Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

tiểu luận kinh tế lượng các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở hy lạp giai đoạn 1980 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.54 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ



--

--

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Ở HY LẠP GIAI ĐOẠN 1980 - 2017

Sinh viên thực hiện: Nhóm 20
Lớp tín chỉ: KTE309.2
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh

Hà Nội, tháng 6 năm 2019


DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT
1

Họ tên
Hoàng Quỳnh Anh


Mã sinh viên
1511110065

Phân công
Nhóm trưởng
Phân công công việc, thu thập số liệu
cho đề tài, chương 1 và chương 4

2

Vương Thúy Hà

1511110219

Thu thập số liệu cho đề tài, chương 2,
tổng hợp tiểu luận

3

Nguyễn Nam Quốc

1713320067

Thu thập số liệu cho đề tài, chương 3
mục 3.2

4

Nguyễn Thị Hà Nhi


1713310123

Chương 3 mục 3.1

5

Nguyễn Diệu Thúy

1617720052

Chương 1, Lời mở đầu

6

Nguyễn Quỳnh Anh

1713320007

Chương 1, Kết luận


ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
Người

Hoàng

được
đánh giá

Quỳnh


Người
đánh giá

Anh

Hoàng Quỳnh

Vương

Thúy Hà
10

NguyễnNguyễn

Nguyễn

Nguyễn

Nam

Thị Hà

Diệu

Quỳnh

Quốc

Nhi


Thúy

Anh

10

10

7

7,5

10

10

7

8

10

8

8

8

8


Anh
Vương Thúy

10


Nguyễn Nam

10

10

10

10

10

10

9

9

9

10

10


9

9

8

10

9,8

9,6

9,6

7,6

Quốc
Nguyễn Thị
Hà Nhi
Nguyễn Diệu

9

Thúy
Nguyễn
Quỳnh Anh
Điểm TB

8,1



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI VÀ CÁC
YẾU TỐ LIÊN QUAN.....................................................................................................3
1.1. Tăng trưởng kinh tế............................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế........................................................................3
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế..........................................................................4
1.1.3. Các nghiên cứu có liên quan đến GDP, GDP bình quân đầu người đã được
thực hiện trên thế giới................................................................................................5
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế được xét đến trong mô hình........7
1.2.1. Dân số.............................................................................................................7
1.2.2. Tỉ lệ lạm phát..................................................................................................7
1.2.3. Xuất khẩu........................................................................................................8
1.2.4. Tỷ lệ thất nghiệp.............................................................................................9
1.2.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài.......................................................................... 10
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH..........12
2.1. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 12
2.2. Xây dựng mô hình lý thuyết................................................................................ 14
2.2.1. Xây dựng mô hình hồi quy tổng quát............................................................ 14
2.2.1. Giải thích ý nghĩa các biến............................................................................ 15
2.3. Mô tả số liệu........................................................................................................ 16
2.3.1. Tổng quan về số liệu..................................................................................... 16
2.3.2. Mô tả thống kê số liệu................................................................................... 16
2.3.3. Bảng ma trận tương quan và mối quan hệ giữa các biến...............................19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ TỪ MÔ HÌNH
21
3.1. Mô hình ước lượng.............................................................................................. 21
3.1.1. Chạy mô hình hồi quy................................................................................... 21

3.1.2. Phân tích kết quả........................................................................................... 21
3.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy.................................................... 24


3.2.1. Kiểm định các biến bị bỏ sót......................................................................... 24
3.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến............................................................ 25
3.2.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi........................................................... 26
3.2.4. Kiểm định tự tương quan.............................................................................. 27
3.2.5. Kiểm định phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên........................................ 27
3.3. Kiểm định giả thuyết........................................................................................... 28
3.3.1. Kiểm định hệ số hồi quy............................................................................... 28
3.3.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy................................................. 30
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ CỦA MÔ HÌNH..............................31
4.1. Tỷ lệ lạm phát...................................................................................................... 31
4.2. Tỷ lệ thất nghiệp.................................................................................................. 32
4.3. Chi tiêu của Chính phủ:....................................................................................... 32
4.4. Tốc độ gia tăng dân số hàng năm........................................................................ 33
4.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài................................................................................. 33
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 36
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 37


LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế Hy Lạp là nền kinh tế mạnh, tăng trưởng nhanh nhờ việc thực thi chính
sách ổn định kinh tế trong những năm gần đây. Nền kinh tế Hy Lạp xếp thứ 51 trên thế
giới (theo bảng xếp hạng của World Bank năm 2017). Việc phát triển nền kinh tế hiện
đại của Hy Lạp được bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 bằng việc thông qua
luật công nghiệp và pháp chế xã hội đồng thời với việc đánh thuế bảo hộ. Cuộc cách
mạng về kinh tế Hy Lạp trong mối quan hệ với Tây Âu có thể hình dung qua sự so

sánh về mức sống qua các thời kỳ. Hy Lạp đạt được tỉ lệ tăng trưởng cao từ những năm
1950 đến đầu những năm 1970 do đầu tư nước ngoài mở rộng. Từ năm 2010, nền kinh
tế Hy Lạp có những dấu hiệu khủng hoảng nặng nề. Trong suốt 38 năm từ năm 19802017, nền kinh tế Hy Lạp đã trải qua quá trình phát triển lâu dài và có những bước
ngoặt đột phá. Để đạt được những thành tựu này phải kể đến nhiều yếu tố.
Để có thể hiểu rõ được vì sao nền kinh tế Hy Lạp có thể tăng trưởng mạnh đến
vậy cùng với những yếu tố có tác động xấu gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng
kinh tế, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu "Các nhân tố ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở Hy Lạp giai đoạn 1980-2017" sử dụng mô hình
kinh tế lượng để từ đó đề ra những giải pháp khắc phục. Dựa vào số liệu thu thập được,
cơ sở lý thuyết kết hợp thực tiễn, chúng em đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính
bằng phương pháp phân tích hồi quy để đánh giá tác động của 4 yếu tố đến tăng trưởng
kinh tế của Hy Lạp: tốc độ tăng trưởng dân số, tốc độ lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu
dùng CPI, tỷ lệ thất nghiệp của lao động và tỷ trọng xuất khẩu trong GDP.
Về cấu trục, tiểu luận của chúng em được chia làm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Xây dựng mô hình
Chương 3: Ước lượng, kiểm định mô hình và suy diễn thống kê
Chương 4: Khuyến nghị và giải pháp.

1


Trong quá trình làm tiểu luận này, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình
của ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô đã truyền tải
nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích cho cả nhóm. Thông qua bài nghiên cứu này,
chúng em vừa có cơ hội củng cố kiến thức đã được giảng dạy đồng thời biết cách vận
dụng kinh tế lượng để phân tích một vấn đề trong cuộc sống.
Do hạn chế về thời gian cũng như hiểu biết, bài nghiên cứu của nhóm vẫn còn
nhiếu thiếu sót, kính mong nhận được đánh giá, nhận xét của cô và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


2


CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GDP BÌNH QUÂN ĐẦU

NGƯỜI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
1.1. Tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
a. Khái niệm:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu
người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào hai quá trình: sự tích luỹ tài sản (như vốn,
lao động, và đất đai) và đầu tư những tài sản này một cách có năng suất hơn. Tiết kiệm
và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng.
Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn
tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
b. Cách tính GDP
GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chi
tiêu, hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Về lý thuyết, dù theo cách tính nào cũng
cho kết quả tính GDP như nhau. Nhưng trong nhiều báo cáo thống kê, lại có sự chênh
lệch nhỏ giữa kết quả theo ba cách tính. Đó là vì có sai số trong thống kê. Một cách
tổng quát, có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) như sau:


Phương pháp chi tiêu hay luồng sản phẩm:


GDP=C+I+G+X-M
Trong đó các ký hiệu:


C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.



I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là

tiêu dùng của các nhà đầu tư.


G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền).
3




X: Các khoản xuất khẩu



M: Các khoản nhập khẩu



Phương pháp thu nhập hoặc chi phí:


Ta có thể tính tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất của hộ gia đình, hay chính là
chi phí của các hãng kinh doanh theo công thức:
GDP = w + i + r + π + Te + D
Trong đó:
W: chi phí tiền lương, tiền công
I: chi phí thuê vốn (lãi vay)
r: chi phí thuê nhà, thuê đất...
π: lợi nhuận



Phương pháp sản xuất (phương pháp giá trị gia tăng)

Đề đến được tay người tiêu dùng cuối cùng, hàng hóa, dịch vụ cần trải qua nhiều
công đoạn sản xuất. Ở mỗi công đoạn, nhờ có sự tham gia của các yếu tố đầu vào mà
giá trị của hàng hóa, dịch vụ được tăng thêm, gọi là giá trị gia tăng (VA).
VA bằng chênh lệch giữa giá trị sản lượng đầu ra (TR: Total Revenues) với giá trị
các yếu tố đầu vào (TC: Total Costs) được sử dụng hết trong quá trình sản xuất đó:
VA=TR–TC
Tông giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong nền kinh tế là GDP:
GDP = ∑

=

1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ
tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so
sánh.


4


Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP được tính theo công thức:

Tốc độ tăng GDP =



ă

ứ−



ă

ứ − ×100%



ă

ứ −

Trong đó:
+

GDP thực =


GDP danh nghĩa (theo giá hiện tại) . chỉ số giá

Vì mỗi năm sẽ có mức độ lạm phát khác nhau do đó cần chia cho chỉ số giá để
tính đúng được GDP thực.
+ Tốc độ GDP là số tương đối % (không đơn vị), còn GDP là số tuyệt đối (có đơn
vị tính, ví dụ USD)
Quy mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng bình quân đầu người hoặc thu nhập bình
quân đầu người.
Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ
tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP
(hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường,
tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
1.1.3. Các nghiên cứu có liên quan đến GDP, GDP bình quân đầu người đã được
thực hiện trên thế giới
STT

1

Tác giả

Dữ liệu- Phương pháp
phântích

Arash Kialashaki - Thời gian: 1998 - 2012
- Quốc gia: Mỹ
- John R. Reisel
- Phương pháp: Mô hình
(2014)
mạng nơ-ron


5

Các biến tác động đến
GDP
- Giá dầu.
- Lượng điện tiêu thụ.


2

3

M. La´baj - M.

- Thời gian: 2010

- Vốn.

Lupta´cˇik - E.

- Quốc gia: 30 quốc gia

- Lao động.

Angeliki N.

- Thời gian: 1949 - 2012
- Quốc gia: 51 quốc gia


- Lượng điện tiêu thụ

Menegaki (2014) - Phương pháp: FEM;
REM;OLS
Anja

4

- Nợ công.
- Đầu tư.

Baum -

Cristina

- Thời gian: 1990 - 2007

- Độ mở của nền kinh tế.

Checherita

- Quốc gia: 12 quốc gia thuộc

- Độ mở của nề n kinh tế

Westphal

cộng đồng chung Châu Âu

trong quá khứ với độ trễ 1


- Philipp Rother

- Phương pháp: OLS

năm.

(2013)

- Tăng trưởng GDP trong
quá khứ với độ trễ 1 năm.

5

- Thời gian: 1953 - 2010
Y.S. Cheng -W.
K.Wong – C. K. - Quốc gia:Trung Quốc
Woo (2013)

6

7

- Phươngpháp: OLS

- Năng lượng điện tiêu thụ
trong nền kinh tế.

Christian Dreger- - Thời gian: 1991- 2011
Hans - Quốc gia: 12 quốc gia thuộc


- Đầu tư
- Dân số

Eggert

- Nợ quốc gia

Reimers Liên minh Châu Âu

(2013)

- Phương pháp: FEM;OLS

- Độ mở của nề kinh tế

Lei Guo – Hui –
BenZhang

- Thời gian: 1990 - 2010
- Quốc gia: Trung Quốc

- Đầu tư

(2013)

- Phương pháp: OLS

6


- Tiêu dùng


Lỗ hổng nghiên cứu: Có thể thấy rằng, có những nghiên cứu trên chỉ xoay quanh
và tập trung vào mối quan hệ của từng biến vào GDP. Từ đó, chỉ cho thấy tác động một
phần của các yếu tố trên khi đặt cạnh nhau trong mối quan hệ với biến phụ thuộc GDP,
sự tác động của từng biến thay đổi. Mặt khác trong các nghiên cứu dùng số liệu chuỗi
thời gian, khi chạy các mô hình hồi quy và thực hiện kiểm định sẽ dễ xảy ra hiện tượng
đa cộng tuyến làm cho một hoặc nhiều biến không có ý nghĩa thống kê nên không phản
ánh đúng được mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Hơn nữa, các số liệu
được sử dụng trong các nghiên cứu đã cũ, do đó chưa mang tính cập nhật và phán ánh
đúng tình hình kinh tế hiện nay. Vậy nên, từ những nhận định kể trên, chúng em xin
đưa ra bài tiểu luận nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố vĩ mô bao gồm tốc độ
tăng trưởng dân số, tỉ lệ lạm phát tính trên chỉ số giá tiêu dùng, tỉ lệ xuất khẩu trên
GDP, tỷ lệ thất nghiệp và tỉ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tính trên GDP đến GDP
của Hy Lạp trong giai đoạn từ 1980 đến năm 2017.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế được xét đến trong mô hình
1.2.1. Dân số
Dân số và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ. Tốc
dộ gia tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế và ngược lại.
Nền kinh tế có tác động trực tiếp đến mức độ sinh tử hoặc tỉ lệ phân bố và chất lượng
dân cư của chúng ta. Vì vậy dân số và kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau.
Dân số hình thành nên các nguồn lao động chính để phục vụ cho sự tăng trưởng.
Muốn nguồn lao động dồi dào và có chất lượng, cơ cấu dân số cần sự hợp lý và có chất
lượng cao. Nếu dân số tăng trưởng quá nhanh sẽ tác động đến sự tăng trưởng kinh tế,
từ đó làm chất lượng dân số đi xuống dẫn đến năng suất lao dộng giảm, nền kinh tế
xuống dốc.
1.2.2. Tỉ lệ lạm phát
Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của
hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi

7


mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so
với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia
này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm
phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa
thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế
sử dụng loại tiền tệ đó.
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một
lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nèn kinh tế. Tỉ lệ lạm phát thể hiện qua
chỉ số giá cả là tỉ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá
trung bình ở thời điểm gốc.
Tỉ lệ lạm phát cao được coi là gây hại tới nền kinh tế, gây ra sự thiếu hiệu quả
trong thị trường và gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Tuy vậy nếu lạm phát ở mức
độ vừa phải sẽ kích thích sản xuất, hàng hóa được tiêu thụ tốt hơn, tạo ra nhiều lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Từ đó các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất và thúc đẩy
nền kinh tế tăng trường mạnh mẽ.
1.2.3. Xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán
hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục
tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn
định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Xuất khẩu là hoạt động kinh
doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều
kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích
các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu
ngoại tệ.
Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá
trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa

8


yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế,
nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu.
1.2.4. Tỷ lệ thất nghiệp
Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà
không tìm được việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có
việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội. Không có việc làm đồng nghĩa với
việc không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hoá tiêu
dùng. Vì thế nên tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với việc tổng sản phầm quốc nội
(GDP) thấp, các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm
sản phẩm và dịch vụ.
Sự gia tăng dân số và nguồn lực là áp lực đối với việc giải quyết việc làm. Điều
này thường xảy ra với các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc đang phát triển. Ở
đó họ có nguồn lực dồi dào nhưng do kinh tế hạn chế nên không có điều kiện đào tạo
và sử dụng hết nguồn lao động hiện có. Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm.
Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản
phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu
dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Thất nghiệp
tăng có nghĩa là lực lượng lao động không được tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh tăng, là sự lãng phí lao động - nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế. Thất nghiệp
tăng lên cũng có nghĩa là nền kinh tế đang suy thoái, cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh
tế của quốc gia đó đến bờ vực lạm phát.
Theo Cơ quan Thống kê Hy Lạp (Elstat), tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp, đang ở
mức cao nhất trong Liên minh Châu Âu (EU), đã giảm xuống dưới 20% lần đầu tiên
trong vòng bảy năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp trong tháng Bảy là 19,5%, giảm
so với mức 21,7% trong cùng tháng năm trước. Theo Bộ trưởng Lao động Hy Lạp Efi
Achtsioglou, những nỗ lực để “hồi sinh” tăng trưởng kinh tế và kiến tạo việc làm, nhất
là cho giới trẻ, đã gặt hái kết quả. Tuy vậy, cho đến nay, Hy Lạp vẫn là nước có tỷ lệ

9


thất nghiệp cao nhất EU, trong đó lớp trẻ (có độ tuổi từ 15-24) không có việc làm
chiếm gần 40%. Tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới cũng ở mức cao, cứ 4 phụ nữ có 1 người
không có việc làm.
Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp:
ỷ ệ ℎấ

ℎ ệ =



ườ

ℎô


ố độ

ó



à

× 100%

ã ℎộ


1.2.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một
nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong
nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty
nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay
công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
của các quốc gia đang phát triển. FDI bổ sung cho nguồn vốn đầu tư, cung cấp công
nghệ mới, giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có
được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản
đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.”
Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài
là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi
là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". Khi
thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty
đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với
10


xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy,
nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho
đẩy mạnh xuất khẩu. Lợi ích của thu hút FDI là nhằm bổ sung cho nguồn vốn trong
nước, tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý, tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu,
tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công và là guồn thu ngân sách lớn.

11



CHƯƠNG 2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
XÂY DỰNG MÔ HÌNH

2.1. Phương pháp nghiên cứu
Ngày nay, có hai phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến trên thế giới là phương
pháp định lượng và phương pháp định tính:


Phương pháp định tính (Qualitative Research) là hướng tiếp cận nhằm

thăm dò, mô tả và giải thích dựa vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức,
động cơ thúc đẩy, dự định, hành vi, thái độ. Chúng có thể hướng chúng ta đến việc xây
dựng giả thuyết và các giải thích. Dữ liệu định tính thường ở dạng chữ, phản ánh tính
chất, đặc điểm hay sự hơn kém và không tính được trị trung bình của dữ liệu định tính.


Phương pháp định lượng (Quantitative Research) là nghiên cứu sử

dụng các phương pháp khác nhau để lượng hóa, đo lường và phản ánh, diễn giải các
mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau. Nghiên cứu định lượng thường được
gắn liền với việc kiểm định lý thuyết dựa vào phương pháp suy diễn. Dữ liệu định
lượng phản ánh mức độ, sự hơn kém và ta tính được giá trị trung bình. Nó thể hiện
bằng con số thu thập được ngay trong quá trình thu thập.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, chúng em quyết định sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata.


12


Quy trình nghiên cứu:

Hình 1. Quy trình thực hiện nghiên cứu đề tài tiểu luận.



Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu chuỗi thời gian, thể hiện
thông tin của một đơn vị kinh tế trong nhiều thời điểm khác nhau (1980 - 2017). Số
liệu được thu thập qua nguồn thông tin chính thống, tin cậy từ Worldbank.



Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi đã tìm kiếm và tải dữ liệu thích hợp để nghiên cứu, nhóm chúng em đã sử dụng
Excel để xử lý sơ lược số liệu.



Phương pháp ước lượng

Sử dụng phần mềm Stata hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương tối thiểu
thông thường (OLS). Lý do sử dụng phương pháp này là bởi các biến hồi quy đều là

13



biến ngoại sinh, các ảnh hưởng của các biến độc lập tới biến phụ thuộc đều là những
ảnh hưởng mang tính tuyến tính và tất cả các biến phụ thuộc đều không thuộc dạng
danh mục (nhị phân, thứ tự hoặc định danh). Ngoài ra các ước lượng được tính bằng
phương pháp bình phương tối thiểu OLS là các ước lượng tuyến tính không chệch và
đạt hiểu quả tốt hơn so với các mô hình khác.




Phương pháp kiểm định:
Kiểm định khuyết tật:
- Đa cộng tuyến: xét phân tử phóng đại phương sai VIF để nhận biết khuyết
tật đa cộng tuyến.
- Phương sai sai số thay đổi: sử dụng kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey.
- Tự tương quan: dữ liệu của nhóm thu thập là dữ liệu chuỗi thời gian, có thể
bỏ qua bước này.
- Bỏ sót biến: sử dụng kiểm định RESET của Ramsey.
- Kiểm định phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên: tiến hành kiểm định theo
JarqueBera.



Kiểm định sự phù hợp của mô hình:

Dùng kiểm định F nhận xét sự phù hợp của mô hình và kiểm định t để ước lượng
khoảng tin cậy cho các tham số trong mô hình.

2.2. Xây dựng mô hình lý thuyết

2.2.1. Xây dựng mô hình hồi quy tổng quát
Áp dụng các phương pháp luận và các dữ liệu nghiên cứu thu thập được, nhóm
chúng em xin đưa ra mô hình lý thuyết như sau:


Mô hình hồi quy tổng thể (PRF):

(PRF) GDPi= β1 + β2 × INFi + β3 × UNEi + β4 × EXPi + β5 × POPi + β6 × FDIi + ui



Mô hình hồi quy mẫu (SRF):

14


̂

̂

̂

(SRF)
Trong đó:
i= β1



̂


+ β2

× INFi + β3

̂

× UNEi + β4

̂

× POPi
+

̂

× FDIi +
ei

β6

× EXPi + β5

β1,β2, β3, β4, β5, β6 là các hệ số hồi quy.
là ước lượng các hệ số hồi quy.
̂

̂

β1,
̂




̂

β2,

̂

β3,

β4,

̂

̂

β5,

β6

: ước lượng hệ số tự do cho biế t khi biế n độc lập INF, UNE, EXP, POP và

β1

̂



FDI bằng 0 thì giá trị trung bình của biến phụ thuộc GDP là . β1

̂ ̂ ̂

̂ ̂

β2, β3, β4, β5, β6

(ước lượng hệ số góc) khi giá trị INF, UNE, EXP, POP

và FDI

thay đổi 1 đơn vị (các yếu tố còn lại không đổi) thì giá trị trung bình của biến phụ thuộc (GDP) sẽ thay đổi lần lượt là



̂̂̂̂̂
β2, β3, β4, β5, β6.

ui: sai số ngẫu nhiên, có thể có giá trị âm hoặc dương.

2.2.1. Giải thích ý nghĩa các biến
STT

Tên biến

Đơn vị

Ý nghĩa

Thước đo biến


Biến phụ thuộc
1

GDP

USD

Tổng sản phẩm
quốc nội bình quân
đầu người

Tổng sản phẩm quốc nội chia
cho số dân trong 1 năm

Biến độc lập
2

3

INF

UNE

%

%

Tỷ lệ lạm phát đo
bằng CPI (Tỷ lệ


Tỷ lệ % chênh lệch của mức
giá cả trung bình của kỳ hiện

giảm xuống sức

tại so với mức giá của kỳ

mua của đồng tiền)

trước.

Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ số người không có việc
làm nhưng sẵn sàng và muốn

của lực lượng lao
động

15

tìm việc trên tổng lực lượng
lao động


4

EXP

5


POP

%

%

Chi tiêu của chính
phủ

Tốc độ tăng trưởng Sự tăng trưởng về tỷ lệ người
sinh ra và sinh sống ở một
dân số hàng năm
khu vực nào đó.
Đầu tư trực tiếp

6

FDI

%

Tỷ lệ chi tiêu của chính phủ
so với GDP.

nước ngoài

Tỷ lệ vốn đầu tư thu hút được
từ các nhà đầu tư nước ngoài
so với GDP.


2.3. Mô tả số liệu
2.3.1. Tổng quan về số liệu
- Nguồn dữ liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ trang web của Ngân Hàng Thế
Giới:
- Kiểu dữ liệu: dữ liệu chuỗi thời gian.
- Không gian mẫu: Khảo sát ở Hy Lạp trong 38 năm (1980 - 2017). Tuy số quan
sát không thực sự lớn, lý do đây là số liệu vĩ mô chỉ tập trung tại một quốc gia và trong
giới hạn khả năng nhóm có thể thu thập được nhưng chúng em nhận thấy nó vẫn có đủ
độ tin cậy để xây dựng các mô hình thống kê.
- Số liệu bao gồm các yếu tố: Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người
(GDP); Tỷ lệ lạm phát (INF), Tỷ lệ thất nghiệp (UNE), Tỷ lệ chi tiêu chính phủ so với
GDP (EXP); Tốc độ gia tăng dân số (POP); Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so
với GDP (FDI).
- Mẫu số liệu: Phụ lục.
2.3.2. Mô tả thống kê số liệu
Sử dụng lệnh sum của phần mềm Stata để mô tả dữ liệu. Lệnh sum cho biết:


Số lượng quan sát (Obs)

16




Giá trị trung bình (Mean)




Độ lệch chuẩn (Std. Dev.)



Giá trị nhỏ nhất của các biến (Min)



Giá trị lớn nhất của các biến (Max)

Các số liệu thu thập được thống kê bằng phần mềm Stata như sau :

Hình 2.3.2. Mô tả dữ liệu bằng lệnh sum (Nguồn: Stata)

Ta có bảng tổng hợp sau:
Tên
biến

Số lượng
quan sát

Giá trị
trung bình

Độ lệch
chuẩn

Giá trị nhỏ
nhất


Giá trị lớn
nhất

GDP

38

14984.53

7916.896

4813.711

31997.28

INF

38

9.035496

8.325635

-1.736037

24.67589

UNE

38


10.28855

6.110332

2.129084

27.4662

EXP

38

107.8003

3.465829

99.02828

112.6066

POP

38

0.3128301

0.4551382

-0.7251208


1.200353

FDI

38

0.8409393

0.4463332

-0.0063012

1.979103

Bảng 2.3.2. Bảng mô tả các biến trong mô hình

17


Dựa vào bảng 2.1, ta có thể rút ra một số nhận xét sau:


Biến GDP: GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người của Hy Lạp trong giai đoạn 1980 - 2017 dao động
trong khoảng [4813.711 , 31997.28] (USD) trong đó giá trị trung bình của GDP bình
quân đầu người trong giai đoạn đó là 14984.53, độ lệch chuẩn có giá trị 7916.896.



Biến INF: Tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số tiêu dùng CPI

Trong giai đoạn 1980 - 2017, tốc độ lạm phát tính theo chỉ số tiêu dùng CPI dao
động trong khoảng [-1.736037 , 24.67589] (%) với giá trị trung bình là 9.035496% và
độ lệch chuẩn có giá trị 8.325635.


Biến UNE: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động

Trong giai đoạn 1980 - 2017, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động dao động
trong khoảng [2.129084 , 27.4662] (%) với giá trị trung bình là 10.28855% và độ lệch
chuẩn có giá trị 6.110332.


Biến EXP: Tỷ lệ chi tiêu của chính phủ so với GDP.

Tỷ lệ chi tiêu của chính phủ trên GDP trong giai đoạn 1980 - 2017 nằm trong
khoảng [99.02828 , 112.6066] (%) và giá trị trung bình là 107.8003%, độ lệch chuẩn có
giá trị 3.465829.


Biến POP: Tăng trưởng dân số hàng năm

Nhìn vào bảng dữ liệu ta thấy được, mức độ tăng trưởng dân số của Hy Lạp giai
đoạn 1980 - 2017 dao động trong khoảng [-0.7251208 , 1.200353] (%), giá trị trung
bình là 0.3128301% và độ lệch chuẩn có giá trị 0.4551382.


Biến FDI: Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài trên GDP


Nhìn vào bảng dữ liệu ta thấy được, tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài trên GDP của Hy
Lạp giai đoạn 1980 - 2017 dao động trong khoảng [-0.0063012 , 1.979103] (%), giá trị
trung bình là 0.8409393% và độ lệch chuẩn có giá trị 0.4463332.

18


2.3.3. Bảng ma trận tương quan và mối quan hệ giữa các biến



Lập bảng ma trận tương quan

Trước khi chạy mô hình hồi quy, chúng ta xem xét mức độ tương quan giữa các
biến bằng cách sử dụng lệnh corr trong Stata với các biến được chọn là GDP, INF,
UNE, EXP, POP và FDI. Nhóm thu được bảng tương quan giữa các biến như sau:

Hình 2.3.3. Bảng ma trận tương quan và mối quan hệ giữa các biến (Nguồn: Stata)



Phân tích mối quan hệ tương quan giữa các biến:

- Hệ số tương quan giữa biến GDP và INF là -0.7913, suy ra tương quan ngược
chiều giữa GDP bình quân đầu người và tỷ lệ lạm phát ở mức cao.
- Hệ số tương quan giữa biến GDP và UNE là 0,4165, suy ra tương quan cùng
chiều giữa GDP bình quân đầu người và tỷ lệ thất nghiệp ở mức trung bình.
- Hệ số tương quan giữa biến GDP và EXP là -0.0215, suy ra tương quan ngược
chiều giữa GDP bình quân đầu người và chi tiêu chính phủ so với GDP ở mức rất thấp.
- Hệ số tương quan giữa biến GDP và POP là -0.5557, suy ra tương quan ngược

chiều giữa GDP bình quân đầu người và tốc độ gia tăng dân số ở mức trung bình.
- Hệ số tương quan giữa biến GDP và FDI là 0.0304, suy ra tương quan cùng chiều
giữa GDP bình quân đầu người và tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài trên GDP ở mức rất
thấp.

19


Nhận xét:
Nhìn chung các biến độc lập có sự tương quan với biến phụ thuộc ở mức trung
bình. Trong đó, biến INF có mối tương quan mạnh nhất đến biến GDP (hệ số tương
quan là 0.7913), có nghĩa là GDP bình quân đầu người chịu tác động lớn từ tỷ lệ lạm
phát. Hệ số tương quan của chúng mang dấu âm và tiến dần tới 1 cho thấy mối quan hệ
nghịch biến và tuyến tính chặt chẽ giữa chúng. Nó cho biết khi tỷ lệ lạm phát đo bằng
CPI tăng 1% sẽ khiến tốc độ tăng GDP bình quân đầu người chậm lại 0.7913% và
ngược lại.
Ngược lại biến EXP (chi tiêu chính phủ so với GDP) có ít ảnh hưởng nhất đến
biến GDP, (hệ số tương quan là -0,0215, tiến dần tới 0 và dấu của hệ số tương quan
giữa 2 biến này cũng âm, thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa chúng, tức là khi chi
tiêu chính phủ tăng 1% thì tổng sản phẩm bình quân trên đầu người sẽ giảm 0,0215%
và ngược lại.
Ngoài ra có thể thấy mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập INF, UNE,
EXP và POP cũng tương đối cao, hệ số tương quan cao nhất là giữa UNE và INF bởi
đây là 2 chỉ số có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong kinh tế học vĩ mô nên rất có khả
năng mô hình sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên cách lập luận này không
hẳn chính xác với mô hình có nhiều hơn hai biến độc lập, nên ở chương III bài tiểu
luận này sẽ kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến bằng phương pháp chính xác hơn.

20



×