Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

tiểu luận kinh tế lượng 2 các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của các nước ASEAN so với đồng USD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.28 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
--------

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MÔN KINH TẾ LƯỢNG 2

Những yếu tố ảnh hưởng tới Tỷ giá hối đoái của các nước ASEAN so với đồng USD

Danh sách nhóm 13

MSV

1. Vũ Thị Hoàng Anh

1714410030

2. Mai Thu Hà

1714410066

3. Đinh Ngân Hà

1714410061

4. Phạm Thị Thu Hiền

1714410092

5. Đồng Thị Thanh Hương

1714410107



6. Đặng Thị Bích Thủy

1714420092

7. Vũ Thu Trang

1714420103

LỚP TÍN CHỈ: KTE318.2
Giảng viên hướng dẫn: TS. Chu Thị Mai Phương

Hà Nội, 09/2019


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN............................. 3
I. Cơ sở lý thuyết............................................................................................................................. 3
1. Các hệ thống tỷ giá hối đoái.................................................................................................. 3
2. Lý thuyết ngang giá sức mua................................................................................................ 3
3. Mô hình Mundell-Fleming..................................................................................................... 4
4. Phương pháp luận...................................................................................................................... 5
4.1. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................................... 5
4.2. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................................. 6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................................... 7
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 15
3.1 Mô hình nghiên cứu................................................................................................................ 15
3.2. Nguồn dữ liệu............................................................................................................................ 18

3.3. Mô tả thống kê, tương quan biến số.............................................................................. 19
3.3.1. Mô tả thống kê...................................................................................................................... 19
3.3.2. Mô tả tương quan giữa các biến................................................................................... 19
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG & THẢO LUẬN.......................................... 21
4.1. Phương trình kinh tế lượng............................................................................................... 21
4.2. Lựa chọn giữa 3 mô hình POLS, RE và FE........................................................... 21
4.3. Chạy mô hình............................................................................................................................ 22
4.4. Kiểm định mô hình................................................................................................................. 23
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ.......................................................................... 27
5.1. Kết luận........................................................................................................................................ 27
5.2. Kiến nghị..................................................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 29
PHỤ LỤC............................................................................................................................................. 31


LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2015, thế giới ghi nhận sự hạ tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ xuống mức
kỉ lục trong vòng nhiều năm. Động thái này của Trung Quốc đã khiến nhiều tiền tệ
châu Á mất giá theo, thị trường chứng khoán toàn cầu không tránh khỏi ảnh hưởng.
Quyết định này chắc chắn khiến Trung Quốc không tránh khỏi các chính sách trừng
phạt, cho tới năm 2019, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế 10%
lên thêm 300 tỷ USD hàng Trung Quốc, tương đương tất cả hàng nhập khẩu của
Trung Quốc vào Mỹ. Vậy lí do gì thúc đẩy hành động phá giá đồng Nhân dân tệ của
Trung Quốc? Theo New York Times, có 2 lý do khiến Chính phủ Trung Quốc muốn
hạ giá nội tệ đến vậy. Một là để thúc đẩy nền kinh tế, duy trì tăng trưởng và việc
làm. Hai là nâng cao quyền lực cho đồng NDT, giúp nước này dễ dàng thực hiện các
mục tiêu ngoại giao và củng cố vai trò trung tâm của họ trên nền kinh tế toàn cầu.
Ví dụ của đồng Nhân dân tệ chính là minh chứng tiêu biểu cho sự ảnh hưởng mạnh
mẽ của tỷ giá hối đoái lên hoạt động chung của nền kinh tế.
Vấn đề thiết lập một hệ thống tỷ giá hối đoái như thế nào còn là một câu hỏi bỏ ngỏ.

Đây là lĩnh vực nóng bỏng trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Mỗi quốc gia cần thiết phải
có cách thức ứng phó cho phù hợp với một thế giới đầy biến động. Nhận thức được
điều này, nhóm em quyết định nghiên cứu về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá
hối đoái của các nước ASEAN so với đồng USD” với mục tiêu góp phần giải quyết bài
toán quản lý tỷ giá hối đoái tại Việt Nam. Trong đề tài này, chúng em sẽ sử dụng
phương pháp phân tích định lượng với mô hình hồi quy dữ liệu mảng để làm rõ sự biến
động tỷ giá hối đoái tại các nước bởi nhiều yếu tố khác nhau mà chúng em sẽ chỉ ra ở
phần nội dung, số liệu được lựa chọn từ năm 1997 đến năm 2017 với mong muốn đạt
được hệ số hồi quy chính xác nhất. Năm 1997, Jay H. Leven đã chứng minh được tầm
ảnh hưởng của cung tiền lên biến động tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên các nghiên cứu gần
đây hầu như không đề cập đến biến số này trong mô hình của mình. Tiếp nối sự khám
phá của Levin, nhóm nghiên cứu quyết định mang biến số này vào mô hình hồi quy,
đây cũng chính là điểm mới trong đề tài này của chúng em.

Nghiên cứu gồm những nội dung chính sau:

1


Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Chương 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 4. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG & THẢO LUẬN
Chương 5. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

2


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
I. Cơ sở lý thuyết

1. Các hệ thống tỷ giá hối đoái


Tỷ giá hối đoái cố định: Bretton Woods (1944 - 1971)

Là tỷ giá hối đoái chính thức mà NHTW cam kết duy trì ở một mức xác định dựa trên
cơ sở ngang bằng nhau về sức mua trong một khoảng thời gian dài và được chính phủ
đồng ý công bố. Muốn duy trì tỷ giá hối đoái cố định, NHTW phải thường xuyên can
thiệp vào thị trường ngoại hối thông qua việc mua bán vàng và ngoại tệ (Điều này buộc
NHTW phải có một lượng dự trữ lớn). Tuy nhiên, gặp phải khó khăn đó là: (1) Dự trữ
không tương xứng; (2) Tỷ lệ tăng trưởng về xuất khẩu và nhập khẩu, lạm phát

ở các nước khác nhau làm thay đổi giá trị tương đối của tiền tệ và cần có sự điều
chỉnh tỷ giá hối đoái thường xuyên hơn; (3) Các cuộc khủng hoảng mang tính đầu
cơ: Dự trữ và đầu cơ ngoại tệ xảy ra khi có đồng tiền được đánh giá quá cao.


Tỷ giá hối đoái thả nổi (linh hoạt - được áp dụng từ năm 1971 - 1980)

Là tỷ giá hối đoái được xác định hoàn toàn bởi quan hệ cung cầu trên thị trường
ngoại hối, không có sự can thiệp của chính phủ. Như vậy, tỷ giá hối đoái biến động
mạnh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung của nền kinh tế.


Hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý (không thuần nhất - Được áp dụng từ năm
1980 đến nay)

Là tỷ giá hối đoái được phép thay đổi cho phù hợp với các điều kiện thị trường ở
một phạm vi nhất định, khi vượt ra ngoài phạm vi đó thì chính phủ sẽ can thiệp.
2. Lý thuyết ngang giá sức mua

Lý thuyết ngang giá sức mua (purchasing power parity theory) là Lý thuyết về tỷ
giá hối đoái cho rằng trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái sẽ điều
chỉnh để loại trừ những khác biệt về tỷ lệ lạm phát giữa các nước có quan hệ thương
mại với nhau nhằm duy trì cân bằng cán cân thanh toán. Tỷ lệ lạm phát khác nhau
sẽ gây ra sự thay đổi tỷ giá hối đoái theo hai cách chủ yếu.

3


Cách thứ nhất liên quan đến ảnh hưởng của những thay đổi trong giá tương đối đối với
nhu cầu xuất và nhập khẩu. Khi giá sản phẩm của nước A tăng so với giá sản phẩm của
nước B, người mua có xu hướng chuyển từ sản phẩm của nước A sang mua sản phẩm
của nước B, làm cho nhu cầu về đồng tiền của nước A giảm và nhu cầu về đồng tiền
của nước B tăng. Điều này dẫn tới sự lên giá của đồng tiền nước B so với đồng tiền
nước A trên thị trường hối đoái. Như vậy, mức giá trong nước cao hơn ở nước A được
bù lại bằng sự sụt giảm giá trị đối ngoại của đồng tiền trong nước.

Cách thứ hai là tỷ giá hối đoái có thể thay đổi để đáp lại sự chênh lệch của tỷ lệ lạm
phát thông qua hoạt động đầu cơ trên thị trường hối đoái. Khi giá cả ở nước A tăng
so với giá cả ở nước B, các nhà quản lý cơ cấu tài sản và đầu cơ ngoại tệ dự kiến có
thể có sự giảm sút giá trị thực tế của đồng tiền nước A nếu tính bằng sức mua của nó
và họ có xu hướng bán đồng tiền của nước A. Điều này làm cho đồng tiền nước A
xuống giá.
3. Mô hình Mundell-Fleming
Mô hình Mundell-Fleming, mang tên 2 nhà kinh tế học là Robert Mundell và John
Marcus Fleming và được 2 nhà kinh tế học này phát triển một cách độc lập những
năm 1960, là mô hình kinh tế học vĩ mô sử dụng 2 đường IS (Investment & Saving)
và đường LM (Liquidity Preference & Money Supply) để phân tích các chính sách
kinh tế vĩ mô được thực hiện trong nền kinh tế mở cửa. Mô hình này cho thấy mối
quan hệ giữa sản lượng và tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong ngắn hạn. Trong giới

hạn bài tiểu luận này, mô hình góp phần làm cơ sở lý thuyết để tìm ra các yếu tố ảnh
hưởng (biến độc lập) đến tỷ giá hối đoái (biến phụ thuộc) bao gồm:


Chênh lệch lãi suất (Interest Rate):

Dưới điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, nếu mức lãi suất trong nước lớn hơn
mức lãi suất của nước ngoài thì nhu cầu gửi tiền bằng đồng nội tệ và đầu tư vào các
tài sản chính ghi mệnh giá bằng đồng nội tệ tăng lên. Từ đó, nhu cầu sử dụng đồng
nội tệ cũng tăng lên dẫn đến sự tăng giá của đồng nội tệ. Kết luận là tỷ giá hối đoái
sẽ giảm đi nếu như chênh lệch lãi suất tăng lên và ngược lại.


Cung tiền (Broad Money):
4


Khi cung tiền của một quốc gia tăng lên dưới điều kiện các yếu tố khác không đổi,
sẽ ảnh hưởng trực tiếp cung cầu nội tệ. Cụ thể, lúc này cung nội tệ nhiều hơn cầu
nội tệ dẫn đến đồng nội tệ xuống giá. Vậy, tỷ giá hối đoái tăng lên nếu cung tiền
tăng lên và ngược lại.


Cán cân thương mại (Trade Balance):

Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một
quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định cũng như mức chênh lệch giữa chúng
(xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Cán cân thương mại là một phần cấu tạo nên đường
IS. Khi cán cân thương mại thặng dư (xuất khẩu tăng lên hoặc nhập khẩu giảm đi)
dẫn đến việc cầu ngoại tệ tăng lên. Khi cầu ngoại tệ tăng dẫn đến giá của ngoại tệ

cũng tăng lên, dẫn đến tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên. Khi cán cân thương mại thâm hụt
(xuất khẩu giảm hoặc nhập khẩu tăng), dẫn đến cầu nội tệ tăng lên, đồng nội tệ lên
giá và tỷ giá hối đoái giảm đi.


Mức chênh lệch lạm phát (Inflation differientials):

Nếu lạm phát của một nước thấp hơn lạm phát của nước ngoài thì giá trị đồng tiền
của nước này sẽ tăng lên dẫn đến tỷ giá hối đoái sẽ giảm đi.


Tỷ lệ trao đổi thương mại (Term of Trade):

Là tỷ lệ so sánh giá xuất khẩu với giá nhập khẩu. Tỷ lệ trao đổi thương mại có liên
quan đến tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán. Nếu tốc độ tăng giá xuất khẩu
của một quốc gia nhanh hơn tốc độ tăng giá nhập khẩu, thì tỷ lệ trao đổi thương mại
đã được cải thiện tích cực. Tỷ lệ trao đổi thương mại tăng cho thấy nhu cầu về hàng
xuất khẩu của nước đó đang tăng, dẫn đến doanh thu từ xuất khẩu tăng, và nhu cầu
cho nội tệ tăng lên (và giá trị của đồng nội tệ tăng). Nếu tốc độ tăng trưởng của giá
xuất khẩu chậm hơn so với nhập khẩu, giá trị của đồng nội tệ sẽ giảm tương đối với
các đối tác thương mại. Từ đó, tỷ giá tăng lên khi tỷ lệ trao đổi thương mại giảm
xuống và ngược lại.
4. Phương pháp luận
4.1.

Phương pháp thu thập số liệu

5



Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu mảng panel, thể hiện
những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái từ năm 1997-2017 của 11 nước trong
khu vực ASEAN. Nguồn thông tin lấy từ nguồn xác minh có tính chính xác cao, cụ
thể từ nguồn dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WorldBank).

4.2.

Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Stata để xử lý sơ lược số liệu, tính ma trận tương quan giữa các
biến. Chạy phần mềm Stata hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương tối
thiểu (OLS), mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model), mô hình tác
động cố định (Fixed Effect Model), từ đó ước lượng ra tham số của các mô hình hồi
quy đa biến. Từ phần mềm Stata ta có thể: Dùng kiểm định F nhận xét sự phù hợp
của mô hình và kiểm định t để ước lượng khoảng tin cậy cho các tham số trong mô
hình. Kiểm định các khuyết tật của mô hình bằng kiểm định đa cộng tuyến, kiểm
định phương sai sai số thay đổi và kiểm định tự tương quan.

6


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
STT

Tên tác phẩm

Tên tác giả

Năm
công


Mục tiêu nghiên cứu

bố
Ảnh hưởng của sự
biến động tỷ giá
hối đoái đối với rủi
ro kinh doanh của
các Ngân hàng
thương mại cổ
phần: Bằng chứng
1

Tran Mong

(Impact of

Uyen Ngan

Exchange Rate
Fluctuations on
Business Risk of
Joint Stock
Commercial
Banks: Evidence

Lý thuyết

nghiên cứu


nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Trả lời 3 câu hỏi:

Lãi suất và sự biến động

(1) Liệu Ngân hàng

của tỷ giá hối đoái hiệp

thương mại cổ phần ở

phương sai với nhau. Lãi

Việt Nam có phải đối

suất càng tăng, tỷ giá hối

mặt với những khó

đoái càng biến động. Tỷ

khăn về ngoại tệ?

lệ lạm phát và sự biến

(2) Những yếu tố nào


từ Việt Nam

Phương pháp

2015 ảnh hưởng đến tỷ giá
hối đoái?

Định lượng ước Lý thuyết

động của cán cân thương

lượng bằng mô

của Mishkin mại không phù hợp trong

hình Hồi quy

(2004)

MH này như lý thuyết đã

(3) Các ngân hàng

đề cập trước đó. Điều

thương mại cổ phần tại

này có thể được giải

Việt Nam nên có


thích ngắn gọn là do kinh

những giải pháp gì để

tế Việt Nam đang phát

giảm rủi ro tỷ giá trong

triển, nhập khẩu đang lớn

kinh doanh ngoại hối?

hơn xuất khẩu, nền kinh

from Vietnam)

tế phụ thuộc nhiều vào

7

Hạn chế
(nếu có)


các yếu tố bên ngoài của
nền kinh tế thế giới, vì
vậy sự biến động của cán
cân thương mại hay tỷ lệ
lạm phát sẽ bị ảnh hưởng

bởi các yếu tố bên ngoài
như là khủng hoảng kinh
tế thế giới.
Những nhân tố vĩ

Wan Mohd

Các bài nghiên Lượng xuất khẩu có

mô ảnh hưởng tới

Yaseer Mohd

Nghiên cứu tác động

cứu liên quan tương quan tuyến tính

sự biến động tỷ giá Abdoh, Noor

của biến vĩ mô lên sự

trước đó của dương với tỷ giá hối

của các nước

Hafizha

thay đổi của tỷ giá hối

Roubini


ASEAN

Muhamad

đoái của tại các nước

(2000), Kashif lạm phát và lãi suất cho

2 (Macroeconomic

Yusuf,

Phân tích hồi

2016 ASEAN, cụ thể trong

quy đa biến

đoái, trong khi đó tỉ lệ

(2000),

vay lại có tương quan

Achsani

âm. Bên cạnh đó, tương

Factors That


Shaliza

mô hình phần tích 3 tác

Influence

Azreen

động của lượng xuất

(2000), Levin quan của lãi suất và tỷ

Exchange Rate

Mohd

khẩu, tỉ lệ lạm phát và

(1997),

giá hối đoái, của tỉ lệ lạm

Fluctuation in

Zulkifli,

lãi suất cho vay.

Moccero


phát và tỷ giá hối đoái

ASEAN Countries) Norhisam

(2006), Kamin cũng rất yếu.

Bulot và Nor

(2003), Cruz

8

Độ phù
hợp của
mô hình
thấp (Rsquare=
0.0424)


Jamilah
Ibrahim

(2003), Utami
(2009)
Nghiên cứu chứng minh
được động thái tăng cung Không
tiền của Ngân hàng trung xác định

Sự tăng cung tiền


ương có dẫn đến sự thay được

và sự biến động

Kiểm tra sự biến động

của tỷ giá hối đoái

của Tỷ giá hối đoái

3 (Money Supply

Jay H. Levin

đổi của tỷ giá hối đoái.
Mô hình

1997 trong trường hợp Ngân

Growth and

hàng trung ương thay

Exchange Rate

đổi tỷ lệ tăng cung tiền.

Dornbusch


Dynamics)

Mô hình của Trong thực tế, giá trị tỷ

chiều
hướng tác

Dornbusch

giá hối đoái có thể không động của

(1976)

biểu hiện rõ sự thay đổi, việc tăng
do ngân hàng áp dụng

cung tiền

các biện pháp cân bằng

lên giá trị

nhằm đảm bảo tỷ giá

tỷ giá hối

trong nước ngang tỷ giá đoái
thế giới.

4


Lý thuyết về
những yếu tố ảnh

Michael

hưởng tới Tỷ giá

L.Mussa

hối đoái
(The Theory of

Xác định các yếu tố
1984 ảnh hưởng đến tỷ giá
hối đoái.

9

Coi tỷ giá hối
đoái như giá tài

Mô hình “giá tài sản”
giải thích được cách các

sản, giá tài sản

thông tin mới thay đổi kỳ

này phụ thuộc

vào các yếu tố

vọng về các điều kiện
kinh tế gây ra những thay


Exchange Rate
Determination)

kinh tế kỳ vọng
sẽ ảnh hưởng thị

đổi bất ngờ trong tỷ giá
hối đoái và tại sao những

trường ngoại hối

thay đổi bất ngờ đó có

trong hiện tại và

thể chi phối tỷ giá hối

tương lai. Từ đó

đoái. Ngoài ra mô hình

tác giả xây dựng

đưa ra giải thích về hiện


các công thức để

tượng tỷ giá hối đoái

đánh giá mức độ

giao ngay và kỳ hạn có

ảnh hưởng.

xu hướng biến đổi cùng
nhau, đặc biệt khi có
những thay đổi khá lớn.

Nghiên cứu về
những nhân tố ảnh Mariano,
hưởng tới Tỷ giá

Điều tra các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ giá hối

Christine
Niziel Q.

hối đoái thực tế tại
Sablan,
Philippines
5
Vanessa F.

(Investigation of
Sardon,
the Factors
Joshua Ray
Affecting Real
C.*
Exchange Rate in
Paguta,
the Philippines)

đoái thực tế ở

2016

Philippines từ năm
1973 đến 2014, hỗ trợ
Chính phủ tập trung
vào yếu tố nên cải thiện
hoặc cân bằng để duy
trì thị trường ngoại hối
ổn định.

10

Các yếu tố có ảnh hưởng Truy xuất
tới Tỷ giá hối đoái của
Mô hình tự hồi
quy được xây

Nghiên cứu


dựng bởi

của Goudarzi ròng, giá dầu, hạn chế

Goudarzi et.al

et.al (2012)

(2012)

chỉ một số
lượng hạn

Philippines bao gồm
GDP, tài sản nước ngoài chế các

nhập khẩu, thâm hụt
ngân sách. Trong đó,
GDP có ảnh hưởng lớn
nhất.

nghiên
cứu thực
nghiệm
(về hạn
chế nhập
khẩu), hầu



Ronald B.,
MAE

hết các
nghiên
cứu tham
khảo là
nghiên
cứu lý
thuyết.
Thực hiện được 03

Các bài

Lạm phát là yếu tố quan

nhiệm vụ sau:

nghiên cứu

trọng nhất dẫn tới sự

(1) Phân tích các nhân

liên quan

thay đổi trong giá trị của

Abdul


tố ảnh hưởng tới Tỷ giá

trước đó của Tỷ giá hối đoái. Lạm

Qayyum

hối đoái của Pakistan;

Phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến
sự biến động của
tỷ giá hối đoái ở
6

Pakistan
(Analysis of the
Factors Affecting
Exchange Rate
Variability in
Pakistan)

Khan,
Muammad
Ismail,
Shabana
Parveen

(2) Hiểu được nhân tố

Mô hình hồi quy

tuyến tính (sử

Zada (2010), phát có tác động tiêu cực
Hussain &

dụng phương

Farooq
pháp tổng bình
(2009), Khan
(3) Đưa ra những gợi ý
phương tối thiếu
& Sajid
phù hợp cho chính sách
thông thường)
(2005),
của Chính phủ để giải

2012 đóng vai trò then chốt;

tới Tỷ giá hối đoái bởi vì
khi Lạm phát tăng, giá trị
đồng tiền sẽ bị giảm. 03
nhân tố quan trọng tiếp
theo lần lượt là Tốc độ

quyết vấn đề về sự

Ahmed, Ara tăng trưởng của nền kinh


nâng giá hay phá giá

& Hyder

tế, theo sau là tổng lượng

đồng tiền.

(2005),

Xuất khẩu và Nhập khẩu.

Galati & Ho

11


(2003),
Xiaopu
(2002),
MacDonald
& Ricci
(2003), Ejaz,
Abbas and
Saeed (2002)
(1) Tìm ra nhân tố vĩ
mô tác động tới tỷ giá

Thực hành 02
mô hình


Những nhân tố ảnh

hối đoái;

(1) Mô hình đầu thuyết: Dự

hưởng tới tỷ giá

(2) Kiểm định ý nghĩa

tiên tập trung

hối đoái và tác

thống kê của từng biến vào những nhân của Nhà

ngân sách và sự Chênh

hình 1 để

động của chúng tới Sheetal

độc lập đối với tỷ giá

tố có thể ảnh

lệch về thu nhập khả

đánh giá


hối đoái;

hưởng tới tỷ giá chênh lệch

7 nền kinh tế Ấn Độ
(Factors affecting

Maurya

2017

(1) Nghiên
cứu lý

Những yếu tố ảnh hưởng Số lượng
lớn nhất tới tỷ giá bao
quan sát
gồm Thâm hụt cán cân

trữ ngoại hối thanh toán, Thâm hụt
nước, sự

không đủ
trong mô

dụng trong dài hạn giữa tác động

Exchange Rate and


(3) Tạo lập mô hình với hối đoái
những biến độc lập có (INR/USD)

lãi suất, sự
chênh lệch

Mỹ và Ấn Độ. Hơn nữa, của những
sự Chênh lệch về thu
biến số vĩ

its Impact on

ý nghĩa thống kê với

trong giai đoạn

lạm phát,

nhập khả dụng trong dài mô

Economy of India)

biến phụ thuộc (tỷ giá

1972-2012, từ

tính thanh

hạn đóng vai trò làm ổn


hối đoái);

đó nghiên cứu

khoản (cung định nền kinh tế.

(4) Hiểu sâu sắc mối

mối quan hệ

tiền), thâm

12

Mọi NHTW sẽ can thiệp


quan hệ giữa biến độc

giữa tỷ giá hối

lập với biến phụ thuộc;

đoái và những

(5) Kiểm định ý nghĩa

nhân tố vĩ mô

(2) NghiênSự tăng trong tỷ giá sẽ


của sự thay đổi tỷ giá

(bao gồm dữ trự

cứu thựckhông làm tăng GDP

hối đoái trong sự phát

ngoại hối Nhà

triển kinh tế;

nước, cung tiền,

nghiệm:
Zakaria K.

(6) Hiểu sâu sắc mối

chênh lệch lạm

quan hệ giữa GDP và

phát giữa nước

giá trị của đồng nội tệ; nội địa và nước
(7) Tìm hiểu tác động

ngoài, chênh


của sự thay đổi tỷ giá

lệch thu nhập

trong nhập khẩu và

khả dụng trong

xuất khẩu của Ấn Độ.

ngắn hạn và dài
hạn, thâm hụt
cán cân thanh
toán, thâm hụt
ngân sách;
(2) Mô hình thứ
hai tập trung vào
nghiên cứu tác
động của tý giá

13

hụt ngân
sách;

gián tiếp tới tỷ giá thông
qua chính sách tiền tệ.

một cách mạnh mẽ bởi vì

không có sự khác biệt

(2010), Mita quá lớn giữa sự tương
H. Suthar

quan của nhập khẩu và

(2008),

xuất khẩu. GDP sẽ tăng

Jayachandran một lượng lớn khi sự mất
G. (2013).

giá của đồng nội tệ dẫn
đến tăng xuất khẩu và
giảm nhập khẩu. Nhưng
bởi vì nhập khẩu được
chứng minh là có sự tác
động tích cực tới tỷ giá
hối đoái nên giá trị xuất
khẩu ròng giảm.


hối đoái tới nền
kinh tế Ấn Độ
(tốc độ tăng
trưởng của nền
kinh tế được đo
lường bằng

GDPmp).
03 biến thể hiện mối
quan hệ ngược chiều
gồm có lãi suất, cán cân
Tác động của các
biến số vĩ mô lên
Tỷ giá hối đoái
8 (Influence of
Macroeconomic
Variables on

Mô hình hồi quy
Ravindran
Ramasamy
and Soroush
Karimi Abar

Xác định các yếu tố vĩ
2015 mô ảnh hưởng đến tỷ
giá hối đoái.

tuyến tính (sử
dụng phương
pháp tổng bình
phương tối thiếu
thông thường)

Exchange Rates)

thanh toán quốc tế, tỷ lệ

lạm phát. Điều này có
thể được giải thích bởi
(1) Đồng tiền của các
quốc gia tương đối
mạnh, (2) Các biến độc
lập có sự tự tương quan
phức tạp, (3) Nền kinh tế
của các quốc gia tương
đối ổn định

14


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mô hình nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý thuyết và phương pháp luận cùng với những nghiên cứu trước đó
đã nêu ở chương 1, nhóm xây dựng mô hình hồi quy để nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng đến TGHĐ của các nước ASEAN so với đồng USD như sau:
Mô hình hồi quy tổng thể:

erit = β̂0+ β̂1.term_tradeit + β̂2.inflationit + β̂3.interestit + β̂4.moneyit +
β̂5.trade_balance it +

+ûit

Trong đó:


β0: Hệ số chặn; uit: Phần dư của mô hình




β1; β2; β3; β4; β5: Các hệ số góc

STT

Ký hiệu

Biến

Đơn vị

Kỳ vọng
về dấu

1

er

Exchange Rate: Tỷ giá
hối đoái
Biến phụ thuộc.

2

term_trade

LCU/USD
(Local Currency


.

Unit/USD)

Terms of Trade: Tỷ lệ
trao đổi thương mại

%

-

%

+

Biến độc lập

3

inflation

Inflation Rate: Tỷ lệ lạm
phát
Biến độc lập

15


4


interest

Lending Interest Rate:

%

-

Billion USD

+

Billion USD

-

Lãi suất
Biến độc lập

5

money

Broad Money: Tiền mở
rộng(M2)
Biến độc lập

6

trade_balance Trade Balance: Cán cân

thương mại
Biến độc lập

Bảng 3.1. Giải thích biến số
Giải thích các biến độc lập:


Terms of Trade: Tỷ lệ trao đổi thương mại. Nó thể hiện tỷ lệ giữa giá xuất
khẩu của một quốc gia và giá nhập khẩu của quốc gia đó.

Cách thức tính: TOT = PxPm .100
trong đó: Px là giá xuất khẩu, Pm là giá nhập khẩu.
Tỷ lệ trao đổi thương mại có liên quan đến tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán.
Nếu tốc độ tăng giá xuất khẩu của một quốc gia nhanh hơn tốc độ tăng giá nhập
khẩu, thì tỷ lệ trao đổi thương mại đã được cải thiện tích cực. Tỷ lệ trao đổi thương
mại tăng cho thấy nhu cầu về hàng xuất khẩu của nước đó đang tăng, dẫn đến doanh
thu từ xuất khẩu tăng, và nhu cầu cho nội tệ tăng lên (và giá trị của đồng nội tệ
tăng).


Inflation Rate: Tỷ lệ lạm phát. Đây là chỉ số đo lường sự gia tăng của
mức giá chung trong nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý,
sáu tháng, năm).

Cách thức xác định: π = lr - 100
16


trong đó π là tỷ lệ lạm phát, lr là chỉ số giá tính bằng phần trăm so với thời kỳ trước
- có thể là chỉ số điều chỉnh GDP, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số bán lẻ (RPI),

chỉ số sinh hoạt (CLI) v.v…
Việc thay đổi lạm phát trong nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế
và ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ làm tỷ giá thay đổi.


Lending Interest Rate: Lãi suất. Đây là là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được
người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Lãi suất
ảnh hưởng tương đối đến các hoạt động đầu tư chứng khoán ở nước ngoài, từ
đó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.



Broad Money: Tiền mở rộng (M2). Đây là phương pháp bao quát nhất để
tính toán cung tiền của một quốc gia nhất định.

Cách thức tính: M2 = M1 + tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn
trong đó M1 = tổng lượng tiền mặt (M0) + tiền gửi không kỳ hạn + séc du lịch
+ các khoản tiền gửi có thể viết séc khác.


Trade Balance: Cán cân thương mại. Cán cân thương mại ghi lại những thay
đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời
gian nhất định cũng như mức chênh lệch giữa chúng.

Cách thức tính: NX = EX - IM
trong đó NX là xuất khẩu ròng, thể hiện cán cân thương mại, EX là tổng giá trị xuất
khẩu, IM là tổng giá trị nhập khẩu, đều tình theo đơn vị tỉ USD.
Cán cân thương mại phản ánh tình hình thu-chi thực tế bằng ngoại tệ của một quốc
gia này với quốc gia khác trong giao dich quốc tế. Cán cân thương mại thặng dư là
thu nhập từ hoạt động xuất khẩu nhiều hơn chi cho hoạt động nhập khẩu. Khi đó,

nước ngoài sẽ phải trả nhiều ngoại tệ, dẫn đến cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối,
từ đó làm cho tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm.

17


3.2. Nguồn dữ liệu
Biến
Exchange
Rate

Nguồn dữ liệu
/>Data -> Official exchange rate (LCU per US$, period average), dữ
liệu 1997-2017

Terms of
Trade

/>Countries -> Nước cần tìm -> Terms of Trade, dữ liệu 1997-2017

Inflation

/>Data -> Inflation, consumer prices (annual %), dữ liệu 1997-2017

Interest

/>Data -> Deposit interest rate (%), dữ liệu 1997-2017

Broad
Money


/>Data -> Broad money (current LCU), dữ liệu 1997-2017

Trade
Balance

/>Countries -> Nước cần tìm ->Trade balance, in dollars, dữ liệu
1997-2017
Bảng 3.2. Nguồn số liệu

18


3.3. Mô tả thống kê, tương quan biến số
3.3.1. Mô tả thống kê
Chạy lệnh su er money trade_balance interest inflation term_trade, ta được
kết quả:
Tên biến

Số quan
sát

Trung
bình

Độ lệch
chuẩn

Giá trị
min


Giá trị
max

er

187

3868.752

5971.211

1.25

22370.09

money

187

496991.2

1316884

8.28228

7773307

trade_balance


187

10.16545

20.74604

-31.52

83.54

interest

187

5.252513

5.037374

.136

39.067

inflation

187

7.008342

13.92223


-1.71

125.272

term_trade

187

99.86727

44.48645

-16.67

257.63

Bảng 3.3. Mô tả thống kê
Nhận xét: Từ bảng mô tả thống kê ta thấy, độ lệch chuẩn của biến money là rất lớn,
chứng tỏ biến này chưa phân phối chuẩn, dẫn tới dữ liệu bị phân tán. Vì vậy, nhóm
quyết định logarith hóa biến money, vì giá trị của M2 là rất lớn, như vậy sẽ chính
xác hơn khi chúng ta xem xét sự thay đổi phần trăm của M 2 đối với sự biến động
của tỷ giá hối đoái.
3.3.2. Mô tả tương quan giữa các biến
Trong phần này ta phân tích ma trận tương quan giữa các nhân tố có trong mô hình
nghiên cứu để xem xét về mức độ tương tác giữa các biến với nhau cả về hướng
và độ mạnh giữa các biến.
Chạy lệnh corr er lnmoney trade_balance interest inflation term_trade, ta thu được
kết quả như sau:
19



er

trade
balance

lnmoney

interest

inflation

er

1.0000

lnmoney

0.7739

1.0000

- 0.2346

- 0.2222

1.0000

interest


0.3378

0.4415

- 0.2802

1.0000

inflation

0.1085

0.0721

- 0.1631

0.5677

1.0000

- 0.0902

- 0.1824

0.0202

- 0.1291

- 0.2674


trade_balance

term_trade

term_
trade

1.0000

Bảng 3.4. Ma trận tương quan giữa các biến
Dựa vào ma trận hệ số tương quan ta thấy:
lnmoney có hệ số tương quan khá cao là 0.7739 và có tác động dương lên biến phụ thuộc.
trade_balance có hệ số tương quan khá thấp là 0.2346 và có tác động âm lên biến phụ thuộc.

interest có hệ sô tương quan khá thấp là 0.3378 và có tác động dương lên biến phụ thuộc.

inflation có hệ số tương quan thấp là 0.1085 và có tác động dương lên biến phụ thuộc.
term_trade có hệ số tương quan thấp nhất là 0.0902 và có tác động âm lên biến phụ thuộc.
=> Tương quan về dấu của 4 trên tổng số 5 biến độc lập với biến phụ thuộc đúng như
dấu kỳ vọng. Chỉ có dấu của biến interest là trái so với kỳ vọng. Trong đó, biến phụ
thuộc er tương quan dương với các biến inflaion, lnmoney và interest, tương quan âm
với các biến term_trade và trade_balance. Về tương quan mạnh yếu, er có tương quan
mạnh đối với biến lnmoney, tức hệ số tương quan có giá trị tuyệt đối lớn hơn 0.5. Đối
với các biến trade_balance, interest, inflation và term_trade, mức độ tương quan
tương đối thấp, tức hệ số tương quan có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 0.5. Đáng chú

ý là, mức độ tương quan giữa er và term_trade là rất nhỏ, giá trị tuyệt đối bằng
0.09, tức là 2 biến này gần như không có tương tác với nhau.
20



CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG & THẢO LUẬN
4.1. Phương trình kinh tế lượng
Từ việc tham khảo các nghiên cứu trước cùng các tài liệu liên quan, nhóm xin
đề xuất phương trình hồi quy tuyến tính tổng quát như sau:
erit = β̂0+ β̂1.term_tradeit + β̂2.inflationit + β̂3.interestit + β̂4.lnmoneyit + β̂5.trade_balanceit + +ûit

4.2.


Lựa chọn giữa 3 mô hình POLS, RE và FE

Chạy mô hình RE ta được kết quả sau:
Biến phụ thuộc
Biến giải thích

Tỷ giá hối đoái (er)
Hệ số ước
lượng

Sai số
chuẩn

pvalue

781.2134

97.53012

0.000


Cán cân thương mại (trade_balance)

-3.437634

6.660968

0.606

Lãi suất

16.50103

28.6838

0.565

-8.572631

7.656897

0.263

19.82027

5.208536

0.000

Tiền mở rộng

(lnmoney)

(interest)
Lạm phát
(inflation)
Tỷ lệ trao đổi thương mại
(term_trade)
Hệ số chặn
R

2

Số quan sát

-4662.222
0.5569
187
Bảng 4.1 Kết quả ước lượng theo mô hình RE
21




Lựa chọn mô hình giữa RE và POLS bằng lệnh xttest0, có kết quả:
p-value= 0.0000 < = 0.05 => Bác bỏ H0



Chạy mô hình FE ta được kết quả như sau:
Biến phụ thuộc

Biến giải thích

Tỷ giá hối đoái (er)
Hệ số ước lượng Sai số chuẩn p-value

Tiền mở rộng
(lnmoney)

741.3008

100.589

0.000

Cán cân thương mại (trade_balance)

-2.620018

6.671671

0.695

Lãi suất
(interest)

12.36571

28.8225

0.668


Lạm phát

-9.206634

7.640834

0.230

20.67022

5.275063

0.000

(inflation)
Tỷ lệ trao đổi thương mại (term_trade)
Hệ số chặn

-4713.372
0.5448

R2
Số quan sát

187
Bảng 4.2 Kết quả ước lượng theo mô hình FE




Lựa chọn giữa mô hình RE và mô hình FE bằng lệnh Hausman, có kết quả:
p-value= 0.8477 > = 0.05 => Không bác bỏ H0



Mô hình RE là mô hình thích hợp nhất.

4.3. Chạy mô hình
Sau khi chọn được RE là mô hình phù hợp nhất, ta tiến hành chạy mô hình RE
và thu được kết quả:
22


Biến phụ thuộc
Biến giải thích

Tỷ giá hối đoái (er)
Hệ số ước
lượng

Sai số
chuẩn

pvalue

781.2134

97.53012

0.000


Cán cân thương mại (trade_balance)

-3.437634

6.660968

0.606

Lãi suất

16.50103

28.6838

0.565

-8.572631

7.656897

0.263

19.82027

5.208536

0.000

Tiền mở rộng

(lnmoney)

(interest)
Lạm phát
(inflation)
Tỷ lệ trao đổi thương mại
(term_trade)
Hệ số chặn
R

-4662.222
0.5569

2

Số quan sát

187
Bảng 4.3 Kết quả ước lượng theo mô hình RE

Từ bảng kết quả, ta có mô hình hồi quy:
erit = -4662.222 + 19.820term_trade + -8.573inflation + 16.501interest +
781.213lnmoney + -3.438 trade_balance + uit

4.4. Kiểm định mô hình

Kiểm tra mô hình có mắc phải khuyết tật tự tương quan bằng lệnh xtserial, ta thu được p_value=0


Mô hình mắc lỗi tự tương quan.


23



Bác bỏ giả thuyết 0.


×