Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận kinh tế lượng các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.86 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

---------***--------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
Đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ MỘT QUỐC GIA
Nhóm 16 – Lớp KTE201(19-20).2
Giảng viên hướng dẫn: TS.Chu Thị Mai Phương
Nhóm sinh viên thực
hiện Họ và tên

Mã sinh viên

1. Trần Thị Phương Anh

1811120011

2. Trần Thu Doan

1811120028

3. Nguyễn Thị Hương Giang

1811120041

4. Nguyễn Văn Khiêm

1811120076


5. Nguyễn Hạnh Lê
6. Hoàng Thị Hiền Trang

Hà Nội, tháng 3 năm 2020

1813320041
1813320066


MỤC LỤC
Phần I. Lời mở đầu................................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................4

Phần II. Cơ sở lý thuyết..........................................................................................4
1. Lý thuyết kinh tế.........................................................................................................4
2. Các nghiên cứu thực nghiệm......................................................................................9

Phần III. Mô hình nghiên cứu..............................................................................12
Phần IV. Kết quả nghiên cứu............................................................................... 13
1. Mô tả thống kê và tương quan các biến.................................................................... 13
2. Ước lượng mô hình................................................................................................... 16
3. Kết quả kiểm định mô hình....................................................................................... 17
a. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu........................................................................... 17
b. Kiểm định bỏ sót biến........................................................................................... 18
c. Kiểm định đa cộng tuyến....................................................................................... 19
d. Kiểm định phương sai sai số thay đổi.................................................................... 19
e. Kiểm định nhiều phân phối chuẩn......................................................................... 20
f. Kiểm định tự tương quan....................................................................................... 20
4. Thảo luận và nhận xét kết quả kiểm định.................................................................. 20


Phần V. Kết luận và hàm ý chính sách................................................................ 22
Phần VI. Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................23

2


Phần I. Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới, có rất nhiều tiêu chí có thể chọn để đánh giá sự phát triển của một khu
vực hoặc một quốc gia ví dụ như sự ổn định, tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội,…
Trong đó, tăng trưởng kinh tế là tiêu chí được coi là quan trọng hơn cả vì tăng trưởng
kinh tế là tiền đề để phát triển các mặt khác của xã hội, có liên quan đến nhiều lĩnh vực,
nhiều khía cạnh.
Tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch
vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt
tình trạng đói nghèo. Muốn khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng của mọi
quốc gia thì cần thiết phải có được sự tăng trưởng nhanh trong kinh tế. Đồng thời, sự tăng
trưởng cũng tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp,
nâng cao chất lương cuộc sống của người dân, phúc lợi xã hội được đảm bảo, củng cố an
ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia,
nhưng sẽ là không đúng nếu bất chấp mọi giá để theo đuổi nó. Thực tế cho thấy, không
phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, đôi khi
quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt. Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể
dẫn đến tình trạng “tăng trưởng nóng”, gây ra lạm phát hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm
cho người dân giàu lên nhanh chóng, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hoá
giàu nghèo trong xã hội ngày càng rõ rệt. Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ
phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững.
Người ta thường đánh giá tổng sản phẩm quốc nội của một nước (viết tắt là GDP)

trong một năm hoặc một thời kỳ, chính xác hơn là GDP thực tế để đánh giá sự tăng
trưởng kinh tế của nước đó. Nếu GDP thực tế của năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ
nền kinh tế có sự tăng trưởng, phát triển. Ngược lại nếu GDP thực tế năm sau thấp hơn
năm trước thì chứng tỏ nền kinh tế của nước đó không có sự tăng trưởng phát triển. Vậy
có thể nói tổng sản phẩm quốc dân là thước đo cơ bản hoạt động của nền kinh tế.
Bất cứ một gia quốc gia nào cũng bắt buộc đạt được và duy trì mức độ tăng trưởng
nhất định mới đảm bảo cho nền kinh tế phát triển. Để tăng trưởng kinh tế diễn ra liên tục
và hiệu quả, có rất nhiều yếu tố trong nền kinh tế ảnh hưởng đến một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp. Nhận thức chính xác về tầm quan trọng của mối tương quan mật thiết này và
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự tăng trưởng kinh tế giúp Chính phủ có thể
thay đổi các chính sách để đạt được những mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng
3


kinh tế. Đây là vấn đề vĩ mô mà những ai hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đều quan tâm.
Đó là lí do nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc
độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của bài tiểu luận chính là đánh giá các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh
tế của một quốc gia và từ đó đưa ra một số ý tưởng cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam. Chúng em dựa vào các lý thuyết kinh tế học xoay quanh tăng trưởng kinh tế.
Chúng em cũng sử dụng phương pháp mô hình kinh tế lượng, phương pháp bình phương
tối thiểu thông thường OLS (Ordinary Least Square) để hồi quy, ước lượng và phân tích
mô hình, đối tượng.
Để hoàn thành bài tiểu luận, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Chu Thị
Mai Phương– giảng viên bộ môn Kinh tế lượng đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp
các kiến thức chuyên môn, định hướng cho nhóm cách triển khai cấu trúc của một bài
nghiên cứu khoa học.
Trong quá trình làm bài tiểu luận và chạy mô hình, chúng em đã nhận thấy sự phát
sinh ra khá nhiều khuyết tật mắc phải khó khăn để tìm cách khắc phục. Đồng thời, trong

quá trình tìm hiểu, do thời gian nghiên cứu vấn đề còn chưa nhiều cũng như kiến thức
còn hạn hẹp và thiếu kinh nghiệm nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng em rất mong nhận được thêm những đóng góp ý kiến của cô để tiểu luận được
hoàn thiện hơn.

Phần II. Cơ sở lý thuyết
1. Lý thuyết kinh tế

Các khái niệm:

Theo các nhà kinh tế học hiện đại quy mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm
bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI).
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản phẩm trong
nước là giá trị thị trường của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra
trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định
(thường là một năm).
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của
tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước làm ra ở cả
4


trong và ngoài nước trong đơn vị một năm tài chính. Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng
sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số.
Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản
lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người
(PCI) trong một thời gian nhất định


Phương pháp tính:

1

Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng
trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế
kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%),
Trong đó:


Y là quy mô của nền kinh tế



y là tốc độ tăng trưởng.

Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng
trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay
GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng
trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.



Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:


Các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển đã sử dụng nhiều mô hình để phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

1

Theo Wikipedia

5




Mô hình David Ricardo (1772-1823) với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất
nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế
mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được
nguồn gốc của tăng trưởng.



Mô hình hai khu vực tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai khu vực
nông nghiệp và công nghiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động (L labor),
yếu tố tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vực kinh
tế. Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điển và Harry T.
Oshima.



Mô hình Harrod-Domar nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố
K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên.




Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài
hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng. Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn
sẽ có mức sản lượng cao hơn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài
hạn (tăng trưởng kinh tế bằng không (0)).



Mô hình Kaldor tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc trình độ
công nghệ.



Mô hình Sung Sang Park nguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tư quốc
gia cho đầu tư con người.



Mô hình Tân cổ điển nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp
hai yếu tố đầu vào vốn(K) và lao động (L).

Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang
phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải
được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân
lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia
và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng.
Xuất phát của nghiên cứu được bắt đầu bằng hàm sản xuất tổng quát:
Y=F(Xi)

Trong đó:
Y là giá trị đầu ra (phụ thuộc vào tổng cầu của nền kinh tế)
6


Xi là giá trị các biến số đầu vào (liên quan trực tiếp đến tổng cung).
Từ đó ta xét cụ thể hai nhóm nhân tố tác động:
-

Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung

Nói đến các yếu tố tổng cung tác động đến tăng trưởng kinh tế là nói đến 4 yếu tố nguồn
lực chủ yếu, đó là: Vốn (K), Lao động (L), Tài nguyên, đất đai (R), Công nghệ kỹ thuật
(T)



Vốn (K)

Đứng trên góc độ vĩ mô, vốn sản xuất có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được
đặt ra ở khía cạnh vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền (giá trị), nó là toàn bộ tư
liệu vật chất được tích luỹ lại của nền kinh tế và bao gồm: Vốn cố định (nhà máy, công
xưởng, trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, cơ
sở hạ tầng) và vốn lưu động (tồn kho của tất cả các loại hàng hóa).
Mặt khác, để duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất phải có một khoản chi phí gọi là vốn
đầu tư sản xuất.



Lao động (L)


Lao động là một nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động
kinh tế. Chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ
lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như
tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn
nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật
liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động
có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt. Hiện nay tăng trưởng kinh tế của
các nước đang phát triển được đóng góp nhiều bởi quy mô, số lượng lao động, yếu tố vốn
nhân lực còn có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng lao động ở các nước này còn
thấp.

Tài nguyên, đất đai (R)
Tài nguyên, đất đai là một yếu tố sản xuất cổ điển. Đất đai là yếu tố quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp và là yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hiện bố trí các cơ sở
kinh tế. Các nguồn tài nguyên dồi dào phong phú được khai thác tạo điều kiện tăng sản
lượng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là với các nước đang phát triển.



Công nghệ kỹ thuật (T)
7


Yếu tố công nghệ kỹ thuật cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng:
Thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu
đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết
bị kỹ thuật.
Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm
nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất.



Trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không là việc đơn thuần
chỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi
công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư
bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất hiệu quả hơn.
Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới…có những bước tiến như vũ bão góp
phần gia tăng hiệu quả của sản xuất.

-

Các nhân tố tác động đến tổng cầu

Các yếu tố: khả năng chi tiêu, sức mua và năng lực thanh toán (tổng cầu AD) là các yếu
tố liên quan trực tiếp đến đầu ra của nền kinh tế.
Kinh tế học vĩ mô đã cho thấy có 4 yếu tố trực tiếp cấu thành tổng cầu, bao gồm:






Chi cho tiêu dùng cá nhân (C): bao gồm các khoản chi cố định, chi thường xuyên
và các khoản chi tiêu khác ngoài dự kiến phát sinh.
Chi tiêu của Chính phủ (G): Bao gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và dịch vụ
của Chính phủ.
Chi cho đầu tư (I): Là các khoản chi tiêu cho các nhu cầu đầu tư của các doanh
nghiệp và các đơn vị kinh tế, bao gồm đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lưu động.
Chi qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX=X-M): Thực tế, giá trị hàng hoá xuất khẩu

là các khoản phải chi cho các yếu tố nguồn lực trong nước, còn giá trị nhập khẩu
là giá trị của các loại hàng hóa sử dụng trong nước nhưng lại không phải bỏ ra các
khoản chi phí cho các yếu tố yếu tố nguồn lực trong nước.

Như chúng ta đã biết, tăng trưởng có thể được đo bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) và GDP=C+I+G+NX. Do đó, sự thay đổi của một trong 4 nhân tố cũng đều có thể
làm cho GDP thay đổi, sự thay đổi đó thể hiện sự biến động trong tăng trưởng kinh tế.
Từ những nhân tố trên ta có thể rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
+ Về phía cung: Y= F(K,L,R,T)
8


+ Về phía cầu: Y= F(C,I,G,NX)
2. Các nghiên cứu thực nghiệm
Solow (1956) và Romer (1986) đã quan tâm đến các yếu tố quyết định của tăng
trưởng kinh tế. Solow (1956) là người tiên phong của mô hình tăng trưởng tân cổ điển
(cũng được gọi là mô hình tăng trưởng Solow-Swan). Một phân tích thực tế về mô hình
Solow-Swan của tăng trưởng kinh tế dường như đưa ra giả thuyết về ích lợi sản xuất
không bị gián đoạn kết nối năng suất cho các yếu tố đầu vào của vốn và lao động, tạo ra
sự ổn định trạng thái ổn định của nền kinh tế. Tuy nhiên, sự tăng trưởng ổn định phụ
thuộc vào sự tiến bộ công nghệ và tăng trưởng dân số, cả hai đều là biến ngoại sinh trong
mô hình và sẽ là không thực tế khi không tồn tại tiến bộ công nghệ, sự tăng trưởng của
năng suất bình quân đầu người trong mô hình (Ghura & Hadji Michael, 1996). Ngoài ra,
Ghura và Hadji Michael (1996) đã phỏng đoán giả định quan trọng trong sự tăng trưởng
tân cổ điển là giai đoạn đầu ra của các quốc gia với các công nghệ tương đương phải hội
tụ đến một giai đoạn được thống nhất ở trạng thái ổn định, nhưng nghiên cứu hiện tại
không thường xuyên tiếp xúc với giả định hội tụ không hạn chế .
Bởi vì sự không phù hợp của lý thuyết tân cổ điển, dựa trên ngoại sinh tiến bộ
công nghệ, Romer (1986) đã phát triển lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh, trong nỗ
lực tạo ra một kết nối dài hạn giữa tăng trưởng và chính sách công. Các mô hình tăng

trưởng nội sinh nhấn mạnh phát triển kỹ thuật là kết quả của mức độ đầu cơ, phạm vi tích
lũy vốn và tích lũy của con người tài nguyên. Có một số mô hình tăng trưởng kinh tế
được đề xuất khác sau Romeriên (1986) mô hình nội sinh, bao gồm cả giả thuyết lời
nguyền tài nguyên, nhưng hầu như không có sự đồng nhất toàn diện giữa các mô hình
tăng trưởng khác biệt về các yếu tố quyết định thực sự tăng trưởng kinh tế trong một quốc
gia. Điều này là do các quốc gia có sự tổ chức bộ máy khác nhau và biến số xác định tăng
trưởng kinh tế của một quốc gia này sẽ không hiệu quả khi xác định tăng trưởng kinh tế
tại quốc gia khác. Như vậy có một số yếu tố, bao gồm tích lũy tài sản cố định (Gross
Captital Formation), vốn nhân lực, lạm phát, lãi suất, FDI được sử dụng khi trong mô
hình xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Lo et al. (2013) thừa nhận một phần của FDI là yếu tố quyết định quan trọng của
tăng trưởng kinh tế. Các tác giả cho rằng FDI là một dẫn xuất của mô hình lý thuyết tăng
trưởng tân cổ điển. Nhờ có khả năng lan tỏa, FDI phải tạo ra ảnh hưởng tích cực đến tăng
trưởng, bao gồm cả việc tăng cường môi trường kinh tế của quốc gia sở tại (Lo et al,
2013). Li và Ng (2013) và Babatunde (2011) cũng thừa nhận vai trò của FDI là yếu tố
quyết định quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Trong nghiên cứu về mở cửa thương mại,
9


FDI và tăng trưởng ở các nước châu Phi cận Sahara, Babatunde (2011) nhận ra rằng FDI
có ý nghĩa tích cực và có ý nghĩa thống kê trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các
quốc gia được chọn.


Tích lũy tài sản cố định gộp (Gross Capital Formation)


Tích lũy tài sản cố định đã trở thành một yếu tố kinh tế vĩ mô đáng chú ý yếu tố
được áp dụng trong việc xác định sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia và có mặt
nghiên cứu hiện tại (Adeleke, 2014; Akram, Manzoor, Hassan, Farhan, & Alam, 2011;
Freckleton, Wright, & Craigwell, 2012; Havi, Enu, Osei-Gyimah, Attah-Obeng, &
Opoku, 2013; Javed, Nawaz, & Gondal, 2014). Eregha (2015) nhấn mạnh tầm quan trọng
của tích lũy tài sản cố định là một yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế trong nghiên cứu
của ông về dòng vốn FDI, sự biến động và đầu tư nội địa vào Tây Phi. Áp dụng mô hình
dữ liệu bảng trên Ủy ban Kinh tế của Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), Eregha nhận ra
tốc độ tăng trưởng thực sự đáng kể và ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng của đầu tư
trong nước (tích lũy tài sản cố định gộp) trong khu vực ECOWAS. Tương tự, Javed et al.
(2014) nghiên cứu về tác động biến động của các biến số kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng
kinh tế, thấy rằng tích lũy tài sản cố định gộp có ảnh hưởng tích cực với GDP, với hệ số
có ý nghĩa thống kê là 0.084115.


Vốn nhân lực (Human captital)

Vốn nhân lực trong việc xác định tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có vai trò
đáng chú ý, ngay cả khi tồn tại sự khác biệt trong loại vốn nhân lực được áp dụng trong
yếu tố quyết định tăng trưởng (Adeleke, 2014; Alemu & Lee, 2015; Ali, Ali, & Amin,
2013; Dao, 2012; Guga, Alikaj, & Zeneli, 2015; Sethy & Sahoo, 2015; Tchereni &
Sekhampu, 2013; Thuku, Paul, & Almadi, 2013; Wako, 2012). Alemu và Lee (2015) lưu
ý rằng lý thuyết nội sinh được xem xét vốn con người là yếu tố chính quyết định tăng
trưởng kinh tế. Các tác giả cho rằng, trước nửa cuối thập niên 1990, hiệu suất của nguồn
nhân lực có mối quan hệ với giáo dục, mặc dù một số học giả đã nhận ra tầm quan trọng
của yếu tố bổ sung như sức khỏe. Freckleton et al (2012) sử dụng trình độ trung học cơ
sở làm đại diện cho nguồn nhân lực trong nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế, FDI và tham
nhũng ở các nước phát triển và đang phát triển. Tchereni và Sekhampu (2013), thay vào
đó, coi vốn nhân lực của dân số đại diện bởi tốc độ tăng trưởng dân số là một yếu tố
quyết định hiệu quả của tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng dân số vượt trội tương đương

với thị trường tiêu thụ tăng, có thể thúc đẩy sản xuất. Tương tự, Guga et al. (2015) đã lo
ngại về vốn nhân lực của tổng tốc độ tăng dân số và ảnh hưởng của nó đối với tăng
trưởng kinh tế của Albania. Các tác giả cho rằng tiến bộ vốn nhân lực và tăng trưởng kinh
tế có liên quan, tăng trưởng kinh tế đó hình thành hoàn cảnh phát triển của con người và
10


sự phát triển của con người đã tạo ra những cơ hội cho kinh tế sự phát triển. Do đó, áp
dụng mô hình hồi quy log-log trên dữ liệu chuỗi thời gian cho giai đoạn 1990 đến 2014,
Guga et al. (2015) cho thấy tổng tỷ lệ tăng dân số, trong số những người khác, đã có một
tác động tích cực và đáng kể đến sự tăng trưởng kinh tế của Albania. Kết luận, ý nghĩa
của dân số là một đại diện của vốn nhân lực trong việc xác định sự phát triển kinh tế của
một quốc gia.


Lạm phát (Inflation)

Lạm phát tương tự là một yếu tố kinh tế vĩ mô quan trọng thường được áp dụng
trong điều tra thực nghiệm để xác định sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia (Agalega
& Antwi 2013; Ajide & Lawanson, 2012; Akram và cộng sự, 2011; Anyanwu, 2014;
Babatunde, 2011; Mbulawa, 2015; Ngangang, 2015; Odhiambo, 2013). Akram et al
(2011) đã lưu ý tầm quan trọng của yếu tố kinh tế vĩ mô của lạm phát trong yếu tố quyết
định tăng trưởng kinh tế và chỉ ra rằng lạm phát nhiều hơn minh họa cho một mức độ
quan tâm đặc biệt liên quan đến nền kinh tế. Như như vậy, sự tồn tại của lạm phát xác
định sự ổn định của nền kinh tế của một quốc gia. Do đó, trong các tài liệu hiện tại, mối
liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát dường như tiêu cực (Akram et al., 2011). Tuy
nhiên, Odhiambo (2013) chỉ ra rằng sự bất ổn của lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến tăng
trưởng hơn cả mức độ lạm phát. Bên cạnh đó, Odhiambo (2013) lưu ý các học giả khác
đã lập luận chính xác một nhận định rằng một sự sự gia tăng nhẹ trong tỷ lệ lạm phát về
cơ bản đã kích thích tăng trưởng, nhưng vượt quá mức tăng thêm tỷ lệ lạm phát thực sự

cản trở tăng trưởng kinh tế. Agalega và Antwi (2013), trong nghiên cứu của mình về tác
động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến tổng doanh thu sản phẩm nội địa của Ghana cho
thấy lạm phát và GDP có liên quan tích cực, mặc dù điều này là không đáng kể.. Đánh giá
dường như thừa nhận việc thực hiện rằng, ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh
tế xuất hiện khác nhau trong các tài liệu hiện tại.


Lãi suất (Interest Rate)

Trong khi đó, việc sử dụng lãi suất trong các nghiên cứu thực nghiệm, để xác định
sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có mặt khắp trong tài liệu hiện tại (Agalega &
Antwi, 2013; Akiri & Adofu, 2007; Balassa 1989; Ghatak, 1997; Imoisi, Chika, & Moses,
2012; Koka, Bozdo, & Çuçi; 2013; Mashamba, Magweva, & Gumbo, 2014; Obamuyi,
2009; Ristanović, 2010; Saymey & Orabi, 2013; Waty, 2014). Imoisi et al. (2012) đã lập
luận rằng lãi suất thực là yếu tố quyết định đáng kể của khoản tiết kiệm và đầu cơ của
đơn vị gia đình và doanh nghiệp và, do đó, có ý nghĩa chiến lược đối với thay đổi theo
chu kỳ và phát triển kinh tế dài hạn. Áp dụng mô hình hồi quy tuyến tính OLS, Agalega
và Antwi (2013) nhận thấy rằng lãi suất có tác động tiêu cực đến GDP của
11


Ghana. Điều này về cơ bản hàm ý sự tăng trưởng của lãi suất sẽ làm giảm GDP. Saymeh
và Orabi (2013) cũng áp dụng mô hình hồi quy và hợp nhất, trong nghiên cứu về tác động
của lãi suất và các yếu tố khác, đối với tăng trưởng kinh tế của Jordan và công nhận rằng
lãi suất có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, phù hợp với những phát hiện bổ
sung về lãi suất và tăng trưởng kinh tế của một số học giả (Agalega & Antwi, 2013;
Ristanović, 2010; Waty, 2014). Tuy nhiên, trong nghiên cứu về ảnh hưởng của tiết kiệm
ngân hàng và tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế Nigeria, Anthony (2012) đã lưu ý
rằng chênh lệch lãi suất có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê với tăng trưởng
kinh tế, không phù hợp với những phát hiện của Waty (2014).


Phần III. Mô hình nghiên cứu
Từ những mô hình kinh tế học và các lý thuyết nêu trên, nhóm quyết định xây dựng
mô hình hồi quy gồm các biến sau và kỳ vọng về chúng được thể hiện dưới bảng sau đây:

Biến

Kí hiệu

Loại

Ý nghĩa

Đơn vị

Kỳ vọng
dấu

Tăng
trưởng
GDP

ggdp

Tăng
trưởng
lượng kgrowth
tài sản
cố định
Chỉ

FDI

số
fdirate

Tỷ
lệ
gia
popugrowth
tăng
dân số

Biến
phụ
thuộc

Tốc độ tăng

trưởng GDP

Biến
độc
lập

Phần trăm tăng
trưởng
lượng tài sản mỗi năm của %
mỗi quốc gia

+


Biến
độc
lập

Lượng vốn đầu tư nước
ngoài vào trong mỗi quốc
%
gia

+

Tỷ lệ gia tăng dân
mỗi quốc gia

+

hàng năm của mỗi quốc gia

%

Biến
độc
lập

số tại

%

12



Tỷ

lệ

lạm
phát

inflat

Lãi

Biến

Tỷ lệ lạm phát tại mỗi quốc

độc
lập

gia

%

+/-

%

-


Biến

suất

interest

độc
lập

Lãi suất

Từ đó nhóm xây dựng được mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên sau:

= β1

+

+ β2

̂
Trong đó: β1 là hệ số chặn



∗+β4

ℎ + β3




∗+β6

ℎ + β5

̂̂̂̂̂
β2 , β 3 , β 4 , β 5 , β 6

là các hệ số góc

là ước lượng phần dư
Với đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã thu thập số liệu chéo từ 84 quốc gia ngẫu
nhiên trên toàn thế giới vào năm 2014 từ World Bank.

Phần IV. Kết quả nghiên cứu
1. Mô tả thống kê và tương quan các biến
Bảng 4.1: Mô tả thống kê
Số
Biến số

quan
sát

Giá trị trung

Độ

lệch Giá trị

nhỏ Giá trị lớn


bình

chuẩn

nhất

nhất

ggdp

84

3.444854

2.57147

-2.51262

10.2575

kgrowth

84

5.989693

16.28654

-30.0641


113.301

fdirate

84

4.347414

5.726547

-4.50843

34.4108

13


inflat

84

4.005726

5.716325

-3.29286

40.283

interest


84

7.283958

6.359054

0.417035

33.5643

popugrowth

84

1.08821

1.187474

-1.08764

6.01644

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp dữ liệu từ Data với sự hỗ trợ của phần mềm stata)
Bảng 4.1 cho biết:









Mô hình ước lượng dựa trên 84 quan sát
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giao động trong khoảng từ -2.51262 đến 10.2575 (đơn
vị: %)
Tăng trưởng tư bản dao động trong khoảng từ -30.0641 đến 113.301 (đơn vị: %)
Chỉ số FDI dao động trong khoảng từ -4.50843 đến 34.4108 (đơn vị: %)
Lạm phát dao động trong khoảng từ -3.29286 đến 40.283 (đơn vị: %)
Lãi suất dao động trong khoảng từ 0.417035 đến 33.5643 (đơn vị: %)



Tốc độ tăng trưởng dân số dao động trong khoảng từ -1.08764 đến 6.01644 (đơn
vị: %)
Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến
ggdp

kgrowt

fdirate

inflat

interest

popugrowth

h
ggdp


1

kgrowth

0,3832

1

fdirate

0,2213

0,1459

1

inflat

0,011

-0,0257

-0,0279

1

interest

-0,0413


-0,0915

-0,0347

0,1265

1

popugrowth

0,3686

0,1315

0,0365

0,164

0,291

1

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm Stata.)
14


Kết quả từ bảng 4.2 cho thấy mức độ tương quan giữa các biến là khá thấp, đều nhỏ
hơn 0,8. Vì vậy không có hiện tượng Đa cộng tuyến cao, trong đó hệ số tương quan giữa:





















(ggdp, kgrowth)= 0,3832: Tốc độ tăng trưởng GDP và tăng trưởng tài sản cố
định có mối tương quan cùng chiều, khoảng 38,32%. Vì vậy ta kì vọng hệ số hồi
quy của biến kgrowth mang dấu (+)
(ggdp, fdirate)= 0,2213: Tốc độ tăng trưởng GDP và chỉ số FDI có môi tương
quan cùng chiều, khoảng 22,13%. Vì vậy ta kì vọng hệ số hồi quy của biến fdirate
mang dấu (+)
(ggdp, inflat)= 0,011: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát có mối tương
quan cùng chiều, khoảng 1,1%. Vì vậy ta kì vọng hệ số hồi quy của biến inflat
mang dấu (+)
(ggdp, interest)= -0,0413: Tốc độ tăng trưởng GDP và lãi suất có mối tương quan
ngược chiều, khoảng 4,13%. Vì vậy ta kì vọng hệ số hồi quy của biến interest

mang dấu (-)
(ggdp, popugrowth)= 0,3686: : Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ gia tăng dân số
có mối tương quan cùng chiều, khoảng 36,68%. Vì vậy ta kì vọng hệ số hồi quy
của biến popugrowth mang dấu (+)
(fdirate, kgrowth) = 0,1459: Chỉ số FDI và tăng trưởng tài sản cố định có mối
tương quan cùng chiều, khoảng 14,59%
(inflat, kgrowth) = -0,0257: Tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng tài sản cố định có mối
tương quan ngược chiều, khoảng 2,57%
(interest, kgrowth) = -0,0915: Lãi suất và tăng trưởng tài sản cố định có mối
tương quan ngược chiều, khoảng 9,15%
(popugrowth, kgrowth) = 0,3686: Tỷ lệ gia tăng dân số và tăng trưởng tài sản cố
định có mối tương quan cùng chiều, khoảng 36,86%
(inflat, fdirate) = -0,0279: Tỷ lệ lạm phát và chỉ số FDI có mối tương quan ngược
chiều, khoảng 2,79%
(interest, fdirate) = -0,0347: Lãi suất và chỉ số FDI có mối tương quan ngược
chiều, khoảng 3,47%
(popugrowth, fdirate )= 0,0365: Tỷ lệ gia tăng dân số và và chỉ số FDI có mối
tương quan cùng chiều, khoảng 3,65%
(interest, inflat)= 0,1265: Lãi suất và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan cùng
chiều, khoảng 12,65%
15




(popugrowth, inflat ) = 0,164: Tỷ lệ gia tăng dân số và tỷ lệ lạm phát có mối
tương quan cùng chiều, khoảng 16,4%




(popugrowth, interest)= 0,291: Tỷ lệ gia tăng dân số và lãi suất có mối tương
quan cùng chiều, khoảng 29,1%

Ta thấy biến ggdp tương quan cùng chiều với các biến kgrowth, fdirate, inflat,
popugrowth và tương quan ngược chiều với biến interest. Vậy các mối tương quan phù
hợp với cơ sở lý thuyết.
2. Ước lượng mô hình


Mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên:
̂


β

=β1+



2

∗+β4

ℎ + β3



∗+β6

ℎ + β5


+

:

hệ số chặn

Trong đó : β1
̂̂̂ ̂
̂

: hệ số góc

β2, β3, β 4, β5, β 6

: ước lượng phần dư


Kết quả hồi quy mẫu ngẫu nhiên bằng phương pháp OLS:
MS

Number of obs =

84

31.56504

F(5,78)=

6.3


Residual 391.008832 78

5.012934

Prob > F =

0.0001

Total

6.612458

R-squared =

0.2876

Adj R-squared =

0.2419

Root MSE =

2.239

Source

ss

df


Model

157.825179 5

548.834011 83

ggdp

Coef.

Std. Err.

kgrowth

0.0477037

fdirate

0.0717048

t

P>|t|

[95% Conf.

Interval]

0.015522 3.07


0.003

0.0168009

0.0786065

0.043419 1.65

0.103

-0.0147348

0.1581443

16


inflat

-0.0097633

0.04378

-0.22

0.824

-0.096922


0.0773953

interest

-0.0443633

0.040916 -1.08

0.282

-0.1258215

0.0370949

popugrowth 0.7764036

0.221584 3.5

0.001

0.3352645

1.217543

_cons

0.466798 5.07

0


1.43543

3.294076

2.364753

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ data với sự hỗ trợ của phần mềm Stata)
Dựa vào kết quả bảng trên ta có mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên:
= 2.3647 + 0.0477 ∗

ℎ + 0.0717 ∗ + 0.7764 ∗

ℎ − 0.0097 ∗ − 0.0443 ∗ +

• Số quan sát: 84
• Tổng bình phương các phần dư RSS = 391.008832
• Bậc tự do của phần dư = 78
2

• Hệ số xác định R =0.2876 cho biết 28.76% tốc độ tăng trưởng GDP của các
quốc gia được giải thích bởi các biến độc lập: tăng trưởng lượng tài sản cố
định, vốn FDI ròng vào trong nước, tỷ lệ tăng trưởng dân số, tỷ lệ lạm phát và
lãi suất.

̅̅
Hệ số hiệu chỉnh 2 = 0.2419.

R




Dấu của các hệ số hồi quy giống như kỳ vọng về dấu cũng như dấu của hệ số
tương quan.

3. Kết quả kiểm định mô hình
a. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Mô hình có ý nghĩa khi các hệ số của mô hình không đồng thời bằng không.
Giả thuyết kiểm định:
H0 :

=0
β2

= β3

= β4

= β5

= β6

H1: tồn tại ít nhất một hệ số khác 0
Kết quả kiểm định với mức ý nghĩa = 5%
p-value = 0.0001 < α = > Bác bỏ giả thuyết H0
17


Như vậy, mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê với giả thuyết.
Kiểm định hệ số hồi quy các biến:
Giả thuyết kiểm định:

̂
H:=0

0

β

̂

H: 0 β≠

Sử dụng giá trị p-value ở bảng phụ lục để kiểm định các hệ số m (m thuộc [2;6]),
nhận thấy (với mức ý nghĩa 5%)
P – value2 < 0.05
P – value3 > 0.05
P – value4 < 0.05
P – value5 > 0.05
P – value6 > 0.05
Như vậy, các hệ số hồi quy ̂ ̂ ̂ bằng 0, ̂ ̂ khác 0 tương đương với cácβ,β,ββ àβ 365 24

biến kgrowth, popugrowth có ý nghĩa còn lại các biến fdirate, interest, inflat không có ý
nghĩa.


Ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình:

̂

= 2.3647 có nghĩa là khi các biến độc lập bằng không thì tốc độ tăng
β1


trưởng GDP trung bình là 2.3647 %.


̂

= 0.0477 chỉ ra rằng với điều kiện các yếu tố khác không đổi, tăng
β2



trưởng lượng tài sản cố định tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP tăng
0.0477%
̂

= 0.7764 chỉ ra rằng với điều kiện các yếu tố khác không dổi khi tỷ
β

4

lệ tăng trưởng dân số tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GPD tăng 0.7764%

b. Kiểm định bỏ sót
biến Cặp giả thuyết:
H0: Mô hình không bỏ sót biến
H1: Mô hình bỏ sót biến
Ta có kết quả kiểm định từ Stata:
18



estat ovtest // kd bo sot bien
Ramsey RESET test using powers of the fitted values of ggdp
Ho: model has no omitted variables
F(3, 75) =
Prob > F =

2.23
0.0915

Như vậy, tại mức ý nghĩa = 5%, với p-value = 0.0915 > α, ta không bác bỏ giả
thuyết H0, tức là không có biến bị bỏ sót.
c. Kiểm định đa cộng tuyến
Variable
VIF
1/VIF
popugrowth 1.15

0.872349

interest

1.12

0.892144

kgrowth

1.06

0.945011


inflat

1.04

0.964351

fdirate

1.02

0.976965

Mean VIF

1.08

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ data với sự hỗ trợ của phần mềm Stata)
Từ bảng kết quả ta thấy Mean VIF <10 nên mô hình không tồn tại đa cộng tuyến.
d. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Cặp giả thuyết:
H0: Mô hình có phương sai sai số không đổi
H1: Mô hình có phương sai sai số thay đổi
White's test for Ho: homoskedasticity
against Ha: unrestricted heteroskedasticity
chi2(20)

=

30.66


19


Prob > chi2 = 0.0598
Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test
Source

chi2

df

p

Heteroskedasticity 30.66

20

0.0598

Skewness

7.45

5

0.1894

Kurtosis


0.07

1

0.7866

Total

38.18

26

0.0582

Ta thấy: P-value= 0.0582> 0.05 => Không bác bỏ H0
Như vậy mô hình phương sai sai số không đổi.
e. Kiểm định nhiều phân phối
chuẩn Cặp giả thuyết:
H0: Mô hình có nhiễu phân phối chuẩn
H1: Mô hình có nhiễu phân phối không chuẩn
Skewness/Kurtosis tests for Normality
------ joint -----Variable

Obs

Pr(Skewness) Pr(Kurtosis) adj

chi2(2)

Prob>chi2


e

84

0.1385

2.56

0.2785

0.5953

Ta thấy : P-value=0.2785> 0.05 => Không bác bỏ H0.
Như vậy mô hình có nhiễu phân phối chuẩn.
f. Kiểm định tự tương quan
Vì dữ liệu điều tra của mô hình là dữ liệu chéo không phải dữ liệu chuỗi thời gian nên
không kiểm định tự tương quan.
4. Thảo luận và nhận xét kết quả kiểm định
Từ kết quả ước lượng có thể thấy hệ số hồi quy của biến lãi suất, tỷ lệ vốn FDI ròng
vào trong nước và tỷ lệ lạm phát đều không có ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế. Giải
thích cho việc này, nhóm nghiên cứu cho rằng do mô hình OLS chưa phải là mô hình phù
20


hợp nhất để nghiên cứu cho mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với những biến
số giải thích này. Do đó dẫn đến kết quả ước lượng bị sai lệch.
Ngoài ra ta có thể thấy hệ số tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế mang
dấu dương đúng như trong nghiên cứu của Akram et al (2011) về sự ảnh hưởng tích cực
của lạm phát trong việc ổn định nền kinh tế. Điều này có thể giải thích bởi vì trong thời

gian này 2014, các quốc gia trên thế giới đang có đang sự tăng trưởng ổn định. Do đó lạm
phát cung ở mức ổn định của nền kinh tế nên giữ được tác động tích cực của nó.
Hệ số tương quan giữa mức lãi suất với tốc độ tăng trưởng kinh tế là âm và tỷ lệ vốn
FDI ròng vào trong nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế là dương đều phù hợp với các
nghiên cứu thực nghiệm đi trước của Lo et al. (2013), Babatunde (2011), Nsiah et al.
(2016) về FDI cũng như (Agalega & Antwi, 2013; Akiri & Adofu, 2007; Balassa 1989;
Ghatak, 1997; Imoisi, Chika, & Moses, 2012; Koka, Bozdo, & Çuçi; 2013; Mashamba,
Magweva, & Gumbo, 2014; Obamuyi, 2009; Ristanović, 2010; Saymey & Orabi, 2013;
Waty, 2014) về lãi suất.
Hệ số tương quan của tỷ lệ gia tăng tổng tài sản cố định quốc gia (kgrowth), tăng
trưởng dân số (popugrowth) mang dấu dương với tăng trưởng kinh tế, phù hợp với kỳ
vọng. Hệ số hồi quy của biến popugrowth là 0.7764 và biến kgrowth là 0.0477.
Như vậy khi tỷ lệ gia tăng dân số tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 0.7764%
là do vào giai đoạn này nền kinh thế thế giới đang tăng trưởng ổn định khi tỷ lệ gia tăng
dân số tăng lên tức là người dân sẽ chi tiêu nhiều hơn do đó tác động đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế.
Còn khi tỷ lệ tăng tài sản cố định tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên
0.0477%, điều này có thể lý giải bằng việc tài sản xã hội tăng lên hỗ trợ cho việc sản
xuất, lao động của người dân hiệu quả hơn từ đó làm tốc độ tăng trưởng GDP tăng lên.
Có thể thấy yếu tố con người mang lại sự tăng trưởng kinh tế hiệu quả, do đó đối với
những nước đang phát triển như Việt Nam cần chú trọng hơn nữa vào việc nâng cao mức
sống bằng việc mở rộng thêm tài sản cố định quốc gia từ đó nâng cao phúc lợi xã hội, và
thúc đẩy trình độ lao động để có thể tận dụng được nguồn lao động dồi dào khi tốc độ
tăng trưởng dân số đang đạt trạng thái vàng như hiện nay và nó có ảnh hưởng tích cực
đến tăng trưởng kinh tế, để đạt được nhiều mục tiêu kinh tế trong dài hạn.

21


Phần V. Kết luận và hàm ý chính sách

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tốc độ tăng trưởng dân số và sự tăng trưởng trong
tổng tài sản cố định quốc gia đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Khi tỷ lệ gia tăng dân số
tăng lên 1% thì tốc độ tăng GDP sẽ tăng lên 0.7764% và khi tổng tài sản cố định quốc gia
tăng 1% thì tốc độ tăng GDP sẽ tăng lên 0.0477%.
Từ kết quả ước lượng trên và vận dụng lý thuyết của Solow về tăng trưởng kinh tế ta
có thể thấy để tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng thì ta cần chú trọng đến tốc độ tăng
trưởng dân số và kết hợp vào đó là đầu tư hơn nữa cho tài sản cố định quốc gia như cơ sở
hạ tầng, hệ thống cầu đường, giao thông vận tải, cảng biển,...
Tuy nhiên, việc gia tăng dân số cũng đồng nghĩa với việc chung ra sẽ phải giải quyết
vấn đề việc làm, an sinh xã hội và đối mặt với vấn đề già hóa dân số trong dài hạn. Do đó
chúng ta cần phải:
-

-

-

-

Kết hợp chính sách tài chính huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó
trọng tâm là đầu tư cơ sở hạ tầng có chất lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chính phủ chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng
Tạo việc làm và tăng năng suất lao động cho nhóm dân số trong độ tuổi lao động
là định hướng quan trọng nhất nhằm phát huy tác động tích cực của thay đổi cơ
cấu tuổi dân số tới tăng trưởng kinh tế, biến “cơ hội dân số vàng” thành “dư lợi
dân số”. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh dân số Việt Nam đã bước vào
thời kỳ “già hóa dân số”.
Tác động của già hóa dân số tới kinh tế trở nên rõ rệt hơn ở Việt Nam trong tương
lai, vì thế nhà nước cần có các chính sách phù hợp để tận dụng lao động lớn tuổi

vẫn có khả năng lao động, góp phần tạo thêm thu nhập cho nhóm dân số này cũng
như làm giảm thiểu “thâm hụt” có thể có. Đồng thời, cũng cần có các chính sách y
tế và an sinh xã hội phù hợp để đáp ứng với mô hình chăm sóc sức khỏe và an sinh
cho nhóm dân số cao tuổi ngày càng tăng ở Việt Nam.
Đào tạo nghề và hướng nghiệp cho lực lượng lao động trẻ vào những ngành, nghề
có tính cạnh tranh sẽ tạo việc làm bền vững ngay cả khi hội nhập và cạnh tranh
quốc tế ngày càng sâu, rộng. “Học tập suốt đời” cần được coi là một chủ trương
quan trọng và hiện thực hóa bằng nhiều chương trình đa dạng để các nhóm dân số,
đặc biệt những người có ít cơ hội học tập ngay từ nhỏ, có thể tham gia và được
đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cần thiết cho công việc.

22


Phần VI. Danh mục tài liệu tham khảo


Adeleke, K. M., Olowe, S.O., & Fasesin, O. O. (2014). Impact of foreign direct
investment on Nigeria economic growth. International Journal of Academic
Research in Business and Social Sciences, 4(8), 234-242. doi:
10.6007/IJARBSS/v4-i8/1092



Ajide, K. B., & Lawanson, O. (2012). Inflation thresholds and economic growth:
Evidence from Nigeria. Asian Economic and Financial Review, 2(7), 876-901.
Retrieved from />


Ali, S., Ali, A. & Amin, A. (2013). The impact of population growth on economic

development in Pakistan. Middle-East Journal of Scientific Research, 18(4), 483491. doi: 10.5829/idosi.mejsr.2013.18.4.12404



Mashamba, T., Magweva, R., & Gumbo, L. C. (2014). Analysing the relationship
between banks’ deposit interest rate and deposit mobilization: Empirical evidence
from Zimbabwean commercial banks (1980-2006). ISOR Journal of Business and
Management, 16(1), 64-75. Retrieved from />


Agalega, E., & Antwi, S. (2013). The impact of macroeconomic variables on gross
domestic product: Empirical evidence from Ghana. International Business
Research, 6(5), 108- 116. /> />



/>


/>
23



×