TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----
-----
TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
Đề tài:
MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁN
CÂN VÃNG LAI (CA) VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1995 – 2015
Nhóm sinh viên thực hiện:
Họ và tên thành viên
Vũ Thị Vân Anh
Phạm Thị Vân Anh
Ngô Lan Hương
Trần Phương Thảo
Bùi Đức Thanh
Lớp tín chỉ:
Giảng viên hướng dẫn:
Mã số sinh viên
1313310010
1611120011
1511120024
1411110567
1611120099
KTE309(1-1718).3_LT
ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 4
NỘI DUNG................................................................................................................................................ 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................................... 6
1.1. Lý thuyết về cán cân vãng lai (CA) và các biến độc lập trong mô hình.........6
1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của cán cân vãng lai (CA)................................................ 6
1.1.2. Tỷ giá hối đoái thực....................................................................................................... 8
1.1.3. Tỷ lệ lạm phát.................................................................................................................... 8
1.1.4. Độ mở nền kinh tế........................................................................................................... 8
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.......................................................................................... 9
1.3. Giả thiết nghiên cứu.................................................................................................................. 11
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG MÔ HÌNH................................................................................ 13
2.1. Phương pháp luận của nghiên cứu...................................................................................... 13
2.2. Xây dựng mô hình lý thuyết.................................................................................................. 14
2.2.1. Xác định dạng mô hình.............................................................................................. 14
2.2.2. Giải thích các biến, kí hiệu, ý nghĩa, cách đo và đơn vị của biến.......14
2.3. Mô tả số liệu................................................................................................................................... 17
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ.......19
3.1. Bảng kết quả và phân tích bảng kết quả.......................................................................... 19
3.2. Kiểm định giả thuyết................................................................................................................. 20
3.2.1. Kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy............................................. 20
3.2.2. Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy........................................................... 21
3.3. Các khuyết tật của mô hình.................................................................................................... 22
3.3.1. Phương sai sai số thay đổi........................................................................................ 22
3.3.2. Đa cộng tuyến................................................................................................................. 23
2
3.4. Khuyến nghị và giải pháp....................................................................................................... 23
KẾT LUẬN............................................................................................................................................ 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 28
BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM.......................................... 29
3
LỜI MỞ ĐẦU
Theo số liệu báo cáo của Meril Lynch (2007), Việt Nam là quốc gia duy
nhất trong khối cộng đồng chung ASEAN có thâm hụt tài khoản vãng lai (gần
10% GDP). Mặc dù việc thâm hụt tài khoản vãng lai là điều hết sức bình thường
bởi Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao và đang ở trong giai đoạn
đầu phát triển. Vì vậy, đôi khi Việt Nam cần tận dụng nguồn vốn trên thế giới để
phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nếu con số này chỉ
ở mức vừa phải thì không đáng lo ngại, còn khi thâm hụt tài khoản vãng lai vượt
ngưỡng sẽ gây rủi ro cho nền kinh tế, khiến nền kinh tế sẽ gặp phải nguy cơ
khủng hoảng tiền tệ nếu như không có các biện pháp kịp thời tác động.
Chính vì vậy, nhóm chúng em thực hiện bài tiểu luận với đề tài “Một số
yếu tố tác động đến cán cân vãng lai (CA) Việt Nam giai đoạn 1995 – 2015”
nhằm mục đích vận dụng được những kiến thức đã học ở môn Kinh tế lượng
cùng những hiểu biết về kinh tế để tìm hiểu sự tác động của một số yếu tố ảnh
hưởng đến cán cân vãng lai từ đó tìm ra các khuyến nghị phù hợp, thúc đẩy cải
thiện cán cân vãng lai ở Việt Nam.
Cụ thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu hướng đến trong bài tiểu luận là
cán cân vãng lai ở Việt Nam và ba yếu tố ảnh hưởng lên cán cân vãng lai gồm: tỷ
giá thực, tỷ lệ làm phát và độ mở nền kinh tế trong giai đoạn 1995 – 2015.
Với quỹ thời gian hạn hẹp và hiểu biết chưa đầy đủ của nhóm chúng em,
chắc chắn trong quá trình thực hiện đề tài gặp rất nhiều khó khăn như hạn chế
thời gian của số liệu, kiến thức chuyên môn về kinh tế nói chung và tài chính
quốc tế nói riêng của nhóm còn nhiều hạn chế cũng như lần đầu tiên thực hiện
một đề tài về kinh tế lượng còn nhiều bỡ ngỡ và sai sót.
4
Nội dung của tiểu luận được chia thành 3 phần với cấu trúc như sau:
Chương 1 – Cơ sở lý thuyết
Đưa ra các lý thuyết cơ bản liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Đồng
thời trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về các
yếu tố tác động đến cán cân vãng lai ở Việt Nam cũng như đưa ra một số giả
thuyết nghiên cứu phù hợp.
Chương 2 – Xây dựng mô hình
Sử dụng phương pháp ước lượng hàm hồi quy mẫu – phương pháp bình
phương nhỏ nhất OLS (Ordinary Least Square) cho mô hình hồi quy ba biến để
phát triển vấn đề, xây dựng mô hình lý thuyết với các số liệu nghiên cứu được
thu thập trong giai đoạn 1995 – 2015.
Chương 3 – Ước lượng, kiểm định mô hình và suy diễn thống kê
Ứng dụng phần mềm GRETL vào nghiên cứu để xây dựng mô hình ước
lượng. Đồng thời phát hiện ra các khuyết tất của mô hình nếu có như đa cộng
tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan... Cuối cùng khẳng định giả
thuyết và đưa ra kiến nghị, giải pháp phù hợp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình thực hiện, xong bài tiểu luận
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy chúng em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của cô giáo và bạn đọc để bài nghiên cứu
được hoàn thiện hơn nữa.
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2017
Nhóm thực hiện
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.
LÝ THUYẾT VỀ CÁN CÂN VÃNG LAI (CA) VÀ CÁC BIẾN ĐỘC
LẬP TRONG MÔ HÌNH
1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của cán cân vãng lai (CA)
a) Cán cân vãng lai (CA – Current Account) là một trong bốn
thành phần cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế (BP/ BOP
– The Balance Of Payments). Cán cân vãng lai liên quan đến
sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản, ghi chép các giao dịch
kinh tế quốc tế với các khoản thu nhập hoặc thanh toán phát
sinh trong năm, bao gồm các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ,
các khoản chuyển dịch thanh toán và các khoản chuyển giao
một chiều hay chuyển giao vãng lai. (Multinational Business
Finance, 2014 – K. Eiteman, Stonehill & Moffett)
b) Kết cấu của cán cân vãng lai (CA)
Gồm 4 cán cân bộ phận:
Cán cân thương mại/ Cán cân hàng hóa (TB)
o Cán cân thương mại ghi chép các khoản thu từ xuất khẩu
hàng hoá và các khoản chi cho việc nhập khẩu hàng hoá.
o Cán cân thương mại thặng dư hay xuất siêu và ngược
lại ta có cán cân thương mại thâm hụt hay nhập siêu.
o Các nhân tố tác động lên cán cân thương mại
- Nhân tố tỷ giá
6
- Nhân tố lạm phát
- Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng
- Thu nhập của người không cư trú
- Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài
Cán cân dịch vụ (SB)
o Cán cân dịch vụ ghi chép các khoản thu từ xuất khẩu
dịch vụ và các khoản chi cho việc nhập khẩu dịch vụ.
o Bao gồm dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, ngân
hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, thông tin, xây
dựng và các hoạt động dịch vụ khác.
Cán cân thu nhập (I)
Cán cân thu nhập ghi chép các khoản thu và chi về thu
nhập giữa người cư trú và không cư trú, bao gồm:
o Thu nhập của người lao động: là các khoản tiền lương,
tiền thưởng, và các khoản thu nhập khác bằng tiền bằng
hiện vật.
o Các khoản thu nhập từ đầu tư: là các khoản thu nhập từ
lợi nhuận đầu tư trực tiếp vào các công ti nước ngoài,
lãi từ đầu tưu vào trái phiếu và giấy tờ có giá.
Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Tr)
o Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều ghi chép các
khoản kiều hối, khoản viện trợ không hoàn lại, quà
tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng
tiền và hiện vật cho mục đích tiêu dùng.
7
o Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều phản ánh sự
phân phối lại thu nhập giữa người cư trú và người
không cư trú.
1.1.2. Tỷ giá hối đoái thực
Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng
tiền khác. (Giáo trình Tài chính Quốc tế - GS. TS. Nguyễn Văn
Tiến)
1.1.3. Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát là thước đo tỷ lệ giảm xuống sức mua của đồng
tiền. Nó là một biến số được sử dụng để tính toán lãi suất thực
cũng như để điểu chỉnh mức lương.
Nếu Po là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và P – 1 là mức
giá của kỳ trước, thì tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại là:
Tỷ lệ lạm phát = 100% x (Po – P-1)/P-1
1.1.4. Độ mở nền kinh tế
Theo cách đánh giá truyền thống, giá trị tham gia thương mại quốc
tế của một quốc gia thường được đo bằng giá trị xuất khẩu, nhập
khẩu hay tổng giá trị xuất nhập khẩu. Để so sánh mức độ mở cửa
giữa các quốc gia được chính xác, không phụ thuộc vào độ lớn của
nền kinh tế, người ta sử dụng tỷ lệ giá trị thương mại
8
quốc tế trên tổng sản phẩm quốc nội GDP. Tỷ lệ này chính là độ
mở nền kinh tế
Độ mở nền kinh tế = Tổng sản lượng xuất nhập khẩu/ GDP
1.2.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa về mặt lý thuyết, khi tỷ giá hối đoái tăng
cho thấy sự mất giá của đồng nội tệ so với trước nên hàng hóa nhập
khẩu từ nước ngoài có xu hướng đắt hơn hàng hóa trong nước dẫn
đến nhu cầu nhập khẩu giảm và xuất khẩu có xu hướng tăng làm
giảm thâm hụt của tài khoản vãng lai; hay nói cách khác tỷ giá hối
đoái tác động ngược chiều lên tài khoản vãng lai.
Ang và Sek (2011) đã tiến hành nghiên cứu so sánh các nhân tố
quyết định thặng dư và thâm hụt tài khoản vãng lai giữa nhóm các
quốc gia thặng dư tài khoản vãng lai và nhóm các quốc gia thâm hụt
tài khoản vãng lai giai đoạn từ năm 1973 – 2010. Kết quả bài
nghiên cứu cho thấy một sự gia tăng trong tỷ giá hối đoái danh
nghĩa có nghĩa đồng nội tệ tăng giá điều này sẽ dẫn đến xuất khẩu
giảm bởi vì giá hàng hóa trong nước cao hơn giá hàng hóa nước
ngoài, điều này sẽ làm tài khoản vãng lai xấu đi.
9
Jawaid and Raza (2013) nghiên cứu các nhân tố tác động đến thâm
hụt tài khoản vãng lai ở Pakistan cho thấy tỷ giá có mối quan hệ
cùng chiều với thâm hụt tài khoản vãng lai.
Kwalingana và Nkuna (2009) nghiên cứu các nhân tố tác động đến
sự mất cân bằng của tài khoản vãng lai ở Malawi cũng cho thấy tỷ
giá hối đoái tác động cùng chiều lên thâm hụt tài khoản vãng lai.
Những phát hiện này cho rằng chính phủ có thể trực tiếp kiểm soát
biến động của tài khoản vãng lai thông qua chính sách tỷ giá do đó
nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách tỷ giá trong việc giảm
thâm hụt tài khoản vãng lai.
Calderon, Chong, Loayza (2002) kiểm tra mối liên kết giữa thâm
hụt tài khoản vãng lai và một tập hợp các biến kinh tế vĩ mô cũng
cho thấy một sự gia tăng trong tỷ giá hối đoái sẽ làm gia tăng thâm
hụt tài khoản vãng lai ở các nước đang phát triển. Thâm hụt ngân
sách theo phương pháp tiếp cận Tiết kiệm – Đầu tư tài khoản vãng
lai sẽ thặng dư khi tiết kiệm ròng của khu vực tư nhân thặng dư hay
ngân sách chính phủ thặng dư và ngược lại. Tài khoản vãng lai sẽ
thâm hụt khi tiết kiệm ròng khu vực tư nhân thâm hụt hay ngân sách
chính phủ bị thâm hụt.
Hanan Morsy (2009) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tài khoản
vãng lai trong trung hạn, sử dụng dữ liệu của 28 nước xuất khẩu dầu
giai đoạn từ năm 1970 – 2006. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy cán
cân ngân sách và tài khoản vãng lai có mối quan hệ cùng chiều và
10
cán cân ngân sách tác động đáng kể đến tài khoản vãng lai cả trong
ngắn hạn và dài hạn.
1.2.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của cán cân thương mại
Trong nghiên cứu của Jawaid and Raza (2013) cán cân thương mại
tác động cùng chiều đến thâm hụt tài khoản vãng lai ở Pakistan.
Nền kinh tế bị thâm hụt cán cân thương mại khi nhập khẩu nhiều
hơn xuất khẩu mà cán cân thương mại là một phần của tài khoản
vãng lai nên khi cán cân thương mại thâm hụt sẽ dẫn đến tài khoản
vãng lai bị thâm hụt.
1.3.
GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
a) Về nhân tố tỷ giá:
Với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi thì khi tỷ giá hối đoái tăng
làm cho các giá trị hàng hoá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, giá giảm
làm cho cầu xuất khẩu tăng, dẫn đến kích thích tăng khối lượng xuất khẩu.
Khi đó, làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ và làm tác động đến cán
cân thương mại.
b) Về nhân tố lạm phát:
Với điều kiện các nhân tố khác không đổi thì khi tỷ lệ lạm phát trong nước
cao hơn ở nước ngoài sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá nước đó
trên thị trường quốc tế dẫn đến giảm khối lượng xuất khẩu, tác động đến
cán cân thương mại, dịch vụ, làm thay đổi cán cân vãng lai. Tuy nhiên ảnh
11
hưởng của nhân tố lạm phát lên giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ và ngoại
tệ là không rõ ràng.
c) Về độ mở nền kinh tế:
Với điều kiện các nhân tố khác không đổi thì khi độ mở nền kinh tế càng
tăng càng khiến cho cán cân vãng lai thâm hụt mạnh ở một số quốc gia
đang phát triển và ngược lại với các quốc gia phát triển.
12
CHƯƠNG II
XÂY DỰNG MÔ HÌNH
2.1.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này. nhóm chúng em đưa ra giả thiết nghiên cứu về
các yếu tố có liên quan đến cán cân vãng lai của Việt Nam trong giai
đoạn 1995-2016. Đây là giai đoạn mở cửa. tiến vào công nghiệp hóa.
hiện đại hóa đất nước. việc tìm hiểu giai đoạn này có liên quan mật
thiết tới sự phát triển lâu dài của kinh tế Việt Nam.
Phương pháp xây dựng mô hình kinh tế lượng: Đi từ nghiên cứu các
giả thiết kinh tế. tài chính liên quan đến cán cân vãng lai. sau đó xây
dựng mô hình toán kinh tế bằng cách xác định dạng hàm toán học của
mô hình. Từ việc sử dụng mô hình toán học. nhóm chúng em tiến hành
xây dựng mô hình kinh tế lượng.
Phương pháp thu thập số liệu: nhóm chúng em tiến hành thu thập số liệu
về các biến số dựa trên nhiều nguồn khác nhau như Tổng cục thống kê
Việt Nam. Niên giám thống kê qua các năm. Học liệu mở Việt Nam
(VOVR). các bài nghiên cứu. thư viện tài liệu mở. Từ những số liệu tìm
được. nhóm sàng lọc. tổng hợp để đưa ra được số liệu.
Phương pháp ước lượng hàm số: Nhóm chúng em sử dụng phương pháp
Bình phương tối thiểu thông thường (OLS) để thu được kết quả hồi quy.
Phương pháp kiểm định giả thuyết: kiểm định giá trị tới hạn. kiểm
định F. kiểm định White. ...
Nhóm tiến hành diễn giải kết quả hồi quy. đưa ra dự báo và hoàn chỉnh
lại tiểu luận.
13
Các chương trình được sử dụng trong quá trình làm tiểu luận: Phần
mềm Microsoft Word 2010. phần mềm Microsoft Excel 2010 và phần
mềm Gretl.
2.2.
XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÝ THUYẾT
2.2.1. Xác định dạng mô hình
Mô hình kinh tế lượng được lựa chọn là mô hình hàm hồi quy mẫu:
CA=
+
.
+
.
+
.
+
Trong đó:
Mô hình có 1 biến phụ thuộc là biến CA.
Mô hình có biến độc lập là 4 biến: RER, INFRATE và OPEN.
2.2.2. Giải thích các biến, kí hiệu, ý nghĩa, cách đo và đơn vị của biến
Biến phụ thuộc
Tên biến
Giải thích
Đơn vị
Ý nghĩa
kí hiệu
14
Cán cân vãng lai ghi
chép các giao dịch kinh
tế quốc tế với các khoản
Current
thu nhập hoặc thanh
toán phát sinh trong
CA
Account Cán cân
Tỷ USD/năm
năm. cán cân vãng lai
bao gồm: Cán cân
vãng lai
thương mại. cán cân
dịch vụ. thu nhập.
chuyển giao vãng lai
một chiều.
Biến độc lập – định lượng
Tên biến
Giải thích
kí hiệu
Đơn vị
Ý nghĩa
Tỷ giá hối đoái thực
giảm xuống phản ánh
mức tăng chi phí sản
RER
Real Export
xuất của những hàng
Rate – Tỷ
hoá mậu dịch trong
giá hối đoái
nước. Nếu không có sự
thực
tăng giá tương ứng ở các
quốc gia khác thì việc đó
đồng nghĩa với việc suy
giảm vị trí cạnh tranh.
15
Tỷ lệ lạm phát là thước
đo tỷ lệ giảm xuống sức
Inflation
mua của đồng tiền. Nó
INFRATE Rate – Tỷ lệ
là một biến số được sử
lạm phát
dụng để tính toán lãi
suất thực cũng như để
điểu chỉnh mức lương.
Gross
GDP là giá trị thị trường
của tất cả các sản phẩm
Domestic
GDP
Product –
Tổng sản
phẩm quốc
nội
được sản xuất ra trên
Tỷ USD/năm
một vùng lãnh thổ (quốc
gia) trong một khoảng
thời gian (thường được
tính trong một năm).
16
Economy
Openess –
Độ mở nền
Phản ánh mức độ mở
kinh tế
OPEN
(Tỷ lệ giá
trị thương
cửa giữa các quốc gia
Tỷ USD/năm
mại quốc
tế/ Tổng
được chính xác, không
phụ thuộc vào độ lớn
của nền kinh tế
sản phẩm
quốc nội)
2.3.MÔ TẢ SỐ LIỆU
Dữ liệu dùng nghiên cứu liệu thứ cấp mà thu thập từ trang web thống
kê số liệu đáng tin cậy từ Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổng cục
Thống kê Việt Nam (GSO).
Số liệu về giá trị xuất nhập khẩu đã được xử lý bằng cách chuyển từ
đơn vị triệu USD ra đơn vị tỷ đồng để thống nhất. dựa trên tỷ giá hối
đoái qua các năm.
Bảng số liệu
17
Giải thích bảng số liệu
CA: cán cân vãng lai (Tỷ USD)
EXP: tổng lượng xuất khẩu (Nghìn tỷ VND)
IMP: tổng lượng nhập khẩu (Nghìn tỷ VND)
RER: tỷ giá thực (VND/1USD)
INFRATE: tỷ lệ lạm phát (%)
GDP: tổng sản phẩm quốc nội (Nghìn tỷ VND)
OPEN: độ mở nền kinh tế
18
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ
3.1.
BẢNG KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH BẢNG KẾT QUẢ
Kết quả sau khi chạy mô hình hồi quy bằng phần mềm Gretl:
Phương trình hồi quy mẫu của mô hình:
CA = -12.8984 + 0.00190501*RER - 0.209973*INFRATE - 14.2482*OPEN
Phân tích kết quả:
- Số quan sát (obs): 21
- Trung bình của biến phụ thuộc (Mean dependent var): -0.390952
- Độ lệch chuẩn của hàm hồi quy (S.E. of regression): 4.008115
19
- Tổng bình phương của các phần dư ( Sum squared resid): 273.1048
- Độ lệch chuẩn của các biến phụ thuộc (S.D. dependent var): 5.134471
- Hệ số xác định R2 = 48.20% thể hiện mức độ phù hợp của hàm hồi quy mẫu
chỉở mức tương đối. Ngoài ra, giá trị của R2 còn cho biết 48.20% sự biến động
cán cân vãng lai (CA)của Việt Nam giai đoạn 1995-1995 được giải thích bởi
các biến độc lập: tỷ giá hối đoái thực, tỷ lệ lạm phát và độ mở của nền kinh tế.
̅̅
- Hệ số xác định điều chính 2̅ = 39.06%
- Ý nghĩa các hệ số trong mô hình hồi quy:
̂
+ = -12.8984 có nghĩakhi giá trị của các biến độc lập X = 0 thì giá trị trung
1i
̂
+
bình của CA là -12.8984 (tỷ USD)
= 0.00190501 có nghĩa là khi tăng tỷgiá đối hoái 1 đơn vị thì giá trị của CA
2
tăng trung bình 0.00190501 đơn vị, các yếu tố khác không đổi.
̂
+
= -0.209973 có nghĩa là khi tăng tỷ lệ lạm phát lên 1 đơn vị (1%) thì giá trị
3
của CA giảm trung bình -0.209973 đơn vị, các yếu tố khác không đổi.
+
̂
= -14.2482 có nghĩa là khi tăng độ mở của nền kinh tế nên 1 đơn vị thì giá trị
4
của CA giảm trung bình -14.2482 đơn vị, các yếu tố khác không đổi
3.2.
KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT
3.2.1. Kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy
- Mục đích: Kiểm tra ý nghĩa của từng hệ số hồi quy lên mô hình. Nói cách khác,
trả lời câu hỏi liệu rằng từng biến độc lập có thực sự ảnh hưởng đến giá trị trung
bình của biến phụ thuộc CA hay không.
20
- Cặp giả thiết thống kê
{0
: =0
1
: ≠0
- Phương pháp kiểm định: Phương pháp giá trị tới hạn và là kiểm định hai phía
Nếu |tqs| > t(n-k,α/2) thì bác bỏ H0, chấp nhận H1.
Ta có t(17, 0.025) = 2.110.
Dựa vào cột t-ratio, có thể thấy chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H 0 đối với biến
INFRATE. Có thể nói rằng với mức ý nghĩa 1% thì biến RER cóý nghĩa thống
kê, biến OPEN có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%.
3.2.2. Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy
- Mục đích: Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy tức là trả lời câu hỏi liệu
rằng tất cả các biến có cùng giải thích cho biến phụ thuộc hay không. Nói cách
khác, hệ số các biến độc lập có đồng thời bằng 0 hay không.
- Phương pháp kiểm định: Kiểm định F
Cặp giả thiết:
2
{ 0: =0
1:
2
≠0
Dựa vào bảng kết quả, ta có:
F(3, 17) = 5.273395
P-value(F) = 0.009367
Từ kết quả trên ta thấy: P-value < 0.05, bác bỏ H0, chấp nhận H1. Kết luận: tất cả
các hệ số hồi quy không đồng thời bằng không, mô hình hồi quy phù hợp.
21
3.3.
CÁC KHUYẾT TẬT CỦA MÔ HÌNH
3.3.1. Phương sai sai số thay đổi
- Phương pháp: Kiểm định White, dùng lệnh Heteroskedasticity trong Gretl
Kết quả:
Kết luận: Mô hình không có hiện tượng PSSS thay đổi do có p-value > α
22
3.3.2. Đa cộng tuyến
- Sử dụng lệnh Tests -> Collinearity. Kết quả:
Kết luận : khi trị số VIF >10 thì mô hình chắc chắn có đa cộng tuyến, trị số
2
chắc chắn, trong phạm vi nghiên cứu này, kết quả trên có thể coi là chấp
nhận được và mô hình không chắc chắn có đa cộng tuyến do VIF<10.
3.4. KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
Mục đích của bài nghiên cứu là cố gắng đánh giá các tác động của một số
biến quan trọng đối với Cán cân vãng lai từ đó đưa ra các hàm ý chính sáchđối
với nhà điều hành nền kinh tế.
Phân tích các hệ số hồi quy, ta nhận thấy biến RER mang dấu dương phù hợp
với giả định nghiên cứu ban đầu, nghĩa là khi tỷ giá thực tăng lên, đồng nội tệ mất
giá tương đối so với ngoại tệ khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam rẻ đi tương
đối so với hàng hóa tại các quốc gia khác, từ đó nhu cầu, tăng sức cạnh tranh của
hàng hóa Việt Nam giúp cải thiện Cán cân vãng lai. Đồng thời hàng hóa
23
nhập khẩu bằng ngoại tệ sẽ trở nên đắt hơn tương đối, từ đó sẽ giảm nhu cầu của
các nhà nhập khẩu trong nước cũng dẫn đến cải thiện Cán cân vãng lai.
Biến lạm phát như kỳ vọng nghiên cứu ban đầu có tác động không rõ ràng
đến Cán cân vãng lai. Biến Độ mở của nền kinh tế mang dấu âm đúng với kỳ
vọng nghiên cứu ban đầu khi chỉ ra rằng quá trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh
tế thế giới có thể đem lại một số rủi ro không mong muốn đối với kinh tế Việt
Nam, trực tiếp nhất là khiến Cán cân vãng lai thâm hụt đi. Với tiền sử là một nền
kinh tế nhập siêu, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ phẩm, máy móc thiết bị công
nghệ cao, khi tự do thương mại quốc tế tăng lên đồng nghĩa những mặt hàng này
dễ xâm nhập vào thị trường nội địa hơn. Nhà quản lý và nhà sản xuất trong nước
“ít động lực” hơn để thúc đẩy công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cơ bản, có xu
hướng ỷ lại vào các nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu, không nỗ lực tìm kiếm
các giải pháp cải thiện công nghệ để cải thiện giá trị gia tăng cho hàng nội địa.
Nhóm đưa ra một số khuyến nghị như sau:
Thứ nhất, việc sử dụng các công cụ điều hành tỷ giá như Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam (SBV) vẫn thực hiện trong những năm gần đây để kiểm soát Cán
cân vãng lai là có hiệu quả (phá giá đồng nội tệ), có cơ sở khoa học, SBV cần
tiếp tục linh hoạt điều tiết Cán cân vãng lai qua kênh này.
Thứ hai, các năm gần đây Việt Nam có xu hướng tham gia sâu rộng, thậm chí
là ồ ạt vào nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương với nhiều nước
trên thế giới, với điểm nhấn đầu tiên là AFTA (1995), WTO (2006), theo sau đó là
rất nhiều FTA khác như Việt Nam-Hoa Kỳ, ASEAN+3, AEC, VCUFTA. Việc tham
gia các hiệp định này rõ ràng đã thay đổi sâu rộng bộ mặt của nền kinh tế, đem đến
nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên mặt trái của nó là lực lượng doanh nghiệp tư
nhân, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước chưa có sự
24
chuẩn bị tốt để nắm lấy lợi ích từ việc gia tăng xâm nhập thị trường nước ngoài,
ngược lại còn tạo ra sự thụ động, ỷ lại vào nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào
trong sản xuất, làm tăng sức ép lên Cán cân vãng lai. Điều này có thể nhận thấy
rõ rệt ở một số ngành như Vật liệu xây dựng, Phân bón-Hóa chất, Nhân lực
v.v…Chính phủ cần nhận thức rõ tình trạng này, có chính sách hợp lý phát triển
công nghiệp phụ trợ, hội nhập có lộ trình và từng bước, tránh gây sốc cho lực
lượng doanh nghiệp.
Thứ ba, mô hình thực tế cho thấy sự giải thích chỉ ở mức trung bình
(R2<50%) với CA từ 3 biến RER, OPEN và INFRATE cho thấy có nhiều yếu tố
hơn có thể tác động và góp phần cải thiện Cán cân vãng lai, việc sử dụng duy
nhất tỷ giá như một công cụ điều hành trực tiếp từ trước đến nay có tác động khá
hạn chế, do đó Chính phù cần chủ động nghiên cứu, vận dụng linh hoạt hơn
nhiều công cụ điều hành để đạt được mục đích cải thiện Cán cân vãng lai.
2
5