Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số phát triển con người tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 124 trang )


Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé N¤NG NGHIÖP & PTNT
HäC VIÖN N¤NG NGHIÖP VIÖT NAM








VŨ NGỌC ÂN


PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ
PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TỈNH HƯNG YÊN


Chyªn ngµnh: kinh TÕ N¤NG NGHIÖP
M sè: 60.62.01.15

Ng−êi h−íng dÉn khoa häc:
TS. VŨ THỊ PHƯƠNG THỤY


Hµ Néi - 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quả trong
luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn



Vũ Ngọc Ân













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Kinh tế tài nguyên -

Khoa kinh tế & Phát triển nông thôn – Học viên Nông nghiệp Việt Nam đã giúp
đỡ và hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình viết và hoàn thiện luận văn, đặc biệt là
cô giáo hướng dẫn khoa học TS. Vũ Thị Phương Thuỵ người đã hướng dẫn tôi
hoàn thiện từ đề cương sơ bộ đến luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo, cán bộ sở ban ngành và nhân dân tỉnh
Hưng Yên, các đồng nghiệp tại Chi cục Thống kê huyện Yên Mỹ, Tổng cục
Thống kê đã giúp đỡ và cung cấp các số liệu và tài liệu tham khảo cho luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, gia đình
và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành khoá học và bản
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tác giả


Vũ Ngọc Ân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC ĐỒ THỊ vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài i
1.2 Mục tiêu nghiên cứu iii
1.2.1 Mục tiêu chung iii
1.2.2 Mục tiêu cụ thể iii

1.3 Câu hỏi nghiên cứu iv
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài v
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: v
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: v
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU vi
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài vi
2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa nghiên cứu của HDI vi
2.1.2 Cấu thành tính chỉ số HDI xv
2.1.3. Phương pháp tính chỉ số HDI hiện nay xix
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số HDI của tỉnh Hưng Yên xxviii
2.2.1 Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số tuổi thọ xxviii
2.2.2 Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giáo dục xxix
2.2.3 Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số thu nhập xxx
2.2.4 Nhóm các yếu tố khác ảnh hưởng đến HDI xxxi
2.3 Cơ sở thực tiễn xxxi
2.3.1 Tổng quan tài liệu về HDI của các nước xxxi
2.3.2 Tổng quan tài liệu về HDI của Việt Nam xxxiv
2.3.3 Hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài xxxv
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

Phần 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU xli
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu xli
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hưng Yên xli
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội xlii
3.1.3 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh xliv
3.2 Phương pháp nghiên cứu xlviii
3.2.1 Khung phân tích xlviii
3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu xlix
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích tài liệu 49

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu l
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU liii
4.1 Thực trạng chỉ số HDI tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2008-2012 liii
4.1.1 Thực trạng chỉ số tuổi thọ liii
4.1.2 Thực trạng chỉ số giáo dục lvi
4.1.3 Thực trạng chỉ số thu nhập lviii
4.1.4 Chỉ số phát triển con người HDI giai đoạn 2008-2012 lxii
4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HDI tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2008-2012 lxvii
4.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số tuổi thọ lxvii
4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giáo dục lxxv
4.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số thu nhập lxxxi
4.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng khác xcvii
4.3 Định hướng các giải pháp nâng cao chỉ số HDI xcvii
4.3.1 Cơ sở đề suất xcvii
4.3.2 Các giải pháp nâng cao chỉ số HDI ci
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ cvi
5.1 Kết luận cvi
5.2 Khuyến nghị cviii
TÀI LIỆU THAM KHẢO cx
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Giá trị biên của các thành phần xxi
Bảng 2.2: Xếp hạng HDI năm 2012 một số nước trên thế giới xxxii
Bảng 3.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số tỉnh Hưng Yên năm 2012 xlii
Bảng 3.2: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế tỉnh Hưng Yên xliii
Bảng 3.3: Tổng sản phẩm (GDP) tỉnh Hưng Yên theo giá so sánh 1994 xlv

Bảng 3.4: Cơ cấu kinh tế tỉnh Hưng Yên xlvi
Bảng 4.1: Chỉ số tuổi thọ tỉnh Hưng Yên các năm 2008, 2010 liv
Bảng 4.2: Chỉ số tuổi thọ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2008-2012 lv
Bảng 4.3: Chỉ số giáo dục tỉnh Hưng Yên năm 2008, 2010 lvi
Bảng 4.4: Chỉ số giáo dục tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2008-2012 lvii
Bảng 4.5: Chỉ số thu nhập tỉnh Hưng Yên năm 2008, 2010 lviii
Bảng 4.6: GDP bình quân đầu người tỉnh Hưng Yên lx
Bảng 4.7: GDP bình quân đầu người tỉnh Hưng Yên lx
Bảng 4.8: Chỉ số thu nhập bình quân đầu người tỉnh Hưng Yên theo PPP lxi
Bảng 4.9: Chỉ số HDI tỉnh Hưng Yên năm 2008, 2010 lxii
Bảng 4.10: Chỉ số HDI tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2008-2012 lxiii
Bảng 4.11. Xếp hạng HDI một số tỉnh, thành phố năm 2010 lxv
Bảng 4.12: Chỉ số HDI huyện Yên Mỹ, Ân Thi giai đoạn 2008-2012 lxvi
Bảng 4.13: Mức tăng trưởng chỉ số tuổi thọ tỉnh Hưng Yên lxvii
Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu về dân số của hộ năm 2013 (Số liệu điều tra) lxviii
Bảng 4.15: Chi ngân sách Nhà nước tỉnh Hưng Yên cho sự nghiệp y tế lxix
Bảng 4.16: Một số chỉ tiêu thống kê về y tế và kết quả hoạt động khám
chữa bệnh tỉnh Hưng Yên lxxi
Bảng 4.17: Sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp tỉnh Hưng Yên lxxiii
Bảng 4.18: Tham gia bảo hiểm y tế và chi cho y tế của hộ (Số liệu
điều tra) lxxiv
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

Bảng 4.19: Mức tăng trưởng chỉ số giáo dục tỉnh Hưng Yên lxxvi
Bảng 4.20: Chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Hưng yên lxxvii
Bảng 4.21: Thông tin về đầu tư cho giáo dục của hộ (Số liệu điều tra) . lxxviii
Bảng 4.22: Số trường học, lớp học, phòng học phổ thông tỉnh Hưng Yên lxxix
Bảng 4.23: Giáo viên phổ thông và tỷ lệ đạt chuẩn tỉnh Hưng Yên lxxxi
Bảng 4.24: Mức tăng trưởng chỉ số thu nhập tỉnh Hưng Yên lxxxii

Bảng 4.25: Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên lxxxiii
Bảng 4.26: Vốn đầu tư phát triển bình quân của hộ (Số liệu điều tra) lxxxiv
Bảng 4.27. Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2012 lxxxv
Bảng 4.28: Giá trị tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế tỉnh Hưng Yên lxxxviii
Bảng 4.29: Quy mô và cơ cấu kinh tế các huyện Yên Mỹ, Ân Thi lxxxix
Bảng 4.30: Thu NSNN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên xc
Bảng 4.31: Tỷ lệ lao động có việc làm và thu nhập của hộ (Số liệu điều tra) xci
Bảng 4.32: GDP bình quân đầu người tỉnh Hưng Yên xcii
Bảng 4.33: Bảng thu nhập BQ một nhân khẩu, một tháng tỉnh Hưng Yên xciii
Bảng 4.34: Cơ cấu thu nhập các nhóm qua 3 năm 2008, 2010 và 2012 xcv
Bảng 4.35: Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Hưng Yên qua các năm xcvi
Bảng 4.36: Mục tiêu chủ yếu tỉnh Hưng Yên đến năm 2015 và 2020 c
Bảng 4.37: Dự báo HDI tỉnh Hưng Yên Giai đoạn 2013-2017 ci

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Biểu 4.1: Cấu thành HDI của tỉnh Hưng Yên năm 2010 lxii
Biểu 4.2: Các chỉ số cấu thành HDI của tỉnh Hưng Yên qua các năm lxiii
Biểu 4.3 Chi cho y tế của các hộ qua các năm lxxiv
Biểu 4.4 Chi cho giáo dục của các hộ qua các năm lxxviii
Biểu 4.5 Vốn đầu tư phát triển bình quân một hộ qua các năm lxxxiii
Biểu 4.6 Thu nhập của các hộ qua các năm xci
Biểu đồ 4.7: Đường cong LORENZ biểu thị thu nhập dân cư năm 2008
và 2012 94

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông nam châu Á
DS-KHHGĐ Dân số và Kế hoạch hoá gia đình
FDI Đầu tư trực tiếp của nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm trong nước
GNI Tổng thu nhập quốc gia
GNP Tổng sản phẩm quốc gia
HDI Chỉ số phát triển con người
HDR Báo cáo phát triển con người
HDRO Văn phòng Báo cáo phát triển con người
HPI Chỉ số nghèo tổng hợp
IHDI
IMF
Chỉ số phát triển con người có sự điều chỉnh bất bình
đẳng
Quỹ tiền tệ quốc tế
IMR Tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi
VKHTK Viện Khoa học thống kê
PPP Sức mua tương đương
PTTH Phổ thông trung học
TCTK Tổng cục Thống kê
TĐTDS Tổng điều tra dân số
THCS Trung học cơ sở
TKDSLĐ Thống kê Dân số và Lao động
UNDP Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
UNESCO Cơ quan Văn hoá, Giáo dục của Liên hợp quốc
UNFPA Quỹ Dân số của Liên hợp quốc
USD đô la Mỹ
USD-PPP đô la Mỹ theo sức mua tương đương

VNĐ đồng Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Con người, từ khá sớm trong lịch sử nhận thức cho đến tận hôm nay vẫn được
nhiều học thuyết khoa học xã hội coi là vị trí trung tâm của sự phát triển. Theo
thời gian, quan điểm về phát triển con người đã được thừa kế, bổ sung, được Liên
hợp quốc và nhiều quốc gia đề cao và chú trọng thực hiện trong chương trình phát
triển kinh tế - xã hội, nhằm đạt tới mục tiêu phát triển bền vững.
Ngày nay, với sự phát triển liên tục và ngày càng ấn tượng của thế giới và
nhiều quốc gia, quan điểm phát triển thuần tuý chỉ dựa trên tăng trưởng kinh
tế (tốc độ tăng GDP) đôi khi không còn ý nghĩa tích cực và tính thời sự. Bởi
nếu chỉ tăng trưởng kinh tế mà không chú ý tới các vấn đề xã hội, không chú
ý tới xoá đói giảm nghèo, bỏ qua các vấn đề y tế, giáo dục thì sự phát triển ấy
không đem lại lợi ích chung cho con người. Nhiều quốc gia, tuy có tốc độ
tăng trưởng GDP cao, nhưng tỷ lệ nghèo đói vẫn lớn, số người mù chữ vẫn
nhiều, tuổi thọ của người dân vẫn thấp. Từ thực tế đó, đòi hỏi phải có một
quan điểm và cách tiếp cận khác đối với vấn đề phát triển [1].
“Human Development’ là khái niệm bằng tiến Anh để chỉ sự phát triển
không phải là tăng trưởng kinh tế thuần tuý. Đó sự phát triển có tính nhân
văn, tổng hợp giữa các vấn đề kinh tế và các vấn đề xã hội như giáo dục, y tế.
Bản chất của nó được thể hiện ở quá trình mở rộng sự lựa chọn cũng như
nâng cao năng lực lựa chọn cho người dân. Để đo lường phát triển có tính
nhân văn (phát triển con người), cần phải có một chỉ số tổng hợp, đó là chỉ số
phát triển con người (HDI).

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) với một cơ quan chuyên
trách là Văn phòng Báo cáo phát triển con người (HDRO) đã đề xuất và tính
toán HDI cho các quốc gia hàng năm. Theo HDRO, đến nay đã có trên 140
quốc gia và vùng lãnh thổ chủ động tính HDI cho quốc gia và vùng lãnh thổ
của mình, trong đó một số quốc gia tính HDI cho cấp tỉnh thành phố (Trung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

Quốc, Inđônêxia, Campuchia,…) trên cơ sở phương pháp luận tính HDI do
UNDP xây dựng.
Mục đích của việc tính toán HDI là tìm ra một số chỉ tiêu tổng hợp phản
ánh một cách toàn diện sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và vùng
lãnh thổ bên cạnh một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp vĩ mô khác như tốc độ tăng
trưởng GDP, GDP bình quân đầu người,… Đồng thời thông qua cấu thành
của HDI để phân tích chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đề ra các
khuyến cáo góp phần khắc phục tình trạng bất cập giữa phát triển kinh tế và
phát triển xã hội.
Ở nước ta, quan điểm phát triển con người đã được thể hiện rõ trong các
văn kiện của Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) đã đề ra một
trong những mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-
2010 là “Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người ở nước ta”. Đến Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục đề ra đường lối chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 là: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn
định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng
lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”.
Mục tiêu chủ yếu của Việt Nam về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và
môi trường, đó là: Về kinh tế “Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm

trong nước bình quân 7-8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng
khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế
đạt khoảng 3000USD (Đô la Mỹ); Về văn hoá xã hội ”Xây dựng xã hội dân
chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh. Đến năm 2020, Chỉ số phát
triển con người đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tốc độ tăng dân số ổn
định ở mức khoảng 1%; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; đạt 9 bác sỹ và 26
giường bệnh trên một vạn dân, thực hiện bảo đảm y tế toàn dân; lao động qua
đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng số lao động xã hội, tỷ lệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

nghèo bình quân 1,5-2%/năm; phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và chăm sóc sức
khoẻ cộng đồng được đảm bảo. Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5
lần so với năm 2010.
Để so sánh, đánh giá một cách toàn diện sự phát triển kinh tế - xã hội mỗi
quốc gia, vùng lãnh thổ thì việc tính Chỉ số phát triển con người là cần thiết.
Đây cũng là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp, bao quát, phản ánh mối liên hệ giữa
phát triển kinh tế với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, đáp ứng được
mục tiêu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã đề ra.
Trong Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
02/3/2010 về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, theo Quyết
định này có 350 chỉ tiêu thống kê quốc gia được tính toán và công bố hàng
năm, chỉ tiêu Chỉ số phát triển con người có số thứ tự 300 và mã số 1901. Theo
Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10/01/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về Danh mục và nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh được công bố
hàng năm thì Chỉ số phát triển con người có số thứ tự 201 và mã số T1701.
Do vậy, việc nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến Chỉ số phát
triển con người là cần thiết phục vụ cho công tác đánh giá một cách toàn diện
sự phát triển kinh tế - xã hội ở cả cấp vĩ mô và vi mô (cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương). Đó cũng là mục tiêu của đề tài nghiên cứu khoa học

”Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến Chỉ số phát triển con người tỉnh
Hưng Yên”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng Chỉ
số phát triển con người ở tỉnh Hưng Yên, đề xuất một số giải pháp nâng cao
Chỉ số phát triển con người góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở
tỉnh Hưng Yên trong những năm tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về Chỉ số phát triển con người
hiện nay.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

- Đánh giá thực trạng về Chỉ số phát triển con người tỉnh Hưng Yên
thời gian qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới Chỉ số phát triển con người tỉnh
Hưng Yên thời gian qua.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nâng cao Chỉ số phát triển
con người góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở tỉnh Hưng Yên
trong những năm tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu Câu hỏi nghiên cứu
1. Hệ thống hoá cơ sở lý
luận và thực tiễn về
nghiên cứu Chỉ số phát
triển con người
- Khái niệm, vai trò, xác định HDI ?
- Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá
chỉ số HDI ?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu HDI và cơ
sở thực tiễn ?
- Tổng quan tài liệu thực tiễn của thế giới và
Việt Nam về chỉ số HDI ?
2. Đánh giá thực trạng về
Chỉ số phát triển con
người của tỉnh Hưng Yên
-Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh
Hưng Yên ?
- Vận dụng phương pháp xác định và đối chiếu
chỉ số HDI của tỉnh Hưng Yên thời gian qua ?
-Đánh giá kết quả và tồn tại của phát triển và
phát triển con người ?
3. Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng tới Chỉ số phát triển
con người tỉnh Hưng Yên
-Yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ?
-Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục ?
-Yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ ?
4. Đề xuất phương hướng
và một số giải pháp nâng
cao Chỉ số phát triển con
người
-Những thuận lợi, khó khăn và cơ hội thách
thức cho phát triển con người ?
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và mục
tiêu nâng cao chỉ số HDI ?
- Giải pháp chủ yếu nâng cao chỉ số HDI ở tỉnh
Hưng Yên ?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: là các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số HDI tỉnh
Hưng Yên.
- Chủ thể nghiên cứu: là các đối tượng điều tra (hộ, cán bộ được điều
tra).
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung:
Tập trung nghiên cứu, xác định Chỉ số phát triển con người và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao Chỉ số phát triển con người của tỉnh
Hưng Yên.
- Phạm vi về không gian:
Đề tài tiến hành triển khai nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Điều
tra, khảo sát một số thông tin của hộ gia đình tại 2 huyện Yên Mỹ và Ân Thi.
- Phạm vi về thời gian:
Tìm hiểu thực trạng Chỉ số phát triển con người tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2008-2012.
Định hướng giải pháp nâng cao chỉ số HDI tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2013-2017.
Đề tài được thực hiện từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa nghiên cứu của HDI
2.1.1.1 Khái niệm về HDI
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ
số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số
nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng
quát về sự phát triển của một quốc gia (hoặc một địa phương).
HDI được Văn phòng báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc
nghiên cứu từ những năm thuộc thập kỷ 80 và bắt đầu đưa vào tính toán từ
năm 1990. Mục đích của việc tính toán HDI là tìm ra một chỉ tiêu tổng hợp
phản ánh một cách toàn diện sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia và
vùng lãnh thổ thay thế cho chỉ tiêu GDP bình quân đầu người tính theo sức
mua tương đương trước đây.
Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương tuy
khắc phục được vấn đề khác biệt về mệnh giá “đích thực” của chỉ tiêu GDP
bình quân đầu người tính theo giá thực tế. Song chỉ tiêu GDP bình quân đầu
người tính theo sức mua tương đương cũng chỉ phản ánh một yếu tố kinh tế,
còn các yếu tố khác như giáo dục, y tế, môi trường, an toàn xã hội chưa được
thể hiện. Vì vậy, khi so sánh sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và
lãnh thổ với nhau, nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người tính
theo sức mua tương đương vẫn hết sức phiến diện. Để khắc phục tình trạng
trên, cơ quan HDRO của Liên hợp quốc đã nghiên cứu chỉ số HDI như một
thước đo khá toàn diện làm phương tiện để so sánh sự phát triển kinh tế - xã
hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Từ năm 1990 trở lại đây, hàng năm cơ quan HDRO của Liên hợp quốc

đều tiến hành tính toán HDI cho các quốc gia và vùng lãnh thổ làm căn cứ để
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

sắp xếp và đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội (báo cáo hàng năm của
HDRO).
Chỉ tiêu HDI có vị trí quan trọng như vậy, nên hầu hết các nước trên thế
giới đều có chương trình tính vận dụng chỉ tiêu HDI vào thực tiễn của đất
nước mình. Ở nước ta, từ năm 1991 trở lại đây trên các cuốn Tạp chí Con số
và Sự kiện; Tờ Thông tin khoa học thống kê và nhiều báo chí trung ương và
địa phương đã giới thiệu chỉ tiêu HDI; Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân
văn Quốc gia cũng đã phối hợp với một số cơ quan khác tiến hành nghiên cứu
tính toán chỉ tiêu HDI. Đặc biệt gần đây, nhằm thống nhất phương pháp, quy
trình tính HDI cấp quốc gia, cấp tỉnh thành, thành phố trực thuộc trung ương.
Viện Khoa học Thống kê xuất bản cuốn “Phương pháp và quy trình tính chỉ
số phát triển con người cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố của Việt Nam”
cuốn tài liệu này được biên soạn dựa trên các kết quả nghiên cứu của đề tài
khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính và xây dựng quy
trình tính chỉ số phát triển con người ở Việt Nam” do TS. Đỗ Thức – Tổng
cục trưởng Tổng cục thống kê làm chủ nhiệm đã ra mắt độc giả trong cả nước
và nhận được sự quan tâm của nhiều của độc giả, cơ quan chuyên môn và cơ
quan quản lý Đảng và Nhà nước.
2.1.1.2. Các quan điểm về HDI
- Quan điểm của thế giới về HDI
Thực hiện đo lường thành tựu phát triển con người, từ năm 1990 chương
trình phát triển của Liên hợp quốc đã đưa ra phương pháp tính Chỉ số phát
triển con người. Đây là chỉ số tổng hợp phản ánh trình độ phát triển con
người, đồng thời phản ảnh mức độ đạt được những khát vọng của loài người
về một thế giới mới.
Những quan điểm trước đây về phát triển không còn phù hợp với thế giới

hiện đại khi đánh giá phát triển chỉ gói gọn trong tăng trưởng kinh tế. Có
những quốc gia tăng trưởng kinh tế rất cao, nhưng tình trạng đói nghèo, bệnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

tật và thất học vẫn còn hiện hữu. Do vậy cần có cách nhìn nhận mới về phát
triển. Từ các kết quả nghiên cứu thế giới đã thừa nhận rằng tăng trưởng kinh
tế chưa hoàn toàn đồng nghĩa với phát triển, mà chỉ là một yếu tố của phát
triển, mặc dù đó là yếu tố quan trọng. Phát triển phải là mở rộng phạm vi lựa
chọn của con người để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khoẻ mạnh, có ý
nghĩa và xứng đáng với con người. Quan điểm này được gọi là phát triển con
người, nó bao hàm hai khía cạnh chính là mở rộng các cơ hội lựa chọn và
nâng cao năng lực lựa chọn của con người nhằm hưởng thụ một cuộc sống
hạnh phúc, bền vững.
Mở rộng cơ hội lựa chọn: Chọn thu nhập cao hơn, nhưng đó chưa phải là
duy nhất, mà còn muốn chọn dịch vụ y tế, giáo dục tốt hơn, điều kiện sống và
môi trường dễ chịu hơn, tham gia và hoà nhập vào cộng đồng. Trong số rất
nhiều cơ hội lựa chọn thì người dân, đặc biệt là dân nghèo, người lao động
phổ thông luôn có quan điểm lựa chọn là sống lâu, khoẻ mạnh, hạnh phúc,
được học hành, có việc làm, được hoà nhập và cống hiến cho cộng đồng.
Tăng cường năng lực lựa chọn: Năng lực ở đây được hiểu là khả năng đạt
đến các mục tiêu đã chọn. Năng lực chính là điều kiện cần thiết để biến các cơ
hội trở thành hiện thực, thậm chí còn tạo ra cơ hội mới. Tăng cường năng lực
con người là trau dồi kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, hay nói rộng hơn là
trình độ học thức, học vấn và vận dụng chúng vào cuộc sống.
Quan niệm mới về phát triển con người còn bao hàm nhiều khía cạnh:
Thứ nhất: Quan niệm này nhấn mạnh mục tiêu của phát triển là vì con
người, vì việc cải thiện chất lượng cuộc sống con người một cách bền vững.
Thứ hai: Phát triển con người phải do chính con người thực hiện, có
nghĩa là mọi người dân phải có cơ hội được tham gia tích cực và sáng tạo vào

quá trình phát triển. Đây cũng chính là một khía cạnh của dân chủ. Chính sách
Nhà nước phải nhằm vào hướng tạo mọi điều kiện khuyến khích toàn dân
tham gia vào quá trình phát triển (Nghị Quyết Trung ương Đảng 3, 4, 5 khoá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix

IX) khuyến khích các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân đã đi theo hướng
này. Cơ chế thị trường có ưu điểm là thúc đẩy nền sản xuất có hiệu quả, mọi
người đều có cơ hội hoạt động, sản xuất kinh doanh, song cũng có nhược
điểm đó là sự cạnh tranh khốc liệt, thất nghiệp, bất bình đẳng, suy thoái môi
trường, Do vậy cần có sự quản lý của Nhà nước và đường lối phát triển
dựa vào thị trường có sự quản lý của Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn và có
sự sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta.
Thứ ba: Quan niệm mới về phát triển con người dựa trên cách tiếp cận
toàn thể, cụ thể là đề cập đến sự mở rộng không gian lựa chọn bao trùm tất cả
các khía cạnh của đời sống xã hội: lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo
dục, y tế, môi trường, trong mối liên hệ và tác động qua lại chứ không chỉ
giới hạn trong phạm vi kinh tế. Cách tiếp cận toàn thể còn bao hàm nghĩa
khác là tính đến tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tầng
lớp, giới tính, quốc tịch hay các thế hệ con người. Quan niệm toàn thể còn có
nghĩa: phát triển phải là quá trình bền vững, được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ
khác và không được làm tổn hại tới môi trường.
Thứ tư: Ở đây đã tách biệt khái niệm phát triển con người và khái niệm
phát triển nguồn nhân lực (hay còn gọi là nguồn vốn con người), mặc dù con
người là động lực quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế.
Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy chi tiêu cho con người không
phải là tiêu dùng đơn thuần, mà là một khoản đầu tư để hình thành một loại
nguồn vốn quan trọng có khả năng sản sinh ra các nguồn thu nhập trong
tương lai - đó là nguồn vốn con người thông qua việc tạo lập kỹ năng, kiến
thức, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo. Đầu tư vào vốn con người được thông

qua các hoạt động giáo dục, y tế, bảo đảm việc làm, cuộc sống là cách đầu
tư thiết thực nhất, hiệu quả nhất đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững của mỗi quốc gia. Cái khác biệt căn bản giữa phát triển con người và
phát triển nguồn nhân lực là ở chỗ trong phát triển con người thì con người là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page x

mục tiêu có quyền và có nhu cầu được hưởng thụ, còn trong phát triển nguồn
nhân lực thì con người được nhìn nhận như một nguồn vốn cũng như các
nguồn vốn khác, dù rằng là quan trọng.
Lịch sử loài người đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, song tất thẩy
đều hướng tới mục đích chung đó là: "nâng cao giá trị của con người". Gắn
liền với từng giai đoạn đó, nền kinh tế thế giới đã trải qua rất nhiều các mô
hình phát triển. Ví dụ:
Vào những năm 50 đến 70 của thế trước, khi thế giới chỉ mới thoát ra
khỏi đống tro tàn đổ nát của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nhiều quốc
gia bị tàn phá nặng nề, kể cả một số quốc gia mà bây giờ trình độ phát triển
đứng hàng cao nhất của thế giới. Do bị chiến tranh huỷ hoại nhiều tài sản và
của cải, người dân của nhiều dân tộc bị bần cùng, lâm vào cảnh khó khăn,
túng thiếu và đói nghèo. Cho nên, chính sách ưu tiên của nhiều quốc gia thời
kỳ sau chiến tranh này là đáp ứng đủ các nhu cầu thiết yếu, cơ bản nhất của
người dân. Do vậy, mô hình phát triển của giai đoạn này là đáp ứng các nhu
cầu thiết yếu. Và mục tiêu phát triển của hầu hết các quốc gia là cung cấp
nhiều hơn, đầy đủ hơn những nhu cầu cơ bản về vật chất, kinh tế và các nhu
cầu về dịch vụ xã hội cho dân chúng của nước mình.
Do mô hình phát triển và mục tiêu chính sách như vậy, nên hậu quả xã
hội là nguồn vốn con người được cải thiện rất chậm chạp, tức là vấn đề y tế,
sức khoẻ, giáo dục, đảm bảo về mặt xã hội cho con người được thực hiện
chậm chạp. Cũng chính vì vậy, hậu quả kinh tế đối với quá trình phát triển là
tăng trưởng rất chậm, có thể nói hầu như bằng không, không có tăng trưởng gì

đáng kể.
Trước tình hình đó, để có đủ lượng hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu
thiết yếu, để vượt lên các quốc gia khác sang thời kỳ 1970 – 1990, nhiều quốc
gia bắt đầu chú trọng tới việc tăng trưởng. Hình tượng các con rồng, các con
hổ trên thế giới đều xuất hiện vào thời kỳ này. Không những chính sách của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xi

các quốc gia là tập trung vào tăng trưởng kinh tế, mà các tập đoàn, các công
ty cũng tập trung vào tăng trưởng.
Do vậy, mô hình phát triển trên thế giới của thời kỳ 1970 - 1990 là tăng
trưởng kinh tế. Và mục tiêu phát triển và chính sách phát triển của phần lớn
các quốc gia là bỏ trôi các nhu cầu cơ bản, coi nhu cầu thiết yếu của con
người là thứ cấp đứng sau khát vọng tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng mọi
nhu cầu sẽ được đáp ứng khi có tăng trưởng cao. Trong giai đoạn này, việc so
sánh trình độ phát triển giữa các quốc gia cũng thông qua so sánh tăng trưởng,
so sánh tốc độ tăng GDP bình quân đầu người. Ban đầu thì sử dụng tỷ giá hối
đoái trung bình năm, sau tiến đến sử dụng sức mua tương đương (PPP -
Purchasing Power Parities) để tính chuyển phục vụ so sánh, vì nhiều người
cho rằng làm như vậy sẽ chính xác hơn, vì khi sử dụng sức mua tương đương
là đã loại bỏ sự chênh lệch giá giữa các quốc gia hay lãnh thổ với nhau. Ta
vẫn gọi nôm na là đưa về cùng một mặt bằng so sánh. Trong thời kỳ này,
người ta đã đánh đồng giữa phát triển và tăng trưởng kinh tế, người ta coi
tăng trưởng kinh tế chính là phát triển. Chính vì tập trung toàn lực cho tăng
trưởng kinh tế, bỏ mặc những vấn đề nhu cầu thiết yếu của con người, nên
hậu quả xã hội là làm tăng thêm sự bất bình đẳng xã hội, tăng thêm nghèo đói
trong dân chúng, sự chênh lệch giữa người giàu và kẻ nghèo ngày càng lớn.
Và hậu quả kinh tế là tốc độ tăng trưởng rất cao và đồng đều ở rất nhiều nước,
đặc biệt là các con rồng và con hổ châu á.
Sang giai đoạn từ đầu những năm 1990 đến nay, người ta mới bừng

tỉnh ra rằng, chỉ có tăng trưởng kinh tế không thể giải quyết được hết vấn đề,
mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng xã hội.
Tăng trưởng không hoàn toàn trùng khớp với phát triển, mà chỉ là một mảng
của phát triển, dù quả thật đó là một mảng rất quan trọng. Do đó người ta thay
đổi hẳn quan niệm về phát triển. Thừa nhận tầm quan trọng của Phát triển là
tăng trưởng kinh tế (GDP), mà từ xưa tới nay người ta vẫn sử dụng tiêu chí
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xii

GDP và tăng trưởng GDP này để phân biệt giữa các nước phát triển và các
nước đang phát triển, nhưng người ta còn nhấn mạnh thêm khía cạnh xã hội
của sự phát triển (nghèo đói, sức khoẻ, bất bình đẳng giới, bất bình đẳng xã
hội, cơ hội phát triển ). Khái niệm phát triển được mở rộng từ thuần tuý tăng
trưởng kinh tế ấy sang cả việc cải thiện các khía cạnh xã hội của cuộc sống,
người ta định nghĩa là Phát triển con người. Và mô hình phát triển của các
quốc gia trong giai đoạn này là mô hình phát triển con người. Khi đó mục tiêu
chính sách của các quốc gia là làm thế nào mở rộng phạm vi lựa chọn của
người dân, và nâng cao năng lực lựa chọn cho người dân, để họ đạt tới mức
sống tử tế cho mình.
Kết quả, về mặt xã hội của quá trình phát triển như vậy là làm nâng cao
nguồn vốn con người và giảm tỷ lệ nghèo đói trong dân chúng. Nâng cao
nguồn vốn con người là ám chỉ nâng cao tuổi thọ của họ, nâng cao sức khoẻ,
và đặc biệt là nâng cao trình độ dân trí để có khả năng tiếp cận tới mục tiêu
mình lựa chọn. Về mặt kinh tế của phát triển con người là tạo điều kiện để xã
hội phát triển một cách bền vững, môi trường được bảo vệ và các nguồn tài
nguyên thiên nhiên vẫn bảo toàn được cho các thế hệ mai sau.
Từ những nhận thức ấy, trên góc độ thống kê, để phản ánh phát triển
con người phải có thước đo chuẩn về nâng cao năng lực lựa chọn và mở
rộng phạm vi lựa chọn cho con người (thu nhập, tuổi thọ và trình độ tri
thức cũng như các khía cạnh liên quan khác). Thước đo chuẩn đó được

chương trình phát triển của Liên hợp quốc sử dụng chính là Chỉ số phát
triển con người.
Quan điểm của Việt Nam về chỉ số HDI
Trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn khẳng
định: con người là trung tâm của phát triển, con người là mục tiêu và đồng
thời cũng là động lực của sự phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xiii

Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định các mục tiêu phát triển tối cao
mà Việt Nam hướng tới là đảm bảo các quyền của con người: quyền được sống
trong tự do độc lập, thoát khỏi ách áp bức nô lệ, quyền được bảo đảm các điều
kiện sống trong sự bình đẳng, quyền được mưu cầu và hưởng hạnh phúc
Do vậy, quan điểm phát triển con người của Đảng và Nhà nước nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là không mâu thuẫn với những điểm đã
nêu trong quan niệm về Phát triển con người của UNDP và có thể khẳng định
rằng tư tưởng phát triển con người đã được nhân dân ta theo đuổi kể từ khi
thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân.
2.1.1.3 Mục đích và ý nghĩa của HDI
- Mục đích của chỉ số HDI
+ Để so sánh một cách tổng hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
các quốc gia trên toàn thế giới.
Hay nói cách khác, dựa vào kết quả tính toán chỉ số HDI cho vùng quốc
gia hoặc vùng lãnh thổ, cơ quan HDRO hàng năm tiến hành xếp hạng trình độ
phát triển kinh tế - xã hội. Theo các báo cáo của HDRO trong những năm gần
đây, chỉ số HDI mới tính toán cho 177 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong số
hơn 200 nước trên thế giới. Việt Nam chúng ta chỉ tiêu GDP bình quân đầu
người tính theo sức mua tương đương xếp vào nhóm 25 quốc gia nghèo

nhưng chỉ số HDI ở mức trung bình (trên 100).
+ Để phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Giả sử, từ công thức tính HDI trên cơ sở lấy số bình quân của ba chỉ số
thành phần. Tuổi thọ (I
1
); Tri thức (I
2
) và GDP bình quân đầu người theo sức
mua tương đương (I
3
) sẽ cho nhận xét cụ thể về các mặt sau:
Nếu 2 nước có cùng một chỉ số HDI như nhau, nhưng các chỉ số thành
phần (I
1
, I
2
và I
3
) khác nhau sẽ có những nhận xét như sau:
+ Nếu I
1
1
> I
1
2
có thể rút ra kết luận: môi trường sống, tình hình xã hội,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xiv

chăm sóc sức khoẻ của nước thứ nhất tốt hơn nước thứ hai;

+ Nếu I
1
1
> I
1
2
và I
2
1
= I
2
2
kéo

theo I
3
1
< I
3
2
thì chúng ta dễ dàng rút ra
nhận xét: Tuy nước thứ hai có nền kinh tế phát triển khá hơn nước thứ nhất,
nhưng vấn đề môi trường, chăm sóc sức khoẻ và y tế kém hơn nước thứ nhất;
+ Nếu I
1
1
> I
1
2
kéo theo I

3
1
= I
3
2
và I
2
1
< I
2
1
thì chúng ta có thể rút ra nhận
xét: Tuy hai nước có mức độ phát triển như nhau, nhưng nước thứ nhất chú
trọng nhiều đến các vấn đề môi trường, xã hội, còn nước thứ hai chú trọng
đến vấn đề giáo dục.
Với cách làm tương tự, có thể đi sâu phân tích nhiều ngữ cảnh khác
nhau và đưa ra những khuyến cáo có giá trị về chính sách, kinh tế, xã hội, môi
trường và văn hoá
Có thể khẳng định, nếu tính toán được chỉ số HDI sẽ cung cấp cho
chúng ta nhiều tư liệu quý để phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế
xã hội và đó là điều thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới.
- Ý nghĩa của chỉ số HDI.
+ HDI là thước đo tổng hợp đo lường trình độ phát triển của thế giới,
của một khu vực, một quốc gia, hay là một vùng, một tỉnh, một địa phương,
thay thế cho tiêu chí phát triển chỉ thuần tuý sử dụng tốc độ tăng trưởng kinh
tế thông qua GDP;
+ Vì là thước đo tổng hợp sự phát triển, nên HDI được sử dụng để làm
công cụ quản lý và đề ra chính sách. Trên cơ sở tính toán HDI và các chỉ số
thành phần, các nhà quản lý và những người đề ra chính sách dễ dàng phát
hiện những khía cạnh non yếu để từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm

nâng cao năng lực lựa chọn cho người dân và mở rộng phạm vi lựa chọn cho
người dân;
+ HDI được sử dụng làm một trong những chỉ tiêu thống kê quan trọng
của các hệ thống chỉ tiêu phát triển của thế giới, của các khu vực, các hiệp
hội, như của Liên hợp quốc, ESCAP, ASEAN, vv ;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xv

+ HDI được đưa vào mục tiêu phấn đấu trong các Chiến lược phát triển
ngắn hạn, trung hạn cũng như dài hạn của các quốc gia;
+ HDI được sử dụng trong các công trình phân tích kinh tế - xã hội;
+ HDI được sử dụng để so sánh quốc tế trình độ phát triển giữa các khu
vực, các nhóm nước, các quốc gia, hay thậm chí giữa các vùng và các tỉnh,
thành phố trong một quốc gia.
Như vậy, việc tính toán HDI ở nước ta hiện nay đã trở thành vấn đề cấp
thiết để theo dõi quá trình thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội mà Đảng và Chính phủ đề ra, để so sánh quốc tế trình độ phát
triển ở nước ta với các nước khác, để hội nhập với cộng đồng quốc tế, nhất là
ở giai đoạn hiện nay của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước
trong bối cảnh toàn cầu hoá.
2.1.2 Cấu thành tính chỉ số HDI
Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau để đo lường thành tựu phát
triển con người, từ năm 1990 chương trình phát triển của Liên hiệp quốc đã
đưa ra phương pháp tính chỉ số phát triển con người. Đây là chỉ số tổng hợp
phản ánh trình độ phát triển của con người và cũng phản ánh mức độ đạt được
những khát vọng chung của loài người là có mức sống cao, có học vấn cao, có
sức khoẻ dồi dào, xã hội lành mạnh, phát triển văn hoá cộng đồng. Hiện nay,
trên thế giới đã và đang sử dụng một số mô hình sau để tính HDI:
2.1.2.1 Quan điểm 1: Xác định chỉ số HDI theo mô hình 3 nhân tố - Mô hình
tam giác: phản ánh cấu thành gồm: Sức khoẻ (Tuổi thọ) - Giáo dục - Thu nhập

- Về sức khoẻ: nói chung nếu con người khoẻ mạnh thì cuộc sống sẽ
trường thọ. Ngược lại, trường thọ là một biểu hiện của một cơ thể khoẻ mạnh.
Vì vậy, sức khoẻ được “lượng hoá” bằng chỉ tiêu tuổi thọ trung bình hay còn
gọi là kỳ vọng sống trung bình được tính từ khi sinh ra.
- Về giáo dục: được đánh giá bằng kiến thức, hay còn gọi là trình độ tri
thức, là sự tổng hợp theo tỷ lệ biết chữ của người lớn (với quyền số 2/3) và tỷ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xvi

lệ nhập học của tất cả các cấp (tiểu học, trung học và sau trung học với quyền
số tổng cộng chung là 1/3);
- Về thu nhập: được đo bằng giá trị GDP bình quân đầu người thực tế theo
sức mua tương đương (PPP và thường đưa về USD).
HDI được xác định bằng trung bình cộng của 3 chỉ số thành phần: Chỉ
số tuổi thọ, Chỉ số giáo dục và Chỉ số thu nhập.

SƠ ĐỒ: Mô hình 3 nhân tố









2.1.2.2. Quan điểm 2:
Xác định chỉ số HDI theo mô hình 4 nhân tố - Mô hình hình thoi: Bao
gồm Sức khoẻ - Giáo dục - Thu nhập và Lành mạnh xã hội.
Trong quá trình tính chỉ số HDI của các nước trên thế giới, hàng loạt

câu hỏi đã được đặt ra: phải chăng học vấn, sức khoẻ và mức sống đã đo
lường chính xác và đầy đủ sự phát triển của con người. Trong khi đó, ở nhiều
nước trên thế giới vấn đề an toàn xã hội hay còn gọi là Lành mạnh xã hội
đang đặt ra nhiều thách thức với nhiều loại tệ nạn xã hội như: tội phạm các
loại, gái mại dâm, tệ nạn nghiện hút ma tuý, tình hình nhiễm HIV … Điều này
cho thấy, phát triển con người không những cần làm cho kinh tế, giáo dục, y
tế phát triển, môi trường tự nhiên trong lành mà còn phải đẩy lùi tội phạm và
Chỉ số Giáo
dục

Chỉ số Thu
nhập


Chỉ số Tuổi
thọ
HDI

×