Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN một số kinh nghiệm trong chỉ đạo dạy học phân môn tập làm văn lớp 3 dạng bài kể hay nói viết về một chủ để nhằm nâng cao chất lượng dạy môn tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.26 KB, 14 trang )

PHầN Mở ĐầU
1. Lý do chọn vấn đề:
Trong chơng trình Tiểu học hiện nay, mục tiêu chính của môn
Tiếng Việt là hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết. ở lớp 3, phân môn Tập làm văn rèn cả bốn kỹ
năng đó, nó góp phần bổ sung kiến thức, rèn luyện t duy, giúp học
sinh có năng lực sử dụng Tiếng Việt để học tập, giao tiếp, trau dồi
những ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc,
bồi dỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp và hình thành nhân
cách cho các em.
Tuy nhiên, Tập làm văn là phân môn khó dạy nhất trong chơng
trình Tiếng Việt Tiểu học. Nó là phân môn mang tính sáng tạo vì
một bài tập làm văn thể hiện sự suy nghĩ, t duy của cá nhân, là tác
phẩm không trùng lặp của mỗi học sinh. Phân môn này đòi hỏi ngời
thầy, ngời trò phải thật sự say mê nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp thu
bằng cả trí óc lẫn tâm hồn thì mới có thể dạy và học tốt đợc. Một
bài tập làm văn là kết quả của sự tổng hợp kiến thức về lí thuyết
Tập làm văn, kiến thức đã học trong phân môn Tập đọc, Luyện từ
và câu, kiến thức về đời sống xã hội, đồng thời phải có kĩ năng
diễn đạt. Ngời GV cần vận dụng linh hoạt, tích cực đổi mới phơng
pháp dạy học, quan tâm đến việc lấy HS làm trung tâm trong quá
trình dạy học. GV phải quan tâm, giúp HS làm ra sản phẩm (kết
quả học tập của HS) chứ không phải quan tâm đến sản phẩm (đáp
án), nghĩa là GV phải gợi mở hớng dẫn để HS làm đợc bài tập.Với
học sinh, làm đợc một bài Tập làm văn hay, các em cần phải huy
động các kiến thức về Tập đọc, Luyện từ và câu, các hiểu biết về
môi trờng xung quanh cuộc sống Nói chung môn Tập làm văn đòi
hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ các phân
môn khác của môn Tiếng Việt. Bởi vậy, Tập làm văn mang tính thực
hành, toàn diện, tổng hợp.
Qua thực tế chỉ đạo hoạt động dạy và học của bản thân, qua


dự giờ giáo viên, đặc biệt là khi dự giờ tiết Tập làm văn lớp 3 trong
nhà trờng, bản thân tôi thấy có nhiều chỗ băn khoăn, trăn trở: Giáo
viên cha biết cách khai thác dẫn dắt học sinh tìm tòi kiến thức
1


nhất là với dạng bài Kể hay nói, viết về một chủ đề lại càng lúng
túng hơn. Bên cạnh đó, các em học sinh lớp 3 vốn sống còn ít, vốn
hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, cha định rõ trong giao tiếp.
Cụ thể nh: các em viết câu rời rạc, cha liên kết, thiếu lôgic hoặc
các câu đã có đủ ý nhng cha có hình ảnh, các từ ngữ đợc dùng về
nghĩa cha rõ ràng; việc trình bày diễn đạt ý của các em có mức
độ rất sơ lợc, đặc biệt là khả năng miêu tả. Mặt khác tính sáng tạo
thực hành trong văn bản cha cao, thể hiện ở bố cục bài văn, cách
chấm câu, sử dụng hình ảnh gợi tả cha linh hoạt, sinh động. Điều
đó đã làm cho các em chán nản, lo sợ khi học tiết Tập làm văn. Vì
thế yêu cầu đặt ra của Ban giám hiệu nhà trờng là chỉ đạo giáo
viên dạy Phân môn Tập làm văn nh thế nào để các em hứng thú,
tích cực, hào hứng với tiết Tập làm văn?
Xuất phát từ những vấn đề trên, cùng với ham muốn học hỏi,
muốn có cơ hội để tích luỹ thêm kinh nghiệm cho bản thân đã
thôi thúc tôi chọn vấn đề Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo
dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 dạng bài Kể hay nói,
viết về một chủ đề góp phần nâng cao chất lợng dạy học
môn Tiếng Việt làm sáng kiến kinh nghiệm của mình với mong
muốn góp phần thiết thực vào hiệu quả dạy học phân môn Tập làm
văn lớp 3 nói riêng, chất lợng môn Tiếng Việt nói chung ở trờng tiểu
học.
2. Phạm vi áp dụng và điểm mới của sáng kiến:
2.1. Phạm vi áp dụng của sáng kiến: Do năng lực của bản

thân còn hạn chế, vì vậy dựa trên thực tế chỉ đạo hoạt động dạyhọc, tôi chỉ trình bày một số kinh nghiệm trong chỉ đạo dạy học
dạng bài Kể hay nói, viết về một chủ đề của phân môn Tập làm
văn ở lớp 3 và nhân rộng tất cả các khối lớp ở trong trờng nhằm góp
phần nâng cao chất lợng dạy học môn Tiếng Việt trong nhà trờng.
2.2. Điểm mới của sáng kiến: Việc nghiên cứu để thực hiện
sáng kiến kinh nghiệm này tiến hành trong thời gian dài, đợc bản
thân rút kinh nghiệm qua quá trình chỉ đạo giảng dạy các môn
học, đặc biệt là phân môn Tập làm văn trong nhà trờng. Những
kinh nghiệm tích luỹ đợc, bản thân kịp thời ghi chép vào nhật kí
2


chỉ đạo hoạt động chuyên môn của mình và thờng xuyên cập nhật
để so sánh, rút kinh nghiệm vào từng thời điểm trong năm học và
so sánh kết quả với những năm học trớc. Từ đó đề ra những biện
pháp để chỉ đạo giảng dạy phân môn Tập làm văn đạt kết quả
cao hơn.

PHầN NộI DUNG
i. Thực trạng dạy học dạng bài Kể hay nói, viết về một chủ đề của
phân môn Tập làm văn lớp 3 ở trờng chúng tôi:
1.Việc dạy của giáo viên: Qua thực tế chỉ đạo dạy học và qua dự
giờ thăm lớp giáo viên trong trờng tôi nhận thấy:
Những mặt đã làm đợc: GV đã có sự chuẩn bị chu đáo: Phơng tiện, tài liệu, hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, ở nhiều mức
độ khác nhau, có nhiều dạng câu hỏi khác nhau. GV đã nhấn mạnh
đợc thể loại văn, kiểu bài, nội dung của đề bàiBớc đầu thay đổi
phơng pháp dạy học lấy HS làm trung tâm...
Những hạn chế: Phần mở rộng vốn từ của giáo viên còn hạn
chế. Khả năng diễn đạt của một số đồng nghiệp còn lúng túng,
ngôn ngữ cha đợc trau chuốt: giáo viên còn bí từ khi giảng. Kiến

thức bài còn bó hẹp hoàn toàn trong sách giáo khoa và chỉ biết nêu
lên trình tự trong sách giáo khoa chứ cha biết khắc sâu, chốt nội
dung khi dạy xong một tiết học. Khi dạy cho học sinh Kể hay nói,
viết về một chủ đề giáo viên chỉ có nêu nội dung mấy câu hỏi ở
sách giáo khoa cho học sinh trả lời bằng miệng sau đó yêu cầu học
3


sinh viết về chủ đề đó. Do vậy mà hiệu quả giờ dạy cha cao, học
sinh thực hành viết bài cha đợc, đặc biệt là những học sinh yếu.
Nguyên nhân của những hạn chế:
- Giáo viên còn thụ động kiến thức ở sách giáo khoa mà không chịu
tìm tòi đọc thêm tài liệu khác liên quan đến giảng dạy đặc biệt
là khi dạy Tiếng việt nên ngôn ngữ của giáo viên còn hạn hẹp, bí từ.
- Khi tổ chức các hoạt động trong giờ học, giáo viên cha phân
định đợc hoạt động nào là trọng tâm. Hình thức tổ chức dạy còn
nghèo do giáo viên cha thực sự đầu t vào chất lợng bài soạn.
- Giáo viên cha chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng các phơng
pháp dạy học và hình thức dạy học khác nhau vào các tiết dạy mà
chỉ giảng dạy theo một quy trình áp đặt, rập khuôn.
- Việc tổ chức dạy các giờ Tập làm văn (đợc coi là dạy mẫu ) ở các
trờng tiểu học cha nhiều nên giáo viên cha có cơ hội để học tâp
lẫn nhau nhằm nâng cao năng lực giảng dạy.
2.Việc học của học sinh:
Những u điểm nổi bật: Đa số HS đã xác định đợc trọng tâm
của đề bài. Học sinh khá -giỏi nói, viết lu loát, mạch lạc, dùng từ sắp
xếp ý, nối kết các đoạn thành một bài văn hoàn chỉnh có bố cục
chặt chẽ.
Những hạn chế:
- Học sinh lớp 3 vốn ngôn ngữ của các em cha nhiều: các em còn mãi

chơi nhiều hơn học. Việc tiếp thu bài còn thụ động theo cách
truyền tải của giáo viên nên ảnh hởng đến chất lợng học tập của các
em.
- Môn Tập làm văn là một môn khó, nhiều em còn ngại học văn, lời
suy nghĩ nên ở các giờ học các em còn ngại phát biểu, viết bài qua
loa cho xong chuyện. Cách dùng từ đặt câu cha đúng, viết đoạn
văn còn nghèo ý.
- Học sinh còn nhút nhát, cha mạnh dạn tự tin trong học tập.
- Các lỗi học sinh còn mắc phải nh: Lỗi lạc đề, lỗi chính tả, lỗi dùng
từ, lỗi về câu, lỗi trình bày
Nguyên nhân của những hạn chế: Học sinh không đọc kỹ đề
bài, không có kỹ năng xác định đề bài; cha nắm chắc luật chính
4


tả; dùng từ còn tùy tiện, cha biết sử dụng từ thích hợp, vốn từ còn
nghèo nàn, cha nắm đợc nghĩa của từ; viết câu còn rờm rà, có
nhiều chi tiết thừa, diễn đạt cha rõ ý; các câu còn cha liên kết, cha
lôgic trong đoạn văn; cha nắm chắc cách trình bày đoạn văn
ii. Một số biện pháp nâng cao chất lợng dạy học dạng bài Kể hay
nói, viết về một chủ đề của phân môn Tập làm văn lớp 3:
Từ cơ sở thực tiễn và thực trạng nh trên, tôi mạnh dạn đa ra
những biện pháp áp dụng trong chỉ đạo dạy học phân môn Tập
làm văn ở trờng chúng tôi dạng bài Kể hay nói, viết về một chủ
đềnh sau:
Biện pháp 1: Tích cực chỉ đạo giáo viên sử dụng linh hoạt các
hình thức hoạt động trong tiết dạy Tập làm văn theo hớng
đổi mới.
Việc tổ chức tốt các hình thức dạy học nhằm cuốn hút học
sinh vào các hoạt động học tập một cách chủ động tích cực. Các

hình thức dạy học giáo viên cần sử dụng trong tiết Tập làm văn nh:
thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân, hoạt động toàn lớp... Các hình
thức tổ chức hoạt động học có thể là: đóng vai, vận dụng các trò
chơi trong tiết học, các cuộc thi tiếp sức Qua đó học sinh lĩnh
hội kiến thức, tích cực, tự giác học mà chơi-chơi mà học. Không
khí học tập thoái mái khiến học sinh mạnh dạn, tự tin hơn. Các em
dần dần có khả năng diễn đạt, phát biểu ý kiến, đánh giá trớc đông
ngời một cách lu loát, rành mạch, dễ hiểu.
So sánh với phơng pháp dạy Tập làm văn lớp 3 truyền thống: mỗi
tiết Tập làm văn chú trọng đến mục tiêu là hình thành bài văn
theo một đề bài thuộc một thể loại văn nào đó dới dạng nói hoặc
viết. Tiết học diễn ra theo tiến trình: giáo viên hớng dẫn làm bài
dựa theo dàn bài thuộc thể loại chung, đa các câu hỏi gợi ý... khiến
học sinh dễ nhàm chán, có cảm giác bị bắt buộc theo khuôn mẫu,
không khuyến khích học sinh nói, viết những cảm xúc, nhận xét,
đánh giá, sự miêu tả của chính các em.
Trong chơng trình sách giáo khoa lớp 3 hiện hành, mỗi tiết Tập
làm văn là một hệ thống bài tập có tính định hớng, gợi mở, với
5


nhiều dạng bài: nghe-nói, nói-viết, nghe-nói-viết...Vì vậy, trong chỉ
đạo dạy Tập làm văn, chúng tôi yêu cầu giáo viên vẫn bám sát mục
đích, yêu cầu của tiết dạy, bài dạy nhng linh hoạt, chủ động hơn
trong cách tổ chức các hoạt động dạy-học, phân bố thời gian hợp lý,
vừa tránh đợc những nhợc điểm nêu trên vừa tạo đợc không khí học
tập, vừa phát huy đợc tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
Cách tổ chức các hình thức hoạt động linh hoạt nh trên huy
động đợc tất cả học sinh tham gia vào hoạt động học tập, tạo đợc
không khí thi đua học tập giữa từng học sinh với nhau, và giữa các

nhóm học sinh, tạo đợc hứng thú học tập cho học sinh, học sinh
tham gia các hoạt động học một cách hào hứng, tích cực, sáng tạo.
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên tìm hiểu kĩ nội dung đề
bài:
2.1. Xác định rõ yêu cầu các bài tập: ở mỗi đề tài của loại bài Tập
làm văn nói- viết, giáo viên cần cho học sinh tự xác định rõ yêu cầu
các bài tập. Giúp học sinh tự xác định đúng yêu cầu bài tập để khi
thực hành các em sẽ không chệch hớng, đảm bảo đúng nội dung
đề tài cần luyện tập.
2.2. Nắm vững hệ thống câu hỏi gợi ý:
Sách giáo khoa lớp 3, bài Tập làm văn nói -viết thờng có câu hỏi
gợi ý, các câu hỏi này sắp xếp hợp lí nh một dàn bài của một bài
Tập làm văn. Học sinh dựa vào gợi ý để luyện nói, sau đó viết
thành một đoạn văn ngắn. Giáo viên cần cho học sinh đọc toàn bộ
các câu gợi ý để hiểu rõ và nắm vững nội dung từng câu; từ đó
giúp các em trình bày đoạn văn rõ ràng, mạch lạc đủ ý, đúng từ,
đúng ngữ pháp. Giúp học sinh nắm vững nội dung từng câu hỏi gợi
ý sẽ hạn chế đợc việc trình bày ý trùng lặp, chồng chéo, không có
sự liên kết giữa các ý với nhau trong đoạn văn.
2.3. Tìm hiểu các câu gợi ý:
Trớc khi học sinh thực hành bài tập luyện nói, giáo viên cần giúp
các em hiểu nghĩa của các từ ngữ có trong câu hỏi để học sinh
hiểu và trình bày đúng yêu cầu, các từ ngữ này có thể là các từ
khó hoặc từ địa phơng. Nếu là từ địa phơng, giáo viên có thể

6


cho học sinh sử dụng từ địa phơng mình để học sinh làm bài dễ
dàng hơn.

2.4. Chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ:
Trong các câu gợi ý có một số câu dài hoặc quá ngắn gọn
khiến học sinh lúng túng khi diễn đạt ý, do đó ý không trọn vẹn,
bài văn thiếu sinh động sáng tạo. Giáo viên cần chia thành nhiều
câu gợi ý nhỏ để giúp các em có những ý tởng phong phú, hồn
nhiên. Việc chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ sẽ có nhiều học sinh đợc
rèn kĩ năng nói, giúp các em thêm tự tin và giáo viên dễ dàng sửa
chữa sai sót cho học sinh.
Nh vậy qua hệ thống câu hỏi, giúp học sinh bày tỏ đợc thái
độ, tình cảm, ý kiến nhận xét đánh giá của mình về vấn đề nêu
ra trong bài học. Song song với quá trình đó giáo viên cần hỏi ý
kiến nhận xét của học sinh về câu trả lời của bạn để học sinh rút
ra đợc những câu trả lời đúng, cách ứng xử hay. Từ đó giúp học
sinh mở rộng vốn từ, rèn lối diễn đạt mạch lạc, lôgíc, câu văn có
hình ảnh có cảm xúc. Trên cơ sở đó bài luyện nói của các em sẽ trôi
chảy, sinh động, giàu cảm xúc đồng thời hình thành cho các em
cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống.
Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên thực hiện có hiệu quả hoạt
động hớng dẫn học sinh tìm ý:
Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi nên đa số bài văn của học sinh
lớp 3 có ý tởng cha phong phú, sáng tạo, các em thờng trình bày hạn
hẹp trong khuôn khổ nhất định. Giáo viên cần giúp các em tìm ý
để thực hành một bài văn nói viết hoàn chỉnh về nội dung với
những ý tởng trong sáng, giàu hình ảnh và ngây thơ chân thật.
Để thực hiện đợc điều đó, chúng tôi thờng lu ý giáo viên hớng dẫn
học sinh một cách chặt chẽ từ sự liên tởng về các sự vật, các hoạt
động. Từ đó học sinh dễ dàng tìm ý và diễn đạt bài văn rõ ràng,
mạch lạc hơn. Trong một tiết Tập làm văn với một đề tài nào đó,
học sinh có thể quên một số hình ảnh, sự việcmà các em đã
quan sát hoặc tìm hiểu qua thực tế. Giáo viên phải khơi gợi cho học

sinh nhớ lại bằng những câu hỏi nhỏ có liên quan đến yêu cầu bài
tập, phù hợp thực tế và trình độ học sinh để các em dễ dàng diễn
7


đạt. Nếu trong một bài Tập làm văn, học sinh chỉ biết diễn đạt nội
dung bằng những gì đã quan sát; hoặc thực hành một cách chính
xác theo các gợi ý; bài làm nh thế tuy đủ ý nhng không có sức hấp
dẫn, lôi cuốn ngời đọc, ngời nghe. Vì vậy, với từng đề bài giáo viên
nên có những câu hỏi gợi ý, khuyến khích học sinh liên tởng, tởng tợng thêm những chi tiết một cách tự nhiên, chân thật và hợp lí qua
việc sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá, để từ đó học sinh
biết trình bày bài văn giàu hình ảnh, sinh động, sáng tạo.
Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên thực hiện có hiệu quả hoạt
động hớng dẫn học sinh cách diễn đạt:
Nh đã nói, do tâm lí lứa tuổi nên bài văn thực hành của học
sinh lớp 3 tuy có ý tởng, nhng vẫn còn nhiều sai sót về diễn đạt nh:
dùng từ cha chính xác, ý trùng lặp, các ý trong đoạn văn cha liên kết
nhau nên trình bày cha rõ ràng mạch lạc. Vì vậy, khi học sinh trình
bày, giáo viên phải hết sức chú ý lắng nghe, ghi nhận những ý tởng
hay, ý có sáng tạo của học sinh để khen ngợi; đồng thời phát hiện
những sai sót để sửa chữa. Giáo viên cần đặt ra tiêu chí nhận xét
thật cụ thể để học sinh làm cơ sở lắng nghe bạn trình bày; phát
hiện những từ, ý, câu hay của bạn để học hỏi và những hạn chế
của bạn để góp ý, sửa sai.
Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên hớng dẫn học sinh cách sửa
chữa lỗi sai một cách triệt để:
5.1. Hớng dẫn sửa chữa từ:
Trờng hợp học sinh dùng từ cha chính xác nh các từ ngữ cha phù
hợp, nghĩa từ cha hay hoặc hay dùng từ địa phơngví dụ: Cô em
rất chăm chỉ trong giảng dạy , Thầy em thờng mang áo trắng

Khi học sinh phát hiện sai sót đó, giáo viên giúp các em sửa chữa
thay đổi từ phù hợp. Đối với từ học sinh dùng trùng lặp nhiều lần
trong một câu (ví dụ: Bác Bình là ngời hàng xóm của em. Bác
Bình rất tốt với em. Bác Bình luôn giúp em học bài), giáo viên hớng dẫn học sinh lợt bớt từ hoặc dùng từ phù hợp để thay thế. Trong
trình bày bài văn, học sinh vẫn thờng dùng từ ngôn ngữ nói, giáo
viên nên hớng dẫn học sinh thay thế bằng từ ngôn ngữ viết trong
sáng hơn.
8


5.2. Hớng dẫn sửa chữa đặt câu:
Học sinh nói viết câu cha hay cha đủ ý, giáo viên cần hớng dẫn
học sinh sửa chữa bổ sung ý vào cho đúng; câu dài dòng ý cha rõ
ràng mạch lạc cần cho học sinh sửa sai lợt bỏ ý d ý trùng lặp. Giáo
viên khuyến khích học sinh tự sửa câu văn cha hay của mình bằng
những câu văn hay của bạn.
5.3. Hớng dẫn sửa chữa đoạn văn:
Với mỗi chủ đề của bài Tập làm văn nếu học sinh trình bày
đủ nội dung theo gợi ý đã cho thì bài văn của các em xem nh hoàn
chỉnh. Nhng để có một đoạn văn mạch lạc rõ ràng, ý tởng liên kết
chặt chẽ nhau thu hút đợc ngời đọc; giáo viên cần giúp các em biết
viết đoạn văn có mở và kết đoạn, biết dùng từ liên kết câu, dùng
câu liên kết đoạn một cách hợp lí và sáng tạo. Ví dụ với gợi ý kể về
trận thi đấu thể thao, từng gợi ý phần mở đoạn có rời rạc, giáo viên
có thể hớng dẫn học sinh liên kết các ý với nhau, khi kể không theo
trình tự từng ý nhng vẫn đảm bảo nội dung và làm cho phần mở
đoạn sinh động lôi cuốn ngời đọc hơn. Hoặc hớng dẫn học sinh
dùng những câu mở đầu đoạn văn để nói hoặc kể một cách sáng
tạo.
Khi kể về một việc làm một hoạt động nào đó, giáo viên cần

khuyến khích học sinh sử dụng những từ liên kết câu thể hiện
trình tự diễn biến của sự việc nh: đầu tiên; kế tiếp; sau đó;
cuối cùng để đoạn văn gắn kết chặt chẽ liên tục từng ý với
nhau. Do đặt điểm lứa tuổi và trình độ từng đối tợng học sinh
không đồng đều nhau nên các em cha hiểu nhiều về từ, câu liên
kết trong đoạn văn viết; vì vậy giáo viên cần hớng dẫn bằng những
gợi ý giản đơn dễ hiểu, có thể cho học sinh khá giỏi làm mẫu để
giúp các em trình bày tốt hơn đoạn văn viết của mình. Trong việc
hớng dẫn học sinh sửa chữa bài viết, giáo viên cần đa ra tiêu chí
đánh giá cụ thể giúp học sinh phát hiện những đoạn văn hay, ý tởng phong phú sáng tạo đồng thời phát hiện những hạn chế còn
vấp phải trong bài viết. Từ đó học sinh có sự suy nghĩ để sửa
chữa cách diễn đạt ý tởng trong bài viết của mình một cách hợp lí
và sáng tạo.
9


Biện pháp 6: Chỉ đạo giáo viên tăng cờng rèn cho học sinh
nói- kể lu loát:
Mục đích chính là rèn kỹ năng dùng lời nói để diễn đạt. Vì
vậy GV giúp HS tích cực kể, nói. HS phải có ý thức rèn luyện kỹ
năng nói. GV cần hớng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài nh:
Có kỹ năng đọc đề bài, xác định đề bài, nhấn mạnh những yêu
cầu trọng tâm. Lời nói, lời kể của HS chỉ cần diễn đạt đúng, tự
nhiên và giản dị, cha đòi hỏi sự trau chuốt bóng bẫy về lời văn. HS
có thể dùng nhiều câu ngắn hoặc các câu có từ nối, từ liên kết
giữa các câu. Đặc biệt chú ý đến điệu bộ, cử chỉ, ngữ điệu của
HS.
Trong lớp học trình độ HS không đồng đều. Vì vậy khi soạn
bài cũng nh lên lớp GV chú ý đến các dạng câu hỏi. Câu hỏi dễ cho
em yếu và ngợc lại. GV phải đặt mình vào vị trí của HS để hình

dung những khó khăn của HS khi nói trớc lớp. Nên có kế hoạch cụ thể
chi tiết cho tiết học tập làm văn nói. Phải chú ý tất cả các đối tợng.
HS trung bình, yếu nói từng ý nhỏ để các em tự tin. Nếu HS cha
nói đợc hoặc nói sai GV phải bình tĩnh gợi ý. Đối với HS khá, giỏi cho
trình bày một vấn đề hay cả bài, chú ý câu văn có hình ảnh, lời
nói có ngữ điệu để cho các em khác nghe và học tập.
Ngoài việc cung cấp đề bài, cung cấp kiến thức cho HS, GV
phải biết xây dựng những tình huống giao tiếp, thu hút đợc sự
chú ý tạo ra những nhu cầu muốn nói, muốn bộc lộ ý kiến riêng của
cá nhân mình về vấn đề đợc đa ra. Bên cạnh rèn kỹ năng nói cần
quan tâm thích đáng đến kỹ năng nghe, HS nghe tốt sẽ hiểu rõ,
nắm đợc bản chất của câu truyện, của vấn đề đợc trình bày,
nghe để sửa. Qua nghe, HS nhận xét đợc bài của bạn. Từ đó HS
vừa nâng cao ý thức học tập vừa rút kinh nghiệm điều chỉnh khả
năng của chính mình.
Khi rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh giáo viên cần chú ý tạo
cho học sinh có hứng thú khi nói vì học sinh không thể nói đợc
hoặc nói đứt quãng, nói rời rạc khi bị ép phải trình bày bài văn
của mình. Bởi vậy, sự khích lệ việc nói là rất cần thiết. Muốn vậy,
bản thân giáo viên phải tạo ra những tình huống giao tiếp giả
10


định để các em đợc hoà mình vào cảnh đó thì các em sẽ thể
hiện hết mình.
Cần động viên khích lệ, tạo ra không khí sôi nổi, vui vẻ để
các em hăng say tham gia vào tiến trình học. Một lời động viên
khen ngợi, một ánh mắt trìu mến, sự lắng nghe chăm chú, nghiêm
túc của thầy cô và bạn bè trong lớp là một niềm động viên, khích lệ,
cổ vũ lớn giúp các em mạnh dạn tự tin khi nói.

Biện pháp 7: Chỉ đạo giáo viên tăng cờng rèn kỹ năng viết và
trình bày đoạn văn.
Nếu nói là rèn cho học sinh có năng lực sử dụng khẩu ngữ thì
viết là rèn cho học sinh có năng lực bút ngữ. Hai phong cách này có
quan hệ mật thiết với nhau.
Để học sinh viết đợc một đoạn văn đạt yêu cầu đúng chính tả
dùng từ thích hợp, câu đúng ngữ pháp, đoạn văn lôgic liền mạch về
nội dung, chặt chẽ về bố cục, chúng tôi chỉ đạo giáo viên tăng cờng
tổ chức cho học sinh thi viết vào những giờ hoạt động ngoại khóa,
vào buổi chiều... để chọn ra bài viết hay, đọc bài văn hay và chỉ
ra cho học sinh thấy cái hay trong bài viết. Giáo viên phải luôn đặt
ra cho học sinh các yêu cầu nói và viết bằng nhiều cách khác nhau,
có nh vậy mới rèn luyện kỹ năng, củng cố kiến thức, rèn óc sáng tạo
và phát huy năng khiếu. Học sinh muốn tìm tòi, so sánh lựa chọn,
để có hình ảnh đẹp, đoạn văn sinh động, tích lũy đợc nhiều vốn
từ để sử dụng trong giao tiếp. Biện pháp này đòi hỏi sự phối kết
hợp với phụ huynh học sinh nh mua thêm những tài liệu tham khảo.
Hiện nay trên thị trờng sách có rất nhiều sách tham khảo Tiếng
Việt, nhiều bậc phụ huynh trờng tôi thờng mua rất nhiều tài liệu
cho học sinh, bởi họ không biết nên hay không nên mua tài liệu gì.
Mặt khác, đối với học sinh lại cha có một quy định nào về sử dụng
sách tham khảo. Câu hỏi đặt ra: Học cái gì và học theo tài liệu
nào? là vấn đề đợc rất nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên quan
tâm. Trớc thực tế ấy tôi đã chỉ đạo nhân viên th viện, giáo viên dạy
từng khối lớp tìm hiểu các tài liệu liên quan đến môn học để hớng
dẫn cho học sinh nên dùng những loại nào, cần lu ý cho học sinh
tham khảo, vận dụng sáng tạo chứ tuyệt đối không sao chép.
11



Song song với những biện pháp nêu trên, chỉ đạo giáo viên tăng
cờng chấm chữa bài cho học sinh (chấm ở lớp hay thu về nhà chấm)
cũng là một biện pháp mà bản thân tôi rất hay sử dụng trong chỉ
đạo dạy phân môn Tập làm văn. Khi chấm bài giáo viên cần ghi các
lỗi và yêu cầu các em sửa các lỗi sai cho đúng ngay dới bài tập làm
văn. Giáo viên phải đặc biệt chú ý quan tâm đến cả tất cả các
đối tợng học sinh (Giỏi -Khá- Trung bình, yếu). Đặc biệt chú ý gọi
những học sinh trung bình, học sinh yếu để sửa cho học sinh về
kĩ năng dùng từ, kĩ năng đặt câu... Giáo viên phải phát hiện kịp
thời những học sinh có tiến bộ để tuyên dơng khích lệ, đồng thời
phát hiện các em có năng khiếu để bồi dỡng. Đối với học sinh yếu,
giáo viên phải dành thời gian nhiều để quan tâm uốn nắn giúp đỡ
kịp thời

12


Phần kết luận
ý nghĩa của sáng kiến:
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học phân môn Tập
làm văn lớp 3 nói riêng, việc tìm hiểu những khó khăn của học sinh
và tìm ra đợc hớng khắc phục những vớng mắc khi lĩnh hội kiến
thức mới cho các em là một điều không thể thiếu đối với ngời giáo
viên, đặc biệt là dạy phân môn Tập làm văn - một trong những
tiết dạy mà trớc đây giáo viên trờng tôi không thật tự tin..
Sau khi áp dụng các kinh nghiệm nêu trên vào dạy phân môn
Tập làm văn lớp 3 dạng bài Kể hay nói, viết về một chủ đề có
hiệu quả, chúng tôi đã triển khai chỉ đạo ở tất cả các khối lớp để
giáo viên vận dụng trong dạy học phân môn Tập làm văn của lớp
mình. Kết quả thu đợc rất đáng phấn khởi: Chất lợng phân môn

Tập làm văn lớp 3 nói riêng, các khối lớp khác nói chung cuối kì 2 đã
có sự tăng trởng vợt bậc so với KTĐK giữa kì 1, năm học 2012-2013:
Khối-lớp
Toàn trờng
Khối 3
Toàn trờng
(trừ khối
1)

HS
tham
gia

KTĐK giữa kì 1
SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


68

63

92,6

47

69,1

68

100

60

88,2

256

245

95,7

201

78,5

256


100

225

87,9

TB

KTĐK cuối kì 2

KG

TB

KG

Chúng tôi mong rằng những kinh nghiệm này đợc phổ biến
rộng rãi hơn nữa trong toàn huyện và tỉnh nhà. Rất mong nhận đợc
sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!
13


14



×