ngữ Hán Việt.
5.4.Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đã giúp chúng tôi phân tích,
cắt nghĩa, lí giải kết quả khảo sát việc sử dụng thành ngữ Hán Việt của học
sinh phổ thông trung học.
5.5. Thủ pháp so sánh, đối chiếu: Thủ pháp này đƣợc sử dụng nhằm so
sánh đối chiếu thành ngữ Hán Việt với các đơn vị ngôn ngữ khác.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục, tài liệu tham
khảo ra thì gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Một số vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài.
Chƣơng 2. Tìm hiểu thành ngữ Hán Việt theo cấu trúc.
Chƣơng 3. Khảo sát việc sử dụng thành ngữ Hán Việt và nguyên nhân,
giải pháp để sử dụng đúng thành ngữ Hán Việt.



6
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Thành ngữ tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm thành ngữ tiếng Việt
Thành ngữ Hán Việt là một bộ phận của thành ngữ tiếng Việt vậy nên
khi nghiên cứu về thành ngữ Hán Việt, trƣớc hết chúng ta cần tìm hiểu về
thành ngữ tiếng Việt. Muốn làm đƣợc điều đó, chúng ta phải xác định đƣợc
thành ngữ, nắm đƣợc khái niệm của thành ngữ, qua đó ta mới hiểu đƣợc nội
dung ý nghĩa mà thành ngữ thể hiện.
Từ trƣớc đến nay thành ngữ luôn đƣợc xem là loại hình ngôn ngữ
phong phú đặc sắc, cho nên thành ngữ xuất hiện rất nhiều trong thơ văn để
làm tăng tính cô đọng, hàm súc, đồng thời thành ngữ cũng quen thuộc gần gũi
với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, ngôn ngữ của nó rất giản dị, bình
dân, phù hợp với mọi tầng lớp xã hội. Vì thế thành ngữ trở thành phƣơng tiện
giàu tính thuyết phục. Thành ngữ cũng đã trở thành đối tƣợng thu hút nhiều
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Sau đây là một số quan niệm của các
nhà ngôn ngữ nghiên cứu về thành ngữ:
Trong cuốn “Từ và nhận diện từ tiếng Việt”, Nguyễn Thiện Giáp nói
rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa,
vừa có giá trị gợi tả tính hình tƣợng là đặc trƣng cơ bản của thành ngữ. Thành
ngữ biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu tƣợng cụ
thể. Tính hình tƣợng của thành ngữ đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở của hiện
tƣợng so sánh và ẩn dụ” [15, tr.181]. Hoàng Văn Hành trong cuốn “Kể
chuyện thành ngữ, tục ngữ” thì viết: “Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định, bền
vững về hình thái, cấu trúc hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa đƣợc sử dụng
rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là khẩu ngữ” [17, tr.21]. Nguyễn
Văn Mệnh ở “Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ” thì: “Thành ngữ giới
thiệu một hình ảnh, một hiện tƣợng, một trạng thái, một tính cách, một mức



7
độ” [32, tr.13]. Còn trong “Hoạt động của từ tiếng Việt”, Đái Xuân Ninh viết:
“Thành ngữ là một cụm từ cố định mà các yếu tố tạo thành đã mất tính độc
lập ở mức độ nào đó và kết hợp lại thành một khối tƣơng đối vững chắc và
hoàn chỉnh” [31, tr.212]. Với Cù Đình Tú, ông khẳng định trong cuốn “Phong
cách học tiếng Việt và đặc điểm tu từ tiếng Việt” rằng: “Thành ngữ là những
tổ hợp từ có sẵn (cụm từ cố định) trong ngôn ngữ có chức năng định danh nhƣ:
từ dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hoạt động” [36, tr.174]. Tác giả Dƣơng
Quảng Hàm lại quan niệm trong “Việt Nam văn học sử yếu” là: “Thành ngữ là
những lời nói do nhiều tiếng ghép lại đã lập thành sẵn. Ta có thể mƣợn để diễn
đạt một ý tƣởng của ta khi nói chuyện hoặc viết văn” [18, tr.9].
Tuy các tác giả có những quan niệm khác nhau nhƣng vẫn có điểm
chung đó là: Thành ngữ là những cụm từ cố định đƣợc dùng để định danh các
sự vật, hiện tƣợng, tính chất, hoạt động. Nó có nội dung và hình thức khá
hoàn chỉnh. Nội dung của thành ngữ mang tính hình tƣợng, gợi cảm; hình
thức diễn đạt giàu tính biểu cảm.
Chúng tôi lấy ý kiến của Nguyễn Thiện Giáp làm căn cứ cho vấn đề
nghiên cứu của mình: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn
chỉnh về nghĩa, vừa có giá trị gợi tả tính hình tƣợng là đặc trƣng cơ bản của
thành ngữ. Thành ngữ biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh,
những biểu tƣợng cụ thể. Tính hình tƣợng của thành ngữ đƣợc xây dựng dựa
trên cơ sở của hiện tƣợng so sánh và ẩn dụ” [15, tr.181].
1.1.2. Đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt
1.1.2.1. Đặc diểm về hình thức

Thành ngữ tiếng Việt có hai đặc điểm về mặt hình thức đó là tính cố
định và tính hài hòa cân đối. Một cụm từ đƣợc xác định là thành ngữ trƣớc hết
là ở tính cố định. Tính cố định của thành ngữ chi phối toàn bộ toàn bộ cấu

trúc hình thức của thành ngữ trên ba phƣơng diện: từ vựng, ngữ âm, quan hệ
tổ chức giữa các thành tố trong thành ngữ. Về từ vựng, các thành tố trong
thành ngữ rất hạn chế khả năng thay thế. Bất cứ thành ngữ nào cũng trải qua


8
một quá trình chọn lựa kĩ càng. Mặt khác, một bộ phận thành ngữ sử dụng
vốn từ cổ, từ mờ nghĩa (ví dụ: cha căng chú kiết…), một số thành ngữ có ẩn
chứa điển cố điển tích (ví dụ: sư tử Hà Đông…), hay thành ngữ có liên quan
tới phong tục tập quán (ví dụ: đánh trống bỏ dùi…) làm cho mỗi thành tố
trong thành ngữ có sự mờ nhạt. Lúc đó, sự tồn tại của thành ngữ hoàn toàn
phụ thuộc vào tính cố kết giữa các đơn vị thành tố. Về mặt ngữ âm, giữa các
thành tố của thành ngữ có sự liên kết chặt chẽ về thanh điệu và số lƣợng âm
tiết. Các mô hình thanh điệu dần dần trở thành quy tắc cấu tạo ngữ âm của
thành ngữ. Các thành ngữ có âm tiết chẵn (ví dụ: tham đó bỏ đăng; treo đầu
dê, bán thịt chó; mặt ủ mày chau…) chia thành hai vế đối xứng nhau. Ngoài
ra sự phối hợp thanh điệu đôi khi do mục đích phát ngôn quy định (ví dụ: nói
có sách, mách có chứng; rổ rá cạp lại…). Còn về mặt tổ chức, giữa nội dung
và hình thức thành ngữ có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Các thành
tố đƣợc sắp xếp phải nêu bật đƣợc nội dung cốt lõi của thành ngữ. Ví dụ kết
cấu láy ghép của thành ngữ “ăn bớt ăn xén” có khả năng tăng thêm ý nghĩa
của từ, chuyển nghĩa đen thành nghĩa bóng. Khi so sánh tính chất của sự vật,
thành ngữ làm bật lên ý nghĩa ẩn dụ, hoán dụ hay ngoa dụ…để làm phƣơng
thức chuyển nghĩa đen sang nghĩa bóng. Đây là một trong những đặc điểm
quan trọng cố định hóa thành ngữ.
Tính hài hòa cân đối không chỉ giữ đƣợc tính cố định thành phần từ
vựng và kết cấu ngữ pháp mà nó còn tạo nên hiệu quả thẩm mĩ trong việc diễn
đạt. Tính hài hòa của thành ngữ tiếng Việt dựa trên đặc điểm đơn lập và có
thanh điệu. Phần lớn thành ngữ tiếng Việt có số lƣợng âm tiết chẵn, chia
thành hai vế cân xứng, giống nhau về kết cấu, đối nhau về thanh điệu (ví dụ:

mẹ tròn con vuông; chó tha đi, mèo tha lại…). Quan hệ đối xứng tạo nên sự
thống nhất hài hòa giữa yếu tố âm thanh và yếu tố nội dung trong thành ngữ.
Hai vế thành ngữ có quan hệ đẳng lập, mỗi vế là một kết cấu hoàn chỉnh và
có chức năng ngang nhau trong kết cấu ngữ nghĩa của thành ngữ. Vì vậy, trong
quá trình sử dụng, hai vế thành ngữ đối có khả năng hoán đổi hoặc phân tách.


9
1.1.2.2. Đặc diểm về nội dung ngữ nghĩa
Về mặt nội dung ngữ nghĩa, thành ngữ có hai đặc điểm là tính chỉnh thể
hình tƣợng và tính hàm súc. Mỗi thành ngữ là một đơn vị hoàn chỉnh về mặt ý
nghĩa, diễn đạt tƣơng đối chính xác một sự việc, hiện tƣợng trong đời sống.
Nghĩa của một thành ngữ không phải là sự cộng gộp của ý nghĩa các yếu tố
trong thành ngữ một cách dập khuôn máy móc. Chẳng hạn nhƣ nghĩa của câu
thành ngữ “Thầy bói xem voi” không phải nói tới việc xem bói toàn mê tín dị
đoan, mà ý nghĩa của nó nói khi muốn tìm hiểu một sự vật hay một sự việc
nào đó thì phải xem xét tất cả các mặt của nó, đừng vội vàng mà đƣa ra kết
luận khi chỉ mới biết đƣợc một phần nhỏ của sự việc đó. Trong thành ngữ, các
yếu tố tham gia có giá trị nhƣ một nét tín hiệu thẩm mĩ. Nghĩa của thành ngữ
đƣợc rút ra ở góc nhìn khái quát hóa, trừu tƣợng hóa của tín hiệu thẩm mĩ
này. Bản chất ẩn sâu bên trong của sự việc đƣa ra mới là nghĩa của thành ngữ.
Vì vậy, cùng một nghĩa, có thể có nhiều thành ngữ khác nhau. Ví dụ nhƣ các
thành ngữ: Nói băm nói bổ, nói như đấm vào tai, nói như dùi đục chấm mắm
cáy … cùng có ý nghĩa chỉ lời nói thẳng khó nghe, làm ngƣời nghe khó chịu.
Đó là lí do vì sao ta nói thành ngữ có tính chỉnh thể hình tƣợng. Nhờ đặc điểm
này mà thành ngữ trở thành phƣơng tiện diễn đạt hết sức độc đáo. Thành ngữ
đƣợc hình thành trong chính đời sống xã hội. Thành ngữ ẩn chứa tƣ duy, tình
cảm, lối sống, cách ứng xử của con ngƣời với vạn vật xung quanh. Vì vậy,
thành ngữ gắn liền với nền văn hóa của một cộng đồng. Các yếu tố từ vựng
của thành ngữ là một trong những biểu hiện của sự gắn liền đó. Có khá nhiều

số lƣợng các thành ngữ có sử dụng yếu tố từ cổ, từ địa phƣơng, từ gốc Hán,
có những thành ngữ còn gắn với phong tục tập quán lâu đời của con ngƣời,
các danh lam thắng cảnh văn hóa… Và hơn cả, thành ngữ chính là biểu hiện
sinh động của cuộc sống nhân dân trong xã hội cũ. Cho nên, để hiểu nghĩa
thành ngữ, cần phải có một sự am hiểu về đời sống xã hội, văn hóa kim cổ
cũng nhƣ những kiến thức về ngôn ngữ.
Nghĩa của thành ngữ có liên quan mật thiết đến hình thức biểu đạt.


10
Thành ngữ đƣợc cấu tạo dựa trên những đặc điểm của tiếng Việt về phƣơng
thức cấu tạo từ, phƣơng thức cấu âm và các quy tắc kết hợp. Đặc điểm quan
trọng nhất trong cơ cấu nghĩa của thành ngữ là mối tƣơng quan giữa các yếu
tố trong thành ngữ mà thông thƣờng các từ nghĩa thể hiện mối quan hệ này đã
bị lƣợc bớt. Ví dụ nhƣ trong thành ngữ “Được voi đòi tiên” ta có thể hiểu là
“(Đã) được voi (mà còn) đòi tiên”. Ngoài ra còn có hiện tƣợng nói lửng nhƣ
“như môi với răng, như hình với bóng” … chính chỗ thiếu này là chỗ để ta lựa
chọn đối tƣợng miêu tả cho phù hợp. Không chỉ thế, các biện pháp tu từ ẩn
dụ, hoán dụ, so sánh,… đƣợc sử dụng rất nhiều trong cấu tạo thành ngữ cũng
làm cho nghĩa thành ngữ trở nên trừu tƣợng hơn (ví dụ: Bán mặt cho đất, bán
lưng cho trời; đen như than; cá chậu chim lồng…). Nhờ những điểm trên mà
thành ngữ có tính cô đọng, hàm súc. Bên cạnh nội dung tri thức, thành ngữ
còn mang sác thái cảm xúc nhƣ khen chê, tôn trọng, khinh bỉ, ca ngợi, xót
thƣơng, phê phán… Do vậy, thành ngữ giúp cho ngƣời sử dụng chúng có thể
bày tỏ cảm xúc một cách thích hợp. Nếu dùng đúng lúc đúng chỗ nó còn đạt
tới sự thỏa đáng, sâu sắc.
Tất cả những đặc điểm trên của thành ngữ đã tạo ra giá trị của chúng,
giúp nó trở thành một trong những đơn vị ngôn ngữ đƣợc sử dụng nhiều, từ
đó khẳng định đƣợc vị trí vững chắc trong hệ thống ngôn ngữ.
1.1.3. Phân biệt thành ngữ tiếng Việt với các đơn vị ngôn ngữ khác

1.1.3.1.Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Thành ngữ và tục ngữ là những đơn vị có sẵn trong lời nói, đƣợc sáng
tạo ra trong cuộc sống của nhân dân. Chúng có tính sẵn có và tính cố định nên
rất khó khăn cho việc phân biệt tục ngữ và thành ngữ. Tuy nhiên, thành ngữ
và tục ngữ ở hai cấp độ khác nhau nên mỗi loại có những đặc điểm riêng cần
đƣợc xác định rõ ràng. Sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ về cơ bản dựa
trên 3 đặc điểm sau:
- Cú pháp: Xét về mặt cấu tạo, sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ
là ở cấp độ. Thành ngữ nằm ở cấp độ thấp hơn tục ngữ bởi vì thành ngữ có


11
cấu tạo là cụm từ, còn tục ngữ có cấu tạo là câu.
Thành ngữ có cấu tạo là cụm danh từ:
+ Anh hùng rơm
+ Bạn nối khố
+ Con ông cháu cha
Thành ngữ có cấu tạo là cụm động từ:
+ Ăn báo cô
+ Múa rìu qua mắt thợ
+ Tay bắt mặt mừng
+ Nói nhăng nói cuội
Thành ngữ có cấu tạo cụm tính từ:
+ Nhát như thỏ đế
+ Khỏe như voi
+ Nhũn như con chi chi
+ Nhanh như sóc
+ Yếu như sên
Tục ngữ là câu:
+ Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

+ Lá lành đùm lá rách.
+ Quan nhất thời, dân vạn đại.
+ Sinh lão bệnh tử.
+ Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm.
+ Xôi hỏng bỏng không.
Do thành ngữ ở cấp độ thấp hơn tục ngữ nên trong nhiều trƣờng hợp
tục ngữ lấy thành ngữ làm yếu tố cấu tạo ra nó. Ví dụ:
+ Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon.
+ Mẹ gà con vịt chắt chiu
Mấy đời mẹ ghẻ nâng niu con chồng.


12
Còn có nhiều trƣờng hợp, thành ngữ và tục ngữ có sự đan cài lồng chéo.
Nhiều thành ngữ có cấu tạo là kết cấu chủ-vị (C-V) thậm chí là hai kết cấu CV, nhƣng chức năng của nó vẫn là ngữ, hoạt động trong câu nhƣ từ. Ví dụ:
+ Ông ăn chả, bà ăn nem
+ Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
+ Nhà có ngạch, ngách có tai.
Cũng có lúc tục ngữ có cấu tạo là cụm từ.
+ Năng nhặt chặt bị.
+ Nhường cơm sẻ áo.
+ Ăn ốc nói mò.
+ Lời nói đọi máu.
Nhƣ vậy, nếu chỉ dựa vào cấu tạo, trong nhiều trƣờng hợp ta khó phân
biệt đƣợc đâu là thành ngữ đâu là tục ngữ. Làm đƣợc điều đó thì ta phải phân
biệt chúng ở mặt thứ hai là mặt chức năng ngữ nghĩa.
- Ngữ nghĩa: Thành ngữ là đơn vị từ vựng mang tính hoàn chỉnh về
nghĩa. Nội dung của thành ngữ là những khái niệm. Vì vậy, chức năng của
chúng là chức năng định danh. Tục ngữ là câu có nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh.

Nội dung của tục ngữ là phán đoán, nên chúng có chức năng thông báo. Nghĩa
của thành ngữ tƣơng đƣơng với nghĩa của từ, cụm từ; trong khi nghĩa của tục
ngữ là một phán đoán, chân lí hay sự khẳng định nào đó. Quan hệ nội dung
giữa thành ngữ và tục ngữ là quan hệ giữa khái niệm và phán đoán.
- Hành chức: Thành ngữ có nghĩa tƣơng đƣơng một từ hoặc cụm từ, đƣợc
sử dụng để cấu tạo câu. Còn tục ngữ tạo câu một cách độc lập. Có thể khẳng
định điểm giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở tính ổn định, có sẵn.
Sự phân biệt thành ngữ và tục ngữ chỉ là tƣơng đối, bởi ta còn phải phụ
thuộc vào điều kiện sử dụng cụ thể, có thể xảy ra hiện tƣợng đơn vị này đƣợc
dùng nhƣ đơn vị kia. Ví dụ: được voi đòi tiên, già kén kẹn hom…
1.1.3.2. Phân biệt thành ngữ với từ ghép
Từ ghép là từ phức đƣợc tạo ra bằng cách ghép các tiếng lại với nhau,


13
dùng để chỉ tên sự vật, hiện tƣợng, khái niệm (tên gọi thuần túy) còn thành
ngữ là tên gọi gợi cảm của chúng.
Gía trị gợi cảm của thành ngữ đƣợc tạo ra từ sự tồn tại song song của
hai phƣơng diện nghĩa: nghĩa thực và nghĩa từ nguyên của thành ngữ. Ví dụ:
Thành ngữ “Thả hồ về rừng”, nghĩa của thành ngữ này là muốn nói làm một
việc vô ích, việc thừa. Ở từ ghép, nghĩa của từ nguyên chủ yếu chỉ đóng vai
trò cấu tạo ý nghĩa chung của cả đơn vị. Nhƣng ở thành ngữ nghĩa từ nguyên
không chỉ tạo ra ý nghĩa chung mà còn tạo ra giá trị biểu cảm nữa. Chính vì
thế nên sau khi từ ghép đƣợc tạo lập thì nghĩa từ nguyên không còn nữa,
nhƣờng chỗ cho nghĩa thực tại khi sử dụng. Đối với thành ngữ, nghĩa từ
nguyên là nghĩa hoàn toàn độc lập tồn tại bên cạnh ý nghĩa thực tại, quy định
ý nghĩa thực tại và sắc thái biểu cảm của ý nghĩa đó.
Từ ghép chính phụ thƣờng có khả năng diễn đạt đồng thời cả hai quan
hệ tiểu loại và đồng loại. Ví dụ: “ghế gỗ”. Một mặt biểu thị tổng loại chung là
ghế. Nhƣng mặt khác lại biểu thị một loại ghế riêng có chất liệu bằng gỗ.

Trong khi đó nghĩa của thành ngữ luôn cụ thể, rõ ràng. Ví dụ
- Thành ngữ An như bàn thạch nghĩa là vững chắc không có gì lay
chuyển nổi.
- Thành ngữ Ăn cháo đá bát nghĩa là hành động quên ơn nghĩa, nhận ơn
nghĩa ngƣời khác xong trở mặt.
- Thành ngữ Con nhà lính, tính nhà quan nói đến ngƣời có gia cảnh
nghèo khó nhƣng lại muốn hƣởng thụ nhƣ sống trong gia đình giàu có, không
biết thân biết phận.
Thành ngữ và từ ghép còn phân biệt ỏ chỗ: thành ngữ thƣờng miêu tả
những hình ảnh, trạng thái phức tạp hơn từ ghép, do đó cấu tạo và quan hệ ngữ
pháp nội bộ cũng phức tạp hơn, Thành ngữ thƣờng do 4 từ trở nên cấu tạo
thành và có thể phân tích thành hai hoặc hơn hai quan hệ ngữ pháp khác nhau.
Thành ngữ chỉ hình thành khi có sự phản ánh đánh giá và biểu cảm. Từ
ghép lại xuất hiện hầu hết mọi lĩnh vực của con ngƣời để thực hiện một cách


14
hiệu quả hai chức năng giao tiếp của con ngƣời là giao tiếp và tƣ duy.
1.1.3.3.Phân biệt thành ngữ với quán ngữ
Thành ngữ là tập hợp từ ngữ cố định diễn đạt một nội dung trọn ven.
[30, tr.882]
Quán ngữ là tổ hợp từ cố định đƣợc dùng lâu thành quen, nghĩa có thể
đƣợc suy ra từ nghĩa các yếu tố hợp thành. [30, tr.773]
Thành ngữ và quán ngữ đều là những cụm từ cố định hóa nhƣng giữa
chúng lại có những điểm khác biệt. Việc phân chia rạch ròi ranh giới hai loại
đơn vị này là điều rất phức tạp. Ở đây, chúng tôi đƣa ra một vài tiêu chí tiêu
biểu để có thể so sánh giữa hai loại đơn vị này
- Về tính thành ngữ
Nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu đã viết về tính thành ngữ nhƣ sau:
“Cho một tổ hợp có nghĩa S so các đơn vị A, B, C… mang ý nghĩa lần

lượt s [1], s [2], s [3]… tạo nên nếu như nghĩa S không thể giái thích bằng
các ý nghĩa s [1]” s [2]” s [3]” thì tổ hợp A, B, C có tính thành ngữ [8,
tr.72].
Tất nhiên, các thành ngữ sẽ mang tính thành ngữ cao hay thấp, còn
quán ngữ thì không có đặc điểm này. Nghĩa của cả tổ hợp giống tổng số nghĩa
của các yếu tố cấu thành.
Ví dụ cụm từ Điếc không sợ súng là một thành ngữ vì nghĩa của các
đơn vị trong cụm từ không thể giải nghĩa cho ý nghĩa cả cụm là: ngƣời chƣa
biết sự việc đó hoặc chƣa trải qua nỗi sợ hãi đó thì không biết sợ, họ vẫn làm.
Cụm từ “Đáng chú ý là” là một quán ngữ vì nghĩa của cả cụm chính là
tổng số nghĩa của các từ đáng, chú ý, là.
- Về kết cấu
Thành ngữ thƣờng có bộ phận trung tâm và những thành phần phụ bổ
sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm.
Còn quán ngữ là ngữ cố định phần lớn không có từ trung tâm, không có
kết cấu câu. Chúng chỉ là những công thức nói lặp đi lặp lại với những từ ngữ


15
tƣơng đối ổn định.
Ví dụ: các quán ngữ nhƣ “ngược lại, đáng lẽ, đặc biệt, ngoài ra…” đều
không có từ trung tâm.
- Về chức năng
Thành ngữ có chức năng định danh, chúng vừa có chức năng gọi tên sự
vật, hiện tƣợng, hoạt động, tính chất… vừa thể hiện thái độ, tình cảm của
ngƣời dùng đối với các sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.
Ví dụ:
+Chạy như cờ lông công, chạy long tóc gáy,… đều miêu tả các kiểu
chạy khác nhau.
+ Khỏe như trâu, khỏe như voi… đều miêu tả mức độ của sức khỏe.

Quán ngữ là những ngữ cố định không có tác dụng định danh,, cũng
không có tác dụng sắc thái hóa hoạt động, tính chất, trạng thái mà chủ đích là
để đƣa đẩy, liên kết, chuyển ý, đặc biệt là thực hiện chức năng rào đón. Quán
ngữ không làm nòng cốt trong câu mà đảm nhiệm những vai trò bên ngoài
nhƣ thêm, bớt, chuyển tiếp, tình thái. Ví dụ nhƣ các quán ngữ: một mặt là…,
mặt khác là…, nói cách khác…, đặc biệt là…, ngoài ra…
Trên đây là một số đặc điểm cơ bản để phân biệt thành ngữ và và các
đơn vị ngôn ngữ khác. Muốn phân biệt rõ ràng và sâu hơn, chúng ta không thể
chỉ điểm bằng vài nét nhƣ trên, nhƣng khuôn khổ luận văn có hạn cho nên
chúng tôi chỉ tạm dừng ở những vấn đề sơ lƣợc này.
1.1.4. Việc sử dụng thành ngữ tiếng Việt
1.1.4.1. Việc sử dụng thành ngữ tiếng Việt trên phương diện đời sống xã hội
hàng ngày
Nhƣ chúng ta đã biết, thành ngữ đƣợc sử dụng rất nhiều trong lời ăn
tiếng nói của ngƣời Việt. Trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, tỉ lệ sử dụng
thành ngữ là tƣơng đối lớn. Mục đích họ sử dụng thành ngữ đƣợc đƣa ra: giúp
cuộc trò chuyện hấp dẫn hơn, làm cho lời nói trở nên có văn hóa hơn, ngắn
gọn, súc tích, dễ nghe, dễ hiểu, giàu hình ảnh và tính biểu đạt cao…


16
Trong giao tiếp hàng ngày, khi ta muốn nói về việc chọn ngày giờ đẹp
để tổ chức cƣới hỏi, thay vì ta nói: “Bố mẹ ơi, mình nên chọn khoảng thời
gian nào thời tiết đẹp, ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo để việc cƣới hỏi của
chúng con đƣợc thuận lợi. Nhƣ vậy sẽ may mắn hơn.” thì ta có thể mƣợn
thành ngữ “Ngày lành tháng tốt” để biểu đạt cho câu nói trên. Có thể nói, lời
của ta lúc đó sẽ ngắn gọn hơn, dễ biểu đạt và dễ hiểu hơn.
Hay nhƣ khi trong trƣờng hợp gặp một ngƣời tuy tầm suy nghĩ hạn hẹp,
nông cạn nhƣng tự cho mình là giỏi giang, tài cán hơn ngƣời khác, thay vì ta
nói: “Anh chàng kia có suy nghĩ hạn hẹp nhƣng lại nghĩa mình tài giỏi, ra vẻ

ta đây hiểu biết” thì ta sẽ nói “Anh kia đúng là ếch ngồi đáy giếng”. Thành
ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” thay thế cho toàn bộ ý nghĩa trên, giúp cho câu nói
ngắn ngọn nhƣng đầy đủ nội dung, cô đọng, hàm súc.
Vậy, thay vì dùng những câu dài dòng, lê thê, ta có thể sử dụng những
thành ngữ có ý nghĩa tƣơng ứng để nội dung đƣợc biểu đạt một cách ngắn
gọn, hàm súc. Vì lẽ đó, mà thành ngữ Hán Việt đƣợc gắn liền với lời ăn tiếng
nói của nhân dân và đƣợc nhân dân sử dụng rất phổ biến.
1.1.4.2. Việc sử dụng thành ngữ tiếng Việt trên phương diện văn học
Trong hoạt động sáng tác văn học và nghệ thuật, việc sử dụng thành
ngữ lại càng cần thiết. Nguyên nhân là do yêu cầu của thơ văn là câu chữ cần
đƣợc cô đọng, hàm súc, giàu tính biểu đạt. Không những thế, việc sử dụng
thành ngữ trong thơ văn còn làm cho tác phẩm có tính liên kết, mạch lạc, và
thể hiện đƣợc nguồn tri thức phong phú của tác giả.
Trong các bài ca dao dân ca của Việt Nam, chúng ta thƣờng thấy xuất
hiện rất nhiều hình ảnh “con cò”, mƣợn hình ảnh con cò để nói về cái kiếp
ngƣời nhỏ bé, lam lũ, vất vả:
“Nƣớc non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay” .
Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” đã diễn tả thành công cái cơ cực,
khóc khăn, vất vả của những ngƣời nông dân quanh năm làm việc trên ruộng


17
đồng và làm cho câu ca dao có vần điệu hơn. Nếu ta nói: “Thân cò vất vả, khổ
cực bấy nay”, câu ca dao sẽ mất đi giá trị nghệ thuật và lời thơ sẽ không hàm
súc. Sử dụng thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” đễ diễn tả cái cơ cực, vất vả
ấy thì câu ca dao sẽ giàu hình ảnh hơn nhiều bởi hình ảnh “thác ghềnh” vốn
đã gắn với sự khổ cực, gian nan.
Một ví dụ nữa, ta thấy trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, khi ông
miêu tả sắc đẹp nàng Kiều, ông viết:

“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành họa một tài đành họa hai” .
Ngƣời ta vẫn sử dụng thành ngữ “Nghiêng nƣớc nghiêng thành” để thể
hiện sắc đẹp của ngƣời con gái. Nhan sắc đó đẹp đến nỗi khiến ngƣời đàn ông
say đắm đến mất cả thành, mất cả nƣớc. Thay vì nói nàng Kiều có vẻ đẹp lộng
lẫy, kiều diễm, mĩ lệ thì Nguyễn Du đã nói nàng Kiều có vẻ đẹp nghiêng nƣớc
nghiêng thành. Nhƣ vậy thì ai cũng có thể hình dung ra nhan sắc đẹp đẽ của
nàng mà không cần diễn tả nhiều. Thành ngữ này còn có giá trị lịch sử cũng
gắn liền với một điển tích nổi tiếng của Trung Quốc, điển tích về vẻ đẹp của
nàng Tây Thi. Trong văn học, khi viết tác giả cần lựa chọn những từ ngữ cô
đọng, giàu sức biển đạt. Do đó,việc sử dụng thành ngữ chính là sự lựa chọn
hợp lí của tác giả. Cho nên, trong các tác phẩm văn học, ta thấy thành ngữ
Hán Việt đƣợc sử dụng rất phong phú, đa dạng.
Nhƣ vậy chúng ta nhận thấy, dù ở phƣơng diện đời sống xã hội thƣờng
ngày hay phƣơng diện văn học nghệ thuật thì việc sử dụng thành ngữ có ý
nghĩa vô cùng to lớn. Việc sử dụng thành ngữ còn là sự giữ gìn và phát huy
truyền thống văn hóa dân tộc từ bao đời nay.
Tuy nhiên, trong thực tiễn xã hội cuộc sống hiện nay, ta thấy có rất
nhiều trƣờng hợp dùng sai các thành ngữ Hán Việt, tự động thêm bớt từ, hay
sử dụng thành ngữ nhƣng không hiểu nội dung thành ngữ hoặc hiểu sai nội
dung thành ngữ. Khi sử dụng sai lệch thành ngữ Hán Việt, chúng ta đã làm
giảm đi nét đẹp văn hóa ngôn ngữ, giảm đi sự tinh túy và những ý nghĩa


×