Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tiểu luận kinh tế lượng 2 những nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng dân số theo địa phương ở việt nam giai đoạn 2009 – 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.1 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
-------***-------

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN KINH TẾ LƯỢNG
Đề tài: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ TĂNG DÂN SỐ
THEO ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2017
Trần Hà Linh Chi
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Trần Thị Phương Ly
Trần Phương Linh
Bùi Thị Khánh Huyền
Nguyễn Thị Hồng Hà

:1714410036
:1714410197
:1714410151
:1714410142
:1714410117
:1714410070

Lớp tín chỉ: KTE318(1-1920).2_LT
Giảng viên hướng dẫn: TS. Chu Thị Mai Phương

Hà Nội – 9/2019


MỤC LỤC
1. Lời mở đầu ...............................................................................................................


1

2. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................................ 2
2.1. Khái niệm dân số ................................................................................................ 2
2.2. Các học thuyết về dân số .................................................................................... 2
2.3. Tỷ lệ tăng dân số chung ...................................................................................... 6
3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 7
3.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 7
3.2. Nguồn dữ liệu ..................................................................................................... 8
3.3. Mô tả thống kê tương quan biến số .................................................................... 9
4. Kết quả ước lượng và thảo luận ........................................................................... 10
4.1. Kết quả ước lượng ............................................................................................ 10
4.2. Lựa chọn mô hình ............................................................................................. 13
4.3. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình ........................................................ 16
4.4. Khắc phục và thảo luận .................................................................................... 17
5. Kết luận .................................................................................................................. 18
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 21
Phụ lục (Do-file) ............................................................................................................ 22


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 3.1. Mô tả thống kê tương quan biến số............................................................................... 9
Bảng 4.1. Ma trận tương quan giữa các biến................................................................ 10
Bảng 4.2. Đánh giá sự tương quan của các biến độc lập với biến phụ thuộc................11
Bảng 4.3. Bảng mô tả thống kê các biến...................................................................... 12
Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả ước lượng các mô hình.................................................... 14


1.


Lời mở đầu
Chiến lược dân số vẫn luôn là chiến lược trọng tâm trong phát triển của mỗi quốc

gia, có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Tăng trưởng và
phát triển kinh tế gắn liền với sự phát triển nguồn nhân lực mà dân số là nền tảng cả về
chất và lượng. Các mục tiêu được Đảng và nước đề ra chỉ có thể đạt được khi quy mô
dân số, tốc độ gia tăng dân số và sự phân bố dân cư là phù hợp và có tác động tích cực
đến tăng trưởng, phát triển nền kinh tế. Những năm gần đây, chỉ số phát triển con
người (The Human Development Index - HDI) của nước ta không ngừng tăng lên, tuy
nhiên vẫn ở mức thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Theo nghiên cứu
1,5% dân số Việt Nam bị thiểu năng thể lực và trí tuệ, cả nước có 5,3 triệu người bị
khuyết tật, chiếm 6,3% dân số, Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi suy dinh dưỡng cao nhất thế giới. Tầm vóc, thể lực, cân nặng, sức bền của người
Việt Nam còn hạn chế so với nhiều nước trong khu vực. Những con số trên cho thấy
chất lượng dân số nước ta tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, chưa đáp
ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Từ năm 2006, quá độ dân số Việt Nam đi vào giai đoạn kết thúc Việt Nam, biến
đổi mức sinh và chết trong quá khứ đã tạo nên cơ hội cho thời kỳ “Cơ cấu dân số vàng”
với 66% dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64 tuổi) khiến Việt Nam trở thành
một quốc gia nguồn nhân lực trẻ và dồi dào, đây cũng là một lợi thế thu hút đầu. Tuy
nhiên theo dự báo của Tổng cục thống kê (năm 2016) Việt Nam sẽ trở thành nước có
“dân số già” vào khoảng năm 2032 và hiện nay mức sinh đã tiếp tục giảm trong thời
gian qua và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới cùng nhiều vấn đề khác đã
đặt ra thách thức to lớn trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội tại Việt Nam.
Từ nhận thức vai trò vô cùng quan trọng của yếu tố dân số đối với sự tồn tại và
phát triển của xã hội, từ thực trạng tình hình dân số ở nước ta hiện nay, nhóm chúng em
nghiên cứu đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng dân số theo địa phương ở
Việt Nam giai đoạn 2009 – 2017” sử dụng mô hình phân tích kinh tế lượng nhằm làm
rõ các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng dân số, tác động của chúng tới tốc

1


độ tăng dân số và từ đó đưa ra các giải pháp đúng đắn và kịp thời cho Việt Nam trong
quá trình hội nhập và phát triển kinh tế trong tương lai.
Vì còn thiếu nhiều kinh nghiệm nên trong quá trình nghiên cứu sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, nhóm tác giả rất mong có thể nhận được các góp ý từ độc giả.
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!
2.

Tổng quan nghiên cứu

2.1.

Khái niệm dân số
Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một

không gian nhất định, được đặc trưng bởi quy mô, kết cấu, mối quan hệ qua lại với
nhau về mặt kinh tế, tính chất phân công lao động và phân bố theo lãnh thổ, là nguồn
lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế- xã hội, thường được đo bằng cuộc điều tra
dân số và biểu hiện bằng tháp dân số.
2.2.

Các học thuyết về dân số

2.2.1. Học thuyết Malthus
Tiểu luận về nguyên lý dân số của Thomas Robert Malthus (13/02/1766), hội viên
FRS, là nhà nhân khẩu học, nhà kinh tế học người Anh được xuất bản nặc danh vào năm
1826 với mục tiêu nghiên cứu những xu hướng xã hội liên quan đến vấn đề gia tăng dân
số. Theo học thuyết Malthus, trong điều kiện thuận lợi, dân số, nếu tăng theo cấp số

nhân sẽ đạt số lượng gấp đôi sau 20-25 năm, còn sản xuất thực phẩm và đồ tiêu dùng
cần thiết chỉ tăng theo cấp số cộng, thì (dân số) sẽ không thể tăng thêm với tốc độ đó
nữa. Khi đó, do bùng nổ dân số, nghèo đói sẽ đe dọa vận mệnh toàn nhân loại. Dân cư
trên trái đất phát triển nhanh hơn khả năng nuôi sống nó. Từ đó, đói khổ, đạo đức xuống
cấp, tội ác tất yếu sẽ phát triển. Về các giải pháp, thì thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh …
là cứu cánh để giải quyết vấn đề dân số mà ông gọi là các: "hạn chế mạnh". Với những
nghiên cứu của mình, Malthus là một trong những người đầu tiên đưa dân số trở thành
vấn đề được quan tâm nghiên cứu với tính chất là môn khoa học nghiêm túc và cảnh
báo về sự gia tăng dân số quá nhanh sẽ trở thành hiểm họa đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người. Ngoài ra, thuyết dân số của ông cũng có
2


ảnh hưởng quan trọng vào các học thuyết kinh tế: dưới điều kiện bình thường, bùng nổ
dân số làm giảm đáng kể mức lương đang tồn tại. Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng tới
những nghiên cứu về sinh học, mang đến gạch nối quan trọng trong thuyết tiến hóa
bằng chọn lọc tự nhiên. Vì cho rằng quy luật phát triển dân số là quy luật tự nhiên, vĩnh
viễn, nên ông đã đưa ra những giải pháp sai lệch, ấu trĩ để hạn chế nhịp độ tăng dân sốđây có thể coi là một hạn chế của học thuyết Malthus. Đồng thời trong nghiên cứu của
mình, Malthus cũng không tính toán tới sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ giúp
sản lượng sản xuất tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số.
2.2.2. Thuyết quá độ dân số
Lý thuyết quá độ dân số được tác giả Frank W.Notestein(16/08/1902) trình bày có hệ
thống vào năm 1944 với mục tiêu giải thích những biến đổi nhân khẩu học đã quan sát
thấy ở các nước phương Tây.Lý thuyết được trình bày với các nội dung chính như: Lý
thuyết dân số thời cổ đại đến trước cách mạng công nghiệp: mức sinh và tử đều cao, dân
số tăng chậm; Lý thuyết dân số thời kỳ cách mạng công nghiệp: mức sinh và tử đều giảm,
nhưng mức tử giảm nhanh hơn nhiều, dân số tăng nhanh; Lý thuyết dân số hiện đại: mức
sinh và tử đều thấp, dân số tăng chậm tiến tới sự ổn định về dân số. Học thuyết giải thích
sự quá độ như hậu quả của quá trình hiện đại hóa vốn cải thiện sức khỏe và vệ sinh, làm
giảm thấp các nguy cơ chết và giảm thiểu những khuyến khích đối với các gia đình quy

mô lớn. Có thể thấy, nghiên cứu mang lại cách nhìn nhận tổng quát, cần thiết cho việc hiểu
biết và nghiên cứu dân số học, phản ánh qua quá trình biến đổi dân số từ trạng thái cân
bằng này sang trạng thái cân bằng khác hợp lý hơn, trên cơ sở sự biến đổi về kinh tế, xã
hội từ nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp hiện đại. Tuy vậy, học thuyết vẫn
còn những hạn chế khi chỉ mới phát hiện được bản chất của quá trình dân số, nhưng chưa
tìm ra các tác động để kiểm soát và đặc biệt, chưa chú ý đến vai trò của các nhân tố kinh
tế- xã hội đối với vấn đề dân số.

2.2.3. Học thuyết Mac-Lenin về vấn đề dân số
Các tác phẩm kinh điển về duy vật lịch sử liên quan tới vấn đề dân số của Mac,
Angwghen, Lênin chỉ ra rằng: Mỗi hình thức kinh tế – xã hội có quy luật dân số tương
ứng với nó. Phương thức sản xuất như thế nào thì sẽ có quy luật phát triển dân số như
3


thế ấy. Đây là một trong những luận điểm quan trọng hàng đầu của học thuyết MacLenin. Sản xuất vật chết và tái sản xuất dân cư, suy cho cùng, là nhân tố quyết định sự
phát triển của xã hội loài người. Căn cứ vào những điều kiện cụ thể về tự nhiên, kinh tế,
xã hội, mỗi quốc gia phải có trách nhiệm xác định số dân số tối ưu để một mặt có thể
đảm bảo sự hưng thịnh của đất nước và mặt khác nâng cao chất lượng cuộc sống của
mỗi người dân. Học thuyết cũng cho rằng con người có đủ khả năng để điều khiển quá
trình dân số theo mong muốn của mình nhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội, cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đúng như F. Awngghen nhận xét, đến
một lúc nào đó xã hội phải điều chỉnh mức sinh của con người.
2.2.4. Thuyết về luồng của cải giữa các thế hệ của Caldwell
Trình bày lại thuyết quá độ nhân khẩu học (Jonh C. Caldwell (18/03/1782)-nhà
nhân khẩu học người Anh) là một nghiên cứu về xu hướng biến đổi về luồng của cái
giữa các thế hệ. Theo Caldwell thì chỉ có hai chế độ sinh đẻ: Chế độ sinh con nhiều:
khi dòng của cải chạy từ con sang cha mẹ và chế độ sinh con ít: khi dòng của cải chạy
từ cha mẹ sang con. Quan điểm của ông chỉ ra sự so sánh giữa hai xã hội nông nghiệp
truyền thống và xã hội công nghiệp hiện đại: đối với xã hội nông nghiệp truyền thống

có xu hướng sinh con nhiều vì con cái là tài sản của gia đình, là lực lượng lao động cần
thiết cho sản xuất, là chỗ dựa tinh thần cho cha mẹ khi về già. Nhưng khi điều kiện
kinh tế, đời sống thay đổi, người ta thấy rằng sinh con nhiều không tốt cho chính bản
thân họ và con cái của họ nên họ muốn sinh ít con. Nghiên cứu cho rằng chỉ có hai chế
độ sinh đẻ, khi dòng của cải đổi chiều thì ta sẽ quan sát được quá trình quá độ sinh đẻ.
Tuy nhiên, nghiên cứu của ông phần lớn chỉ tập trung vào khu vực cận Sahara Châu
Phi và Châu Á nên chưa đưa ra được cái nhìn tổng quát nhất.
2.2.5. Lý thuyết về sự biến đổi dân số và công nghệ của Ester Boserup
Dân số và sự thay đổi công nghệ: Một nghiên cứu về xu hướng dài hạn (Ester
Boserup (18/05/1910) - một nhà kinh tế xã hội học, nhà nghiên cứu phát triển kinh tế
về nông nghiệp người Đan Mạch) được công bố năm 1981.Nghiên cứu quan tâm và
nhấn mạnh về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển về công nghệ. Tác giả đã đưa ra
và phân tích nhiều phát kiến về công nghệ như: những phát kiến về sản xuất lương
4


thực, xây dựng và giao thông, công nghệ trong y tế dẫn đến những ảnh hưởng to lớn
đối với vấn đề quy mô và sự phân bố dân số trên thế giới. Đồng thời Ester Boserup
cũng đặc biệt chú ý đến mối quan hệ ngược lại của dân số đối với sự phát triển của
công nghệ. Đồng quan điểm với Boserup, nhà kinh tế học Julian Simon từng viết:” Con
người không chỉ góp thêm miệng ăn, mà còn góp trí tuệ sáng tạo giúp tìm ra giải pháp
cho các vấn đề của nhân loại”. Từ những quan điểm đó, bà cho rằng có ba điều kiện
quan trọng quyết định sự thành công của phát triển kinh tế xã hội: Mật độ dân số, hệ
thống truyền thông và giao thông, vai trò của chính sách của chính phủ - “công nghệ
quản lý”. Với lý thuyết của mình, Ester Boserup đã có những đóng góp to lớn cho sự
phân tích về dân số, những vấn đề khía cạnh về sự phát triển khoa học công nghệ và
mối quan hệ giữa chúng.
2.2.6. Lý thuyết hai khu vực của Arthus Lewis
Năm 1954, Arthus Lewis đã đưa ra thuyết “Mô hình 2 khu vực” trong bài nghiên
cứu có tựa đề: “Sự phát triển kinh tế với nguồn cung lao động vô hạn” nhằm giải thích

về sự di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp trong một nước vừa mới
công nghiệp hóa. Mô hình này là học thuyết chung cho quá trình phát triển của các
nước dư thừa lao động. Trong mô hình này, tác giả giả định rằng trong nền kinh tế chỉ
tồn tại hai khu vực: Khu vực kinh tế nông thôn truyền thống với phổ biến là lao động
thủ công, tồn tại rất nhiều lao động dư thừa có đặc trưng năng suất lao động cận biên
rất thấp (gần như bằng không). Do đó, có thể rút lao động ra khỏi khu vực nông thôn
truyền thống mà sản lượng nông nghiệp không giảm. Song song tồn tại, khu vực thành
thị công nghiệp hiện đại với sự tập trung nhiều ngành sản xuất chế biến hiện đại, có
năng suất lao động cao hơn, nên có mức lương cao hơn khu vực kinh tế nông nghiệp.
Đồng thời, đây cũng là khu vực có nhu cầu tăng thêm lao động để phục vụ tốc độ phát
triển sản xuất. Khi tất cả “lao động dư thừa” ở nông thông được thu hút vào ngành
công nghiệp mới làm cho mức lương trong ngành nông nghiệp tiến tới cân bằng với
mức lương trong các ngành sản xuất khác đồng thời làm cho tốc độ gia tăng dân số ở
thành thị nhanh hơn so với ở nông thôn. Kết quả này sẽ làm chấm dứt quá trình di cư từ
nông thôn ra thành thị làm dân số tiến tới ổn định.
5


2.2.7. Khổng Tử- Nho giáo
Khổng Tử (khoảng 551-480 trước công nguyên) một trong những nhà khai sáng
Nho giáo, giảng sư, triết gia lỗi lạc bậc nhất Á Đông cũng từng đưa ra những nhận định
liên quan đến vấn đề dân số. Khổng Tử sinh sống trong điều kiện nông nghiệp trồng
trọt nên từ sớm ông đã nhận thức được con người là nguồn lực lao động quan trọng, ít
người quá sẽ không đủ lực lượng khai khẩn đất đai; ngược lại, đông dân quá sẽ thiếu
thốn lương thực, phát sinh đói khổ, tệ nạn xã hội. Vậy giải pháp được đề xuất ở đây là
di dân từ nơi quá đông đến nơi thưa thớt và dạy cho dân biết cách trồng cấy và chăn
nuôi. Có thể thấy, Khổng Tử đã có cách nhìn nhận khá đúng đắn về vấn đề dân số và
việc di dân tuy chỉ là những nhận định ban đầu chưa đi vào nghiên cứu cụ thể.
2.3.


Tỷ lệ tăng dân số chung

2.3.1. Khái niệm
Tỷ lệ tăng dân số chung (gọi tắt là tỷ lệ tăng dân số) là tỷ suất mà theo đó dân số
được tăng lên (hay giảm đi) trong một thời kỳ (thường tính cho một năm lịch) do tăng
tự nhiên và di cư thuần, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm so với dân số trung bình
(hay dân số có đến giữa năm). - Theo “Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia”
2.3.2. Công thức tính
GR = CBR - CDR + IMR - OMR
Trong đó:
GR
CBR

: Tỷ lệ tăng dân số chung;
: Tỷ suất sinh thô;

CDR

: Tỷ suất chết thô;

IMR

: Tỷ suất nhập cư; IMR =

* 1000

OMR

: Tỷ suất xuất cư; OMR =


* 1000

Hay:

GR = NIR + NMR

Trong đó:
NIR

: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên;

NMR

: Tỷ lệ di cư thuần; NMR = IMR - OMR
6


Tỷ suất tử thô (CDR): là sự tương quan giữa số người chết trong năm so với số
dân trung bình cùng thời điểm, tính theo đơn vị phần nghìn.
CDR = (Số người chết trong năm / Tổng số dân trung bình cả năm) * 1000
Tỷ suất sinh thô (CBR): là sự tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm
so với số dân trung bình cùng thời điểm, tính theo đơn vị phần nghìn.
CBR = (Số trẻ em được sinh trong năm / Tổng số dân trung bình cả năm) *1000
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên:(NIR) là hiệu số giữa tỷ suất sinh thô (CBR) và tỷ
suất chết thô (CDR) tính theo đơn vị phần nghìn. Tỷ suất này cho biết, bình quân cứ
1000 dân số trung bình của một năm, thì có bao nhiêu người tăng lên trong năm do hậu
quả của 2 yếu tố sinh và chết.
Tỷ lệ di cư thuần: bao gồm hai bộ phận: xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú)
và nhập cư (những người đến nơi cư trú mới). Sự chênh lệch giữa tỷ suất nhập cư
(IMR) và tỷ suất xuất cư (OMR) được gọi là tỷ suất di cư thuần.

3. Phương pháp nghiên cứu
3.1.

Mô hình nghiên cứu

3.1.1. Giới thiệu mô hình
Với đề tài nghiên cứu này và số liệu thu thập được, nhóm tác giả sử dụng dữ liệu
bảng bằng sự kết hợp giữa chuỗi thời gian (từ 2009 đến 2017) của các quan sát chéo
(63 tỉnh thành). Nhóm tác giả sử dụng kiểu dữ liệu này giúp:


Tăng quy mô mẫu vì số quan sát của dữ liệu là có hạn.



Giúp kiểm soát các yếu tố không quan sát được. Các yếu tố này có thể khác
nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian hoặc thay đổi theo
thời gian nhưng lại không khác nhau giữa các đối tượng. Điều này cần thiết để
giảm sự thiên chệch trong ước lượng.



Ít có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến giải thích làm kết quả của việc ước
lượng tham số chính xác hơn.



Với kiểu dữ liệu mảng, để ước lượng mô hình theo các biến kể trên, nhóm tác
giả tiến hành ước lượng theo 3 mô hình:
7





Hàm hồi quy gộp OLS



Mô hình với các ảnh hưởng cố định FE (Fixed-effect model) theo OLS



Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên RE (Random effect model)



Nhóm tiến hành thiết lập mô hình hồi quy và kiểm định mô hình sử dụng phần
mềm STATA14.

3.1.2. Lập mô hình hồi quy
a.

Mô hình hồi quy tổng thể PRF
Popgr_rate = β1 + β2 ∗ birthrate + β3 ∗ deathrate+ β4 ∗ migrate + β5 ∗ liter + β6 ∗ region_id + cit + uit

Trong đó:

β1 là hệ số chặn

β2; β3; β4; β5; β6 là các hệ số góc

cit là các yếu tố không quan sát được
uit là phần dư
b.

Mô hình hồi quy mẫu SRF
Popgr_rate = ββ1 + ββ2 ∗ birthrate + ββ3 ∗ deathrate + ββ4 ∗ migrate + ββ5 ∗ liter + ββ6 ∗ region_id + cit + it

Trong đó:

ββ1 là hệ số chặn

ββ2 ; ββ3 ; ββ4 ; ββ5; ββ6 là các hệ số góc
cit là ước lượng của yếu tố không quan sát
được it là ước lượng của phần dư
3.2.

Nguồn dữ liệu
Nhóm tác giả sử dụng nguồn dữ liệu từ Website chính thức của Tổng cục thống

kê từ năm 2009 đến năm 2017 và Wikipedia
Tỷ lệ sinh thô, tử thô: />Tỷ lệ tăng dân số theo địa phương:
/>Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ: />ID các vùng:
/>
8


m?fbclid=IwAR37P0O5DAg1ENEIGNCf_C83CZFDSdfk9ot1kmT7SU4bjw7uF4YK
Tak9LkQ

3.3.


Mô tả thống kê tương quan biến số
Dựa vào cơ sở lý thuyết, nhóm tác giả xây dựng mô hình sử dụng các biến số sau:
Bảng 3.2. Mô tả thống kê tương quan biến số
Tên biến

Ý nghĩa

Số quan sát

Loại biến

Đơn vị

Mỗi tỉnh được gắn
id

với 1 id tương ứng

63

và cố định qua các
năm
Year

Năm

9

Popgr_rate


Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên

567

Biến phụ thuộc

%

Birthrate

Tỷ suất sinh thô

567

Biến độc lập



Deathrate

Tỷ suất tử thô

567

Biến độc lập




Migrate

Tỷ suất di cư

567

Biến độc lập



Liter

Tỷ lệ dân số trên 15

567

Biến độc lập

%

8

Biến giả

tuổi biết chữ

Region_id

Mỗi vùng được gắn
với 1 id tương ứng

cố định qua các năm

Theo tiên nghiệm, nhóm tác giả kì vọng tỷ suất sinh thô và tỷ suất di cư có tác
động dương lên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của địa phương còn tỷ suất tử thô và tỷ lệ
dân số trên 15 tuổi biết chữ có tác động âm lên tỷ lệ tăng dân số.

9


4. Kết quả ước lượng và thảo luận
4.1.

Kết quả ước lượng

4.1.1. Sau khi chạy lệnh corr được ma trận tương quan sau
Bảng 4.1. Ma trận tương quan giữa các biến
Popgrrate
Popgrrate

birthrate

deathrate

migrate

liter

1

birthrate


0,5264

1

deathrate

-0,3228

-0,0136

1

migrate

0,7552

0,2408

-0,2238

1

liter

-0,1968

-0,5666

-0,0538


0,1042

1

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và tính toán từ dữ liệu GSO

10


Bảng 4.2. Đánh giá sự tương quan của các biến độc lập với biến phụ thuộc
Biến

birthrate

Hệ số tương quan

Ý nghĩa
Chiều tương quan: cùng chiếu tức là khi tỉ
suất sinh thô tăng thì tỉ lệ dân số tăng.

0,5264

Mức độ tương quan mạnh.
deathrate

-0,3228

Chiều tương quan: ngược chiều tức là khi tỉ
suất tử thô tăng thì tỉ lệ dân số giảm.

Mức độ tương quan yếu.

migrate

Chiều tương quan: cùng chiều tức là khi tỉ
suất di cư thuần tăng thì tỉ lệ dân số tăng.

0,7552

Mức độ tương quan mạnh.
liter

-0,1968

Chiều tương quan: ngược chiều tức là khi tỉ lệ
người dân trên 15 tuổi biết chữ tăng thi tốc độ tăng
dân số giảm.
Mức độ tương quan yếu.

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và tính toán từ dữ liệu GSO Nhìn vào Bảng 4.1 và
Bảng 4.2, nhóm tác giả thấy rằng các hệ số tương quan đều khác 0 và nhỏ hơn 0,8 nên
các biến đều có mối liên hệ với nhau và vấn đề khuyết tật đa
cộng tuyến không nghiêm trọng.
4.1.2. Mô tả thống kê
Sau khi chạy lệnh su để mô tả dữ liệu ta được bảng sau:

11


Bảng 4.3. Bảng mô tả thống kê các biến

Tên biến

Số quan
sát

Gía trị trung
bình

Độ lệch
chuẩn

Giá trị nhỏ
nhất

Giá trị lớn
nhất

ID

567

49,33333

28,42584

1

96

Year


567

2013

2,584269

2009

2017

region_id

567

4,269841

2,027076

1

8

Popgrrate

567

0,9863845

0,8595624


-0,5

7.83

birthrate

567

17,14109

3,23301

9,5

28,5

deathrate

567

6,990653

1,217206

3,7

14,4

liter


566

92,57261

7,105464

59,2

98,7

migrate

567

-1,356261

8,67439

-27,2

74,6

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và tính toán từ dữ liệu
GSO Nhìn vào Bảng 4.3, ta thấy:
• Biến ID: số ID dao động từ 1 đến 96, giá trị trung bình 49.33333 cho thấy ID là
biến liên tục
• Biến region_id: region_id dao động từ 1 đến 8, giá trị trung bình là 4.269841
cho thấy region_id là biến liên tục.
• Biến Year: Số quan sát từ năm 2009 đến năm 2017, giá trị trung bình là 2013

nến số năm quan sát là liên tục.
• Biến Popgr-rate: tỉ lệ tăng dân số qua các năm theo địa phương nhỏ nhất là
-0.5% và nhiều nhất là 7.83% cho thấy sự chênh lệch tỉ lệ tăng dân số là khá nhỏ.
• Biến birthrate: tỉ suất sinh thô qua các năm theo địa phương nhỏ nhất là 9.5% và
lớn nhất là 28.5%, giá trị trung bình là 17.14109%.
• Biến deathrate: tỉ suất tử thô qua các năm theo địa phương nhỏ nhất là 3.7% và
lớn nhất là 14.4% cho thấy tỉ suất tử thô thấp hơn tỉ suất sinh thô.
12


• Biến liter: tỉ lệ người dân trên 15 tuổi biết chữ qua các năm theo địa phương nhỏ
nhất là 59.2% và lớn nhất là 98.7%, giá trị trung bình là 92.57261% cho thấy tỉ lệ
người dân trên 15 tuổi biết chữ rất cao.
• Biến migrate: tỉ suất di cư thuần qua các năm theo địa phương nhỏ nhất là 27.2% và lớn nhất là 74.6%, giá trị trung bình là -1.356261% cho thấy tỉ suất di cư
thuần khá thấp.
4.2.

Lựa chọn mô hình

Sau khi nghiên cứu, nhóm tác giả có bảng tổng hợp kết quả ước lượng mô hình như
sau:
(1) Mô hình RE
(2) Mô hình FE
(3) Mô hình GLS
* p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01
T-statistics in brackets

13



Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả ước lượng các mô hình
(1)
Popgr-rate

(2)
Popgr-rate

(3)
Popgr-rate

0,0447115***

0,0301929***

0,0802963***

[5,45]

[3,82]

[10,92]

-0,0073893

0,0397881***

-1,1051753***

[-0,44]


[2,39]

[-6,68]

0,0384776***

0,0260308***

0,0612758***

[13,77]

[9,09]

[25,71]

-0,0031312

0,0218145**

-0,0073227***

[-0,51]

[2,16]

[-2,19]

0,2798925


-1,792925**

0,8591481***

[0,41]

[-1,82]

[2,01]

N

566

566

566

R-sq

0,1847

0,2054

birthrate

deathrate

migrate


liter

_cons

xttest 0

Test: Var(u) = 0
chibar2(01)= 186,98
Prob

> chibar2

=

0,0000
xttest 3

H0: sigma(i)^2
=
sigma^2 for all i chi2
(63)=
Prob>chi2 =

xtserial

44110,37
0,0000

H0: no first-order
autocorrelation F(1, 62)

= 41,401 Prob > F =
0,0000
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và tính toán từ dữ liệu GSO
14


Nhìn vào Bảng 4.4, ta thấy mô hình REM có 2 biến phụ thuộc (tỉ lệ sinh thô, tỉ lệ
di cư thuần) thực sự có ảnh hưởng lên biến độc lập tại mức ý nghĩa 1%; mô hình FEM
có 3 biến phụ thuộc (tỉ lệ sinh thô, tỉ lệ tử thô và tỉ lệ di cư thuần) có ý nghĩa thống kê
tại mức ý nghĩa 1% và 1 biến (tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ) có ý nghĩa thống
kê tại mức ý nghĩa 5%.
Thực hiện xtset khai báo dữ liệu bảng nhóm tác giả nhận được kết quả như sau:
panel variable: ID (strongly balanced)
time variable: Year, 2009 to 2017
delta: 1 unit
Dựa vào kết quả nhận thấy, các quan sát trong mỗi năm là như nhau (strongly
balanced), vì vậy nhóm tác giả tiếp tục thực hiện chạy mô hình tác động ngẫu nhiên.
(random effects model-REM) (kết quả thu được đã thể hiện trong cột 1 Bảng 4.4)
Thực hiện kiểm định xttest0, kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình
RE (REM).
Xét cặp giả thuyết:
{0:

=0
≠0

1:

Từ kết quả tại cột 1 Bảng 4.4, ta thấy Prob > chibar2 = 0,0000 < 0,05 nên thuộc
miền bác bỏ H0 ở mức ý nghĩa α = 5%, mô hình có phương sai sai số thay đổi

(c ≠ 0)
Để kiểm tra tác động của ci đến mô hình là tác động cố định hay ngẫu nhiên,
nhóm tác giả tiếp tục chạy mô hình tác động cố định (fixed effects model – FEM) (kết
quả thu được thể hiện trong cột 2 bảng 4.4).
Để lựa chọn được phương pháp ước lượng phù hợp giữa hai phương pháp ước
lượng tác động cố định FEM và tác động ngẫu nhiên REM, nhóm tác giả thực hiện
kiểm định Hausman.
Xét cặp giả thuyết:
{0:

(,)=0
1:

(,)≠0

Thực hiện kiểm định Hausman trên STATA14, ta được kết quả:
15


Test: Ho: difference in coefficients not systematic
chi2(4) = (b-B)'[(V_b-V_B) ^(-1)] (b-B)
=

257.39

Prob>chi2 =

0.0000

(V_b-V_B is not positive definite)

Ta thấy Prob>chi2 = 0,0000 < 0,05 thuộc miền bác bỏ H0 ở mức ý nghĩa α = 5%,
khi đó c và biến độc lập có sự tương quan với nhau.
Từ đó, nhóm tác giả nhận thấy rằng ước lượng tác động cố định là phù hợp hơn
so với ước lượng tác động ngẫu nhiên nên quyết định lựa chọn mô hình FE đã được thể
hiển trong cột 2 trong bảng 4.4.
4.3.

Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình
Với việc lựa chọn mô hình FE, nhóm tiếp tục thực hiện 2 kiểm định: Phương sai

sai số thay đổi và tự tương quan.
4.3.1. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Cặp giả thuyết:

{ 0: ℎươ

ố ℎô

đổ

1:

ℎươ

ố ℎ

đổ

Sử dụng lệnh xttest3 trong Stata để kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô
hình, nhóm thu được kết quả như sau:

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i
chi2 (63) = 44110.37
Prob>chi2 = 0.0000
Với mức ý nghĩa α = 5%, từ kết quả kiểm định trên thấy được p-value = 0.0000 <
0.05.

Nên: Bác bỏ giả thuyết

0,

chấp nhận giả thuyết

1.

Vậy mô hình có phương sai sai số thay đổi.
4.3.2. Kiểm định tự tương quan
Cặp giả thuyết:

16


{ 0:

ô ℎì ℎ ℎô

óℎ ệ

ượ

ự ươ


1:

ô ℎì ℎ ó ℎ ệ

ượ

ự ươ

Sử dụng lệnh: xtserial trong stata để kiểm định sự tự tương quan của mô hình
nhận được kết quả như sau:
H0: no first-order autocorrelation
F (1, 62) =
Prob > F =

41.401
0.0000

Với mức ý nghĩa α = 5%, từ kết quả kiểm định, ta thấy được p-value = 0.0000 < α. Nên: Bác bỏ giả thuyết 0, chấp nhận giả thuyết 1

Vậy mô hình có tự tương quan
4.4.

Khắc phục và thảo luận

4.4.1. Khắc phục
Sau khi tiến hành khắc phục các khuyết tật của mô hình bằng hai phương pháp
hồi quy Robust và GLS, nhóm tác giả nhận thấy phương pháp hồi quy bình phương tối
thiểu tổng quát GLS là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng tự tương quan
phần dư giữa các biến và hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Kết quả mô hình GLS ở Bảng 4.4 cho thấy so với mô hình FE có biến không có ý
nghĩa thống kê hoặc có ý nghĩa ở mức 5% thì mô hình GLS có tất cả các biến đều có ý
nghĩa thống kê ở mức 1%.
Như vậy mô hình GLS được xem là phù hợp hơn với nghiên cứu của nhóm tác
giả.
4.4.2. Thảo luận


̂̂

hình

tối

= 0,86 + 0,08

− 0,007

ưu



+ 0,058

sau

− 1,105




khi

+ 0,06

thực

hiện

khắc

phục

là:

_

β̂1 = 0,86 cho biết tỷ lệ tăng dân số tăng lên trung bình 0,86% trong trường hợp
các biến độc lập khác không đổi.
β̂2= 0,08 cho biết khi tỷ suất sinh thô tăng lên trung bình tăng 0,1% trong trường
hợp các biến độc lập khác không thay đồi thì tỷ lệ tăng dân số tăng 0,08%. Điều này
17


cho thấy tỷ suất sinh thô và tỷ lệ tăng dân số có quan hệ cùng chiều là phù hợp với thực
tế bởi lẽ số trẻ em sinh ra càng nhiều cũng là yếu tố làm tỷ lệ tăng dân số tăng lên.
β̂3 = - 1,105 cho biết khi tỷ suất tử thô tăng lên 0,1% ở mức trung bình thì tỷ lệ
tăng dân số giảm 1,105%, với điều kiện các biến độc lập khác không. Điều này cho
thấy tỷ suất tử thô có tác động ngược chiều tới tỷ lệ tăng dân số và phù hợp với thực tế.
β̂4 = 0,06 cho biết khi tỷ suất di cư thuần tăng lên 1 đơn vị ở mức trung bình thì tỷ
lệ tăng dân số tăng 0,06%, với điều kiện cácbiến độc lập khác không. Điều này cho

thấy tỷ suất di cư thuần và tỷ lệ tăng dân số có mối qua hệ cùng chiều, mà tỷ suất di cư
= tỷ suất nhập cư –tỷ suất xuất cư, do đó nó phù hợp với thực tiễn.
β̂5= - 0,007 cho biết khi tỷ lệ người dân 15 tuổi trở lên biết chữ tăng lên 1% thì tỷ
lệ tăng dân số giảm 0.007%, với điều kiện các biến độc lập khác không. Điều này cho
thấy giáo dục và tỷ lệ tăng dân số có quan hệ ngược chiều. Bởi lẽ khi con người được
giáo dục tốt hơn cũng sẽ hiều hiết về sức khỏe sinh sản tốt hơn từ đó sinh đẻ có kế
hoạch và làm giảm tỷ lệ tăng dân số.
5.

Kết luận
Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Các yếu tố tác động đến tỷ lệ tăng dân

số theo địa phương tại Việt Nam giai đoạn 2009-2017” dựa trên những học thuyết
nghiên cứu về dân số và dữ liệu tổng hợp tại tổng cục thống kê Việt Nam.
Sau khi thực hiện nghiên cứu, nhóm nhận thấy những yếu tố sau ảnh hưởng đến
tỷ lệ tăng dân số theo địa phương ở Việt Nam: tỷ suất sinh thô, tỷ suất tử thô, tỷ suất di
cư thuần, giáo dục và vị trí địa lý. Các tác động của những biến này đến tỷ lệ tăng dân
số hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng đề ra trong lý thuyết.
Tình hình dân số Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”, tuy nhiên
theo thống kê những năm gần đây, hiện trạng già hóa dân số tại Việt Nam đang là một
vấn đề đáng lo ngại. Hiện tượng này kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng
đến kinh tế, tiêu biểu là thiếu hụt lao động trong tương lai. Theo một báo cáo của Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố vào đầu tháng 5/2017, Việt Nam nằm trong danh sách
các nước châu Á có nguy cơ "già trước khi giàu" - hiện tượng một quốc gia không đạt
18


được ngưỡng thu nhập cao trước khi dân số bị già hóa. Để phần nào hạn chế được viễn
cảnh này trong tương lai, nhóm tác giả đề xuất những giải pháp như sau cho từng địa
phương:

Tận dụng "cơ cấu dân số vàng" để phát triển kinh tế. Các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương cần quan tâm hơn nữa đến công
tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đa dạng hóa ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu lao
động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Kế hoạch phát triển giáo dục, nhất
là bậc tiểu học và trung học cơ sở cần chú ý đến xu thế tỷ lệ trẻ em đang giảm nhanh để
có sự điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, trước xu thế già hóa dân số đang diễn ra
nhanh chóng, gia đình, Nhà nước và xã hội cần quan tâm hơn nữa đến việc tổ chức
cuộc sống, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Một mặt khuyến khích
duy trì mô hình gia đình truyền thống để người cao tuổi được con cháu chăm sóc tại gia
đình; mặt khác xây dựng, phát triển các dịch vụ, trung tâm dưỡng lão có chất lượng
đáp ứng nhu cầu của người dân.
Thực hiện phân bố dân cư hợp lý giữa các khu vực, các vùng, miền để khai thác
có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; xây dựng các khu đô thị vệ tinh, giải
tỏa sức ép dân số quá lớn ở đồng bằng sông Hồng và các thành phố lớn. Tránh hình
thành các "siêu đô thị" với những thảm họa về môi trường và các vấn đề xã hội bằng
cách xây dựng đô thị vừa và nhỏ, tạo điều kiện phân bố dân cư hợp lí. Bên cạnh đó,
bản thân các đô thị lớn cũng cần chủ động lường trước xu thế gia tăng nhanh dân số do
di cư đề xây dựng các chiến lược phát triển, đặc biệt là quy hoạch xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông đô thị và các công trình công cộng nhằm tránh những tổn thất do quy
hoạch sai lầm gây nên.
Đẩy mạnh các biện pháp nâng cao chất lượng dân số như: tăng chất lượng, hiệu
quả công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, ưu tiên đầu tư cho giáo dục, y tế, chăm sóc
sức khỏe cho người dân, nâng cao dân trí, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào các dân tộc thiểu số, tăng cường các biện pháp chống tình trạng trẻ em suy dinh
dưỡng, trẻ em bỏ học, nâng cao tầm vóc, sức bền, trí lực, thể lực cho người Việt Nam.

19


Đề ra những chính sách thu hút du học sinh tránh hiện tượng chảy máu chất xám

ảnh hưởng đến chất lượng lao động ở Việt Nam.
Trên đây là những ý kiến và đề xuất giải pháp của nhóm tác giả. Sau khi thực hiện
nghiên cứu này, nhóm tác giả hy vọng mang đến góc nhìn rõ nét hơn về những yếu tố
ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng dân số tại từng địa phương ở Việt Nam đến với độc giả, cùng
với đó là những ý kiến về thực trạng dân số Việt Nam nói chung, địa phương nói riêng.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt kiến thức, có thể mô hình vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía cô cũng như người đọc bài nghiên cứu
để mô hình được hoàn thiện hơn nữa. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Dân số- Phát triển (Tổng cục dân số - KHHGĐ)
- Dân số học (Tổng cục dân số- KHHGĐ)
-

Tiểu luận về nguyên lý dân số: Thomas Malthus từ Wikipedia

/>- Thuyết quá độ dân số: Chính sách phát triển -Dân số (Tác giả: Đinh Vũ Trang Ngân)
từ />- Học thuyết Mac-Lenin về vấn đề dân số: Một số lý thuyết về xã hội học dân số và
phát triển từ />- Thuyết luồng của cải của John Caldwell: Nhà nhân khẩu học John Caldwell và bệnh
viện Addis Ababaa được giải thưởng dân số của Liên hợp quốc năm 2004 từ (Tổng cục
dân số- kế hoạch hóa gia đình) />5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&_62_INSTANCE_Z5vv_struts_action=%2
Fjournal_articles%2Fview&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0&_62_INSTANCE_Z
5vv_groupId=18&_62_INSTANCE_Z5vv_articleId=1672
- Dân số và sự thay đổi công nghệ: Một nghiên cứu về xu hướng dài hạn: Ester
Boserup- Wikipedia từ />- Lý thuyết hai khu vực của Lewis: Tổng quan một số lý thuyết về di dân - PGS.TS
Đoàn Minh Huấn, CN Nguyễn Đức Hùng từ />- Lý thuyết dân số- Slideshare từ />- Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
/>21



PHỤ LỤC (DO-FILE)
import excel "C:\Users\PC\Desktop\LUONG2 NEW\KTL2-data.xlsx",
sheet("Sheet2") firstrow
corr Popgr_rate birthrate deathrate migrate liter
su Popgr_rate deathrate birthrate migrate liter region_id ID Year
xtset ID Year
xtgls Popgr_rate birthrate deathrate migrate liter i.region_id
xtreg Popgr_rate birthrate deathrate migrate liter i.region_id,
re xttest0
est store RE
xtreg Popgr_rate birthrate deathrate migrate liter i.region_id, fe
est store FE
hausman FE RE
xtreg Popgr_rate birthrate deathrate migrate liter i.region_id,
fe xttest3
xtserial Popgr_rate birthrate deathrate migrate liter

22


×