Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận kinh tế lượng 2 những yếu tố ảnh hưởng đến nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển giai đoạn 2001 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.84 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
-----



-----

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG 2
ĐỀ TÀI

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ NƯỚC NGOÀI
Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2001-2018
Giảng viên hướng dẫn: Ths Chu Thị Mai Phương
Lớp tín chỉ: KTE318(1-1920).3
Sinh viên thực hiện:
1. Vũ Thị Khánh Huyền

1714420046

2.

Nguyễn Thị Diệu Ly

1714420059

3.

Vũ Thị Nguyệt

1714420069



4.

Phạm Thị Trang

1714420100

5.

Vũ Thị Yến

1714420112

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2019


NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ NƯỚC NGOÀI
Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2001-2018


MỤC LỤC
1.
2.

LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI .................................................................... 2
2.1.

Sơ lược về nợ nước ngoài ............................................................................................... 2


2.1.1. Khái niệm .................................................................................................................. 2
2.1.2. Nguồn gốc hình thành nợ nước ngoài .................................................................... 2
2.1.3. Ảnh hưởng của nợ nước ngoài ................................................................................ 2

3.

2.2.

Phân loại nợ nước ngoài ................................................................................................. 3

2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới nợ nước ngoài ...................................................................... 4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 5
3.1.

Mô hình nghiên cứu ........................................................................................................ 5

3.1.1. Mô hình lý thuyết ...................................................................................................... 5
3.1.2. Mô hình hồi quy tổng quát ....................................................................................... 6
3.2.

Biến số và thước đo ......................................................................................................... 6

Từ nguồn dữ liệu ........................................................................................................................ 7
3.3.
4.

Phương pháp ước lượng ................................................................................................. 8


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 8

4.1. Mô tả thống kê các biến ......................................................................................................... 8

5.

6.

4.2.

Mô tả tương quan giữa các biến .................................................................................. 10

4.3.

Kết quả ước lượng và kiểm định ................................................................................. 10

4.3.1.

Kiểm định lựa chọn mô hình ................................................................................. 12

4.3.2.

Kiếm định suy diễn thống kê .................................................................................. 12

4.3.4.

Phân tích kết quả hồi quy ....................................................................................... 14

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 15

5.1.

Kết luận .......................................................................................................................... 15

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................................ 16

5.2.1.

Khu vực công cộng ................................................................................................. 16

5.2.2.

Khu vực tư nhân ..................................................................................................... 18

TÀI LIÊU THAM KHẢO ................................................................................................... 19


1. LỜI MỞ ĐẦU
Nợ nước ngoài là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ nợ được Chính phủ
khác bảo lãnh, hay nói cách khác nợ nước ngoài là nguồn lực tài chính từ nước ngoài
nhằm bổ sung cho sự thiếu hụt về vốn đầu tư trong nước. Trong điều kiện hiện nay, khi
quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập kinh tế toàn cầu đang diễn ra nhanh
chóng và ngày càng lan rộng trên toàn thế giới. Tức là hội nhập đang trở thành xu thế
chung và tất yếu đối với các quốc gia. Hội nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nước,
đặc biệt là các quốc gia kém phát triển có cơ hội tiếp cận với công nghệ mới. Không một
quốc gia nào muốn phát triển lại đứng ngoài cuộc hội nhập. Tuy nhiên, muốn hội nhập thì
các quốc gia cần phải có vốn đầu tư lớn, đây chính là thách thức và khó khăn lớn đối với
các quốc gia đang phát triển bởi điều kiện nguồn lực trong nước không đủ để đáp ứng

nhu cầu này. Trong tình hình đó, vốn vay nước ngoài là một nguồn lực có thể giải quyết
khó khăn này. Nước nợ sẽ sử dụng nguồn vốn vay cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cơ
sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phát
triển kinh tế vùng, xóa đói giảm nghèo và các mục tiêu an sinh xã hội khác. Do đó, nợ
nước ngoài được xem là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho quá trình thực hiện các
mục tiêu kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển.
Sử dụng vốn vay nước ngoài hợp lý sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn, là sự lựa chọn
khôn ngoan để rút ngắn thời gian tích lũy vốn, nhanh chóng phát triển kinh tế đất nước. Tuy
nhiên, sử dụng vốn vay sẽ đồng nghĩa với việc tạo cho mình một khoản nợ nước ngoài. Nếu
sử dụng nguồn vốn nước ngoài kém hiệu quả, sai mục tiêu và sự trì trệ trong thay đổi chính
sách để thích nghi với bối cảnh quốc tế thì có thể khiến các con nợ có nguy cơ trở thành các
nước mắc nợ trầm trọng, thậm chí là rơi vào tình trạng khủng khoảng nợ. Chính vì vậy,
chúng ta phải biết tổng quan về nợ nước ngoài nói chung và nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng
đến nợ nước ngoài nói riêng, đặc biệt là tình trạng vay nợ ở các nước đang phát triển. Từ đó
đề xuất những chiến lược quản lý cụ thể để biến nợ nước ngoài trở thành một công cụ hữu
hiệu cho phát triển kinh kế quốc gia. Nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm
nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến nợ nước ngoài

ở các nước đang phát triển giai đoạn 2001-2018” với mong muốn giúp mọi người hiểu
rõ hơn về tình hình nợ nước ngoài của nhóm nước này trong giai đoạn hiện nay.

1


2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI
2.1. Sơ lược về nợ nước ngoài
2.1.1. Khái niệm
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF: “Nợ nước ngoài là khoản nợ của người cư trú đối
với người không cư trú.”
Theo World Bank: “Tổng nợ nước ngoài là nợ vay từ người không cư trú, có thể trả

được bằng tiền, hàng hóa hoặc dịch vụ. Tổng nợ nước ngoài là tổng nợ dài hạn của chính
phủ, được chính phủ bảo đảm công khai và nợ của tư nhân, tự vay tự trả, không được nhà
nước bảo đảm, sử dụng tín dụng IMF và nợ ngắn hạn. Nợ ngắnhạn bao gồm tất cả các
khoản nợ có thời gian đáo hạn ban đầu là một năm hoặc ít hơn và lãi trong các khoản nợ
dài hạn.”
Theo quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài (Ban hành kèm theo Nghị định số
134/2005/NĐ-CP ngày 01 thán 11 năm 2005 của Chính Phủ Việt Nam) thì vay nước ngoài
được định nghĩa là các khoản vay do người cư trú ở một nước vay của người không cư trú.

2.1.2. Nguồn gốc hình thành nợ nước ngoài
Đối với các nước cho vay (các nước phát triển): có nguồn vốn tích tụ, tập trung lớn
nhưng không sử dụng hết.
Đối với các nước đi vay (đang phát triển): luôn thiếu vốn trong nước, có nhu cầu
vốn lớn để đẩy mạnh đầu tư sản xuất, nhằm tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Do vậy, các nhóm nước hợp tác với nhau để thỏa mãn nhu cầu về vốn của cả hai
bên thông qua việc cho vay, thường thông qua tổ chức Hỗ trợ Phát triển Chính thức
(ODA - Official Development Assistance)
Từ thập niên 50 và 60 của thế kỷ XIX, các nhà chính trị đã nhận ra sự cần thiết và
hữu hiệu của việc chuyển giao các nguồn lực nước ngoài thông qua những khoản vay, tài
trợ và viện trợ đến các nước kém phát triển. Chúng bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong
nước, giúp các quốc gia chuyển đổi nền kinh tế nhằm đạt mức tăng trưởng cao hơn. Do
vậy, nợ nước ngoài ở các quốc gia không ngừng tăng lên trong thời gian qua.
2.1.3. Ảnh hưởng của nợ nước ngoài
Ảnh hưởng tích cực
Đứng trên giác độ của nước đi vay, nợ nước ngoài mang lại nhiều ý nghĩ như:
Nợ nước ngoài đáp ứng các nhu cầu về vốn đầu tư;
2


Nợ nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ;

Vay nợ nước ngoài bù đắp cán cân thanh toán quốc tế.
Ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì nợ nước ngoài còn gây ra không ít tác động
không tốt cho nền kinh tế. Tiếp tục đứng trên giác độ của nước đi vay thì nợ nước ngoài
có những ảnh hưởng tiêu cực như:
Nợ nước ngoài đi kèm với các điều kiện, ràng buộc về mặt kinh tế cũng như chính
trị;
Nợ nước ngoài là gắng nặng cho người dân trong tương lai;
Rủi ro thanh khoản.
2.2. Phân loại nợ nước ngoài
Tùy theo mục đích, cách thức quản lý cũng như cách thức sử dụng, mỗi nước sẽ có
cách phân loại nợ nước ngoài khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn và theo 4 cách cơ bản: thời
hạn vay vốn, chủ thể cho vay, chủ thể đi vay, và tính chất cho vay.
Căn cứ vào thời hạn vay vốn, nợ nước ngoài gồm: nợ ngắn hạn, nợ trung hạn và nợ
dài hạn.
Nợ ngắn hạn: các khoản nợ có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở xuống
Nợ trung hạn: các khoản nợ có thời gian đáo hạn trên 1 năm đến đưới 5 năm
Nợ dài hạn: các khoản nợ có thời gian đáo hạn từ 5 năm trở lên
Căn cứ vào chủ thể cho vay, nợ nước ngoài gồm: nợ song phương và nợ đa phương
Nợ song phương: các khoản nợ mà chủ nợ là chính phủ một nước hoặc một tổ chức
quốc tế nhân danh một chính phủ duy nhất.
Nợ đa phương: các khoản nợ mà chủ nợ thường là các cơ quan của Liên hợp quốc,
Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các ngân hàng phát triển khu vực, các cơ quan
đa phương như OPEC và liên chính phủ.
Căn cứ vào chủ thể đi vay, nợ nước ngoài gồm: nợ Chính phủ và nợ tư nhân
Nợ Chính phủ: bao gồm các khoản nợ của nước ngoài của Chính phủ và các khoản
nợ được Chính phủ bảo lãnh.
3



Nợ tư nhân: các khoản vay do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trực tiếp vay của
người cho vay nước ngoài theo phương thức tự vay và tự chịu trách nhiệm về các khoản
nợ đó.
Căn cứ vào tính chất cho vay: nợ nước ngoài gồm: nợ phi thương mại và nợ thương

mại
Nợ phi thương mại (vay từ ODA): các khoản vay này thường đi kèm với các điều
kiện vay cụ thể, được hưởng lãi suất ưu đãi cũng như ưu đãi về thời hạn trả nự và thời
hạn ân hạn.
Nợ thương mại: các khoản nợ không có ưu đãi về lãi suất cũng như thời gian trả nợ
tuy nhiên điều kiện ràng buộc sẽ ít hơn so với ODA.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nợ nước ngoài
Các yếu tố chủ quan: các nước đi vay chính là nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới
nợ nước ngoài, nợ bắt nguồn từ ngay trong bản thân nền kinh tế của quốc gia đó.
Môi trường kinh tế vĩ mô: môi trường kinh tế vĩ mô thể hiện tốc độ tăng giảm thu
nhập kinh tế, tích lũy tiết kiệm của người dân và khả năng đi vay của một quốc gia. Do
vậy, sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô luôn là điều kiện tiên quyết của mọi ý định
và hành vi đầu tư cũng như các hành vi viện trợ và cho vay.
Cơ cấu bộ máy quản lý của một quốc gia: cơ quan quản lý nghiên cứu các chiến
lược phát triển kinh tế nhà nước, sau đó đưa ra quyết định trong sử dụng vốn đầu tư. Điều
này ảnh hưởng lớn tới việc thu hút vỗn đầu tư từ nước ngoài.
Hệ thống văn bản pháp luật: một hệ thống văn bản pháp luật về nợ và quản lý nợ
nước ngoài đầy đủ và chặt chẽ sẽ kiểm soát được quá trình vay và trả nợ nước ngoài.
Các yếu tố khách quan: nợ nước ngoài không chỉ chịu tác động của các yếu tố chủ
quan mà còn chịu tác động từ các yếu tố khách quan như: lãi suất, tỷ giá hối đoái, cơ cấu
vay nợ, các ràng buộc trong hợp đồng vay nợ và viện trợ đối với nước đi.

4



3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Mô hình nghiên cứu
3.1.1. Mô hình lý thuyết
Fdebt = f(Nx, Ecogrow, Exrate, Infrate, Grcap)
Mô hình trên khái quát sự phụ thuộc của nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển
(Foreign debt – Fdebt) với các biến độc lập: xuất khẩu ròng (Net exports- Nx); tốc độ tắng
trưởng kinh tế (Rate of economic growth- Ecogrow); tỷ giá hối đoái (Exchange rateExrate); tỷ lệ lạm phát ( Inflation rate- Infrate); tổng vốn đầu tư (Gross Capital Formation

- Grcap). Các biến giải thích này đều là các biến số vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia.
Chúng có mức biến động lớn ở trong nhóm các nước đang phát triển, do đó có thẻ biết xu
hướng tác động rõ ràng đối với nợ nước ngoài. Các biến này được sử dụng bởi những lý
do sau đây.
Thứ nhất, xuất khẩu là một kênh thu về ngoại tệ, làm thay đổi giá trị và dòng vốn
ngoại tệ. Trong khi đó, nhập khẩu một mặt giúp các quốc gia đang phát triển có những
bước tiến về vốn, khoa học-công nghệ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân,
mặt khác lại gây ra gánh nặng về ngoại tệ cho quốc gia đó. Chính vì vậy, xuất khẩu ròng
có thế được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới nợ nước ngoài.
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế là sự gia của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người
(PCI) trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế là một nhân tố phản ánh tình
trạng sức khỏe của nền kinh tế và trạng thái phúc lợi xã hội của mỗi quốc gia và có thể
làm tăng hoặc giảm áp lực vay nợ nước ngoài của quốc gia.
Thứ ba, biến động tỷ giá hối đoái là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nợ nước ngoài của
các quốc gia. Tuy nhiên, không tiếp cận được số liệu nợ nước ngoài theo từng loại đơn vị tiền
tệ. Nếu có thể tiếp cận được thì việc nghiên cứu tác động của từng loại tỷ giá nợ nước ngoài
là điều không thể thực hiện được do số lượng biến giải thích quá nhiều. Do vậy, để không bỏ
sót yếu tố quan trọng này, nhóm tác giả đã sử dụng tỷ giá hối đoái được yết giá gián tiếp (1
nội tệ = x ngoại tệ ) với đồng ngoại tệ là USD. Mặc dù không thể cụ thể với từng đơn vị tiền
vay, nhưng việc sử dụng một ngoại tệ quan trọng làm đơn vị quy đổi giá trị phần nào giúp
nghiên cứu thấy một khía cạnh nào đó của tác động, bởi vì dù sao giá trị của các đồng tiền

trên thế giới cũng có sự liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau.

Thứ tư, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế.
Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng
tiền. Đây là một nguyên nhân khiến đồng nội tệ bị mất giá, làm tăng giá trị của khoản nợ
5


công mà các nước đang gánh chịu. Mặt khác, lạm phát kích thích xuất khẩu- một trong
những nguyên nhân của việc gia tăng lượng ngoại tệ để trả nợ nước ngoài.
Thứ năm, tổng vốn đầu tư bao gồm các khoản bổ sung vào tài sản cố định của nền kinh
tế công cộng và những thay đổi ròng về mức độ tồn kho. Tài sản cố định bao gồm cải tạo đất
(mương, cống,..), nhà máy, máy móc và mua thiết bị, xây dựng đường bộ, đường sắt, trường
học, văn phòng bệnh viện, nhà ở tư nhân, và các tòa nhà thương mại và công nghiệp. Để
chính phủ có thể chi trả cho các khoản đầu tư này thì ngoài ngân sách của nhà nước, chính
phủ còn huy động vốn từ nhiều nguồn khác trong đó có vay nợ nước ngoài. Vì vậy, tổng vốn
đầu tư có thể là một yếu tố quan trọng tác động đến nợ nước ngoài.

3.1.2. Mô hình hồi quy tổng quát
Dựa vào cơ sở lý thuyết, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình hồi quy tổng thế cho dữ
liệu mảng như sau :
lnFdebt=
+
Nx + Ecogrow + Exrate + Infrate + lnInvest + u
Trong đó:
lnFrdebt là biến phụ thuộc
là hệ số chặn
,

,


,

,

là hệ số góc

Nx, Ecogrow, Exrate, Infrate, lnvest là các biến độc lập
u là phần dư
3.2. Biến số và thước đo
Giả thuyết nghiên cứu:
Xuất khẩu ròng: xuất khẩu ròng của một quốc gia tăng sẽ làm tăng nguồn thu ngoại
tệ, dẫn đến làm tăng khả năng trả nợ nước ngoài và giảm nhu cầu vay nợ. Do vậy, khi
xuất khẩu ròng tăng được kì vọng sẽ tác động ngược chiều đến nợ nước ngoài (-) .
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng kinh tế mang lại nguồn thu cho ngân sách
nhà nước, khi một nền kinh tế có tốc độ tăng tưởng tăng thì nguồn thu cho ngân sách
chính phủ tăng, điều này giúp làm giảm áp lực vay nợ nước ngoài và tăng khả năng trả nợ
của quốc gia. Vậy khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng được kì vọng sẽ tác động ngược
chiều đến nợ nước ngoài (-).
Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái được sử dụng trong nghiên cứu này là tỷ giá được yết
giá theo phương pháp gián tiếp, biểu thị giá trị 1 đơn vị cố định của đồng nội tệ thông qua
6


một số lượng biến đổi của đồng ngoại tệ (1 nội tệ = x ngoại tệ) với ngoại tệ được sử dụng
ở đây là USD. Do đó, khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tăng giá, ngoại tệ mất giá, khoản
nợ nước ngoài khi quy đổi về đồng nội tệ giảm đi. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm,
đồng nội tệ mất giá, ngoại tệ lên giá, khoản nợ nước ngoài khi quy đổi về đồng nội tệ sẽ
tăng. Tóm lại, khi tỷ giá hối đoái tăng được kì vọng sẽ tác động ngược chiều đến nợ nước
ngoài (-).

Lạm phát: khi lạm phát trong nước tăng sẽ làm cho hàng hóa trong nước đắt hơn
tương đối so với hàng hóa nước ngoài, dẫn đến xuất khẩu hàng hóa giảm đi, làm giảm
nguồn thu ngoại tệ của quốc gia và làm tăng áp lực trả nợ nước ngoài. Vậy khi lạm phát
tăng được kì vọng sẽ tác động cùng chiều đến nợ nước ngoài (+).
Tổng vốn đầu tư: khi chính phủ tăng các khoản đầu tư cho hàng hóa công cộng, làm
cho ngân sách nhà nước trở nên thâm hụt nặng nề buộc chính phủ phải đi vay nợ nước
ngoài để bù đắp vào ngân sách và để chi tiêu trong nước. Tóm lại, tổng vốn đầu tư tăng
được kỳ vọng sẽ tác động cùng chiều đến nợ nước ngoài (+).
Từ nguồn dữ liệu
Các bộ số liệu về nợ nước ngoài (Foreign); tốc độ tắng trưởng kinh tế (Rate of
economic growth); tỷ giá hối đoái (Exchange rate); tỷ lệ lạm phát ( Inflation rateInfrate); tổng vốn đầu tư (Gross Capital Formation ) được lấy từ công bố của Ngân hàng
Thế giới cập nhật năm 2018 ( của các quốc gia đang phát
triển trong giai đoạn 2001-2018.
Nguồn số liệu về xuất khẩu ròng (Net Exports) được lấy từ công bố của Trade Map
cập nhật năm 2018 ( của các quốc gia đang phát triển trong
giai đoạn 2001-2018.
Ta có bảng mô tả đo lường, ý nghĩa và kì vọng của các biến được sử dụng trong mô
hình.

Bảng 1. Bảng mô tả đo lường, ý nghĩa và kì vọng của các biến
STT

Kí hiệu

Tên biến

Đơn vị đo
7

Logarit hóa Dấu kỳ vọng



1

Fdebt

Nợ nước ngoài

USD



( Foreign debt)
2

Nx

Xuất khẩu ròng

USD

-

%

-

(Net exports)
Tốc độ
tăng trưởng kinh tế

(Rate of economic
growth)

3

Ecogrow

4

Exrate

Tỷ giá hối đoái
( Exchange rate)

USD/nội tệ

-

5

Infrate

Tỷ lệ lạm phát

%

+

( Inflation rate)


6

Grcap

Tổng vốn đầu tư
(Gross Capital

USD



+

Formation)

3.3. Phương pháp ước lượng
Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) để ước lượng ra
các tham số của các mô hình hồi quy đa biến.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Mô tả thống kê các biến

Tổng hợp dựa trên số liệu thu thập được từ 58 quốc gia đang phát triển trong giai
đoạn 2001-2018 , mô tả thống kê của các biến được thể hiện trong bảng 2 dưới đây:

8


Bảng 2. Mô tả thống kê của các biến
Các biến


Số quan sát

Giá trị
Độ lệch chuẩn
trung bình

Giá trị
nhỏ nhất

Giá trị
lớn nhất

Fdebt

702

6.86000

20.80000

0.18227

231.65200

Nx

702

3.00431


46.60000

-199.41161

593.90390

Ecogrow

702

4.48549

3.42088

-14.75850

27.96154

Exrate

702

0.25932

0.54084

0.00004

3.62346


Infrate

702

5.35395

4.99681

-2.31497

48.69986

Grcap

702

108.00000

470.00000

0.04281

5384.90560

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ STATA13
Dựa vào Bảng 2. ta thấy:
Tổng nợ nước ngoài (Fdebt): nước có tổng nợ nước ngoài lớn nhất là Trung Quốc
năm 2011(231.652 tỉ USD – gấp hơn 33 lần so với giá trị tổng nợ trung bình).
Giá trị nhỏ nhất thuộc về Tonga năm 2003 với giá trị là 0.182 tỉ USD chỉ bằng
0.0009 lần so với giá trị trung bình

Ngoài ra biến Fdebt có độ lệch chuẩn là 20.8 tỉ USD thể hiệncác biến có mức độ
phân tán lớn. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do trong tổng số 58 nước của bộ
điều tra trong vòng 10 năm từ 2001-2018 có nhiều nước đã phát triển hơn và gần với các
nước đang phát triển hơn.
Xuất khẩu ròng (Nx): Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu tỉ số này với
593.904 triệu USD vào năm 2015 gấp gần 198 lần so với giá trị trung bình của thế giới.
Nhìn chung phần lớn các quốc gia đang phát triển đều có xu hướng nhập siêu riêng đối
với Trung Quốc với chính sách phá giá đồng Nhân dân tệ của mình Trung Quốc liên tục
xuất siêu với giá trị lớn trong cả giai đoạn từ 2001-2018.
Ấn Độ là nước có giá trị xuất khẩu ròng nhỏ nhất, thâm hụt cán cân thương mại
199.411 triệu USD vào năm 2012.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Ecogrow): có giá trị lớn nhất thuộc về Azerbaijann
vào năm 2005(27.961% gấp gần 7 lần so với giá trị trung bình). Ukraine vào năm 2009
có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất là -14.759%.
Tỉ giá hối đoái (Exrate): Việt Nam là nước có giá trị tỉ giá hối đoái thấp nhất là
0.00004 USD/VND vào năm 2017 tương đương 22370.09VND = 1USD mặc dù đã có
nhiều biện pháp bình ổn tỉ giá hối đoái xong VND vẫn mất giá tương đối so với USD lên
9


đến 22602.05VND/USD và đạt 23160VND/USD vào ngày 13/12/2019 (Nguồn: Ngân
hàng nhà nước Việt Nam).
Nước có tỉ giá hối đoái lớn nhất trong bộ dữ liệu là Kuwait đạt 3.62346KWD/USD
vào năm 2011.
Tỉ lệ lạm phát (Infrate): lớn nhất thuộc về Ukraine vào năm 2015 với tỉ lệ lạm
phát lên đến gần 48.7% nguyên nhân lý giải tình trạng này có thể do sự bất ổn về mặt
chính trị và các động thái trừng phạt của Nga vào Ukraine từ đầu năm 2015 (nguồn:
Anders Aslund, “Rusia’s War on Ukraine’s Economy,” Project Syndicate, 09/07/2015)
Tỉ lệ lạm phát nhỏ nhất là -2.315% thuộc về Brunei Darussalam vào năm 2002.
Tổng vốn (Grcap): Tonga là nước có giá trị tổng vốn nhỏ nhất với 0.043 tỉ USD

vào năm 2003, và giá trị lớn nhất là 5384.906 tỉ USD của Trung Quốc đạt được vào năm
2017.
4.2. Mô tả tương quan giữa các biến
Sự tương quan giữa các biến được thể hiện trong Bảng 3.
Bảng 3. Sự tương quan giữa các biến
Fdebt
Fdebt

Nx

Ecogrow

Exrate

Infrate

Grcap

1

Nx

0.5349

1

Ecogrow

0.1447


0.1023

1

Exrate

-0.0289

0.0455

0.0445

1

Infrate

-0.0440

-0.0776

-0.0260

-0.0992

1

Grcap

0.7911


0.7352

0.1497

-0.0445

-0.0593

1

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ phần mềm STATA13
Từ ma trận tương quan ở Bảng 3. xem xét sự tương quan của các biến theo 2 tiêu
chí bao gồm: mức độ tương quan và chiều tương quan
Xét về mức độ tương quan: biến có tương quan mạnh nhất với biến Fdebt là biến
Grcap với mức tương quan là 0.7911. Các biến còn lại bao gồm Nx, Ecogrow, Exrate và
Infrate có mức độ tương quan không cao.
Hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.5 nên ta có thể loại bỏ hiện
tượng đa cộng tuyến ra khỏi mô hình
Xét về chiều tương quan: biến Fdebt có tương quan dương với các biến Nx,
Ecogrow, Grcap và có tương quan âm với 2 biến độc lập là Exrate và Infrate
4.3. Kết quả ước lượng và kiểm định
10


Nhằm có được một bảng số liệu cân đối, nhóm tác giả đã loại bỏ một số quốc gia có số
liệu bị mất, hoặc thu hẹp khoảng thời gian để tổng số quan sát sử dụng trong mỗi phương
trình hồi quy đủ nhiều. Cuối cùng, nhóm tác giả thu thập được 702 quan sát gồm 58 nước
đang phát triển trong giai đoạn 2001-2018, sau đó tiến hành phân tích mô hình hồi quy với
dữ liệu mảng. Kết quả ước lượng và kiểm định được thể hiện trong Bảng 4. dưới đây


Bảng 4. Kết quả ước lượng và kiểm định
Biến số

Mô hình FE

Nx

-3,36E-09***

-3,31E-09***

-3,36E-09***

(0,000)

(0,000)

(0,000)

0,031***

0,030***

0,031**

(0,010)

(0,010)

(0,012)


-1,046**

0,032

-1,046***

(0,471)

(0,172)

(0,270)

0,006

0,004

0,006

(0,008)

(0,008)

(0,010)

1,085***

0,982***

1,085***


(0,055)

(0,041)

(0,080)

-4,235***

-2,171***

-4,235**

(1,291)

(0,954)

(1,888)

702

702

702

Ecogrow
Exrate
Infrate
lnGrcap
Hệ số chặn

Số quan sát
Hệ số xác định r2

Mô hình RE

Mô hình FE- Robust

0,384

0,384

Kiểm định lựa chọn mô hình
Kiểm định nhân tử
Lagrange (xttest0)

chibar2(01) = 695,85
Prob > chibar2 = 0,0000

Kiểm định Hausman
(hausman)

chi2(4) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 14,59
Prob>chi2 = 0,0056
Kiểm định các khuyết tật mô hình

Kiểm định phương sai
sai số thay đổi (xttest3)

chi2 (50) = 4192,58
Prob>chi2 = 0,0000


Kiểm định tự tương
quan (xtserial)

F( 1, 47) =2,879
Prob > F = 0,0964

Ghi chú: giá trị trong ngoặc đơn là sai số tiêu chuẩn
***,**,* lần lượt là hệ số có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10%
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ sự hỗ trợ của STATA13
11


4.3.1. Kiểm định lựa chọn mô hình
Việc kiểm định để xác định mô hình phù hợp trong ba mô hình hồi quy gộp (POLS),

mô hình tác động cố định (FE) và mô hình tác động ngẫu nhiên (RE) đã căn cứ vào kết
quả của kiểm định xttest0 và hausman được thể hiện trong Bảng 4
Kiểm định nhân tử Lagrange (xttest0)
Kiểm định nhân tử Lagrange được thực hiện để lựa chọn giữa mô hình gộp (POLS)
và mô hình không phải là mô hình POLS, Kết quả kiểm định xttest0 ở Bảng 4 cho ta thấy
Prob > chibar2 = 0,0000 hay p-value < = 0,05, Từ đó có thể thấy mô hình hồi quy gộp
POLS là không phải là mô hình phù hợp trong nghiên cứu này,
Kiểm định Hausman (hausman)
Với sự không phù hợp của mô hình POLS, nhóm tác giả đã sử dụng kiểm định
Hausman để lựa chọn giữa mô hình tác động cố định (FE) và mô hình tác động ngẫu
nhiên (RE) với cặp giả thuyết sau:
H0: Không có sự tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối tượng (ci) với các biến
giải thích Xit trong mô hình
H1: Có sự tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối tượng (ci) với các biến giải thích

Xit trong mô hình
Trong đó, giả thuyết H0 hàm ý lựa chọn mô hình RE còn giả thuyết H 1 hàm ý lựa chọn
mô hình FE. Kết quả kiểm định Hausman ở Bảng 5 cho thấy Prob>chi2 = 0,0056 hay p-value
< = 0,05, do đó bác bỏ giả thuyết H0, mô hình tác động ngẫu nhiên (RE) không phù hợp trong
nghiên cứu này. Kết quả kiểm định xttest và hausman cho biết mô hình FE phù hợp trong các
ước lượng, và nghiên cứu này sẽ được ước lượng theo mô hình FE.

4.3.2. Kiếm định suy diễn thống kê
Với sự hỗ trợ của phần mềm STATA, nhóm nghiên cứu đã thu được kết quả hồi
quy theo mô hình hồi tác động cố định ( FE ) tại Bảng 5. dưới đây:

12


Bảng 5. Kết quả hồi quy mô hình FE
lnFdebt

Hệ số góc Sai số chuẩn

t

-3,36E-09

1,14E-09

-2,94

0,003 -5,60E-09

Ecogro

w

0,031

0,010

2,970

0,003

0,011

0,052

Exrate

-1,046

0,471

-2,220

0,027

-1,971

-0,120

Infrate


0,006

0,008

0,770

0,444

-0,009

0,022

lnGrcap

1,085

0,055

19,710

0,000

0,976

1,193

Hệ số
chặn

-4,235


1,291

-3,280

0,001

-6,771

-1,700

Nx

P-value

Khoảng tin cậy ( 95%)
-1,12E-09

0,000

Pro > F

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ sự hỗ trợ của STATA13

Kiểm định hệ số hồi quy:
Kết quả ước lượng ở Bảng 5 cho thấy hệ số hồi quy của các biến Nx, Ecogrow,
Infrate, lnGrcap và hệ số chặn tương ứng với p-value lần lượt là 0,003; 0,003;
0,000;0,001. Tất cả các giá trị p-value ở trên đều nhỏ hơn =0,01 nên hệ số hồi quy của
các biến trên đều có nghĩa ý thống kê ở mức 1%.
Kết quả ước lượng ở Bảng 5 còn cho thấy hệ số hồi quy của biến Exrate tương ứng

với p-value =0,027 và nhỏ hơn =0,05 nên hệ nên hệ số hồi quy của biến này có nghĩa ý
thống kê ở mức 5%.
Cuối cùng, Bảng 5 cũng cho thấy hệ thấy hệ số hồi quy của biến Infrate tương ứng
với p-value =0,444 và lớn hơn =0,05 nên hệ nên hệ số hồi quy của này không có nghĩa ý
thống kê ở mức 5%.
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình được đưa ra với cặp giả thuyết:
H0: Mô hình không phù hợp
H1: Mô hình phù hợp
Kết quả kiểm định ở Bảng 5 cho thấy Pro> F= 0,000 hay p-value < =0,05 nên bác
bỏ H0, mô hình nghiên cứu là phù hợp.
4.3.3. Kiểm định các khuyết tật mô hình

13


Trong hồi quy dữ liệu bảng, việc xảy ra một số khuyết tật khiến cho các ước lượng
và kiểm định hồi quy không còn chính xác là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, nhóm tác giả
đã tiếp tục đi kiểm định một số vi phạm giả thuyết như phương sai sai số thay đổi và tự
tương quan trong mô hình FE đã chọn.
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Kiểm định phương sai sai số thay đổi được đưa ra với cặp giả thuyết:
H0: Phương sai sai số không đổi
H1: Phương sai sai số thay đổi
Kết quả kiểm định xttest3 cho mô hình FE trong Bảng 4 cho thấy Prob>chi2 =
0,0000 hay p-value < = 0,005. Từ đó, bác bỏ giả thuyết H 0, mô hình mắc phải khuyết tật
phương sai sai số thay đổi.
Kiểm định tự tương quan
Kiểm định tự tương quan được đưa ra với cặp giả thuyết:
H0: Mô hình không có tự tương quan

H1: Mô hình có tự tương quan
Kết quả kiểm định xtserial cho mô hình FE trong Bảng 4 cho thấy Prob > F =
0,0964 hay p-value > = 0,005. Từ đó, không bác bỏ giả thuyết H 0, mô hình không mắc
phải khuyết tật tự tương quan.
Từ hai kiểm định vi phạm giả thuyết trên có thể thấy mô hình chỉ mắc phải khuyết
tật phương sai sai số thay đổi, đây là hiện tượng khá phổ biến nhưng có thể khắc phục
bằng hồi quy theo mô hình của Robust. Việc sử dụng sai số vững mạnh của Robust giúp
phương sai của nhiễu không làm ảnh hưởng đến kết quả ước lượng và suy diễn. Kết quả
hồi quy theo mô hình Robust được thể hiện trong Bảng 4.
4.3.4. Phân tích kết quả hồi quy
Từ Bảng 5. ta có mô hình hồi quy FE-Robust sau:
̂̂

= -4,235 + -3,36E-09Nx + 0,031Ecogrow + -1,046

0,006

+

+1,085 lnGrap

Kết quả hồi quy mô hình FE- Robust ở Bảng 4 cho biết hệ số xác định của mô hình
2

R = 0,384 tức là 38,4 % sự thay đổi trong giá trị của biến phụ thuộc lnFdebt được giải
thích bằng các biến độc lập Nx, Ecogrow, Exrate, Infrate, lnGrcap trong mô hình.
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy
14



Bảng… cho thấy ý nghĩa hệ số hồi quy của các biến được thể hiện như sau:
Hệ số góc của hệ số chặn bằng -4,235 có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi, khi tất cả các biến độc lập bằng 0 thì lnFdebt = -4,235.
Hệ số góc của biến xuất khẩu ròng (Nx) bằng -3,36E-09 có nghĩa là trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi, khi xuất khẩu tăng lên 1 USD thì tổng nợ nước ngoài sẽ giảm
- 3,36E-07 %. Xuất khẩu ròng tăng mang lại nguồn ngoại hối có thể dùng cho chi trả nợ
trực tiếp và tránh được các vấn đề rủi ro tỷ giá, Điều này phù hợp với lí thuyết, đúng với
kì vọng ban đầu.
Hệ số góc của biến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Ecogrow) bằng 0,031 có nghĩa là
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 1% thì
tổng nợ nước ngoài tăng 3,1%, kết quả ước lượng này lại không đúng với kỳ vọng ban
đầu. Có thể lý giải rằng tuy tăng trưởng kinh tế mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà
nước, giúp làm giảm áp lực vay nợ nước ngoài nhưng mặt khác thì tốc độ tăng trưởng
kinh tế thường được coi là mục tiêu vĩ mô hàng đầu. Chính phủ đưa ra các quyết định
thúc đẩy tăng trưởng bằng cách đẩy mạnh chi tiêu công, khiến cho cán cân ngân sách trở
nên thâm hụt nặng nề và buộc phải tăng cường vay nợ để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu
trong nước. Như vậy, nghiên cứu đã cho thấy tác động của việc tăng cường vay nợ để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của chính phủ vượt trội hơn trong khoảng thời gian vừa qua.
Hệ số góc của biến tỷ giá hối đoái (Exrate) bằng -1,046 có nghĩa là trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi, khi tỷ giá hối đoái tăng 1 đơn vị thì tổng nợ nước ngoài tăng
giảm 10,46%. Kết quả ước lượng này phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Trong bộ dữ liệu của
nghiên cứu, tỷ giá hối đoái được tính theo phương pháp yết giá gián tiếp ( 1 nội tệ = x
ngoại tệ) nên khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ sẽ tăng giá, khoản nợ nước ngoài quy
về nội tệ sẽ giảm đi hay tổng nợ nước ngoài sẽ giảm đi.
Hệ số góc của biến lạm phát (Infrate) bằng 0,006 tuy nhiên không có ý nghĩa thống
kê (đã được kiểm định ở trên) nên có thể cho rằng lạm phát không có tác động rõ ràng tới
nợ nước ngoài.
Hệ số góc của biến lnGrcap bằng 1,085 có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi, khi tổng vốn đầu tư tăng 1% thì tổng nợ nước ngoài tăng 10,85%. Kết quả ước
lượng này phù hợp với kỳ vọng ban đầu.

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Với bộ số liệu cập nhật nhất tính tới hiện tại của Ngân hàng Thế giới cho 58 nước
đang phát triển giai đoạn 2001-2018, nghiên cứu đã chỉ ra vai trò tích cực xuất khẩu ròng
15


(thặng dư cán cân thương mại) và tỷ giá hối đoái ( yết giá theo phương pháp gián tiếp)
đến tổng nợ nước ngoài của quốc gia đó. Xuất khẩu ròng tăng hoặc đồng tiền nội địa lên
giá có tác động làm giảm tổng nợ quốc gia. Ngược lại, sự tăng lên tốc độ tăng trưởng
kinh tế và tổng vốn đầu tư có xu hướng làm gia tăng tỷ lệ nợ nần, trong khi đó lạm phát
lại không có tác động đối với nợ nước ngoài rõ rệt. Những kết luận trên có thể là những
gợi ý chính sách kịp thời cho các quốc gia trong phạm vi nghiên cứu của bài này. Mặc dù
bài viết đã đưa ra một số kết quả thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu mảng với nhiều
ưu điểm cùng các phép kiểm định khoa học, tuy nhiên vẫn có một số vấn đề chưa thể làm
rõ hơn. Các nhân tố chính trị, cú sốc kinh tế hay các tác động từ bên ngoài (như viện trợ,
các hiệp định thương mại song phương, mối quan hệ hợp tác kinh tế…) vẫn chưa được đo
lường qua những biến số cụ thể. Nhóm tác giả sẽ cố gắng khắc phục những hạn chế trên
ở những nghiên cứu tiếp theo.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Khu vực công cộng
Từ kết quả hồi quy dữ liệu mảng ở trên, bài nghiên cứu đã cho thấy các biến số vĩ
mô quan trọng như tốc độ tăng trưởng, tỷ giá hối đoái, xuất khẩu ròng, lạm phát, tổng vốn
đầu tư… có ảnh hưởng đến tổng nợ nước ngoài của các quốc gia đang phát triển giai
đoạn 2001-2018. Ngoài ra, các nhân tố chính trị, cú sốc kinh tế hay các tác động từ bên
ngoài cũng tác đến nợ nước ngoài của các quốc gia này. Vì vậy, để giảm đi áp lực nợ
nước ngoài cũng như quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài được hiệu quả hơn, nhóm
tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau.
Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế: Bài nghiên cứu chỉ ra rằng tốc tộ tăng trưởng kinh
tương quan cùng chiều với tổng nợ nước ngoài vì tác động của việc tăng cường vay nợ để

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của chính phủ vượt trội hơn so với tác động tăng trưởng kinh
tế mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giúp làm giảm áp lực vay nợ nước ngoài.
Tuy nhiên không thể phủ nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là điều kiện cần để tăng
nguồn thu và đạt thặng dư ngân sách để giúp giảm áp lực nợ nước ngoài cho mỗi quốc
gia. Vì vậy chính phủ cần đưa ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế phù hợp kết hợp với việc
điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ
với chính sách tài khóa để giúp quốc gia đó có thể đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, giảm áp
lưc nợ nước ngoài.
Chính sách tỷ giá hối đoái: Chính phủ có thể áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái giúp
tăng giá đồng nội tệ khiến khoản vay nợ nướcngoài (tính bằng ngoại tệ) giảm giá khi quy đổi
ra nội tệ. Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng với chính sách này do khi nâng giá tiền tệ, các yếu tố
khác không đổi thì sức cạnh tranh của hàng trong nước giảm xuống, làm giảm xuất
16


khẩu ròng, từ đó lại có thể tác động tiêu cực đến nợ nước ngoài do xuất khẩu ròng giảm.
Vì vậy, chính phủ cần phải hết sức cân nhắc để đưa ra chính sách tỷ giá phù hợp nhất với
nền kinh tế của quốc gia mình.
Tăng xuất khẩu ròng: Chính phủ nên đưa ra chính sách trợ cấp xuất khẩu và đưa ra
các hạn ngạch,thuế quan để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ các nhà sản xuất trong nước bởi
xuất khẩu ròng có vai trò tích cực trong việc giảm nợ nước ngoài cho quốc gia đó.
Ổn định lạm phát: Dù tác động của lạm phát không được thể hiện rõ rệt trong bài
nghiên cứu này nhưng có thể thấy lạm phát có thể khiến đồng tiền nội tệ bị mất giá, làm
thổi phồng giá trị của khoản nợ công mà các nước đang gánh chịu. Do đó, chính phủ cần
tìm ra nguyên nhân gây ra lạm phát là do cầu kéo haychi phí đẩy, từ đó có những giải
pháp phù hợp. Để giảm lạm phát, chính phủ sẽ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc
chính sách tài khóa thắt chặt tùy từng trường hợp.
Phân bổ ngân sách cho đầu tư công hợp lý: Chính phủ cần phân tích, đánh giá hiệu
quả của các dự án đầu tư trước khi đầu tư trên các khía cạnh của dự án như kỹ thuật, tài
chính, kinh tế xã hội và môi trường để từ đó lựa chọn đầu tư vào những dự án có tiềm

năng và mang lại hiệu quả cao. Chính phủ nên tập trung đầu tư cho các chương trình mục
tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu và dự án trọng
điểm, có ý nghĩa lớn, lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và liên vùng, liên
địa phương để nguồn vốn vay từ nước ngoài được sử dụng hiệu quả nhất và mang lại lợi
ích cao nhất cho quốc gia. .
Gia tăng dự trữ ngoại hối: Dự trữ ngoại tệ là phương tiện đảm bảo khả năng thanh
toán quốc tế nhằm thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu, mở rộng đầu tư, hợp tác kinh tế với nước
ngoài. Do vậy chính phủ cần đưa ra những chính sách để tăng dự trữ ngoại hối như thu
hút và quản lý hiệu quả các dòng vốn quốc tế, khuyến khích kiều hối chảy về nước,…
Lựa chọn danh mục vay nợ hợp lý: Nhằm đảm bảo cơ cấu nợ bền vững, cần đánh
giá cẩn thận từng món vay mới, đặc biệt quan tâm đến việc duy trì cơ cấu nợ theo thời
gian hợp lý
Cơ chế pháp lý chặt chẽ: Chính phủ cần đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách quản
lý nợ nước ngoài, gạt bỏ sự chồng chéo hoặc mâu thuẫn trong phân công, phân nhiệm.
Ngoài ra, chính phủ cần xây dựng một cơ chế quản lý nợ nước ngoài hiệu quả, chế độ
kiểm toán rất cần sự minh bạch và có trách nhiệm giải trình cao để có thể kiểm soát tốt
nợ nước ngoài.
Ổn định thể chế: Ổn định thể chế là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế, chỉ
có ý nghĩa khi nó đảm bảo cho sự tăng trưởng nhanh chóng và bền vững. Chính phủ cần
17


xây dựng môi trường tài chính hiệu quả, công khai cũng như tăng mức độ tín nhiệm của
quốc gia trên thị trường thế giới.
5.2.2. Khu vực tư nhân
Một số chuyên gia kinh tế nhận định rằng không phải ngẫu nhiên mà DN tư nhân,
DN có vốn đầu tư nước ngoài “thích” vay nợ trên thị trường tài chính quốc tế hơn là vay
trong nước. Bởi lẽ, lãi suất vay ngoại tệ thấp hơn, các điều khoản vay linh hoạt hơn. Tuy
nhiên, DN tự vay nợ và tự chịu trách nhiệm với các khoản vay của mình, Chính phủ
không quá lo lắng về áp lực trả nợ nước ngoài của khối DN tư nhân, vì vậy các DN tư

nhân cần có những biện pháp để kiểm soát tốt khoản nợ nước ngoài.
Dưới đây là một số giải pháp mà nhóm tác giả đưa ra, góp phần giúp các doanh
nghiệp tư nhân có thể quản lý được khoản nợ nước ngoài:
Thứ nhất là có một bộ phận có năng lực trong phân tích, quản lí các vấn đề tài chính
của doanh nghiệp;
Thứ hai là lựa chọn các phương án kinh doanh và các khoản vay nợ hợp lý, lợi
nhuận ròng của phương án này phải cao hơn lãi suất đi vay;
Thứ ba là có một khoản dự trữ hợp lý, để đảm bảo doanh nghiệp có khả năng chịu
đựng với những biến động của nền kinh tế.
Thứ tư, tăng cường sản xuất, xuất khẩu, mở rộng quy mô của doanh nghiệp, tăng
cường hợp tác trong nước để hạn chế khoản vay nợ từ nước ngoài.

18


6. TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Mai, “Cuộc chiến của Nga nhắm vào nền kinh tế Ukraine”, dịch từ
Anders Åslund, “Russia’s War on Ukraine’s Economy,” Project Syndicate, 09/07/2015.
<Truy cập 15/12/2019>

2. Nguyễn Thị Thúy, Ngô Thị Phương Liên, 2016 “Đánh giá tác động các yếu tố mĩ mô
đến nợ công”, Viện chiến lược và chính sách tài chính.

3. An Nhi, 2018 “8 nhiệm vụ, giải pháp quản lý sử dụng vốn vay nước ngoài”, Kinh tế và
dự báo.

4. Hoàng Khắc Lịch, Dương Cẩm Tú, “Các nhân tố ảnh hưởng tới nợ nước ngoài của các
nước đang phát triển”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số
4 (2017) 103-110.


Nguồn số liệu
1. Worldbank <Truy cập ngày 14/12/2019>
2. Trademap <Truy cập ngày 14/12/2019>

19



×