Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu luận kinh tế lượng các nhân tố ảnh hưởng đến lượt khách du lịch quốc tế vào việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.71 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN
Môn học: Kinh tế lượng
ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LƯỢNG
KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM

:
:
:
:

5
KTE309.2
K56
Th.S Nguyễn Thúy Quỳnh

Hà Nội, tháng 6 năm 2019


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5:
STT

HỌ TÊN

MÃ SINH VIÊN

1


Nguyễn Thuỳ Dương

1711120039

2

Hoàng Thị Hoài

1711120069

3

Nguyễn Thị Ngọc Bích

1711120021

4

Đỗ Thuý Nga

1711120113

5

Nguyễn Thị Thuý Quỳnh

1711120147

6


Vũ Thị Quỳnh Như

1711120128

ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM:
Người được
đánh giá Nguyễ

Hoàng

Nguyễ
n Thị

Đỗ

n Thị

Vũ Thị

n Thùy

Thị

Dương

Hoài

Nguyễn Thùy Dương

10


10

10

10

10

10

Hoàng Thị Hoài

10

10

10

10

10

10

Nguyễn Thị Ngọc Bích

10

10


10

10

10

10

Đỗ Thúy Nga

10

10

10

10

10

10

Nguyễn Thị Thúy
Quỳnh

10

10


10

10

10

10

Vũ Thị Quỳnh Như

10

10

10

10

10

10

Điểm trung bình

10

10

10


10

10

10

Người thực
hiện đánh giá

2

Ngọc
Bích

Thúy

Nguyễ

Nga

Thúy
Quỳnh

Quỳnh
Như


MỤC LỤC:

3



LỜI MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài:
Ngày nay khi chất lượng đời sống được nâng cao, nhu cầu của con người không chỉ
dừng lại là ăn no mặc ấm mà nhu cầu về tinh thần ngày càng được đòi hỏi nhiều
như vui chơi, giải trí, du lịch. Đặc biệt du lịch trở thành một nhu không thể thiếu đối
với mỗi người, mỗi nền kinh tế và trở nên phổ biến đối với nhiều quốc gia, và là
một thói quen trong cuộc sống hiện đại. Với một số nước du lịch được coi là nguồn
thu chủ yếu, điều chỉnh cán cân thanh toán, một số nước coi du lịch là ngành kinh tế
mũi nhọn, có sức hút đối với nhiều ngành.
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1960 ngành du lịch đã ra đời, đánh dấu nhận thức
của Đảng và Nhà nước về triển vọng kinh tế này. Du lịch Việt Nam ngày càng phát
triển vượt bậc, những thuận lợi về những di sản thiên nhiên ban tặng, lòng mến
khách, mong muốn giới thiệu văn hóa đất nước đến bạn bè quốc tế đã giúp ngành
du lịch nước ta trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế xã hội của đất nước.
Theo World Bank, trong gần 10 năm trở lại đây, lượt khách du lịch quốc tế vào Việt
Nam đều tăng đặc biệt tăng mạnh trong vài năm trở lại đây, tuy nhiên với những
tiềm năng sẵn có Việt Nam phải trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch nhiều
hơn nữa. Để đạt được điều này, việc nghiên cứu “các nhân tố ảnh hưởng đến lượt
khách du lịch quốc tế vào Việt Nam” là rất cần thiết, từ đó nắm bắt nhu cầu tâm lý
người tiêu dùng du lịch, phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch mới, đồng thời
giúp xây dựng các chính sách và kế hoạch Marketing hiệu quả, góp phần nâng cao
hình ảnh con người, văn hóa Việt Nam với du khách quốc tế.
*Mục tiêu nghiên cứu
-

Mục tiêu chung: nghiên cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lượt
khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, từ đó nắm bắt tâm lí khách hàng đưa ra


-

được các chính sách hiệu quả nâng cao chất lượng du lịch
Mục tiêu riêng
• Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượt khách du lịch quốc tế vào
Việt Nam
4




Đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp nhất phản ánh sự ảnh hưởng của
các nhân tố đến lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số lượt khách du

-

lịch quốc tế đến Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ năm 2008
đến năm 2017

*Cấu trúc bài nghiên cứu
-

Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò các nhân tố ảnh hưởng đến số lượt khách


-

du lịch Việt Nam
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và xây dựng mô hình kinh tế lượng
Chương 3: Ước lượng, kiểm định và suy diễn thống kê
Chương 4: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao số lượt
khách du lịch đến Việt Nam

5


NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận về vai trò các nhân tố ảnh hưởng tới lượng khách du lịch quốc
tế đến Việt Nam
1.1. Các khái niệm, định nghĩa và lý thuyết kinh tế lượng
1.1.1. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng du lịch

-

Khái niệm du lịch và người tiêu dùng du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức
thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những
người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu,
trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục
đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng
không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ
các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng
nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.


-

(Wikipedia)
Người tiêu dùng du lịch là người mua sản phầm du lịch nhằm thỏa mãn nhu
cầu và mong muốn cá nhân. Họ là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm du
lịch do quá trình sản xuất tạo ra. Người tiêu dùng du lịch có thể là một cá


-

nhân, hộ gia đình hoặc tập thể.
Hành vi mua của người tiêu dùng du lịch
Hành vi người tiêu dùng du lịch là toàn bộ hành động mà lữ khách thể hiện
trong quá trình tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm du lịch nhằm
thỏa mãn các nhu cầu khi thực hiện chuyến đi của họ. (PGS.TS Nguyễn Văn
Mạnh)

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn du lịch Việt Nam

-

Khái niệm du lịch và người tiêu dùng du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức
thuộc Liên Hiệp Quốc, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những
người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu,
trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục
đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng
6



không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ
các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng
nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
-

(Wikipedia)
Người tiêu dùng du lịch là người mua sản phầm du lịch nhằm thỏa mãn nhu
cầu và mong muốn cá nhân. Họ là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm du
lịch do quá trình sản xuất tạo ra. Người tiêu dùng du lịch có thể là một cá


-

nhân, hộ gia đình hoặc tập thể.
Hành vi mua của người tiêu dùng du lịch
Hành vi người tiêu dùng du lịch là toàn bộ hành động mà lữ khách thể hiện
trong quá trình tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm du lịch nhằm
thỏa mãn các nhu cầu khi thực hiện chuyến đi của họ. (PGS.TS Nguyễn Văn
Mạnh)

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ 2010-2017

Qua biểu đồ trên, có thể thấy số lượt khách du lịch đến Việt Nam liên tục tăng trong
nhiều năm, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2015 đến 2017. Năm 2018 có 15 triệu khách
du lịch đến Việt Nam. Mục tiêu trong năm 2019, Việt Nam đón 18 triệu khách du
lịch ghé thăm.
1.2.2. Cơ cấu nguồn khách

Lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2019 đạt 5.968.880 (theo

tổng cục thống kê du lịch). Cơ cấu khách quốc tế có cả 5 châu lục trên thế giới,
trong đó khách đến từ châu Á chiếm tỉ trọng cao nhất 75.77% so với tổng số lượt
khách.

7


1.2.3. Cơ sở lưu trú

(Số liệu từ Tổng cục du lịch)

1.2.4. Mức chi tiêu trung bình

(Số liệu tổng cục du lịch)
1.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lượng khách du

lịch quốc tế đến Việt Nam
Việc xác định rõ sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến số lượt khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam sẽ giúp đánh giá được tâm lý khách hàng, nhận biết được
điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của ngành du lịch Việt Nam, từ đó có
thể đưa ra các chính sách và kế hoạch hợp lý để phát huy những điểm mạnh, cải
thiện điểm yếu thu hút được lượng lớn khách du lịch đến Việt Nam và tỷ lệ quay lại
du lịch của họ cao hơn. Ngành du lịch phát triển là động lực to lớn giúp các ngành
kinh tế khác phát triển đồng thời quảng bá rộng rãi nền văn hóa lâu đời giàu đẹp,
con người Việt Nam mến khách văn minh với bạn bè quốc tế.

2. Phương pháp nghiên cứu và xây dựng mô hình kinh tế lượng
2.1. Phương pháp luận nghiên cứu

*Phương pháp xử lí vấn đề

Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần
mềm Stata. Bộ dữ liệu chính của bài nghiên cứu có tên là “Các yếu tố ảnh hưởng
8


đến lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ năm 2008 – 2017 ”, số liệu thống
kê từ năm 2008 – 2017.
Trong đó, các phương pháp phân tích số liệu được đề cập cụ thể sau:
Thứ nhất là phương pháp thống kê mô tả (Descriptive Statistics) để khái quát được
một phần các giá trị của biến, từ đó đưa ra những nhận xét sơ bộ về tính chính xác
của biến. Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính với các biến định lượng, và
thường sử dụng các đại lượng như: Mean (trung bình cộng), Standard deviation (Độ
lệch chuẩn), Variance (Phương sai), Sum (Tổng), Max
(Giá trị lớn nhất), Min (Giá trị nhỏ nhất).
Thứ hai là phương pháp phân tích hồi quy bội. Phân tích hồi quy là sự nghiên cứu
mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (Biến giải thích hay biến độc lập Independent Variables) đến một biến số khác (Biến kết quả hay biến phụ thuộc Dependent Variables) nhằm dự báo kết quả dựa vào giá trị được biết trước của các
biến giải thích.

Trong đó:
: Là biến phụ thuộc
Xi ( i = 1, 2, 3,…, n ): Là các biến độc lập, ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
: Hệ số chặn của hàm hồi quy
βi ( i = 1, 2, 3,…, n ): Các tham số hồi quy, đo lường độ lớn và chiều hướng ảnh
hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc.

*Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Chạy phần mềm Stata hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương tối thiểu
thông thường (OLS) để ước lượng ra các tham số của mô hình hồi quy đa biến. Từ
phần mềm Stata ta dễ dàng: Xét phân tử phóng đại phương sai VIF để nhận biết đa
cộng tuyến. Dùng kiểm định White để kiểm định phương sai sai số thay đổi. Tiến

hành kiểm định Breush – Godfrey nhận biết tự tương quan. Dùng kiểm định F nhận
9


xét sự phù hợp của mô hình và kiểm định t để ước lượng khoảng tin cậy cho tham
số trong mô hình.
2.2. Xây dựng mô hình kinh tế lượng
2.2.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lượng khách du

lịch quốc tế đến Việt Nam
Mô hình nghiên cứu sự phụ thuộc của lượng khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam (VISITOR) qua các năm vào các nhân tố: Lực lượng lao động làm việc
trong ngành dịch vụ ( LABOUR), Cơ sở hạ tầng du lịch ( ROOM), Tỉ giá hối
đoái giữa VND và USD ( Rate of exchange – RATE), Thu nhập bình quân
đầu người ( GDPpc).
VISITOR = f(LABOUR, ROOM, RATE, GDPpc)
Để kiểm tra ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc là lượng
khách du lịch quốc tế đến việt Nam, nhóm vận dụng cơ sở lý thuyết và đề xuát
dạng mô hình kinh tế lượng như sau:


Mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên:
Trong đó: là sai số ngẫu nhiên



Mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên:
Trong đó: là phần dư

2.2.2. Mô tả biến số và giả thiết nghiên cứu


Loại biến

Biến
thuộc

phụ

Ký hiệu

VISITOR

Chỉ tiêu đại diện

Đơn
vị

Lượng khách du lịch Lượt
quốc tế đến Việt Nam

10

khách

Quan hệ với
biến phụ thuộc
được kỳ vọng


Lực lượng lao động

Biến độc lập

LABOUR làm việc trong ngành
dịch vụ
Số lượng phòng trong

Biến độc lập

ROOM

các CSLTDL trên cả
nước

Biến độc lập

RATE

Biến độc lập

GDPpc

Ngườ
i

Phòn
g

Tỉ giá hối đoái giữa VND/
VND và USD


USD

Thu nhập bình quân USD/
đầu người

người

+

+

+/-

+

2.2.3. Thu thập và xử lí số liệu

Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu chuỗi thời gian, thể
hiện thông tin của các yếu tố kinh tế và xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2008 –
2010. Nguồn dữ liệu thứ cấp được lấy từ nguồn đã được xác minh là có tính chính
xác cao, cụ thể là thu thập thông qua nguồn dữ liệu của Tổng cục thống kê, Tổng
cục du lịch và Ngân hàng Thế giới.
Ta sử dụng phần mềm Stata để xử lí số liệu và tính ma trận tương quan giữa các
biến.
2.3. Thống kê mô tả mô hình
2.3.1. Mô tả thống kê các biến

Giá trị trung

Độ lệch


Giá trị nhỏ

Giá trị lớn

bình

chuẩn

nhất

nhất

9924155

2048009

6733300

12922151

lượng 312422.2

97054.77

202776

508000

Tên biến

Khách du lịch
Số
phòng

11


Nhân công

2065240

411327

1307400

2486300

GDPPC

1746.9

448.2632

1145

2343

2092.113

16302.25


22370.09

Tỉ giá hối đoái 20140.21

Biến Khách du lịch có giá trị trung bình 10614243.8 , giá trị lớn nhất là 12922151,
giá trị nhỏ nhất là 8637900 , độ lệch chuẩn 1618445 . Có thể thấy không có sự
chênh lệch lớn ở số lượng khách du lịch giữa các năm.
Biến Số lượng phòng có giá trị trung bình là 338096.4, giá trị lớn nhất là 508000 ,
giá trị nhỏ nhất là 237111, độ lệch chuẩn là 91271.6, xuất hiện sự chênh lệch lớn về
số lượng phòng khách sạn giữa các năm.
Biến Nhân công có giá trị trung bình là 2221413, giá trị lớn nhất là 2486300, giá trị
nhỏ nhất là 1711000, độ lệch chuẩn là 270358.8. Có thể thấy không có sự chênh
lệch lớn ở số lượng nhân công giữa các năm.
Biến GDP bình quân đầu người có giá trị trung bình là 1895.5, giá trị lớn nhất là
2343, giá trị nhỏ nhất là 1273, độ lệch chuẩn là 363.528
Biến Tỉ giá hối đoái có giá trị trung bình là 20140.21, giá trị lớn nhất là
22370.09, giá trị nhỏ nhất là 16302.25, độ lệch chuẩn là 2092.113
2.3.2. Mô tả sự tương quan giữa các biến

Khách
lịch

du Nhân
công

Số
phòng

lượng GDPP

C

Tỉ giá hối
đoái

Khách du lịch 1.0000
Nhân công
Số

0.9318

1.0000

lượng 0.9408

0.8637

1.0000

0.9220

0.9685

0.9269

1.0000

hối 0.9172

0.9833


0.8302

0.9386

phòng
GDPPC
Tỉ

giá

12

1.0000


đoái

Từ ma trận tương quan, chúng ta rút ra một số nhận xét:


Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc (Khách du lịch) vào các biến độc lập
(Nhân công, số lượng phòng, giá cả, GDPPC ) khá cao, cụ thể:
 r(Khách du lịch, nhân công)=0.9318, tương quan cao, mối quan hệ giữa
khách du lịch và số lượng nhân công là mối quan hệ cùng chiều, số lượng
nhân công tăng thì khách du lịch tăng
 r(Khách du lịch, Số lượng phòng )= 0.9408, tương quan cao, mối quan hệ
giữa khách du lịch và số lượng phòng là mối quan hệ cùng chiều, số
lượng phòng tăng thì khách du lịch tăng
 r(Khách du lịch,GDP bình quân đầu người )= 0.9220, tương quan cao,

mối quan hệ giữa khách du lịch và GDP bình quân đầu người là mối quan
hệ cùng chiều, GDP bình quân đầu người thì khách du lịch tăng
 r(Khách du lịch, Tỉ giá hối đoái)= 0.9172, tương quan cao, mối quan hệ
giữa khách du lịch và GDP bình quân đầu người là mối quan hệ cùng




chiều, GDP bình quân đầu người thì khách du lịch tăng
Tương quan giữa các biến độc lập cũng rất cao
Kì vọng về dấu của các hệ số tương quan là chính xác

3. Ước lượng, kiểm định và suy diễn thống kê
3.1. Kết quả ước lượng ban đầu

Kết quả ước lượng theo phương pháp bình phương tối thiểu thông thường
(OLS) với số quan sát n=10 như sau:
Kết quả ước lượng mô hình 1
Tên biến

Hệ số hồi quy

Sai số chuẩn

Thống kê t

P_value

Const


-895236.6

4239074

-0.21

0.841

Labour

4.664263

3.166865

1.47

0.201

Room

18.56476

4.695321

3.95

0.011

Rate


142.3884

439.5054

0.32

0.759

13


GDPpc

-4282.563

2114.244

-2.03

0.099

Kết quả ước lượng mô hình 2
STT

Nội dung

Kết quả

1


Hệ số xác định (R2)

0.9698

2

Hệ số xác định hiệu chỉnh

0.9456

3

Giá trị F quan sát F(4,5)

40.12

4

P value(F)

0.0005

5

Tổng bình phương phần dư

3.7749e+13

Ý nghĩa các hệ số hồi quy:
<0 nên không có ý nghĩa giải thích.

: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lực lượng trong ngành du lịch tăng
lên 1 người thì thì lượng khách du lịch sẽ tăng 4.664263 lượt khách/ năm.
: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi Số lượng phòng trong các
CSLTDL trên cả nước tăng lên 1 phòng thì lương khách du lịch sẽ tăng 18.56476
lượt khách/ năm.
: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi Tỉ giá hối đoái giữa VND và USD
tăng 1 VND/ USD thì lượng khách du lịch sẽ tăng 142.38884 lượt khách/ năm.
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập bình quân đầu người tăng
1 USD/ người thì lượng khách du lịch giảm 4282.563 lượt khách/ năm.
Nhận xét:
+ Hệ số xác định của mô hình là R2= 0.9698 tương đối lớn chứng tỏ các biến độc
lập giải thích nhiều cho biến phụ thuộc.
3.2. Kiểm định các khuyết tật mô hình
3.2.1. Kiểm định bỏ sót biến

Sử dụng kiểm định RAMSEY RESET
Cặp giả thuyết
H0 : Mô hình ban đầu không bỏ sót biến (β2 = β3 = β4 = β5= 0)
14


H1 : Mô hình ban đầu bỏ sót biến (β22 + β32 + β42 + β52 => 0)
Kết quả kiểm định RESET:
Kiểm định bỏ sót biến sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu thông
thường(OLS) với số quan sát n=10
Biến phụ thuộc: VISITOR
F(3, 2) = 1431.72
Prob > F = 0.0007
Nhận thấy P-value = 0.0007 < 0.05
=> không bác bỏ giả thiết H0 ở mức ý nghĩa 5% .

=>Mô hình không bỏ sót biến.
3.2.2. Kiểm đinh phân phối chuẩn của nhiễu

Sử dụng kiểm định Jacque – Bera:
Cặp giả thuyết H0 : Nhiễu có phân phối chuẩn
H1 : Nhiễu không có phân phối chuẩn
Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu :
Variable
e

Obs
10

Pr(Skewness)
0.5055

Pr(Kurtosis)
0.1677

adj chi2(2)
2.83

Ta có: P- value= 0.243 > 0.05
⇒ Chấp nhận giả thiết H0 ở mức ý nghĩa 5%
⇒ Nhiễu có phân phối chuẩn với mức ý nghĩa 5%
3.2.3. Kiểm định đa cộng tuyến
• Sử dụng thừa số tăng phương sai VIF

Kết quả kiểm định:
S Tê


Giá trị của

T n

thừa số tăng

T bi

phương sai

ến

(VIF)
15

Prob>chi2
0.2430


1 la

66.94

bo
ur
2 ro

8.19


o
m
3 rat

33.36

e
4 G

35.44

D
Pp
c
Từ bảng kết quả ta thấy:
VIF của cả 3 biến labour, rate và GDPpc đều lớn hơn 10
⇒ Dựa vào cách này, mô hình mắc bệnh đa cộng tuyến
3.2.4. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Cặp giả thuyết: Ho: Mô hình không có PSSS thay đổi
H1: Mô hình có PSSS thay đổi
Phương sai của mỗi một ngẫu nhiên Ui, trong điều kiện giá trị đã cho của
biến giải thích Xi là không đổi, nghĩa là:
Var(Ui/Xi) = E[Ui – E(Ui)]2 = E(Ui)2 = σ2, i= 1, 2, 3,..., n
Khi giả thiết đó bị vi phạm thì mô hình mắc lỗi phương sai sai số thay đổi.
Hậu quả của hiện tượng này là các ước lượng bình phương nhỏ nhất vẫn là không
chệch nhưng không còn hiệu quả nữa, cùng với đó mức ước lượng của các phương
sai sẽ bị chệch, như vậy làm mất hiệu lực của kiểm định. Điều này làm mô hình
kém hiệu quả hơn


16


Chạy lệnh estat hettest ta thu được kết quả :
chi2(1) = 0.62
Prob > chi2 = 0.4306 > 0.05
⇒ Chấp nhận giả thiết H0 ở mức ý nghĩa 5%
⇒ Mô hình không có PSSS thay đổi.
3.2.5. Kiểm định tự tương quan

Sử dụng kiểm định BG
Cặp giả thuyết H0 : Không có TTQ bậc 1
H1 : Có TTQ bậc 1
Kết quả kiểm định Tự Tương Quan :
Lags (P)

Chi2

df

Prob>chi2

1

0.170

1

0.6805


Nhận thấy P-value = 0.6805 > 0.05
⇒ Chấp nhận giả thiết H0 ở mức ý nghĩa 5%
⇒ Mô hình không mắc bệnh Tự Tương Quan với mức ý nghĩa 5%
3.3. Khắc phục khuyết tật của mô hình

- Ma trận hệ số tương quan cho thấy cả 4 biến đều có hiện tượng tương quan nhẹ
với nhau. Điều này có thể được giải thích bằng việc số liệu được sử dụng là số liệu
hỗn hợp với các quan sát ở 10 năm liên tiếp nhau, các biến đều có xu hướng tăng
theo chiều phát triển của du lịch nước ta. Chính vì thế, hiện tượng đa cộng tuyến
giữa các biến với nhau là điều khó tránh khỏi.
- Để khắc phục bệnh này của mô hình, phương pháp phổ biến là bỏ bớt biến độc lập
không cần thiết ra khỏi mô hình. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ làm mất đi các
biến có ý nghĩa trong nghiên cứu (trong trường hợp này, nếu bỏ đi biến mắc đa cộng
tuyến thì sẽ phải bỏ đi 3 trong 4 biến giải thích). Việc loại bỏ bất kì biến nào đều
dẫn đến việc của mô hình bị giảm đi, tức độ phù hợp của mô hình giảm xuống.
- Một phương pháp khác để khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến là tăng kích thước
mẫu. Nhóm nghiên cứu đã thêm hai quan sát với các số liệu của năm 2006 và 2007:
17


YEAR

VISITOR

2006

3583486

2007


4171564

Tiến hành kiểm định lại sử dụng thừa số tăng phương sai VIF thu được kết quả như
sau:
STT

Tên biến

Giá trị của thừa số tăng phương sai (VIF)

1

labour

51.93

2

room

11.20

3

rate

24.43

4


GDPpc

58.74

Lúc này, VIF của cả bốn biến đều lớn hơn 10, vẫn còn hiện tượng đa cộng tuyến.
Do số liệu của các năm trước 2006 đã cũ và không có nguồn chính xác từ các đơn vị
thống kê chính thống, loại bỏ phương pháp thu thập thêm số liệu.
Như vậy, ta chấp nhận hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy.
3.4. Kết quả ước lượng đã khắc phục khuyết tật

Kết quả ước lượng mô hình 1 bằng phương pháp bình phương tối thiểu thông
thường (OLS) với số quan sát n=10, biến phụ thuộc Visitor
Tên biến

Hệ số hồi quy

Sai số chuẩn

Thống kê t

P_value

Const

-895236.6

4239074

-0.21


0.841

Labour

4.664263

3.166865

1.47

0.201

Room

18.56476

4.695321

3.95

0.011

Rate

142.3884

439.5054

0.32


0.759

GDPpc

-4282.563

2114.244

-2.03

0.099

Mô hình ước lượng :
VISITOR = -895236.6 +4.664263*LABOUR +18.56476*ROOM +142.3884*
RATE+-4282.563 * GDPpc +
18


3.5. Kiểm định giả thuyết:










Kiểm định sự phù hợp của β2 :

P-value = 0.201> 0.05
⇒ không bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa α = 5%
⇒ β2 không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%
Kiểm định sự phù hợp của β3 :
P-value =0.011 < 0.05
⇒ bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa α = 5%
⇒ β3 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%
Kiểm định sự phù hợp của β4 :
P-value =0.759 > 0.05
⇒ không bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa α = 5%
⇒ β4 không có ý nghĩa thống kê ở mức mức ý nghĩa 5%
Kiểm định sự phù hợp của β5 :
P-value =0.099 > 0.05
⇒ không bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa α = 5%
⇒ β5 không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%
Kiểm định sự phù hợp của mô hình:

- Ta có R2 = 0.97
⇒ Mức độ phù hợp của mô hình hồi quy là 97% (mô hình lý thuyết phản ánh được
97% thực tế).
- Kiểm định F: kiểm định cặp giả thuyết sau
H0: 1 = 2 = 3 = 4 =5 = 0
H1: ít nhất một trong các tham số khác 0
Có F = = = 40.42
F (4, 5) = 40.12
⇒ F > F (4, 5)
⇒ Bác bỏ H0
⇒ Mô hình phù hợp

19



4. Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện lượng khách du lịch quốc tế đến với Việt
Nam
4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Dựa vào kết quả phân tích định lượng ở chương 3, nhóm chúng em đã rút ra được
bốn nhân tố tác động tích cực có ý nghĩa đối với lượng khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam. Đó chính là: lực lượng lao động làm việc trong ngành dịch vụ; cơ sở hạ
tầng du lịch thông qua số lượng phòng trong các cơ sở lưu trú du lịch trên cả nước;
tỉ giá hối đoái giữa VNĐ và USD và thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam.
Mô hình định lượng được rút ra ở chương 3 đã chứng minh được rằng sự cải thiện
và tăng trưởng của các nhân tố có tác động thực sự đến hoạt động thu hút KDL quốc
tế của Việt Nam sẽ làm cho hiệu quả của hoạt động này được cải thiện theo. Dựa
vào thực trạng của các nhân tố trên đã được nhóm chúng em phân tích, chúng em đề
xuất bốn nhóm giải pháp nhằm cải thiện lượng khách du lịch đến Việt Nam.
4.2. Nội dung giải pháp


Nhóm giải pháp cải thiện lực lượng lao động làm việc trong ngành dịch vụ:
 Thu hút thêm lao động phục vụ cho sự phát triển của ngành du lịch
bằng cách cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi
trường trong doanh nghiệp du lịch; Đề ra những quy định nhằm hoàn

thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động.
• Nhóm giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch:
 Đẩy nhanh tiến độ đầu tư mở rộng các dịch vụ dành cho khách du lịch
tại các cơ sở lưu trú du lịch.
 Rà soát, xây dựng hệ thống nhà vệ sinh, trạm dừng nghỉ, nhà hàng, cơ
sở mua sắm bảo đảm yêu cầu phục vụ khách du lịch; xây dựng thêm

nhiều khách sạn, nhà nghỉ với hệ thống phòng ốc đa dạng, chất lượng
để đảm bảo nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
• Nhóm giải pháp đối với tác động của tỉ giá hối đoái giữa VNĐ và USD:
 Niêm yết giá tour bằng USD phòng việc tỷ giá tăng cũng không làm
ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của các công ty du lịch, sẽ giữ được
chất lượng phục vụ khách du lịch tốt nhất.
 Có thể theo đuổi chính sách định giá đồng tiền VNĐ yếu đi, khi đó các
chi phí cho dịch vụ ngành du lịch Việt Nam sẽ rẻ hơn tương đối so với
20


các nước khác để tạo lợi thế cạnh tranh, có lợi rất lớn đối với xuất khẩu
dịch vụ du lịch.

21


KẾT LUẬN

Việc tìm hiểu các yếu tố tác động tới lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là
vô cùng cần thiết trong hoàn cảnh du lịch quốc tế trên thế giới đang phát triển với
tốc độ cao cùng với tình trạng cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút khách du lịch
quốc tế giữa các quốc gia và thành phố lớn trên thế giới hiện nay. Trong quá trình
tìm hiểu đề tài “Các nhân tố tác động tới lượng khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam”, nhóm chúng em đã đi từ cơ sở lý luận về hoạt động du lịch và du lịch quốc tế
đến thực trạng của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Cuối cùng, tiểu luận được hình thành với 4 chương cùng với những nội dung chính
quan trọng có ý nghĩa lớn trong thực tiễn đối với ngành du lịch Việt Nam.

Qua tiểu luận này, chúng em mong muốn mang đến được cái nhìn rõ hơn về các

nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách quốc tế của Việt Nam thông qua cách
tiếp cận định lượng. Từ đó sẽ giúp xác định được các yếu tố cần hoàn thiện và nâng
cao để có thể cải thiện hiệu quả thu hút khách du lịch quốc tế của nước ta. Do kiến
thức và kỹ năng của nhóm có hạn cùng thời gian nghiên cứu bị hạn chế nên mô hình
cuối cùng vẫn chưa bao gồm được hết các nhân tố có ý nghĩa đến số lượt khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam. Chúng em hy vọng tiểu luận sẽ là nguồn tham khảo bổ
ích cho các nghiên cứu trong tương lai với cùng đối tượng nghiên cứu.

22


PHỤ LỤC

Bảng số liệu:

YEAR

VISITOR

LABOUR

ROOM

RATE

GDPPC

2008

6733300


1307400

202776

16302.25

1145

2009

7595300

1573700

216675

17065.08

1160

2010

8637900

1711000

237111

18612.92


1273

2011

9810900

1995300

256739

20509.75

1517

2012

9594600

2137400

277661

20828

1748

2013

9569100


2216600

303260

20933.42

1907

2014

9869900

2301100

332000

21148

2052

2015

11811000

2441300

370000

21697.57


2109

2016

12697400

2482300

420000

21935

2215

2017

12922151

2486300

508000

22370.09

2343

23



TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Tổng cục Thống kê -
Tổng cục du lịch - />Ngân hàng thế giới - />Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2008, Bài giảng Kinh tế lượng, PGS.
TS. Nguyễn Quang Dong

24



×