Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SKKN giáo dục học sinh cá biệt, nói không với bạo lực học đường là giải pháp tốt nhất giảm nguy cơ bỏ học, nâng cao hiệu quả giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.71 KB, 15 trang )

1. Phần mở đầu:
1.1. Lý do chọn sáng kiến:
Có lẽ trong đời người giáo viên không một ai, không biết đến câu nói của
của Bác Hồ “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” ,
câu nói như lời dạy đã thấm nhuần vào Đường lối của Đảng và Chủ trương của
Nhà nước ta. Ngày nay, trong thời buổi công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Đảng và Nhà Nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vì vậy, trong quá
trình giáo dục toàn diện mỗi người giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về vai
trò của người thầy, người cô trong lớp học. Người giáo viên không chỉ dạy các
em về kiến thức văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm
người và ý thức làm chủ tương lai của đất nước. Đặc biệt để làm được điều đó,
hơn ai hết bản thân người giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng bởi họ:
“Vừa là thầy dạy học, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người
bạn tốt nhất của các em”. Bản thân tôi là giáo viên đã giảng dạy 7 năm và được
làm chủ nhiệm 5 năm, tôi nhận thấy làm thế nào để giáo dục tốt đạo đức của học
sinh nhất là đối tượng học sinh cá biệt, phòng trách tốt bạo lực học đường - một
vấn nạn ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bạo lực học đường trở thành
mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Là một giáo
viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, hơn ai hết tôi
hiểu rõ những hậu quả và hệ lụy mà bạo lực học đường mang lại. Nó tác động
trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các
thầy giáo, cô giáo. Giáo dục là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật. Trước những
vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra gần đây đặt giáo viên và các nhà quản lý
giáo dục trước thực tế: làm thế nào để cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt có
hiệu quả là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc
này đã và đang trở thành một thách thức lớn với toàn xã hội nói chung và đặc
biệt là ngành giáo dục nói riêng, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ của các nhà
trường. Vì “Trẻ em như búp trên cành” nên chúng ta cần chung tay phối kết
hợp, có biện pháp giáo dục mềm dẻo, hợp lý, hợp tình đúng với lứa tuổi của các
em, nhằm hướng cho các em đi đến một tương lai hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn.
Đó là lý do thôi thúc tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này, với mong muốn


thông qua sáng kiến bản thân tôi sẽ đưa ra một số giải pháp hữu ích trong việc
“ giáo dục học sinh cá biệt, nói không với bạo lực học đường là giải pháp tốt
nhất giảm nguy cơ bỏ học, nâng cao hiệu quả giáo dục ”, vấn đề mà chắc hẳn
không chỉ riêng tôi, mà rất nhiều đồng nghiệp khác quan tâm suy nghĩ là làm
sao học sinh của mình trở thành những con người tốt có ích cho xã hội. Với tôi,
đây là một công việc hết sức công phu, đòi hỏi sự nhẫn nại và luôn cần yếu tố
thời gian. Bằng những gì đã làm được cùng với kết quả của nó, tôi mạo muội
trình bày vài suy nghĩ và những biện pháp nhằm giảm hiện tượng học sinh hư,
lưu ban hay bỏ học, bạo lực học đường…nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện.


1.2. Phạm vi áp dụng, điểm mới của sáng kiến:
Phạm vi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “ giáo dục học sinh cá biệt,
nói không với bạo lực học đường là giải pháp tốt nhất giảm nguy cơ bỏ học,
nâng cao hiệu quả giáo dục ”, tôi đã áp dụng thực hiện các lớp tôi chủ nhiệm,
bắt đầu từ năm học 2015 - 2016 cho đến năm học 2016 - 2017.
Thực trạng hiện nay, nhìn tổng thể từ thành thị đến nông thôn thì thấy
cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện hơn, nhà cửa xây cất khang
trang, tiện nghi sinh hoạt tương đối đầy đủ, con cái cặp sách đến trường đều
đặn. Thực tế, chúng ta nhìn ở một khía cạnh nào đó thì hiện nay ở hầu hết các
trường THCS đều xuất hiện một bộ phận học sinh không chấp hành tốt nội qui
nhà trường, học tập không nghiêm túc làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền nếp
chung của nhà trường và chất lượng học tập giảm sút, có thể thấy đạo đức của
học sinh đang trên đà đi xuống, tình trạng bạo lực học đường vẫn diễn ra thường
xuyên, học sinh bỏ học nữa chừng vẫn nhiều. Số học sinh đó thường được gọi là
học sinh cá biệt có xu hướng phát triển. Nhà trường, giáo viên cũng đã có nhiều
biện pháp uốn nắn, giáo dục nhưng chưa có hiệu quả.
Vậy tại sao cuộc sống người dân được ổn định phát triển nhưng thế hệ
học sinh thì lại vậy? Đây là bài toán cực kỳ hóc búa, hiện nay chưa trường nào

tìm ra giải pháp khắc phục triệt để. Vì vậy bản thân tôi mạnh dạn thực hiện đề
tài “ giáo dục học sinh cá biệt, nói không với bạo lực học đường là giải pháp
tốt nhất giảm nguy cơ bỏ học, nâng cao hiệu quả giáo dục ”với mong muốn có
thể áp dụng được trong tất cả trường học. Bởi sáng kiến của tôi luôn bám sát với
tình hình thực tế của từng đối tượng học sinh, đi sâu vào phân tích hoàn cảnh
của từng học sinh cá biệt, để từ đó đề ra biện pháp giải quyết phù hợp.
Tôi tin chắc rằng với những biện pháp mà sáng kiến đưa ra sẽ có tác
dụng hữu ích trong công cuộc giáo dục toàn diện đặc biệt là học sinh cá biệt, từ
đó giảm vấn nạn bạo lực học đường và nguy cơ bỏ học. Bởi mục tiêu giáo dục
của bậc trung học cơ sở là “tiếp tục phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản của nhân cách con người Việt Nam Xã hội
chủ nghĩa có trình độ học vấn trung học cơ sở và những hiểu biết ban đầu về
kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học phổ thông trung học, trung học chuyên
nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống ”. Chăm lo cho sự phát triển đạo đức và
đời sống tinh thần lành mạnh của cộng đồng xã hội là chăm lo tới tiềm lực phát
triển lâu bền của cả một dân tộc.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
2.1.1.Về phía giáo viên :
Từ xa xưa ông bà ta đã có câu “Tiên học lễ - Hậu học văn’’. Cho nên ở
thời đại nào cũng vậy, bất kỳ một công dân tương lai nào trước khi được học,
được tiếp thu tri thức… của nhân loại thì người Việt Nam chúng ta bao giờ cũng
dạy cho con cháu, học sinh của mình biết “Học ăn ,học nói, học gói, học mở”.
Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong các trường học được Nhà nước
ta đặc biệt coi trọng bằng khẩu hiệu “Xây dựng trường học thân thiện – Học


sinh tích cực”. Người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài
chiến trường, muốn giành chiến thắng thì người đó phải biết tổ chức, bao quát,
xử lí tốt mọi tình huống. Đối với người giáo viên không chỉ dạy các em về kiến

thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và ý
thức làm chủ tương lai của đất nước. Nhưng thực trạng hiện nay công tác chủ
nhiệm chưa đạt được hiệu quả cao về nề nếp, công tác tổ chức lớp học và các
hoạt động khác, nhất là vấn đề “giáo dục học sinh cá biệt”, ngăn ngừa “bạo lực
học đường” và “duy trì số lượng”.
Để làm tốt công tác chủ nhiệm, cũng như bất kì nhiệm vụ nào khác trong
nhà trường đòi hỏi người giáo viên phải có tâm với nghề – có trách nhiệm với
tương lai của học sinh. Mọi hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường chỉ
tiến hành có hiệu quả khi các lớp xây dựng được là những tập thể có nề nếp, có
kỉ luật, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau đặc
biệt đối với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, thường xuyên quậy phá hư
hỏng, có nguy cơ bỏ học.
Là giáo viên chúng ta cần giúp học sinh hiểu: Tại sao các em cần phải đi
học? Tại sao các em không nên vi phạm nội quy, kỷ luật, đánh đập bạn ? Câu
hỏi này chắc chắn có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau. Thực tiễn cuộc sống
chứng minh, có nhiều con đường đi đến thành công, làm giàu chính đáng cho
bản thân, gia đình, xã hội và phụng sự tổ quốc nhưng đa số là những con người
có tri thức cao. Bên cạnh những người nổi tiếng, còn có những người thành đạt,
đa số là họ là những con người được đào tạo bài bản, có trình độ học vấn cao,
đạo đức tốt và họ là những con người hữu ích, đóng góp rất nhiều công sức cho
xã hội, cho đất nước. Vì vậy việc học và rèn luyện đạo đức của các em hôm nay
là thước đo về việc thành đạt của các em ngày sau. Vì việc học của các em hôm
nay, không những ngày sau giúp cho các em có cơ hội tốt để đổi đời, mà có cơ
hội để các em góp công sức của mình vào xây dựng đất nước, quê hương mình
ngày càng giàu đẹp .“Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống
hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối
tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện”. “Có hai kiểu
giáo dục. Một kiểu dạy chúng ta làm thế nào để sống, và kiểu còn lại dạy chúng
ta phải sống như thế nào.” Đây là lý do thôi thúc tôi viết sáng kiến kinh nghiệm
“ giáo dục học sinh cá biệt, nói không với bạo lực học đường là giải pháp tốt

nhất giảm nguy cơ bỏ học, nâng cao hiệu quả giáo dục”.
2.1.2. Về phía học sinh:
a.Tình hình chung:
Hội nhập kinh tế, ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề
mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế
quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối
sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của
dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm
trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ


cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính
tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
Học sinh cá biệt là thuật ngữ thường dùng của nhà trường, thầy cô giáo chỉ
những học sinh hoang nghịch: thường gây gỗ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học,
không chấp hành nội qui nhà trường … thêm vào đó là sự lôi kéo của bạn bè về
phía mình nhằm thỏa mản cá tính hoặc thỏa mản nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức
chế về hoàn cảnh của bản thân mình. Đối tượng học sinh này, ở lớp 6,7 chưa
bộc phát, nhưng đến lớp 8,9 học sinh có biểu hiện những thái độ thiếu nghiêm
túc trong học tập, sinh hoạt nếu không kịp thời giáo dục sẽ sớm trở thành học
sinh cá biệt. Căn cứ những biểu hiện ở nhiều khía cạnh, trạng thái khác nhau,
tạm chia làm 4 nhóm:
- Nhóm thứ 1 : Học sinh thường có thể lực phát triển, phát sinh tâm lý đua
đòi, làm “anh hùng” ở tuổi mới lớn, thường xuất hiện ở lớp 8,9; tuổi dễ bị kích
động, lôi kéo thành băng nhóm, thích gây gỗ đánh nhau … giữa học sinh trong
lớp, trong trường và ngoài nhà trường, dẫn đến nguy cơ bảo lực học đường.
Trong các vụ bạo lực học đường hiện nay, con người không còn nhân tính.
Nhiều vụ xảy ra rất thương tâm, đau lòng. Rõ ràng nhận thấy rằng bạo lực học
đường là các hành vi phi đạo đức giữa người với người, trái với các chuẩn mực
đạo đức xã hội cần phải được lên án và có biện pháp ngăn chặn, chấm dứt nó.

Gần đây, có nhiều vụ rất “kinh khủng” diễn ra trong cả giới nữ, vốn được mệnh
danh là phái “liễu yếu đào tơ” nhưng các hành vi kiểu côn đồ diễn ra đã làm
nhiều người sửng sốt, lo ngại.
- Nhóm thứ 2 : Một bộ phận học sinh vì điều kiện học tập thiếu, tiếp thu
chậm dẫn đến năng lực học tập hạn chế, thường không thuộc bài, sợ bị kiểm tra
ở những môn học khó, hoặc thầy cô khó, nên bỏ giờ dần thành thói quen hay bỏ
giờ trốn học và từ đó lực học sa sút và có khả năng bỏ học giữa chừng hoặc do
bạn bè lôi cuốn vào những trò chơi vô bổ mà bỏ giờ trốn học .
- Nhóm thứ 3: Học sinh do đặc điểm tâm sinh lý phát triển không bình
thường, không tập trung nghe giảng, tiếp thu hạn chế, không hiểu bài dẫn đến ý
thức học tập kém, thường xuyên quậy phá, không tập trung cho việc học tập,
biểu hiện: xé sách vở của bạn,“phá” bạn và những trò chơi ngớ ngẩn khác trong
giờ học. Những học sinh này dần dần lực học giảm sút, dẫn đến bỏ giờ trốn học
và bỏ học .
- Nhóm thứ 4 : Một số ít học sinh biểu hiện tính ươn ngạnh, bướng bỉnh,
không chấp hành những qui định của lớp, khi được lưu ý nhắc nhở, có vẻ ăn năn
sửa sai nhưng rồi vẫn “chứng nào tật ấy ” rồi thường xuyên vi phạm bất chấp sự
góp ý của bạn bè, sự giáo dục của thầy cô giáo, kể cả những hình phạt cho
những vi phạm vẫn không chấp hành: chẳng hạn như tác phong không nghiêm
túc: áo không bỏ vào trong quần, tay áo xắn lên, ống quần gấp cao, in hình quái
dị lên tay, tóc nhuộm màu, bấm lỗ tai, nói tục với bạn bè, không tham gia sinh
hoạt lớp, tách rời tập thể.
Ở tất cả các nhóm học sinh trên chủ yếu nằm trong hai đối tượng: học
sinh cá biệt về đạo đức và cá biệt về học tập, nhưng đều ảnh hưởng đến sự hình


thành nhân cách và năng lực học tập của học sinh, nếu chúng ta không kịp thời
uốn nắn, giáo dục các em thì dễ dẫn đến các em từ những vi phạm nhỏ đến việc
làm không có ý thức khác, rồi bỏ học và có nguy cơ trở thành tội phạm .
b.Nguyên nhân:

Từ những học sinh bình thường các em trở thành những những học sinh
cá biệt, rồi từ học sinh cá biệt đến bạo lực học đường, chán học, bỏ học đều có
nguyên nhân của nó. Do học sinh chưa được giáo dục đầy đủ, kém phát triển về
phẩm chất đạo đức, nhân cách. Trong những tình huống nảy sinh, những học
sinh này đã không đủ sức phân biệt được điều hay, lẽ phải và đó là nguyên cớ
dẫn đến những hành vi lệch lạc.
-Từ gia đình: Từ những khó khăn về đời sống kinh tế, cha mẹ phải lao động vất
vả, không quan tâm đến việc học tập của con em, phó mặc cho nhà trường, có
gia đình buộc con cái phải lao động, làm cho các em không có thời gian học tập
ở nhà như soạn bài, học bài cũ, do đó khi đến lớp việc tiếp thu bài mới rất khó
khăn, không làm được bài kiểm tra, lo lắng sợ sệt khi thầy cô giáo kiểm tra bài
cũ .. từ đó thua sút bạn bè và phát sinh tâm lí chán học dẫn đến bỏ giờ trốn học,
bỏ học. Nhiều gia đình vì kế sinh nhai, cả vợ chồng đều đi làm ăn xa, phó mặc
con cái cho ông bà hoặc chị em chăm sóc lẫn nhau, một số học sinh chưa tự giác
và thiếu sự quản lí chặt chẽ của người lớn nên nảy sinh những tư tưởng không
lành mạnh, từ đó ham chơi mà trốn học, bỏ học. Có gia đình tuy không khó
khăn về kinh tế nhưng có tham vọng làm giàu, bỏ mặc con cái, không quan tâm
đến việc học tập của con cái kể cả những thói hư tật xấu của con cái, cha mẹ
cũng không biết để răn dạy, do đó từ những vi phạm nhỏ dần dần đến việc lớn.
Lứa tuổi các em rất nhạy cảm, những cuộc cải vả của cha mẹ, sự to tiếng quát
nạt, bạo lực của người cha làm cho các em dần dần bị ảnh hưởng, từ đó nẩy sinh
những việc làm không lành mạnh thích đánh lộn để giải tỏa tâm lý, bị ức chế, bỏ
nhà đi chơi không thíêt tha đến việc học, từ đó lực học giảm sút dẫn đến chán
học, bỏ học.
Ngoài ra, gặp hoàn cảnh gia đình có người cha nát rượu, ba mẹ li thân, li dị
cũng ảnh hưởng rất lớn đến học sinh làm các em trở thành học sinh cá biệt. Với
môi trường giáo dục của gia đình như vậy, khi biết con mắc các khuyết điểm về
đạo đức, nhân cách đã chỉ biết xử phạt mà không biết chỉ bảo một cách tâm tình
để con nhận ra điều hay, lẽ phải và tự sửa. Có gia đình, bố mẹ lục đục, cãi cọ
nhau, anh chị em mâu thuẫn đánh chửi nhau, con cái vì thế ít nhiều đã bị ảnh

hưởng, mang cái không khí “bạo lực” của chính gia đình mình vào lớp học.
Nếu ở trong các hoàn cảnh gia đình như vậy học sinh khó có thể trở thành
con ngoan trò giỏi, nếu không có sự động viên kịp thời của bạn bè, nhà trường
và thầy cô giáo và đặc biệt là sự nhận thấy sai trái kịp thời của gia đình các em.
- Từ xã hội: Trong điều kiện xã hội hiện nay từng giờ từng ngày những cám dỗ,
ảnh hưởng tiêu cực của xã hội dội vào nhà trường và tác động đến học sinh như
các thông tin tiêu cực, đồi trụy, trò chơi bạo lực kích động trên mạng, tác động
của văn hóa đạo đức thiếu lành mạnh từ các Game bạo lực đang lan tràn đã là


một trong những nguyên nhân gợi ý các em có những hành vi thiếu chuẩn mực.
Những năm gần đây chúng ta buông lỏng giáo dục đạo đức cho người dân nói
chung, cho con trẻ nói riêng. Phim ảnh bạo lực được trình, chiếu tràn lan. Đồ
chơi bạo lực được bầy bán công khai ở nhiều nơi. Kỷ cương xã hội thì lỏng lẻo,
cái tốt không được ủng hộ khuyếch trương kịp thời. Mặt đạo đức sai trái đã tiêm
nhiễm vào đứa trẻ, đó cũng là một trong những nguyên nhân căn bản làm cho
học sinh ngày nay suy thoái về đạo đức.
- Từ nhà trường: Nhà trường và giao viên chưa có biện pháp phù hợp trong
việc quản lí giáo dục học sinh; chưa quan tâm đúng mức tới những học sinh có
hoàn cảnh đặc biệt (những em quá đầy đủ về vật chất, được chiều chuộng;
ngược lại những em quá khó khăn thiếu thốn về vật chất hoặc những em có
hoàn cảnh éo le, những em có cá tính khác thường…); chưa tạo ra môi trường
thân thiện thức sự khi các em đến trường, làm cho các em thấy nhàm chán khi
đến trường, có nhu cầu muốn tự thay đổi và làm mới môi trương sống; từng
giáo viên chưa trở tành chỗ dựa về tinh thần cho các em mỗi lúc gặp khó khăn,
giáo viên còn ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm, sợ bị súc phạm khi đối diện với
HS hư, thiếu tâm huyết với nghề, chưa quan tâm phát hiện và ngăn chặn kịp thời
những hành vi lệch lạc của học sinh…
-Từ bản thân học sinh: Giai đoạn tâm sinh lý có nhiều biến đổi nhất là học
sinh lớp 8,9.Từ tuổi thiếu niên chuyển sang tuổi thanh niên, học sinh muốn

khẳng định mình bằng sự hiểu biết chưa hoàn thiện của mình. Thậm chí các em
còn nghĩ làm như vậy là không sai! Khi đạo đức yếu kém thì học lực cũng tỉ lệ
thuận với nó. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả, các em kiến thức bị hổng dẫn đến mất
căn bản; điểm kiểm tra thấp so với các bạn cùng lớp làm các em mặc cảm đưa
đến hiện tượng sợ bị kiểm tra, tiếp theo là chán học, gây gỗ đánh bạn và cuối
cùng nảy sinh bỏ học.
2.2. Các giải pháp:
Như chúng ta đã biết, giáo dục học sinh cá biệt là một nhiệm vụ vô cùng
khó khăn, phức tạp và rất khó thành công trong một thời gian ngắn, đặc biệt là
quá trình ngăn ngừa các em để không xảy ra những vụ bạo lực học đường nguy
hiểm. Để làm được điều đó đòi hỏi một quá trình dài lâu, có sự gắn kết, thật sự
trách nhiệm của các giáo viên chủ nhiệm từ cấp dưới đến cấp trên, cùng sự quan
tâm chia sẻ thường xuyên từ phía phụ huynh, gia đình. Đặc biệt năm nay bản
thân tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 9A, là lớp cuối cấp nhưng
cũng là một trong những lớp cá biệt của trường. Vì vậy vấn đề đảm bảo góa dục
toàn diện và duy trì 100% về số lượng là vô cùng quan trọng, bởi mục tiêu cuối
cùng mà sáng kiến cần đạt được là:
- Đảm bảo sĩ số lớp đầu năm, cũng như cuối năm.
- Giáo dục các em có ý thức trách nhiệm trong học tập và các hoạt động giáo
dục khác trong nhà trường, nói không với bạo lực học đường, sau này các em
trở thành người công dân tốt trong xã hội.
- Tạo niềm tin bền vững giữa phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường.


- Góp phần giữ vững danh hiệu Trường THCS nơi tôi giảng dạy là tập thể xuất
sắc. Vì vậy sáng kiến kinh nghiệm “ giáo dục học sinh cá biệt, nói không với
bạo lực học đường là giải pháp tốt nhất giảm nguy cơ bỏ học, nâng cao hiệu
quả giáo dục ” của tôi yêu cầu GVCN cần phải thực hiện các giải pháp cơ bản
sau đây:
2.2.1. Với giáo viên chủ nhiệm:

Bản thân tôi, khi làm công tác chủ nhiệm không ngừng nâng cao về
chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện nhân cách, học hỏi kinh nghiệm của đồng
nghiệp và thật sự tâm huyết với nghề.
Để làm tốt công tác chủ nhiệm, cũng như bất kì nhiệm vụ nào khác trong
nhà trường đòi hỏi người giáo viên phải có tâm với nghề, yêu thương và thực sự
quan tâm hết mực – có trách nhiệm với tương lai của các em. Mọi hoạt động
giáo dục học sinh trong nhà trường chỉ tiến hành có hiệu quả khi các lớp xây
dựng được là những tập thể có nề nếp, có kỉ luật, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ,
sẵn sàng chia sẻ lẫn nhau. Chuyên môn nghiệp vụ và nhân cách là thước đo về
đức và tài của người giáo viên mẫu mực. Người xưa thường nói: “Nhân cách
của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó
không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện
châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”.
Thầy,cô giáo là tấm gương sáng để cho học sinh noi theo, nếu người thầy, cô
giáo có chuyên môn sâu rộng, cộng với cái tâm yêu nghề mến trẻ là động lực
chính để chinh phục trái tim học sinh. Người thầy phải thật sự là người “Học
không biết chán, dạy người không biết mỏi.” . Vì vậy giáo giáo viên bộ môn nói
chung, người giáo viên chủ nhiệm nói riêng, phải thường xuyên trau dồi kiến
thức về chuyên môn nghiệp vụ và không ngừng rèn luyện nhân cách làm thầy
ngày càng mẫu mực hơn, thể hiện qua từng bài giảng, từng cử chỉ, từng câu
chuyện tâm sự nỗi niềm buồn vui đối với học sinh. Ví dụ học sinh chưa hiểu bài
thì thầy sẵn sàng, vui vẻ giảng giải kiến thức cho em, nếu học sinh nghịch ngợm
quậy phá thì thầy phải kiên nhẫn, giàu lòng vị tha, ân cần giải thích cho em hiểu
được điều hay lẽ phải bởi “kết quả cao nhất của giáo dục là sự khoan dung”.
Hơn ai hết, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu và nắm vững học sinh về mọi
mặt cơ sở đưa ra những biện pháp giáo dục có hiệu quả. Trước tiên, ngay sau
khi nhận lớp phải căn cứ vào hồ sơ, học bạ để nắm những vấn đề cơ bản nhất
của học sinh. Hiểu biết tâm lý lứa tuổi của học sinh mình chủ nhiệm, cuộc sống
nội tâm của học sinh ở lứa tuổi này còn nhiều mặt dễ biến đổi.Giáo viên cần
dành thời gian đi thăm, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình riêng của mỗi em (nhất là

học sinh cá biệt có nguy cơ bỏ học) để thu thập thêm thông tin và phối hợp với
phụ huynh tìm ra những biện pháp giáo dục rất hiệu quả nhất. Thực tế, theo kinh
nghiệm của cá nhân, có những em học sinh thiếu ý thức phấn đấu, có những
hành vi ứng xử sai trái lại, chán học… bắt nguồn từ hoàn cảnh riêng của gia
đình các em. Chẳng hạn do gia đình quá nghèo, do các em rơi vào hoàn cảnh
mồ côi hay cha mẹ bất hoà, li thân, có mẹ mà không có ba… Với những em này
giáo viên chủ nhiệm phải dành nhiều sự chăm sóc đặc biệt, gần gũi tâm sự, chia


sẻ với các em và coi trọng giáo dục đạo đức, củng cố niềm tin giúp các em có
đủ nghị lực vượt qua hoàn cảnh. Để làm được điều đó sự kết hợp giữa nhà
trường và gia đình, giữa giáo viên và học sinh là vô cùng quan trọng. Trong đó,
Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò như là chiếc cầu nối. Chủ động phối hợp với
các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để vừa nắm vững học sinh,
vừa tổ chức các hoạt động giáo dục và kịp thời ngăn ngừa các hành vi xấu xảy
ra . Biết sự kiềm chế, bình tĩnh trong mọi tình huống, kiên định thực hiện thiên
chức người kỹ sư tâm hồn. Người giáo viên chủ nhiệm phải có tinh thần trách
nhiệm cao yêu nghề,yêu thương học sinh và luôn luôn xác định phương châm
“Vì sự nghiệp trăm năm trồng người” và “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
2.2.2. Với học sinh:
Là giáo viên chủ nhiệm khi nhận lớp, việc làm đầu tiên là nắm bắt tình
hình đặc điểm từng học sinh, để từ đó phát hiện học sinh cá biệt. Tìm hiểu
nguyên nhân khiến các em trở thành học sinh cá biệt, thích gây bạo lực học
đường và bỏ học để từ đó tìm ra giải pháp để khắc phục nguyên nhân đó.
Thứ nhất, xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thân thiện: Đa số học sinh trong
lớp phải hiểu và thực hiện nghiêm túc nội quy của cơ quan, không vi phạm
những điều cấm đối với học sinh. Qua đó để học sinh cá biệt thấy được những
lỗi vi phạm của mình gây ảnh hưởng đến tập thể lớp như thế nào? Để làm được
điều đó tôi sử dụng các biện pháp:
- Đầu năm học cho học sinh học và viết cam kết thực hiện nghiêm nội quy nhà

trường, không vi phạm điều cấm đối với học sinh theo điều lệ trường trung học.
Sau đó, trong buổi họp phụ huynh đầu năm để phụ huynh ký xác nhận (bản cam
kết được viết làm 2 bản, học sinh và phụ huynh giữ 01 bản, giáo viên chủ nhiệm
giữ 01 bản).
- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục về các nội quy nhà trường, luật an toàn
giao thông … trong các buổi chào cờ, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối
tuần, với các hình thức như: Cập nhật các học sinh vi phạm trong nhà trường chỉ
rõ lỗi vi phạm, nguyên nhân vi phạm và hình thức xử lí của nhà trường đối với
các học sinh đó như thế nào? Tại sao lại xử lí như vậy? Để các em rút kinh
nghiệm hoặc đưa ra các tình huống giao cho các em thảo luận … khi đó sẽ làm
giảm bớt sự căng thẳng tạo không khí buổi sinh hoạt thân thiện hơn.
- Hướng dẫn để các em tổ chức buổi hoạt động tập thể như: Toạ đàm nhân ngày
Phụ nữ Việt Nam 20/10 (tổ chức văn nghệ, bốc thăm tặng quà …), hoạt động
chào mừng ngày 20/11 (các em tham gia văn nghệ do Đoàn trường tổ chức, hát
về thầy cô, mái trường… đi thăm chúc tết thầy cô giáo), qua đó để các em hiểu
hơn về truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", truyền thống " tôn sư trọng đạo "
của người Việt Nam, ngày 22/12, lễ hội ngày 26/03…Từ các buổi sinh hoạt tập
thể như vậy đã tạo sự gần gũi, thân thiện giữa các em học sinh trong lớp hơn.
Thứ hai, lập kế hoạch đi thăm gia đình học sinh trong lớp: Mỗi tháng
thăm được ít nhất 03 gia đình học sinh, nhất là đối tượng học sinh có hoàn cảnh
đặt biệt như mồ côi, bađể hiểu hơn về ho mẹ đi làm ăn xa, ba mẹ li thân, li hôn


ở với ông bà…Từ đó nắm bắt tình hình học sinh, cùng với gia đình có biện pháp
giáo dục phù hợp.
Thứ ba, phân loại được những học sinh cá biệt, xác định những lỗi mà
học sinh đó hay vi phạm, tìm hiểu các nguyên nhân như: Điều kiện hoàn cảnh
gia đình học sinh đó, học sinh đó thường đi học, chơi với nhóm học sinh nào,
thời gian học ở lớp, các môn khác và thời gian ở nhà các em thường làm gì…
Thứ tư, phải biết động viên kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng:

Thường xuyên theo dõi, nắm bắt đầy đủ chính xác tình hình học tập để tác động,
uốn nắn hoặc biểu dương học cá biệt đó ngay trong giờ sinh hoạt mọi hoạt động,
những lỗi vi phạm hay những biểu hiện tích cực của học sinh cá biệt trong từng
buổi. Tránh sự trì chiết học sinh để học sinh hiểu nhầm giáo viên trù dập mình.
Vậy dựa vào đâu để thu thập được các thông tin trên? Thông qua nhận xét trong
sổ đầu bài, qua giáo viên bộ môn, ban theo dõi nề nếp của nhà trường, ban cán
sự lớp, bạn bè thân của học sinh … Giáo viên phải biết trân trọng những gì là
tốt dù rất nhỏ của HS. Một lời động viên khích lệ kịp thời khi các em chỉ có một
việc làm tốt rất nhỏ cung đủ làm cho các em thấy tự tin hơn, thấy mình thực sự
có ích. Hãy mạnh dạn giao việc cho chúng, hướng dẫn các em để chúng làm
theo định hướng của mình nhưng vẫn phải để “Đất” cho các em thể hiện tính
sáng tạo, tuyệt đối không được áp đặt.
Thứ năm, phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong xã hội: Để làm
tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, giáo viên bộ môn, giáo viên
chủ nhiệm đã đến thăm gia đình của học sinh cá biệt, mời phụ huynh của những
học sinh đó đến trường để trao đổi, lập kế hoạch cụ thể hình thức trao đổi thông
tin phối hợp với những phụ huynh:
- Bằng điện thoại: Giáo viên chủ nhiệm cho phụ huynh đăng ký số điện thoại
vào sổ chủ nhiệm và thông báo số điện thoại của mình cho phụ huynh học sinh
biết, ngay từ buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm. Giáo viên chủ nhiệm có thể
liên lạc trực tiếp với phụ huynh học sinh bằng số điện thoại khi cần thiết và
ngược lại phụ huynh học sinh có thể liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để nắm
thông tin về học sinh.
- Bằng sổ liên lạc, để thông báo thường xuyên mỗi tuần 01 lần: Giáo viên chủ
nhiệm nhận xét về kết quả học tập, số buổi nghỉ, số lần bỏ tiết, đi học chậm và
các vi phạm khác, nhận xét về thái độ, chiều hướng tiến bộ của học sinh cá biệt
đó và đưa học sinh hoặc bạn cán sự lớp chuyển về cho phụ huynh vào ngày thứ
7, phụ huynh học sinh xem sau đó nhận xét các hoạt động của học sinh tại gia
đình và ký xác nhận rồi chuyển lại cho giáo viên chủ nhiệm vào sáng thứ 2 tuần
sau.

- Trực tiếp về thăm gia đình: Đặc biệt đối với học sinh hay nghỉ học, bỏ giờ, có
nguy cơ bỏ học như: Phạm Ngọc Duy, Phạm Đình Quốc, Phan Quốc Bảo, Biền
Ngọc Long …nếu nghỉ học không có lí do, hoặc viết giấy phép nhưng không có
chữ ký phụ huynh, có chữ ký phụ huynh nhưng không đúng, không ghi số điện


thoại vào giấy xin phép … thì giáo viên chủ nhiệm trực tiếp đến gia đình học
sinh ngay trong buổi học hôm đó để xác định thông tin, đông thời giúp gia đình,
đặc biệt là các bậc bố, mẹ cần đặc biệt quan tâm đến giáo dục con trẻ, phải hiểu
con, hiểu được bạn bè của con, nói chuyện được với con. Làm sao trở thành bạn
của con để con thoải mái bộc bạch các tâm tư nguyện vọng của mình, qua đó bố
mẹ tìm cách lựa lời đưa đến cho con các suy nghĩ và hành động đúng.
- Với các tổ chức Đoàn, Đội và giáo viên bộ môn tăng cường chăm lo giáo dục
đạo đức cho các em thông qua các nội dung học tập và sinh hoạt hàng ngày,
hướng suy nghĩ và hành động của các em vào các hành vi mẫu mực lành mạnh,
tốt đẹp, có đạo đức, có văn hóa. Biết lồng vào các nội dung học tập ngay trên
lớp một cách tự nhiên nhằm trang bị cho các em những hành vi đạo đức cần có.
Bân giám hiệu nhà trường phải dạy các em sống có kỷ luật, biết kịp thời lên án
mạnh mẽ các hành vi vô kỷ luật, phi đạo đức cả bằng lời nói và hành động cụ
thể chứ không phải chỉ biết đứng ngoài chứng kiến các hành vi vô đạo đức tự do
diễn ra mà mình thì vô can, đứng ngoài cuộc.
Thứ sáu,dùng tình cảm để cảm hóa các em: Đối với đối tượng học sinh
này không nên lúc nào củng quát mắng mà cần thường xuyên quan tâm, gần
gũi, để các em cảm thấy mình không bị xa lánh, ghét bỏ và các em có thể chia
sẻ những vướng mắc, từ đó có những lời khuyên đúng đắn, phù hợp tháo gỡ cho
các em.
Thứ bảy, kiên trì tạo niềm tin: Phân công các bạn học sinh trong lớp theo
dõi, giúp đỡ học sinh cá biệt: Tất cả các bạn học sinh trong lớp đều phải có trách
nhiệm giúp đỡ các bạn học sinh chậm tiến trong lớp, nhưng để theo dõi chính
xác, đầy đủ và có trách nhiệm hơn, cần phải phân công cụ thể người theo dõi,

giúp đỡ học sinh cá biệt, thành lập đôi bạn cùng tiến, đôi bạn vượt khó…
Thường lứa tuổi học sinh dễ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu nhưng cũng dễ
tiếp thu những điều hay lẽ phải, dễ hòa mình vào những trò chơi có tính tập thể,
tính giáo dục cao . Do đó giáo viên chủ nhiệm nên phân công một nhóm bạn tốt,
cùng hoàn cảnh, cùng sở thích, ước mơ ... sinh hoạt, học tập với đối tượng này
dần lôi kéo các em hòa nhập vào các cuộc chơi bổ ích, từ đó xóa bỏ các mặc
cảm là học sinh hư để rồi cùng với các thành viên trong lớp xây dựng tập thể
vững mạnh .
Mặt khác, thông qua nhóm bạn tốt, giáo viên chủ nhiệm giao cho hcoj
sinh cá biệt thực hiện một số công việc, tạo những điều kiện để những học sinh
này hoàn thành và động viên khích lệ các em để các em xóa những tự ti, mặc
cảm, hòa mình với bạn bè. Ngoài ra có thể vận động gia đình của nhóm bạn tốt
tham gia vào việc giúp đỡ các em bằng cách tạo tâm lý xem gia đình của bạn
như gia đình mình, tạo điều kiện cho các em cùng tham gia học tập với con em
mình để tách dần ra khỏi nhóm bạn chưa ngoan. Việc làm này quả là một cố
gắng trong đó vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng và sự tham gia của
Ban chấp hành hội phụ huynh phối kết hợp là rất cần thiết. Vì Ban chấp hành
hội phụ huynh là cầu nối giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm với gia đình học
sinh. Thực tế, những năm qua Thường trực Hội phụ huynh học sinh đã giúp cho


nhà trường, giáo viên chủ nhiệm bằng cách tác động với phụ huynh để cha mẹ
các em quan tâm và có trách nhiệm đối với con cái của họ hơn, từ đó sẽ hạn chế
được HS hoang nghịch, giáo dục học sinh từ chỗ hay gây gỗ đánh đập, bỏ học,
trốn học đến đi học chuyên cần và học tập nghiêm túc.
Thứ tám, mặc dù vậy không phải lúc nào chúng ta củng dùng tình cảm để
cảm hóa được các em mà đôi lúc củng cần có hình thức xử lí khi học sinh vi
phạm:
- Cho học sinh vi phạm viết bản tự kiểm điểm, kiểm điểm trước lớp và tự
nhận hình thức kỉ luật.

- Tuỳ vào mức độ vi phạm có thể khiển trách trước lớp hoặc đề nghị lên
Hội đồng kỉ luật để xử lí.
- Xếp loại hạnh kiểm không quá mức trung bình trong tháng đó.
- Thông báo cho gia đình học sinh biết.
Thứ chín, trong một số trường hợp với các mức độ vi phạm nghiêm trọng
hoặc học sinh chậm sửa chữa, gây những hành động và hậu quả nghiêm trọng
giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với Liên Đội, chi Đoàn, Ban giám hiệu, gia
đình và công an địa phương để có biện pháp giáo dục học sinh. Hiện nay ở địa
phương đã hình thành các thôn văn hóa, đó là điều kiện tốt để các Đoàn thể
cùng với nhà trường, qua đó giáo dục học sinh. Các đoàn thể, chính quyền địa
phương giúp cho các thành viên xây dựng gia đình văn hóa, hạn chế tình trạng
cha mẹ bỏ mặc con cái đi làm ăn, những mối bất hòa trong gia đình dần dần
chấm dứt, từ đó cha mẹ sẽ có điều kiện chăm sóc giáo dục con cái tốt hơn.
Thứ mười, biết chấp nhận và yêu thương: Để nâng cao hiệu quả giáo dục
toàn diện, đặc biệt là học sinh cá biệt giáo viên chủ nhiệm nên tránh những điều
sau:
- Không cô lập học sinh cá biệt đối với tập thể.
- Không xúc phạm và làm tổn thương danh dự của học sinh trước tập thể.
Một lời nói cũng cần phải thận trọng.
- Không quá khắc khe xử lý mạnh tay bằng những hình thức kỷ luật nặng
nề, đe dọa, thành kiến không dùng lời lẽ nặng nề dao to búa lớn.
- Một điều tôi nghĩ là tối kỵ đối với học sinh cá biệt, đó là không được
đánh học sinh – dù chỉ là một cái tát tay.
- Không bỏ mặc và phủ nhận những chuyển biến của học sinh cá biệt.
Những thay đổi theo chiều hướng tích cực của học sinh – dù nhỏ cũng đáng trân
trọng và phải ghi nhận.
Thứ mười một, khi lớp có học sinh cá biệt ngoài những điều cần tránh
giáo viên chủ nhiệm nên làm:
- Đối với học sinh cá biệt, người GVCN phải biết nhìn bằng con mắt của
tình thương và sự thông cảm thật sự xem học sinh như người thân của mình,ta

nên có cái hiền từ bao dung của người mẹ,người cha cái gần gũi cảm thông của
người anh, người chị và cái thân thiết của một người bạn.


- Có điều kiện tâm tình, gặp gỡ, trao đổi với các em, với gia đình, người
thân của các em ...
- Nhẹ nhàng phân tích những mặt ưu, khuyết, đúng sai trong nhận thức,
suy nghĩ của các em ... Giúp các em nhận biết những ưu điểm của mình và biết
phát huy nó.
Với những biện pháp trên khi làm công tác chủ nhiệm lớp, sẽ đem lại
hiệu quả tương đối tốt, cụ thể tôi thành công trong“ giáo dục học sinh cá biệt,
nói không với bạo lực học đường là giải pháp tốt nhất giảm nguy cơ bỏ học,
nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện ” :
Năm học: 2015 - 2016, tôi chủ nhiệm lớp 9A, tôi và tập thể lớp chủ
nhiệm, đã giáo dục cảm hóa được em Phạm Ngọc Duy, hoàn cảnh của em thật
tội nghiệm ba em bỏ mẹ em khi em vừa mới chào đời, em bắt đầu thay đổi khi
mẹ đi lấy chồng khác, từ học sinh ngoan học tốt trở thành học sinh cá biệt hay
bỏ học trốn theo bạn xấu đi chơi bị da, điện tử. Ngoài ra còn có em Biền Ngọc
Long em trở nên hư hỏng, hay tụ tập gây gỗ đánh nhau, lôi kéo các bạn trong
lớp, trong trường tham gia đánh nhau với các bạn trường khac… từ khi ba me
em li thân. Em Phan Quốc Bảo và Nguyễn Nhật Bảo Linh, Phạm Đình Quốc là
hai học sinh học yếu, thường xuyên bỏ học, tụ tập quán sá chơi bời…Bằng sự
nổ lực của bản thân, được sự giúp đở của Ban giám hiệu, Đoàn, Đội và sự kết
hợp có hiệu quả với gia đình, chính quyền địa phương các em hiện tại ra trường
Bảo và Quốc tiếp tục học trung học phổ thông, còm Long, Bảo Linh và Duy
mặc dù không học cấp ba nữa nhưng hiện tại các em đang vừa đi làm vừa tham
gia học nghề ở Đà Lạt. Năm học 2016 -2017, là năm học có thể nói hơi vất vả
và khó khăn, bởi tôi được nhà trường phân chủ nhiệm lớp 8A, lớp tôi có nhiều
học sinh khá giỏi nhưng cũng là lớp có số học sinh yếu kém lớn (4 em Hạnh,
Tài, Xuân Dũng, Minh Tuấn) , thêm vào đó số học sinh cá biệt chiếm tỉ lệ cao

( Hai em có mẹ không có ba, hai em ba mẹ li thân ở với ông bà, một em mồ côi
cha…), đặc biệt có em Khải là em có hạnh kiểm yếu từ lúc lớp 6. Nhưng với
kinh nghiệm và từ những bài học của năm học trước tôi đã vận dụng thành
công, số học sinh cá biệt của lớp tôi tiến bộ rõ rệt, có em còn đạt thành tích học
tập vượt bậc như em Nhàn, em Minh Tuấn…tình trạc gây gỗ đánh nhau như đầu
năm không còn. Hãy tôn trọng nhân cách của các em, đem đến cho các em hơi
ấm của tình người, các em cần được đối xử tử tế, cần được yêu thương và tôn
trọng. Không ai được ngược đãi các em vì các em học chậm. Các em có quyền
được đặt câu hỏi và yêu cầu thầy cô giáo giải thích cho em hiểu. Chính vì vậy
mới cần có trường học. Và đó là lý do tại sao cần có thầy cô giáo...”
Giúp học sinh cá biệt khắc phục sửa chữa những sai phạm của mình và
chú ý theo dõi,động viên khích lệ kịp thời.Tôi nghĩ rằng một lời khen học sinh
cá biệt sẽ có tác dụng hơn là một tờ tự kiểm. Và điều này thì ai cũng biết: quá
cứng thì dễ gãy, quá mềm thì khó uốn.Trong sự nghiệp trồng người thì học sinh
cá biệt giống như cái cây không mộc thẳng. Đối với loại cây này người GVCN
phải gia công nhiều hơn. Thàng công trước mắt là học sinh ra trường với học
lực khá giỏi, hạnh kiểm tốt. Nhưng lâu dài,năm năm,mười năm hai mươi năm


sau học sinh gặp mình còn biết gật đầu chào, biết nói một lời thăm hỏi, biết
nhắc lại những sai phạm xưa kia như những gì nông nổi của một thời tuổi trẻ.
Tôi nghĩ niềm vui thật sự của người GVCN là lúc đó. Khi người học sinh chưa
ngoan của mình biết nhận lỗi một cách thành khẩn thì có nghĩa là biện pháp
giáo dục của mình phần nào đó đã thành công. Tóm lại góp phần hình thành
nhân cách học sinh – đặc biệt là học sinh cá biệt, tránh bạo lực học đường giảm
nguy cơ bỏ học – là nhiệm vụ quan trọng của người GVCN đó không chỉ là
nhiệm vụ trong một năm học, một cấp học mà là thiên chức đối với một đời
người – một thế hệ.
3. Kết luận:
3.1.Ý nghĩa của sáng kiến:

Với sáng kiến trên bản thân tôi mong muốn sẽ giúp các GVCN đạt được
kết quả cao trong sư nghiệp trồng người. Bởi sáng với ý nghĩa tốt đẹp sau:
- Học tập của các em hôm nay là nền tảng tri thức bền vững, để sau này các em
có điều kiện về xây dựng địa phương, xã hội, đất nước phát triển về kinh tế, xã
hội và là động lực góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
- Qua nội dung các giải pháp giáo viên sẽ liệt kê được các phương pháp thu thập
thông tin về học sinh cá biệt, các phương pháp giáo dục và các phương pháp
đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cá biệt, tránh vấn nạn bạo lực học
đường giúp cho phụ huynh an tâm hơn. Đặc biệt giáo viên có thể tích luỹ được
kinh nghiệm và có phương pháp linh hoạt trong giáo dục học sinh cá biệt.
- Mọi cố gắng của cô trò hôm nay, sẽ góp một phần lớn giữ vững danh hiệu
Trường THCS nơi các em học tập đạt “Trường học thân thiện – học sinh tích
cực”, là tập thể xuất sắc vững mạnh trên quê hương giàu truyền thống cách
mạng anh dũng.
- Ý nghĩa quan trọng nhất phải chăng là với học sinh cá biệt, các em cần có sự
quan tâm của gia đình – nhà trường - xã hội. Vì một môi trường học đường lành
mạnh, Học sinh “hãy nói không với bạo lực học đường”. Mỗi người lớn trong
gia đình, nhà trường và xã hội phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.

3.2.Kiến nghị, đề xuất
Sáng kiến kinh nghiệm “ giáo dục học sinh cá biệt, nói không với bạo
lực học đường là giải pháp tốt nhất giảm nguy cơ bỏ học, nâng cao hiệu quả
giáo dục” của tôi đưa vào áp dụng khả thi, tôi xin đề xuất kiến nghị với lãnh
đạo nhà trường các yêu cầu sau:
- Tạo cho các em nhiều sân vui chơi giải trí lành mạnh, giàu về nội dung
và phong phú về hình thức, phù hợp với lứa tuổi của các em. Đặc biệt tuyên
truyền về truyền thống quê hương, về chiến khu Trung Thuần và danh nhân
Nguyễn Hàm Ninh vào những ngày lễ lớn để giúp các em thấy được truyền



thống hiếu học, giàu tình yêu quê hương và truyền thống cách mạng của ông
cha mà tiếp nối.
- Cần có chính sách hộ trợ cho những em có hoàn cảnh khó khăn. Đối với
các bộ môn dạy bộ trợ kiến thức toán, văn, anh (không thu tiền) của các em học
sinh có học lực yếu. Để động viên, khích lệ đó củng là một trong những giải
pháp tốt giúp các em học sinh cá biệt tiến bộ.
Tóm lại, nếu làm giáo viên chủ nhiệm, bạn không biết cách để giáo dục
đúng đắn thì học sinh đó sẽ trơ nên hư hỏng, quậy phá, gây gỗ và đánh đập các
bạn, khả năng bỏ học rất cao. Là một giáo viên cần phải có những biệt pháp
tích cực để vận động các em hiểu và khắc phục những sai trái đó, làm được điều
đó cần có sự kết hợp của nhiều tổ chức. Trong đó vai trò của người GVCN là
quan trọng nhất. Bởi chính họ là người quan tâm gần gủi nhất đối với học sinh,
và là người phải biết kết hợp với chính quyền xã và hội phụ huynh, đặc biệt là
sự hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường. Từ đó giúp gia đình phụ huynh thấy
được sự quan tâm của thầy, cô và mọi người, thấy được việc học của con em là
cần thiết và quan trọng hơn cả.
Đã có không ít những bài viết nói về sự suy thoái vấn đề
đạo đức học sinh, bạo lực học đường, cũng có không ít những
giải pháp được đưa ra. Nhưng theo tôi, nói thì rất dễ, làm mới
khó, đặc biệt làm thế nào để đem lại hiệu quả cao thì còn khó
hơn rất nhiều. Vì vậy, tuỳ theo từng đối tượng và hoàn cảnh của
từng học sinh cụ thể, bằng tình yêu thương với học sinh và tình
yêu với nghề, tôi tin chúng ta sẽ có những biện pháp để giáo
dục, cảm hoá các em. Bản thân tôi tin tưởng rằng, là ngôi trường vững
mạnh trên mãnh đất quê hương cách mạng, với quyết tâm và tình đoàn
kết, cùng với nổ lực dạy bảo tận tình của giáo viên và sự cố gắng học tập của
học sinh sẽ làm tốt lời Bác dạy trong sự nghiệp trồng người vĩ đại.
Trong phạm vi đề tài này, tôi đã thu nhận được một số kết quả nhất định
cho bản thân mình. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn nên có thể nói

rằng những kết quả này chỉ là bước đầu. Tôi mong muốn các cấp chuyên môn
cùng các đồng nghiệp đóng góp cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn
thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn.!
MỤC LỤC
Các phần
1. Phần mở đầu:
1.1. Lý do chọn sáng kiến
01
1.2. Phạm vi áp dụng, điểm mới của
sáng kiến
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần 02

Trang


nghiên cứu
2.1.1.Về phía giáo viên
2.1.2. Về phía học sinh
2.2. Các giải pháp:
2.2.1. GVCN không ngừng nâng cao
về chuyên môn ghiệp vụ,
rèn luyện nhân cách và phải thật sự có
tâm huyết với nghề.
2.2.2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến
các em bỏ học nửa chừng và tìm ra
giải pháp để khắc phục nguyên nhân
đó.
3. Kết luận:
3.1.Ý nghĩa của sáng kiến

3.2.Kiến nghị, đề xuất

02
03
03
04

05
06,07
08
08
08
09



×