Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Luận văn Thạc sĩ Biểu thức miêu tả chiếu vật trong truyện ngắn Nam Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.07 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

VŨ THỊ HUỆ

BIỂU THỨC MIÊU TẢ CHIẾU VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HẢI PHÒNG - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

VŨ THỊ HUỆ

BIỂU THỨC MIÊU TẢ CHIẾU VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8.22.01.02



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Việt Hùng

HẢI PHÒNG - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được
công bố trong các công trình khác.

Hải Phòng, ngày 03 tháng 02 năm 2018
Tác giả

Vũ Thị Huệ


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian theo học tại Trường Đại học Hải Phòng và đặc
biệt là trong khoảng thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ hết lòng về mặt vật chất, tinh thần, kiến thức và những kinh
nghiệm quí báu từ gia đình, thầy cô, bạn bè. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến:
Gia đình - những người luôn giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có thể hoàn
thành nhiệm vụ một cách tốt nhất

Quý Thầy, Cô giảng dạy chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam khóa 7 tại
trường Đại học Hải Phòng, những người đã hết lòng truyền đạt kiến thức và
những kinh nghiệm quí báu cho chúng tôi
Thầy giáo GS-TS Đỗ Việt Hùng, người đã tận tình hướng dẫn, động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp
Các bạn học viên trong lớp Cao học Ngôn ngữ Việt Nam khóa 7 và các
bạn đồng nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tài liệu
cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này
Cuối cùng xin kính chúc sức khỏe quý thầy cô, gia đình và các bạn học viên.
Hải Phòng, ngày 03 tháng 02 năm 2018
Tác giả

Vũ Thị Huệ


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................v
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ vi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......7
1.1. Lý thuyết chiếu vật ...............................................................................................7
1.1.1. Khái niệm chiếu vật ..........................................................................................7
1.1.2. Tầm quan trọng của chiếu vật ...........................................................................9
1.1.3. Các dạng chiếu vật ..........................................................................................12
1.1.4. Phương thức chiếu vật.....................................................................................13

1.1.5. Cấu tạo của Biểu thức miêu tả chiếu vật.........................................................26
1.2. Khái quát về hoạt động giao tiếp .......................................................................29
1.2.1. Các nhân tố tham gia hoạt động giao tiếp .......................................................29
1.2.2. Các nhân tố giao tiếp và chiếu vật ..................................................................33
1.3. Vài nét về tác giả, tác phẩm Nam Cao...............................................................36
1.3.1. Sơ lược về tiểu sử, con người ............................................................ 36
1.3.2. Sự nghiệp văn học ............................................................................. 37
1.4. Tiểu kết chương 1 ..............................................................................................40
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA CỦA BIỂU THỨC
MIÊU TẢ CHIẾU VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO.........................41
2.1. Đặc điểm cấu tạo của BTMTCV trong sáng tác của Nam Cao ........................41
2.1.1. Miêu tả tố có cấu tạo là danh từ, cụm danh từ ................................................41
2.1.2. Miêu tả tố có cấu tạo là tính từ ........................................................................50
2.1.3. Miêu tả tố có cấu tạo là động từ ......................................................................56
2.1.4. Miêu tả tố có cấu tạo là đại từ .........................................................................60


iv

2.1.5. Miêu tả tố có cấu tạo là số từ...........................................................................61
2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa ...........................................................................................63
2.2.1. Biểu thức miêu tả mang nghĩa đen .................................................................63
2.2.2. Biểu thức miêu tả mang nghĩa bóng ...............................................................64
2.3. Tiểu kết chương 2 ..............................................................................................65
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VỀ KHẢ NĂNG CHIẾU VẬT VÀ GIÁ TRỊ CỦA
BIỂU THỨC MIÊU TẢ CHIẾU VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO..67
3.1. Đặc điểm về khả năng chiếu vật ........................................................................67
3.1.1. Chiếu vật cá thể ...............................................................................................68
3.1.2. Chiếu vật loại ..................................................................................................68
3.1.3. Chiếu vật một số cá thể ...................................................................................68

3.2. Giá trị của biểu thức miêu tả ..............................................................................69
3.2.1. BTMTCV và mối liên kết văn bản .................................................................69
3.2.2. Biểu thức miêu tả chiếu vật và hiện thực đề tài trong sáng tác Nam Cao ....75
3.3. Tiểu kết chương 3 ..............................................................................................81
KẾT LUẬN ..............................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................85
PHỤ LỤC .................................................................................................................87


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Giải thích

BT

Biểu thức

BTMT

Biểu thức miêu tả

BTMTCV

Biểu thức miêu tả chiếu vật



vi

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

Thống kê các miêu tả tố có cấu tạo là danh từ, cụm
danh từ

Trang

41

2.2

Thống kê các miêu tả tố có cấu tạo là tính từ

51

2.3

Thống kê các miêu tả tố có cấu tạo là động từ

57


2.4

Thống kê các miêu tả tố có cấu tạo là đại từ

60

2.5

Thống kê các miêu tả tố có cấu tạo là số từ

62

3.1

Thống kê đặc điểm khả năng chiếu vật của các biểu
thức miêu tả

67


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Có thể thấy rằng ngôn ngữ chính là công cụ, phương tiện để tư duy
của con người. Chính vì thế khi nói người nói phải làm cho người nghe nhận
biết được những vấn đề trong hiện thực đề tài được nói đến. Để lý giải một
diễn ngôn, một phát ngôn đúng hay sai, việc đầu tiên chúng ta phải làm là quy
chiếu sự vật, sự việc, sự kiện được nói đến trong diễn ngôn, phát ngôn đó với
hiện thực khách quan. Tính logic hay phi logic của diễn ngôn, phát ngôn đó sẽ

được xác nhận bởi mối quan hệ này. Do vậy, khi xem xét ngôn ngữ trong mối
quan hệ với người sử dụng thì phương diện trước hết cần quan tâm đó chính
là chiếu vật.
1.2. Chiếu vật là một trong những vấn đề đầu tiên được các nhà ngôn
ngữ học quan tâm khi nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, bởi lẽ
chiếu vật là một trong những phương diện đầu tiên thể hiện được mối quan hệ
mật thiết giữa ngôn ngữ, người sử dụng ngôn ngữ và hiện thực khách quan
làm nên ngữ cảnh của hoạt động giao tiếp chiếu vật bằng ngôn ngữ, do vậy nó
cũng trở thành một thứ “ chìa khóa” được dùng để mở ra cánh cửa vào thế
giới của diễn ngôn – với tư cách là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ.
1.3. Trong diễn ngôn văn học, ngôn ngữ có thể được xem như một loại
“mã” được cài đặt với những nguyên tắc xử lý, giải mã riêng bên cạnh các
nguyên lý thẩm mỹ đặc thù của loại thể. Việc tìm hiểu hệ thống các phương
tiện ngôn ngữ chiếu vật và “vật được quy chiếu” của chúng thể hiện trong tác
phẩm văn học sẽ là những thao tác đầu tiên mà bất kỳ người đọc nào cũng
phải tiến hành nếu muốn hiểu tác phẩm. Bởi các “mã” ngôn ngữ chiếu vật
không chỉ là các đơn vị mang ý nghĩa trong hệ thống ngôn ngữ, mà là các
biến thể ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, do vậy có những yếu tố phi
ngôn ngữ nằm trong ngữ cảnh giao tiếp, trong tư duy, khả năng ngôn ngữ và


2

văn hóa của người giao tiếp có những ảnh hưởng quan trọng đối với việc giải
mã chúng “cái được biểu đạt” của chúng.
1.4. Nhà văn Nam Cao là một trong những nhà văn lớn, nhà văn xuất
sắc đã góp phần cách tân và hiện đại hóa nền văn xuôi nước nhà. Ông đóng
góp vai trò quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Cuộc đời Nam
Cao là một quá trình phấn đấu không khoan nhượng cho những nhân cách cao

đẹp - đó là nhân cách của con người trong cuộc đời và nhân cách của người
nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. Với quan niệm: “Văn chương chỉ dung nạp
được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi
và sáng tạo những cái gì chưa có”. Nam Cao luôn cố gắng làm mới mình
bằng cách làm mới tiếng Việt – thứ ngôn ngữ của dân tộc khiến cho nó trở
nên trong sáng hơn, mới mẻ và hiện đại hơn.
1.5. Khi nghiên cứu một tác phẩm văn học cũng chính là nghiên cứu
phong cách, quan điểm nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh… trong tác
phẩm của tác giả đó. Việc nghiên cứu biểu thức miêu tả có chức năng chiếu vật
trong sáng tác của Nam Cao chính là một hướng tiếp cận văn bản nghệ thuật
dưới góc độ dụng học. Biểu thức miêu tả chiếu vật là một vấn đề còn rất mới
của Ngữ dụng học và cũng chưa có nhiều ngành nghiên cứu quan tâm đến. Từ
lý do trên chúng tôi đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Biểu thức miêu
tả chiếu vật trong truyện ngắn Nam Cao” từ đó bổ sung thêm hướng nghiên
cứu mới về biểu thức miêu tả chiếu vật. Đồng thời mở ra một hướng tiếp cận
mới với các tác phẩm đã khá quen thuộc của nhà văn Nam Cao.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chiếu vật là lĩnh vực được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Cụ thể
từ năm 1989, môn Ngữ dụng học đã được Nguyễn Đức Dân trình bày cho
sinh viên và nghiên cứu sinh ngành Ngôn ngữ học Trường Đại học tổng hợp
nay là trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng đã trình bày ở trường Đại học sư phạm
Hà nội I. Hiện nay, còn có khá nhiều nhà nghiên cứu khoa học và giảng dạy


3

ngôn ngữ học khác quan tâm đến Ngữ dụng học như: Hoàng Phê (1989), Cao
Xuân Hạo (1991), Lê Đông (1996), Hồ Lê (1996), Nguyễn Thiện Giáp (2001),
Đỗ Thị Kim Liên (2003), Diệp Quang Ban (2009), Nguyễn Thị Thuận (2014)…

Mọi người đều có một điểm chung là chỉ ra lý thuyết về phương thức
chiếu vật, biểu thức chiếu vật, nghĩa chiếu vật, hành vi chiếu vật, điều kiện
thực hiện chiếu vật, các dạng chiếu vật,…
Trong những năm gần đây, việc vận dụng lý thuyết chiếu vật của ngữ
dụng học vào nghiên cứu tiếng Việt đã được một số tác giả thực hiện ở cấp độ
những luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ. Nhìn chung, các tác giả đều nghiên
cứu theo hướng vận dụng lý thuyết chiếu vật của ngữ dụng học để khảo sát và
miêu tả (trên ba bình diện kết học – nghĩa học – dụng học của ngôn ngữ), các
phương tiện ngôn ngữ chiếu vật trong các tác phẩm văn chương cụ thể. Đối
với việc tiếp cận tác phẩm của Nam Cao ở góc độ ngôn ngữ học nói chung và
ngữ dụng học nói riêng có số lượng không nhiều. Đặc biệt là việc đi sâu vào
tìm hiểu BTMTCV trong truyện ngắn của Nam Cao chưa có một công trình
nghiên cứu khoa học nào đề cập đến.
Trong quá trình tìm hiểu và tiến hành khảo sát chúng tôi nhận thấy:
Năm 2001, trong một khía cạnh của luận văn thạc sĩ “Quy chiếu với tư cách
là phương thức liên kết văn bản” của tác giả Bùi Thị Lý có chỉ ra khái niệm
quy chiếu, các trường hợp quy chiếu nhưng chưa chỉ ra một cách cụ thể mà
vẫn mang tính khái quát.
Năm 2003, trong luận văn thạc sĩ: “Sự chiếu vật và phương thức chiếu
vật” tác giả Đỗ Xuân Quỳnh đã nghiên cứu khá đầy đủ về đặc điểm cấu tạo, đặc
điểm từ loại, tính chất chiếu vật, …. Kế thừa kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi
cho rằng việc tìm hiểu đặc điểm của BTMTCV trong sáng tác của Nam Cao sẽ
tạo ra những cơ sở khoa học mới để nhận diện phong cách của nhà văn.
Năm 2007, trong luận văn thạc sĩ: “Ý nghĩa của từ chỉ lượng qua biểu
thức miêu tả trong ca dao và trong thơ Nguyễn Bính”, tác giả Khổng Thị
Hạnh đã tiến hành nghiên cứu một cách khái quát về biểu thức miêu tả, vai


4


trò, vị trí, đặc điểm, quan hệ của yếu tố phụ chỉ lượng với các yếu tố chỉ dẫn
chiếu vật trong biểu thức miêu tả. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ quan tâm đến
các yếu tố chỉ lượng trong biểu thức miêu tả mà chưa nói đến chức năng chiếu
vật của các biểu thức miêu tả ấy.
Năm 2010, luận văn “Biểu thức miêu tả chiếu vật trong câu đố Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Thị Chiên đã chỉ ra được những lý thuyết chung về
chiếu vật những đặc điểm hình thức, nội dung của BTMTCV trong câu nhưng
chưa đề cập đến cấu tạo của BTMT và chức năng của chúng.
Các công trình nghiên cứu trên đây cho thấy những kết quả nghiên cứu
quan trọng về chiếu vật, có tác dụng giúp cho những người nghiên cứu đi sau
có cơ sở để tiến hành nghiên cứu về chiếu vật theo một hướng khác phong
phú hơn, đó là nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa, đặc điểm về khả
năng chiếu vật và giá trị của BTMTCV trong truyện ngắn Nam Cao.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là chỉ ra được những đặc điểm cấu
tạo, ngữ nghĩa, đặc điểm về khả năng chiếu vật và giá trị của biểu thức miêu
tả chiếu vật trong truyện ngắn Nam Cao.
Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn đi nhận diện, phân tích những
đặc điểm riêng của của biểu thức miêu tả chiếu vật trong truyện ngắn Nam
Cao. Qua đó, góp phần khẳng định những giá trị tư tưởng cũng như những
đặc trưng phong cách nghệ thuật của nhà văn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau:
3.2.1. Thống kê, khảo sát các BTMTCV có trong sáng tác của Nam Cao.
3.2.2. Phân loại, thống kê các yếu tố đóng vai trò làm định ngữ cho danh từ
trung tâm, ý nghĩa chiếu vật trên các phương diện cấu tạo và chức năng.
3.2.3. Chỉ ra được những giá trị của BTMTCV trong mối quan hệ với phong
cách sáng tác của Nam Cao.



5

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là Biểu thức miêu tả chiếu vật
trong truyện ngắn Nam Cao
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát 59 truyện ngắn của nhà văn Nam Cao
trong hai cuốn Tuyển tập Nam Cao, T1; Tuyển tập Nam Cao, T2 (Nhà xuất
bản văn học, 2016) do Dương Phong tuyển chọn.
Trong đề tài này, chúng tôi khảo sát Biểu thức miêu tả chiếu vật trong
truyện ngắn Nam Cao trên hai phương diện cấu tạo và chức năng của biểu
thức miêu tả chiếu vật.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các
phương pháp sau:
5.1. Thủ pháp thống kê, phân loại
Thủ pháp này dùng để thu thập tư liệu và bước đầu phân loại chúng
theo quan hệ ngữ đoạn của biểu thức miêu tả chiếu vật có miêu tả tố là danh
từ, cụm danh từ, động từ, tính từ…
5.2. Phương pháp miêu tả
Phương pháp mô tả hệ thống: Từ những ngữ liệu thu thập được ta sẽ sử
dụng phương pháp này để tiến hành phân tích miêu tả, đối chiếu để nhận biết
đặc điểm của BTMTCV trong sáng tác của Nam Cao.
5.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Phương pháp này nghiên cứu liên nghành với phong cách học, thi pháp
học,… để giải mã những ý đồ nghệ thuật, phong cách sáng tác của Nam Cao
dựa trên việc kế thừa kết quả nghiên cứu của lĩnh vực này.
6. Đóng góp của luận văn

6.1. Về mặt lí luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm tư liệu, bổ sung cách
nhìn, tiếp cận văn chương từ góc độ ngôn ngữ học.


6

6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể vận dụng cho việc nghiên cứu,
học tập, giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông theo hướng tiếp
cận tác phẩm văn học từ bình diện nghệ thuật sử dụng ngôn từ, phân tích ngữ
nghĩa các đơn vị từ vựng,...nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên
và năng lực cảm thụ văn chương của học sinh cũng như của độc giả yêu thích
văn chương, đặc biệt đối với các tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nam Cao.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của BTMTCV trong truyện
ngắn Nam Cao
Chương 3: Đặc điểm về khả năng chiếu vật và giá trị của BTMTCV
trong truyện ngắn Nam Cao


7

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Lý thuyết chiếu vật
BTMTCV là một vấn đề có liên quan nhiều đến lý thuyết ngữ dụng
học, ngữ pháp học, từ vựng học. Khi nghiên cứu BTMTCV theo hướng ngữ

nghĩa, ngữ dụng bài luận văn sẽ đi sâu vào nghiên cứu vấn đề lớn đó là lý
thuyết chiếu vật. Luận văn đặc biệt quan tâm đến BTMTCV. Với mục đích
nghiên cứu về ngữ nghĩa của BTMTCV cho nên phần cấu tạo của BTMTCV
xét về ngữ pháp luận văn sẽ xem như là cơ sở để áp dụng phục vụ cho mục
đích nghiên cứu đề tài.
1.1.1. Khái niệm chiếu vật
Để có căn cứ cho việc xác định nghĩa của đơn vị ngôn ngữ đang thực
hiện chức năng giao tiếp, người ta nhờ vào chiếu vật bởi vì nhờ có chiếu vật
mà ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh. Vì vậy, chiếu vật là vấn đề dụng học thứ nhất
mà các nhà logic cũng như các nhà ngữ dụng học quan tâm, nó được coi là
hiện tượng ngữ dụng học đầu tiên.
Quan hệ giữa phát ngôn với các bộ phận tạo nên ngữ cách của nó được
gọi là sự chiếu vật. Thuật ngữ này được dịch từ tiếng Anh là reference, ngoài
ra cũng được gọi là sở chỉ.
Theo các nhà ngôn ngữ học thì “Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ
phương tiện, nhờ đó người nói phát một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức
này nghĩa rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra được một cách đúng đắn
thực thể nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến” [7, tr. 61]
Thuật ngữ chiếu vật có hai nghĩa: Động từ và danh từ. Nếu hiểu chiếu
vật với nghĩa động từ thì nó được hiểu là dùng phương tiện ngôn ngữ để làm
cho người nghe, người đọc nhận ra một sự vật, hoạt động, tính chất cụ thể nào
đang được nói tới trong ngữ cảnh giao tiếp. Còn chiếu vật được hiểu theo
nghĩa danh từ nghĩa là sự vật, hoạt động, tính chất cụ thể đang được nói tới


8

trong ngữ cảnh giao tiếp này.
Ví dụ: Trong đoạn thoại trích từ câu chuyện của Nam Cao được tóm tắt
như sau: Hiệp lấy vợ. Vợ Hiệp là người đàn bà khốn khổ, nhân một lần thị ăn

vụng cơm bị mẹ chồng bắt được, thị bỏ nhà đi, từ đó Hiệp sống độc thân. Một
lần sau khi điều đình với ông Hưng Phú, Hiệp sẽ đến dạy hè cho con ông thì
gặp vợ cũ của Hiệp bỏ nhà ra đi, bấy giờ đã là bà Hưng Phú, một người có
học, nề nếp, một bà Hưng Phú khác hẳn với vợ Hiệp xưa kia. Và từ đây sự
quy chiếu được hiện lên qua lời ông Hưng Phú:
Ông quay sang phía bạn:
- Có phải không anh Hiệp? Khi người ta phải bán những cái vuốt ve để
sống… Tôi có lạ gì chuyện ấy? Nhưng tôi thích lấy y thì tôi cứ lấy. Cái quá
khứ của y, chỉ mình y có quyền quan tâm đến. Đó là một lẽ, lẽ thứ hai là một
cô gái giang hồ và với một người đàn bà lương thiện không khác là mấy. Chỉ
có những hoàn cảnh khác nhau. Hoàn cảnh đổi, rất có thể người đổi, tâm tính
đổi. Tôi đã tính không sai mấy. Bởi tôi có thể nói mà không phải ngượng
rằng: từ ngày lấy vợ, vợ tôi là một người đàn bà không thể trách. Tôi sung
sướng lắm. Có phải thế không anh Hiệp?
- Vâng, phải lắm.
Hiệp gật đầu đáp lại. Và hắn chua chát nghĩ: Cả một người vợ hư với
một người vợ không hư cũng thế, họ gần nhau lắm!… Và hắn chợt thấy trong
óc một chân trời vừa mới hé mở. Một quan niệm mới về người, về cuộc sống.
Những ý nghĩa rất lan màn về đời…. [1, tr. 253]
Có thể thấy rằng sự đánh giá đầy lòng nhân ái, lòng vị tha khi nhìn
nhận con người thể hiện qua hệ quy chiếu của ông Hưng Phú (đón một cô gái
điếm về làm vợ) cũng như Hiệp sau khi gặp lại vợ mình (với vai trò là một
người đàn bà giàu có) cũng là tuyên ngôn của Nam Cao về lòng trắc ẩn.
Từ những cách hiểu trên, có thể thấy rằng cho đến nay, những vấn đề
về đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Ngữ dụng học vẫn chưa có sự thống
nhất giữa các nhà nghiên cứu. Tuy vậy có thể nhận thấy rằng phần lớn các


9


định nghĩa ít nhiều đã đề cập đến nhiệm vụ nghiên cứu ngôn ngữ trong những
ngữ cảnh nhất định của môn Ngữ dụng học. Có thể hiểu một cách khái quát:
Dụng học là một lĩnh vực nghiên cứu mới của ngôn ngữ học, nghiên cứu quan
hệ giữa ngôn ngữ và các sản phẩm của ngôn ngữ với ngữ cảnh, đặc biệt với nhân
vật, với hoàn cảnh, hoạt động giao tiếp thực sự của ngôn ngữ trong xã hội.
1.1.2. Tầm quan trọng của chiếu vật
Chiếu vật bằng ngôn ngữ là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa ngữ
cảnh với diễn ngôn. Trong tiếng Việt, mỗi từ đều có nghĩa biểu vật, nghĩa
biểu niệm hoặc nghĩa biểu thái, nhưng tự bản thân mình, từ ngữ không có
nghĩa chiếu vật, chỉ có con người mới sử dụng từ thực hiện hành vi chiếu vật.
Và vì vậy, chỉ trong một câu nói cụ thể, các từ mới có chiếu vật. Bằng hành vi
chiếu vật, người nói đưa vật hiện tượng mình định đề cập tới trong diễn ngôn
của mình để phản ánh chúng, biểu đạt chúng…Không có các biểu thức chiếu
vật thì diễn ngôn sẽ thành mông lung, không biết bấu víu vào đâu để vị ngữ
hóa nó, để miêu tả hay bày tỏ thái độ về nó.
Theo Cơ sở ngữ dụng học (tập 1): “trong một phát ngôn thường có một
hoặc một số biểu thức chiếu vật. Mỗi biểu thức chiếu vật được dùng để chỉ
một yếu tố nào đó nằm trong bộ ba: đối ngôn, hoàn cảnh giao tiếp và thoại
trường hợp thành ngữ cảnh của phát ngôn đó được nói tới trong phát ngôn
đó. Chính vì điều này mà tầm quan trọng của chiếu vật được nâng cao xứng
đáng với vị trí được xem là đầu tiên của một nghành khoa học mới. Các
BTCV được xem những cái neo mà diễn ngôn thả vào hiện thực đề tài, móc
nối diễn ngôn với ngữ cảnh. Nếu không có các BTCV thì diễn ngôn sẽ trở
thành mung lung, không biết bám víu vào đâu để vị ngữ hóa nó, để miêu tả
hay bày tỏ thái độ về nó.” [6]
Từ ngữ không tự thân mình chiếu vật mà chỉ có con người mới thực
hiện hành vi chiếu vật. Bằng hành vi chiếu vật người nói đưa sự vật, hiện
tượng mình định nói tới vào diễn ngôn bằng các từ ngữ, bằng câu. Quan hệ
chiếu vật là kết quả của hành vi chiếu vật. Như vậy, chiếu vật là hành vi ngôn



10

ngữ. Trong giao tiếp, nhờ có chiếu vật mà người nói vận dụng sự chiếu vật để
truyền đạt đến người nghe ý định chiếu vật và đồng thời người nghe phải có
thao tác suy ý để nhận ra được sự vật – nghĩa chiếu vật mà người nói muốn
nói để từ đó hiểu và tìm ra nghĩa chiếu vật đúng nhất giúp cuộc hội thoại đi
đến thành công.
Ví dụ: Hôm nay tôi mua cho con gái tôi một con mèo màu đỏ rất đẹp.
Ví dụ trên đúng hay sai về mặt logic? Có người cho rằng đây là một phát
ngôn sai logic, vì trong thực tế không có con mèo nào có lông màu đỏ cả.
Thực ra phát ngôn trên chỉ sai nếu từ “mèo” được quy chiếu đến con vật được
gọi là “mèo”, nhưng sẽ đúng nếu quy chiếu tới các đồ chơi được làm từ
những chất liệu khác nhau có hình con mèo dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
Xét ví dụ khác:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
(Viễn Phương)
“ Mặt trời là trái tim anh
Mặt trăng vành vạnh là tình của em”
(Nguyễn Duy)
Ba từ “mặt trời” trong ba câu trên có 3 chiếu vật khác nhau, bởi chúng
được quy chiếu đến ba bản thể khác nhau. “Mặt trời” thứ nhất ứng với mặt
trời tự nhiên, “mặt trời” thứ hai chỉ Bác Hồ, “mặt trời” thứ ba nói về tình yêu
của người con trai.
Như vậy giá trị đúng hay sai của một câu tùy thuộc vào sự chiếu vật
của các từ tạo nên câu và sự chiếu vật vào cả câu. Quan hệ chiếu vật là sự
tương ứng của các yếu tố ngôn ngữ trong một ngữ cảnh nhất định, đúng hơn
là trong một thế giới khả hữu – hệ quy chiếu nhất định.
Theo Đỗ Hữu Châu, đối với các nhà logic học, chiếu vật là vấn đề đúng

– sai logic, còn đối với chúng ta, những người sử dụng ngôn ngữ trong cuộc
sống hằng ngày, nó là vấn đề tạo ra và hiểu các diễn ngôn.


11

Ví dụ: Trong những phát ngôn sau:
- Trời mưa (1)
- Tôi đói (2)
- Nước sôi ở 100 độ (3)
Phát ngôn (1) có thể đúng ở Thái Bình nhưng lại sai ở Hải Phòng.
Đúng ở Thái Bình lúc 7h hôm nay nhưng lại sai ngày hôm qua.
Câu (2) đúng hay sai tùy theo nghĩa chiếu vật của biểu thức tôi là ai và
thời gian phát ngôn của nó.
Câu (3) có vẻ ít lệ thuộc vào ngữ cảnh nhất, nhưng thực ra tính đúng sai
của nó tùy thuộc vào nghĩa chiếu vật của “nước” (nước nguyên chất hay nước
biển, điều kiện áp suất của nó là bao nhiêu, điều kiện không gian của nó như
thế nào)
Tất cả những câu chúng ta nghe được hoặc nói ra đều có địa điểm phát
ngôn chung đó là trái đất. Và như vậy, chúng đều tiền giả định người nói là cư
dân trên trái đất này. Như vậy mọi phương diện của phát ngôn đều hàm ẩn
tính ngữ dụng. Nếu tính nhiều nghĩa là đặc trưng của tác phẩm văn học thì có
nhiều nghĩa chiếu vật là phương diện đầu tiên của đặc trưng đó.
Ví dụ phân tích truyện cười ở Trung Quốc Thấp để thấy rằng một số
truyện cười đã lấy sự mơ hồ chiếu vật làm biện pháp gây cười chủ yếu, như:
Học trò ở chùa nhưng chỉ ham chơi. Trưa về phòng, sư ở phòng bên nghe gọi
thằng nhỏ mang sách lại. Trước tiên mang “ Văn tuyển” sư nghe chê “thấp”.
Sư ngạc nhiên. Những quyển này mà vẫn chưa vừa ý, sức học thật đánh
phục. Không nén nổi tò mò, sư lên tiếng hỏi thì ra anh ta bảo lấy sách làm gối
ngủ trưa.[7, tr. 64]

Tính chất gây cười ở đây chính là do sư ở phòng bên đã hiểu nhầm
nghĩa của từ thấp. Có sự hiểu lầm ấy là do từ thấp có thể hiểu theo hai cách
chiếu vật khác nhau: “thấp về số đo vật lí” và “ thấp về trình độ hiểu biết”
Qua việc phân tích những khái niệm và những ví dụ trên ta có thể thấy
được tầm quan trọng của chiếu vật trong phát ngôn cũng như trong tác phẩm


12

văn học. Không xác định được nghĩa chiếu vật của biểu thức chiếu vật trong
phát ngôn thì không hiểu được nghĩa, được đích của phát ngôn đó, tức những
lời đáp của mình không thỏa mãn được đích chủ ngôn gửi trong phát ngôn
nghe được.
1.1.3. Các dạng chiếu vật
1.1.3.1. Chiếu vật và hiện thực được nói tới
Nói chiếu vật là nói tới hiện thực được đề cập tới. Chiếu vật của một từ
chỉ sự vật (hay hoạt động, tính chất….) có thể thuộc thế giới khả hữu (có
thực) hay thuộc thế giới ảo tưởng. Một từ ngữ có thể có chiếu vật chấp nhận
được trong thế giới khả hữu này, nhưng lại không có chiếu vật nếu quy chiếu
nó với thế giới khác.
Ví dụ: Trong câu đã dẫn ở trên “Cho con con mèo đỏ” có thể chấp
nhận được trong phạm vi đồ vật nhân tạo, trái lại không chấp nhận được trong
phạm vi thế giới động vật. Mặc dù đồ vật nhân tạo và thế giới động vật đều
thuộc thế giới khả hữu.
Hoặc các câu sau đây:
- “Làn da tư duy và tìm cách biểu hiện…”
- “Khi cánh tay nói; khi cặp chân suy nghĩ; khi các ngón tay trò chuyện
với nhau không cần mọi thứ không gian”
Câu trên sẽ rất quái gở nếu quy chiếu chúng vơi phạm vi bộ phận cơ thể
con người “da, tay, chân”. Nhưng các câu trên sẽ rất hay nếu chúng ta biết

rằng hệ quy chiếu của chúng là nghệ thuật múa ba lê, do vậy các từ “da, tay,
chân” ở đây là những phương tiện biểu hiện của nghệ thuật múa đó.
Chính vì thế, khi gặp một câu bất thường không nên vội kết luận đó là
một câu quái gở mà trước hết phải tìm được hệ quy chiếu của nó.
1.1.3.2. Chiếu vật cá thể, chiếu vật loại và chiếu vật một số cá thể
Khi chiếu vật là sự vật thì cần phân biệt “chiếu vật cá thể, chiếu vật
loại và chiếu vật một số cá thể” (trong một loại).
Trong ngôn bản, từ ngữ có thể ứng với một sự vật (người, hành động,


13

tính chất…) cá thể, cụ thể. Đó là chiếu vật cá thể.
Ví dụ: Em bé tóc dài là con cô giáo
“Em bé” có chiếu vật “cá thể”
Từ ngữ có thể ứng với cả một loại sự vật nói chung. Đó là chiếu vật loại.
Ví dụ: Mèo là động vật ăn thịt
“Mèo” có chiếu vật loại
Trong ví dụ khác: “Trẻ em phải được chăm sóc”
“Trẻ em” có chiếu vật “loại”
Từ ngữ có thể ứng với một số cá thể. Đó là chiếu vật một số cá thể.
Ví dụ: “Những cháu bé đang múa hát trên sân khấu kia là con các thầy
cô trong trường”
“Những cháu bé đang múa hát trên sân khấu kia” có chiếu vật một số
cá thể.
1.1.4. Phương thức chiếu vật
Phương thức chiếu vật là cách thức tổ chức các yếu tố ngôn ngữ để tạo
nên các biểu thức chiếu vật
Có ba phương thức chiếu vật lớn thường được dùng là: Dùng phương
thức tên riêng, dùng phương thức miêu tả xác định và phương thức chỉ xuất.

1.1.4.1. Dùng phương thức tên riêng
a. Khái niệm tên riêng
Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật trong một loại hay phạm trù
sự vật trong thực tế khách quan. Không phải chỉ có con người mới có tên riêng
mà các đơn vị hành chính sự nghiệp, các vật thể địa lý như núi đồi, sông suối,
các động vật (kể cả động vật hoang dã) cũng được con người đặt cho tên riêng.
Tên riêng không có ý nghĩa mà chỉ có chiếu vật là một cá thể sự vật
mang tên đó, được sử dụng để xưng gọi trong giao tiếp. Trên thế giới, đặc biệt
là ở Việt Nam, tên người, tên khu vực địa lý, núi sông… có thể trùng nhau. Ví
dụ: Hương Giang có thể là tên người, tên sông, tên khách sạn… cũng có thể
là tên một xã hay một làng. Để giúp người nghe có thể khắc phục được tình


14

trạng mơ hồ về chiếu vật, người nói thường thêm danh từ chung như chị (bà,
cô..), sông (khách sạn, thôn…) kèm theo với tên riêng đó, chẳng hạn: chị
Hương Giang, sông Hương Giang, xã Hương Giang….
Trong hội thoại, người nghe có vai trò rất quan trọng, quyết định sự
thành công hay không của cuộc hội thoại. Do đó khi dùng tên riêng làm biểu
thức chiếu vật cũng cần phải có sự cộng tác giữa người nói và người nghe.
Biểu thức chiếu vật chỉ đạt hiệu quả khi người tiếp nhận diễn ngôn đã biết tên
riêng được nhắc đến là tên riêng của ai, của sự vật nào. Nói cách khác, chúng
ta chỉ dùng tên riêng để chiếu vật khi tên riêng đó đã nằm trong hiểu biết bách
khoa của cả người nói lẫn người nghe. Tên riêng và cách sử dụng chúng để
xưng hô khá phức tạp, tế nhị. Trong thực tế, sử dụng tên riêng như thế nào là
tùy vào tình huống giao tiếp.
b. Chức năng của tên riêng
Chức năng của tên riêng khá đa dạng. Theo Đỗ Hữu Châu: Chức năng
cơ bản của tên riêng là “chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù của cá thể được

gọi tên bằng tên riêng đó. Nói cụ thể hơn, tên riêng chỉ người có chức năng
cơ bản là chỉ cá thể người trong phạm trù người, tên riêng của sông, núi có
chức năng cơ bản là chỉ cá thể núi, sông trong phạm trù vật thể tự nhiên….”
[7, tr. 65]
Tuy nhiên, trong sử dụng tên riêng còn có một số chức năng như:
Tên riêng có thể được dùng theo lời dịch chuyển phạm trù theo phương
thức chuyển nghĩa hoán dụ. Ví dụ như dùng tên địa phương để chỉ người (Cụ
Tiên Điền, trong đó Tiên Điền là tên làng, có chiếu vật là Nguyễn Du), dùng
tên người để chỉ tác phẩm nghệ thuật. Ví dụ xem triển lãm Tô Ngọc Vân, Tô
Ngọc Vân là họa sĩ, ở đây được dùng để chỉ những tác phẩm hội họa của Tô
Ngọc Vân sáng tác. Hay dùng tên riêng của hãng sản xuất để gọi tên của sản
phẩm (Ví dụ: có một thời ở Sài Gòn, Honđa được dùng để chỉ xe gắn máy nói
chung, bất kể nó do hãng nào sản xuất ra)…
Tên riêng (cũng như các biểu thức chiếu vật khác không phải theo


15

phương thức chỉ xuất) còn được dùng trong chức năng thuộc ngữ, tức được
dùng để miêu tả cho tượng trưng về một đặc điểm, một phẩm chất, một thuộc
tính nào đó.
Ví dụ: Cách dùng các tên riêng Hà Nội, Chí Phèo, Sở Khanh trong các
phát ngôn sau:
- Cái dáng dấp Hà Nội có thể thấy rõ trong cách nói năng, ăn mặc của
anh ta.
- Nó rất Chí Phèo.
- Không phải rơi nước mắt vì cái thằng Sở Khanh ấy.
Tên riêng Hà Nội, Chí Phèo, Sở Khanh trong ba ví dụ trên đã được
dùng trong chức năng thuộc ngữ.
Tên riêng còn được dùng trong chức năng xưng hô ở cả ba ngôi, vấn đề

này sẽ được trở lại khi nói về phương thức chỉ xuất.
Tóm lại, tuy là một phạm trù ngôn ngữ học phổ quát, nhưng tên riêng
vẫn mang đậm bản sắc dân tộc, cả về quy tắc đặt tên, cả về quy tắc dùng. Gọi
là tên riêng nhưng chức năng lạ khá phong phú, đa dạng. Nghiên cứu chức
năng và cách dùng các tên riêng sẽ là cơ sở để lí giải các phương thức chiếu
vật khác.
1.1.4.2. Dùng biểu thức miêu tả
Các sự vật, hiện tượng, đặc điểm, trạng thái, quá trình hoạt động trong
thực tế khách quan được đưa vào ngôn ngữ chủ yếu bằng các tên chung (danh
từ chung). Trong thực tế khách quan tên chung (danh từ chung) vừa được
dùng để gọi tên cả loại, vừa được dùng để gọi tên cá thể loại. Tùy theo ngữ
cảnh và ngôn cảnh, có khi chỉ một mình tên chung (danh từ chung) người
nghe (người đọc) đã có thể biết cái tên chung đó là biểu thức chiếu vật cá thể
hay biểu thức chiếu vật loại.
Vi dụ: “Mèo kìa”! “Mèo” trong phát ngôn này là chiếu vật cá thể.
“Chó là động vật rất thông minh”, “Chó” trong phát ngôn này là chiếu
vật loại. Nhưng việc dùng tên chung một mình để chiếu vật cá thể lệ thuộc


16

quá nhiều vào ngữ cảnh và hành vi ngôn ngữ tạo ra phát ngôn chứa tên chung
chiếu vật cá thể đó. Để giúp cho người nghe (đọc) dễ dàng suy ra chiếu vật cá
thể của một biểu thức chiếu vật không phải là tên riêng, người nói thường
dùng biện pháp miêu tả để tạo ra các biểu thức miêu tả chiếu vật. Mặt khác sự
vật, hiện tượng trong thế giới thực tại rất phong phú, đa dạng và có nhu cầu
được đặt tên riêng, nhưng không thể đặt tên riêng cho từng cái bàn, từng cái
cây, từng cái áo cụ thể…. Vì vậy phải dùng đến biểu thức miêu tả.
Miêu tả chiếu vật là ghép các yếu tố phụ thuộc vào một tên chung, nhờ
các yếu tố phụ mà tách được sự vật – chiếu vật ra khỏi sự vật khác cùng loại

với chúng.
Ví dụ: Cái áo màu đỏ đô có hoa trước ngực kia thật đẹp. Trong câu
này có “Cái áo màu đỏ đô có hoa trước ngực” là một biểu thức chiếu vật cá
thể. Yếu tố phụ “màu đỏ đô có hoa trước ngực” đã tách cái áo ra khỏi cái áo
ra khỏi cái áo nói chung.
Ví dụ khác: “cái đồng hồ mỏng tanh bé xíu ở cổ tay xinh xắn chị Hoài
Nam” có một tên chung là “đồng hồ” và các yếu tố phụ giữ vai trò là định
ngữ: “Cái”, “mỏng tanh”, “bé xíu ở cổ tay xinh xắn chị Hoài Nam”. Nhờ
có những yếu tố này mà sự vật – nghĩa chiếu sự vật chiếu đồng hồ được tách
ra khỏi những chiếc đồng hồ khác.
Biểu thức miêu tả tương đương với một tên riêng vì nó đã thu hẹp
phạm vi chiếu vật của tên chung đến cực tiểu, chiếu vật của biểu thức miêu tả
chỉ còn là một cá thể như chiếu vật tên riêng.
Biểu thức miêu tả bao giờ cũng phải có một tên chung làm trung tâm.
Cái tên chung làm trung tâm này đóng vai trò như người chỉ phạm trù trong
một biểu thức chiếu vật tên riêng.
Ví dụ: Biểu thức “Vụ chăm lo việc đào tạo đội ngũ giáo viên các cấp
của Bộ giáo dục và đào tạo” cũng là một biểu thức miêu tả thay vì cái tên
riêng. Vụ giáo viên ở đây “vụ” đảm nhận vai trò từ chỉ phạm trù.
Điều chung nhất chi phối các miêu tả chiếu vật là: Các yếu tố miêu tả


17

của biểu thức miêu tả chiếu vật không cần thật nhiều, thật đầy đủ, chỉ cần nêu
ra một vài dấu hiệu mà người nói cho rằng đủ cho người nghe dựa vào đó mà
xác định được chiếu vật của biểu thức là được.
Quy tắc miêu tả chiếu vật này giúp cho ta thấy được bản chất xã hội
của hành vi chiếu vật. Chiếu vật không phải là hành vi đơn phương, hoàn
toàn do người nói (viết) quyết định mà nó luôn đòi hỏi sự cộng tác của người

tiếp nhận. Sự cộng tác ở đây thể hiện ở dự đoán của người nói về năng lực
suy ý chiếu vật từ biểu thức miêu tả của người nghe (người đọc). Giả sử A là
sự vật đang được quy chiếu. Nếu người nghe (ký hiệu SP2) đã biến đổi chút
về chiếu vật A thì người nói (ký hiệu SP1) sẽ dùng ít yếu tố miêu tả, nếu SP2
chưa biết gì về chiếu vật A thì SP1 sẽ dùng nhiều yếu tố miêu tả.
Biểu thức miêu tả được chia thành biểu thức miêu tả xác định và biểu
thức miêu tả không xác định.
Ví dụ: Ngày xửa, ngày xưa trong một khu rừng nọ một con thỏ…
Trong ví dụ trên, nếu không có các yếu tố miêu tả “một”, “nọ” thì các biểu
thức miêu tả xác định “một khu rừng nọ” và “một con thỏ” sẽ trở thành các
biểu thức miêu tả không xác định: làng, rừng, con thỏ.
1.1.4.3. Dùng phương thức chỉ xuất
a. Khái niệm chỉ xuất
Theo Đỗ Hữu Châu, trong đời sống thực tế có khi t dùng tay để chỉ sự
vật ta muốn lấy, muốn nói tới, tức là chúng ta dùng động tác chỉ trỏ để thực
hiện hành vi chiếu vật. “ Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ
dựa trên hành động chỉ trỏ ” [7, tr. 72]
Quy tắc điều khiển chỉ trỏ là: sự vật chỉ trỏ phải ở gần (trong tầm nhìn
của người chỉ và người được chỉ) đối với một vị trí được lấy làm mốc. Điểm
lấy làm mốc để chỉ trỏ thường là cơ thể của người chỉ tính theo sự chiếu vật
bằng chỉ xuất trong ngôn ngữ.
Các ngôn ngữ trên thế giới đều có hệ thống từ chuyên dùng để chiếu
vật theo phương thức chỉ xuất trong ngôn ngữ. Đó là các từ loại như đại từ,


×