Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

tiểu luận kinh tế lượng thiết lập mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của một số biến vĩ mô đến tỉ lệ thất nghiệp ở trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.68 KB, 42 trang )

z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
Đề tài:
THIẾT LẬP MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT
SỐ BIẾN VĨ MÔ ĐẾN TỈ LỆ THẤT NGHIỆP Ở TRUNG QUỐC

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh
Lớp tín chỉ
Nguyễn Thị Hương

: KTE309.3
: 1611110251

Dương Thùy Trang

: 1611110595

Tạ Thị Lâm Nhi

: 1611110442

Hà Nội, tháng 06 năm 2018


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Giải thích các biến....................................................................................... 17


Bảng 2.2. Thống kê dữ liệu mô tả nghiên cứu............................................................. 18
Bảng 2.3. Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến............................................. 18
Bảng 3.1. Bảng kiểm định hệ số hồi quy..................................................................... 28
Bảng 3.2. Bảng ước lượng khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy................................29


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Kết quả mô hình hồi quy bằng phương pháp OLS....................................... 20
Hình 3.2. Kết quả kiểm định các biến bị bỏ sót bằng RЕSЕT Rаmsеy........................22
Hình 3.3. Kết quả kiểm định đа cộng tuyến................................................................ 23
Hình 3.4. Kết quả kiểm định Whitе............................................................................. 24
Hình 3.5. Kết quả tự tương quаn bằng kiểm định BG bậc 4........................................ 25
Hình 3.6. Sơ đồ kiểm định các biến bị bỏ sót bằng RЕSЕT Rаmsеy...........................27
Hình 3.7. Kết quả kiểm định các biến bị bỏ sót bằng RЕSЕT Rаmsеy........................27


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẤT NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG.............................................................................................................. 4
1.1. Tổng quan và các lý thuyết về thất nghiệp.................................................... 4
1.1.1. Tổng quan về thất nghiệp......................................................................... 4
1.1.2. Lý thuyết về thất nghiệp.......................................................................... 5
1.1.3. Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến thất nghiệp......................11
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thất nghiệp........................................ 13
1.2.1. Các nghiên cứu có liên quan.................................................................. 13
1.2.2. Lỗ hổng trong các nghiên cứu kể trên.................................................... 15
1.3. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................. 15
CHƯƠNG 2 : XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
CÁC BIẾN SỐ VĨ MÔ ĐẾN TỶ LỆ THẤT NGHIỆP TRUNG QUỐC............15

2.1. Phương pháp luận của nghiên cứu............................................................ 15
2.1.1. Mô hình................................................................................................. 15
2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................. 16
2.1.3. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu................................................. 16
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 16
2.2. Xây dựng mô hình lý thuyết........................................................................ 17
2.2.1. Mô hình hồi quy tổng quát..................................................................... 17
2.2.2. Giải thích các biến................................................................................. 17
2.3. Mô tả số liệu của mô hình........................................................................... 17
2.3.1. Nguồn số liệu đã sử dụng....................................................................... 17
2.3.2. Mô tả thống kê....................................................................................... 18
2.3.3. Ma trận tương quan giữa các biến.......................................................... 18
CHƯƠNG 3 : ƯỚC LƯỢNG, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH, SUY DIỄN THỐNG
KÊ VÀ ĐỀ RА MỘT SỐ GIẢI PHÁP................................................................. 19
3.1. Mô hình ước lượng...................................................................................... 19
3.2. Phân tích kết quả......................................................................................... 20
3.3. Ý nghĩа củа các hệ số hồi quy riêng phần.................................................. 21
3.4. Kiểm định và khắc phục các khuyết tật củа mô hình.................................21
3.4.1. Kiểm định các biến bị bỏ sót.................................................................. 21
3.4.2. Kiểm định đа cộng tuyến....................................................................... 22
3.4.3. Kiểm định phương sаi sаi số thаy đổi.................................................... 23


3.4.4. Kiểm định tự tương quаn....................................................................... 25
3.4.5. Kiểm định phân phối chuẩn củа sаi số ngẫu nhiên................................26
3.5. Kiểm định giả thuyết.................................................................................... 28
3.5.1. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy................................ 28
3.5.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình....................................................... 28
3.6. Ước lượng khoảng tin cậy và giải thích...................................................... 29
3.7. Giải pháp...................................................................................................... 30

KẾT LUẬN................................................................................................................ 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 34
PHỤ LỤC................................................................................................................... 35

2


LỜI MỞ ĐẦU

Thất nghiệp là một vấn đề đáng lo ngại đối với các nhà hoạch định chính sách
của cả nước phát triển và nước đang phát triển vì nó có thể gây ra những hậu quả xấu
đối với phúc lợi kinh tế và xã hội bất ổn. Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động
xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên dẫn đến sự
lãng phí lực lượng lao động - nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội. Thất nghiệp
tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế
thấp hơn mức tiềm năng, và cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến bờ vực của lạm
phát. Đối với Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới cũng không tránh khỏi
những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp. Thị trường lao động tại
Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng rạn nứt, khiến hàng triệu người bị đẩy vào tình
trạng thất nghiệp. Một số chỉ số thống kê cho thấy tình trạng việc làm tại Trung Quốc
đang ngày một trở nên tồi tệ. Trong nhiều những yếu tố liên quan đến khoa học kĩ
thuật, kinh tế, chính trị, xã hội, nhóm em tập trung phân tích tác động của tăng trưởng
kinh tế, tỷ lệ tăng dân số, lạm phát, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tỷ giá hối đoái đến
tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và
thông qua những số liệu thu thập từ World Bank cũng những tài liệu đáng tin cậy,
chúng em đã cân nhắc chọn đề tài “Thiết lâp mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của một
số biến vĩ mô đến tỉ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc".
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế
vĩ mô là tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tăng dân số, lạm phát, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ

gía hối đoái đến tình trạng thất nghiệp tại Trung Quốc (được đo lường bằng biến tỷ lệ
thất nghiệp).
Trong đó, bài tiểu luận hướng đến những mục tiêu cụ thể sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh
hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tình hình thất nghiệp của các nước trên thế
giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.
1


Ước lượng mô hình hàm hồi quy và phân tích ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ
mô trên đến tỷ lệ thất nghiệp. Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình đã
được ước lượng.
Từ đó, đưa ra những gợi ý, đề xuất một số biện pháp tác động đến các biến vĩ
mô trên nhằm tác động đến thất nghiệp ở Trung Quốc.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô: tăng trưởng
kinh tế, tỷ lệ tăng dân số, lạm phát, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ gía hối đoái đến tình
trạng thất nghiệp, đại diện là tỷ lệ thất nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô đến tỷ lệ
thất nghiệp của nền kinh tế Trung Quốc, trong khoảng thời gian từ năm 1982 đến năm
2016.
Những hạn chế, khó khăn khi thực hiện
Với chủ đề nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến thất nghiệp ở
Trung Quốc, ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện nên chúng em chủ
yếu tìm kiếm một số nghiên cứu liên quan ở nước ngoài. Tuy nhiên, do còn hạn chế về
mặt tìm kiếm nội dung nghiên cứu, việc lược dịch hay trích dẫn, tổng hợp kiến thức
chuyên ngành nên sẽ không tránh khỏi thiếu sót.
Nội dung và cấu trúc của tiểu luận
Về cấu trúc, tiểu luận của nhóm chúng em gồm 3 phần :
Chương I: Cơ sở lý thuyết về thất nghiệp cùng các yếu tố tác động được kể đến

bao gồm: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tăng dân số, lạm phát, đầu tư trực tiếp nước
ngoài và tỷ giá hối đoái bao gồm các khái niệm, định nghĩa, phương pháp tính, các mô
hình kinh tế và các nghiên cứu có liên quan.
Chương II: Xây dựng mô hình ước lượng: xác định mô hình tổng quát đồng thời
mô tả chi tiết từng biến có trong mô hình trên.
Chương III: Ước lượng, kiểm định mô hình: tiến hành hồi quy mô hình và đưa
ra kết quả, kiểm định lại tính đúng đắn của mô hình, đưa ra một số giải pháp tác động
đến thất nghiệp tại Trung Quốc.
2


Trong quá trình thực hiện, do hạn chế về kiến thức và kĩ năng, bài tiểu luận của nhóm
chúng em không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, nên nhóm em hi vọng sẽ được cô góp
ý, nhận xét để chúng em có thể cải thiện tốt hơn. Cuối cùng, chúng em xin chân thành
cảm ơn cô đã hướng dẫn tận tình trong quá trình học tập môn Kinh tế lượng để nhóm
em có thể hoàn thành tiểu luận này.

3


CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẤT NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG
1.1. Tổng quan và các lý thuyết về thất nghiệp
1.1.1. Tổng quan về thất nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm thất nghiệp
Trong kinh tế học, thất nghiệp là tình trạng một bộ phận của lực lượng lao động
(trong độ tuổi lao động, có đủ khả năng lao động va có nghĩa vụ lao động) không có
việc làm nhưng có mong muốn tìm kiếm việc làm.
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO) "Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số
người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở

mức lương thịnh hành.
Thất nghiệp được xác định bởi Cục Thống kê Lao động là những người không
có việc làm, tích cực tìm kiếm công việc, và hiện luôn sẵn sàng cho công việc. Ngoài
ra, những người tạm thời bị sa thải và đang chờ được gọi trở lại công việc đó cũng
được đưa vào số liệu thống kê thất nghiệp.
Trung Quốc lại định nghĩa về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp là người trong
tuổi lao động (dân thành thị) có khả năng lao động, chưa có việc làm, đang đi tìm việc
làm, đăng ký tại cơ quan giải quyết việc làm”.
1.1.1.2. Đo lường thất nghiệp
Để đo lường tình trang thất nghiệp của một khu vực, ta sử dụng chỉ số tỷ lệ thất
nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp (unemployment rate) là tỷ lệ % số người thất nghiệp so với
tổng số người trong lực lượng lao động.


độ

ượ

= ố

ỷ ệ ℎấ

ườ



ó




à + ô

ườ



ườ

ℎấ


ệ =

ượ

ℎấ

ℎ ệ

ℎ ệ

×

đô

100%

Qui mô thất nghiệp của nền kinh tế luôn có sự biến động theo thời gian, tại một
thời điểm nào đó luôn có những người gia nhập đội quân thất nghiệp nhưng đồng thời
cũng có những người tìm được việc làm và do vậy thoát khỏi đội quân thất nghiệp.



4


1.1.2. Lý thuyết về thất nghiệp
1.1.2.1. Lý thuyết cổ điển về thất nghiệp
Mô hình Cổ điển giả định rằng tiền lương thực tế điều chỉnh để cân bằng thị
trường lao động, đảm bảo trạng thái đầy đủ việc làm. Điều này phù hợp với cách tiếp
cận cân bằng thị trường, đó là giá cả sẽ điều chỉnh để đảm bảo cân bằng giữa cung và
cầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy là thất nghiệp luôn tồn tại.
Các nhà kinh tế Cổ điển cho rằng các lực lượng khác nhau trên thị trường lao
động, gồm có luật pháp, thể chế và truyền thống, có thể ngăn cản tiền lương thực tế
điềuchỉnh đủ mức để duy trì trạng thái đầy đủ việc làm. Nếu tiền lương thực tế không
thể giảm xuống mức đầy đủ việc làm thì thất nghiệp sẽ xuất hiện. Loại thất nghiệp này
thường được gọi là thất nghiệp theo lý thuyết Cổ điển. Ba nguyên nhân chủ yếu có thể
làm cho tiền lương thực tế cao hơn mức cân bằng thị trường trong các nền kinh tế hiện
đại, đó là: luật tiền lương tối thiểu; hoạt động công đoàn; và tiền lương hiệu quả. Cả ba
lý thuyết này đều giải thích lý do tiền lương thực tế có thể duy trì ở mức “quá cao”
khiến một số người lao động có thể bị thất nghiệp.
Luật tiền lương tối thiểu:
Các lý thuyết về tiền lương tối thiểu quy định mức lương thấp nhất mà người
thuê lao động phải trả cho người lao động. Giả sử rằng do luật tiền lương tối thiểu quy
định khiến tiền lương buộc phải duy trì ở mức cao hơn tiền lương cân bằng thì lượng
cung lao động tăng lên và lượng cầu lao động giảm xuống . Mức dư cung về lao động (
− ) chính là số người thất nghiệp tăng thêm. Như vậy, tiền lương tối thiểu làm tăng thu
nhập của những người lao động có việc làm, nhưng lại làm giảm thu nhập của một số
người lao động không tìm được việc làm do quy định này.
Để hiểu biết đầy đủ về tác động của tiền lương tối thiểu đến thị trường lao động
thì vấn đề quan trọng cần ghi nhớ là nền kinh tế không chỉ bao gồm một thị trường lao

động đơn lẻ mà gồm nhiều thị trường lao động cho các loại lao động khác nhau. Ảnh
hưởng của tiền lương tối thiểu phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của người lao
động, nhưng nhìn chung thì những lao động có kỹ năng và kinh nghiệm ít bị ảnh
hưởng bởi quy định này vì mức lương cân bằng của họ cao hơn nhiều mức tiền lương
tối thiểu. Đối với những lao động có kỹ năng và kinh nghiệm, mức tiền lương tối thiểu
không mang tính ràng buộc.
5


Tiền lương tối thiểu có tác động mạnh nhất tới thị trường lao động thanh niên.
Tiền lương tối thiểu cho đối tượng lao động này có xu hướng thấp vì họ nằm trong số
những người lao động ít kỹ năng và kinh nghiệm nhất trong lực lượng lao động. Kết
quả là, tiền lương tối thiểu thường có tính ràng buộc nhiều hơn đối với lao động thanh
niên so với các đối tượng khác của lực lượng lao động.

Dư cung lao động
= Thất nghiệp

Cung lao động

Tiền lương
tối thiểu

Cầu lao động
0

L

Công đoàn và thương lượng tập thể:
Ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, công đoàn là một hiệp hội của những người lao

động nhằm thương lượng tập thể với người thuê lao động (hay người sử dụng lao
động) về tiền lương và các điều kiện làm việc. Công đoàn là một dạng các-ten vì nó
được tạo ra bởi một nhóm người và thành một lực lượng có sức mạnh thị trường. Nếu
công đoàn và doanh nghiệp thất bại trong việc đi tới đồng thuận, công đoàn có thể đình
công – đó là việc rút dịch vụ lao động khỏi doanh nghiệp. Ở phương Tây, mối đe doạ
đình công đến hoạt động sản xuất nên người lao động là đoàn viên công đoàn thường
nhận được tiền lương cao hơn so với những lao động không tham gia công đoàn
khoảng 10% đến 20%.

6


Do yêu cầu của công đoàn, tiền lương có thể tăng lên trên mức lương cân bằng.
Điều này khiến lượng cung lao động tăng và lượng cầu lao động giảm và gây ra thất
nghiệp. Cũng giống như Luật tiền lương tối thiểu, những ai có việc làm được lợi,
nhưng những ai thất nghiệp bị tổn thất. Các nhà kinh tế đôi khi mô tả tình huống này
như là một sự xung đột giữa những người trong cuộc và người ngoài cuộc. Các công
nhân tham gia công đoàn là những người trong cuộc; còn những người thất nghiệp là
những người ngoài cuộc. Nếu những người trong cuộc đủ mạnh thì những người ngoài
cuộc có thể vẫn không được doanh nghiệp thuê ngay cả với tiền lương thấp hơn.
Lý thuyết tiền lương hiệu quả:
Nguyên nhân tiếp theo lý giải vì sao nền kinh tế luôn có thất nghiệp do lý thuyết
tiền lương hiệu quả đưa ra. Theo lý thuyết này, doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả
hơn nếu trả tiền lương cao hơn mức cân bằng thị trường vì doanh nghiệp có thể có lợi
nếu giữ tiền lương ở mức cao ngay cả khi có tình trạng dư cung về lao động.
Trên một số phương diện, thất nghiệp nảy sinh từ tiền lương hiệu quả tương tự
như thất nghiệp nảy sinh từ luật tiền lương tối thiểu và công đoàn. Trong cả ba trường
hợp thất nghiệp là kết quả của việc tiền lương cao hơn mức cho phép cân bằng thị
trường lao động. Tuy nhiên, các lý thuyết này cũng có những khác biệt quan trọng.
Luật tiền lương tối thiểu và công đoàn ngăn cản các doanh nghiệp hạ thấp tiền lương

khi có tình trạng dư cung về lao động. Lý thuyết tiền lương hiệu quả lại cho rằng các
biện pháp đó có thể không cần thiết vì doanh nghiệp có thể tự nguyện trả tiền lương
cao hơn mức cân bằng.
Có 4 dạng giải thích về nguyên nhân làm cho doanh nghiệp muốn trả lương cao:
-

Sức khoẻ công nhân

Dạng đầu tiên và đơn giản nhất của lý thuyết tiền lương hiệu quả nhấn mạnh đến
mối liên kết giữa tiền lương và sức khoẻ của công nhân. Công nhân được trả lương
cao hơn sẽ có được chế độ dinh dưỡng tốt hơn nên sẽ khoẻ mạnh hơn và có năng
suất lao động cao hơn. Một doanh nghiệp có thể nhận thấy có lợi hơn khi trả lương
cao và có công nhân mạnh khoẻ, năng suất hơn so với trả lương thấp hơn và có
công nhân yếu hơn, năng suất kém hơn.
Dạng lý thuyết tiền lương hiệu quả này không phù hợp với thực tế ở những nước
giàu. Ở những nước này, tiền lương cân bằng khá cao và trên mức cần thiết để đảm
bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng. Các doanh nghiệp không cho rằng việc trả tiền lương
7


cân bằng sẽ làm tổn hại đến sức khoẻ của công nhân.
Lý thuyết tiền lương hiệu quả thích hợp hơn với các doanh nghiệp ở các nước
kém phát triển, nơi chế độ dinh dưỡng không đầy đủ là vấn đề thường thấy hơn.
Ví dụ, thất nghiệp cao ở các đô thị của nhiều nước Châu Phi nghèo. Ở những nước
này, các doanh nghiệp thực sự lo ngại rằng biện pháp cắt giảm tiền lương thực ra
sẽ có ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ và năng suất của công nhân. Nói cách khác,
quan tâm đến dinh dưỡng có thể là một lý do để hiểu vì sao các doanh nghiệp
không cắt giảm tiền lương mặc dù có dư thừa lao động.
-


Sự luân chuyển công nhân

Dạng thứ hai của lý thuyết tiền lương hiệu quả nhấn mạnh đến mối liên kết giữa tiền
lương và sự luân chuyển công nhân. Công nhân thôi việc vì nhiều lý do như có việc làm
ở doanh nghiệp khác, chuyển tới vùng khác của đất nước, rời khỏi lực lượng lao động...

Tần suất bỏ việc của họ phụ thuộc vào tất cả các kích thích mà họ đối mặt, trong đó có
lợi ích của hành động bỏ việc và lợi ích của việc ở lại. Doanh nghiệp trả tiền lương cho
công nhân của mình càng cao thì công nhân càng ít bỏ việc. Trả lương cao là một hình
thức giảm bớt sự luân chuyển công nhân.
Tại sao doanh nghiệp quan tâm đến sự luân chuyển công nhân? Lý do là doanh
nghiệp phải chịu chi phí gắn liền với việc tuyển dụng và đào tạo công nhân mới.
Hơn nữa, ngay cả sau khi được đào tạo, công nhân mới cũng không phải là người
có năng suất cao như những công nhân có kinh nghiệm. Do đó, doanh nghiệp có
sự luân chuyển công nhân cao hơn sẽ có chi phí sản suất cao hơn. Các doanh
nghiệp có thể nhận thấy có lợi hơn khi trả lương cao hơn mức cân bằng để giảm
bớt sự luân chuyển công nhân.
-

Nỗ lực của công nhân

Dạng thứ ba của lý thuyết tiền lương hiệu quả nhấn mạnh đến mối liên kết giữa tiền
lương và nỗ lực của công nhân. Trong nhiều trường hợp, công nhân có quyền tự do
nhất định trong việc quyết định làm việc chăm chỉ đến mức nào. Do vậy, các doanh
nghiệp phải giám sát nỗ lực làm việc của công nhân, và những công nhân thiếu trách
nhiệm bị phát hiện sẽ bị phạt tiền và thậm chí bị sa thải. Nhưng không phải tất cả
công nhân lơ là đều bị phát hiện ngay lập tức vì việc giám sát công nhân lại tốn kém
và không hoàn hảo. Doanh nghiệp có thể phản ứng bằng cách trả tiền lương cao hơn
mức cân bằng. Tiền lương cao hơn tạo cho công nhân cố giữ được việc làm và do đó
8



kích thích họ nỗ lực hết sức mình.
Dạng đặc biệt của lý thuyết tiền lương hiệu quả này giống như quan điểm “đội quân
thất nghiệp hậu bị” của C. Mác. Mác cho rằng giới chủ được lợi từ thất nghiệp vì sự
đe doạ của thất nghiệp góp phần nâng cao kỷ luật đối với công nhân đang làm việc.
Theo dạng này của lý thuyết tiền lương hiệu quả, thất nghiệp đóng vai trò tương tự.
Tiền lương ở mức cân bằng thì công nhân ít có lý do để làm việc chăm chỉ vì nếu bị
sa thải, họ sẽ nhanh chóng tìm được việc làm mới với cùng mức lương. Do đó,
doanh nghiệp có thể quyết định tăng lương lên cao hơn mức cân bằng và gây ra thất
nghiệp, nhưng tạo ra động cơ cho công nhân phải làm việc tích cực.
-

Chất lượng công nhân

Dạng thứ tư của lý thuyết tiền lương hiệu quả nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa tiền
lương và chất lượng công nhân. Bằng cách trả lương cao, doanh nghiệp thu hút
được nhiều công nhân có trình độ cao đến xin việc và vì thế mà có thể lựa chọn
được những lao động ưu tú nhất.
Tuy nhiên, lý thuyết cổ điển về tiền lương cứng nhắc gặp một sô hạn chế:
 Tiền lương trên thị trường là cứng nhắc
 Không đề cao vai trò của chính phủ
1.1.2.2. Lý thuyết của Keynes về thất nghiệp
Keynes đã đưa ra giả thuyết rằng tiền lương và giá cả là linh hoạt, và toàn dụng
là trạng thái vừa khó đạt được và cũng không hẳn là hoàn toàn có lợi. Điều này có
nghĩa là nền kinh tế luôn tìm cách cân bằng giữa mức tiền lương mà người lao động
mong muốn và mức tiền lương mà doanh nghiệp sẵn sàng trả (mô hinh cung cầu cơ
bản). Nếu như tỷ lệ thất nghiệp giảm thì sẽ có rất ít nhân sự tìm việc, do đó các doanh
nghiệp càng khó khăn trong việc thuê thêm để mở rộng kinh doanh, sự khan hiếm về
nhân công sẽ đẩy giá lao động lên cao. Tại điểm này, các doanh nghiệp không trả được

mức lương mà công nhân đó đòi hỏi, do đó họ sẽ quyết định không tuyển thêm nữa.
Tiền lương có thể được hiểu theo hai khía cạnh thực tế và danh nghĩa. Tiền lương
thực tế có tính đến sự ảnh hưởng của lạm phát, trong khi đó tiền lương danh nghĩa không
tính đến nhân tố này. Đối với Keynes, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đàm phán
với công nhân để cắt giảm tiền lương thực tế và nó chỉ có thể xảy ra nếu có sự sụt giảm
tiền lương trong toàn bộ nền kinh tế hay xuất hiện giảm phát khiến cho công nhân có thể
sẽ chấp nhận việc cắt giảm tiền lương. Để tăng tỷ lệ việc làm, lương thực tế (đã

9


tính đến yếu tố lạm phát) phải giảm theo.Tuy nhiên điều này có thể dẫn đến một cuộc
suy thoái nặng hơn, tâm lý hoảng loạn và sự sụt giảm trong tổng cầu. Thêm vào đó,
Keynes cũng đã đưa ra giả thuyết rằng tiền lương và giá cả phản ứng chậm với các
thay đổi trong cung và cầu.
Hạn chế trong lý thuyết của Keynes về tỷ lệ thất nghiệp:
 Chỉ xảy ra ở thời gian ngắn khi có khủng hoảng kinh tế.
 Chưa phù hợp với các nước đang phát triển, thiếu thốn nguyên vật liệu, nhân
lực chuyên môn cao và thị trường hoạt động kém.
 Quá đề cao vai trò của nha nước
1.1.2.3. Đường cong Phillips: mối quan hệ thất nghiệp và lạm phát
Đường cong Phillips biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát
(đường cong Phillips phiên bản lạm phát) hoặc giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng
trưởng GDP (đường cong Phillips phiên bản GDP).
Kinh tế Mỹ thập niên 1960 có hiện tượng tỷ lệ lạm phát khá cao mặc dù tốc độ
tăng trưởng GDP cũng cao. Để giải thích hiện tượng đó, các nhà kinh tế của trường
phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp đã sử dụng kết quả nghiên cứu của Phillips và dựng
nên đường cong Phillips dốc xuống phía phải trên một đồ thị hai chiều với trục hoành
là các mức tỷ lệ thất nghiệp và trục tung là các mức tỷ lệ lạm phát. Trên đường này là
các kết hợp giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Dọc theo đường cong Phillips, hễ

tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống thì tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên; và ngược lại.
Từ đó, trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp lý luận rằng để giảm tỷ lệ thất
nghiệp chính phủ đã sử dụng chính sách quản lý tổng cầu, song do tỷ lệ thất nghiệp có
quan hệ ngược chiều bền vững với tỷ lệ lạm phát, nên tăng trưởng kinh tế cao đương
nhiên gây ra lạm phát. Lạm phát là cái giá phải trả để giảm tỷ lệ thất nghiệp.

10


Đường cong Phillips dốc xuống từ trái qua phải
1.1.3. Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến thất nghiệp
1.1.3.1. Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội
Tăng trưởng kinh tế (được đo bằng tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội) là
một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp. Về mặt lý thuyết, có mối quan
hệ cùng chiều giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm hay là ngược chiều giữa tăng
trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp.
Định luật Okun ra đời nhằm khảo sát sự biến động của chu kì kinh tế, sự dao
động của mức sản lượng thực tế quanh sản lượng tiềm năng và mối quan hệ giữa
chúng, trên cơ sở đó, dự báo mức tỉ lệ thất nghiệp kì vọng trong sự ràng buộc với hai
biến số nêu trên.
Định luật này cho rằng: Khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tự nhiên 2%
thì thất nghiệp thực tế tăng thêm 1%.
Ví dụ, mức thất nghiệp năm 2004 là 6%, từ 2004 tới 2006 sản lượng thực tế tăng
hơn sản lượng tự nhiên 2%, do vậy tỉ lệ thất nghiệp giảm đi 1% từ 6% xuống còn 5%.

11


1.1.3.2. Tỷ lệ tăng trưởng dân số
Thuyết dân số của Malthusian mô tả sự tăng trưởng dân số va việc làm của một

khu vực. Tỷ lệ sinh tăng sẽ làm dân số tăng theo cấp số nhân. Theo Malthus (1798), sự
gia tăng dân số không kiểm soát được sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp cao hơn. Tóm
lại, dân số đông sẽ tăng tỷ lệ thất nghiệp của một nền kinh tế.
1.1.3.3. Tỷ lệ lạm phát
Trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát là tỷ lệ nghịch: khi
lạm phát cao, thất nghiệp là thấp, và ngược lại.Trong ngắn hạn, khi chính sách mở
rộng tài khóa và tiền tệ được tiến hành, tổng cầu gia tăng, nhiều sản lượng được sản
xuất hơn, có nhiều người có việc làm hơn, tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn giảm
xuống, nhưng đồng thời mức giá chung của nền kinh tế tăng lên. Mối quan hệ này
trong ngắn hạn được thể hiện trên đường cong Phillips ngắn hạn.
Quá trình nền kinh tế đi từ ngắn hạn lên dài hạn dựa vào thay đổi trong kỳ vọng
về lạm phát. Khi người lao động và nhà tuyển dụng kỳ vọng rằng lạm phát gia tăng, họ
sẽ cam kết một mức lương cao hơn khi thỏa thuận hợp đồng lao động. Nhà tuyển dụng
sẽ sẵn lòng trả mức lương này hơn nếu họ cũng kỳ vọng rằng giá tăng sẽ tăng doanh
thu và mở rộng sản xuất. Vì vậy, tỷ lệ lạm phát kỳ vọng tăng sẽ làm dịch chuyển
đường Phillips ngắn hạn lên phía trên.
Đường Phillips ngắn hạn thể hiện sự đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất
nghiệp đối với các nhà làm chính sách. Theo quan điểm này, các nhà làm chính sách có
hai lựa chọn: họ có thể chọn lạm phát cao để nhằm giữ tỷ lệ thất nghiệp thấp, hoặc
chấp nhận thất nghiệp cao để giữ lạm phát ở mức kiểm soát. Trong dài hạn, lựa chọn
này không còn nữa. Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng sẽ được điều chỉnh gần với thực tế. Các
nhà làm chính sách sẽ không còn lựa chọn là giữ tỷ lệ thất nghiệp thấp kể cả là ở mức
lạm phát cao.
1.1.3.4. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giad cả cảu một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số
đơn vị tiền tệ nước khác. Thông thường tỷ giá hối đoái là số lượng đơn vị tiền tệ cần
thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.
Xu hướng toàn cầu hóa và sự mở của của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, tỷ
giá hối đoái đã đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và có ảnh hưởng trực tiếp
đến tình hình việc làm ở một quốc gia. Với sự mất giá, xuất khẩu có xu hướng tăng và


12


kết quả là chi tiêu nhập khẩu giảm. Bằng cách này, dòng chảy của ngoại tệ được tăng
cường và các nền kinh tế di chuyển theo hướng tăng trưởng và do đó tỷ lệ thất nghiệp
giảm. Tuy nhiên, một số nghiên cứu ở góc nhìn ngược lại, như Bratsiotis và Robinson
(2002) kết luận rằng cuộc khủng hoảng tỷ giá đã gây ra khủng hoảng kinh tế và thất
nghiệp ở một số nước đang phát triển.
1.1.3.5. Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một mối quan tâm và tăng tầm
quan trọng đối với các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách trong việc
ảnh hưởng đến nền kinh tế. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể là yếu tố thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và tác động đáng kể đến tỷ lệ thất nghiệp của các nước khi tỷ
lệ thất nghiệp cao hơn phản ánh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao hơn (Strat,
Davidescu, & Paul, 2015). Trên thực tế, FDI có tác động tích cực và tiêu cực trực tiếp
hoặc gián tiếp đến việc làm của một nền kinh tế theo ý nghĩa về số lượng, chất lượng
và vị trí.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thất nghiệp
Có nhiều bằng chứng thực nghiệm nhằm xác định các nhân tố tác động lên tỷ lệ
thất nghiệm. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố được coi là nhân tố tác động đến tỷ lệ thất nghiệp
trong mỗi nghiên cứu ở mỗi quốc gia khác nhau. Vì vậy, rất khó để liệt kê các nhân tố tác
động, đặc biệt là theo thời gian một số nhân tố có thể có hoặc không có ý nghĩa thống kê.
Do đó, phần xem xét lại bằng chứng thực nghiệm này sẽ tập trung vào những nghiên cứu
về các nhân tố tác động lên tỷ lệ thất nghiệp tại các nước đang phát triển.

1.2.1. Các nghiên cứu có liên quan
STT Tên
bài Kết quả nghiên cứu
nghiên cứu

1

Kalim
(2003)

Kalim nghiên cứu các yếu tố quyết định thất nghiệp ở Pakistan
(mối quan hệ thống kê giữa tăng trưởng kinh tế, dân số thất
nghiệp) trong giai đoạn 1986-1999. Có một mối quan hệ tích cực
giữa
thất nghiệp và dân số và mối quan hệ nghịch đảo giữa tỷ lệ thất
nghiệp và GDP. Sử dụng mô hình hồi quy đơn giản để tìm ra
13


mối quan hệ cùng chiều của dân số - thất nghiệp và ngược chiều
tăng trưởng kinh tế - thất nghiệp.

2

Akhtar and Akhtar and Shahnaz sử dụng dữ liệu từ năm 1991 đến năm 2004
Shahnaz
để nghiên cứu cả yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến thất nghiệp
(2005)

ở Pakistan, rút ra một số kết luận. Đầu tiên,
tỷ lệ thất nghiệp chỉ bắt đầu giảm nếu tốc độ tăng trưởng hàng
năm GDP lớn hơn 4,25%/năm. Thứ hai, đầu tư khu vực tư nhân
có tác động lớn hơn khu vực công để giảm tỷ lệ thất nghiệp.

3


Schoeman
Schoeman et al. xem xét các yếu tố quyết định thất nghiệp ở
et al. (2008) Nam Phi, sử dụng các biến kinh tế vĩ mô, tỷ giá hối đoái thực tế
và công đoàn như một tỷ lệ phần trăm của việc làm chính thức,
giá dầu thô, vốn cổ phần và tỷ lệ chấp nhận của chủ ngân hàng.
Kết quả cho thấy có một mối quan hệ nghịch đảo giữa đầu tư và
thất nghiệp và mối quan hệ cùng chiều giữa thất nghiệp và công
đoàn, giá dầu thô, đánh giá cao tỷ giá hối đoái thực và chính sách
tiền tệ thắt chặt.

4

Eita
and Eita và Ashipala đã nghiên cứu các yếu tố quyết định thất nghiệp
Ashipala

(2010)

Namibia trong giai đoạn 1971-2007. Họ sử dụng các biến kinh
tế vĩ mô cho mô hình thất nghiệp bằng phương pháp Engle và
Granger. Kết quả cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa lạm
phát và thất nghiệp, cùng chiều giữa mức lương và thất nghiệp
và ngược chiều giữa đầu tư và thất nghiệp.

5

Umaru and Umaru and Zubairu điều tra mối quan hệ giữa lạm phát và thất
Zubairu
nghiệp ở Nigeria từ 1977 đến 2009. Nghiên cứu sử dụng phương

(2012)

pháp tích hợp Johansen và thử nghiệm Grange Causality. Kết
quả chỉ ra rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và
thất nghiệp ở Nigeria.

14


1.2.2. Lỗ hổng trong các nghiên cứu kể trên
Nhóm chúng em đã xem xét các nghiên cứu khác nhau về các yếu tố vĩ mô
quyết định đến tỷ lệ thất nghiệp và nhận thấy rằng hâu hết các nghiên cứu đều xoay
quanh và nhấn mạnh mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đều bỏ qua các mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và
các yếu tố kinh tế khác như tỷ giá hối đoái, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ gia
tăng dân số trong khi các yếu tố này có ảnh hưởng lớn thất nghiệp Trung Quốc.
Vậy nên chúng em xin đưa ra bài tiểu luận nghiên cứu về các ảnh hưởng của
các yếu tố vĩ mô là Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, Tỷ lệ tăng trưởng dân
số, Tỷ giá hối đoái, Tỷ lệ lạm phát và Tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài đến thất nghiệp
ở Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1982 đến năm 2016 sẽ cho chúng ta cái nhìn
tổng quan và chính xác hơn các nghiên cứu trước đó.
1.3. Giả thuyết nghiên cứu
Biến

Giả thuyết

Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Trung
phẩm quốc nội (GDP)
Quốc càng lớn thì tỷ lệ thất nghiệp càng giảm.
Tỷ lệ tăng trưởng dân số

(POP)

Tỷ lệ tăng trưởng dân số càng lớn thì tỷ lệ thất nghiệm
càng tăng.

Tỷ lệ lạm phát (IFL)

Tỷ lệ lạm phát càng tăng thì tỷ lệ thất nghiệp giảm

Tỷ giá hối đoái chính thức Tỷ giá hối đoái chính thức tăng làm thất nghiệp tăng
(EXR)
Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp

Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng làm thất

nước ngoài (FDI)

nghiệp tăng.

CHƯƠNG 2 : XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
BIẾN SỐ VĨ MÔ ĐẾN TỶ LỆ THẤT NGHIỆP TRUNG QUỐC.
2.1. Phương pháp luận của nghiên cứu.
2.1.1. Mô hình
Dựa vào nghiên cứu thực nghiêm của Dr Aurangzeb & Khola Asif (2013), tác giả
giả định các biến có khả năng tác động đến tỷ lệ thất nghiệp bao gồm: tỷ lệ tăng trưởng
15


dân số, lạm phát, tỉ giá hối đoái, tỷ lệ tăng trưởng GDP. Sự phân loại này tương tự như
trong nghiên cứu của Tunah (2010) và Lui (2009).

Nghiên cứu đề xuất như sau:
Tỷ lệ thất nghiệp = f( tỷ lệ tăng trưởng dân số, tỷ lệ tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ
giá hối đoái, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài).
2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu đã thu thập thuộc loại thông tin thứ cấp, dạng số liệu chuỗi thời gian, thể
hiện quan sát của một đơn vị kinh tế qua nhiều thời điểm khác nhau (từ năm 1982 2016). Số liệu được thu thập từ trang web World Bank Group (US). Nguồn số liệu
được ghi cụ thể ở mục Tài liệu tham khảo.
2.1.3. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Sử dụng phần mềm Gretl để xử lý sơ lược số liệu ( tìm giá trị trung bình, giá trị lớn
nhất, giá trị nhỏ nhất)
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để kiểm định mô hình mối quan hệ giữa thất nghiệp với các nhân tố: GDP, tăng
trưởng dân số, lạm phát, tỷ giá hối đoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhóm chạy phần
mềm Gretl hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường
(OLS) để ước lượng tham số của các mô hình hôi quy đa biến. Nhờ sự hỗ trợ của Gretl
nhóm dễ dàng thực hiện các kiểm định khuyết tật có thể có của mô hình đã xây dựng:
-

Các biến bị bỏ sót: sử dụng kiểm định Ramsey RESET

-

Đa cộng tuyến: xét nhân tử phóng đại phương sai VIF để phát hiện đa cộng tuyến.

-

Phương sai sai số thay đổi: sử dụng kiểm định White

-


Tự tương quan: thực hiện kiếm định Breusch- Godfrey nhận biết khuyết tật tự
tương quan

-

Nhiễu không có phân phối chuẩn: kiểm định Jacque – Bera

Dùng kiểm định F nhận xét sự phù hợp của mô hình và kiểm định t để ước lượng
khoảng tin cậy cho các tham số trong mô hình.

16


2.2. Xây dựng mô hình lý thuyết
2.2.1. Mô hình hồi quy tổng quát
Nhóm vận dụng cơ sở lý thuyết và đề xuất dạng mô hình toán nghiên cứu như sau:
Mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên (PRF):

UEM = β1+ β2GDP + β3POP + β4IFL + β5EXR + β6FDI + ui

Mô hình hồi
quy mẫu ngẫu nhiên̂ (SRF):
̂
̂
=1+2

+3

̂


+4

̂

+5

̂

+6

+

2.2.2. Giải thích các biến
Bảng 2. 1. Giải thích các biến
STT Kí
biến

hiệu

Nội dung

Đơn
vị

Dấu
vọng

1

UEM


Tỷ lệ thất nghiệp

%

2

GDP

Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm trong
nước

%

-

3

POP

Tỷ lệ tăng trưởng dân số

%

+

4

IFL


Tỷ lệ lạm phát

%

-

5

EXR

Tỷ giá hối đoái chính thức LCU/USD

6

FDI

Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

-

Biến phụ thuộc: UEM

-

Biến độc lập: GDP, POP, IFL, EXR, FDI



+/%


+

2.3. Mô tả số liệu của mô hình
2.3.1. Nguồn số liệu đã sử dụng
Mẫu nghiên cứu của tiểu luận được thu thập trong khoảng từ thời gian từ năm 1982
đến năm 2016, dữ liệu lấy theo năm nên có tổng cộng là 35 mẫu quan sát. Bảng dữ liệu
được tổng hợp ở phụ lục 1 cuối bài tiểu luận.
Nguồn số liệu được thu thập tại địa chỉ tin cậy sau:
Dữ liệu ngân hàng thế giới: GDP, tăng trưởng dân số hàng năm, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ
lạm phát, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài
17


2.3.2. Mô tả thống kê
Mô tả thống kê số liệu
Bảng 2. 2. Thống kê dữ liệu mô tả nghiên cứu
Summary statistics, using the observations 1982 – 2016
Dữ liệu

Trung bình

Nhỏ nhất

Lớn nhất

GDP

9,84386

3,90711


15,1392

POP

0,934998

0,479150

1,61007

IFL

5,20574

-1,35851

24,2573

EXR

6,25710

1,89254

8,61874

FDI

2,88371


0,209664

6,18688

UEM

4,43814

3,71000

4,89000

Nguồn: Sử dụng phần mềm Gretl, chọn View -> Summary Statistic thu được kết quả
như trên
2.3.3. Ma trận tương quan giữa các biến
Sử dụng phần mềm Gretl, chọn View -> Correlation Matrix ta được kết quả như
sau:
Bảng 2. 3. Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Correlation coefficients, using the observations 1982 - 2016 5% critical value
(two-tailed) = 0,3338 for n = 35

GDP

POP

IFL

EXR


FDI

1,0000

0,1087

0,2619

-0,0708

0,2378

GDP

1,0000

0,4705

-0,6760

-0,5319

POP

1,0000

-0,1519

0,1339


IFL

1,0000

0,8445

EXR

1,0000

FDI

18


Dựa vào ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập ta thấy:
r(GDP, POP) = 0,1087. Chứng tỏ giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP và tăng trưởng
dân số có tương quan cùng chiều và mức độ tương quan thấp.
r(GDP, IFL) = 0,2619. Chứng tỏ giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP và lạm phát có
tương quan cùng chiều và mức độ tương quan thấp.
r(GDP, EXR) = -0,0708. Chứng tỏ giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ giá hối đoái
có tương quan ngược chiều và mức độ tương quan thấp.
r(GDP, FDI) = 0,2378. Chứng tỏ giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài có tương quan cùng chiều và mức độ tương quan thấp.
r(POP, IFL) = 0,4705. Chứng tỏ giữa tỷ lệ tăng trưởng dân số và lạm phát có
tương quan cùng chiều và mức độ tương quan thấp.
r(POP, EXR) = -0,6760. Chứng tỏ giữa tỷ lệ tăng trưởng dân số và tỷ giá hối
đoái tồn tại tương quan ngược chiều và mức độ tương quan khá lớn.
r(POP, FDI) = -0,5319. Nên giữa tỷ lệ tăng trưởng dân số và lượng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài có mối tương quan ngược chiều thấp.

r(IFL, EXR) = -0,1519. Cho thấy giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái có tương
quan ngược chiều thấp.
r(IFL, FDI) = 0,1339. Chứng tỏ lạm phát và tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài có tương quan cùng chiều thấp.
r(EXR, FDI) = 0,8445 >0,8. Cho thấy tỷ giá hối đoái và tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài có sự tương quan cùng chiều lớn, chứng tỏ mô hình tồn tại đa cộng tuyến.

Như vậy điều cần lưu ý ở đây là mối tương quan lớn giữa tỷ giá hối đoái và tỷ lệ đầu
tư trực tiếp nước ngoài, bởi giữa 2 biến giải thích này có hệ số tương quan là 0,8445 >
0,8. Do đó mô hình có thể tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến giữa hai biến này khi thực
hiện hồi quy.
CHƯƠNG 3 : ƯỚC LƯỢNG, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH, SUY DIỄN THỐNG KÊ
VÀ ĐỀ RА MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.1. Mô hình ước lượng
Mô hình hồi quy tổng thể:
19


×