Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng đối với phòng trọ của sinh viên trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ



TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
Đề tài:
“Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng đối với phòng trọ
của sinh viên trên địa bàn Hà Nội”

Giảng viên hướng dẫn
:
Nhóm sinh viên thực hiện :
1. Nguyễn Thị Phương
2. Vũ Thị Thanh Nhài
3. Vũ Thị Vân
4. Cao Thị Thảo

Ths. Nguyễn Thúy Quỳnh
1714410189
1714410175
1714410239
1714410207


Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2019

Bảng tự đánh giá các thành viên trong nhóm
Thành viên được
đánh giá
Thành viên


đánh giá

Nguyễn
Vũ Thị
Thị Phương Thanh Nhài

Nguyễn Thị Phương

10

Vũ Thị Vân

Cao Thị Thảo

10

10

10

10

Vũ Thị Thanh Nhài

10

Vũ Thị Vân

10


10

Cao Thị Thảo

10

10

10

Tổng

10

10

10

2

10

10


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN..............................................................................6
1.


Mức độ hài lòng đối với phòng trọ và những nhân tố liên quan..................................................6

2.

Các nghiên cứu liên quan..................................................................................................................7
2.1.

Nghiên cứu thứ nhất...................................................................................................................7

2.2

Nghiên cứu thứ hai.....................................................................................................................8

2.3

Lỗ hổng của các nghiên cứu......................................................................................................8

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG MÔ HÌNH.................................................................9
1.

2.

3.

Phương pháp luận..............................................................................................................................9
1.1

Phân tích định tính.....................................................................................................................9

1.2


Phân tích định lượng..................................................................................................................9

Xây dựng mô hình lý thuyết..............................................................................................................9
2.1

Xác định dạng mô hình..............................................................................................................9

2.2

Giải thích các biến....................................................................................................................10

2.3

Phân tích mối quan hệ giữa các biến......................................................................................10

2.4

Kỳ vọng ảnh hưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc thông qua biểu đồ tương quan. 11

Kết quả ước lượng............................................................................................................................16
Hình 1: Kết quả chạy mô hình 1.............................................................................................................16
Hình 2: Kết quả chạy mô hình 2.............................................................................................................17
Hình 3: Kết quả chạy mô hình 3.............................................................................................................17

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ............18
1.

Mô hình ước lượng...........................................................................................................................18


2.

Kiểm định giả thuyết........................................................................................................................19

3.

2.1

Kiểm định kết quả phù hợp với lý thuyết................................................................................19

2.2

Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy................................................................20

2.3

Kiểm định sự phù hợp của mô hình........................................................................................22

Đề xuất các khuyến nghị..................................................................................................................23

KẾT LUẬN............................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................27

3


4


LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế lượng (Econometrics) là môn khoa khoa học xã hội trong đó các công
cụ của lý thuyết kinh tế, toán học và suy đoán thống kê được áp dụng để phân tích
các vấn đề kinh tế. Kinh tế lượng sử dụng các công cụ, phương pháp của thống kê
toán để tìm ra bản chất của các số liệu thống kê, đưa ra kết luận về các số liệu
thống kê thu thập được, từ đó có thể đưa ra các dự báo về các hiện tượng kinh tế.
Từ khi ra đời đến nay, kinh tế lượng đã đem lại cho các nhà kinh tế một công
cụ đo lường đáng tin cậy để đo lường, ước lượng các tác động của các tác nhân
kinh tế, dự báo kinh tế, kiểm định giả thiết, … Là những sinh viên đang theo học
khối ngành kinh tế, chúng em nhận thấy được việc học tập và tìm hiểu về kinh tế
lượng không những đem lại hiệu quả trong việc phân tích logic và nghiên cứu vấn
đề mà còn cung cấp những nền tảng kiến thức vững chắc để mở ra những lựa chọn
công việc đa dạng cho sinh viên sau khi ra trường. Chính vì vậy, để hiểu sâu hơn
về việc đưa kinh tế lượng vào trong cuộc sống thực tế và áp dụng kinh tế lượng sao
cho đúng và hiệu quả, chúng em xin xây dựng bài báo cáo thực hành kinh tế lượng,
phân tích sự ảnh hưởng của một số nhân tố đến mức độ hài lòng với phòng trọ
của các bạn sinh viên trên địa bàn Hà Nội.
Việc trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: “Đâu là nhân tố chủ chốt quyết định
việc mức độ hài lòng đối với phòng trọ của sinh viên trên địa bàn Hà Nội?” là
rất quan trọng nhằm đạt được mục tiêu của nghiên cứu là giúp sinh viên xác định
được rõ các yếu tố và mức tác động của chúng tới việc chọn thuê phòng trọ, từ đó
các bạn có được sự chon lọc để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng em đã gặp rất nhiều khó khăn, từ
việc tìm hiểu đề tài sao cho ứng dụng thực tế nhất đến việc tìm xây dựng số liệu.
Trong đó khó khăn lớn nhất là việc tìm kiếm, thu thập bộ số liệu. Để có được bộ dữ
liệu nghiên cứu, chúng em đã tiến hành khảo sát đối với những sinh viên đang sống
tại phòng trọ và những sinh viên có ý định tìm phòng trọ mới trong tương lai trong
phạm vi sinh viên các trường đại học, sau đó xử lí dữ liệu bằng phần mềm Stata và
sử dụng mô hình hồi quy cổ điển để phân tích định tính, định lượng.

5



Bài tiểu luận của chúng em gồm những nội dung sau đây:








Lời mở đầu: Đưa ra lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng và phạm vi
của nghiên cứu và những khó khăn khi thực hiện nghiên cứu.
Chương I - Cơ sở lí thuyết: Giới thiệu các lý thuyết và các nghiên
cứu có liên quan đến đề tài.
Chương II – Xây dựng mô hình: Đưa ra phương pháp luận của
nghiên cứu, xây dựng mô hình lý thuyết và mô tả số liệu.
Chương III – Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê: Xây dựng
mô hình ước lượng, kiểm định giả thuyết thống kê và đưa ra khuyến
khị, giải pháp.
Kết luận: Kết luận chung về kết quả của đề tài.
Tài liệu tham khảo: Dẫn nguồn tài liệu tham khảo.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo, do kiến thức của các
thành viên còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, sơ hở không mong
muốn. Vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp và phê bình từ cô để đề tài của
chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

6



CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.

Mức độ hài lòng đối với phòng trọ và những nhân tố liên quan

Thời điểm đầu năm học mới là thời điểm các bạn học sinh thi đỗ đại học bắt
đầu lên Hà Nội tìm phòng trọ. Vì đa số các hộ cho thuê phòng trọ thường tập trung
xung quanh khu vực các trường đại học nên việc tìm kiếm phòng trọ cũng không
quá khó khăn. Tuy nhiên, có rất nhiều loại phòng với nhiều đặc điểm khác nhau
nên việc đưa ra quyết định lựa chọn đối với các bạn sinh viên là khá phức tạp và
nan giải.
Mức độ hài lòng là mấu chốt để các bạn sinh viên đánh giá về một phòng trọ
và cân nhắc có nên chọn thuê một phòng trọ nào đó hay không Mức độ hài lòng
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó phải kể đến những yếu tố sau:
 Giá cả: Theo lý thuyết kinh tế vi mô, đối với một hàng hóa được người
tiêu dùng coi là hàng hóa thiết yếu như phòng trọ, lượng cầu của nó sẽ
kém nhạy cảm trước sự thay đổi của giá. Tuy nhiên, đối với sinh viên khi
chưa thể tạo ra thu nhập ổn định, giá phòng trọ cao là yếu tố đi đầu để
đánh giá mức độ hài lòng đối với phòng trọ. Vì vậy, giá phòng trọ có
quan hệ tỉ lệ nghịch đối với mức độ hài lòng của sinh viên với phòng trọ.
 Diện tích: Sinh viên sẽ xem xét liệu với một diện tích phòng trọ này có
đủ để sắp xếp các đồ dùng cá nhân, các đồ dùng như giường, tủ quần áo,
bàn học,… và có vừa đủ thoải mái nhưng cũng không quá chật chội cho
việc sinh hoạt hàng ngày hay không. Một số có nhu cầu về không gian
cao hơn, cân nhắc đến cả việc liệu diện tích đó có đủ không gian thoải
mái cho sinh hoạt hàng ngày của hai đến ba người hay không.
 Khoảng cách: Sinh viên sẽ cân nhắc đến việc liệu khoảng cách từ phòng
trọ đến trường có thuận tiện cho việc đi học và giảm bớt được chi phí gửi

xe hay không, nếu là xe máy thì bớt được tiền đổ xăng. Từ đó đánh giá
được mức độ hài lòng.
 An ninh: Mỗi sinh viên khi đi tìm nhà trọ, ngoài các yếu tố trên thì điều
mà họ luôn lưu ý là an ninh của khu trọ như thế nào, có lắp camera hay
không, có bảo vệ không,… để tránh các trường hợp trộm cắp cũng như tệ
nạn xã hội, đảm bảo an toàn về tài sản, con người, tạo tâm lý thoải mái và
điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên.

7


 Độ thân thiện của khu trọ: Không ít trường hợp các bạn sinh viên phải
chuyển phòng trọ vì những nguyên nhân như mâu thuẫn với chủ nhà, chủ
nhà không đồng cảm với hoàn cảnh của sinh viên, quá gắt gao, đột nhiên
tăng giá điện, giá phòng, giờ giấc không được tự do, không được đưa bạn
đến chơi,… hay những nguyên nhân bắt nguồn từ các phòng trọ xung
quanh như quá ồn ào, sinh hoạt mất vệ sinh gây ảnh hưởng tới những
phòng khác, có những xích mích, mâu thuẫn không thể giải quyết được,
thường xuyên bị mất đồ, …
2.

Các nghiên cứu liên quan

Dựa trên đề tài đã xây dựng, nhóm đã tìm hiểu một số các nghiên cứu đã thực
hiện trước đây có liên quan đến đề tài để nhận định kết quả và tìm ra lỗ hổng
nghiên cứu nhằm khắc phục những lỗ hổng ấy trong quá trình thực hiện đề tài của
nhóm. Trong quá trình tìm kiếm, nhóm đã lựa chọn hai nghiên cứu tiêu biểu và có
liên quan nhất sau đây:
2.1. Nghiên cứu thứ nhất
 Tên nghiên cứu: “Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người

thuê phòng trọ của sinh viên đại học Bách khoa Hà Nội”
 Tác giả: Nhóm sinh viên đại học Bách khoa Hà Nội
 Năm xuất bản: Năm 2011
 Kết quả các nghiên cứu:
 Kết quả cho thấy chủ yếu sinh viên lựa chọn ở nhà trọ (chiếm khoảng
70%), trong khi đó lượng sinh viên ở kí túc xá, nhà người thân, gia
đình chiếm tỉ lệ thấp hơn (khoảng 30%). Từ đó có thể thấy nhu cầu về
nhà trọ đối với sinh viên rất cao.
 Tại thời điểm nghiên cứu, chi phí sinh hoạt cũng như khả năng chi trả
của sinh viên so với các đối tượng xã hội khác vẫn chỉ ở mức trung
bình. Do đó, lượng sinh viên quan tâm đến giá điện, nước lên tới 86%.
 Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến lựa chọn của sinh viên là việc chủ nhà
trọ khó tính hay dễ tính, chiếm 38%, diện tích phòng chiếm 30%.
 Bên cạnh đó, ngoài giờ học trên lớp, phần lớn thời gian của sinh viên
là ở nhà nên 92% sinh viên cho rằng nhà trọ có ảnh hưởng đến việc
học tập.
2.2 Nghiên cứu thứ hai
8


 Tên nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến ý định chuyển phòng trọ của sinh
viên đại học Thương mại.
 Tác giả: Nhóm sinh viên đại học Thương mại.
 Năm xuất bản: 2018
 Kết quả nghiên cứu:
 Theo khảo sát có khoảng 78% sinh viên hiện đang ở trọ và còn lại là
21% không ở trọ.
 Các sinh viên chủ yếu sống bằng trợ cấp từ bố mẹ nên khoản tiền cho
việc thuê nhà trọ mà sinh viên có thể chỉ trả được phụ thuộc hoàn toàn
vào hoàn cảnh gia đình của mỗi sinh viên.

 Một nửa số sinh viên làm khảo sát hài lòng với căn phòng mình đang
thuê trong đó 15% số sinh viên cảm thấy rất hài lòng, 1/3 là không có
ý kiến gì.
 Khi diện tích phòng không thuận tiện cho sinh hoạt, không đảm bảo
đủ không gian sống sinh viên sẽ tìm kiếm một chỗ ở mới phù hợp
hơn.
 Có thêm nhu cầu về bầu không khí trong khu vực trọ phải thoáng mát
và có độ trong lành nhất định
2.3

9

Lỗ hổng của các nghiên cứu
 Trong quá trình khảo sát không tránh khỏi việc xuất hiện những bài khỏa sát
các bạn sinh viên thực hiện một cách miễn cưỡng hoặc qua loa, điều này dẫn
tới sự sai lệch kết quả mong đợi của cuộc khảo sát.
 Những đánh giá từ những bài khảo sát chỉ mang tính chất tương đối và
không tránh khỏi những sai số do phạm vi khảo sát hẹp.
 Câu hỏi trong bảng khảo sát có giới hạn nên không thể bảo quát hết toàn bộ
vấn đề cũng như thiếu tính khách quan và còn nhiều thiếu sót về nhiều nhân
tố tác động tới kết quả của mức độ hài lòng.


CHƯƠNG II: XÂY DỰNG MÔ HÌNH
1.
1.1

Phương pháp luận
Phân tích định tính
Mô tả số liệu trên phần mềm Stata, ta thu được bảng kếp quả tổng hợp sau:


Tên biến
S
price
square
distance
safe
friendly
1.2

2.
2.1

Số quan
sát
65
65
65
65
65
65

Giá trị
trung bình
7.030769
1.376923
21.89231
1.475385
7.246154
6.476923


Sai số
chuẩn
1.610214
0.5057541
5.151223
1.489865
1.521007
1.601832

Giá trị nhỏ
nhất
2
0.3
14
0.1
4
2

Giá trị lớn
nhất
10
2.5
35
8
10
10

Phân tích định lượng
 Lập khảo sát để thu thập số liệu

 Mô hình hóa mối quan hệ giữa các biến
 Xây dựng mô hình kinh tế lượng
 Ước lượng mô hình
Xây dựng mô hình lý thuyết
Xác định dạng mô hình
 Sử dụng mô hình hổi quy tuyến tính cổ điển:
 Mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên:
 Mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên:

2.2

Trong đó:
ui : sai số ngẫu nhiên của tổng thể ứng với quan sát thứ i
ei : phần dư, ước lượng cho ui
Giải thích các biến
STT Loại biến
1.
Biến phụ thuộc
2.

s
price

Biến độc lập
10

Kí hiệu

Nội dung
Mức độ hài

lòng
Giá cả

Đơn vị
Thang điểm
10
Triệu đồng


3.

square

4.

distance

5.

safe

6.
friendly

2.3

Diện tích
Khoảng cách
đến trường
Mức độ an

toàn
Sự thân thiện
của các
phòng bên

m2
Km
Thang điểm
10
Thang điểm
10

Phân tích mối quan hệ giữa các biến
Sử dụng lệnh corr trong stata ta thu được bảng mối quan hệ tương quan giữa
các biến như sau:

s
price
square
distance
safe
friendly

2.4

11

s
1.0000
-0.6045

0.5938
0.1417
0.8071
0.5334

price

square

distance

safe

friendly

1.0000
-0.2691
0.1030
-0.4424
-0.3430

1.0000
0.3999
0.5519
0.3718

1.0000
0.1937
0.0986


1.0000
0.2845

1.0000

Kỳ vọng ảnh hưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc thông qua biểu
đồ tương quan
 Sự tương quan giữa biến phụ thuộc s và biến độc lập price:


Biểu đồ 1: Biểu đồ tương quan giữa s và price
Từ hình 1, ta thấy đường hồi quy tuyến tính có dạng dốc xuống thể hiện mối
quan hệ ngược chiều giữa mức độ hài lòng (s) và giá cả thuê trọ (price). Khi giá cả
tăng thì mức độ hài lòng giảm xuống.
Các điểm biều diễn các quan sát trải dài xung quanh đường hồi quy cho thấy
có thể các biến có ảnh hưởng đến nhau. Biến price có thể có ý nghĩa thống kê.

12


- Sự tương quan giữa biến phụ thuộc s và biến độc lập square

Biểu đồ 2: Biểu đồ tương quan giữa s và square
Từ hình 2, ta thấy đường hồi quy tuyến tính có dạng dốc lên thể hiện mối
quan hệ cùng chiều giữa mức độ hài lòng và diện tích. Khi diện tích tăng thì mức
độ hài lòng cũng tăng.
Các điểm biều diễn các quan sát phân bố xung quanh đường hồi quy nên có
thể các biến có ảnh hưởng đến nhau. Biến square có thể có ý nghĩa thống kê.

13



- Sự tương quan giữa biến phụ thuộc s và biến độc lập distance

Biểu đồ 3: Biểu đồ tương quan giữa s và distance
Từ hình 3, ta thấy đường hồi quy tuyến tính có dạng dốc lên nhưng khá thoải
thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ hài lòng (s) và khoảng cách đến
trường của sinh viên (distance). Khi khoảng cách tăng thì mức độ hài lòng tăng rất
ít.
Các điểm biểu diễn các quan sát phân bố chủ yếu ở phía hoành độ thấp và
tung độ từ thấp đến cao nên có thể các biến ít có ảnh hưởng đến nhau. Biến
distance có thể không có ý nghĩa thống kê.

14


- Sự tương quan giữa biến phụ thuộc s va biến độc lập safe

Biểu đồ 4: Biểu đồ tương quan giữa s và safe
Từ hình 4, ta thấy đường hồi quy tuyến tính có dạng dốc lên thể hiện mối
quan hệ cùng chiều giữa mức độ hài lòng (s) va mức độ an toàn (safe). Khi mức độ
an toàn tăng thì mức độ hài lòng cũng tăng.
Các điểm biểu diễn các quan sát phân bố đề xung quanh đường hồi quy tuyến
tính cho thấy có thể có ảnh hưởng đến nhau. Biến safe có ý nghĩa thống kê.

15


- Sự tương quan giữa biến phụ thuộc s va biến độc lập friendly


Biểu đồ 5: Biểu đồ tương quan giữa s và friendly
Từ hình 5, ta thấy đường hồi quy tuyến tính có dạng dốc lên thể hiện mối
quan hệ cùng chiều giữa mức độ hài lòng (s) va sự thân thiện của các phòng bên
(friendly). Khi càng thân thiện thì mức độ hài lòng càng tăng.
Các điểm biểu diễn các quan sát phân bố xung quanh đường hồi quy tuyến
tính cho thấy có thể các biến có ảnh hưởng đến nhau. Biến friendly có ý nghĩa
thống kê.

16


3.

Kết quả ước lượng

source

SS

df

MS

model

133.408948

5

26.6817896


residual

32.5295137

59

0.55134769

total

165.938462

64

2.59278846

Sai số của
s
hệ số ước
lượng
price
-0.7382544 0.217823
5
square 0.0435977 0.024068
distanc -0.0251722 0.070109
e
1
safe
0.5955558 0.078758

9
friendly 0.2454794 0.648606
_cons
1.224533
0.812048
4
Hệ số ước
lượng

Hình 1: Kết quả chạy mô hình 1

17

Số quan sát = 65
F(5,65) = 48.39
Prob > F =0.0000
R-squared = 0.8040
Adj R-squared = 0.7874
Root MSE = 0.74253

t

p-value

Khoảng tin cậy với độ tin
cậy 95%

-3.39

0.001


-1.174118

1.81
-0.36

0.075
0.721

-0.0045622 0.0917576
-0.1654603 0.1151158

7.56

0.000

0.4379596

0.7531521

3.78
1.51

0.000
0.137

0.1156936
-0.4003719

0.3752652

2.849138

-0.3023907


Hình 2: Kết quả chạy mô hình 2

Hình 3: Kết quả chạy mô hình 3

18


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG

1.

Mô hình ước lượng

Để chạy mô hình hồi quy tuyến tính, ta thực hiện lệnh reg s price square
distance safe friendly và thu được bảng kết quả như sau:
source

SS

df

MS

model


133.408948

5

26.6817896

residual 32.5295137

59

0.55134769

total

64

2.59278846

165.938462

s

price
square
distance
safe
friendly
_cons

Hệ số ước Sai số của

lượng
hệ số ước
lượng
-0.7382544 0.2178235
0.0435977 0.024068
-0.0251722 0.0701091
0.5955558 0.0787589
0.2454794 0.648606
1.224533
0.8120484

Số quan sát = 65
F(5,65) = 48.39
Prob > F =0.0000
R-squared = 0.8040
Adj R-squared = 0.7874
Root MSE = 0.74253

t

pvalue

Khoảng tin cậy với độ tin
cậy 95%

-3.39
1.81
-0.36
7.56
3.78

1.51

0.001
0.075
0.721
0.000
0.000
0.137

-1.174118
-0.0045622
-0.1654603
0.4379596
0.1156936
-0.4003719

-0.3023907
0.0917576
0.1151158
0.7531521
0.3752652
2.849138

Từ bảng kết quả trên, ta có phương trình của mô hình hồi quy mẫu:
s = 1,224533 - 0,7382544 price + 0,0435977 square - 0,0251722 distance +
0,5955558 safe + 0,2454794 friendly +
Phân tích kết quả:





19

Số quan sát Obs là 65
Tổng bình phương sai số tổng cộng TSS là 165,938462
Tổng bình phương sai số được giải thích ESS là 32,5295137
Tổng bình phương sai số không được giải thích RSS là 133,408948


 Hệ số xác định cho thấy mô hình giải thích được 80,40% sự biến động của
mức độ hài lòng về phòng trọ của sinh viên.
 Hệ số xác định điều chỉnh
 Ý nghĩa của các hệ số ước lượng:
+ có nghĩa là khi giá trị của các biến độc lập bằng 0 thì mức độ hài lòng về phòng
trọ của sinh viên s trung bình là 1,224533 đơn vị.
+ có nghĩa là khi tăng giá phòng trọ price lên 1 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi thì mức độ hài lòng về phòng trọ của sinh viên s trung bình giảm đi
0,7382544 đơn vị.
+ có nghĩa là khi tăng diện tích phòng trọ square lên 1 đơn vị, trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi thì mức độ hài lòng về phòng trọ của sinh viên s trung bình
tăng lên 0,0435977 đơn vị.
+ có nghĩa là khi tăng khoảng cách từ phòng trọ đến trường distance lên 1 đơn vị,
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì mức độ hài lòng về phòng trọ của
sinh viên s trung bình giảm đi 0,0251722 đơn vị.
+ có nghĩa là khi tăng mức độ an toàn của phòng trọ safe lên 1 đơn vị, trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi thì mức độ hài lòng về phòng trọ của sinh viên s
trung bình tăng lên 0,5955558 đơn vị.
+ có nghĩa là khi tăng sự thân thiện của các phòng bên friendly lên 1 đơn vị, trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi thì mức độ hài lòng về phòng trọ của sinh viên
s trung bình tăng lên 0,2454794 đơn vị.

2. Kiểm định giả thuyết
2.1 Kiểm định kết quả phù hợp với lý thuyết
+ < 0: hệ số mang dấu âm điều này phù hợp với cơ sở lý thuyết là khi giá cả phòng
trọ có xu hướng tăng (trong đìêu kiện các yếu tố khác không đổi) thì mức độ hài
lòng của sinh viên sẽ có xu hướng giảm.
+ > 0: hệ số mang dấu dương điều này phù hợp với cơ sở lý thuyết là khi diện tích
phòng trọ tăng lên (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) thì mức độ hài lòng
của sinh viên sẽ tăng.

20


+ < 0: hệ số mang dấu âm điều này phù hợp với cơ sở lý thuyết là khi khoảng
cách từ phòng trọ đến trường tăng lên (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi)
thì mức độ hài lòng của sinh viên có xu hướng giảm.
+ > 0: hệ số mang dấu dương điều này phù hợp với cơ sở lý thuyết là khi mức độ
an toàn của phòng trọ càng cao (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) thì
mức độ hài lòng của sinh viên có xu hướng tăng.
+ > 0: hệ số mang dấu dương điều này phù hợp với cơ sở lý thuyết là khi mức độ
thân thiện của các phòng bên tăng lên (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi)
thì mức độ hài lòng của sinh viên có xu hướng tăng.
2.2

Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy

a) Kiểm định hệ số hồi quy bằng phương pháp p-value
Thiết lập cặp giả thuyết thống kê: với mức ý nghĩa




Nếu thì bác bỏ giả thuyết , chấp nhận giả thuyết . Tức là biến độc lập có ý
nghĩa thống kê với mô hình hồi quy.
Nếu thì chấp nhận giả thuyết , bác bỏ giả thuyết . Tức là biến độc lập không
có ý nghĩa thống kê với mô hình hồi quy.

Từ bảng kết quả phân tích hồi quy trên phần mềm Stata ta được:
Biến
price
square
distance
safe
friendly

p-value
0.001
0.075
0.721
0.000
0.000

Nhìn vào bảng kết quả trên, ta thấy:




21

Các biến price, safe, friendly có nên các biến độc lập này có ý nghĩa thống
kê với mô hình hồi quy. Tức là giá cả phòng trọ, mức độ an toàn và sự thân
thiện của các phòng bên thực sự ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về phòng

trọ của sinh viên.
Các biến square, distance có nên các biến độc lập này không có ý nghĩa
thống kê với mô hình hồi quy. Tức là diện tích phòng trọ, khoảng cách từ


phòng trọ đến trường không thực sự ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về
phòng trọ của sinh viên.
b) Kiểm định hệ số hồi quy bằng phương pháp khoảng tin cậy
Thiết lập cặp giả thuyết thống kê: với mức ý nghĩa
Theo bảng kết quả chạy mô hình, ta có khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy với
mức ý nghĩa như sau:
Price
Square
Distance
Safe
Friendly
_cons
Các biến price, safe, friendly có khoảng tin cậy không chứa phần tử 0, nên hệ
số hồi quy của các biến này khác 0 tại mức ý nghĩa . Tức là giả thuyết bị bác bỏ,
chấp nhận giả thuyết . Như vậy, giá cả, mức độ an toàn và sự thân thiện của các
phòng bên thực sự có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về phòng trọ của sinh viên.
Các biến square, distance có khoảng tin cậy chứ phần tử 0, nên hệ số hồi quy
của các biến này không được khẳng định là khác 0 tại mức ý nghĩa . Tức là giả
thuyết bị bác bỏ, chấp nhận giả thuyết . Như vậy, diện tích phòng trọ, khoảng cách
từ phòng trọ đến trường không thực sự có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về
phòng trọ của sinh viên.
c) Kiểm định hệ số hồi quy bằng phương pháp kiểm định t
Thiết lập cặp giả thuyết thống kê: với mức ý nghĩa




Nếu thì bác bỏ giả thuyết Ho
Nếu thì chấp nhận giả thuyết Ho

Dùng lệnh display invttail( 59;0.025) ta được giá trị của t quan sát là:
2.0009954
Từ bảng kết quả phân tích hồi quy trên phần mềm Stata ta được:

22


Biến
price
square
distance
safe
friendly

t
-3.39
1.81
-0.36
7.56
3.78

Các biến price, safe, friendly có , tức là giả thuyết bị bác bỏ, chấp nhận giả
thuyết . Như vậy, giá cả, mức độ an toàn và sự thân thiện của các phòng bên thực
sự có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về phòng trọ của sinh viên.
Các biến square, distance có , tức là giả thuyết bị bác bỏ, chấp nhận giả
thuyết . Như vậy, diện tích phòng trọ, khoảng cách từ phòng trọ đến trường không

thực sự có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về phòng trọ của sinh viên.
2.3

Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Thiết lập cặp giả thuyết thống kê: với mức ý nghĩa .
Tính giá trị kiểm định
Với thì
Dùng lệnh display invFtail(5;59;0.05) để tính giá trị tới hạn F ta được 2.3709765
Do nên bác bỏ giả thuyết Ho
Vậy: Mô hình hồi quy phù hợp.

3.

Đề xuất các khuyến nghị

Theo số liệu thống kê, hàng năm nước ta có khoảng hơn 450,000 sinh viên
nhập học. Hầu hết những sinh viên này đều bắt đầu rời gia đình để đi học, vì vậy
họ cần có nơi tạm trú để tiện cho việc học tập, đi lại và nghỉ ngơi. Vào các dịp cao
điểm thuê trọ này, cầu tăng cao dẫn tới những biến động mạnh trên thị trường nhà
ở. Thêm vào đó, mỗi một sinh viên cũng có những điều kiện khác nhau nên nhu
cầu về nhà trọ cũng khác nhau. Do đó, việc xác định mức độ quan trọng của các
yếu tố quyết định đến mức độ hài lòng về nhà trọ của sinh viên là vô cùng thiết

23


yếu. Dựa trên những biến độc lập có ý nghĩa trong mô hình, nhóm nghiên cứu
chúng em đưa ra các đề xuất sau:
 Về phía chủ trọ hoặc người kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ sinh viên:

 Chủ trọ hoặc người kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ sinh viên cần tăng mức
độ tin tưởng an ninh, an toàn trong khu vực trọ bằng cách lắp đặt camera
theo dõi, bảo vệ trông giữ xe,…bởi vì theo như nghiên cứu, mức độ an toàn
là yếu tố tác động mạnh đến mức độ hài lòng của sinh viên. Những khu vực
an ninh tốt hoặc xung quanh dân trí cao đều là những nơi được sinh viên tin
tưởng hơn. Nguyên nhân lí giải cho xu thế này là thực trạng trộm cắp, các
hành vi gây rối, mất trật tự an ninh trong khu vực dân cư ngày càng tăng
cao. Do đó, các chủ trọ cần đầu tư lắp đặt, xây dựng hệ thống bảo an chắc
chắn để làm cho khu vực cho thuê của mình trở thành nơi có an ninh tốt, từ
đó có thể cho thuê được nhiều phòng và thu được lợi nhuận cao.
 Chủ trọ không nên đặt giá điện, nước chênh lệch quá nhiều so với quy định
của nhà nước cũng như không nên để giá thuê phòng quá cao so với các khu
nhà trọ xung quanh do giá cả quá cao sẽ làm giảm đáng kể mức độ hài lòng
về phòng trọ của sinh viên.

 Về phía sinh viên đi thuê trọ:
 Theo kết quả nghiên cứu, giá phòng trọ chính là yếu tố làm giảm mức độ hài
lòng đáng kể. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí, sinh viên có thể sử dụng lại các đồ
chuyển nhượng như giường, tủ, bàn học,… thay vì mua mới. Bên cạnh đó,
sinh viên cũng có thể hạn chế hoặc không sử dụng hoàn toàn các trang thiết
bị xa xỉ như: điều hòa, máy giặt, nóng lạnh,… tiết kiệm điện, nước bằng
cách tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng nước vừa đủ, không
nên xả nước tràn trề gây lãng phí để có thể giảm thiểu tối đa tiền thuê phòng.
Sinh viên cũng nên chọn phòng trọ ở khu vực cách các trường học trong
phạm vi bán kính 1 – 2 km, những khu phòng trọ trong hẻm nhỏ. Đây là vị
trí mà các bạn sinh viên ở trọ rất đông nên chuyện giá cả sẽ không quá khó
để thương lượng.
24



 Sinh viên cũng nên cân nhắc về việc ở ghép. Đây là một giải pháp khá ổn
khi bạn thuê một căn phòng rộng mà muốn tiết kiệm chi phí. Theo số liệu
nghiên cứu, mức độ an toàn là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất
đến mức độ hài lòng của sinh viên thì đây chính là một biện pháp làm tăng
mức độ an toàn đối với các bạn sinh viên xa nhà lên thành phố không có
người quen. Không chỉ tiết kiệm chi phí ở ghép cùng bạn khác sẽ là cơ hội
để bạn học hỏi, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong khi gặp khó khăn, ốm đau. Tốt
nhất bạn nên tránh ở ghép cùng người lạ. Hãy rủ những bạn cùng lớp, cùng
khóa ở cùng lớp với mình hoặc cùng trường với bạn để dễ dàng liên lạc. Tuy
nhiên, không phải cứ ở ghép với số lượng càng nhiều thì mức độ hài lòng
càng cao. Trong thực tế, khi sinh viên ở ghép quá nhiều sẽ gây ra những bất
tiện như: ồn ào, thời gian sinh hoạt khác nhau,… Vì vậy, sinh viên chỉ nên ở
ghép với người quen và ở ghép với số lượng người phù hợp.
Ngoài việc xác định ra các tiêu chí phòng trọ mình muốn tìm và mức
tiền bỏ ra thì sinh viên cũng cần quan tâm đến chất lượng và tiện nghi của
phòng, an ninh, điện nước, khu vực thuận tiện đi lại, học tập,…Thực tế thì
việc tìm phòng trọ sinh viên không hề khó nhưng để tìm được một phòng trọ
giá hợp với túi tiền eo hẹp của sinh viên, gần trường, an ninh,…không phải
là điều dễ dàng. Do đó, hãy tham khảo ý kiến những anh chị khóa trên, bạn
bè, người thân và cân nhắc kĩ để có thế đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

 Về phía nhà trường:
 Nhà trường nên tổ chức các hoạt động tìm nhà ở cho sinh viên năm nhất. Cụ
thể là: Các sinh viên khóa trên sẽ tìm hiểu, thu thập thông tin về các phòng
trọ quanh khu vực trường học; từ đó tư vấn cho các em sinh viên năm nhất
để các em có thể tìm được phòng trọ theo đúng tiêu chí của bản thân mình,
sắp xếp cho những sinh viên không có người quen ở ghép với sinh viên cùng
trường. Điều này sẽ làm tăng mức độ an toàn, giảm chi phí phòng ở và tránh
các vấn đề lừa đảo.
 Nếu nhà trường còn thừa quỹ đất hoặc đất sử dụng không đúng mục đích thì

nên xây dựng thêm kí túc xá cho sinh viên để giảm thiểu chi phí sinh hoạt và
tăng mức độ an toàn lên cho sinh viên.
25


×