Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 18 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN CÓ HIỆU QUẢ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC BỘ MÔN TIẾNG ANH

Tháng 04, năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN CÓ HIỆU QUẢ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC BỘ MÔN TIẾNG ANH

Họ và tên:

Trần Thị Thương

Chức vụ:

Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Mai Thủy


Tháng 04, năm 2019


1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài
Sự cần thiết, mục đích của sáng kiến là một giáo viên được nhà trường phân
công dạy môn Tiếng Anh THCS theo đề án ngoại ngữ trong những năm học vừa
qua, và qua dự giờ đồng nghiệp tôi thấy rằng dạy học bằng giáo án điện tử giúp
giáo viên truyền đạt đến học sinh những kiến thức sinh động nhất có hình vẽ, tranh
ảnh và cả những đoạn phim tự động kèm theo âm thanh được lồng ghép, do đó
kích thích tư duy của học sinh và giúp học sinh hiểu nhanh và nhớ lâu hơn. Xuất
phát từ thực tiễn và lý do đó trong quá trình giảng dạy tôi đã tham khảo các sách về
chuyên môn cũng như tham khảo ý kiến của đồng nghiệp ở trường THCS và
trường bạn để nghiên cứu thiết kế một giáo án điện tử sao cho thật sinh động, hiệu
quả và thực sự gây hứng thú cho học sinh, tìm hiểu biện pháp và thủ thuật được sử
dụng trong thiết kế trên google. Thiết lập hệ thống câu hỏi để dẫn dắt và yêu cầu
trước mỗi bài tập đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh trong từng tiết học
để các em cần phải chú trọng trong các tiết học và kết quả đạt được sau mỗi tiết
học như thế nào? Đó chính là mục tiêu tôi đặt ra để nghiên cứu. Từ những khái
niệm chung , những ưu điểm nổi bật trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, trao đổi với
đồng nghiệp về vấn đề: “Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin có
hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Tiếng Anh” Sáng kiến
kinh nghiệm này được nghiên cứu dựa trên cơ sở của việc áp dụng đổi mới phương
pháp dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS, trong đó tập trung đề xuất một số
biện pháp dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Anh
1.2. Phạm vi của đề tài: Nghiên cứu trong phạm vi học sinh lớp 8B năm học 2018
- 2019 của trường nơi tôi đang công tác.
. 1.3. Điểm mới của đề tài:
Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Anh tôi nhận thấy nhiều học sinh còn

lúng túng khi giao tiếp và khi làm bài tập, nhất là những bài tập cần phải có tranh
ảnh, bài tập dài và khi dạy học kỹ năng nghe. Khi gặp bài tập dạng này, hầu hết
học sinh làm một cách thụ động, chưa hăng say, một số ít học sinh chưa thực sự tập
trung. Bên cạnh đó dù đang áp dụng phương pháp dạy học mới nhưng đa số giáo


viên vẫn còn mang nặng phương pháp dạy học truyền thống và thêm lí do nữa là vì
nhiều công việc nên giáo viên chưa đầu tư nhiều thời gian để soạn bài, hơn thế nữa
một số ít giáo viên chưa thành thạo để khai thác các nguồn thông tin phục vụ cho
bài giảng dẫn đến học sinh không phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của bản
thân.
Chính vì thế điểm mới của đề tài này là giúp học sinh khắc phục được những
yếu điểm đã nêu trên từ đó giúp học sinh hứng thú và say mê với môn học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Tiếng Anh. Xây dựng được một phương pháp
tối ưu nhất để trong quỹ thời gian cho phép hoàn thành được một hệ thống chương
trình quy định và nâng cao thêm về mặt kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong việc học
tập và giao tiếp. Từ đó phát huy, khơi dậy, sử dụng hiệu quả kiến thức vốn có của
học sinh, gây hứng thú học tập cho các em.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là rất cần thiết ở tất cả các
bộ môn nhưng cần thiết nhất là với bộ môn Tiếng Anh thì mới đáp ứng được dạy
học theo phương pháp mới và rèn cho học sinh bốn kỹ năng hoàn hảo từ đó chất
lượng bộ môn Anh ngày càng được cải thiện.
Nhiều trường học đã đầu tư máy tính, màn hình ti vi và đưa môn Tin học vào
trong nhà trường, Phòng và Sở Giáo dục đã có chủ trương khuyến khích việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào trong nhà trường để nâng cao chất lượng giảng dạy
và đạt được những kết quả khả quan bằng việc nhận được những ý kiến phản hồi
tốt từ phía giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, ở một số tiết học, việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy còn chưa đồng bộ, chỉ tập trung ở một số trường

vùng thuận lợi và ở một số giáo viên có trình độ tốt về tin học. Hơn nữa, số giáo
viên soạn giảng bằng giáo án điện tử chưa thường xuyên, chỉ thực hiện khi có các
tiết thao giảng hay hoạt động ngoại khoá, tiết dự giờ … Đặc biệt, tại trường THCS,
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn chưa được thường xuyên vì:
trình độ tin học của giáo viên còn hạn chế, lười tìm tòi, sáng tạo … Từ thực trạng
trên cho thấy chúng ta cần tiếp tục tuyển chọn các phần mềm dạy học phù hợp với
chương trình phổ thông. Đồng thời triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin ở
các trường theo hướng đồng bộ, mở rộng phạm vi ứng dụng công nghệ thông tin
trong trường học đến tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các trường.


Trong quá trình giảng dạy tôi thấy chất lượng môn học còn thấp, các em
thường rụt rè, khả năng tập trung chưa cao, chưa nhiệt tình tham gia hoạt động, sợ
mắc sai lầm trong quá trình luyện tập, nhất là việc phát triển các kỹ năng của các
em còn gặp nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là vì một số em còn hổng kiến
thức, tiếp thu kiến thức còn thụ động nên dẫn đến khả năng vận dụng yếu, thiếu
linh hoạt, không có tính sáng tạo, kết quả không cao.
Về phía giáo viên kinh nghiệm giảng dạy và sử dụng thiết bị chưa thành
thạo. Một số giáo viên đã được tập huấn về sử dụng phần mềm tin học phục vụ cho
công tác. Tuy nhiên kĩ năng sử dụng còn yếu, vả lại còn e ngại và chưa đầu tư đúng
mức cho việc tìm kiếm thông tin cũng như đầu tư thời gian soạn giảng với những
đặc điểm trên, nếu giáo viên chỉ sử dụng phương tiện dạy học theo lối truyền thống
thì việc phối hợp các kỹ năng trong một tiết dạy sẽ không đạt hiệu quả vì khi dạy
kỹ năng nào giáo viên chỉ trú trọng vào kỹ năng đó vì sợ không đủ thời gian để giải
quyết yêu cầu của tiết học, nên việc rèn luyện kỹ năng cho các em còn gặp nhiều
hạn chế.
Đặc biệt đối với các em học sinh THCS (lứa tuổi 11-15). Các em đã có thể
lập luận một cách phức tạp luôn thích sự đổi mới và sáng tạo, tránh sự dập khuôn
máy móc không cần thiết nên lúc này thầy cô không đơn thuần chỉ là người hướng
dẫn mà còn phải là một người bạn để cùng học sinh trao đổi có thể là về mặt ngôn

ngữ trong các tiết học. Nên trước khi đi vào nghiên cứu các vấn đề có liên quan
trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng môn Tiếng anh qua việc ứng dụng CNTT để
nâng cao chất lượng bộ môn, phục vụ cho việc giảng dạy. Tôi đã tiến hành tìm hiểu
điều tra khảo sát đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học. Kết quả khảo sát:
Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

TT

Môn/
lớp

SL
HS

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

1

Anh 8B

41

1

2,4

5

1,2

22

53,7


13

31,7

0

0

Qua kiểm tra cho thấy việc vận dụng kiến thức vào luyện tập các kỹ năng
của các em còn rất lúng túng. Vận dụng kiến thức vào làm các dạng bài tập của
nhiều em còn rất yếu, chất lượng của bộ môn còn thấp vì nhiều em tỏ ra không
hứng thú với tiết học, nhiều em kêu nhàm chán và tỏ ra không tập trung hoặc tập
trung một cách gượng ép.
Nguyên nhân: Do các em học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động cho nên
dẫn đến khả năng vận dụng các kỹ năng còn yếu, thiếu linh hoạt, không có tính
sáng tạo, không giám phản biện khi tham gia hoạt động.
Để đảm bảo tính khoa học và chính xác trong việc thực hiện đề tài qua các


tiết dạy tôi đã tiếp tục tiến hành kiểm tra việc vận dụng các kĩ năng vào tiết học
theo lối dạy truyền thống (dùng tranh ảnh và bảng phụ…) của học sinh trong quá
trình giải các bài tập, qua các tiết dạy kỹ năng và tiết củng cố kiến thức ở trên lớp.
Trên cơ sở tìm hiểu nhận định tình hình chung về việc vận dụng các kỹ năng nhận
trong thực tiễn giảng dạy và học tập bộ môn Tiếng Anh của giáo viên và học sinh ở
trường chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, trong giảng dạy
còn chưa đạt hiệu quả cao, vì vậy tính thụ động của học sinh trong học tập bộ môn
Tiếng Anh còn cao.
Ví dụ: Qua tiết Reading (Unit 7 – lớp 8), hoạt động 1với yêu cầu: ? Work in
pairs. One of you looks at the pictureA, and the other looks at the picture Bon page
15. Ask each other questions to find out te differences between your pictures Kết

quả cho thấy chỉ có 16/41 em tham gia luyện tập chiếm 39,0%, còn lại 25/41 em
không tham gia luyện tập hoặc luyện tập chưa nhiệt tình chiếm 61,0%.
Với bài tập này yêu cầu các em phải vận dụng những kiến thức đã học, sử
dụng những câu hỏi ngắn để tìm ra sự khác nhau giữa hai bức tranh một cách đơn
giản thế thôi nhưng qua nghiên cứu, tôi thấy do tâm lý lứa tuổi các em không thích
sự dập khuôn máy móc trong luyện tập cần phải có động cơ thúc đẩy hoặc có sự
đổi mới trong quá trình hướng dẫn thì mới thu hút được nhiều em tham gia.Với kết
quả trên cho thấy số học sinh tham gia tích cực vào tiết học chưa cao, khả năng vận
dụng của các em còn ở mức trung bình non.
Bên cạnh đó tôi tiến hành dự giờ đồng nghiệp để tìm hiểu việc rèn luyện kĩ
năng sử dụng kênh hình của giáo viên đối với học sinh như thế nào? Cụ thể tôi dự
giờ đồng nghiệp cũng với phần: Reading của (Unit 7). Qua tiết học nhìn chung
giáo viên đã sử dụng đúng phương pháp bộ môn, cơ bản biết hướng dẫn học sinh
khai thác kiến thức để tìm ra kiến thức mới. Tuy nhiên trong tiết dạy giáo viên còn
mất thời gian khi sử dụng tranh ảnh bảng phụ. Chính vì vậy giáo viên chưa khai
thác tiết dạy tối đa, nhiều em đặc biệt đối tượng học trung bình, yếu còn lúng túng,
chưa thực sự phát huy tính tích cực cho học sinh. Vì vậy cần có phương pháp giảng
dạy và thiết kế những bài tập, những trò chơi hợp lý sao cho tiết học thực sự sôi
nổi, đạt hiệu quả và thu hút được nhiều em tham gia hoạt động.
Hiệu quả: Như vậy qua biện pháp này bản thân tôi đã nhận định được thực
trạng trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh, việc rèn luyện cho học sinh khả năng tư
duy lôgíc, tính tích cực, chủ động của giáo viên trong giảng dạy thông qua rèn
luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết còn gặp rất nhiều khó khăn, các em thường
mắc sai lầm trong quá trình luyện tập sử dụng các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Một số em còn hổng kiến thức, tiếp thu kiến thức còn thụ động cho nên dẫn đến


khả năng vận dụng yếu, thiếu linh hoạt, không có tính sáng tạo. Trước thực tế đó,
là giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh trong năm học này, tôi thấy cần rèn cho học
sinh các kỹ năng và vận dụng vào làm các bài tập phân môn Tiếng Anh hiệu quả để

nâng cao chất lượng.
2.2. Các giải pháp
Sử dụng một số phần mềm vào thiết kế giáo án điện tử :
Xuất phát từ những nhu cầu thiết thực trong việc dạy học bộ môn tiếng Anh,
tôi xin đưa ra một số ý kiến về việc ứng dụng phần mềm Microsoft PowerPoint,
Violet 1.5 và Violet 1.7, Adobe presenter 7 trong việc soạn giảng bộ môn Tiếng
Anh cho học sinh ở bậc THCS. Microsoft PowerPoint là một phần mềm có khả
năng trình diễn khá linh hoạt, cụ thể ứng dụng cho các bài dạy từ vựng
(vocabulary), ngữ pháp (grammar), dạy kĩ năng (skills) Việc nhận diện chính xác
các phần mềm phục vụ cho việc thiết kế và giảng dạy giáo án điện tử sắp xếp một
cách có hệ thống, điều đó mới chỉ đạt được một nửa yêu cầu, nghĩa là mới chỉ
dừng lại ở mức độ học tập nghiên cứu về phương diện lí thuyết, nửa còn lại phụ
thuộc vào khả năng vận dụng thực hành những kiến thức lí thuyết vào việc thiết kế
các dạng bài tập cụ thể. Giúp học sinh nắm vững lý thuyết, vận dụng tốt các kỹ
năng hiểu rõ bản chất của các kiến thức đó, giúp các em tự tin, linh hoạt trong quá
trình vận dụng vào giải các bài tậpvà khi giao tiếp, tránh sai sót trong quá trình
giải. Từ đó các em say mê, hứng thú với môn học, thích giao tiếp bằng Tiếng Anh
thì chất lượng môn học sẽ được nâng lên.
2.2.1 Ứng dụng phần mềm Microsoft power point 2003 và violet 1.5 trong
việc thiết kế bài tập dạng ghép đôi (Matching) trong phần kiểm tra bài cũ
(Checking the previous lesson) đầu giờ học.
Với bài giảng Unit 5: Getting started. Tiếng Anh lớp 8, trong dạy thực
nghiệm tôi đã tiến hành như sau: (Trong bài này tôi đã sử dụng 12 hiệu ứng)?
Match the words with the pictures of festivals.


+ Dùng phần mềm violet để tạo bài tập ghép đôi (Matching) sau đó nhúng
vào slice đầu tiên của file power point với mục đích là để kiểm tra bài cũ. Cách
làm như sau: sau khi tạo được bài tập Matching trên Violet 1.5, nhấn F8 và chọn
giao diện trắng (không có giao diện), đóng gói dưới dạng HTML (Thực chất là tạo

ra file Player.swf).
+ Chạy Microsoft Power point.
+ Mở một file PPT có sẵn, hoặc tạo một file mới nhưng phải “save” lại luôn.
Để đơn giản nên copy file PPT này vào thư mục chứa thư mục đóng gói bài
giảng Violet. Ví dụ “ D:\BGĐT Tieng Anh 6,7,8,9\package – lesson + Trên giao
diện PPT, đưa chuột đến thanh công cụ, nhấn chột phải chọn Control Toolbox.
Thanh công cụ Công cụ Control Toolbox sẽ xuất hiện.
+ Trên thanh công cụ, kích vào biểu tượng chiếc búa và chọn dòng
Shockwave Flash Object, vẽ hình chữ nhật vừa tạo, nhấn chuột phải chọn Property,
bảng thuộc tính hiện ra, điều chỉnh 2 thuộc tính: Base là Package – lesson, Movie
là: Package – lesson\Player.swf, cuối cùng chạy trang PPT này để xem kết quả.
Đây là công đoạn rất có thể gây nhầm lẫn, sau đó tôi soạn các phần còn lại của bài
giảng trên các slice bình thường, phần giới thiệu từ mới và tình huống của đoạn hội


thoại, tôi đã áp dụng các hiệu ứng của PPT để tranh hiện ra trước và phần giải thích
từ mới hiện ra sau ví dụ như sau: bằng cách áp dụng hiệu ứng Motion paths ->
draw motion paths -> free form, thứ tự xuất hiện là after prevoius, tốc độ tuỳ theo
ở đây tôi chọn là ‘very fast’ Dạy và học từ vựng là một trong những yêu cầu cơ bản
của một đơn vị bài học. Trong một đơn vị bài học, lượng từ vựng rất lớn. Nếu
người học không nắm được nghĩa của từ cũng như cách sử dụng từ trong câu, thì
việc học trở nên rất khó khăn và không có hiệu quả. Do đó, cứ mỗi đơn vị bài học
giảng viên luôn cung cấp cho học sinh từ vựng với nghĩa, cách phát âm và cách sử
dụng của chúng. Để việc dạy từ vựng có hiệu quả, giáo viên cần phải dùng các thủ
thuật gợi ý (eliciting techniques) để thông qua đó có thể biết được học sinh đã biết
gì và họ muốn biết gì. Bằng các câu hỏi gợi ý hoặc các hình ảnh minh hoạ, giáo
viên đã giúp cho học sinh tập trung vào bài giảng, tích cực, chủ động tham gia vào
các hoạt động. Để làm được điều này giảng viên cần phải có đồ dùng dạy học để
minh hoạ. Nếu không sử dụng các đồ dùng dạy học trong việc dạy từ vựng mà chỉ
dạy chay, hay chỉ dùng thủ thuật “translation” thì học sinh rất khó hiểu và khó nhớ

từ. Với phần mềm PowerPoint giáo viên không những tiết kiệm được thời gian
chuẩn bị cho một giờ dạy mà còn giúp cho học sinh tiếp cận với các từ mới một
cách dễ dàng hơn, giờ học trở nên lý thú hơn và học sinh có cơ hội luyện nói tiếng
Anh nhiều hơn nữa. Với các thao tác sau đây giáo viên có thể chuẩn bị các hình
ảnh để minh hoạ cho tiết dạy từ vựng bằng cách chèn hình ảnh vào slide: + Chọn
insert → chọn picture → chọn from file → chọn file lưu hình ảnh → chọn công cụ
textbox → chọn vị trí để gõ nội dung vào textbox .
+ Chọn hiệu ứng: Kích chuột phải vào đối tượng cần chọn hiệu ứng, chọn
Custom Animation. Thiết lập hiệu ứng bằng cách chọn Add Effect để chọn hiệu
ứng tùy thích. Đối tượng nào cần xuất hiện trước thì chọn hiệu ứng trước, có nhiều
thủ thuật gợi ý để dạy từ vựng như visual, realia, mime, situation, explaination,
example, synonym, antonym, translation...v.v. Tuỳ theo từng từ, cụm từ cụ thể mà
chúng ta lựa chọn các thủ thuật thích ứng để gợi ý sao cho người học có thể dễ
dàng tiếp cận. Dễ thấy, việc ứng dụng phần mềm PowerPoint vào việc soạn giảng
từ vựng tiếng Anh là một ưu điểm.
Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào việc soạn giảng phần kiểm tra từ vựng
tiếng Anh để giúp cho HS ghi nhớ từ mới cũng như ôn lại các từ đã được học, giáo
viên có thể thực hiện việc kiểm tra từ vựng thông qua các thủ thuật như matching,
rub out and remember, what and where, lucky numbers, crossword..v.v Với sự hỗ
trợ của phần mềm PowerPoint giáo viên có thể tiết kiệm thời gian việc soạn giảng
bài giảng. Thao tác thực hiện việc soạn giảng bằng các thủ thuật như sau: + Thủ
thuật matching (Yêu cầu học sinh nối từ, cụm từ với tranh hoặc từ, cụm từ tương


ứng) → Chèn tất cả các hình ảnh vào một slide → Chọn textbox và gõ từ hoặc cụm
từ (các từ hoặc cụm từ được xếp lộn xộn không theo đúng trật tự của tranh.) → Vẽ
đường dẫn từ các tranh đến các từ hoặc cụm từ tương ứng→ Chọn hiệu ứng xuất
hiện cho các đường dẫn. GV có thể thay thế hình ảnh trên bằng các cụm từ, hoặc
từ. Thao tác thực hiện việc soạn giảng như trên.
Với bài giảng Unit 9: Getting started. Tiếng Anh lớp 8 phần new words


2.2.2 Ứng dụng phần mềm Violet 1.7 trong việc thiết kế bài giảng điện tử
Elearning.
Với Violet1.7, chúng ta có thiết kế một bài giảng E- learning để học sinh có
thể tự học phát huy một cách tối đa khả năng tự học của HS.
Đặc biệt với Violet1.7, chúng ta có thể tạo ra bài tập xếp chữ lên hình ảnh.
Trong bài học này, tôi muốn kiểm tra học sinh về ghi nhớ từ vựng vừa được
giới thiệu trong bài bằng bài tập nối từ với nghĩa của nó. Học sinh thực hiện bằng


các thao tác kéo thả trên màn hình hoặc giáo viên thao tác trong bước kiểm tra lại.
Tiếp theo mục thực hành nói là mục nghe. Đây là phần luyện kỹ năng nghe
hiểu , gồm các bài tập nghe có liên quan đến chủ đề bài học và sử dụng các ngữ
liệu trong bài. Các bài tập nghe trong SGK TA thường xuất hiện dưới các tiêu đề:
Listen to the conversation and check ..../ Listen and check (V) the letter of the
correct picture.../.... Nhìn chung khi tiến hành dạy một bài luyện kỹ năng nghe mỗi
giáo viên đều phải nắm vững những định hướng tiến trình dạy một bài nghe gồm
ba bước đó là: Trước khi nghe (Pre-listening); Trong khi nghe (While - listening );
Sau khi nghe (Post- listening): Tiếp theo lần lượt chuyển từng lời thoại sang dạng
âm thanh bằng cách dùng các chương trình chuyển text sang âm thanh. Tốt nhất là
nên sử dụng chương trình TextAloud vì chương trình có khả năng đọc với giọng
người thật, hơn nữa giáo viên có thể lựa chọn giọng đọc và tốc độ đọc.
Quay lại PowerPoint, vào Insert > Movies and Sounds > Sound from File rồi
lần lượt chèn từng file âm thanh đó vào. Mỗi khi chèn một file âm thanh, một cửa
sổ sẽ hiện ra, bạn chọn Automatically. Bây giờ chuyển sang cửa sổ Custom
Animation bên phải, bạn chọn tất cả các hiệu ứng (trừ hiệu ứng đầu tiên) chọn
After Previous tại mục Start. Làm như vậy để các nhân vật tự động nói với nhau,
bạn không phải điều khiển gì cả.
Cuối cùng sắp xếp các hiệu ứng sao cho sau khi xuất hiện mỗi lời thoại tiếng
nói tương ứng cũng được đọc luôn. Sau đó đóng gói bài soạn và trình chiếu. Tóm

lại với Powerpoint giáo viên hoàn toàn có thể thiết kế việc soạn giảng các bài hội
thoại trong SGK TA 6,7,8,9 một cách sinh động và hiệu quả khi tạo câu hỏi trắc
nghiệm bằng Power point trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn phải ra các câu
hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra hoặc củng cố kiến thức cho học sinh sau mỗi đơn vị
bài học. Với Power point chúng ta hoàn toàn có thể thiết kế các câu hỏi trắc
nghiệm như thế. Cách làm như sau: Tạo 1 Text box ghi thông báo "Congratulation.
You are right”. Rồi chọn Effect Options, chọn thẻ Timing và chọn Triggers cho text
box đó. Trong khung Start effect on click of, chọn khung chứa câu B (Rectangle 4:
B 250C and 300 C) vậy là khi nào click vào đáp án B sẽ xuất hiện thông báo
“Congratulation, you are right”, tạo hiệu ứng biến mất cho thông báo trên (Exit),
rồi chọn Start là After Previous, chọn Timing và Delay khoảng 3, 4 giây tùy ý để
mất thông báo đó đi. Cũng như vậy làm 3 text box ghi thông báo "Sorry, you are
wrong” và làm Triggers cho từng text box khi click vào các khung câu A, B,C,D.
Và cũng làm hiệu ứng biến mất (Exit). Vậy khi bạn click vào khung câu A sẽ hiện
thông báo “Sorry, you are wrong”, rồi biến mất câu thông báo, câu C,D cũng vậy.
Còn câu B sẽ hiện thông báo "Congratulation. You are right". Nếu muốn thì không


cần làm hiệu ứng biến mất cho thông báo "Congratulation. You are right” cũng
được Tóm lại, với các hiệu ứng của phần mềm Power point, Giáo viên có thể thiết
kế các slice trả lời trắc nghiệm phù hợp với nội dung bài giảng góp phần kiểm tra
hoặc củng cố kiến thức cho học sinh sau mỗi bài học.
2.2.3 Sử dựng phần mềm Adobe Presenter 7.
Thiết lập thông tin về giáo viên và chia sẻ bài giảng lên mạng Internet với
phần mềm Adobe Presenter 7 Sau khi tiến hành cài đặt thành công, phần mềm
Adobe presenter 7 sẽ xuất hiện dưới dạng một add-in trên thanh menu của phần
mềm Power point. Qua khoá tập huấn về “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học”, tôi thấy đây là phần mềm hỗ trợ đắc lực cho Power point đặc biệt trong việc
đưa Multimedia vào bài giảng cụ thể là đưa video, âm thanh hoặc các tệp flash,
công bố bài giảng trên mạng hoặc có thể cho học sinh xem lại bài giảng qua phần

Publish của Adobe Presenter.
Với phần mềm Adobe presenter 7, giáo viên có tạo ra các bài giảng điện tử
Elearning vào các hệ thống quản lý học tập Learning Management Systems (LMS)
vì Adobe Presenter tạo ra nội dung chuẩn SCORM và AICC ở Việt Nam hiện nay,
hiện nay LMS nổi tiếng là Moodle, phần mềm mã nguồn mở miễn phí. (xem tại
). Mỗi nhà trường, mỗi giáo viên có thể có một trang web
được tạo ra bằng Moodle riêng.
Trong quá trình thực hiện đề tài, trong học kỳ I năm học 2018 – 2019, tôi
tiến hành dạy thực nghiệm tiết thứ nhất để các đồng chí trong tổ dự giờ và cùng rút
kinh nghiệm: Tiết 44: Lớp 8 Unit 6. Lesson 2- A closer look 1 - Cá nhân tự nhận
xét đối với tiết dạy: Trong tiết dạy này tôi đã ứng dụng CNTT vào thiết kế giáo án
để giảng dạy tiết Language focus theo đúng các bước lên lớp. Các em thực hiện
được theo đúng yêu cầu của tiết dạy, phối hợp được nhiều kỹ năng trong tiết học.
Phát huy được tính tích cực của học sinh. Tiết học sôi nổi.
- Ý kiến nhận xét của tổ đối với tiết dạy: Ưu điểm: Giáo viên có sự đầu tư,
chuẩn bị bài chu đáo, lựa chọn biện pháp và thủ thuật phù hợp với nội dung và kiến
thức của tiết dạy, vận dụng linh hoạt trong quá trình lên lớp. Sử dụng phương pháp
phù hợp với đặc trưng của bộ môn. Học sinh hiểu bài, chủ động tương tác với nhau
và vận dụng tốt kiến thức.Đã áp dụng và thể hiện thành công SKKN trong tiết dạy.
Tồn tại: Một số học sinh vẫn còn rụt rè, chưa thật mạnh dạn trong tiết học.
Giáo viên cần mạnh dạn hơn nữa trong quá trình lên lớp.
Phương hướng: Để khắc phục những tồn tại trên giáo viên cần: Giúp học
sinh hòa mình vào tiết học hơn nữa, động viên các em phối hợp với bạn cùng


nhóm, cùng cặp luyện tập hiệu quả hơn nữa. Tiết dạy đã được đánh giá thành công
và xếp loại giỏi.
Sau tiết dạy tôi đã tiến hành kiểm tra học sinh. Kết quả sau khi chấm bài thể
hiện nhiều em rất tiến bộ, chất lượng của lớp thể nghiệm đã tăng lên.
Lớp 8A (lớp không thể nghiệm), Lớp 8B (lớp thể nghiệm). Kết quả kiểm tra

sau tiết dạy thể nghiệm thứ nhất:
Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

TT

Môn/ lớp

SLH
S

1

Anh 8A

40

1

2,4

8


19,5

22

55,0

8

19,5

1

2,4

2

Anh 8B

41

3

7,3

11

26,8

22


53,7

5

12,2

0

0

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


Đúc rút kinh nghiệm: Qua quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào
thiết kế giáo án môn Tiếng Anh 8 và tiết dạy thử nghiệm đến giữa kì I bài kiểm tra
một tiết số 2 của học sinh đạt kết quả như sau: Lớp 8A (lớp không thể nghiệm),
Lớp 8B (lớp thể nghiệm).
Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

TT

Môn/ lớp

SLH
S

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

1

Anh 8A

40

6

14,6

12

29

13

32,5

8


19,5

1

2,4

2

Anh 8B

41

8

19,5

16

39,0

13

31,7

4

9,8

0


0

Như vậy cả 2 lớp số học sinh khá, giỏi chiếm 51,2%, số học sinh trung bình
đạt 32,9%, học sinh yếu, kém còn 15,9% vấn đề đặt ra là làm sao để 100% các em
học sinh đều có ý thức tham gia vào rèn luyện thành thạo kỹ năng nhằm phát huy
tính tích cực chủ động trong học tập, các em học sinh phải biết dựa vào những kiến
thức đã học phối hợp với kiến thức mới một cách linh hoạt, kích thích được tính
tích cực, chủ động và say mê học tập bộ môn Tiếng Anh của các em học sinh.
Hiệu quả của biện pháp việc ứng dụng công nghệ thông tin là một việc tất
yếu cho giai đoạn hiện nay đáp ứng chủ đề của năm học. Qua kinh nghiệm giảng
dạy tôi thấy giáo viên có thể dùng phần mềm Power point trong việc thiết kế bài
giảng điện tử đặc biệt có thể tạo ra các dạng bài tập phong phú, với giáo viên Tiếng
Anh là việc dạy từ mới, dạy các kỹ năng ngôn ngữ Nghe - Nói - Đọc - Viết hay tạo
ra các slice trả lời trắc nghiệm thậm chí có thể soạn các bài giảng điện tử bằng
phần mềm Adobe presenter 7.
d. Biện pháp dạy tự học, tự nghiên cứu.


Giúp các em có ý thức: Tự giác học tập và chủ động chiếm lĩnh kiến thức,
tự tìm, tự sưu tầm, tự đọc, tự nghiên cứu các tài liệu liên quan đến kiến thức cần
nghiên cứu. Có thể tự đặt ra các bài tập cho riêng mình trong quá trình học tập.
Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình rèn luyện các kỹ năng, nâng cao
hiệu quả học tập và tự khẳng định mình.
Giúp học sinh có thái độ tích cực trong học tập, hiểu bài và sẽ nắm được
kiến thức cơ bản thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Có thói quen tự
tìm hiểu nghiên cứu kiến thức. Nhớ và huy động được kiến thức cần áp dụng đối
với mỗi bài học.
Các bước tiến hành Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và nghiên cứu các tài
liệu như: Qua SGK Tiếng anh, khuyến khích các em có thể sưu tầm và đọc thêm

các tài liệu khác như tranh ảnh, nghe nhạc, xem phim...bằng Tiếng Anh.
Giao những bài tập tương tự, các bài tập mà giáo viên đã hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện làm bài tập áp dụng trong quá trình luyện tập có đúng không và
chất lượng tập luyện ra sao. Đánh giá hiệu quả thực hiện bằng cách cho làm bài
kiểm tra. Nội dung kiểm tra gồm các bài tập tương tự như những bài tập giáo viên
đã giao và bài tập bổ trợ nâng cao. Ngoài ra trong lớp có nhiều đối tượng học sinh
nên đối với một số em học sinh học khá, giỏi khi tập luyện giáo viên cần động viên
khuyến khích những em học sinh khá, giỏi này để các em kiểm tra giúp đỡ cho các
em học lực còn non. Vì học sinh khi giảng bài cho nhau thì các em cũng dễ tiếp thu
kiến thức hơn. Đồng thời phải đưa thêm các dạng bài tập khó và nâng cao cho học
sinh giỏi được làm quen và phát huy được trí tuệ và năng lực của học sinh, giúp
các em đạt thành tích cao trong học tập cũng như trong giao tiếp.
Hiệu quả của biện pháp, mỗi dạng bài tập, mỗi cách thức luyện tập đều có
những ưu điểm riêng nhưng không ngoài mục đích giúp các em khắc sâu kiến thức
để vận dụng vào làm các dạng bài tập khác nhau cũng như giúp các em phát triển
các kỹ năng và mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Qua nghiên cứu và thể nghiệm trong kỳ I chất lượng học sinh so với đầu
năm đã có sự chuyển biến, số học sinh yêu thích bộ môn và có hứng thú, thực hiện
được các yêu cầu của giáo viên trong các tiết dạy kỹ năng đã tăng lên đáng kể. Tôi
đã tiếp tục thể nghiệm trong các tiết dạy chính khóa. Ứng dụng CNTT vào thiết kế
giáo án là một vấn đề cần thiết và quan trọng trong việc giảng dạy kỹ năng ở bộ
môn Tiếng Anh, dạy tốt kỹ năng nghe trong các tiết chính khóa góp phần nâng cao
chất lượng trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi. Để tăng tính khả thi của đề tài
tôi tiến hành dạy thực nghiệm giờ thứ hai để các đồng chí trong tổ dự giờ và cùng
rút kinh nghiệm: Tiết 48: Unit 6.Anh 8 Leson 6 – Skills 2 - Cá nhân tự nhận xét đối


với tiết dạy: Trong tiết dạy này tôi đã ứng dụng CNTT vào thiết kế giáo án để
giảng dạy kỹ năng đọc hiểu theo đúng các bước lên lớp. Các em thực hiện được
theo đúng yêu cầu của tiết dạy. Phát huy được tính tích cực của học sinh. Các em

chủ động phản biện lẫn nhau. Tiết học sôi nổi và hào hứng.
- Ý kiến nhận xét của tổ đối với tiết dạy: Ưu điểm: Giáo viên có sự đầu tư,
chuẩn bị bài chu đáo, lựa chọn biện pháp và thủ thuật phù hợp với nội dung và kiến
thức của tiết dạy, vận dụng linh hoạt trong quá trình lên lớp. Sử dụng phương pháp
phù hợp với đặc trưng của bộ môn. Học sinh hiểu bài, vận dụng tốt kiến thức. Đã
áp dụng và thể hiện thành công SKKN trong tiết dạy.
Tồn tại: Một số ít học sinh vẫn còn rụt rè, chưa thật tự tin trong tiết học.
Phương hướng: Để khắc phục những tồn tại trên giáo viên cần: Giúp học
sinh hòa mình vào tiết học hơn nữa để động viên, uốn nắn kịp thời. Quan tâm
nhiều đến các em còn hạn chế để dần hình thành cho các em thói quen rèn luyện
theo cặp, nhóm và tích cực tham gia vào các hoạt động theo cặp, nhóm. Tiết dạy đã
được đánh giá thành công và xếp loại giỏi.
Sau một năm học tôi đã tiến hành kiểm tra học sinh. Kết quả sau khi chấm
bài thể hiện nhiều em rất tiến bộ, chất lượng của lớp thể nghiệm đã tăng lên rõ rệt.
Đúc rút kinh nghiệm: Dựa vào những kết quả đã thử nghiệm bản thân tôi
tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng CNTT vào để soạn giáo án giúp các em hào hứng
trong mỗi tiết học, các em tiếp thu kiến thức một cách chủ dộng, tự nhiên để vận
dụng vào luyện các kỹ năng và làm bài tập tốt hơn. Qua quá trình ứng dụng, chất
lượng học tập bộ môn Tiếng Anh cuối năm của học sinh đã được nâng lên rõ rệt.
Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

TT


Môn/
lớp

SL
HS

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Anh 8B


41

5

12,2

12

29,3

21

51,2

3

7,3

0

0

Tóm lại: Trong một tiết dạy ứng dụng CNTT có thể có nhiều các biện pháp
và các thủ thuật được thiết kế nhưng giáo viên phải biết sưu tầm tranh ảnh, thiết kế
bài tập, lựa chọn biện pháp và thủ thuật sao cho phù hợp với kiểu bài lên lớp, nội
dung của tiết dạy và đặc biệt là phải phù hợp với đối tượng học sinh và tâm lí lứa
tuổi của các em. Sau khi tiến hành khảo sát và thực nghiệm của đề tài ở các lớp
thực nghiệm năm học 2018 – 2019 khả năng tiếp thu và vận dụng Tiếng Anh vào
thực tiễn của học sinh đã tiến triển rất rõ nét. Các em học sinh từ tình trạng không

muốn học hay sợ môn Tiếng Anh nay đã thay đổi mỗi khi bắt đầu tiết học. Các em
tự tin vào khả năng bản thân vì các em hiểu, các em có thể tự làm được mà không


còn phụ thuộc nhiều vào thầy cô, bạn bè như trước nữa.
Nhìn chung kỹ năng giải quyết các vấn đề trong bài ngữ liệu mới được nâng
lên thể hiện qua một số bài kiểm tra 1 tiết, 15 phút hay giao tiếp trên lớp.
Qua kết quả trên thể hiển rõ hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm, kết quả
khá khả quan tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng nên và tỉ lệ trung bình, yếu, kém giảm
xuống nên tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và thể nghiệm, áp dụng vào giảng dạy trong
những năm học sau để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn Tiếng
Anh.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài.
Hiệu quả của sáng kiến đối với việc dạy môn Tiếng Anh của giáo viên bằng
sự nỗ lực không ngừng phấn đấu bản thân tôi đã tìm ra được lối đi riêng cho mình
trong mỗi đơn vị bài học. Mỗi tiết dạy khơi dậy trong tôi niềm đam mê dạy học và
không ngừng sáng tạo. Năm 2017 Việt Nam đã chính thức ra nhập TPP (TransPacific Strategic Economic Partnership Agreement) thì khả năng sử dụng tiếng
Anh thành thạo và mục tiêu trở thành Công dân toàn cầu đã trở nên cấp thiết hơn
bao giờ hết, nên việc tạo hứng thú cho học sinh là một điều vô cùng quan trọng
trong việc giảng dạy Tiếng Anh trong trường phổ thông nói chung và THCS nói
riêng. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến việc hướng dẫn học sinh biết cách học tập
một cách hợp lý, sáng tạo, rèn cho các em tính độc lập suy nghĩ, tư duy khoa học,
là những vấn đề hết sức cần thiết đối với mỗi nhà trường. Làm tốt vấn đề này sẽ
giúp học sinh hiểu thấu đáo, sâu sắc từng vấn đề của lý thuyết, từng dạng bài tập và
hệ thống các kiến thức. Với sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh trung bình, yếu
không khó khăn lắm trong việc nắm bắt các kiến thức cơ bản, đối với học sinh khá
giỏi thì có khả năng mở mang trí tuệ, phát huy tính tích cực, chủ động phát triển tư
duy sáng tạo.
Thông qua quá trình nghiên cứu thể nghiệm chúng ta có thể khẳng định lại

rằng bộ môn tiếng Anh nói chung, việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế
một số giáo án điện tử ở bộ môn Tiếng Anh là thực sự cần thiết và đã có sự lan tỏa
trong tổ, nhóm chuyên môn. Sau một năm thể nghiệm đề tài đối với học sinh, với
mọi đối tượng. Tôi thấy kết quả của học sinh đối với bộ môn Tiếng Anh ngày càng
khả quan, các học sinh yếu còn rụt rè cũng đã mạnh dạn hơn và cũng đã thực hiên
được các yêu cầu của tiết học, học sinh khá giỏi đã tự tin hơn khi gặp các bài tập
có yêu cầu khó và phức tạp hơn. Sự tương tác giữa thầy và trò đã chuyển biến rõ
rệt, các em đã mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình trước lớp một cách rất tự


nhiên. Sự thành công của đề tài đã góp phần vào thực hiện mục tiêu dạy học của
giáo viên, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo học sinh THCS trở thành
con người có kiến thức và khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt , đáp ứng được yêu cầu
đòi hỏi của toàn xã hội.
Qua một thời gian nghiên cứu đề tài bằng nhiều phương pháp khác nhau,
qua dự giờ đồng nghiệp và những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, qua áp
dụng dạy thể nghiệm đối chứng. Tôi đã tìm được một số kinh nghiệm giảng dạy
cho riêng mình cũng như khuyến khích đồng nghiệp cùng trải nghiệm với tất cả
các tiết học cùng với tất cả các khối lớp trong thời gian tới.
Qua thực nhiệm tôi thấy các em đã chú ý hơn, tích cực hơn, đã kích thích,
phát huy được khả năng tư duy, tính tích cực của các em, các em nắm bài một cách
chủ động, không máy móc. Học sinh khá giỏi tăng lên, số học sinh yếu giảm rõ rệt.
Đề tài đã được triển khai ở tổ,nhóm chuyên môn, được tổ,nhóm chuyên môn đánh
giá đạt kết quả tốt và sẽ triển khai vào các năm học tiếp theo.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
3.2.1. Với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT
Nên tổ chức các hội thảo chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên trong tỉnh, huyện.
3.2.2. Với BGH nhà trường
Hiện nay, nhà trường đã có một số sách tham khảo tuy nhiên còn ít. Vì vậy
nhà trường cần quan tâm hơn nữa về việc trang bị thêm sách tham khảo môn Tiếng

Anh để học sinh được tìm tòi, tham khảo thêm nhiều kiến thức bổ ích nâng cao
kiến thức và đem lại niềm đam mê sách cho các em.
3.2.3. Với giáo viên
Đối với giáo viên Tiếng Anh đứng lớp cần tăng việc tự học tu dưỡng khả năng
sử dụng vi tính. Dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu tài liệu phục vụ tốt cho
các tiết dạy.
3.2.4. Với phụ huynh học sinh
Quan tâm việc tự học, tự làm bài tập ở nhà của con cái. Thường xuyên kiểm
tra sách, vở và việc soạn bài trước khi đến trường của các con.


Phối hợp chặt chẽ với GVBM để nắm bắt tình hình học tập của học sinh ở
trường, thường xuyên truy cập trang web để xem điểm của học sinh hàng tuần,
hằng tháng.
Trong phạm vi sáng kiến này việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa khai thác
triệt để các nguôn học liệu nhưng hy vọng rằng đề tài này là tài liệu bổ ích để đồng
nghiệp tham khảo và rất mong được sự góp ý kiến của quý đồng nghiệp để sáng
kiến này hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!



×