Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

tiểu luận kinh tế lượng khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số giá tiêu dùng của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.18 KB, 28 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) cho biết mức giá trung
bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua. Đây là
một trong những chỉ số vĩ mô quan trọng nhất của kinh tế học bởi do nguồn gốc
hình thành, sự biến động của CPI đại diện một cách tương đối cho sự biến động của
giá cả, hay cũng chính là tỷ lệ lạm phát. Ý nghĩa của CPI có thể được nhìn nhận rõ
dưới hai góc độ như sau:
Về mặt vĩ mô, CPI là một trong những tín hiệu để dự đoán lạm phát cho nền
kinh tế, từ đó đưa ra những định hướng chính xác cho việc thực hiện các chính sách
vĩ mô như chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ.
Về mặt vi mô, CPI tác động rất nhiều tới việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền
tệ. Cụ thể, căn cứ vào tỷ lệ lạm phát đã được xác định dựa trên CPI, tiền lương,
lương hưu, phúc lợi xã hội và một số các chỉ số khác đều được tính trượt giá để loại
trừ ảnh hưởng của lạm phát và đảm bảo công bằng xã hội.
Như vậy, có thể thấy, việc nghiên cứu và xác định CPI có tác động sâu rộng
đến nền kinh tế, bất kể những vấn đề vi mô hay vĩ mô. Chính vì lí do này, nhóm
chúng em quyết định triển khai thực hiện đề tài “Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng
tới chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam”.
Thực hiện đề tài này, nhóm hướng tới mục tiêu xác định ảnh hưởng của các
yếu tố tác động tới chỉ số CPI của Việt Nam. Từ đó, nhóm sẽ đưa ra những khuyến
nghị để nghiên cứu và vận dụng có hiệu quả việc nghiên cứu CPI vào đời sống kinh
tế cũng như đề xuất những giải pháp để kiểm soát sự biến động của chỉ số này.


Như đã đề cập, nhóm chúng em lựa chọn đối tượng nghiên cứu là chỉ số CPI
của Việt Nam, cụ thể trong phạm vi các tháng giai đoạn 2010 – 2013. Các yếu tố
được lựa chọn để khảo sát tác động tới CPI trong phạm vi tiểu luận là:








Tỷ giá hối đoái VNĐ/USD.
Giá vàng thế giới.
Giá gạo Việt Nam 5% tấm xuất khẩu.
Giá dầu Diesel 0,25% S
Mức lương tối thiểu chung của Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm đã gặp không ít khó khăn, hạn chế
mang tính chủ quan và khách quan như sau:
Về mặt chủ quan, do các thành viên trong nhóm đều là sinh viên, kinh
nghiệm và kiến thức chuyên môn đều không nhiều, nên việc phân tích không tránh
khỏi sự non nớt, hời hợt. Tuy nhiên, nhóm đã hết sức cố gắng nghiên cứu, tiếp thu
các tài liệu có được để cải thiện chất lượng của tiểu luận.
Về mặt khách quan, một trong những khó khăn điển hình của việc chạy mô
hình kinh tế lượng là việc thu thập dữ liệu. Do tính chất đề tài đòi hỏi những dữ liệu
vĩ mô của Việt Nam và quốc tế, nhóm đã mất khá nhiều thời gian, công sức để thu
thập đầy đủ và chính xác số quan sát cần thiết từ nhiều nguồn trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, việc sử dụng phần mềm Stata cũng gây khó khăn bước đầu cho nhóm
song, với sự hướng dẫn của giảng viên, nhóm đã khắc phục được khó khăn này.
Nội dung bài tiểu luận được triển khai theo cấu trúc như sau:
• Lời mở đầu: Giới thiệu khái quát các vấn đề của tiểu luận.
• Chương I (Cơ sở lý thuyết): Trình bày các lý thuyết, công trình nghiên cứu
liên quan, hỗ trợ tiểu luận.
• Chương II (Xây dựng mô hình): Trình bày phương pháp luận, xây dựng mô
hình và mô tả số liệu.


2


• Chương III (Mô hình ước lượng và suy diễn thống kê): Phân tích và kiểm
định kết quả hồi quy. Đề xuất khuyến nghị và giải pháp.
• Kết luận: Tóm lại những vấn đề đã trình bày.
• Tài liệu tham khảo:

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Tổng quan về CPI
1.1.1 Khái niệm
CPI là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá
hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa
vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.
Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay
đổi của mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là
Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP)
1.1.2 Các hàng hóa dịch vụ trong giỏ được quy định dùng để tính CPI
Hàng hóa và dịch vụ bao gồm: thực phẩm, quần áo, chỗ ở, báo chí, phương
tiện giao thông, giải trí,... Nói một cách đơn giản thì các hàng hóa để tính CPI là giỏ
hàng hóa mà một người tiêu dùng điển hình thường mua.Các món hàng mà người
tiêu dùng thường chi tiêu nhiều như thực phẩm thì chiếm tỉ trọng lớn, quan trọng
trong việc tính toán chỉ số hơn là cách sản phẩm khác như: kem đánh răng, vé xem
phim là những sản phẩm mà người tiêu dùng ít chi tiêu hơn.
1.1.3 Cách tính CPI
• Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng
hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.

• Bước 2: Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng
hoá tại mỗi thời điểm.
• Bước 3: Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số
lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
• Bước 4: Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu
dùng bằng công thức sau:

CPIt = 100 x

Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t
Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở

4


1.1.4 Các vấn đề gặp phải khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng
Do sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên khi tính toán CPI có ba vấn đề chính
dẫn đến hạn chế của CPI sau đây:
Thứ nhất, CPI không phản ánh được độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng
hoá cố định. Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác
thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt
đỏ mà tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Yếu tố này làm CPI đã đánh
giá cao hơn thực tế mức giá.
Thứ hai, CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì
nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một
đơn vị tiền tệ có thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn. CPI không phản ánh
được sự gia tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn
thực tế.
Thứ ba,CPI không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu
mức giá của một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương

ứng thậm chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá
dịch vụ nhìn chung đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại
mức giá.
1.1.5 Tính toán chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam
Việc tính toán CPI ở Việt Nam do Tổng cục Thống kê đảm nhiệm. Quyền số
để tính CPI được xác định năm 2000 và bắt đầu áp dụng từ tháng 7 năm 2001.
Quyền số này dựa trên kết quả của hai cuộc điều tra là Điều tra mức sống dân cư
Việt Nam 1997-1998 và Điều tra kinh tế hộ gia đình năm 1999. Điều đáng chú ý là
quyền số của nhóm hàng Lương thực - Thực phẩm chiếm tới 47,9% trong khi Văn
hoá - Thể thao - Giải trí chỉ chiếm 3,8%.

5


1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến CPI được sử dụng trong tiểu luận
1.2.1 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Khi sức mua của đồng tiền trong nước giảm đi (có thể do nhà nước chủ
trương phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu chẳng hạn), tỷ giá hối đoái tăng lên
làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn. Nếu hàng nhập khẩu để trực tiếp tiêu dùng thì làm
tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trực tiếp. Nếu hàng nhập khẩu dùng cho sản xuất thì
làm tăng chi phí sản xuất và dẫn tới tăng giá thành sản phẩm. Kết quả cũng là sự
tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng. Vì vậy, lạm phát có thể xảy ra. Nhưng khi tỷ giá
tăng, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu được lợi và phát triển, kéo theo sự phát
triển của các ngành sản xuất trong nước nói chung, nhờ vậy thất nghiệp giảm và nền
kinh tế tăng trưởng.
Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm (giá đồng nội tệ tăng lên), hàng nhập khẩu
từ nước ngoài trở nên rẻ hơn. Từ đó lạm phát được kiềm chế, nhưng lại dẫn tới sản
xuất thu hẹp và tăng trưởng thấp.
Khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái để thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, Nhà nước

phải xem xét nhiều mặt, tính toán đến nhiều tác động khác nhau, trái chiều nhau của
tỷ giá. Mặt khác còn phải cảnh giác đối phó với nạn đầu cơ tiền tệ trên thế giới có
thể làm cho nội tệ bất ngờ lên giá hoặc hạ giá do tác động của sự di chuyển các
luồng vốn ngoại tệ gây ra làm cho nền kinh tế trong nước không ổn định.
1.2.2 Giá xăng dầu
Xăng dầu thuộc nhóm hàng hóa “Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây
dựng” và là một trong 572 mặt hàng được quy định để tính CPI. Hiện xăng dầu là
hàng hóa có quyền số chiếm tỷ trọng 10,01% trong rổ CPI (theo Bảng Quyền số
dùng tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009 – 2014 của toàn quốc). Vì thế, sự thay
đổi về giá của mặt hàng này sẽ kéo theo sự biến động nhất định trong giá cả của các
mặt hàng khác, thể hiện qua sự thay đổi chỉ số giá tiêu dùng.

6


Xét về mặt lý thuyết, khi giá xăng dầu biến động thì mức độ tác động trực
tiếp đến CPI là không quá lớn và không tác động ngay lập tức trực tiếp đến CPI.
Tính tổng cộng trong dài hạn, giá xăng tăng 1% làm CPI tăng 0,16%, đây có thể
lafanhr hưởng của sự kiểm soát trực tiếp đối với giá xăng dầu. Tuy nhiên, xăng dầu
là yếu tố phản ánh chi phí đầu vào của rất nhiều sản phẩm khác trong “rổ” hàng hóa
tính CPI, bởi vậy, từ trước đến nay, việc điều chỉnh giá xăng dầu luôn được coi là
yếu tố sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, đặc biệt là theo chiều hướng tăng.
1.2.3 Giá vàng
- Ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Theo phương pháp tính chỉ số
CPI của Tổng cục thống kê cho giai đoạn 5 năm 2009-2014 trên toàn quốc, hiện tại
vàng không được tính trong 572 nhóm hàng và dịch vụ (hay còn gọi là “rổ hàng
hóa”) để tính CPI. Tuy vậy, vàng tăng giá cũng sẽ tác động gián tiếp đến chỉ số CPI.
Ví dụ, khi giá vàng tăng, các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất, chế tác
các dòng sản phẩm có liên quan đến vàng hoặc ngành vàng bạc đá quý sẽ tăng theo,
dẫn đến giá bán tăng đối với nhóm hàng hóa này. Khi giá bán các sản phẩm kim loại

quý tăng, các sản phẩm này sẽ tác động gián tiếp đến rổ 572 nhóm hàng và dịch vụ
chính thức nói trên.
Biến động tăng giá vàng cũng có ảnh hưởng một cách gián tiếp vào chỉ số
giá CPI thông qua tỷ giá. Với việc chính phủ một số nước lớn đặc biệt là Mỹ đã in
thêm một lượng tiền lớn bơm vào kinh tế đã làm cho người dân ngày càng có xu
hướng thích giữ vàng để bảo vệ sự mất giá của đồng tiền. Với tình hình lạm phát
tăng như ở Việt Nam, người dân Việt Nam cũng có thói quen tích trữ vàng để đề
phòng sự mất giá của VND. Sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng
quốc tế cùng với nhu cầu tích trữ vàng của người dân tăng cũng là một nguyên nhân
góp phần làm giá USD tại chợ đen tăng lên do hoạt động gom USD để nhập lậu
vàng, tỉ giá thay đổi tất yếu có ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng CPI.
1.2.4 Giá gạo
Giá lương thực (gạo) giảm cũng tác động đáng kể đến CPI. Năm 2015,
nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào, trong khi sản lượng lương

7


thực tế giới tăng cùng với sự cạnh tranh với các nước như Ấn Độ, Thái Lan, nên
xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn hơn, khiến giá gạo luôn ở mức thấp hơn
các nước khác. Có thể lượng tăng nhưng giá giảm, cũng dẫn đến giảm chỉ số giá
tiêu dùng.
Giá gạo có tác động ngay đến CPI, việc giá các mặt hàng nông sản đã được
tự do hóa trên thế giới có thể ảnh hưởng đến mức giá trong nước và ảnh hưởng đến
chỉ số giá tiêu dùng.
1.2.5 Lương cơ bản
Lương cơ bản tăng có thể ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người tiêu
dùng dẫn đến có thể làm thay đổi chỉ số giá tiêu dùng khi giỏ hàng của họ thay đổi.
Tuy nhiên ở Việt Nam, thường thì trước khi tăng lương cơ bản, mức giá hàng
hóa đã rục rịch tăng, và việc lương vẫn còn chạy theo giá cả hàng hóa, nên cũng

không ảnh hưởng nhiều quá đến CPI. Tuy nhiên, sau khi tăng lương thì giá hàng
hóa lại tiếp tục có xu hướng tăng theo kiểu “té nước theo mưa” dẫn đến sự tác động
vào mục tiêu kiềm chế lạm phát và không đạt hiệu quả là nâng cao thu nhập và mức
sống cho người làm công ăn lương (do tăng lương danh nghĩa).
1.3 Các nghiên cứu có liên quan
- Tên nghiên cứu: Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam và các yếu tố tác động theo
phương pháp tiếp cận định lượng.
- Tên tác giả: Trương Văn Phước, Chu Hoàng Long.
- Năm xuất bản 25/09/2015
- Kết quả nghiên cứu:
Nghiên cứu đưa ra các lập luận về ước lượng trực tiếp tác động của các yếu
tố lên CPI. Kết quả cho thấy đã có mối quan hệ dài hạn giữa CPI, tỷ giá, mức cung
tiền, giá xăng dầu, giá gạo thế giới và mức dư cầu.

8


Cấu trúc động tự tương quan bậc nhất (tương ứng với cấu trúc Koyck) với
điều kiện "tĩnh" được thoả mãn cho thấy tác động của bất kỳ cú sốc nào cũng sẽ
giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, dư âm của các cú sốc là khá lâu. Điều này có
thể được giải thích bằng tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo và sự bất đối xứng
của thông tin khi nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi.
Tác động của tỷ giá đến CPI lớn hơn so với giá xăng dầu và giá gạo quốc tế.
Phù hợp với tỷ trọng khá lớn của nhóm các hàng hoá có thể tham gia thương mại
quốc tế trong rổ hàng hoá tiêu dùng. Việc giá xăng dầu thế giới không có tác động
ngay lập tức đến CPI có thể là kết quả của việc kiểm soát giá trực tiếp.
Mức cung ứng tiền tệ có tác động đến CPI tuy với cường độ rất nhỏ và với
độ trễ 6 tháng. Điều này có cho thấy các công cụ của chính sách tiền tệ không tác
động nhiều đến CPI và có thể là sự không hợp lý đối với thành phẩm của rổ hàng
hoá tiêu dùng.

- Lỗ hổng nghiên cứu:
- Bài phân tích không đưa ra số liệu cụ thể và kết quả chạy mô hình để có thể
kiểm chứng lại, chỉ đưa ra kết quả và kết luận.

9


CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH
2.1 Phương pháp luận của nghiên cứu
Bài tiểu luận được tiến hành theo hai phương pháp luận chủ yếu là phương
pháp định lượng và mô tả thống kê. Sau khi thu thập được một cơ sở dữ liệu, nhóm
tiến hành mô tả thống kê để nắm được những đặc điểm của các biến (ví dụ như giá
trị trung bình, giá trị lớn nhất/nhỏ nhất, độ lệch chuẩn,…). Dựa trên kết quả mô tả,
nhóm tiến hành phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm Stata để khảo sát và
đưa ra kết luận về những ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới chỉ số CPI của Việt
Nam (so với kỳ gốc năm 2009).
Cụ thể, quá trình triển khai tiểu luận được diễn ra như sau:









Bước 1: Xây dựng cơ sở lý thuyết.
Bước 2: Xây dựng mô hình toán kinh tế
Bước 3: Xây dựng mô hình kinh tế lượng:
Bước 4: Thu thập số liệu.

Bước 5: Ước lượng các thông số của mô hình.
Bước 6: Kiểm định.
Bước 7: Diễn giải kết quả.
Bước 8: Đề xuất giải pháp.

2.2 Xây dựng mô hình lý thuyết
Xây dựng mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên như sau:
cpii= β1 + β2 . lnexri + β3 . lnoili + β4 . lngoldi + β5 . lnricei + β6 . wagei + ui
Trong đó:
• CPI: Chỉ số CPI của Việt Nam so với kỳ gốc năm 2009, lấy giá trị trung bình theo
tháng (%).
• EXR: Tỷ giá hối đoái VND/USD, lấy giá trị trung bình theo tháng (VND/USD).
• OIL: Giá bán lẻ dầu Diesel 0,25%S, lấy giá trị trung bình theo tháng (đồng/lít).
• GOLD: Giá vàng thế giới, lấy giá trị trung bình theo tháng (USD/oz).

10


• RICE: Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam, lấy giá trị trung bình theo tháng
(đồng/tấn).
• WAGE: Mức lương tối thiểu chung, lấy giá trị theo tháng (đồng).
• Ui: Sai số ngẫu nhiên.
2.3 Mô tả số liệu
2.3.1 Nguồn số liệu
Tên

Ý nghĩa

Nguồn


Link

CPI

Chỉ số CPI của
Việt Nam so
với kỳ gốc năm
2009

Báo cáo hàng tháng của Tổng
cục Thống kê về chỉ số giá
tiêu dùng, chỉ số giá vàng và
chỉ số giá Đôla Mỹ trên cả
nước.

/>default.aspx?
tabid=628

EXR

Tỷ giá hối đoái
VND/USD

www.sbv.gov.vn

OIL

Giá bán lẻ dầu
Diesel 0,25%S


Website chính thức của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và
một số nguồn thống kê khác.
Các thông cáo báo chí trên
website chính thức của Tập
đoàn xăng dầu Việt Nam
Petrolimex và một số nguồn
thống kê khác.

GOLD

Giá vàng thế
giới

Mục Gold Price History (Lịch
sử giá vàng) trên trang USA
Gold, thống kê từ nguồn số
liệu của Netdania Creations.

www.usagold.com
/reference/goldpri
ces

RICE

Giá gạo 5%
tấm xuất khẩu
của Việt Nam

www.fao.org/giew

s/pricetool/

WAGE

Mức lương tối
thiểu chung

Website chính thức của Tổ
chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc
(FAO)
Nghị định 33/2009/NĐ-CP
(ngày 06/04/2009),
28/2010/NĐ-CP (ngày
25/03/2010), 22/2011/NĐ-CP
(ngày 04/04/2011),
31/2012/NĐ-CP (ngày
12/04/2012), 66/2013/NĐ-CP

11

www.petrolimex.c
om.vn

www.phantuanna
m.com/2014/11/to
ng-hop-mucluong-toi-thieuchung-qua-tungthoi-ky.html


(ngày 27/06/2013) của Chính

phủ.

2.3.2 Mô tả thống kê số liệu

Mô tả tập tin dữ liệu:
. des
Contains data
obs:
48
vars:
6
size:
1,152
storage display
variable name type format
cpi
wage
lnexr
lnoil
lngold
lnrice

float
long
float
float
float
float

value

label

variable label

%8.0g
%8.0g
%8.0g
%8.0g
%8.0g
%8.0g

Sorted by:
Note: dataset has changed since last saved

Như vậy, bộ số liệu dùng để quan sát gồm 48 quan sát, 6 biến (1 biến phụ
thuộc và 5 biến độc lập). Các biến có tên và định dạng được thể hiện lần lượt ở hai
cột Variable name và Storage type như trên hình.


Mô tả biến:

. sum cpi wage lnexr lnoil lngold lnrice
Variable

Obs

Mean

cpi
wage

lnexr
lnoil
lngold

48
48
48
48
48

133.7252
915000
9.914515
9.855993
7.280596

lnrice

48

15.98676

Std. Dev.

Min

Max

16.25056
192674.3

.0516403
.1736766
.1426986

105.57
650000
9.794844
9.571506
7.000325

155.7
1200000
9.963739
10.03933
7.480767

.1416738

15.69889

16.29433

12


Tên biến

cpi
wage
lnexr

lnoil
lngold

48
48
48
48
48

lnrice

48


Ma trận tương quan giữa các biến:
. corr cpi wage lnexr lnoil lngold lnrice
(obs=48)

cpi
wage
lnexr
lnoil
lngold
lnrice

cpi

wage

1.0000

0.9032
0.9360
0.9431
0.5482
0.2892

1.0000
0.7606
0.7842
0.3033
0.0256

lnexr

lnoil lngold lnrice

1.0000
0.9631 1.0000
0.6819 0.6511 1.0000
0.4610 0.4312 0.6770 1.0000

Theo kết quả trên ta có:
• Hệ số tương quan giữa CPI và WAGE là 0,9032.

=> Dự đoán rằng tiền lương gây tác động thuận chiều lên chỉ số CPI và khi
biết giá trị của tiền lương, ta có thể xác định được tương đối chắc chắn chỉ số
CPI.
• Hệ số tương quan giữa CPI và ln(EXR) là 0,9360 .

13



=> Dự đoán rằng tỷ giá hối đoái VND/USD gây tác động thuận chiều lên chỉ
số CPI và khi biết giá trị của tỷ giá này, ta có thể xác định được tương đối
chắc chắn chỉ số CPI.
• Hệ số tương quan giữa CPI và ln(OIL) là 0,9431

=> Dự đoán rằng giá dầu gây tác động thuận chiều lên chỉ số CPI và khi biết
giá trị của giá dầu, ta xác định được tương đối chắc chắn chỉ số CPI.
• Hệ số tương quan giữa CPI và ln(GOLD) là 0,5482.

=> Dự đoán rằng giá vàng gây tác động thuận chiều lên chỉ số CPI và khi biết
giá vàng, ta chưa thể xác định được tương đối chắc chắn chỉ số CPI.
• Hệ số tương quan giữa CPI và ln(RICE) là 0,2892 .

=> Dự đoán rằng giá gạo xuất khẩu gây tác động thuận chiều lên chỉ số CPI
và khi biết giá trị của giá gạo, ta khó có thể xác định được tương đối chắc
chắn chỉ số CPI.

14


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN
THỐNG KÊ
3.1 Chạy mô hình và phân tích kết quả
Bước đầu tiên ta chọn lệnh reg để chạy mô hình hồi qui với cấu trúc lệnh là:
“reg cpi lnexr lnoil lngold lnrice wage”. thu được kết quả là bảng sau:

Giải thích kết quả hồi quy:
Hệ số hồi

qui

Sai số
chuẩn

Hệ số t

Pvalue

Khoảng tin cậy với độ
tin cậy 95%

-1181,136

245,5515

-4,81

0,000

[-1676,679;-685,5928]

Lnexr

104,8686

33,98306

3,09


0,004

[36,28796;173,4491]

Lnoil

25,1381

10,05841

2,5

0,016

[4,839409;45,4368]

Lngold

1,669083

5,254736

0,32

0,752

[-8,935403;12,2735]

Lnrice


-1,392004

4,664272

-0,3

0,767

[-10,80489;8,02088]

Tên biến
Hệ số tự
do

15


0,0000419

5,45*

7,7

0,000

[0,0000309;0,0000529]

Wage
3.2 Mô hình hồi quy mẫu
= -1181,136 + 104,8686.lnexr + 25,1381.lnoil + 1,669083.lngold -1,392004.lnrice

+ 0.0000419.wage
3.3 Hệ số xác định
Hệ số xác định = 0,9688 nghĩa là các biến độc lập lnexr, lnoil, lngold,
lnrice, wage giải thích được 96,88% sự biến động quanh giá trị trung bình của chỉ
số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam so với kì gốc năm 2009.
3.4 Ý nghĩa của các hệ số hồi quy


1=

-1181,136: khi giá trị của các biến độc lập bằng 0 với điều kiện các yếu tố khác

không đổi thì chỉ số CPI của Việt Nam so với kì gốc năm 2009 bằng -1181,136%
• 2 =104,8686: Tỉ giá hối đoái VNĐ/USD tăng 1% với điều kiện giá trị các biến độc
lập khác không đổi thì giá trị trung bình của chỉ số CPI của Việt Nam so với kì gốc


năm 2009 tăng 104,8686%
3 = 25,1381: Giá bán lẻ dầu Diesel 0.25% S tăng 1% với điều kiện giá trị các biến
độc lập khác không đổi thì giá trị trung bình của chỉ số CPI của Việt Nam so với kì

gốc năm 2009 tăng 25,1381%
• 4 = 1,669083: Giá vàng thế giới tăng 1% với điều kiện giá trị các biến độc lập khác
không đổi thì giá trị trung bình của chỉ số CPI của Việt Nam so với kì gốc năm 2009
tăng 1,669083%
• 5 = -1,392004: Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tăng 1% với điều kiện giá
trị các biến độc lập khác không đổi thì giá trị trung bình của chỉ số CPI của Việt
Nam so với kì gốc năm 2009 giảm 1,392004%
• 6 = 0,0000419 : Mức lương tối thiểu chung tăng 1% với điều kiện giá trị các biến
độc lập khác không đổi thì giá trị trung bình của chỉ số CPI của Việt Nam so với kì

gốc năm 2009 tăng 0,0000419 %

16


3.5 Kiểm định giả thuyết
3.5.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình với lí thuyết
Ta tiến hành kiểm định phía phải các hệ số hồi qui của mô hình.
• Kiểm định phía phải hệ số β2
Thiết lập cặp giả thuyết

H0: β2≤ 0

H1: β2>0
Ta thấy Tqs= = = 3,0859
= =1,68195
Do Tqs > nên bác bỏ giả thuyết H 0, chấp nhận giả thuyết H1. Vậy tỉ giá hối đoái
VND/USD biến động cùng chiều với chỉ số CPI của Việt Nam so với kì gốc năm
2009. Kết quả kiểm định này phù hợp với lí thuyết.
• Kiểm định phía phải hệ số hồi qui β3

Thiết lập cặp giả thuyết

H0: β3≤ 0

H1: β3>0
Ta thấy Tqs= = = 2,499
= =1,68195.

17



Ta thấy Tqs> nên bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy giá bán lẻ dầu Diesel 0.25%S
biến động cùng chiều với chỉ số CPI của Việt Nam so với kì gốc năm 2009 và kết
quả kiểm định này phù hợp với cơ sở lí thuyết.

• Kiểm định phía phải hệ số hồi qui β4
Thiết lập cặp giả thuyết

H0: β4≤ 0

H1: β4>0
Tqs= = = 0,3716
= =1.68195.
Ta thấy Tqs < nên ta chưa có cơ sở bác bỏ H 0 tức ta chấp nhận H0. Vậy giá
vàng thế giới có biến động nghịch chiều với chỉ số CPI của Việt Nam so với kì gốc
năm 2009. Kết quả kiểm định này ngược với lí thuyết.
• Kiểm định hệ số hồi qui β5
Thiết lập cặp giả thuyết

H0: β5≤ 0

H1: β5>0
Ta thấy Tqs <0< = =1,68195 nên ta chấp nhận H 0. Vậy giá gạo 5% tấm xuất
khẩu của Việt Nam biến động nghịch chiều với chỉ số CPI của Việt Nam so với kì
gốc năm 2009. Kết quả kiểm định này trái với lí thuyết.
• Kiểm định phía phải hệ số β6

18



Thiết lập cặp giả thuyết

H0: β6≤ 0

H1: β6 >0
Ta thấy
Tqs= = = 7,688
= =1.68195. Vậy Tqs > nên ta bác bỏ H0 và chấp nhận H1. Vậy mức lương
tối thiểu chung biến động cùng chiều với chỉ số CPI của Việt Nam so với kì gốc
năm 2009. Kết quả kiểm định này phù hợp với lí thuyết.
3.5.2 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi qui
• Kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số 1
Thiết lập cặp giả thuyết
H0 : 1 = 0

H1 : 1 ≠ 0
Ta thấy P-value <( do 0 < 0.05) nên bác bỏ H 0, chấp nhận H1. Vậy 1 có ý
nghĩa thống kê. Vậy khi giá trị của các biến độc lập khác bằng 0 thì chỉ số CPI của
Việt Nam so với kì gốc năm 2009 bằng -1181,136%.
• Kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số 2
Thiết lập cặp giả thuyết
H0 : 2 = 0

19


H1 : 2 ≠ 0
Ta thấy P-value < (do 0,004 < 0,05) nên bác bỏ H 0, chấp nhận H1. Vậy 2 có ý
nghĩa thống kê. Vậy khi tỉ giá hối đoái VND/USD tăng 1% với điều kiện các yếu tố

khác không đổi thì giá trị trung bình của chỉ số CPI của Việt Nam so với kì gốc năm
2009 tăng 104,8686%
• Kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số 3
Thiết lập cặp giả thuyết

H0 : 3= 0

H1 : 3 ≠ 0
Ta thấy P-value < (do 0,016 < 0,05) nên bác bỏ H 0, chấp nhận H1. Vậy 3 có ý nghĩa
thống kê. Vậy khi giá dầu Diesel 0,25S tăng 1% với điều kiện các yếu tố khác
không đổi thì giá trị trung bình của chỉ sô CPI Việt Nam so với kì gốc năm 2009
tăng 25,1381%
• Kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số 4
Thiết lập cặp giả thuyết
H0 : 4= 0

H1 : 4 ≠ 0
Ta thấy P-value > (do 0,752 > 0,05) nên chấp nhận H 0. Vậy 4 không có ý nghĩa
thống kê. Vậy sự biến động trong giá vàng thế giới không có ảnh hưởng đến chỉ số
CPI của Việt Nam so với kì gốc năm 2009.
• Kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số 5

20


Thiết lập cặp giả thuyết
H0 : 5 = 0

H1 : 5 ≠ 0
Ta thấy P-value > (do 0,767> 0,05) nên chấp nhận H 0. Vậy


5

không có ý

nghĩa thống kê. Vậy sự biến động trong giá gạo Việt Nam 5% tấm xuất khẩu không
ảnh hưởng đến chỉ số CPI của Việt Nam so với kì gốc năm 2009.
• Kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số 6
Thiết lập cặp giả thuyết
H0 : 6 = 0

H1 : 6 ≠ 0
Ta thấy P-value < (do 0 < 0,05) nên bác bỏ H 0, chấp nhận H1. Vậy 6 có ý
nghĩa thống kê. Vậy khi mức lương tối thiểu chung của Việt Nam tăng 1% với điều
kiện các yếu tố khác không đổi thì giá trị trung bình của chỉ số CPI của Việt Nam so
với kì gốc năm 2009 tăng 1,392004%
3.5.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Thiết lập cặp giả thuyết:
H0 : R2 =0

H1: R2 > 0
Ta có Fqs = = = 260,83.
= = 2,43769264

21


Ta thấy Fqs > (do 260,83 > 2,43769264)
Vậy ta bác bỏ H0 và chấp nhận H1. Vậy hàm hồi qui đã xây dựng là phù hợp
3.5.4 Kiểm định thu hẹp hồi quy

Ta chọn lệnh reg để chạy mô hình hồi qui sau khi đã bỏ 2 biến lnrice và
lngold với cấu trúc lệnh là “reg cpi lnexr lnoil wage”. Ta được bảng sau:

Thiết lập cặp giả thuyết

H 0: 4=

H1:

Giá trị quan sát
Fqs= = = 0,0673
= = 3,219942293

22

5

=0


Ta thấy Fqs< nên ta chưa có cơ sở bác bỏ H 0 tức ta chấp nhận H0. Vậy ta nên
bỏ biến lnrice và lngold ra khỏi mô hình.

23


3.6 Một số khuyến nghị nhằm kiểm soát chỉ số CPI
CPI là một thước đo quan trọng để đánh giá mức độ lạm phát. Đối với một
nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh như Việt Nam, giữ lạm phát ở mức vừa phải là
có lợi cho sự phát triển. Để làm được điều đó trước hết cần kiểm soát được một

cách tương đối tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng CPI. Từ việc tìm hiểu các yếu tố
tác động lên CPI cũng như việc phân tích mô hình, nhóm chúng tôi xin đề xuất một
số khuyến nghị nhằm kiểm soát CPI như sau:
Thứ nhất, từ việc phân tích và mô tả dữ liệu có thể thấy rằng tỷ giá hối đoái
là yếu tố tác động mạnh nhất tới CPI trong số những biến được khảo sát. Vì vậy,
muốn kiểm soát được CPI thì trước tiên cần ổn định được tỷ giá hối đoái. Về mặt lý
thuyết, việc đồng nội tệ mất giá sẽ có lợi cho xuất khẩu nhưng lại làm tăng chỉ số
giá tiêu dùng(như đã phân tích trong mô hình) và khiến nền kinh tế đối mặt với tỷ lệ
lạm phát tăng cao. Việc điều chỉnh tỷ giá thường có tác động tức thì đến giá nhập
khẩu nhưng lại có độ trễ nhất định với xuất khẩu. Với một nền kinh tế phải nhập
khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu như Việt Nam, giảm tỷ giá chưa hẳn là có lợi với
xuất khâu. Hàm lượng nhập khẩu trong xuất khẩu của chúng ta chiếm tới 70%. Việc
tăng tỷ giá sẽ dẫn đến tăng giá thành sản xuất và giảm tính cạnh tranh của hàng xuất
khẩu. Vì thế, phá giá nội tệ không phải một giải pháp thực sự hiệu quả để giảm nhập
siêu. Thay vào đó, NHNN cần chú trọng ổn định tỷ giá hối đoái.
Thứ hai, từ mô hình đã khảo sát có thể thấy việc tăng lương tối thiểu gần như
không có tác động đáng kể nào đến chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế việc
tăng lương kéo theo sự tăng giá chóng mặt của rất nhiều mặt hàng tiêu dùng. Một
phần nguyên nhân xuất phát từ yếu tố tâm lý. Để giải quyết vấn đề này, Chính Phủ
nên chỉ đạo các Bộ, ban, ngành liên quan cần rà soát trước giá cả và chủ trương ổn
định giá trước mỗi đợt tăng lương. Mạnh tay trong việc xử lý các cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp có hành vi giữ hàng đẩy giá trái quy định. Sử dụng quỹ bình ổn một
cách hiệu quả để đảm bảo ổn định tâm lý người tiêu dùng.

24


Thứ ba, bên cạnh lương tối thiểu, giá xăng dầu cũng là một yếu tố tác động
không nhỏ tới CPI. Để ổn định CPI, việc kiểm soát sự biến động của giá xăng dầu
cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Giá xăng dầu của Việt Nam chịu tác động rất

nhiều từ giá dầu thế giới bởi mặc dù là nước xuất khẩu dầu nhưng chúng ta chủ yếu
xuất khẩu dầu thô và vẫn phải nhập khẩu lượng lớn xăng dầu. Vì vậy, bên cạnh giải
pháp lâu dài là cải tiến công nghệ, tăng đầu tư vào xây dựng nhà máy lọc dầu,
chúng ta cần những giải pháp mang tính tức thời. Quỹ bình ổn giá xăng dầu là một
giải pháp khá hiệu quả đã được Việt Nam áp dụng từ 2009. Quỹ này được trích từ
lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và được sử dụng để bù lỗ cho
các doanh nghiệp khi giá cả biến động. Tuy nhiên muốn quỹ hoạt động có hiệu quả
thì cần bản thân các doanh nghiệp công khai minh bạch cũng như sự giám sát chặt
chẽ từ Chính Phủ.
Thứ tư, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, chỉ số
giá tiêu dùng CPI sẽ ngày càng chịu ảnh hưởng mạnh hơn từ những biến động của
giá xăng dầu, tỷ giá hối đoái,… Vì thế Chính Phủ cần có những biện pháp phòng vệ
nhằm tránh những cú sốc từ bên ngoài cho nền kinh tế. Tăng cường công tác dự báo
sớm tín hiệu thị trường để có những điều chỉnh cho phù hợp.
Sử dụng linh hoạt công cụ thuế, quỹ bình ổn giá để điều tiết giá xăng dầu, điện,
nước, thực phẩm cơ bản. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ này cần khéo léo,
công khai minh bạch để về cơ bản giá cả vẫn phản ánh đúng cung cầu trên thị
trường.

25


×