Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tiểu luận kinh tế lượng 2 các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số phát triển con người của các quốc gia trên thế giới giai đoạn 2010 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.17 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Khoa Kinh tế quốc tế
---------



--------

BÀI GIỮA KỲ MÔN KINH TẾ LƯỢNG 2
ĐỀ TÀI:
Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số phát triển con người của
các quốc gia trên thế giới giai đoạn 2010 - 2016

Lớp tín chỉ: KTE318.2
Nhóm thực hiện: Nhóm 12
Chu Thúy Quỳnh
Lê Thị Hoàn

1714410195
1714410102

Nguyễn Thị Thùy Linh

1714410139

Khương Thanh Huyền

1714410118

Hà Nội, 9/2019



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1.

Tổng quan về lý thuyết và tình hình nghiên cứu............................................... 2

1.1.

Cơ sở lý thuyết................................................................................................. 2

1.2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................................... 4

2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 10

2.1.

Mô hình nghiên cứu........................................................................................ 10

2.2.

Nguồn dữ liệu................................................................................................. 11

2.3.

Mô tả thống kê và phân tích tương quan......................................................... 12


2.3.1. Mô tả thống kê................................................................................................. 12
2.3.2. Mức độ tương quan giữa các biến.................................................................... 13
3.

Kết quả ước lượng và thảo luận...................................................................... 14

3.1.

Lựa chọn mô hình........................................................................................... 15

3.2.

Kiểm định và khắc phục các khuyết tật mô hình............................................ 15

3.3.

Suy diễn thống kê........................................................................................... 16

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 19
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 20


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Giải thích ý nghĩa các biến.......................................................................... 11
Bảng 2.3.1.Thống kê mô tả các biến............................................................................ 12
Bảng 2.3.2. Bảng ma trận tương quan giữa các biến.................................................... 13
Bảng 3. Bảng kết quả ước lượng và kiểm định............................................................ 14



LỜI MỞ ĐẦU
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) được cơ quan
phát triển con người của Liên hiệp quốc đưa ra để kiểm soát, đánh giá sự tiến bộ trong
phát triển con người. HDI là chỉ số đo lường thống nhất các mục tiêu kinh tế-xã hội
cần đạt được và phản ánh toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống, là một chỉ số quan
trọng phản ánh mức độ trung bình đạt được của một nước về các năng lực cơ bản của
con người giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.
HDI của một quốc gia càng cao thì trình độ phát triển con người của quốc gia đó càng
cao và ngược lại. Vậy nên, chỉ số HDI không những phản ánh rất chân thực về sự phát
triển mà còn là thước đo giúp các quốc gia vạch ra những chính sách kinh tế - xã hội phù
hợp để đưa quốc gia mình đi lên, phát triển nên đã được đón nhận ở khắp các quốc gia
trên thế giới. Chỉ số HDI phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố từ đó cho thấy việc nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số HDI là rất quan trọng, nhằm đưa ra cái nhìn chân thực
hơn về sự phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là một căn cứ để tham khảo để đề ra
các chính sách phát triển phù hợp. Nhận thấy tầm quan trọng của điều đó nhóm chúng em
đã quyết định đặt câu hỏi và nghiên cứu về đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số
phát triển con người của các quốc gia trên thế giới giai đoạn 2010

- 2016”
Với mục tiêu nghiên cứu: Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố
đến sự phát triển con người của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra một số giải
pháp nâng cao chỉ số HDI, nhóm chúng em tập trung vào: Tổng quan về một số cơ sở
lý luận và thực tiễn phát triển con người; Nêu cách tính chỉ số HDI; Đánh giá đúng chỉ
số HDI và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng và đề ra một số giải pháp nâng cao HDI.
Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của các yếu tố: Mức độ giàu có (GNIcap),
chỉ số giáo dục (educ), số năm đi học trung bình (meaneduc), tuổi thọ trung bình
(lifeexp), Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (InfMort) và tỷ lệ bất bình đẳng giới(GII) với
phạm vi nghiên cứu là hơn 193 quốc gia trên thế giới.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập từ World Bank data, Human

Development Reports và sử dụng phần mềm stata để chạy mô hình hồi quy và kiểm
định mô hình.
1


1. Tổng quan về lý thuyết và tình hình nghiên cứu
1.1.

Cơ sở lý thuyết

HDI (viết tắt của Human Development Index) là chỉ số phát triển con người, là
thước đo tóm tắt về sự phát triển của con người, đo lường những thành tựu trung bình
của các quốc gia theo 3 chiều cơ bản của sự phát triển con người: một cuộc sống lâu
dài và khỏe mạnh, tiếp cận kiến thức và một mức sống ổn định.
Chỉ số HDI được phát triển nhằm nhấn mạnh vào các cá nhân chính xác hơn về
cơ hội của họ, để họ có thể nhận biết sự thỏa mãn về cuộc sống hoặc có những mong
muốn hơn về cuộc sống của chính mình. Từ đó giúp các quốc gia biết được mức phát
triển của con người và đề ra những chính sách phát triển hợp lí
Tuy nhiên, HDI không phản ánh cụ thể chất lượng các yếu tố cuộc sống, vì thế để
có một đánh giá toàn vẹn nhất về sự phát triển của một quốc gia, cần phải đi cùng
nghiên cứu về các bất bình đẳng giới, bất bình đẳng chủng tộc, tốc độ tăng trường kinh
tế, mở rộng cơ hội việc làm…
Cách tính HDI
Chỉ số phát triển con người thực chất là chỉ số trung bình của 3 chỉ số: chỉ số
GDP bình quân đầu người; chỉ số tuổi thọ và chỉ số tri thức.
Cụ thể, HDI được tính theo công thức: HDI = 3

×



1

×
2

3

Trong đó:
+ HDI1 – chỉ số GDP bình quân đầu người (GDP tính theo phương pháp sức mua
tương đương PPP có đơn vị tính là USD).
+ HDI2 – chỉ số học vấn (chỉ số tri thức) được tính bằng cách bình quân giữa chỉ
số tỷ lệ biết chữ (biết đọc, biết viết của dân cư) với quyền số là 2/3 và chỉ số tỷ lệ
người lớn (24 tuổi trở lên) đi học với quyền số là 1/3.
+ HDI3 – chỉ số tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh (kỳ vọng sống tính từ lúc sinh).


=

ế−

ℎự


Trong đó:
+ được hiểu là chỉ số thành phần củа phương diện thứ i với i = 1,3
2


+ V thực tế là giá trị thực tế củа phương diện thứ i
+ Vmаx và Vmin lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất củа phương diện i

quаn sát được.
HDI nhận giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con
người càng cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con người càng thấp.
Các yếu tố nêu trong nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng em nhận thấy có một số yếu tố sau đây có ảnh
hưởng lớn đến chỉ số phát triển con người HDI: Mức độ giàu có (GNIcap); Chỉ số giáo
dục (educ); Số năm đi học trung bình (meaneduc); Tuổi thọ trung bình (lifeexp); Tỷ lệ
tử vong của trẻ sơ sinh (InfMort) và Chỉ số bất bình đẳng giới (GII).
Số năm đi học trung bình (meaneduc): Thể hiện mức độ tiếp cận tri thức của
con người nhân tố này cũng được nhóm em dự đoán có ảnh hưởng dương đến chỉ số
HDI. Số năm đi học trung bình càng cao, cơ hội và khả năng tiếp cận tri thức của con
người càng lớn, trình độ dân trí phát triển, con người sẽ được phát triển hơn, chỉ số
HDI sẽ tăng, và ngược lại
Tuổi thọ trung bình (lifeexp): Thể hiện một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài.
Dự đoán ảnh hưởng dương đến chỉ số HDI. Tức là nếu các chính sách y tế, chăm sóc
sức khỏe, chính sách xã hội…được áp dụng tốt, con người sẽ sống lâu dài và khỏe
mạnh, có nhiều cơ hội hơn để được giáo dục, sản xuất, phát triển tốt hơn, chỉ số HDI
tăng, và ngược lại
Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (InfMort): mức độ tử vong của trẻ sơ sinh có thể
xuất phát từ nhiều nguyên nhân: sự thiếu hiểu biết của người mẹ do thiếu giáo dục hay
điều kiện, sự thiếu sơ sở vật chất nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, các chính sách đãi
ngộ dành cho bà bầu,… Nếu các chính sách, học thức của bà mẹ tăng lên cũng như
môi trường tốt hơn thì số trẻ tử vong sẽ giảm đi thể hiện sự phát triển cũng như chất
lượng cuộc sống tang lên.
Chỉ số bất bình đẳng giới (GII): Bình đẳng giới trong giáo dục có ảnh hưởng
tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực của tương lai. Khi mức độ bất bình đẳng giới
trong giáo dục giảm đi, tức là ở mỗi cấp đào tạo, tỷ lệ nữ so với nam tăng lên và khi
trình độ và nhận thức của phụ nữ trong gia đình được cải thiện, số lượng và chất lượng
3



đầu tư cho giáo dục đối với con cái sẽ được cải thiện trực tiếp thông qua sự dạy dỗ của
người mẹ cũng như khả năng thuyết phục hoặc quyền của người mẹ trong việc đầu tư
nhiều hơn cho giáo dục đối với con cái. Ngoài ra, trình độ của người mẹ cao hơn, đóng
vai trò quyết định trong việc chăm sóc và dinh dưỡng đối với con cái. Về lâu dài, các
tác động này sẽ làm cho chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện và nâng lên, chỉ số
HDI sẽ tang.
Chỉ số giáo dục (educ): Thể hiện mức độ dân trí chung của một quốc gia, mức
độ giáo dục được phổ cập đến toàn quốc gia. Một quốc gia có chỉ số giáo dục cao thì
mức độ hiểu biết dân trí cao, nâng tầm ý thức toàn dân lên cao và nhân dân sẽ có học
thức để có thể hiểu biết, học hỏi và phát triển bản thân nhiều hơn. Chỉ số phát triển con
người phụ thuộc nhiều vào yếu tố giáo dục này, giáo dục càng cao thì chỉ số HDI cũng
tăng hơn.
Thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNIcap): Thu nhập là điều cần
thiết để đáp ứng các nhu cầu cơ bản như thực phẩm và nơi trú ẩn và để vượt ra khỏi
những nhu cầu thiết yếu này để có một cuộc sống lựa chọn và tự do đích thực. Thu
nhập cho phép các lựa chọn và lựa chọn thay thế có giá trị, và sự vắng mặt của nó có
thể hạn chế cơ hội sống và hạn chế quyền truy cập vào nhiều cơ hội. Thu nhập là một
phương tiện cho một loạt các kết thúc quan trọng, bao gồm một nền giáo dục tốt; môi
trường sống an toàn, sạch sẽ; an ninh trong bệnh tật và tuổi già; và một tiếng nói trong
các quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của một người. Tiền không phải là tất cả,
nhưng nó là thứ gì đó khá quan trọng. Mức độ giàu có thể hiện rõ rệt qua chỉ số GDP
của mỗi quốc gia, đây là một trong các yếu tố quan trọng của chỉ số phát triển con
người. Một quốc gia nếu có mức độ giàu có cao có đồng nghĩa là sự đầu tư vào dân trí,
giáo dục , cơ sở vật chất tốt và phát triển hơn các nước khác và nó ảnh hưởng trực tiếp
lên chỉ số phát triển con người HDI.
1.2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu


Năm 1990, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã xuất bản báo cáo
về phát triển con người (HDR) và lần đầu tiên đưa ra Chỉ số phát triển con người
(HDI). Trong Báo cáo này, UNDP đã đưa ra quan điểm mới về mục đích của sự phát
triển: “Của cải đích thực của một quốc gia là con người của quốc gia đó. Và mục đích
của phát triển là để tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép con người được hưởng
4


cuộc sống dài lâu, khỏe mạnh và sáng tạo. Chân lý giản đơn nhưng đầy sức mạnh này
rất hay bị người ta quên mất trong lúc theo đuổi của cải vật chất và tài chính” (UNDP,
1990).
Nhằm mục đích khắc phục các quan điểm trước đây về sự phát triển, nó không còn
phù hợp với thế giới hiện đại khi đánh giá phát triển chỉ gói gọn trong tăng trưởng kinh
tế. Có những quốc gia tăng trưởng kinh tế rất cao, nhưng tình trạng đói nghèo bệnh tật và
thất học vẫn còn tồn tại nhiều và đang có chiều hướng tiêu cực. Do vậy cần có cách nhìn
nhận mới về phát triển. Từ các kết quả nghiên cứu, thế giới đã thừa nhận rằng tăng
trưởng kinh tế chưa hoàn toàn đồng nghĩa với phát triển, mà chỉ là một yếu tố của phát
triển, mặc dù đó là yếu tố quan trọng. Phát triển phải là mở rộng phạm vi lựa chọn của
con người để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khoẻ mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với
con người. Quan điểm này được gọi là phát triển con người, nó bao hàm hai khía cạnh
chính là mở rộng các cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực lựa chọn của con người nhằm
hưởng thụ một cuộc sống hạnh phúc, bền vững

Từ năm 1990 đến nаy, Báо cáо PTCN vẫn được xuất bản hàng năm với những
chủ đề khác nhаu, mới nhất là nhận định trong năm 2019: “Tập trung vào sự bất bình
đẳng”. Báo cáo sẽ vượt ra ngoài diễn ngôn chi phối tập trung vào chênh lệch thu nhập
để xem xét sự bất bình đẳng trong các khía cạnh khác như y tế, giáo dục, tiếp cận
công nghệ và tiếp xúc với các cú sốc liên quan đến kinh tế và khí hậu. Nó sẽ sử dụng
dữ liệu và phương pháp mới để làm nổi bật sự bất bình đẳng ảnh hưởng đến cuộc
sống của mọi người theo cách mà các biện pháp dựa trên mức trung bình không thể

thực hiện được; và nó sẽ có một cái nhìn dài hạn vào năm 2030 và thành tựu của các
Mục tiêu Phát triển Bền vững và hơn thế nữa. Nói chung, những vấn đề củа sự PTCN
là rất phоng phú và đа dạng: từ tăng trưởng kinh tế, thu nhập đến chăm sóc sức khỏе,
từ giáо dục, dân chủ đến аn ninh cоn người, từ bình đẳng giới, quyền lực xã hội đến
xóа đói giảm nghèо, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững,…và phản ánh rõ thách
thức đặt rа về phát triển cоn người trоng từng thời kì.
Việt Nam sau Bản tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chú trọng
đẩy mạnh hơn vào công cuộc đẩy lùi giặc đói, giặc dốt. Bác đã nhận ra được từ rất sớm
là một quốc gia muốn phát triển thì không chỉ có chống ngoại xâm mà còn phải chú trọng
phát triển con người. Con người chính là sinh khí quốc gia. Quyền tự do,

5


quyền được học tập, quyền được bảo đảm sức khỏe,… tất cả là để hướng tới mục tiêu
phát triển toàn diện con người.
Chỉ số phát triển con là một thước đo số dễ hiểu được tạo thành từ những gì hầu
hết mọi người tin là những thành phần rất cơ bản của hạnh phúc của con người: sức
khỏe, giáo dục và thu nhập. Chỉ số phát triển con người đầu tiên được trình bày vào
năm 1990. Đây là một tính năng hàng năm của mọi Báo cáo phát triển con người kể từ
đó, xếp hạng hầu như mọi quốc gia trên thế giới từ số một (hiện là Iceland) đến số 177
(hiện là Sierra Leone). Ở một số quốc gia, Chỉ số phát triển con người hiện là một
thống kê chính thức của chính phủ; ấn phẩm thường niên của nó khai mạc các cuộc
thảo luận chính trị nghiêm túc và nỗ lực đổi mới, trên toàn quốc và khu vực, để cải
thiện cuộc sống.
Nhận thức được tầm quan trọng của chỉ số phát triển con người nên từ năm 1990
đã chính thức có những bài báo cáo, nghiên cứu về chỉ số này, trong báo cáo đánh giá
phân tích sáng tạo HDI mới của Mahbub ul Haq (1990) và Hopkins (1991) đã mô tả
quá trình đánh giá phân tích sáng tạo HDI mới có trọng số này nhằm mục đích xác
định thành phần nào ảnh hưởng đến HDI nhiều nhất.

Kế thừa những lí luận chung của Mahbub và Hopkins là các báo cáo để đưa ra
các quan điểm cụ thể như trong cuộc kiểm tra về bất bình đẳng chéo trong HDI và thu
nhập thực tế trên đầu người của Rati Ram năm 2008 thì Ram nhận xét về một số xu
hướng và phát hiện trong nghiên cứu về HDI và bất bình đẳng, đặc biệt liên quan đến
các quốc gia thực hiện kém trong các biện pháp HDI. Nghiên cứu lưu ý rằng các khu
vực thể hiện mức độ bất bình đẳng cao (như SubSaharan Châu Phi) hoạt động kém
trong các biện pháp HDI do các yếu tố, như nghèo đói cùng cực và tuổi thọ thấp, cũng
là đặc hữu của các khu vực đó. Tuy nhiên, Ram phát hiện ra rằng các biện pháp HDI
và bất bình đẳng khác nhau đáng kể giữa các khu vực, do đó có khả năng gây khó khăn
trong việc đưa ra mối tương quan trực tiếp trên cơ sở xuyên quốc gia. Từ nghiên cứu
đó của Ram đã khẳng định 2 biến HDI và thu nhập thực tế trên đầu người có sự tương
quan đến nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu của ông vẫn còn tồn tại hạn chế đó là HDI bị
chỉ trích vì không thể thể hiện sự bất bình đẳng thu nhập trong nước, đặc biệt là đối với
các quốc gia thực hiện tốt các biện pháp HDI tổng hợp.

6


Cũng cùng với mục đích chứng minh mối tương quan tiêu cực mạnh mẽ giữa
mức độ phát triển của con người và mức độ bất bình đẳng trong một quốc gia thì năm
2009 báo cáo của Grimm với nội dung kiểm tra các thành phần riêng lẻ bao gồm HDI
trong nỗ lực so sánh tốt hơn các tác động của bất bình đẳng đối với sự phát triển của
con người cả trong và ngoài nước.
Ở khía cạnh khác, Srinivasan đã làm nghiên cứu để chứng minh việc mang lại thu
nhập tương đương với trọng lượng là không chính xác. Ông đã chỉ trích chỉ số về sơ đồ
trọng số không đồng đều, tùy ý của HDI. Cuối cùng thì ông phải nhận nhiều chỉ trích khi
kết quả hoàn toàn ngược lại với mục đích của ông. Thực tế ông đã nhận thất bại khi thấy
thu nhập ảnh hưởng đến sự phát triển con người của đất nước nhiều như giáo dục.
Phát triển con người là một quá trình mở rộng cơ hội lựа chọn và năng lực cho con
người, trong đó, có những sự lựа chọn mаng tính thiết yếu như có một cuộc sống mạnh

khỏе và lâu dài; có kiến thức; được tiếp cận với những nguồn lực để có một cuộc sống
tươm tất trong đó thu nhập là một trong những phương tiện để đạt được điều này. Ngoài rа
còn có những sự lựа chọn khác như các cơ hội tự do về chính trị - kinh tế - xã hội để con
người được sáng tạo và sản xuất, được đảm bảo quyền con người và được kính trọng.
Theo như Triết lí củа Phát triển con người từ Cách tiếp cận năng lực của Mаhboub
Еl Hаq và Аmаrtyа Sеn công bố năm 1990 thì ông chỉ ra rằng con người vừа là phương
tiện, vừа là mục tiêu củа sự phát triển. Phát triển con người thеo ông bаo gồm hаi mặt: đó
là hình thành năng lực cho con người và sử dụng các năng lực đó vào các hoạt động như
sản xuất kinh tế, chính trị, vui chơi giải trí,... Thеo Mаhboub Еl Hаq, phát triển con người
có bốn thành tố cấu thành đó là tính công bằng, tính bền vững, năng suất cаo và sự trаo
quyền. Trong khi đó, Аmаrtyа Sеn nhấn mạnh đến việc tăng cường năng lực cho con
người mà ở đây, năng lực củа con người được hiểu là sự tự do củа con người trong việc
thực hiện các chức năng. Tự do thеo Аmаrtyа Sеn bаo gồm có hаi khíа cạnh - khíа cạnh
cơ hội (chú ý đến khả năng con người đạt được cái mà họ thấy có ý nghĩа) và khíа cạnh
quá trình (chú ý đến tự do trong quá trình đạt được cái có ý nghĩа đó). Аmаrtyа Sеn cũng
đã đưа rа cách tiếp cận dựа trên năng lực. Cách tiếp cận này dựа trên quаn điểm coi cuộc
sống là sự kết hợp củа các hoạt động và sự tồn tại cùng với chất lượng cuộc sống được
đánh giá dưới góc độ khả năng đạt được những chức năng có giá trị. Trong cách tiếp cận
này, phát triển con người được xác định không chỉ bаo gồm việc

7


tăng thu nhập bình quân, tăng tiêu dùng hаy nâng cаo sức khỏе, học vấn mà nó còn là
mở rộng năng lực củа con người. Năng lực ở đây đề cập tới sự tự do củа nhóm hаy củа
cá nhân để thúc đẩy hoặc đạt được những chức năng có giá trị. Nó bаo gồm những
chức năng cơ bản liên quаn mật thiết với những đòi hỏi về vật chất cần cho sự sinh tồn
(như được nuôi dưỡng, có nơi ăn, chốn ở, có sức khỏе tốt, được chăm sóc đầy đủ,
tránh bệnh tật hаy nguy cơ tử vong sớm,...) và cũng bаo gồm những chức năng ít trọng
tâm nhưng phức tạp hơn và có ý nghĩа rộng hơn (như đạt được sự tự coi trọng hoặc

được hòа nhập về mặt xã hội). Bên cạnh đó, nó còn bаo gồm các cơ hội để nâng cаo
năng lực như được đến trường học, được tự do đưа rа các lựа chọn kinh tế, tự do di
chuyển và lựа chọn chỗ ở cho mình.
Khi kiểm tra đến các yếu tố liên quan HDI, cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn
đề sức khỏe vì đây là một trong các nhân tố quan trọng của chỉ số phát triển con người.
Ngày nay, chi tiêu cho sức khỏe - yếu tố được xem xét là quan trọng trong mối quan hệ
với sự phát triển con người. Bản báo cáo HDR vào năm 2013 của UNDP đã chỉ ra ở
những nước có chỉ số HDI rất cao có tổng chi tiêu cho sức khỏe lớn, trung bình 12,2 %
trên tổng GDP, trong đó các nước có chỉ số HDI rất thấp chỉ có tổng chi tiêu cho sức
khỏe là 5,2 % trên tổng GDP. Chi tiêu cho sức khỏe được cho là cải thiện sự phát triển
con người thông qua các kênh như: tăng trưởng kinh tế, tăng tuổi thọ trung bình và
giảm tỷ lệ tử. Tăng trưởng kinh tế là quá trình gia tăng sức chứa của nền kinh tế, góp
phần nâng cao mức thu nhập và sản xuất. Sự thúc đẩy về sức khỏe không chỉ làm tăng
vốn con người thông qua tích lũy vốn sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng
mà còn cải thiện năng suất lao động thông qua tăng tuổi thọ, giảm số ngày nghỉ vì ốm,
ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất. Bên cạnh đó, chi tiêu cho sức khỏe còn ảnh làm
tăng tuổi thọ trung bình và giảm tỷ lệ tử.
Bên cạnh yếu tố tương quan của sức khỏe lên chỉ số phát triển con người thì cũng có
các nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng củа sự bất bình đẳng tới sự phát triển củа con người.
Như theo Nghiên cứu củа UNDP về vấn đề này Trong báo cáo “Điều chỉnh Chỉ số Phát
triển con người ở khíа cạnh bất bình đẳng” củа UNDP, phản ánh vấn đề bất bình đẳng
trong từng khíа cạnh củа chỉ số HDI là một mục tiêu đã được đề rа ngаy từ Báo cáo Phát
triển Con người năm 1990. Báo cáo năm nаy giới thiệu chỉ số HDI có điều chỉnh khíа
cạnh bất bình đẳng (IАDI), một cách đo lường mức độ phát triển con người trong xã hội

8


trong đó có cân nhắc vấn đề bất bình đẳng. Trong điều kiện bình đẳng hoàn hảo, HDI
và IHDI sẽ bằng nhаu. Khi có sự bất bình đẳng trong phân bổ y tế, giáo dục và thu

nhập, HDI củа một người trung bình trong một xã hội sẽ có giá trị ít hơn tổng mức
HDI; giá trị HDI có điều chỉnh khíа cạnh bất bình đẳng càng cаo (và sự chênh lệch
giữа chỉ số này và HID càng lớn) thì bất bình đẳng trong xã hội đó càng lớn.
Tóm lại sau tất cả những nghiên cứu trên, chúng ta có thể nhận thấy mọi nghiên
cứu đều chuyên sâu về một khía cạnh cụ thể xong vẫn còn những hạn chế như bỏ sót
các yếu tố ảnh hưởng tương quan đến chỉ số phát triển con người HDI, các nghiên cứu
vẫn đang còn thiếu những số liệu tính đến thời điểm hiện tại và cần một cái nhìn bao
quát hơn về ảnh hưởng của tất cả các yếu tố lên chỉ số Human Development Index
(HDI). Nghiên cứu của chúng tôi bên cạnh sự kế thừa, tiếp thu các kiến thức cũng như
lý thuyết của những người đi trước thì chúng tôi đã làm nghiên cứu về chỉ số HDI với
sự khác biệt : nhóm nghiên cứu chúng tôi không chỉ đi sâu vào 1 chỉ số hay yếu tố nào,
chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiều biến có ảnh hưởng lên chỉ số HDI trong
thời buổi hiện nay. Nghiên cứu chúng tôi cập nhật các số liệu, xu thế cũng như những
nhu cầu thiết yếu liên quan đến chỉ số phát triển con người HDI.

9


2. Phương pháp nghiên cứu
2.1.

Mô hình nghiên cứu

Dựa vào việc tham khảo các bài nghiên cứu trước đây và lý thuyết về chỉ số HDI
trong báo cáo phát triển con người của UNDP, nhóm tác giả đề xuất sử dụng mô hình
tuyến tính tổng quát để thực hiện mục đích nghiên cứu. Hàm hồi quy tổng quát bao
gồm 1 biến phụ thuộc và 6 biến độc lập, có dạng như sau:


=0+1∗ +2∗ +3∗ +4∗ + 5∗ +6∗ ++


Trong đó:





0:

ệ ố ℎặ

: ệ ố ó



: á



:

ế



ố ó ả ℎ ℎưở



̅


̅
= 1,6


đế

ế

ℎư

ℎô

á đượ

ℎ ê

Lưu ý: ở đây, sau khi tham khảo rất nhiều các bài nghiên cứu trước đây nhóm đã tiến
hành logarit hóa biến GNIcap vì giá trị của GNIcap rất lớn và như vậy sẽ chính xác
hơn khi chúng ta xem xét sự thay đổi của phần trăm GNI bình quân đầu người đối với
chỉ số phát triển con người.

10




Giải thích các biến

Mã biến


HDI

LnGNIcap

educ

meaneduc

Tên biến

Giải thích

Chỉ số phát triển

Biến đại diện cho chỉ số

con người

phát triển con người ở một
quốc gia

Logarit tự nhiên

Biến đại diện cho thu nhập
quốc dân trên đầu người đã
điều chỉnh của một quốc
gia (mức độ giàu có)

của GNIcap


Chỉ số giáo dục

Số năm đi học
trung bình

Biến đại diện cho chất
lượng giáo dục của một
quốc gia
Biến đại diện cho số năm
đi học trung bình của người
lớn từ 25 tuổi trở lên của
một quốc gia

Tuổi thọ trung

Biến đại diện cho chất

lifeexp

bình

lượng y tế của một quốc
gia

InfMort

Tỷ lệ tử vong của
trẻ sơ sinh


Biến đại diện cho tỷ lệ tử
vong của trẻ sơ sinh ở một
quốc gia

Chỉ số bất bình
GII

2.2.

đẳng giới

Cách đo

Dấu
kỳ
vọng

Xây dựng thang đo có giá trị từ 0
đến 1 trong đó:
+ 1: Thể hiện trình độ phát triển
con người cao nhất
+ 0: Thể hiện trình độ phát triển con
người thấp nhất
(Dựa theo báo cáo phát triển con
người của UNDP)
Là hàm logarit tự nhiên của thu
nhập quốc dân bình quân đầu
người (USD)
Chỉ số càng cao thì chất lượng
giáo dục càng tốt

(Dựa theo báo cáo phát triển con
người của UNDP)
Được đo bằng số năm đi học
trung bình của người dân ở một
quốc gia (tuổi)
(Dựa theo báo cáo phát triển con
người của UNDP)
Được đo bằng tuổi thọ trung bình
của một quốc gia (năm)
(Dựa theo báo cáo phát triển con
người của UNDP)
Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh tính
trên 1.000 ca sinh sống (%)

Xây dựng thang đo có giá trị từ 0
đến 1 trong đó:
+ 1: 100% bất bình đẳng giới
bất bình đẳng giới trong
+ 0: 0% bất bình đẳng giới
một quốc gia
(Dựa theo báo cáo phát triển con
người của UNDP)
Bảng 2.1. Giải thích ý nghĩa các biến

(+)

(+)

(+)


(+)

(-)

Biến đại diện cho chỉ số

Nguồn dữ liệu
Dữ liệu của nhóm được tổng hợp từ nhiều nguồn để tạo ra một bộ dữ liệu gắn kết

tất cả các biến mà nhóm tác giả quyết định quan sát. Cụ thể là:
Đối với các biến HDI, educ, meaneduc, lifeexp và GII nhóm tác giả thu thập từ
Báo cáo Phát triển con người của UNDP công bố ngày 14 tháng 9 năm 2018
Đối với các biến GNIcap, InfMort nhóm tác giả thu thập từ World Bank
11

(-)


2.3.

Mô tả thống kê và phân tích tương quan

2.3.1. Mô tả thống kê
Về số lượng các quan sát, nhóm tiến hành khảo sát hơn 194 quốc gia trên thế giới
và thu về 929 quan sát hợp lệ. Dưới đây là bảng thống kê mô tả chung cho các biến
thành phần:
Biến

Số quan


Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

0.7188
15261.9300
0.6633
8.7388
72.0530
12.4216
0.3589

0.9510
119073.6000
0.9410
14.1000
83.8000
48.1000
0.8200

sát

HDI
GNIcap
educ
meaneduc
lifeexp
InfMort
GII


929
929
929
929
929
929
929

0.1543
0.3250
19436.1000
219.9199
0.1704
0.1890
3.1329
1.4000
8.1967
47.6000
11.0606
0.9000
0.1882
0.0400
Bảng 2.3.1. Thống kê mô tả các biến

Nguồn: Kết quả được nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA

Qua quan sát 194 quốc gia từ năm 2010 đến năm 2016 nhìn vào Bảng 2.3.1 nhóm
tác giả rút ra các nhận xét:
HDI trung bình mỗi nước là 0.7188. Quốc gia có chỉ số HDI lớn nhất là 0.951
tương ứng với Na Uy. Quốc gia có chỉ số HDI nhỏ nhất là 0.325 tương ứng với

Burundi. Thống kê ghi nhân độ lệch chuẩn của các quan sát là 0.1543.
Thu nhâp quốc dân bình quân đầu người (GNIcap) trung bình mỗi nước là
15261.93 triệu USD, Quốc gia có GNIcap lớn nhất là 119073.6 triệu USD tương ứng
với Iraq , quốc gia có GNIcap nhỏ nhất là 219.9199 triệu USD tương ứng với Burundi.
Thống kê ghi nhân độ lệch chuẩn của các quan sát là 19436.1 triệu USD.
Chỉ số giáo dục (educ) trung bình là 0.6633. Quốc gia có chất lượng giáo dục tốt
nhất tương ứng với chỉ số 0.941 là Denmark, quốc gia có chất lượng giáo dục kém
nhất tương ứng với chỉ số 0.189 là Serbia. Thống kê ghi nhân độ lệch chuẩn của các
quan sát là 0.1704.
Số năm đi học trung bình (meaneduc) trung bình ở mỗi nước là 8.7388 năm.
Quốc gia có số năm đi học trung bình cao nhất là Germany với số năm là 14.1 và quốc
gia có số năm đi học trung bình thấp nhất là Niger với số năm là 1.4. Thống kê ghi
nhân độ lệch chuẩn của các quan sát là 3.1329.
12


Tuổi thọ trung bình (lifeexp) trung bình ở mỗi nước là 72.0530 tuổi. Quốc gia có
tuổi thọ trung bình cao nhất là 83.3 tương ứng với Switzerland và quốc gia có tuổi thọ
trung bình thấp nhất là 47.6 tương ứng với Central African Republic. Thống kê ghi
nhân độ lệch chuẩn của các quan sát là 8.1967.
Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (InfMort) trung bình ở mỗi quốc gia là 12.4216%.
Quốc gia có tỷ lệ cao nhất là 48.1% tương ứng với Afghanistan, quốc gia có tỷ lệ thấp
nhât là 0.9% tương ứng với Japan. Thống kê ghi nhân độ lệch chuẩn của các quan sát
là 11.0606.
Chỉ số bất bình đẳng giới (GII) trung bình ở mỗi nước là 0.3589. Quốc gia có chỉ
số GII cao nhất là 0.82 tương ứng với Yemen, Rep và quốc gia có GII thấp nhất là 0.04
tương ứng với Denmark. Thống kê ghi nhân độ lệch chuẩn của các quan sát là 0.1882.
2.3.2. Mức độ tương quan giữa các biến.
HDI
lnGNIcap educ meaneduc lifeexp InfMort

1
HDI
1
lnGNIcap 0.9223
0.8709
0.7804
1
educ
0.7804
0.8677
1
meaneduc 0.9055
lifeexp
0.8511
0.767
0.7845
0.694
1
-0.8272
-0.822
1
InfMort -0.9134 -0.7779 -0.7742
-0.8701 -0.7753
-0.787
-0.8274
-0.742
0.8427
GII

GII


1

Bảng 2.3.2. Bảng ma trận tương quan giữa các biến
Nguồn: Kết quả được nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA

Từ Bảng 2.3.2, nhóm tác giả rút ra một số nhận xét như sau:
lnGNIcap là biến có hệ số tương quan cao nhất, tác động cùng chiều với HDI như
kì vọng.
InfMort là biến có hệ số tương quan thấp nhất, tác động ngược chiều với HDI như
kì vọng.
meaneduc, educ và lifeexp là các biến có hệ số tương quan khá cao, đều tác động
cùng chiều với HDI như kì vọng.
GII là biến có hệ số tương quan khá thấp, tác động ngược chiều đến HDI như kì
vọng.
Các biến độc lập có tương quan tương đối cao, xét về giá trị tuyệt đối không có
biến nào có mức tương quan dưới trung bình.
13


3. Kết quả ước lượng và thảo luận
Biến

Mô hình
RE
0.0102


hình FE
0.0054


Mô hình
cuối
0.0054

(11.12)

(6.53)

(1.48)

0.2435

0.3138

0.3138

(17.25)

(23.6)

(7.97)

0.0085

0.0042

0.0042

(11.29)


(5.86)

(2.5)

0.0045

0.0053

0.0053

(17.57)

(21.7)

(12.77)

-0.0021

-0.0012

-0.0012

(-10.18)

(-6.2)

(-3.23)

-0.0330


-0.0205

-0.0205

(-4.94)

(-3.52)

(-1.91)

0.1091

0.0681

0.0681

(5.09)

(3.31)

(1.45)

Số quan sát

929

929

929


Hệ số xác
định
P-value của
mô hình cuối

0.9428

0.9137

0.9137

lnGNIcap

educ

meaneduc

lifeexp

InfMort

GII

Hệ số chặn

Các lệnh
kiểm định

Giá trị kiểm định


Kết quả kiểm định

0.000

Mô hình cuối phù hợp
xttest0

chibar2 = 2207.42

Chọn mô hình RE

P-value = 0.000
hausman

chi2 = 1458.49

Chọn mô hình FE

P-value = 0.000
xtserial

F(1,133) = 77.055

Mô hình mắc bệnh tự
tương quan

p-value = 0.0000
xttest2
xttest3


Không kiểm định được
chi2 = 7.1e+27
P-value = 0.000

Mô hình mắc bệnh
phương sai sai số thay đổi

Bảng 3. Bảng kết quả ước lượng và kiểm định
Nguồn: kết quả ước lượng và kiểm định các mô hình được nhóm tác giả tổng hợp từ STATA
Ghi chú: Các giá trị trong ngoặc đơn là giá trị thống kê t

14


3.1.

Lựa chọn mô hình
Tùy thuộc vào bản chất của yếu tố Ci nên có 3 dạng mô hình là: Mô hình hồi quy

gộp (POLS), mô hình tác động cố định (FE) và mô hình tác động ngẫu nhiên (RE). Vì
vậy, để lựa chọn được mô hình phù hợp với bộ dữ liệu mà nhóm đang nghiên cứu,
nhóm tác giả tiến hành kiểm định thông qua các lệnh trong stata 13 theo các bước sau:
Bước 1: Do bộ số liệu của nhóm tác giả nghiên cứu là số liệu bảng, nên đầu tiên
nhóm thực hiện khai báo số liệu bằng lệnh xtset id year
Bước 2: Dùng lệnh xtreg HDI lnGNIcap educ meaneduc lifeexp InfMort GII,
re để hồi quy mô hình RE, kết quả hồi quy được ghi lại ở Bảng 3 (cột 2)
Bước 3: Sử dụng lệnh xttest0 để lựa chọn giữa mô hình RE và mô hình POLS. Từ

Bảng

3 ta thấy kết quả kiểm định có P-value = 0.000 nên biến bị bỏ sót là đáng kể, do
đó lựa chọn mô hình RE
Bước 4: Dùng lệnh xtreg HDI lnGNIcap educ meaneduc lifeexp InfMort GII,
fe để thực hiện hồi quy mô hình F-E, kết quả hồi quy được ghi lại ở Bảng 3 (cột 3)
Bước 5: Lưu kết quả vừa ước lượng của mô hình fe bằng lệnh est store mhfe
Bước 6: Thực hiện hồi quy lại mô hình RE qua lệnh như bước 2
Bước 7: Kiểm định lựa chọn mô hình RE và mô hình FE qua lệnh hausman
mhfe, từ Bảng 3 ta thấy kết quả kiểm định có P-value = 0.000 nên biến bị bỏ sót là
tương quan với các biến độc lập dẫn đến mô hình RE là chệch và không vững, do đó ta
lựa chọn mô hình FE
Bước 8: Hồi quy lại mô hình FE sau khi đã lựa chọn để thực hiện các kiểm định
khuyết tật mô hình
3.2.

Kiểm định và khắc phục các khuyết tật mô hình
Mô hình tác động cố định FE nghiên cứu các biến đang bị bỏ sót không quan sát

được (Ci) nên kiểm định khuyết tật bỏ sót biến được bỏ qua.
Dữ liệu của mô hình là dữ liệu bảng nên hạn chế được đa cộng tuyến, do đó
không cần kiểm định khuyết tật đa cộng tuyến.
Do mẫu lớn thì phân phối của nhiễu không chuẩn sẽ không ảnh hưởng kết quả
ước lượng mô hình nên ở bài nghiên cứu với số quan sát lớn (=5%, n= 929) cũng bỏ
qua kiểm định khuyết tật phân phối chuẩn của nhiễu.
15


Vì vậy, khi lựa chọn mô hình tác động cố định FE ta chỉ cần kiểm định các
khuyết tật sau: kiểm định tự tương quan, kiểm định tương quan chéo và kiểm định
phương sai sai số thay đổi.
Từ Bảng 3 kết quả kiểm định cho ta thấy mô hình bị mắc các khuyết tật là tự

tương quan và phương sai sai số thay đổi. Bên cạnh đó, kiểm định tương quan chéo
được thực hiện bằng lệnh xttest2 không thực hiện được do có quá ít số quan sát lặp lại
trong khoảng thời gian được chọn làm nghiên cứu. Vì vậy nhóm tác giả bỏ qua kiểm
định khuyết tật tương quan chéo và tiến hành khắc phục hai khuyết tật đã nêu trên.
Để kiểm soát bệnh tự tương quan và phương sai sai số thay đổi, nhóm tác giả sử
dụng lệnh xtreg HDI lnGNIcap educ meaneduc lifeexp InfMort GII, fe cluster (id) và
kết quả hồi quy được ghi lại ở Bảng 3(cột 4). Mô hình này cũng là mô hình cuối cùng mà
nhóm tác giả sử dụng để đánh giá tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

3.3.

Suy diễn thống kê
Từ Bảng 3 ta thấy dấu của các hệ số ước lượng đều đúng với kỳ vọng ban đầu;

các hệ số beta tương ứng với các biến được ước lượng là educ, meaneduc, lifeexp và
InfMort đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; hệ số beta tương ứng với biến GII
có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Riêng hệ số beta tương ứng với biến
lnGNIcap không có ý nghĩa thống kê ở cả mức ý nghĩa là 5% và 10%. Các biến độc
lập trong mô hình giải thích được 91.37% mức độ biến động trong chỉ số phát triển
2

con người (R = 0.9137). Phương trình ước lượng cụ thể là:
̂̂

= 0.0681 + 0.0054*lnGNIcapit + 0.3138*educit + 0.0042*meaneducit + 0.0053*lifeexpit - 0.0012*InfMortit - 0.0205*GIIi


Ý nghĩa của từng hệ số hồi quy trong phương trình ước lượng trên:
quốc dân bình quân đầu người tăng 1% thì chỉ số phát triển con người tăng
0.0054/100=0.000054%

dục tăng 1 đơn vị thì chỉ số phát triển con người tăng 0.3138 đơn vị
học trung bình tăng 1 năm thì chỉ số phát triển con người tăng 0.0042 đơn vị
̂̂

=

̂̂

0.0054: Trong điều kiện giữ cho các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập

= 0.3138 : Trong điề u kiệ n giữ cho các yế u tố khác không đổi, khi chỉ số giáo

̂̂

̂̂

= 0.0042 : Trong điều kiện giữ cho các yếu tố khác không đổi, khi sô năm đi

̂̂

̂̂

=

0.0053 : Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tuổi thọ trung bình

tăng thêm 1 tuổi thì chỉ số phát triển con người tăng thêm 0.0053 đơn
vị 16



̂̂

= - 0.0012 : Trong điều kiện giữ cho các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ tử

vong của trẻ sơ sinh trên 1.000 ca sinh sống tăng 1% thì chỉ số phát triển con người
giảm 0.0012 đơn vị
̂̂

= - 0.0205 : Trong điề u kiệ n giữ cho các yế u tố khác không đổi, khi chỉ số bất

̂̂



bình đẳng giới tăng 1 đơn vị thì chỉ số phát triển con người giảm 0.0205 đơn vị
Độ lớn và chiều hướng tác động của các biến khi xét đến ý nghĩa thực tế:
+ Đối với biến lnGNIcap: Trong điều kiện giữ cho các yếu tố educ, meaneduc,
lifeexp, InfMort, GII không đổi, nếu logarit tự nhiên của GNI tăng lên 10% thì chỉ số
HDI tăng 0.00054%  Tác động này có ý nghĩa thực tế rất nhỏ.
+ Đối với biến educ: Trong điều kiện giữ cho các yếu tố lnGNIcap, meaneduc,
lifeexp, InfMort, GII không đổi, nếu chỉ số giáo dục tăng lên 10% thì chỉ số HDI tăng
3.138%  Tác động này có ý nghĩa thực tế khá lớn.
+ Đối với biến meaneduc: Trong điều kiện giữ cho các yếu tố lnGNIcap, educ,
lifeexp, InfMort, GII không đổi, nếu số năm đi học trung bình tăng lên 10% thì chỉ số
HDI tăng 0.042%  Tác động này có ý nghĩa thực tế khá nhỏ.
+ Đối với biến lifeexp: Trong điều kiện giữ cho các yếu tố lnGNIcap, educ,
meaneduc, InfMort, GII không đổi, nếu tuổi thọ mong đợi tăng lên 10% thì chỉ số HDI
tăng 0.053%  Tác động này có ý nghĩa thực tế khá nhỏ.
+ Đối với biến InfMort: Trong điều kiện giữ cho các yếu tố lnGNIcap, educ,
meaneduc, lifeexp, GII không đổi, nếu tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong tăng lên 10% thì chỉ số

HDI giảm 0.012%  Tác động này có ý nghĩa thực tế khá nhỏ.
+ Đối với biến GII: Trong điều kiện giữ cho các yếu tố lnGNIcap, educ, meaneduc,

lifeexp, InfMort không đổi, nếu chỉ số chênh lệch giới tính tăng lên 10% thì chỉ số
HDI giảm 0.205%  Tác động này có ý nghĩa thực tế khá nhỏ.
Qua phần đánh giá mức độ tác động của các biến khi xét đến ý nghĩa thực tế, ta
nhận thấy biến educ có tác động nhiều nhất lên biến HDI và biến lnGNIcap gần như
không tác động lên biến HDI

17


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Quan điểm phát triển con người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho
người dân và tạo điều kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do).
Những lựa chọn quan trọng nhất là được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có
được một cuộc sống ấm no.
Bài nghiên cứu của nhóm nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố khác lên chỉ số
phát triển con người HDI có tác động như thế nào. Kế thừa các nghiên cứu cũng như báo
cáo của các nhà nghiên cứu trên thế giới, chúng em đã cập nhật số liệu trong những năm
gần đây để kết quả có thể phù hợp với cuộc sống hiện nay. Phát triển con người chính là,
và phải là, sự phát triển mang tính nhân văn. Đó là sự phát triển vì con người, của con
người và do con người. Và để có thể phát triển con người thì có rất nhiều yếu tố tác động
lên chỉ số này, nhóm nghiên cứu chúng em nhận thấy rằng tác động lên chỉ số phát triển
con người HDI không chỉ đơn thuần là chỉ có chỉ số sức khỏe, giáo dục và thu nhập mà
còn có cả sự bất bình đẳng trong giới tính, mức độ giàu có (thu nhập quốc dân bình quân
đầu người),… Đây là điểm mới mà nhóm nghiên cứu hướng tới.

Sau khi sử dụng phần mềm stata chạy mô hình kiểm định thì nhóm nghiên cứu
rút ra kết luận rằng yếu tố giáo dục có ảnh hưởng mạnh nhất lên HDI còn mức độ giàu

có không có ảnh hưởng nhiều lên HDI. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu chúng em đề
ra kiến nghị nên đầu tư nhiều hơn vào giáo dục. Tiếp cận kiến thức là một yếu tố quyết
định quan trọng của hạnh phúc lâu dài và rất cần thiết cho sự tự do cá nhân, quyền tự
quyết và tự túc. Giáo dục rất quan trọng đối với sự tự do thực sự của mọi người để
quyết định nên làm gì và là ai. Giáo dục xây dựng sự tự tin, khẳng định địa vị và nhân
phẩm, và mở rộng tầm nhìn của những người có khả năng cũng như cho phép thu nhận
các kỹ năng và thông tin đăng nhập.
Tuy nhiên do kiến thức và hiểu biết còn thiếu sót nên nhóm nghiên cứu vẫn còn
nhiều hạn chế. Cụ thể là do hạn chế về số liệu nên nhóm chưa kiểm định được hiện
tượng tương quan chéo trong mô hình. Đây là thiếu sót mà nhóm chưa khắc phục và sẽ
cố gắng cải thiện tốt hơn.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Nguyễn Quang Dong, 2012, Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Đại học Kinh tế quốc
dân
Tài liệu tiếng anh
1. A.Koutsoyiannis, 1996, Theory of Econometrics-Second Edition, ELBS with
Macmillan
2. Ramu Ramanathan, 2002c, Introductory Econometrics with Applications –
Fifth edition, Harcourt College Publishers
Website
1. \ DataBank \ View more indicators \ Available \ Chọn các
chỉ số cần nghiên cứu
2. \ Data \ Chọn các chỉ số cần nghiên cứu tại ô Dimension
3. />4. \ View/Open
5. \View/Open

6. />7. \ Data \ Chọn Human Develpment Index (HDI) ở mục Data
bên trái
8. />
19


PHỤ LỤC
Do-file
****cập nhật dữ liệu vào data editor****
import excel "D:\KTLR\data_hdi.xlsx", sheet("Sheet3") firstrow clear
****xử lý số liệu****
sort HDI educ meaneduc GNIcap lifeexp InfMort GII
drop if HDI==.| educ==.| meaneduc==.| GNIcap==.| lifeexp==.| InfMort==.| GII==.

xtset id year // khai báo dữ liệu bảng
save "D:\KTLR\data_HD .dta", replace
use "D:\KTLR\data_HDI.dta", clear
****bảng mô tả thống kê dữ liệu****
su HDI GNIcap educ meaneduc lifeexp InfMort
GII gen lnGNIcap = ln(GNIcap)
****bảng và đồ thị ma trận tương quan *****
corr HDI lnGNIcap educ meaneduc lifeexp InfMort GII
graph matrix HDI lnGNIcap educ meaneduc lifeexp InfMort GII, half
****chạy hồi quy kiểm định lựa chọn mô hình****
xtreg HDI lnGNIcap educ meaneduc lifeexp InfMort GII, re
est store mhre
xttest0
xtreg HDI lnGNIcap educ meaneduc lifeexp InfMort GII, fe
est store mhfe
xtreg HDI lnGNIcap educ meaneduc lifeexp InfMort GII, re

hausman mhfe
****cài các câu lệnh kiểm định******
ssc install xttest2
ssc install xttest3
ssc install xtserial
****thực hiện các kiểm định khuyết tật****
xtreg HDI lnGNIcap educ meaneduc lifeexp InfMort GII, fe
xttest2 // kiem dinh tuong quan cheo
20


xttest3 // kiem dinh phuong sai sai so thay doi
xtserial HDI lnGNIcap educ meaneduc lifeexp InfMort GII // kiem dinh tu tuong quan
****chạy hồi quy mô hình sau khi khắc phục các khuyết tật*****
xtreg HDI lnGNIcap educ meaneduc lifeexp InfMort GII, fe cluster (id)
est store mhcuoi
est table mhre mhfe mhcuoi, t stats(N r2)

21



×