Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN giải pháp nâng cao chất lượng học sinh năng khiếu ở trường PTDTBT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.95 KB, 16 trang )

Một số giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh năng
khiếu ở trường Phổ thông dân tộc bán trú
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm trở lại đây đất nước Việt Nam đang chuyển mình đổi
mới, đã và đang trên đà phát triển cùng với các nước trong khu vực Đông Nam
Á. Sự khởi sắc của nước nhà chính là sự quan tâm của Đảng và nhà nước. Nền
kinh tế thị trường phát triển hùng mạnh, nền văn hóa xã cũng phát triển. Song
bên cạnh đó sự chênh lệch giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn,
giữa miền ngược và miền xuôi, đặc biệt giữa đồng bào dân tộc kinh và đồng
bào dân tộc thiểu số ngày một nới rộng. Để giúp đồng bào dân tộc theo kịp với
xu thế đổi mới hội nhập, Đảng và Nhà nước ta đã có những quyết sách đúng
đắn dành cho đồng bào. Trong đó việc đầu tư phát triển giáo dục cho vùng sâu
vùng xa là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội ở các vùng này. Bởi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Những
chính sách quan trọng của Nhà nước đối với nền giáo dục ở vùng sâu vùng xa,
vùng kinh tế đặc biệt khó khăn là Quyết định 85/2010/QĐ-TTg ngày
21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phủ về ban hành một số chính sách hỗ
trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú, thống nhất tên gọi là
trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) và học sinh bán trú. Thông tư
65/2011/TTLT-BTC-BGDĐT-BKHĐT ngày 22/12/2011 của Bộ Tài chính - Bộ
Giáo dục và Đào tạo – Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện
Quyết định 85/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thông tư 24/2010/TTBGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế tổ
chức và hoạt động của trường PTDTBT; Nghị định 116/2010/NĐ-CP, Thông tư
08/TTLT-BNV-BTC về hướng dẫn một số điều của Nghị định 116/NĐ-CP;
Nghị định 49/2010/NĐ-CP về quy định miễn giảm học phí, hỗ trợ kinh phí học
tập...
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông theo Luật
giáo dục (sđ-bs 2010) là:
+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh.
+ Bồi dưỡng phương pháp tự học


+ Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
+ Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

1


Một số giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh năng
khiếu ở trường Phổ thông dân tộc bán trú
Mục tiêu của giáo dục nói chung và dạy học những môn học nói riêng là
dạy cho học sinh kiến thức văn hoá cơ bản của nhân loại và phát triển hài hoà
thể chất, thẩm mĩ. Việc dạy học ở các trường nói chung hay dạy học ở các
trường PTDT Bán trú cũng giống như việc dạy học ở các trường thuận lợi đó là
dạy học theo phương pháp đổi mới. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một quá trình lâu dài, từ quan
niệm " Dạy học lấy giáo viên là trung tâm" chuyển sang " Dạy học lấy học
sinh làm trung tâm" một loạt các thành tố trong dạy học phải điều chỉnh cho
hợp lý đó là: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức dạy học, cơ sở vật chất
phục vụ dạy học, kiểm tra đánh giá đặc biệt là phương pháp dạy học tích cực và
tương tác. Người học từ thụ động nay là chủ thể của hoạt động học, giáo viên
dạy cho học sinh cách học, tự học. Do đó phải tổ chức, thiết kế, lựa chọn
phương pháp hợp lý nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực sáng tạo,
khả năng tự giải quyết vấn đề của học sinh. Còn đối với môn thể dục lại có nét
đặc thù riêng nhưng vẫn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học như các môn
học khác.
Ngoài việc tổ chức dạy học tốt môn thể dục ở các trường PTDT Bán trú thì
việc nâng cao thành tích học sinh năng khiếu về thể dục thể thao cũng là một
vấn đặt ra hết sức quan trọng trong nhiệm vụ từng năm học của từng trường.
Bởi trường phổ thông dân tộc bán trú là loại hình trường chuyên biệt về đặc
điểm và nhiệm vụ. Để có được những thành tích tốt về chất lượng học sinh giỏi
cũng như học sinh năng khiếu đòi hỏi nhà trường phải đưa ra được nhiều giải

pháp mang tính lâu dài tổ chức tốt hoạt động bồi dưỡng và quả lýquản lý, chăm
sóc, giáo dục học sinh nhằm mang lại hiệu quả thiết thực là nhiệm vụ quan
trọng số một của nhà trường qua các năm học. Là một giáo viên Tổng phụ
trách, trực tiếp phụ trách bộ môn thể dục trong nhà trường đòi hỏi bản thân
không ngừng học hỏi nhằm nâng cao chất lượng bộ môn mình phụ trách. Từ
những yêu cầu về phương pháp đổi mới trong dạy học bản thân phải có sự đầu
tư lớn trong công tác soạn giảng và khâu chuẩn bị lên lớp. Ngoài ra tổ chức các
hoạt động ngoại khóa về TDTT như tập luyện thể dục buổi sáng, sinh hoạt câu
lạc bộ thể dục thể thao buổi chiều cho học sinh là một hoạt động không thể
thiếu nó vừa mang tính chất trò chơi thi đấu, vừa mang tính chất vận động, vừa
mang tính chất bổ trợ cho các nội dung được học. Tạo nên một không khí sôi
nổi, lôi cuốn các em hứng thú tham gia tập luyện thể dục thể thao, hứng thú học
môn thể dục và tích cực tập luyện thân thể nhằm nâng cao thể lực cho các em.
Trên cơ sở đó, phát hiện ra các em có năng khiếu thể dục thể thao để giáo viên

2


Một số giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh năng
khiếu ở trường Phổ thông dân tộc bán trú
bồi dưỡng, rèn luyện cho các em trở thành những vận động viên của trường
tham dự các hội thi điền kinh, hội khoẻ phù đổng cấp Huyện, cấp Tỉnh. Và
cũng từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng bộ môn thể dục ngày một tốt hơn.
Đó là lí do tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
học sinh năng khiếu về Thể dục thể thao ở Trường Phổ thông Dân tộc Bán
trú” để thực hiện.
Từ khi có mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú, đã có nhiều cán bộ
giáo viên viết đề tài về công tác chất lượng giáo dục, chất lượng học sinh giỏi,
học sinh năng khiếu của trường. Nhưng mỗi đề tài đều chứa đựng phạm vi rộng
hẹp, những nội dung, giải pháp theo từng khía cạnh khác nhau. Và đặc biệt sự

khác nhau về trình độ dân trí, về văn hóa, phong tục tập quán của người dân và
đặc điểm tình hình kinh tế xã hội nơi địa bàn trường đóng là yếu tố quyết định
đối với giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng học sinh mũi nhọn
của từng trường.
Điểm mới của đề tài tôi nghiên cứu là cách thức tổ chức tuyển chọn học
sinh năng khiếu, việc đầu tư trong huấn luyện mang tính dài hơi, đầu tư tập
luyện những môn thể thao trọng điểm cũng như công tác huấn luyện năng
khiếu về thể dục thể thao học sinh diện bán trú ở trường phổ thông dân tộc bán
trú – một mô hình trường học mới ở tỉnh ta. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là
đối tượng học sinh người dân tộc Vân Kiều. Như chúng ta đã biết việc dạy học
cho các em học sinh người dân tộc gặp rất nhiều khó khăn, việc dạy chữ đã khó
rồi muốn có học sinh giỏi về văn hóa càng khó hơn. Do đó để mang lại thành
tích cho nhà trường thì việc đầu tư mũi nhọn vào học sinh năng khiếu về thể
dục thể thao mang tính khả thi hơn.
2. Phạm vi áp dụng của đề tài.
Đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh năng
khiếu về Thể dục thể thao ở Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú” nghiên cứu
về cách thức tuyển chọn học sinh có năng khiếu về thể dục thể thao, cách đầu
tư tập luyện như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất, và cách thức huấn luyện
như thế nào đối với các em học sinh ở các trường trường phổ thông dân tộc bán
trú thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh nhà. Người dân trên
địa bàn đa số là người dân tộc thiểu số Bru-Vân Kiều. Đời sống kinh tế của
đồng bào còn rất vất vả. Nghề nghiệp chủ yếu là giữ rừng. Trình độ dân trí của
đồng bào còn thấp, mới hoàn thành công tác phổ cập xóa mù chữ vào năm
2003. Công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn thấp. Đồng bào chưa chú trọng
3


Một số giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh năng
khiếu ở trường Phổ thông dân tộc bán trú

đặc biệt đến việc học của còn em. Đảng và Nhà nước ta đã có những ưu ái,
quyết sách dành cho đồng bào dân tộc ở những vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó
khăn, đặc biệt là việc thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú. Đây chính là
chìa khóa cho sự phát triển giáo dục của người dân ở những khu vực này. Làm
thế nào để vừa nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng học sinh
mũi nhọn nói riêng trong đó có học sinh năng khiếu về thể dục thể thao? Nhiệm
vụ này đòi hỏi ngành giáo dục nói chung và trường phổ thông dân tộc bán trú
nói riêng phải có phương pháp tổ chức quản lý, dạy học phù hợp và đưa ra
những giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh và đặc thù của vùng. Bởi
nhiệm vụ quan trọng đó, là một người trực tiếp phụ trách công tác thể dục thể
thao của trường, tôi đã đề ra những giải pháp để tổ chức thực hiện tại đơn vị
ngay từ những ngày đầu trường chuyển sang hoạt động theo mô hình bán trú.
Những giải pháp tổ chức tuyển chọn, phương án đầu tư tập luyện trong năm
học vừa qua được tôi trình bày đầy đủ trong đề tài này.
Đề tài tôi thực hiện viết về cách thức tuyển chọn học sinh năng khiếu về
thể dục thể thao, đầu tư nhưng môn thể thao trọng điểm tập luyện như thế nào
để mang lại hiệu quả cho các trường thuộc diện bán trú nên chỉ được áp dụng
đối với các trường phổ thông dân tộc bán trú trong huyện, tỉnh và cả nước.

4


Một số giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh năng
khiếu ở trường Phổ thông dân tộc bán trú
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng của vấn đề học sinh năng khiếu ở đơn vị:
- Như tôi đề cập ở trên, học sinh trường PTDT bán trú là học sinh ở vùng
có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền cho
phép ở lại trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về
nhà trong ngày. Các em là học sinh nhà xa trường phải về trọ học, ăn nghỉ tại

trường. Đa số các em là con em đồng bào dân tộc thuộc diện hộ nghèo. Vì thế
việc chăm lo điều kiện ăn ở, học tập, đi lại của gia đình đối với con em còn
nhiều hạn chế. Nhiều gia đình phó mặc con em cho thầy cô và nhà trường.
Nhiều phụ huynh không biết con mình học tập như thế nào, xếp loại học lực –
hạnh kiểm gì, lên lớp hay ở lại; con mình ăn ở ra sao tại trường ...
- Những năm học trước, khi trường chưa chuyển sang hoạt động theo mô
hình trường phổ thông dân tộc bán trú, trường đã gặp nhiều khó khăn về cả
công tác huy động số lượng chuyên cần lẫn công tác chất lượng. Tỉ lệ chuyên
cần của học sinh thấp vì các em đi lại khó khăn, đặc biệt về mùa mưa lũ. Việc
tổ chức dạy học ôn tập phụ đạo trái buổi nhằm nâng cao chất lượng học tập
cũng hiệu quả thấp do các em đi học không chuyên cần, chậm giờ chậm tiết,
không có người nhắc nhở kèm cặp học bài ở nhà nên dẫn đến hiệu quả dạy học
thấp. Do đó việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn nghệ,
thể dục thể thao, giáo dục đạo đức lối sống cho các em cũng khó khăn dẫn đến
chất lượng học sinh năng khiếu về thể dục thể thao cũng như chất lượng học
sinh mũi nhọn cũng không được đầu tư đúng với sự kì vọng của nhà trường.
Nguyên nhân dẫn đến chất lượng học sinh năng khiếu không vững chắc:
- Việc học sinh đi lại khó khăn, ăn ở không tập trung dẫn đến khó khăn cho
nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động chung dành cho học sinh.
- Việc tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ thể dục thể thao cho các em vào cuối
buổi chiều không tề tập như ở trường bán trú. Bởi vì các em còn phải lo bữa ăn
tối hoặc lo đi về kẻo trời tối. Dụng cụ thể dục thể thao thiếu bởi kinh phí nhà
trường hạn chế. Không có khoản tiền hỗ trợ mua dụng cụ TDTT 100.000
đồng/năm/học sinh như ở trường bán trú. Mặt khác sân chơi bãi tập còn tạm bợ,
không đủ diện tích để tổ chức nhiều hoạt động cùng một lúc, chủ yếu là bóng
chuyền dành cho một số học sinh nam.
- Các em học sinh ở các trường PTDT bán trú là con em của bà con dân tộc
thiểu số đời sống gia đình thấp chủ yếu dựa vào nương rẫy và săn bắn, kinh tế
5



Một số giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh năng
khiếu ở trường Phổ thông dân tộc bán trú
còn gặp nhiều khó khăn do đó các em có yêu thích môn thể thao nào đi nữa thì
gia đình cũng không có điều kiện để mua, suốt ngày các em chỉ chơi các trò
chơi truyền thống của mình như leo cây, trốn tìm ở trong rừng.
- Các em ở các trường PTDT bán trú thường có kỹ năng sống rất thấp, các
em ngại, e dè khi tiếp xúc với, môi trường bên ngoài, nên khi tham gia thi đấu
các môn TDTT thường các em bị tâm lý sợ sệt dẫn đến hiệu quả không cao.
- Từ khó khăn của việc ăn ở, đi lại, điều kiện kinh tế gia đình, kỹ năng sống
thấp của các em nên dẫn đến hiệu quả các hoạt động nhà trường cũng như chất
lượng học sinh năng khiếu về thể dục thể thao không có chất lượng.
Từ khi nhà trường chuyển sang hoạt động theo mô hình bán vào tháng 10
năm 2012. Các em đã được ăn uống no đủ hơn, được nhà nước đầu tư nhiều cơ
sở vật chất hơn cho các em để các em yên tâm hơn trong công tác học tập. Bên
cạnh đó các hoạt động vui chơi trí được đầu tư nhiều hơn. Sân chơi bãi tập
TDTT được nâng cấp, dụng cụ dành cho hoạt động thể dục thể để các em tập
luyện cũng được mua sắm đầy đủ hơn. Từ đó chất lượng học sinh năng khiếu
của nhà trường được cải thiện đáng kể nhưng để có được những bước tiến vững
chắc và lâu dài hơn cần có những giải pháp cụ thể hơn và vấn đề đó được tôi
trình bày ở trong đề tài này.

6


Một số giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh năng
khiếu ở trường Phổ thông dân tộc bán trú
2. Những giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh năng khiếu về thể
dục thể thao ở trường phổ thông dân tộc bán trú.
2.1. Tuyển chọn học sinh có năng khiếu:

Giáo viên dạy thể dục cần kết hợp với Tổng phụ trách Đội (Nếu giáo viên
dạy thể dục kiêm luôn TPT Đội càng tốt) tham mưu với Ban giám hiệu nhà
trường tổ chức Hội Khỏe Phù Đổng cấp trường hàng năm vào dịp kỷ niệm
ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12). Một trong những nội
dung chính của “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là tổ chức các
hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho học sinh. Đây chính là dịp để thu
hút học sinh tham gia các hoạt động tập thể, thu hút học học hăng say tham gia
các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động tập thể, thu hút học sinh tham gia học
tập môn thể dục, nâng cao vị thế của môn thể dục trong nhà trường. Đây cũng
chính là tiền đề đầu tiên để tuyển chọn những học sinh có năng khiếu tốt nhất
để huấn luyện. Trong quá trình tổ chưc Hội Khỏe Phù Đổng cấp trường cần lưu
ý giáo viên dạy thể dục trong quá trình giảng dạy của mình đã phát hiện ra
những học sinh có năng khiếu của từng lớp, từ đó đề nghị với giáo viên chủ
nhiệm đăng kí cho những học sinh này tham gia tránh trường hợp để sót những
học sinh có năng khiếu này.
Ngoài ra trước khi làm kế hoạch Hội thi cần tham mưu với lãnh đạo nhà
nên tổ chức những môn thể thao trọng điểm, không nên tổ chức nhiều môn từ
đó không tuyển chọn được những học sinh có năng khiếu tốt nhất.
2.2. Đầu tư huấn luyện những môn trọng điểm:
- Những trường phổ thông dân tộc bán trú là những trường ở các xã vùng
sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nên kinh phí trường thường eo hẹp, học
sinh ở những vùng này cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn, các em biết
chơi rất ít môn thể thao hoặc có muốn chơi cũng không có kinh phí để mua.
Nhà trường cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học còn hạn chế, chủ yếu là nhờ sự
quan tâm của nhà nước không nhận được sự hổ trợ từ phụ huynh để mua sắm
cơ sở vật chất. Do đó trong quá trình huấn luyện học sinh năng khiếu ở những
trường này, cần đầu tư những môn trọng điểm, có khả năng có giải, có thứ hạng
tốt, tránh đầu tư dàn trãi không mang lại hiệu quả, tốn kinh phí của nhà trường.
- Ví dụ: Ở những trường là đối tượng học sinh người dân tộc, các em sống
vùng miền núi là chủ yếu, các em thường hay giúp bố mẹ làm rẫy, làm nương,

địa hình đi lại của các em là đồi núi nên cơ tay các em phát triển, sức bền tốt lại

7


Một số giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh năng
khiếu ở trường Phổ thông dân tộc bán trú
sống ở vùng không khí loãng. Vì vậy cần đầu tư tập luyện môn Điền kinh và
đầu tư chủ yếu vào hai nội dung Ném bóng xa và chạy cự ly trung bình 800m
đối với nữ và 1500m đối với nam.
2.3. Đầu tư tập luyện dài hơi:
- Đối với những trường có đối tượng là học sinh người dân tộc, số lượng
học ít, thường là trường ở cả hai cấp: cấp I, cấp II. Nên rất khó trong việc tuyển
chọn học sinh có năng khiếu về TDTT. Do đó trong quá trình tập luyện cấn có
sự đầu tư tập luyện dài hơi sau khi đã tuyển chọn được học sinh.
- Giáo viên huấn luyện cần làm kế hoạch dài hơi, có sự chuyển giao thế hệ
học sinh có năng khiếu về TDTT, đầu tư công sức tránh trường hợp “Bắt cóc bỏ
dĩa”.
Ví dụ: Trong quá trình tồ chức Hội Khỏe Phù Đổng cấn tham mưu tổ
chức theo cấp học và khối học. Ở những trường PTDT bán trú cấp I, II nên tổ
chức theo cấp học và khối học. Tổ chức ở cấp I để tuyển chọn những học sinh
có năng khiếu TDTT từ đó đầu tư tập luyện dài hơi, để khi các em lên cấp II
các em có bước phát triển vững chắc về một môn thể thao nào đó sau khi chúng
ta đầu tư.
- Tổ chức theo khối học để chúng ta có sự chuyển tiếp giữa các lứa tuổi,
tránh trường hợp lứa tuổi dưới không đầu tư mất góc khi lên lứa tuổi trên.
Ví dụ: Trong môn Bơi lội nếu chúng ta tổ chức theo khối học từ cấp I đến
cấp II có ba lứa tuổi: 10-11, 12-13, 14-15. Như vậy những học sinh này sẽ có
bước tiến vững chắc khi lên lứa tuổi trên, được huấn luyện dài hơi hơn. Có thể
ở lứa tuổi dưới thành tích của các em chưa cao nhưng khi lên lứa tuổi trên

thành tích của các em sẽ cao nếu như có sự chuyển tiếp tốt.
2.4. Giải pháp về giáo viên huấn luyện .
Giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục, trực tiếp huấn luyện không ngừng
nâng cao ý thức trách nhiệm, thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng, nâng cao
trình độ nghiệp vụ để đáp ứng chất lượng dạy và học của bộ môn, chất lượng
học sinh năng khiếu về thể dục thể thao.
Phải dự giờ, trao đổi góp ý, tham khảo các phương pháp mới để rút kinh
nghiệm, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ huấn luyện.
Thường xuyên cập nhật thành tích đạt giải huyện và giải tỉnh về học sinh
năng khiếu thể dục thể thao để từ đó biết được khả năng của học sinh qua từng
8


Một số giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh năng
khiếu ở trường Phổ thông dân tộc bán trú
môn thể thể thao, từng nội dung tập luyện để có phương pháp huấn luyện và
tham gia môn thể thao, nội dung thi đấu nào cho phù hớp với khả năng của học
sinh mình.
Việc đánh giá học sinh phải công bằng theo đúng thành tích các em đạt
được, động viên các em phấn đấu trong quá trình tập luyện và không ngừng
vươn lên.
Để không ngừng nâng cao hiệu quả một buổi huấn luyện cần có những
giải pháp phù hợp và thường xuyên phải đổi mới trong quá trình tập luyện.
Giáo viên cần tạo sự chủ động học sinh trong việc lĩnh hội tri thức, tập trung tư
duy vào hoạt động. Người giáo viên cần phải có trách nhiệm trong việc hướng
dẫn học sinh phương pháp tự học tập tự tập luyện và biết tìm các biện pháp sữa
sai cho học sinh giáo dục cho các em tính chủ động sáng tạo tự giác, nhất là ý
chí luôn rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, không những rèn luyện ở trường mà các
em còn chủ động tập luyện thêm ở nhà.
Đối với người thầy cần phải tận tâm, đòi hỏi phải có năng lực sáng tạo

nhiệt huyết với công việc, luôn có sự thay đổi các phương pháp dạy học phù
hợp với từng đối tượng luôn tạo một giờ học hưng phấn, có lượng vận động
thích hợp hiệu quả.
Cơ sở trang thiết bị ở trường phục vụ cho việc dạy và học là một yếu tố
ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy và học. Muốn đạt được một phương pháp tối
ưu, khoa học hợp lí và hiệu quả trong phần cơ bản của một bài dạy, một mục
tiêu huấn luyện cần đạt. Trước hết cần phải trang bị thêm về cơ cở vật chất,
trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, tập luyện phải đầy đủ.
2.5. Giải pháp về học sinh:
- Một trong những khó khăn lớn nhất trong việc tuyển chọn học có năng
khiếu về TDTT chính việc tuyển chọn học sinh. Bởi vì các em học sinh người
dân tộc ở những vùng khó khăn, gia đình các em có đời sống thấp, các em ăn
uống còn thiếu thốn nên dẫn đến thể hình các em chậm phát triển hơn các em
cùng trang lứa so với các vùng miền khác. Học sinh là đối tượng là người dân
tộc thường có kỹ năng sống thấp, các em chỉ sống quanh quẩn xung quanh bản
làng của mình ít khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, làm việc theo ý thức tự
phát. Do đó khi chúng ta tuyển chọn được những học sinh có năng khiếu rồi
nhưng các em rất ngại tham gia tập luyện, thậm chí còn trốn tập gây ra nhiều

9


Một số giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh năng
khiếu ở trường Phổ thông dân tộc bán trú
vất vả cho giáo viên. Đây chính là thách thức lớn nhất đối với giáo viên huấn
luyện
- Để giải quyết vấn đề này trước hết giáo viên huấn luyện cần hướng dẫn
học sinh bày tỏ ý kiến của mình, nhu cầu mong muốn cũng như cảm xúc của
các em khi tham gia tập luyện. Từ đó phân tích, động viên các em thoát khỏi
mặc cảm tự ti, tạo cho các em có niềm tin vào môn học, vào kết quả mà mình

sẽ đạt được trong tương lai.
- Phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội như: xã Đoàn, Hội đồng đội
xã cùng tham gia động viên khuyến khich các em tham gia tập luyện, cùng giải
quyết những vướng mắc trong quá trình học sinh đó tập luyện.
- Trong quá trình tuyển chọn và huấn luyện học sinh năng khiếu về thể dục
thể thao ở những trường phổ thông dân tộc bán trú tốt nhất nên chọn những học
sinh ở nội trú. Bởi vì các em có điều kiện ở lại gần với giáo viên, giáo viên
huấn luyện có thể tận dụng mọi thời gian để tập luyện cho các em. Từ việc
huấn luyện theo buổi thì chúng ta có thể tận dụng cả thời gian buổi sáng sớm
để tập luyện thêm cho các em. Những em học sinh ở lại khu nội trú là những
học sinh ở các bản xa nên cuối tuần các em về và đầu tuần các em trở lại khu
nội trú để học. Nên quá trình đi lại của các em cũng chính là một trong những
phương pháp tập luyện tốt nếu giáo viên giao thêm bài tập về nhà.
- Như chúng ta đã biết những học sinh ở trường PTDT bán trú gia đình các
em còn nhiều khó khăn, bữa ăn còn nhiều thiếu thốn. Do đó nếu chúng ta chọn
những học sinh ở lại nội trú, việc ăn ở của các em được nhà nước hổ trợ. Ngoài
bữa ăn chính do nhà nước quy định thì những học sinh tập luyện sẽ được nhà
trường hỗ trợ thêm chút thức ăn đảm bảo đủ no hơn gia đình các em, đầy đủ
chất dinh dưỡng nhanh chóng hồi phục thể trạng từ đó không ngừng nâng cao
được thành tích của bản thân mình. Bởi vì dinh dưỡng chính là một phần quan
trọng trong việc quyết định thành tích về thể dục thể thao nói chung.
2.6. Nâng cao chất lượng các tiết dạy môn thể dục chính khóa và xây
dựng lịch tập cho học sinh:
- Trong các tiết dạy môn thể dục chính khóa ngoài học những nội dung
chính của bài dạy thì giáo viên cần ra thâm những nội dung khó khăn, đơn vị
vận động nặng hơn cho những học sinh nằm trong diện năng khiếu tham gia thi
đấu.

10



Một số giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh năng
khiếu ở trường Phổ thông dân tộc bán trú
- Giáo viên cần xây dựng nội dung tập luyện riêng cho các học sinh trong
đội tuyển, ra lượng vận động hợp lý để các em hoàn thành nội dung đủ trong
tiết học.
Ví dụ: Trong một tiết dạy có nội dung chạy bền ở THCS đa số là chạy cự ly
400m dành cho nữ và 500m dành chon am nhưng tham gia thi đấu ở huyện lại
là các nội dung 800m dành cho nữ và 1500m dành chon nam thì ta có thể ra bài
tập gần sát, bằng và cao hơn với nội dung mà tham gia thi đấu ở trên tùy theo
thời gian tập trươc đó là ngắn hay dài.
-Trong các tiết dạy, các buổi tập cần luôn bổ sung cho các em biết được
thành tích của bản thân mình để các em cố gắng nổ lực trong tập luyện.
- Xây dựng lịch tập cho học sinh năng khiếu một cách hợp lý, chọn điểm
rơi phong độ các em đúng với thời gian tham gia thi đấu. Lịch tập được xây
dựng trên cơ sở tuyển chọn những em học sinh ở nội trú để có thể tập luyện cho
các em cả buổi sáng sớm và buổi chiều.
Ví dụ: tập luyện vào lúc sáng sớm đó là lúc cơ thể mới nghỉ ngơi sau một
đêm hồi phục thì ta cần có thể xây dựng những bài tập nhẹ, mang tính thích
nghi, khởi động, khối lượng vận động buổi sáng nhẹ hơn tập buổi chiều để các
em còn tham gia học tập trong ngày. Còn vào buổi chiều thì xây dựng lịch tập
nặng hơn và đặc biệt chú đến những bài tập thả lỏng hồi phục tích cực.
- Bên cạnh đó trong quá trình tập luyện cho đối tượng học sinh người dân
tộc thì giáo viên huấn luyện cần chú ý chúng ta sẽ cùng tập luyện với các em
luôn để tạo không khí động viên, gần gũi: học sinh chạy thì chúng ta cùng chạy,
học sinh bơi thì chúng ta cùng đi bơi. Gần gũi sát sao như vậy mới giúp cho
học sinh tự tin hơn và hoàn thành tốt giáo án mà giáo viên đề ra.
2.7. Thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao nhằm tạo điều kiện cho
các em học sinh năng khiếu tham gia, thích nghi dần với nhiều môn thể
thao:

Hoạt động thể dục thể thao là hoạt động chính yếu tạo sự sôi nổi, tích cực,
thân thiện trong tập thể, tạo sự thư giản cho học sinh sau mỗi buổi học căng
thẳng, những buổi huấn luyện cần có sự co giản về mặt thời gian giúp các có
thời gian hồi phục nhanh. Chủ nhiệm và phó chủ nhiệm CLB chính là giáo viên
dạy thể dục xây dựng kế hoạch hoạt động, phân công thành viên phụ trách từng
nội dung sinh hoạt câu lạc bộ và lịch hoạt động của từng nội dung. Cụ thể:

11


Một số giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh năng
khiếu ở trường Phổ thông dân tộc bán trú
- Thành lập câu lạc bộ thể dục thể thao trong nhà trường gồm các môn:
Bóng chuyền, cầu lông, điền kinh, bóng bàn. Lên danh sách thành viên tham
gia từng môn trong câu lạc bộ. Ngoài những thành viên chính thức của câu lạc
bộ là những học sinh nằm trong kế hoạch huấn luyện đội tuyển của học sinh
năng khiếu trường, yêu cầu toàn bộ học sinh ở nội trú và học sinh ở gần trường
tham gia hoạt động thể thao vào cuối buổi phát hiện thêm những học sinh có
năng khiếu ở môn thể thao thao đó.
- Giáo viên phụ trách phải nắm được quy trình luyện tập cho từng bộ môn,
tham khảo thêm về kế hoạch giảng dạy môn Thể dục chính khóa.
- Hoạt động câu lạc bộ phải đảm bảo thực hiện tốt các nội qui chung của
trường. Không làm ảnh hưởng đến các giờ học văn hóa khác của học sinh.
- Cán bộ giáo viên phụ trách thường xuyên kiểm tra, đánh giá rút kinh
nghiệm nhằm thống nhất phương pháp luyện tập hiệu quả nhằm thu hút HS
tham gia.
- Các môn phải có nội qui tập luyện nhằm đảm bảo an toàn cho HS. Tuyên
truyền phương pháp phòng tránh chấn thương trong tập luyện TDTT.
- Hàng tháng - kì, giáo viên phụ trách bộ môn phải báo cáo về quá trình tập
luyện, cũng như kết quả luyện tập của từng bộ môn cho chủ nhiệm Câu lạc Bộ

và lãnh đạo nhà trường nhằm mục đích động viên khen thưởng kịp thời.
- Qua thời gian hoạt động, câu lạc bộ ngoài mục đích rèn luyện sức khỏe
cho học sinh, còn tạo môi trường thể dục thể thao lành mạnh trong nội trú. Đào
tạo nguồn vận động viên cho nhà trường tham gia các kì Hội khỏe Phù Đổng
hay hội thi điền kinh của ngành tổ chức vào các năm học tới.
3. Kết quả đạt được:
Qua một năm nghiên cứu với sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường
cùng các đồng nghiệp nhất là sự cố gắng của bản thân, tuy thời gian vận dụng
và đúc rút kinh nghiệm chưa nhiều nhưng tôi tự nhận thấy đã thu được những
kết quả đáng mừng như sau:
Trong các tiết dạy, các buổi huấn luyện, các buổi tập, học sinh đều sôi
nổi, hứng thú học tập, tích cực và tự giác tham gia vào các hoạt động của quá
trình huấn luyện, hạn chế hiện tượng học sinh rụt rè, nhút nhát ngại tham gia
tập luyện. Trong giờ huấn luyện, buổi tập, các em mạnh dạn hỏi thầy, hỏi bạn
những động tác, những kĩ năng khó hoặc chưa hiểu. Khi giáo viên phân công,

12


Một số giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh năng
khiếu ở trường Phổ thông dân tộc bán trú
tất cả các em nhóm trưởng, tổ trưởng điều khiển rất tốt hoạt động của nhóm
mình, thi đua với nhau để tập luyện. Các kĩ năng của học sinh trở nên thành
thục và linh hoạt, các động tác thể dục đã dứt khoát, kĩ thuật khá chuẩn mực.
Học sinh vui vẻ, phấn khởi, tích cực tập luyện, có cơ hội được khẳng định mình
trước tập thể, nâng cao được khả năng vận động của chính mình, tạo sự ham
mê học tập, yêu thích giờ học. Giờ học thực sự là nhu cầu, là niềm vui của học
sinh, từ đó chất lượng cũng được nâng lên.
- Qua những giờ dạy theo phương pháp trên tôi nhận thấy chất lượng bộ
môn nói chung và chất lượng học sinh năng khiếu về thể dục thể thao, so với

năm trước đã được nâng lên rõ rệt. Các em có ý thức tự giác, tích cực hơn trong
tập luyện, thực hiện các kĩ thuật động tác tương đối tốt, số lượng học sinh đạt
giải cấp cấp và cấp tỉnh ngày càng nhiều, có nhiều em đạt thành tích cao được
chọn vào đội tuyển điền kinh nhà trường để dự thi HKPĐ các cấp. Cụ thể:
Trong năm học vừa qua, thành tích đội tuyển đã đạt được:
-Thi đấu Hội Khỏe Phù Đổng cấp huyện giai đoạn I tham gia môn bơi lội
thành tích đạt được như sau:
+ Nhất nội dung bơi 50m tự do, nhì bơi 50m ngữa.
-Thi đấu Hội Khỏe Phù Đổng cấp huyện giai đoạn II tham gia môn Điền
kinh thành tích đạt được như sau:
+ Xếp thứi tư nội dung chạy 400m.
-Thi đấu Hội Khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, trường có một học sinh tham gia
môn Bơi lội thành tích đạt được như sau:
+ Đạt một huy chương đồng bơi 50m tự do và một huy chương đồng bơi
50m ngữa.
Trên đây là những thành tích mà các em đã đạt được trong năm học vừa
qua. Có được những thành tích như vậy, người giáo viên phải luôn đổi mới
phương pháp dạy, phương pháp huấn luyện, không ngừng học hỏi để nâng cao
trình độ chuyên môn giúp cho các em đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong
các năm học tiếp theo.

13


Mt s gii phỏp nõng cao cht lng hc sinh nng
khiu trng Ph thụng dõn tc bỏn trỳ
III. PHN KT LUN
1. í ngha ca ti.
ti Mt s gii phỏp nhm nõng cao cht lng hc sinh nng
khiu v Th dc th thao Trng Ph thụng Dõn tc Bỏn trỳ ó c tụi

trin khai vo vic tp luyn hc sinh nng khiu v th dc th thao trng
PTDT bỏn trỳ ca trng v ó mang li nhng kt qu kh quan, cú ý ngha
thit thc vi n v trong nm hc 2014-2015.
- Vi nhng quyt nh v tuyn chn hc sinh, lờn k hoch tp luyn,
thnh lp cỏc cõu lc b th dc th thao n v chỳng tụi ó thc hin c
trỡnh by trong cỏc gii phỏp, gn trỏch nhim ca giỏo viờn tp luyn vi cỏc
thnh tớch thc t m hc sinh mang li, tng bc nõng cao cht lng hc
sinh nng khiu v th dc th thao trong cỏc trng PTDT bỏn trỳ, nhng ni
s lng hoc sinh ớt, kinh t cũn khú khn.
- Qua các phơng pháp trên tôi nhận thấy rằng đa số các em
tham gia tập luyện hăng say, phát triển thể lực, đảm bảo
tính kĩ luật và nội dung các tiết học đạt kết quả cao.
- Hot ng sinh hot th dc th thao trong tp th ni trỳ lm cho cuc
sng tp th thờm lnh mnh, on kt, vui ti; tng cng sc khe, th lc,
trớ tu, tõm hn cho cỏc em hc sinh. Nhỡn chung a s cỏc em ngoan hn,
chm hn, gii hn v tin b hn so vi nhng nm hc trc.
2. Kin ngh, xut.
- Mụ hỡnh trng ph thụng dõn tc bỏn trỳ ó i vo hot ng v bc
u a n nhng kt qu kh quan i vi hc sinh trờn a bn kinh t xó
hi c bit khú khn. Cht lng hc sinh mi nhn m trong ú ch o l
hc sinh nng khiu v th dc th thao cú s chuyn bin rừ rt. Tuy nhiờn c
s vt cht ca trng, ca khu ni trỳ hc sinh vn cũn thiu nhiu hng mc
nh: Sõn chi bói tp cha m bo, dng th dc th thao phc cho dy hc
v tp luyn hc sinh nng khiu cũn thiu. ngh cỏc cp lónh o cú chớnh
sỏch h tr trng ph thụng dõn tc bỏn trỳ hon thnh cỏc hng mc trờn
nh trng thun li trong vic t chc hot ng dy hc v chm súc hc
sinh bỏn trỳ tt hn.
- Nhõn rng mụ hỡnh trng ph thụng dõn tc bỏn trỳ trong huyn, tnh
cỏc trng hc hi kinh nghim, tham kho ý kin ca nhau trong vic t chc
mụ hỡnh hot ụng mi.

14


Một số giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh năng
khiếu ở trường Phổ thông dân tộc bán trú
- Hàng năm sở giáo dục, phòng giáo dục cần mở các lớp tập huấn bồi
dưỡng kiến thức giáo dục học sinh dân tộc, học sinh bán trú để cán bộ giáo viên
tích lũy, học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong công tác năng cao chất lượng
học sinh mũi nhọn mà trong đó học sinh năng khiếu.
Trên đây là một số giải pháp nhằm làm tốt công tác chất lượng học sinh
năng khiếu về thể dục thể thao cho học sinh bán trú ở trường phổ thông Dân
tộc Bán trú đã được tôi áp dụng trong công tác . Qua một năm thực hiện các
giải pháp của đề tài đã thu được những kết quả khả quan. Tuy vậy, trong quá
trình áp dụng theo các giải pháp cũng như trong trình bày, lập luận của đề tài
chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các cấp lãnh đạo, các nhà
quản lý, các thầy cô giáo đóng góp ý kiến để sáng kiến có chất lượng hơn, thiết
thực hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

15


Một số giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh năng
khiếu ở trường Phổ thông dân tộc bán trú

MỤC LỤC

Nội dung

Trang


I. PHẦN MỞ ĐẦU

Trang: 1 – 4

1. Lí do chọn đền tài.

Trang: 1 – 3

2. Phạm vi nghiên cứu.

Trang: 3 – 4

II. PHẦN NỘI DUNG

Trang: 5 – 12

1. Thực trạng của vấn đề

Trang: 5 – 6

2. Những giải pháp

Trang: 7 – 12

2.1. Giải pháp 1

Trang: 7

2.2. Giải pháp 2


Trang: 7 – 8

2.3. Giải pháp 3

Trang: 8

2.4. Giải pháp 4

Trang: 8-9

2.5. Giải pháp 5

Trang: 9 – 10

2.6. Giải pháp 6

Trang: 10 – 11

3. Kết quả đạt được

Trang: 11 – 12

III. PHẦN KẾT LUẬN

Trang: 13 – 14

1. Ý nghĩa của đề tài

Trang 13 -14


2. Kiến nghị, đề xuất

Trang : 14

16



×