Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

tiểu luận kinh tế lượng các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến tỷ lệ đói NGHÈO của các QUẬN CALIFORNIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.87 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
------***------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
Đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ ĐÓI NGHÈO
CỦA CÁC QUẬN CALIFORNIA

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thúy Quỳnh
Lớp: KTE309(1-1718).2_LT
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 13


Hà Nội, tháng 9/2017

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN
ST

HỌ TÊN

MÃ SINH VIÊN

Võ Hoàng Anh – Nhóm trưởng
Lê Thị Thúy Quỳnh
Lê Thị Thúy Nga
Lê Huyền Thanh
Lê Thị Huyền Trang

1511110061
1511110682
1511110551


1511110713
1511110841

T
1
2
3
4
5


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nghèo đói là một vấn nạn phổ biến trên thế giới. Không chỉ các nước
đang và chậm phát triển phải đối mặt, ngay cả trong một quốc gia hùng mạnh như nước
Mỹ thì tình trạng đói nghèo vẫn thường xuyên xảy ra. Tiêu biểu là ở California một tiểu bang ven biển phía tây của Hoa Kỳ, đông dân nhất quốc gia này và lớn thứ ba
theo diện tích. Những điều kiện thuận lợi đã giúp California dễ dàng thiết lập được một
nền kinh tế vững mạnh, chỉ riêng một bang ở đây cũng sở hữu nhiều tỷ phú hơn cả các
quốc gia khác. Tuy vậy, theo nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ nghèo đói của bang
California lại chiếm tới 16,4%, cao thứ hai trong số 8 bang được xếp hạng giàu có nhất
nước Mỹ. Tại sao lại có sự chênh lệch như vậy? Để làm rõ vấn đề này, nhóm chúng em
xin lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đói nghèo của các quận
California”.
Dựa theo bộ dữ liệu data7-6.gdt trên phần mềm Gretl, chúng em tập trung nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập dưới mức nghèo của
các quận Carlifornia (povrate) qua 2 cuộc điều tra năm 1980 và 1990 gồm: quy mô hộ
gia đình (famsize), tỷ lệ thất nghiệp (unemp), tỷ lệ dân số trên 25 tuổi chỉ có trình độ
trung học (highschl), tỷ lệ dân số trên 25 tuổi tốt nghiệp bậc đại học hệ 4 năm trở lên

(college) và thu nhập trung bình của các hộ gia đình (medinc).
Tiểu luận bao gồm 4 phần chính: cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình, ước lượng suy diễn thống kê và khuyến nghị, giải pháp. Thông qua tiểu luận này, chúng em hi
vọng có thể đem lại một cái nhìn tổng quan về tình trạng đói nghèo ở California, từ đó
rút ra được bài học không chỉ cho nền kinh tế Mỹ mà còn đối với cả nền kinh tế Việt
Nam.
Trong quá trình hoàn thành bài nghiên cứu, dù đã rất cố gắng tuy nhiên chúng em
không thể tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong nhận được phản hồi và góp ý tích
cực từ cô cũng như các bạn để có thể hoàn thiện đề tài tốt hơn.

NHÓM 13

4


Chúng em xin chân thành cảm ơn Thạc Sỹ Nguyễn Thúy Quỳnh đã giúp đỡ nhóm
hoàn thành bài báo cáo này.

NHÓM 13

5


CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Tổng quan về đói nghèo
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một phần nhu
cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức trung bình của toàn
xã hội xét trên mọi phương diện. Họ không thể vươn tới các nhu cầu văn hóa tinh thần

hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu hay gần như không có, đặc biệt
là không có phần tích lũy.
Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiếu và
thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống
Nhìn chung, khái niệm nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có điều
kiện về cuộc sống như ăn mặc, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào
các quyết định cộng đồng. Nghèo đói thường được phản ánh dưới 3 khía cạnh:
Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu của con người
Mức sống thấp dưới mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú
Không được hưởng cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng
1.2 Phương pháp đo lường tỷ lệ nghèo đói ở Mỹ
1.2.1 Phương pháp đo lường nghèo đói chính thức
Phương pháp đo lường nghèo đói chính thức được sử dụng để xác định ngưỡng
thu nhập có bao nhiêu người trong cảnh đói nghèo. Ngưỡng thu nhập theo phương
pháp đo lường nghèo đói chính thức được thiết lập bằng cách tăng gấp ba lần chi phí
điều chỉnh lạm phát của chế độ ăn tối thiểu và điều chỉnh theo quy mô gia đình, thành
phần và tuổi của chủ hộ.
Cục Điều tra Dân số cũng cung cấp dữ liệu để so sánh mức thu nhập của người
hoặc gia đình với ngưỡng nghèo của họ:
-

Hộ gia đình có thu nhập trên 100% ngưỡng nghèo được coi là "trên mức nghèo

đói."
Thu nhập trên 100% nhưng dưới 125% ngưỡng nghèo được coi là " cận nghèo".
Các hộ gia đình có thu nhập dưới 100% được coi là "nghèo đói".
Thu nhập của hộ gia đình dưới 50% ngưỡng nghèo được coi là "nghèo đói”
1.2.2 Phương pháp đo lường nghèo đói bổ sung
Phương pháp đo lường nghèo bổ sung cung cấp một sự hiểu biết thống kê phức
tạp hơn về nghèo đói bằng cách thu thập số liệu liên quan đến thu nhập tiền từ tất cả

NHÓM 13

6


các nguồn, bao gồm các chương trình của chính phủ, và ước tính chi tiêu thực cho gia
đình. Tuy nhiên, phương pháp này và phương pháp đo lường chính thức có sự chênh
lệch khá lớn. Ví dụ, trong ba năm từ 2013-2015, tỷ lệ nghèo đói ở California là 15%
theo phương pháp chính thức thì theo phương pháp bổ sung tỷ lệ đó là 20.6% - cao
nhất toàn nước Mỹ.
1.3 Thực trạng về đói nghèo ở California
“California có nhiều tỷ phú hơn bất kì nơi nào trên Trái đất. California là bang
giàu nhất Hoa Kỳ”. Thật vậy, tuy nhiên trong thực tế, California lại là một trong 13
bang có tỷ lệ đói nghèo cao hơn mức trung bình tại nước Mỹ và là bang có tỷ lệ dân
nghèo nhiều nhất. Người dân ở đây không chỉ phải trả chi phí thuê nhà cao nhất trong
nước, mà California còn có tỷ lệ cao người dân đi thuê nhà hay sở hữu ngôi nhà với các
khoản vay thế chấp cao. Vấn đề chi phí nhà ở là do thiếu nguồn cung cấp nhà, chưa xây
dựng đủ để đáp ứng nhu cầu. Chi phí nhà ở là một trong những khoản chi lớn nhất của
mỗi hộ gia đình hàng tháng. Trung bình các hộ gia đình dành ra ¼ số thu nhập để chi
trả khoản phí này. Chúng ta nghĩ rằng, những hộ gia đình có thu nhập khá hơn sẽ chi
trả mức chi phí này nhiều hơn những hộ thu nhập kém. Tuy nhiên trong thực tế, hoàn
toàn ngược lại. Điều này khiến cho các hộ gia đình phải cắt giảm đáng kể những khoản
chi tiêu và ưu tiên khác. Việc giảm bớt một số quy định và giấy phép nặng nề như luật
môi trường sẽ giúp ích rất nhiều cho California. Rất nhiều các công ty không muốn mở
rộng thị trường vào California vì chi phí phải cho quá cao, chính vì vậy sẽ làm tăng tỷ
lệ thất nghiệp ở bang này, điển hình là giá năng lượng. Giá khí đốt ở California cao hơn
1$ so với nước Mỹ. Chi phí này tăng là do quy định pháp lý và mức thuế đánh vào cao
hơn. Chi phí năng lượng cao khiến cho các chi phí khác cũng tăng theo. Chi phí sống
cao gây ra khó khăn đối với không chỉ các doanh nghiệp mà còn với người đi xin việc.
Đối với các doanh nghiệp, vì chi phí cao nên muốn thuê được nhân viên họ phải trả

mức lương đủ cao để nhân viên có thể đáp ứng cuộc sống. Còn đối với người đi xin
việc, những người có bằng cấp thấp, những người chỉ tốt nghiệp trung học không thể
kiếm đủ thu nhập dưới chuẩn để duy trì cuộc sống. Một số các doanh nghiệp có chính
sách chỉ cung cấp chi phí hỗ trợ nhà ở cho những người tốt nghiệp Đại học, điều này
NHÓM 13

7


khiến cho cuộc sống của những người bằng cấp thấp càng thêm phần khó khăn. Tựu
chung lại, chi phí sống cao chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ở
California đáng lo ngại. Số thu nhập quá ít, chi phí mọi thứ quá cao khiến cho cuộc
sống gặp nhiều trở ngại.
1.4 Lý thuyết đưa các biến độc lập vào mô hình
- Famsize (persons per household):
Đối với biến số người/ hộ gia đình, trong giai đoạn 2011-2015 là 2.96 người; và
từ năm 2016 trở đi, con số này tăng nhẹ lên 3 người/ hộ gia đình. Khi số thành viên
không có khả năng lao động tăng lên, điều này sẽ ảnh hưởng khiến tỷ lệ đói nghèo của
California tăng. Ngược lại, nếu đây là những người đang lao động, sẽ góp phần tích
cực trong việc giảm thiểu tỷ lệ đói nghèo. Tựu chung, chúng tôi kỳ vọng biến này sẽ có
tác động tốt.
- Unemp (percentage unemployment rate):
Tỷ lệ thất nghiệp có hiệu ứng âm. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, GDP sẽ giảm, thu
nhập của người dân bị giảm sút. Người lao động mất việc sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu
nhập. Đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ gặp khó khăn.
- Highschl ( percentage of the population (25 years or over) having only high
school education):
Theo số liệu năm 2016, có khoảng 20% số người trên 25 tuổi tại California chỉ tốt
nghiệp cấp 3 (thấp hơn toàn nước Mỹ là 7%), trong đó 13.3% số người đó hiện là các
gia đình đói nghèo. Khi có trình độ giáo dục cao thì càng có nhiều cơ hội việc làm.

Không bằng cấp đồng nghĩa với việc họ phải tìm những công việc có thu nhập thấp,
không đáp ứng đủ cuộc sống. Vì vậy, chúng tôi kì vọng biến này sẽ có tác động dương.
- College ( percentage of the population (25 years or over) that completed 4
years of college or higher):
Những người tốt nghiệp Đại học sẽ có mức lương trung bình cao hơn những
người chỉ tốt nghiệp trung học khoảng trên 23000$. Với bằng cấp, năng lực tốt những
người này có thể tìm kiếm được những công việc mang lại thu nhập cao, giúp nâng cao
NHÓM 13

8


và cải thiện đời sống. Vì vậy, đây là biến có tác động dương lên tỷ lệ đói nghèo tại
California.
- Medinc (median family income in thousands of dollars):
Đây là mức đo lường thu nhập trung bình của các gia đình. Khi mức lương càng
cao thì số người tham gia vào lao động càng nhiều, người lao động trở nên dư dả hơn.
Vì vậy chúng ta có thể kì vọng biến này tác động dương lên tỷ lệ đói nghèo ở
California.
Tuy nhiên, số thu nhập của những gia đình 4 người nằm trong tình trạng đói
nghèo lại có xu hướng giảm qua các năm mặc dù chi phí sống tăng cao (2013: 32000$;
2014:30000$; 2015: 24000$), thấp hơn nhiều so với mức thu nhập trung bình của cả
bang là 67739$. Lúc này, hiệu ứng tác động lên tỷ lệ đói nghèo mang dấu âm.

NHÓM 13

9


CHƯƠNG II: XÂY DỰNG MÔ HÌNH

2.1 Phương pháp luận của nghiên cứu
Nhóm đã tiến hành thu thập mẫu và các ước lượng giá trị cần tìm dựa trên số liệu
của 116 mẫu quan sát, đây là các số liệu trích từ các cuộc điều tra 1980 và 1990 tại các
quận thuộc California bằng phương pháp thống kê. Từ đó tiến hành chọn lọc thông tin,
kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy và sự phù hợp của mô hình dựa trên
những quan sát thu thập được so sánh đối chiếu với lý thuyết, các kết quả tính toán
trước đây và các nghiên cứu tương đồng nhằm tìm ra kết quả tốt nhất để sử dụng cho
phân tích.
Nhóm thực hiện đề tài dựa trên cơ sở kiến thức chuyên môn của bộ môn kinh tế
lượng và các công cụ hỗ trợ như phần mềm Gretl, Excel, Word.
2.2 Xây dựng mô hình lý thuyết
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích hồi quy mẫu, từ đó ước lượng và
kiểm định các giả thiết hồi quy
2.2.1 Xác định dạng mô hình
Sau khi xem xét ý nghĩa của từng biến, nhóm em đã quyết định chọn mô hình hồi
quy gồm biến phụ thuộc: povrate và các biến độc lập: famsize, unemp, highschl,
colleg, medinc.
Mô hình hồi quy tổng thể:
povrate = β1+ β2*famsize +β3*unemp + β4*highschl + β5*college + β6*medinc + ui
2.2.2

Giải thích các biến

Tên biến
povrate
Tên biến
famsize
unemp
highschl
college

NHÓM 13

BIẾN PHỤ THUỘC
Giải thích
Đơn vị
Tỷ lệ phần trăm gia đình có thu
%
nhập dưới mức nghèo
BIẾN ĐỘC LẬP
Giải thích
Đơn vị
Số người / Hộ gia đình
Người/ hộ
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ phần trăm dân số từ 25
tuổi trở lên chỉ có trình độ học
vấn trung học
Tỷ lệ phần trăm dân số từ 25

%
%
%

Ghi chú

Ghi chú
Tỷ lệ thất nghiệp càng cao
thì tìm việc càng khó
Trình độ học vấn thấp, sẽ
khó khăn hơn trong việc

tìm kiếm công việc
Trình độ học vấn càng cao,
10


tuổi trở lên hoàn thành đại học
hệ 4 năm hoặc cao hơn
medinc

Thu nhập trung bình của các hộ
gia đình

Nghìn USD

mong muốn tìm được công
việc có mức lương phù hợp
càng tăng
Thu nhập càng tăng thì hộ
gia đình càng có cơ hội
thoát nghèo

2.3 Mô tả số liệu
2.3.1 Nguồn số liệu
Dữ liệu data7-6.gdt được trích từ dữ liệu điều tra dân số của Mỹ năm 1980 (do
Susan Wong biên soạn) và 1990 (Kalena Cortes tổng hợp từ Sách dữ liệu về các quận
và thành phố của California (1994))
2.3.2

Mô tả các biến trong Gretl


Dựa theo kết quả trên ta có:

NHÓM 13

11


Biến

Giá trị TB

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

povrate

9.5121

3.3163

3

20.8

famsize

2.9155


0.31005

2.29

3.73

unemp

9.6224

3.6322

9

21.3

highschl

56.777

5.963

57.55

68.5

college

17.719


7.0772

15.45

44

medinc

27.289

10.227

26.01

59.147

-

Số người trung bình trên một hộ gia đình ở các quận California là khoảng 3

-

người, đây là một con số phù hợp, không quá nhiều hay ít
Tỷ lệ thất nghiệp trung bình không ổn định nhưng vẫn duy trì ở mức thấp, nhỏ

-

hơn 10%
Tỷ lệ dân số trung bình hoàn thành đại học không nhiều, chỉ khoảng 17,7%,


chứng tỏ trình độ dân trí còn chưa cao
Mức thu nhập trung bình của các mẫu khá cao lên đến 27,298 nghìn USD
2.3.3 Ma trận tương quan giữa các biến

-

- Hệ số tương quan giữa biến povrate và famsize là 14.63%
Hệ số tương quan giữa biến povrate và unemp là 57.31%
Hệ số tương quan giữa biến povrate và highschl là -26.44%
Hệ số tương quan giữa biến povrate và college là -54.03%
Hệ số tương quan giữa biến povrate và medinc là -35.06%
NHÓM 13

12


Nhận xét:
Trong các biến thì tỷ lệ thất nghiệp(unemp) có ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ lệ gia
đình có thu nhập dưới mức nghèo (povrate), hệ số tương quan giữa 2 biến mang dấu
dương thể hiện mối quan hệ cùng chiều, tức là khi unemp tăng 1% thì povrate tăng
57.31%
Số lượng Người/hộ (famsize) ít ảnh hưởng đến tỷ lệ gia đình có thu nhập dưới
mức nghèo (povrate) nhất, hệ số tương quan mang dấu dương thể hiện mối quan hệ
cùng chiều , tức là famsize tăng 1% thì povrate tăng 14.63%
Hệ số tương quan giữa povrate và highschl, college, medinc mang dấu âm thể
hiện mối quan hệ ngược chiều, tức là:
Khi highschl tăng 1% thì povrate giảm 26.44%
Khi college tăng 1% thì povrate giảm 54.03%
Khi medinc tăng 1% thì povrate giảm 35.06%

Do không có hệ số tương quan nào lớn hơn 0.8 nên ta dự đoán không xảy ra hiện
tượng đa công tuyến trong hồi quy.

NHÓM 13

13


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG-SUY DIỄN THỐNG

3.1 Mô hình ước lượng
Sử dụng phần mềm Gretl để hồi quy, ta thu được kết quả sau:
Model 1: OLS, using observations 1-116
Dependent variable: povrate
const
famsize
unemp
highschl
college
medinc

Coefficient
46,4328
-4,98084
0,245018
-0,324403
-0,221438
-0,0884786

Std. Error

5,83468
1,02324
0,0698424
0,045598
0,0439464
0,0301074

Mean dependent var
Sum squared resid
R-squared

9,512069
517,3894
0,590907

F(5, 110)
Log-likelihood
Schwarz criterion

31,77750
-251,3188
531,1591

t-ratio
7,9581
-4,8677
3,5082
-7,1144
-5,0388
-2,9388


p-value
<0,00001
<0,00001
0,00065
<0,00001
<0,00001
0,00402

S.D. dependent var
S.E. of regression
Adjusted
Rsquared
P-value(F)
Akaike criterion
Hannan-Quinn

***
***
***
***
***
***

3,316262
2,168765
0,572312
6,56e-20
514,6376
521,3444


3.1.1 Mô hình hồi quy mẫu
Mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên:
-

Mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên:

3.1.2 Phân tích bảng kết quả
Observations :
Số quan sát là 116
Mean dependent var : Giá trị trung bình của biến phụ thuộc là 9,512069%.
R-squared :
Có 59.0907% sự biến động trong giá trị của biến phụ thuộc
được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình.
Sum squared resid : Tổng bình phương các phần dư
Adjusted R-squared : Hệ số xác định hiệu chỉnh là 0.572312
S.D. dependent var : Sai số tiêu chuẩn của biến phụ thuộc:
-

S.E. of regression:
NHÓM 13

Sai số tiêu chuẩn của hàm hồi quy:
14













P-value(F) :
P-value dùng trong kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi
quy là
Coefficient :
Hệ số ước lượng của mô hình hồi quy mẫu ()
Std.Error :
Sai số tiêu chuẩn của các hệ số ước lượng
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
= 46.43
: Khi giá trị của tất cả các biến độc lập bằng 0 thì tỷ lệ hộ
gia đình có thu nhập dưới mức nghèo trung bình là 46.43%.
= -4.98084
: Khi các yếu tố khác không đổi, quy mô hộ gia đình tăng
thêm 1 người thì tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập dưới mức nghèo trung bình giảm
4.98084%.
= 0.245018
: Khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ thất nghiệp tăng 1%
thì tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập dưới mức nghèo trung bình tăng 0.245018%
= -0.324403
: Khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ dân số trên 25 tuổi
tốt nghiệp bậc trung học tăng 1% thì tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập dưới mức
nghèo trung bình giảm 0.324403%
= -0.221438
: Khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ dân số trên 25 tuổi

tốt nghiệp bậc đại học hệ 4 năm trở lên tăng 1% thì tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập
dưới mức nghèo trung bình giảm 0.221438%
= -0.0884786
: Khi các yếu tố khác không đổi, thu nhập trung bình của
các hộ gia đình tăng 1000 USD thì tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập dưới mức nghèo
trung bình giảm 0.0884786%

3.2 Kiểm định khuyết tật và khắc phục
3.2.1 Kiểm định mô hình bỏ sót biến
Cặp giả thuyết thống kê:
Với mức ý nghĩa =5%
Chạy lệnh Test Ramsey’s RESET trong phần mềm Gretl ta có bảng kết quả:

NHÓM 13

15


-

Ta thấy p-value : Không bác bỏ giả thuyết

=> Kết luận: Mô hình hồi quy không mắc phải khuyết tật bỏ sót biến.
3.2.2 Đa cộng tuyến
Chạy lệnh test Collinearity trong phần mềm Gretl ta có bảng kết quả:

-

Ta thấy:


NHÓM 13

16








VIF (famsize) = 2.461 < 10: mức độ cộng tuyến giữa biến Famsize và các biến
còn lại thấp, có thể bỏ qua.
VIF (unemp) = 1.573 < 10: mức độ cộng tuyến giữa biến Unemp và các biến còn
lại thấp, có thể bỏ qua.
VIF (highschl) = 1.808 < 10: mức độ cộng tuyến giữa biến Highschl và các biến
còn lại thấp, có thể bỏ qua.
VIF (college) = 2.365 < 10: mức độ cộng tuyến giữa biến College và các biến còn
lại thấp, có thể bỏ qua.
VIF (medinc) = 2.318 < 10: mức độ cộng tuyến giữa biến Medinc và các biến còn
lại thấp, có thể bỏ qua.

=> Kết luận: mô hình hồi quy không mắc khuyết tật đa cộng tuyến.
3.2.3 Phương sai sai số thay đổi
Cặp giả thuyết thống kê:
Với mức ý nghĩa =5%.
Chạy lệnh Test Heteroskedasticity trong phần mềm Gretl ta có bảng kết quả:

NHÓM 13


17


-

Ta thấy: p-value = 0.29927 > α : Không bác bỏ giả thuyết H0

=> Kết luận: Mô hình hồi quy có phương sai sai số đồng nhất.
3.2.4 Phân phối chuẩn của nhiễu
Cặp giả thuyết thống kê:
Với mức ý nghĩa =5%.
Chạy lệnh Test Normalty of residual trong phần mềm Gretl ta có bảng kết quả:

NHÓM 13

18


-

Ta thấy: p-value = 0.0000 < α : Không bác bỏ giả thuyết H0

=> Kết luận: Sai số không có phân phối chuẩn
* Cách khắc phục: tăng kích thước mẫu quan sát. Tuy nhiên, trong điều kiện thời gian
có hạn, nhóm chúng em chưa thể tìm được thêm các quan sát về đề tài này.
3.3 Kiểm định giả thuyết
3.3.1 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy
Phương pháp: Kiểm định dùng P-value.
Cặp giả thuyết thống kê:
-


Từ bảng kết quả hồi quy của phần mềm Gretl:

const
famsize
unemp
highschl
college
medinc

Coefficient
46,4328
-4,98084
0,245018
-0,324403
-0,221438
-0,0884786

Model 1: OLS, using observations 1-116
Dependent variable: povrate
Std. Error
t-ratio
p-value
5,83468
7,9581
<0,00001
1,02324
-4,8677
<0,00001
0,0698424 3,5082

0,00065
0,045598
-7,1144
<0,00001
0,0439464 -5,0388
<0,00001
0,0301074 -2,9388
0,00402

***
***
***
***
***
***

Với mức ý nghĩa α=5%, ta thấy p-value () < α, với mọi

NHÓM 13

19


=> Bác bỏ giả thuyết H0, tức là các hệ số hồi quy đều thực sự khác 0.
=> Kết luận: Tại mức ý nghĩa α=5%, các hệ số hồi quy thực sự khác 0, toàn bộ các
biến độc lập FAMSIZE, UNEMPT, HIGHSCHL, COLLEGE, MEDINC thực sự có thể
giải thích được cho giá trị trung bình của biến phụ thuộc POVRATE.
3.3.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy
Phương pháp: Sử dụng kiểm định F
Cặp giả thuyết:


-

Từ bảng kết quả hồi quy của phần mềm Gretl:
Mean dependent var
Sum squared resid
R-squared

9,512069
517,3894
0,590907

F(5, 110)
Log-likelihood
Schwarz criterion

31,77750
-251,3188
531,1591

S.D. dependent var
S.E. of regression
Adjusted
Rsquared
P-value(F)
Akaike criterion
Hannan-Quinn

3,316262
2,168765

0,572312
6,56e-20
514,6376
521,3444

Với mức ý nghĩa α=5%, ta thấy p-value () = 6,56e-20 < α => Bác bỏ giả thuyết H 0
=> Kết luận: Mô hình hồi quy phù hợp

NHÓM 13

20


CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
Hiện nay California vẫn là tiểu bang có tỉ lệ nghèo cao nhất nước Mỹ, theo một
phương cách tính mới của Cơ Quan Điều Tra Dân Số Mỹ (Census Bureau), dựa trên
nhiều dữ kiện bao gồm cả lợi tức và chi phí đời sống. Dựa theo cách tính mang tên
“Supplemental Poverty Measure” (SPM), vốn kể luôn chi phí vật giá đắt đỏ và các
chương trình trợ giúp của chính quyền, thì con số có được cho thấy có nhiều người dân
ở “tiểu bang hoàng kim” này đang trong cảnh nghèo, dù rằng mức độ của cả quốc gia
có giảm đôi chút. .heo cách tính này, có khoảng 20.4% dân số California sống dưới
mức được coi là nghèo trong trung bình SMP của ba năm 2014, 2015 và 2016. Con số
này coi như không thay đổi so với con số 20.6% của thời gian 2013, 2014 và 2015.
Trên toàn nước Mỹ, có 14.7% dân số sống trong mức nghèo, dựa theo cách tính
“Supplemental Measure” trong trung bình của ba năm trở lại đây. Con số này giảm
chút ít so với mức 15.1% của ba năm trước đó, theo tờ Sacramento Bee. Các chuyên
gia nói rằng mức độ nghèo của California phản ánh tình trạng giá nhà quá cao cũng
như các chi phí khác của đời sống nơi này. Trong khi đó, nếu đo lường mức nghèo theo
phương cách bình thường, thì có 14.5% dân California sống trong cảnh nghèo, giảm so
với con số trước đó là 15%. Con số này đưa California vào hàng 16 trong số các tiểu

bang và cao hơn mức trung bình là 13.7% cho cả nước năm 2016.
Dựa vào kết quả các ước lượng kiểm định hệ số hồi quy, sau đây chúng em xin
được đưa ra một số giải pháp bang California nói riêng và Mỹ nói chung có thể thực
hiện để giảm tỷ lệ đói nghèo trên toàn tiểu bang.
Quy mô hộ gia đình tăng thì tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập dưới mức nghèo giảm.
Do vậy, California nên khuyến khích việc các hộ gia đình sinh con đồng thời cho phép
dân nhập cư tới California nhiều hơn. Bên cạnh đó, mức sống ở California khá đắt đỏ,
nên hàng năm có hàng trăm nghìn cư dân đã rời đến những nơi bớt đắt đỏ hơn để sinh
sống. Chính phủ nên có các chính sách miễn giảm thuế, giảm thiểu chi phí sinh hoạt để
dân cư có mức sống phù hợp với khả năng kinh tế của họ.

NHÓM 13

21


Tỷ lệ thất nghiệp tăng thì tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập dưới mức nghèo trung
bình tăng. California nằm trong top tiểu bang có những thành phố khó kiếm việc làm
nhất ở Mỹ. Do đó, chính phủ và các doanh nghiệp cần tạo thêm nhiều việc làm cho dân
cư, đặc biệt là mức tăng trưởng việc làm trong ngành xây dựng và các dịch vụ chuyên
nghiệp. Trong năm qua, các ngành dịch vụ chuyên nghiệp, cùng với hai ngành y tế và
giáo dục, đã tạo ra thêm việc làm nhiều hơn bất cứ ngành kỹ nghệ lớn nào của tiểu
bang.
Tỷ lệ dân số trên 25 tuổi tốt nghiệp bậc trung học và bậc đại học hệ 4 năm trở lên
tăng thì tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập dưới mức nghèo trung bình giảm. Do vậy,
California cần đầu tư nhiều hơn vào các chính sách giáo dục, khuyến khích trẻ em tới
trường và hoàn thành tối thiểu bậc trung học, đặc biệt là giảm sự chênh lệch giáo dục
nghiêm trọng giữa các sắc tộc.
Thu nhập trung bình của các hộ gia đình tăng thì tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập
dưới mức nghèo trung bình giảm. Khi các chính sách về kinh tế, giáo dục, việc làm, kế

hoạch hoá gia đình được thực hiện sẽ đem lại cho dân cư ở tiểu bang mức sống tốt hơn,
thu nhập của mỗi hộ gia đình tăng lên, sự chênh lệch giàu nghèo theo đó cũng được rút
ngắn.
Thực tế cho thấy, để giải quyết tình trạng nghèo đói trên diện rộng của tiểu bang
California nói riêng và Mỹ nói chung, chính phủ Mỹ đã và đang có những biện pháp
đối đẻ khắ phục tình trạng này. Năm 2014, Chính phủ Mỹ đã ban hành ba chương trình
trợ giúp thực phẩm và dinh dưỡng lớn nhất của chính phủ như Supplemental Nutrition
Assistance Program (SNAP), thường gọi là Food Stamp, Unemployment Insurance
Benefits (Bảo Hiểm Thất Nghiệp) và Earned-Income Tax Credit (Trừ thuế vì có con
nhỏ). Ngoài ra còn có chương trình Social Security (An sinh Xã hội) và minimum
wage (lương tối thiểu).
Trong tài khóa 2016, chính phủ liên bang, tiểu bang, và địa phương đã chi tiêu
tổng cộng khoảng 1.057,4 tỉ đôla vào các chương trình an sinh xã hội bao gồm
Medicaid với 577,2 tỉ đôla và các chương trình khác với 480,2 tỉ đôla. Nói một cách
NHÓM 13

22


khác, Hoa Kỳ đã tiêu khoảng 22.500 đôla mỗi năm cho mỗi người nghèo hay 90.000
đôla cho một gia đình bốn người nhưng tình trạng nghèo ở Hoa Kỳ không được cải
thiện đáng kể. Ưu tiên của chính sách quốc gia còn có an ninh, quốc phòng, và ngoại
thương. Trong khi đó quốc gia phải đương đầu với tài nguyên hạn chế và quyền lợi
mâu thuẫn giữa ba nhóm lợi tức: thượng lưu (30% trên cùng), trung lưu (40% ở giữa)
và nghèo (30% thấp nhất). Nạn thất nghiệp là một nguyên nhân của nghèo đói, nhưng
không một nước nào trên thế giới có thể xóa bỏ hoàn toàn nạn thất nghiệp. Trong nền
kinh tế thị trường luôn luôn có một số người không đi làm vì đang ở trong tình trạng
thay đổi công việc, chuyển ngành hay không chấp nhận mức lương bổng chủ nhân đề
nghị. Phương cách đầu tiên để chống nghèo đói là tạo việc làm trả lương khá. Điều
này đòi hỏi đầu tư đáng kể vào giáo dục và sách lược phát triển kỹ năng và kinh tế.

Một nghiên cứu gần đây của Đại Học Harvard về khả năng cạnh tranh của Hoa
Kỳ cho thấy rằng vào khoảng 1980 giới trung lưu bắt đầu chậm tăng trưởng bởi vì khu
vực chánh phủ liên bang cũng như địa phương phát triển rộng ra. Do đó chi phí tiêu
thụ vào khu vực công liên tục tăng lên từ 1962 đến nay, ngoại trừ giai đoạn kinh tế trì
trệ vào những năm 2007-2008, thay vì đầu tư vào hạ tầng cơ sở, nghiên cứu và giáo
dục. Một số người nghèo không có phương tiện di chuyển để đi tới nơi việc làm vì vậy
họ có lợi tức thấp. Họ không mua nổi xe hơi hoặc phải ở những nơi xa xôi có giá nhà
giá đất thấp. Do đó, Hoa Kỳ cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng và giao thông
Có năm trở ngại khiến Hoa Kỳ chưa thể chấm dứt được tình trạng nghèo khổ:
(1) Một số khá đông dân Hoa Kỳ kiếm sống bằng những nghề lương thấp.
(2) Ngày càng nhiều gia đình chỉ có một cha hoặc mẹ. Do đó rất khó kiếm được
việc làm tốt vừa chăm sóc gia đình.
(3) Chương trình trợ cấp tiền mặt cho mẹ và con với lợi tức thấp gần chấm dứt
(Temporary Assistance for Needy Families – TANF).
(4) Vấn đề sắc tộc và giới tính.
(5) Sức khỏe tâm thần xáo trộn khiến bệnh nhân khó có thể tìm được việc làm.
Do đó, tiểu bang California nói riêng và Hoa Kỳ nói chung cần nhanh chóng tìm
ra giải pháp khắc phục những khó khăn trở ngại trên. Mặc dù với tình trạng hiện nay
NHÓM 13

23


chưa có biện pháp nhiệm mầu nào có thể giúp chấm dứt tình trạng nghèo khổ. Nhiều đề
nghị đôi khi mâu thuẫn và tạo ra tranh cãi giữa hai phái bảo thủ và cấp tiến như tăng
mức lương tối thiểu, cấp tiền mặt cho người nghèo, nghỉ làm vì gia đình vẫn được trả
lương, và cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em. Mặc dù xã hội tạo cơ hội tương đối đồng
đều cho mọi người tiến thân, có những người không có phương tiện hay đủ khả năng
nắm bắt được những cơ hội này. Họ sẽ phải nhờ vả vào xã hội lâu dài.


NHÓM 13

24


KẾT LUẬN
Những kết quả nghiên cứu trên đã cho chúng ta thấy một cái nhìn rõ ràng và
tương đối đầy đủ về tác động của quy mô hộ gia đình, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ dân số
trên 25 tuổi tốt nghiệp bậc trung học, tỷ lệ dân số trên 25 tuổi tốt nghiệp bậc đại học hệ
4 năm trở lên, thu nhập trung bình của các hộ gia đình tới tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập
dưới mức nghèo trung bình. Nhờ chạy mô hình và đưa ra các kiểm định, chúng ta rút ra
được những nhận xét về ảnh hưởng của từng biến được đưa vào và giải thích được ý
nghĩa của chúng đối với biến phụ thuộc.
Trong thời đại nền kinh tế hội nhập hiện nay, Mỹ là một đất nước thịnh vượng và
phát triển bậc nhất về kinh tế và bang Carlifonia giàu có là một trong những khu vực
đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế của đất nước này, chính phủ Mỹ cần có chính sách
quan tâm tới các khu vực không chỉ ven biển mà còn vùng nội địa để có nền kinh tế
phát triển đồng đều giữa các vùng, tránh sự chênh lệch về mức sống của dân cư giữa
các vùng. Qua phân tích về thu nhập trung bình của các hộ gia đình có thu nhập dưới
mức nghèo tại California, Việt Nam có thể dựa vào các chỉ số đó để học hỏi và rút ra
kinh nghiệm cho mình. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ hộ
nghèo và mức sống của dân cư giữa các vùng vẫn còn chênh lệch cao, làm cho nền
kinh tế phát triển chậm và không đồng đều giữa miền núi và đồng bằng. Việt Nam cũng
nên thực hiện thêm nhiều chính sách đổi mới để đưa đất nước trở thành một quốc gia
có nền kinh tế phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu.

NHÓM 13

25



×