Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

tiểu luận kinh tế lượng 2 tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của các nước khu vực ASEAN trong giai đoạn năm 2005 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.92 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI GIỮA KỲ
MÔN KINH TẾ LƯỢNG 2

Đề tài: Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của các
nước khu vực ASEAN trong giai đoạn năm 2005-2015

Lớp tín chỉ: KTE318.3
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Khánh Ly

171441015
0

Nguyễn Hồng Quỳnh

171441019
6

Nguyễn Thị Minh Nguyệt 171441017
3
Hoàng Thu Hà

Hà Nội, tháng

171441006
3

Bùi Thị Nhung



171441017
9

12 năm 2019


Mục lục
Trang


Lời mở đầu

Tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những nhân tố quan trọng dùng để đánh giá
mức độ phát triển của một quốc gia hay khu vực. Để đo lường tăng trưởng kinh tế, tùy
vào thời điểm, đặc điểm quốc gia hay người tiến hành nghiên cứu khác nhau mà thước đo
được lựa chọn là khác nhau. Tuy nhiên, theo định nghĩa quốc tế về tăng trưởng kinh tế thì
“Tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng sự gia tăng tổng sản lượng của một quốc gia
hoặc Tổng sản phẩm quốc nội thực tế (GDP) hoặc Tổng sản phẩm quốc dân (GNP).” Trên
thực tế, ngoài hai chỉ số trên, còn có thể sử dụng GDP bình quân đầu người để đo lường
mức độ tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế
tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn
sống trong tình trạng nghèo khổ”. Cũng chính vì thế, GDP – chính xác là GDP thực tế,
luôn là một thước đo thường xuyên được dùng để đánh giá tăng trưởng kinh tế.
Do nhận thức được tầm quan trọng và phức tạp của vấn đề, trên thế giới đã có rất
nhiều bài nghiên cứu về các vấn đề xung quanh GDP như cách đo lường GDP hay các yếu
tố ảnh hưởng đến GDP như tỷ lệ lạm phát, gia tăng dân số hay vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài(FDI). Đặc biệt FDI có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế quốc gia, ảnh
hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Thời gian qua, các
công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được thực hiện chủ

yếu đối với tổng thể quốc gia, kết quả của các nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ
giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra tính tích cực của
mối quan hệ giữa FDI đến tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn có những nghiên cứu cho thấy
FDI ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Như vậy, các kết quả nghiên cứu vẫn
chưa thống nhất với nhau về ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế.
Xuất phát từ thực trạng đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét một cách
toàn diện ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc
gia trong khu vực ASEAN và có mở rộng thêm thời gian nghiên cứu đến năm 2015, đối
tượng nghiên cứu đã thêm các yếu tố về gia tăng dân số và tỷ lệ lạm phát. Tên đề tài là
“Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của các nước khu vực ASEAN trong giai đoạn
năm 2005-2015”. Dựa trên mô hình nghiên cứu của một số tác giả trước và sau đó tiến
3


hành thu thập dữ liệu từ World Bank, nhóm tiến hành xử lý số liệu bằng cách lọc ra các
dữ liệu của 11 quốc gia khu vực ASEAN về GDP, FDI, tỷ lệ gia tăng dân số và tỷ lệ lạm
phát trong giai đoạn nghiên cứu thông qua phần mềm STATA. Kết quả thu được lượng
hóa về tác động của FDI, lạm phát và tỷ lệ gia tăng dân số đến GDP của nhóm nước
ASEAN. Từ đó đưa ra cơ chế giải thích và kết luận, đồng thời phần nào làm rõ được bức
tranh tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế trên thế giới để đề xuất các giải pháp nhằm
thu hút FDI để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Tổng quan bài nghiên cứu gồm 4 phần:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị

4



Danh mục bảng

5


Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của các nước khu vực ASEAN
trong giai đoạn năm 2005-2015
1
1.1

Cơ sở lí thuyết

Các lí thuyết liên quan
1.1.1

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa
dịch bị cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong một thời kỳ
nhất định, bất kể người sản xuất thuộc quốc tịch nào.
Đối tượng tính toán của GDP là hàng hóa cuối cùng (sản phẩm hữu hình) và dịch vụ
(sản phẩm vô hình) được sản xuất ra và trao đổi trên thị trường. Hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng là những sản phẩm hoàn chỉnh được bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Cách tính GDP:
Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền
mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy trong một
nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.
Y = C + I + G + (X - M)
Chú thích:

• Y: GDP
• C: Tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình về hàng hóa dịch vụ
• I: Tổng đầu tư trong nước của tư nhân
• G: Chi tiêu chính phủ
• X-M: giá trị xuất khẩu ròng = xuất khẩu - nhập khẩu

1.1.2

Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản
lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người
(PCI) trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: Sự
tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất
6


hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng
trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý,
nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất
định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Cách đo lường tăng trưởng kinh tế:

Trong đó:
Yt, Yt-1 lần lượt là GDP thực tế năm t, t-1
g là tốc độ tăng trưởng kinh tế năm t

1.1.3

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)


Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức
đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở
sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản
xuất kinh doanh này.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ
đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản
lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là
các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là
"công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".

1.1.4

Tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế.
Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng
tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại
tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Ngược lại với lạm phát là giảm phát, được tính trên cơ
sở so sánh giá trị GDP tính theo giá hiện hành và GDP tính theo giá kì trước.

7


Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng
lớn hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ
được tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả trung bình, gọi là mức giá trung bình của
một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỉ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại
đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc, được tính theo

bình quân gia quyền của một nhóm các hàng hóa thiết yếu. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua
chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá
trung bình ở thời điểm gốc.
Cách tính lạm phát

Trong đó:
Π là chỉ số lạm phát năm t
CPIt và CPIt-1 lần lượt là chỉ số tiêu dung năm t và t-1

1.1.5

Tốc độ gia tăng dân số

Tốc độ gia tăng dân số là tỷ lệ phần trăm tăng trưởng dân số từ năm t-1 đến năm t.
Nói rõ hơn, tốc độ tăng trưởng dân số thường chỉ tới sự thay đổi trong dân số trong một
đơn vị thời gian (1 năm).
Tốc độ tăng dương cho thấy dân số đang gia tăng, còn nếu tốc độ này âm cho thấy
dân số đang giảm. Một tỷ lệ tăng trưởng bằng không xuất hiện khi con số người ở hai giai
đoạn là bằng nhau - khác biệt thực giữa sinh, tử và di cư bằng không. Tuy nhiên, một tỷ lệ
tăng trưởng có thể bằng không thậm chí khi có những thay đổi lớn trong các tỷ lệ sinh, tỷ
lệ tử và tỷ lệ nhập cư và phân bố độ tuổi giữa hai giai đoạn.
Thước đo:

8


Trong đó:
Hệ số a là tốc độ gia tăng dân số năm t
DSt và DSt-1 lần lượt là dân số năm t và t-1


1.2

Các mô hình tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian
nhất định.
Mô hình kinh tế là một công cụ lý thuyết mô tả các quá trình kinh tế thông qua các
biến số kinh tế, những mối quan hệ logic và định lượng giữa các biến số đó. Mô hình
được diễn đạt bằng lời văn, sơ đồ hoặc các biểu thức toán học. Mô hình là sự đơn giản
hóa thực tế để có thể phân tích được các quá trình phức tạp. Mô hình tăng trưởng kinh tế
xác định và lượng hóa vai trò của các nhân tố dẫn đến tăng trưởng kinh tế.

1.2.1

Mô hình tăng trưởng Solow

Dựa trên tư tưởng thị trường tự do của trường phái tân cổ điển Robert Solow đã xây
dựng mô hình tăng trưởng mới. Ông chia yếu tố nguồn lực ra làm 2 nhóm:
• L, K, R là nhóm yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng
• T (technology - công nghệ) là yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu- yếu tố ngoại
sinh.
Ông cho rằng T mới là yếu tố quyết định tới tăng trưởng, các nhân tố còn lại sẽ vấp
phải điểm dừng tại giới hạn của nó, chỉ có T mới tạo nên tăng trưởng liên tục.
Hàm sản xuất Y = f(K, L, R, T)
Theo mô hình này, tiết kiệm, tăng dân số và tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng như thế
nào tới sản lượng cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế. Solow đã kế thừa và hoàn thiện
mô hình Harrod - Domar với việc thêm T vào mô hình tăng trưởng đã khắc phục được
khuyết điểm của mô hình Harrod –Domar.
9



1.2.2

Mô hình tăng trưởng hiện đại của Samuelson

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với sự xác định mô hình kinh tế
tân cổ điển về các yếu tố nguồn lực là K, L, R, T và nâng R lên thành tài nguyên thiên chứ
không chỉ là đất đai như trước.
Ông đưa R vào K và gọi T là TEF: hiệu quả sản xuất, yếu tố lao động L không chỉ
đơn thuần là lao động tay chân thụ động nữa mà giáo dục trở nên quan trọng với lực
lượng lao động có trình độ tác động lên hiệu quả sản xuất đóng góp vào TEF.

1.2.3

Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế

Mô hình Heckcher Ohlin – Samuelson (HOS) chỉ ra rằng, sản lượng của hai nước sẽ
tăng nếu mỗi nước tập trung sản xuất để xuất khẩu những hàng hóa sử dụng yếu tố sản
xuất dư thừa và tiết kiệm yếu tố sản xuất khan hiếm và ngược lại sẽ nhập khẩu những
hàng hóa những hàng hóa sử dụng nhiều yế tố sản xuất khan hiếm và ít hàm lượng yếu tố
dư thừa. Như vậy, sự khác biệt trong chi phí sản xuất hàng hóa và lợi thế so sánh giữa các
quốc gia được mô hinh HOS phân tích từ sự khác biệt tính dư thừa yếu tố sản xuất ở mỗi
quốc gia.

1.2.4

Học thuyết Macdougull – Kemp

Theo học thuyết Macdougull – Kemp, nguyên nhân hình thành FDI là do có sự

chênh lệch năng suất cận biên của vốn đầu tư giữa các nước và ảnh hưởng của nó làm
tăng sản lượng thế giới (nhờ vào tăng sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất) và các
nước tham gia đầu tư đều có lợi. Mô hình cũng phân tích FDI tạo ra tạo ra ảnh hưởng rất
khác nhau tại nước đầu tư và nước chủ nhà. Khi thực hiện FDI, năng suất cận biên của
vôn giữa hai nhóm nước đầu tư và nhận đầu tư có xu hướng cân bằng. Các nguồn lực kinh
tế được sử dụng hiệu quả hơn, trực tiếp làm tăng tổng sản phẩm của quốc gia và thế giới.

1.3

Tổng quan nghiên cứu
1.3.1
The Relationship between Gross Domestic Product and
Foreign Direct Investment: The Case of Cambodia

Nghiên cứu của tác giả Pahlaj Moolio và Lim GuechHeang công bố tháng12/2013.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu thông thường
10


OLS phân tích mối tương quan giữa FDI và GDP. Kết quả cho thấy FDI có tác động tích
cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên hạn chế của nó là chưa xét tới tình huống tốc độ
tăng trưởng GDP đã đạt được mặc dù dòng vốn FDI tăng mạnh nhưng có lẽ là do cả các
yếu tố bên trong của Campuchia.

1.3.2
Impact of foreign direct investment volatility on economic
growth of asean-5 countries
Nghiên cứu của tác giả Chee-Keong Choong và Venus Khim-Sen Liew công bố
tháng 1/2009. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp Sử dụng mô hình ARDL
(Autoregressive Distributed Lag) mô hình tự hồi quy phân phối trễ. Kết quả là xem xét

được mối quan hệ vốn FDI và GDP trong dài hạn của 5 quốc gia khu vực ASEAN. Biến
động FDI có tác động bất lợi lớn đối với tăng trưởng. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cập
tới dòng vốn FDI chảy vào 5 nước này.

1.3.3

Does Foreign Direct Investment Promote Economic

Growth in Vietnam?
Nghiên cứu của nhóm tác giả Hoang Thu và Paitoon Wiboonchutikula,công bố năm
2010. Sử dụng mô hình hồi quy OLS dữ kiệu bảng 61 tỉnh từ 1995 đến 2006. Bài nghiên
cứu chỉ ra dòng vốn FDI chảy vào tất cả các khu vực càng nhiều thì tăng trưởng Việt Nam
càng tốt.

1.3.4

Does FDI Enhance Economic Growth?: New Evidence

from East Asia?
Nghiên cứu của tác giả Paitoon Wiboonchutikula công bố tháng 1/2011. Nghiên cứu
sử dụng dữ liệu bảng phân tích cùng với các phương pháp hợp nhất. Bài nghiên cứu phân
tích tác động FDI đến tăng trưởng kinh tế của 15 nước Đông Á : FDI chỉ có tác động tích
cực đến các nước có thu nhập cao và thu nhập trung bình, các nước thu nhập thấp không
được hưởng lợi từ dòng vốn FDI.

11


1.3.5


The Association and Impact of Inflation and Population

Growth on GDP: A Study of Developing World
Nghiên cứu của nhóm tác giả Zaigham Abbas Khan, Farzan Yahya, Muhammad
Nauman và Ayesha Farooq công bố tháng 1/2013. Công trình sử dụng phương pháp ước
lượng bình phương tối thiểu thông thường OLS. Nhóm tác giả đã thu thập số liệu của 40
quốc giá từ 2009 đến 2011. Kết quả nghiên cứu chỉ ra lạm phát có tác động tiêu cực đén
tăng trưởng kinh tế còn tăng dân số tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

1.3.6

The effect of the global financial crisis on OECD

potential output
Nghiên cứu của nhóm tác giả Mondher Kouki, Rym Belhadj, Monia Chikhaoui công
bố tháng 12/2017. Mô hình sử dụng phương pháp hồi quy ước lượng GMM (generalized
method of moments) kiểm định Hausman test. Dữ liệu lấy từ 17 thị trường mới nổi và 11
nước đã phát triển từ 1980 đến 2011. Bài nghiên cứu xem xét tác động của 3 loại khủng
hoảng tới tăng trưởng kinh tế, kết quả là khủng hoảng ngân hàng gây ra tác động nghiêm
trọng hơn khủng tiền tệ, và khủng hoảng sinh đôi gây ra động tiêu cực nhất đối với GDP.

12


2
2.1

Phương pháp nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu


Dựa vào cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu từ trước, nhóm đã xây dựng mô
hình để nghiên cứu mối quan hệ, ảnh hưởng FDI tới tăng trưởng kinh tế của 11 nước
ASEAN với mô hình đề xuất bao gồm 1 biến phụ thuộc lnGDP, 4 biến độc lập lnfdi,
inflation, lnpop và y8. Trong đó có 1 biến y8 là biến giả đóng vai trò là biến độc lập.
Mô hình hàm hồi quy tổng thể:
(PRF) lnGDP= β0 + β1* lnfdi + β2* inflation + β3* lnpop + β4* y8 + ui
Mô hình hàm hồi quy mẫu:
(SRF) lnGDP= ββ̂ 0 + ββ̂ 1* lnfdi + ββ̂ 2* inflation + ββ̂ 3* lnpop + ββ̂ 4* y8
Trong đó:
β0: Hệ số chặn
ββ̂ i: Hệ số hồi quy ước lượng biến i
ui: Sai số ngẫu nhiên

2.2

Nguồn dữ liệu

Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu hỗn hợp, các thông
tin của các yếu tố kinh tế vĩ mô của từng nước khu vực ASEAN trong giai đoạn từ 2005
đến 2015. Nguồn dữ liệu thứ cấp được lấy nguồn dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (World
Bank) có độ tin cậy cao.
Link lấy số liệu GDP, FDI, inflation, Population:
/>
2.3

Biến số và thước đo

Dưới đây là bảng thống kê các biến số và thước đo của chúng:


13


STT

Tên biến

1

Tốc độ tăng trưởng
của tổng sản phẩm
quốc nội
Tốc độ gia tăng
dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước
ngoài
Lạm phát theo giá
hàng hóa

2

3

4

Tốc độ tăng trưởng
dân số tự nhiên

5


Kí hiệu

Thước
đo

Trích dẫn
Biến phụ thuộc

lnGDP
Biến độc lập

+

Biến độc lập

-

Biến độc lập

+

lnfdi

inflation %

lnpop

Ảnh hưởng của
Biến nhị Biến giả đóng vai
khủng hoảng kinh

y8
phân
trò biến độc lập
tế
Bảng 2.2-1: Bảng thống kê các biến

2.4

Dấu kì
vọng

-

Phương pháp ước lượng

Sử dụng phần mềm Stata để hồi quy mô hình, bài nghiên cứu ước lượng bằng mô
hình mẫu, mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model), mô hình tác động cố
định (Fixed Effect Model), từ đó ước lượng ra tham số của các mô hình hồi quy đa biến.
Dùng kiểm định F để kiểm tra sự phù hợp của mô hình, kiểm định t để ước lượng khoảng
tin cậy cho các tham số trong mô hình. Dùng xttest3 để kiểm tra mô hình có mắc khuyết
tật phương sai sai số thay đổi, xthrtest để kiểm kiểm định tự tương quan và dùng kiểm
định xtcsd, pesaran abs để kiểm định sự tương quan chéo.

14


3
3.1

Kết quả nghiên cứu và thảo luận


Mô tả thống kê biến
3.1.1

Mô tả thống kê biến định lượng

Dưới đây là bảng mô tả chung cho các biến định lượng:

Số quan

Trung

Độ lệch

Giá trị nhỏ

Giá trị lớn

sát

bình

chuẩn

nhất

nhất

lngdp


121

24.81764

1.733201

21.31864

27.54532

lnfdi

121

21.37027

2.172758

13.719

24.96853

inflation

121

5.240742

5.617567


-0.900425

35.0246

lnpop

121

16.65385

1.923731

12.80797

19.36996

Mã biến

Bảng 3.1-2: Mô tả thống kê các biến định lượng
Nguồn: Nhóm tác giả thống kê từ phần mềm stata
Theo Bảng 3.1-1, giá trị trung bình của biến lngdp là 24.81764 với độ lệch chuẩn là
1.733201. Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của lngdp lần lượt là 27.54532 và 21.31864. Có thể
thấy GDP các nước trong khu vực ASEAN có sự chênh lệnh tương đối đáng kể.
Đối với biến lnfdi, giá trị trung bình là 21.37027 với độ lệch chuẩn là 2.172758. Giá
trị lớn nhất và nhỏ nhất của lnfdi chênh lệch nhau tương đối đáng kể với giá trị lần lượt là
24.96853 và 13.719. Điều này cho thấy vẫn còn có một số nước như Brunei hay TimoLeste có lượng vốn đầu tư nước ngoài FDI đổ về chưa được cao so với mặt bằng chung
các quốc gia khác trong khu vực.
Đối với biến tỉ lệ lạm phát inflation, giá trị trung bình là 5.240742, trong khi đó độ
lệch chuẩn lên tới 5.617567. Do đó giá trị lớn nhất và nhỏ nhất chênh lệch nhau khá đáng
kể, lần lượt là 35.0246 và -0.900425. Có thể giải thích thông qua các sự kiện kinh tế chính

15


trị nổi bật giai đoạn 2005-2015, trong đó có cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 20072008 làm tăng tỷ lệ lạm phát lên cực kì cao ở một số quốc gia; sự sụt giảm giá dầu thô
năm 2015 lại làm cho giá cả hàng hóa cũng như tỉ lệ lạm phát giảm mạnh, thậm chỉ ở mức
âm.
Với biến lnpop, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn lần lượt là 16.65385 và
1.923731. Giá trị lớn nhất lên tới 19.36996 và giá trị nhỏ nhất là 12.80797.Dân số các
nước khu vực ASEAN có sự chênh lệch tương đối lớn do trong khu vực có 2 quốc gia khá
nhỏ là Brunei và Timo-Leste với dân số ở mức dưới 1.5 triệu người.

3.1.2

Mô tả thống kê biến giả

Biến y8 là biến giả phụ thuộc vào năm đang xét có phải là năm 2008 hay không.
Biến này dùng để xem xét xem liệu vào năm 2008 xảy ra khủng hoảng thì GDP tăng hay
giảm so với các năm khác. Biến y8=1 nếu năm đang xét là năm 2008 và y8=0 nếu năm
đang xét không phải là năm 2008.
Sau khi tạo thêm biến giả này, bằng cách sử dụng phần mềm stata, ta thu được bảng
tần suất xuất hiện của biến y8 như sau:

Giá trị

Tần suất

Tỷ lệ (%)

0


110

90.91

1

11

9.09

Tổng

121

100

Bảng 3.1-3: Tần suất xuất hiện của biến giả
Nguồn: Nhóm tác giả thống kê từ phần mềm stata

16


Từ Bảng 3.1-2 ta có thể thấy số lần xuất hiện của năm 2008 là 11 lần ứng với 11
quốc gia ASEAN, là hoàn toàn phù hợp với số liệu đã được tổng hợp. Số lần không xuất
hiện năm 2008 là 110 lần trên tổng số 121 đối tượng quan sát.

3.2

Tương quan giữa các biến


Trong phần này, nhóm nghiên cứu sử dụng ma trận tương quan giữa các nhân tố
trong mô hình nghiên cứu để xem xét mức độ tương tác giữa các biến với nhau cả về
hướng và độ mạnh giữa các biến.

lngdp

lnfdi

lngdp

1

lnfdi

0.8704

1

inflation

-0.1044

-0.0947

lnpop

inflation

lnpop


1

0.7099
0.5845
0.253
Bảng 3.2-4: Ma trận tương quan giữa các biến

1

Nguồn: Nhóm tác giả thống kê từ phần mềm stata
Dựa vào bảng 3.2-1, ta có:
Corrlngdp.lnfdi = 0.8704 >0: biến lnfdi có tác động đồng biến, mạnh tới lngdp, tức là nếu
FDI càng tăng thì GDP sẽ càng tăng, hoàn toàn phù hợp với thực tế.
Corrinflation.lngdp= -0.1044 <0: biến inflation có tác động nghịch biến, yếu tới lngdp.
Tức là nếu tỷ lệ lạm phát tăng thì GDP sẽ giảm và nó hoàn toàn phù hợp với thực tế.
Corrlnpop.lngdp= 0.7099 >0: biến lnpop có tác động đồng biến, mạnh tới lngdp. Tức là
nếu dân số tăng thì GDP sẽ tăng, điều này hoàn toàn đúng với thực tế.
Corrinflation.lnfdi= -0.0947 <0: biến inflation có tác động nghịch biến, yếu với biến lnfdi.
Tức là nếu tăng tỉ lệ lạm phát thì FDI sẽ giảm.
17


Corrlnpop.lnfdi=0.5845>0: biến lnpop có tác động đồng biến, tương đối mạnh với biến
lnfdi. Tức là nếu dân số tăng thì FDI sẽ tăng.
Corrlnpop.inflation= 0.253>0: biến lnpop có tác động đồng biến, yếu với biến inflation.
Tức là nếu dân số tăng thì tỉ lệ lạm phát sẽ tăng.

3.3

Kết quả ước lượng và kiểm định

3.3.1

Lựa chọn mô hình

Nhờ sự hỗ trợ của phần mềm STATA, nhóm có được bảng kết quả hồi quy như sau:
Tên biến

Mô hình RE

Mô hình FE

(1)

(2)

(3)

Hệ số hồi quy

0.30001002 (***)

0.16087068 (***)

P-value

0.000

0.000

Hệ số hồi quy


-0.01795891 (***)

-0.01271777 (***)

P-value

0.002

0.008

Hệ số hồi quy

0.64291632 (***)

4.5691584 (***)

P-value

0.000

0.000

Hệ số hồi quy

0.11208034

0.15668188 (**)

P-value


0.235

0.039

Hệ số hồi quy

7.7832414 (***)

-54.66187 (***)

P-value

0.000

0.000

121

121

lnfdi

inflation

lnpop

y8

_cons


Số quan sát
r2
Kiểm định xttest0

0.7310838
Prob > chibar2 = 0

Kiểm định Hausman

Prob > chi2 = 0

Kiểm định tự tương quan
(xthrtest)

HR-stat = 0.36
p-value = 0.719

Kiểm định PSSS thay đổi
(xttest3)

Prob > chi2 = 0

Kiểm định TQ chéo

p-value = 0.0003

18



(xtcsd, pesaran abs)

Pesaran's test = 3.58

Bảng 3.3-5: Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình
( ***, ** lần lượt thể hiện mức ý nghĩa của hệ số hồi quy là 1% và 5%)
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm stata
Để chọn ra mô hình phù hợp, đầu tiên nhóm chạy hồi quy mô hình tác động ngẫu
nhiên RE. Kết quả hồi quy được thể hiện trong cột thứ hai – Bảng 3.3.1.
Sau đó ta chạy tiếp lệnh xttest0 để lựa chọn giữa dạng mô hình POLS hay RE.
Với cặp giả thiết:

H0: Ci = 0
H1: Ci ≠ 0

Bảng 3.3.1 cho thấy kết quả chỉ ra kiểm định có giá trị P-value = 0 < α = 0.05 (mức
ý nghĩa 5%) suy ra ta sẽ bác bỏ giả thiết, chấp nhận giả thiết. Điều này đồng nghĩa với
việc thay vì sử dụng mô hình POLS, ta sẽ sử dụng mô hình FE hoặc RE.
Tiếp theo ta chạy tiếp kiểm định hausman để lựa chọn mô hình RE hoặc FE.
Cặp giả thuyết:

H0: Mô hình RE phù hợp
H1: Mô hình FE phù hợp

Kết quả là P_value= 0.000 < α=0.05, mô hình RE là không phù hợp, lựa chọn mô
hình FE.
Cuối cùng, mô hình được sử dụng là mô hình FE, kết quả hồi quy ở cột 3 Bảng
3.3.1.
Dựa vào kết quả cột 3 Bảng 3.3.1, ta có thể thấy được tất cả các biến độc lập (lnfdi,
inflation, lnpop và y8) đều có giá trị p-value < 0.05, tức là với mức ý nghĩa 5%, các kết

quả ước lượng là đáng tin cậy.

19


3.3.2

Kiểm định các khuyết tật của mô hình

Trong bài viết này, nhóm nghiên cứu ước lượng bằng mô hình FE (mô hình nghiên
cứu biến bị bỏ sót, không quan sát được), do đó sẽ không làm kiểm định Bỏ sót biến quan
trọng mà tiến hành kiểm định các giả thuyết gồm Kiểm định tự tương quan, Kiểm định
tương quan chéo và Kiểm định phương sai sai số thay đổi.
Để kiểm định mô hình có mắc phải khuyết tật phương sai sai số thay đổi không,
nhóm tác giả dùng lệnh xttest3.
Với cặp giả thuyết:

H0: Phương sai sai số là thuần nhất
H1: Phương sai sai số thay đổi

Nhìn vào Bảng 3.3.1, ta có p_value = 0.000 < α=0.05. Bác bỏ H 0 tức là mô hình đã
mắc phải khuyết tật phương sai sai số thay đổi.
Để kiểm định mô hình có mắc khuyết tật tự tương quan hay không, nhóm dùng câu
lệnh xthrtest
Với cặp giả thuyết

H0: Mô hình không mắc tự tương quan
H1: Mô hình mắc tự tương quan

Nhóm nghiên cứu thu được kết quả như trên Bảng 3.3.1, giá trị HR-stat=0.36

và p-value= 0.719. Không bác bỏ H 0, có thể kết luận mô hình không mắc khuyết tật tự
tương quan.
Nhóm tác giả sử dụng câu lệnh xtcsd, pesaran abs để kiểm định sự tương quan chéo
trong các biến.
Với cặp giả thuyết

H0: Mô hình không mắc khuyết tật tự tương quan
H1: Mô hình mắc khuyết tật tự tương quan

Kết quả được cho trong Bảng 3.3.1, với P-value là 0.0003 và hệ số Pesaran là 3.58,
bác bỏ H0 có thể kết luận mô hình đã mắc khuyết tật tương quan chéo.
20


3.3.3

Khắc phục các khuyết tật của mô hình

Từ các kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình như trên, mô hình nghiên cứu đang
gặp phải 2 khuyết tật là Phương sai sai số thay đổi và Tương quan chéo. Để khắc phục các
khuyết tật này, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng lệnh xtscc để khắc phục đồng thời 2
khuyết tật trên và thu được kết quả như sau:

Tên biến

lnfdi

inflation

lnpop


y8

_cons

Mô hình Driscoll-Kraay

Hệ số hồi quy

0.50559461 (***)

P-value

0.000

Hệ số hồi quy

-0.05077936 (***)

P-value

0.000

Hệ số hồi quy

0.34353993 (***)

P-value

0.000


Hệ số hồi quy

0.38561793 (***)

P-value

0.000

Hệ số hồi quy

8.5227477 (***)

P-value

0.000

Bảng 3.3-6: Kết quả ước lượng khắc phục khuyết tật mô hình
( ***, ** lần lượt thể hiện mức ý nghĩa của hệ số hồi quy là 1% và 5%)

Nguồn: Tổng hợp từ STATA
Nhóm nghiên cứu thu được hàm hồi quy mẫu dưới đây:
21


lngdp= 0.50559461lnfdi – 0.05077936inflation + 0.34353993lnpop +
0.38561793y8 + 8.5227477
Từ kết quả trên, ta có thể đưa ra một số kết luận như sau:
Kiểm định dựa trên thống kê F cho kết luận mô hình hồi quy là phù hợp (giá trị pvalue = 0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%). Hệ số xác định R2=0.83844596 chứng tỏ các
biến độc lâp trong mô hình đã giải thích được 83.84% sự thay đổi trong giá trị của biến

phụ thuộc.
β1=0.50559461 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, nếu tăng tỉ
lệ vốn đầu tư nước ngoài FDI thêm 1% thì tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng thêm
0.50559461%
β2= -0.05077936 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, nếu tăng
tỉ lệ lạm phát thêm 1% thì tổng sản phẩm quốc nội GDP giảm 0.05077936 %
β3= 0.34353993 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, nếu dân số
tăng thêm 1% thì tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng thêm 0.34353993%
β4= 0.38561793 cho biết mức chênh lệch tăng trưởng GDP trung bình của các quốc
gia vào năm 2008 và các năm còn lại có cùng tỷ lệ lạm phát, nguồn vốn đầu tư nước
ngoài FDI và dân số. β4 mang dấu dương, tức là trái với kì vọng ban đầu mà nghiên cứu
đặt ra. Vấn đề này được giải thích rõ hơn trong phần Hạn chế của mô hình.

22


4
4.1

Kết luận và khuyến nghị

Kết luận về mô hình

Qua việc thu thập số liệu và phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố: nguồn vốn đầu
tư trực tiếp FDI, tỷ lệ lạm phát, dân số, khủng hoảng kinh tế tới tăng trưởng kinh tế của
các nước khu vực Châu Á giai đoạn 2005-2015, đề tài nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố
này tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả ước lượng phù hợp với cơ sở lý thuyết
nghiên cứu. Cụ thể là:
Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài FDI tăng thêm 1% thì tổng sản phẩm quốc nội GDP
bình quân tăng thêm 0,50559461%.

Tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì tổng sản phẩm quốc nội GDP bình quân giảm
0,0507794%.
Dân số tăng 1% thì tổng sản phẩm quốc nội GDP bình quân tăng 0,34353993%.
Chênh lệch về GDP của các quốc gia trong năm khủng hoảng cao hơn so với các
năm khác là 0.38561793.
Các biến độc lập nguồn vốn đầu tư nước ngoài GDP, lạm phát, dân số, khủng hoảng
kinh tế đã giải thích được 83,844596 % mô hình.
Mô hình ban đầu còn mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi, tương quan chéo,
sau đó khuyết tật đã được sửa chữa.

4.2

Hạn chế của mô hình

Bên cạnh đạt được những mục đích nhất định qua việc sử dụng số liệu có tính cập
nhật, phân tích sâu sắc, sử dụng những lý thuyết tổng hợp, mô hình sử dụng mang tính
ứng dụng cao, ... nghiên cứu còn tồn tại những hạn chế chưa khắc phục được, cụ thể:
Một là, số liệu chưa được cập nhật mới nhất. Các số liệu mới chỉ được lấy trong
khoảng thời gian 2005-2015 do từ năm 2016 trở đi, có một số quốc gia thiếu các chỉ số
23


như FDI hay GDP. Vì vậy nhóm quyết định chỉ lấy số liệu trong khoảng 2005-2015 để có
được dữ liệu đầy đủ nhất.
Hai là, số lượng đối tượng nghiên cứu tương đối nhỏ, chỉ là 11 nước trong khối
ASEAN. Các nước này (trừ Singapore do có những đặc điểm khác hoàn toàn so với các
nước còn lại. Singapore là một nước đã phát triển, và nguồn vốn FDI của Singapore
chiếm tới hơn 50% tổng nguồn vốn FDI của khu vực ASEAN.) đều có sự tương đồng, đặc
biệt đều là các quốc gia đang phát triển, ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới 2008. Điều này giải thích cho việc vì sao β 4 lại mang dấu dương và trái với kì

vọng ban đầu đặt ra.
Ba là, có nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội GDP tuy
nhiên do thời gian có hạn cũng như hạn chế các khuyết tật, nhóm nghiên cứu lựa chọn
bốn biến độc lập chính: FDI, lạm phát, dân số, khủng hoảng kinh tế.

4.3

Một số kiến nghị

Từ kết quả hồi quy mô hình và cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên
cứu đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI trong thời
gian tới, đặc biệt là thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu
vào nền kinh tế thế giới.
Thứ nhất, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách phù hợp với
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận
lợi, để thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước cho đầu tư
phát triển. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các loại thị trường (bất động sản,
vốn, dịch vụ, lao động, khoa học công nghệ) ...
Thứ hai, tiếp tục cải cách hành chính hơn nữa theo cơ chế một cửa trong giải quyết
thủ tục đầu tư. Xử lý kịp thời vướng mắc trong vấn đề cấp phép điều chỉnh giấy chứng
nhận đầu tư. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công chức nhằm dảm bảo thực hiện
theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư FDI.
24


Thứ ba, thúc đẩy chính sách thu hút viện trợ ODA cho các công trình xây dựng, chú
trọng cơ sở hạ tầng để gia tăng vốn FDI, đơn giản hóa quy trình thủ tục tiếp nhận vốn, rút
ngắn thời gian thực hiện dự án, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức sử dụng vốn, tránh
gây thất thoát lãng phí nguồn vốn.
Thứ tư, Nhà nước cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của

các doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát đối với các doanh
nghiệp có vốn FDI nhằm đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp trong nước và giữ
vững mối quan hệ thân thiện với các nước đầu tư. Đặc biệt, cần tạo được một hành lang
pháp lý thống nhất, đảm bảo việc quản lý có hiệu quả đối với mọi thành phần doanh
nghiệp.
Thứ năm, Chính phủ các nước cần đưa ra và thực thi các chính sách cần thiết nhằm
làm giảm tỷ lệ lạm phát, nâng cao thu hút FDI về lâu dài: giảm bớt lượng tiền trong lưu
thông, giảm lãi suất ngân hàng, đẩy mạnh hoạt động thị trường mở, giảm chi ngân sách và
các hoạt động đầu tư công, tăng thuế tiêu dùng, tập trung phát triển sản xuất, tăng trưởng
kinh tế và các hoạt động gia tăng giá trị xuất khẩu, đem lại ngoại tệ cho quốc gia.

25


×