Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tiểu luận kinh tế lượng mối QUAN hệ GIỮA lực LƯỢNG LAO ĐỘNG và GIÁ TRỊ TỔNG sản PHẨM QUỐC nội GDP của các nước KHU vực ĐÔNG NAM á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.9 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
-----



-----

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG 1
ĐỀ TÀI:
MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG VÀ GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM
QUỐC NỘI GDP CỦA CÁC NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thu Giang
Lớp tín chỉ: KTE218(2-1819).3
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Ngọc Ánh (1714420008)
Lê Phương Linh (1714420052)
Tạ Phương Mai (1714420060)
Vũ Lan Phương (1714420078)
Trần Thị Thu Trang (1714420101)

Hà Nội, tháng 6 năm 2019


Mục lục
I

Xây dựng mô hình....................................................................................................................3
1

Mô hình hồi quy tổng thể:.....................................................................................................3


2

Diễn giải các biến có trong mô hình:....................................................................................3

3

Lịch sử nghiên cứu................................................................................................................4

4

Nguồn dữ liệu....................................................................................................................... 5

5

Dấu kì vọng của biến............................................................................................................ 5

II

Mô tả số liệu thống kê.............................................................................................................. 5

III

Mô hình hồi quy và phân tích hồi quy:.................................................................................7
1

Tương quan giữa các biến.....................................................................................................7

2

Chạy mô hình hồi quy và phân tích kết quả mô hình hồi quy:............................................. 8


IV

Kiểm định, suy diễn thống kê:............................................................................................ 10

1

Ý nghĩa hệ số hồi quy......................................................................................................... 11

2

Kiểm định sự phù hợp của mô hình:...................................................................................11

3

Kiểm định đa cộng tuyến của mô hình:..............................................................................11

V

Kết luận:................................................................................................................................. 12

VI

Tài liệu tham khảo:............................................................................................................. 13

VII

Phụ lục................................................................................................................................ 15

Phụ lục:

Hình 1 Bảng kết quả hồi quy sau khi loại bỏ các khuyết tật......................................................... 15
Hình 2 Scatter Plot của mô hình sau khi loại bỏ biến....................................................................16
Hình 3 Scatter Plot của mô hình sau khi loại bỏ biến theo khu vực địa lý....................................16
Hình 4 Scatter Plot của mô hình hồi quy ban đầu.........................................................................17
Hình 5 Scatter Plot của mô hình hồi quy ban đầu theo khu vực địa lý......................................... 17
Hình 6 Histogram của biến log(gdp).............................................................................................18
Hình 7 Histogram của biến lab......................................................................................................18
Hình 8 Histogram của biến log(hhexp)......................................................................................... 18
Hình 9 Histogram của biến log(fdi)...............................................................................................19
Hình 10 Histogram của biến log(govexp)..................................................................................... 19
Hình 11 Histogram của biến lifeexp..............................................................................................19
Hình 12 Histogram của biến log(ex)............................................................................................. 20
Hình 13 Histogram của biến log(im).............................................................................................20

1


LỜI MỞ ĐẦU
Tổng sản phẩm quốc nội GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là chỉ tiêu mang tính cơ
sở phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, quy mô kinh tế, trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu
người, cơ cấu kinh tế và sự thay đổi mức giá cả của một quốc gia. Bởi vậy, GDP là một công cụ
quan trọng, thích hợp được dùng phổ biến trên thế giới để khảo sát sự phát triển và sự thay đổi
trong nền kinh tế quốc dân.
Trong năm 2013, tổng GDP của các quốc gia Đông Nam Á đứng thứ 7 trên thế giới, tốc độ tăng
của GDP cũng đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ (theo số liệu của McKinsey). Cũng
ở thời điểm này, dân số của 11 nước Đông Nam Á chỉ chiếm khoảng 9% dân số thế giới. Với tỉ lệ dân
số không lớn so với thế giới, các quốc gia Đông Nam Á đã cho thấy sức mạnh vượt bậc thông qua
giá trị Tổng sản phẩm quốc nội GDP. Từ thực tế này, nhóm tác giả đặt ra câu hỏi:

Liệu có tồn tại quan hệ nhân quả giữa lực lượng lao động và giá trị Tổng sản phẩm quốc nội

GDP của các nước khu vực Đông Nam Á? Và nếu có, ảnh hưởng của lực lượng lao động, mà
cụ thể là số lượng lao động có tác động ở mức nào tới GDP của các quốc gia này?
Trong lý thuyết cũng như thực tiễn kinh tế, GDP bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: Xuất
khẩu ròng, Chi tiêu hộ gia đình, Chi tiêu chính phủ, Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI … Nhóm
tác giả dựa trên lý thuyết kinh tế về GDP để xây dựng mô hình gồm các biến liên quan, đồng thời
sử dụng bộ số liệu thu thập từ nguồn đáng tin cậy với số quan sát đến từ , sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng để đưa ra nhận định cũng như phần nào giải đáp được thắc mắc được đặt
ra phía trên.

2


I

Xây dựng mô hình

1

Mô hình hồi quy tổng thể:
Để nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố lực lượng lao động lên GDP của các quốc gia Đông

Nam Á giai đoạn 2000 - 2015, nhóm đã sử dụng mô hình nghiên cứu tổng thể sau đây:
=0+

2

1

+2ℎℎ


+3

+4

+5

+6

+7

+

Diễn giải các biến có trong mô hình:

Biến phụ thuộc:
gdp: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Dometics Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ, trong một thời kì nhất
định (tại bảng số liệu này là của một quốc gia, trong một năm). Đơn vị tính: tỉ USD.
Biến độc lập:
lab: Lực lượng lao động (labor force), chỉ ra số lượng người lao động của một quốc gia (những

người thuộc độ tuổi lao động và có khả năng lao động). Đơn vị tính: nghìn người.
hhexp: Chi tiêu hộ gia đình (Households and NPISHs Final consumption expenditure), trực
tiếp đóng góp vào giá trị GDP của một quốc gia, đại diện cho mức độ chi tiêu và niềm tin của cá
nhân, hộ gia đình vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Đơn vị tính: tỉ USD.
fdi: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment), phản ánh giá trị dòng tiền từ
nước ngoài đầu tư vào quốc gia. Đơn vị tính: tỉ USD.
govexp: Chi tiêu chính phủ (General government final consumption expenditure), trực tiếp
đóng góp vào giá trị GDP của một quốc gia, đại diện cho mức độ chi tiêu và đánh đổi với chi tiêu
của khu vực tư nhân trong nền kinh tế. Đơn vị tính: tỉ USD.

lifeexp: Tuổi thọ trung bình (Life expectancy at birth), phản ánh khả năng đóng góp sức lao
động và tương quan chung về dân số và lực lượng lao động. Đơn vị tính: năm.

3


ex: Xuất khẩu (Exports of Goods and Services), phản ánh giá trị hàng hóa dịch vụ được xuất
khẩu ra nước ngoài. Đơn vị tính: tỉ USD.
im: Nhập khẩu (Imports of Goods and Services), phản ánh giá trị hàng hóa dịch vụ được nhập

khẩu từ nước ngoài. Đơn vị tính: tỉ USD.
3

Lịch sử nghiên cứu
Để xem xét tính phù hợp của các biến đưa vào mô hình, nhóm tác giả đã tham khảo kết quả

các nghiên cứu mối quan hệ giữa từng biến độc lập và biến phụ thuộc GDP:
Frank T. Denton và Byron G. Spencer (1997) nghiên cứu về "Dân số, lực lượng lao động
và sự phát triển dài hạn của nền kinh tế" thực hiện với số liệu tại Canada đã chỉ ra mối quan hệ
chặt chẽ, cùng chiều giữa tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm với tỉ lệ tăng của lực lượng lao động.
Md. Saiful Islam và Dr. Shaikh Mostak Ahammad (2017) trong nghiên cứu mối quan hệ
giữa GDP và Chi tiêu hộ gia đình tại Nepal và Pakistan đã kết luận mỗi quan hệ cùng chiều giữa
hai chỉ số này trong tăng trưởng kinh tế tại cả 2 quốc gia.
Baig MM, Kiran S, Bilal M (2016) mong muốn tìm ra liên hệ giữa GDP và Đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI tại 5 quốc gia Nam Á: Pakistan, Nepal, Bhutan, India and Maldives. Nghiên cứu
chỉ ra kết luận có mối quan hệ nhân quả giữa hai chỉ số này tại Nepal.
Alfonso Arpaia and Alessandro Turrini (2008) phân tích cả mối quan hệ dài hạn và ngắn
hạn giữa chi tiêu chính phủ và sản lượng tiềm năng ở các nước EU. Kết quả cho thấy, đối với 15
quốc gia EU giai đoạn 1970-2003, không thể bác bỏ giả thuyết về mối quan hệ cùng chiều giữa
chi tiêu chính phủ và sản lượng tiềm năng.

Sayef Bakari và Mohamed MABROUKI (2016) khi nghiên cứu về "Mối quan hệ giữa Xuất
khẩu, Nhập khẩu và Tăng trưởng kinh tế tại Thổ Nhĩ Kì" đã kết luận rằng có mối quan hệ nhân quả
hai chiều giữa mỗi nhân tố Xuất khẩu, Nhập khẩu với tăng trưởng GDP. Hai yếu tố này cũng

4


tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kì.
Năm 2018, website số liệu Semantic Scholar nghiên cứu về ảnh hưởng của tuổi thọ lên GDP
của các quốc gia OECD trong dài hạn đưa ra kết luận: Sức khỏe tốt không chỉ cải thiện GDP theo
số lượng lao động mà trong dài hạn còn tác động tích cực đến năng suất lao động.
4

Nguồn dữ liệu
Để có được số liệu về các biến trong mô hình, nhóm tác giả thu thập bảng số liệu gồm 128

quan sát về giá trị Tổng sản phẩm quốc nội của 8 quốc gia Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam,
Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia, Singapore, Phillipines… trong giai đoạn 2000 2015. Nguồn số liệu đến từ trang web của Ngân hàng Thế giới World Bank.
5

Dấu kì vọng của biến
Từ việc quan sát lịch sử nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến có trong mô hình, nhóm

tác giả đưa ra nhận định về sự thay đổi của GDP khi có sự thay đổi của Lực lượng lao động. Cụ
thể, dấu kì vọng thay đổi của giá trị GDP là dương khi có sự thay đổi dương của lực lượng lao
động, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
II

Mô tả số liệu thống kê
Dùng lệnh summary của mô hình để mô tả số liệu thống kê của bảng sau:

Statistic N

Mean

St. Dev.

Min Pctl(25)

Pctl(75)

Max

gdp
lab

128 183.215 198.464
128 32.274 34.104

1.731 27.892
2.047 6.016

265.166
42.594

917.870
124.091

hhexp

128 102.643 112.646


1.262 19.003

139.331

518.583

fdi

128

4.278

5.555

0.004

0.633

6.541

34.830

govexp 128 15.275

19.088

0.112

2.033


20.551

86.851

lifeexp 128 70.642

5.794

58.432

67.026 74.486

82.744

5


ex
im

128 128.745 137.303 0.475
128 117.385 120.233 0.661

15.392
16.427

188.429 595.892
172.056 523.325


Nhận xét:
Sử dụng dữ liệu từ 8 nước Đông Nam Á trong giai đoạn 2000-2015 với tổng số quan sát: 128
 Biến lab: Số lao động rất cao lên đến 124.091 nghìn người, trong khi đó có những nước có số
lao động rất ít, thấp nhất là 2.047 nghìn người. Tỷ lệ này là không đồng đều giữa các quốc gia
(34.104) nhưng nhìn chung số lao động trung bình nằm ở mức là 32.274 nghìn người.
 Biến hhexp: Có sự chênh lệch rất lớn giữa chi tiêu các nước, trong đó mức lớn nhất là 518.583 tỷ
USD, mức nhỏ nhất là 1.262 tỷ USD. Mức chi tiêu trung bình là 102.643 tỷ USD. Độ lệch chuẩn
tương đối lớn (112.646) cho thấy sự phân tán là không đồng đều quanh giá trị trung bình.

 Biến fdi: Chỉ số FDI của một số nước rất cao lên đến 34.830 tỷ USD. Trong khi có những nước lại
rất thấp và thấp nhất là 0.004 tỷ USD. Bên cạnh đó tỉ lệ này là không đồng đều giữa các quốc gia
(5.555). Nhìn chung, chỉ số này không không quá cao khi xét trung bình (4.278 tỷ USD).

 Biến govexp: Chi tiêu chính phủ rất cao lên đến 86.851 tỷ USD. Trong khi có những nước lại
rất thấp và thấp nhất là 0.112 tỷ USD. Việc chi tiêu này là không đồng đều giữa các quốc gia
(19.088). Nhìn chung, chi tiêu chính phủ không quá cao khi xét trung bình (15.275 tỷ USD).
 Biến lifeexp: Tuổi thọ của người dân ở các nước khác nhau cũng rất khác nhau với giá trị lớn
nhất là khoảng 82 tuổi và giá trị nhỏ nhất là khoảng 58 tuổi. Bảng mô tả cho thấy hầu hết các
quốc gia rất chú ý đến vấn đề sức khỏe. Độ lệch chuẩn (5.794) tương đối nhỏ cho thấy vấn đề
này tương đi đồng đều giữa các nước. Giá trị trung bình là 70.642 cũng giải thích điều này.
 Biến ex: Có sự chênh lệch rất lớn giữa xuất khẩu của các nước, trong đó mức xuất khẩu lớn
nhất là 595.892 tỷ USD, mức xuất khẩu nhỏ nhất là 0.475 tỷ USD. Trung bình các quốc gia
xuất khẩu là 128.745 tỷ USD. Độ lệch chuẩn tương đối lớn (137.303) cho thấy sự phân tán là
không đồng đều quanh giá trị trung bình.
6


 Biến im: Có sự chênh lệch rất lớn giữa nhập khẩu của các nước, trong đó mức lớn nhất là 523.325
tỷ USD, nhỏ nhất là 0.661 tỷ USD. Nhập khẩu trung bình là 117.385 tỷ USD. Độ lệch chuẩn
tương đối lớn (120.233) cho thấy sự phân tán là không đồng đều quanh giá trị trung bình.


 Như vậy, sự chệnh lệch về các chỉ số giữa các quốc gia là khá lớn. Trong thời gian nghiên
cứu, các chỉ số này đã có sự dao động nhiều.
III Mô hình hồi quy và phân tích hồi quy:
1

Tương quan giữa các biến
Dùng lệnh cor giữa các biến
gdp lab
gdp
1 0.701
lab
0.701 1
hhexp 0.983 0.778
fdi
0.457 0.107
govexp 0.913 0.586
lifeexp 0.237 -0.076
ex
0.499 -0.028
im
0.530 0.006

, ta được kết quả:
hhexp fdi govexp lifeexp ex
im
0.983 0.457 0.913 0.237 0.499 0.530
0.778 0.107 0.586 -0.076 -0.028 0.006
1 0.347 0.899 0.129 0.361 0.398
0.347 1 0.444 0.628 0.780 0.788

0.899 0.444 1
0.205 0.463 0.483
0.129 0.628 0.205
1
0.788 0.789
0.361 0.780 0.463 0.788
1
0.996
0.398 0.788 0.483 0.789 0.996
1
ℎℎ

Từ bảng trên ta có:
 r(gdp,lab)=0.701 : Mối quan hệ giữa GDP và lực lượng lao động là tương quan cùng chiều.
Sự thay đổi trong lao động sẽ ảnh hưởng tới GDP của các nước Đông Nam Á.
 r(gdp,hhexp)=0.983 : Mối quan hệ giữa GDP và chi tiêu hộ gia đình là mối quan hệ cùng
chiều. Mối tương quan lớn, suy ra việc các hộ gia đình tăng chi tiêu sẽ làm ảnh hưởng lớn
đến sự tăng lên của GDP.
 r(gdp,fdi)= 0.457 : Mối quan hệ giữa GDP và lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài là cùng chiều.
Sự tăng lên của đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến sự tăng lên của GDP.

 r(gdp,govexp)= 0.913 : Mối quan hệ giữa GDP và chi tiêu chính phủ là mối quan hệ cùng
chiều. Mối tương quan lớn, chi tiêu chính phủ tăng lên sẽ tác động mạnh đến sự tăng GDP.
7


 r(gdp,lifeexp)= 0.237 : Mối tương quan giữa GDP và tuổi thọ trung bình là mối quan hệ cùng
chiều. Mối tương quan tương đối thấp, tuổi thọ trung bình ít có tác động đến GDP.
 r(gdp,ex)= 0.499 : Mối tương quan giữa 2 biến GDP và xuất khẩu là mối quan hệ cùng chiều.
Lượng xuất khẩu tăng tác động đến sự tăng lên của GDP.

 r(gdp,im)= 0.530 : Mối tương quan giữa GDP và nhập khẩu là mối quan hệ cùng chiều. Lượng
nhập khẩu tăng tác động đến sự tăng lên của GDP.
Thông qua bảng tương quan, chi tiêu hộ gia đình (hhexp) có tương quan cao nhất đối với
GDP. Hai biến độc lập hhexp (98.3%) và govexp (91.3%) có tương quan rất cao với biến phụ
thuộc. Do vậy chúng em dự đoán mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến.
2

Chạy mô hình hồi quy và phân tích kết quả mô hình hồi quy:

Sau khi chạy mô hình hồi quy giữa các biến của mô hình, ta thu được bảng sau:
Dependent variable:
log(gdp)
(1)
(2)
(3)
(4)
lab

***

0.027
(0.004)

log(fdi)
log(govexp)

***

0.007
(0.001)

***
0.162
(0.030)
0.724***
(0.034)

0.719***
(0.038)
-0.008
(0.005)

log(hhexp)
lifeexp
log(ex)
log(im)
Constant
Observations

R2

***

0.001
(0.001)

***

3.494
(0.166)
128

0.321

***

2.831
(0.065)
128
0.920

***

0.002
(0.001)
-0.011

(0.008)
0.057***
(0.014)
0.671***
(0.037)
-0.005
(0.005)

0.202
(0.080)
0.126
(0.108)

**


0.224
(0.075)
0.087
(0.103)

**

0.760
(0.322)
128
0.997

0.812
(0.339)
128
0.996

***

**

8


Adjusted R2
Residual Std. Error
F Statistic

0.315
0.918

0.996
0.997
1.360
0.471
0.099
0.092
***
***
***
59.492 475.607 6,930.027 5,736.183***
*

Note:
Phương trình hồi quy mẫu của mô hình (4):
̂

log(

) = 0.760 + 0.002

+ 0.671log(ℎℎ

) − 0.011log(

(0.322)

) + 0.057log(

**


p<0.1; p<0.05;

***

p<0.01

)

(0.001)

(0.037)

(0.008)
−0.005

(0.005)

(0.075)

+ 0.224log(

) + 0.087log(

(0.014)
)

(0.103)

Phân tích kết quả hồi quy mô hình (4):
 Số quan sát Obs= 128

 Hệ số xác định R2=99.7% thể hiện mức độ phù hợp của hàm hồi quy mẫu là rất cao. Ngoài ra, R 2
còn cho biết 99.7% sự biến động của phần trăm GDP được giải thích bởi các biến độc lập: lực
lượng lao động, chi tiêu hộ gia đình, đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu chính phủ, tuổi

thọ trung bình, xuất khẩu và nhập khẩu.
Nhận xét:
Xét kết quả (1) với mô hình hồi quy đơn, hệ số góc của biến lab là 0.027 so sánh với mô hình
hồi quy bội ở kết quả (4) giảm 0.025. Điền này cho thấy nếu chỉ xét mô hình hồi quy đơn thì sẽ
xảy ra tình trạng mô hình bị định dạng thiếu, làm tăng giá trị của nhiễu u. Vì vậy, giữa hai mô
hình thì ta chọn mô hình hồi quy bội nhằm đảm bảo tính không chệch.


Với mô hình (4), ý nghĩa hệ số hồi quy trong mô hình với điều kiện yếu tố khác không đổi:
̂

= 0.760 có nghĩa thống kê, khi các biến độc lập bằng 0 thì GDP sẽ tăng 0.76%, hệ số chặn

0

trong trường hợp này không có ý nghĩa kinh tế, vì không có nền kinh tế nào mà lao động, chi
tiêu hộ gia đình, fdi… đều bằng 0.

̂

= 0.002 có nghĩa thống kê, khi lao động tăng 1 nghìn người thì GDP sẽ tăng lên 0.002%,
1

với mức tăng thêm như này không tác động đáng kể đến mặt kinh tế.
9




̂

= 0.671 có nghĩa thống kê, khi hộ gia đình tăng chi tiêu 1% thì GDP tăng 0.671%, con
số

2

ước lượng này thể hiện ý nghĩa kinh tế khi chi tiêu của hộ gia đình có tác động đến GDP.

̂

= −0.011, không có ý nghĩa thống kê, FDI không ảnh hưởng đến GDP.

3


̂

= 0.057 có nghĩa thống kê, khi chính phủ tăng chi tiêu lên 1% thì GDP tăng 0.057%, có ý

4



nghĩa kinh tế về chi tiêu chính phủ có tác động đến GDP.
̂

= −0.005, không có ý nghĩa thống kê, tuổi thọ trung bình không ảnh hưởng đến GDP.


5


̂

= 0.224 có nghĩa thống kê, khi xuất khẩu tăng 1% thì GDP tăng 0.224%, sự gia tăng này

6

tương đối lớn và phù hợp thể hiện ý nghĩa kinh tế của xuất khẩu đến GDP.

̂

= 0.087, không có ý nghĩa thống kê, nhập khẩu không có tác động lên GDP.

7

IV Kiểm định, suy diễn thống kê:
Với mô hình được thiết lập ở trên, chúng ta sẽ tiến hành kiểm định ý nghĩa thống kê của biến.
 Giả thuyết kiểm định: Sử dụng thống kê: t= ~T (n-k-1)
 Phương pháp kiểm định: Sử dụng phương pháp P-Value
 Quy tắc kiểm định: Nếu giá trị P-Value lớn hơn mức ý nghĩa α = 0.05 thì ta có cơ sở bác bỏ
giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1.
Dependent variable:
log(gdp)
lab
log(hhexp)
log(fdi)
log(govexp)

lifeexp
log(ex)

0.002***
(0.001)
0.671***
(0.037)
-0.011
(0.008)
0.057***
(0.014)
-0.005
(0.005)
0.224***
10


(0.075)
0.087
(0.103)

log(im)

0.760**
(0.322)
128
0.997

Constant
Observations

2
R
2

0.997
0.092
5,736.183***

Adjusted R
Residual Std. Error
F Statistic
1


*

Note:
Ý nghĩa hệ số hồi quy
0: β1

**

p<0.1; p<0.05;

***

p<0.01

=0
≠0


Giả thuyết: { 1: β
1

 Từ bảng kết quả, ta thấy biến lao động (lab) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, vậy nên
biến này cũng có ý nghĩa ở mức 5%. Kết quả thống kê cho thấy dấu của kết quả đúng với kỳ
vọng. Tuy nhiên, nếu lao động tăng thêm 1000 người thì GDP tăng thêm 0,002%, mức tăng
thêm này không tác động đáng kể về mặt kinh tế.
2

Kiểm định sự phù hợp của mô hình:

 Kiểm định này nhằm xem xét trường hợp các tham số của biến độc lập đồng thời bằng 0 có
thể xảy ra hay không.
 Cặp giả thuyết thống kê như sau:
{ 0: :ồ 2ạ=
1

3= 4= 5= 6= 7=0
≠0

 Từ bảng kết quả trên, ta thấy F= 5736.183 ý nghĩa tại 1% nên cũng có ý nghĩa tại 5%.
 Bác bỏ giả thiết H0. Như vậy, mô hình hồi quy phù hợp ở mức ý nghĩa α = 5%.
3Kiểm định đa cộng tuyến của mô hình:
Sử dụng hàm VIF với mô hình, ta thu được kết quả sau:
log(fdi)

log(hhexp) log(govexp)

log(ex)


log(im)

lab

lifeexp

11


3.203735

47.236303

8.686777

294.716364

468.655529

4.775846

13.013692

Từ Bảng kết quả trên, ta thấy xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến ở biến chi tiêu hộ gia đình
(hhexp), giá trị xuất khẩu (ex), giá trị nhập khẩu (im), tuổi thọ trung bình (lifeexp).
Cách khắc phục: Bỏ các biến chi tiêu hộ gia đình (hhexp), giá trị xuất khẩu (ex), giá trị nhập
khẩu (im), tuổi thọ trung bình (lifeexp).
V


Kết luận:
Qua việc phân tích số liệu thu được, chạy mô hình Rstudio, kiểm định và khắc phục khuyết

tật đã giúp trả lời câu hỏi ở phần mở đầu “Liệu có tồn tại quan hệ nhân quả giữa lực lượng lao
động và giá trị Tổng sản phẩm quốc nội GDP của các nước khu vực Đông Nam Á giai đoạn
2000 - 2015?”. Thông qua việc chạy lệnh Rstudio, nhóm chúng em đã đưa ra số liệu cụ thể cũng
như chạy mô hình và tiến hành các phép toán để có thể hồi quy, kiểm định yêu cầu của đề bài.
Cuối cùng, cho thấy mức độ phù hợp là 92% và rút ra hàm hồi quy sau khi đã khắc phục (Hình
1_Phụ lục).
log(

)̂ = 2.831 + 0.007

+ 0.162 log(

(0.065)

) + 0.724log(

(0.001)

(0.030)

)

(0.034)

12



VI Tài liệu tham khảo:
Nguồn dữ liệu:
1. GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi), tuổi thọ trung bình (lifeexp), xuất khẩu (ex), nhập khẩu

(im).
/>2. Lực lượng lao động (lab) />end=2018&locations=VN&start=1990
3. Chi tiêu hộ gia đình (hhexp)
/>4. Chi tiêu chính phủ (govexp) />
end=2017&locations=VN&start=1989 &view=chart

Các nghiên cứu:
1. Understanding ASEAN: Seven things you need to know, By Vinayak HV, Fraser Thompson,
and Oliver Tonby. (Người đọc: Tạ Phương Mai)
/>2. Frank T. Denton và Byron G. Spencer (1997), Population, Labour force, and longterm economic

growth. (Người đọc: Tạ Phương Mai)
/>3. Turkey Sayef Bakari and Mohamed MABROUKI (2016), The Relationship among Exports,
Imports and Economic Growth in Turkey. (Người đọc: Tạ Phương Mai)

13


/>4. Islam, M. S., & Ahammad, D. M. (2017), Investigating The Relationship Between
GrossDomestic Product (GDP) and Household Consumption Expenditure (HCE) In Two
SAARCCountries: Nepal and Pakistan. International Journal of Science and Business,1 (2), 1-36.

(Người đọc: Nguyễn Hoàng Ngọc Ánh)
/>5. Baig MM, Kiran S, Bilal M (2016), Relationship between FDI and GDP: A Case Study of South
Asian Countries. J Bus Fin Aff 5: 199. doi: 10.4172/2167-0234.1000199. (Người đọc: Lê Phương


Linh)
/>6.

Alfonso Arpaia and Alessandro Turrini (2008), Government expenditure and economic growth

in the EU: long-run tendencies and short-term adjustment. (Người đọc: Trần Thị Thu Trang)
/>7. 2018, The relationship between health and GDP in OECD countries in the very long run.
Semantic Scholar. (Người đọc: Vũ Lan Phương)
/>
14


VII Phụ lục

Hình 1 Bảng kết quả hồi quy sau khi loại bỏ các khuyết tật

15


Hình 2 Scatter Plot của mô hình sau khi loại bỏ biến

Hình 3 Scatter Plot của mô hình sau khi loại bỏ biến theo khu vực địa lý

16


Hình 4 Scatter Plot của mô hình hồi quy ban đầu

Hình 5 Scatter Plot của mô hình hồi quy ban đầu theo khu vực địa lý


17


Hình 6 Histogram của biến log(gdp)

Hình 7 Histogram của biến lab

Hình 8 Histogram của biến log(hhexp)

18


Hình 9 Histogram của biến log(fdi)

Hình 10 Histogram của biến log(govexp)

Hình 11 Histogram của biến lifeexp

19


Hình 12 Histogram của biến log(ex)

Hình 13 Histogram của biến log(im)

20




×