Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tiểu luận kinh tế lượng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách du lịch của mỗi gia đình việt nam năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.57 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
--------------000--------------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KHOẢNG CÁCH DU LỊCH CỦA MỖI
GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2016
Lớp tín chỉ: KTE309 (1-1718).3_LT
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thúy Quỳnh

1


ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
MSSV

Họ và tên

1611110032 Nguyễn

Anh



Phương

10

Minh



Ngân

Phươn

10

10

g
10

10

10

10

10

10

Anh
1611110146 Bùi Thu Hà

10

1611110403 Nguyễn Thị Minh

10


10

1611110426 Nguyễn Thị Kim 10

10

10

Ngân
1611110032 Hoàng

Ngọc 10

10

10

10

10

10

10

10

10


Phương
Điểm TB

2

10


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ CỦA THU NHẬP, SỐ TUỔI
TRUNG BÌNH CỦA NGƯỜI LỚN VÀ SỐ TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH
ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN KHOẢNG CÁCH DU LỊCH........................3
1. LÝ THUYẾT KINH TẾ LIÊN QUAN.........................................................3
1.1. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng du lịch.............................................3
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khoảng cách du lịch...3
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................5
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG MÔ HÌNH................................................................5
1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU....................................................5
2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG...............................................6
3. THỐNG KÊ MÔ TẢ MÔ HÌNH...................................................................7
3.1. Mô tả thống kê các biến.........................................................................7
3.2. Mô tả sự tương quan giữa các biến............................................................8
CHƯƠNG III: ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ...............................9
1. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG BAN ĐẦU..........................................................9
2. KIỂM ĐỊNH CÁC KHUYẾT TẬT MÔ HÌNH..........................................10
2.1. Kiểm định giả thuyết về hệ số hồi quy.................................................10
2.2. Kiểm định bỏ sót biến...........................................................................11
2.3. Kiểm định đa cộng tuyến......................................................................12
2.4. Kiểm định phương sai sai số thay đổi..................................................13

2.5. Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu.................................................13
3. KHẮC PHỤC PHƯƠNG SAI SAI SỐ THAY ĐỔI...................................14
4. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG ĐÃ KHẮC PHỤC KHUYẾT TẬT..................15

3


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Ngày nay đời sống của con người ngày càng cao, họ không những có nhu
cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thỏa mãn về tinh thần như vui
chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu
và ngày càng đòi hỏi được thỏa mãn ở mức độ cao của con người.
Đặc biệt, đối với các hộ gia đình với đặc trưng số lượng thành viên nhiều
cũng như sự đa dạng về lứa tuổi thì nhu cầu du lịch rất được chú trọng vì đó là
cơ hội để mọi người gắn kết, gần gũi nhau hơn và nghỉ ngơi sau những ngày
tháng lao động, học tập miệt mài, vất vả. Để có được một chuyến du lịch hợp lí
phù hợp với nguyện vọng và hoàn cảnh của mình, mỗi gia đình phải cân nhắc rất
nhiều yếu tố và một trong số đó là quãng đường du lịch gần hay xa, đi ít hay
nhiều hay chúng ta còn gọi là khoảng cách du lịch. Trong đó, các yếu tố ảnh
hưởng đến khoảng cách du lịch của mỗi hộ gia đình là khác nhau phụ thuộc vào
thu nhập, tuổi tác của các thành viên hay số con cái trong gia đình, …
Việc thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu tác động của các yếu tố ảnh
hưởng đến khoảng cách du lịch của mỗi gia đình Việt Nam 2016” là rất cần thiết
đối với một thị trường nhận khách là chủ yếu như Việt Nam vì nó cung cấp một
cái nhìn rõ ràng hơn về những gì khách du lịch đang tìm kiếm đối với các điểm
đến ở nước ta. Các kiến thức về hành vi quyết định lựa chọn điểm đến hay
khoảng cách du lịch của mỗi gia đình rất thiết thực đối với các nhà
tiếp thị du lịch trong việc nắm bắt nhu cầu tâm lí của người tiêu dùng du lịch,
phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch mới, đồng thời giúp xây dựng các

chính sách và kế hoạch Marketing hiệu quả, góp phần nâng cao hình ảnh điểm
đến của du lịch Việt Nam nhằm thu hút nguồn khách du lịch cũng như góp phần
thúc đẩy ngành du lịch Việt phát triển.
2. Mục tiêu nghiên cứu:


Mục tiêu chung: Nghiên cứu tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến
khoảng cách du lịch của mỗi gia đình Việt Nam, nhằm các công ty du lịch
có thể nắm bắt, thấu hiểu về các quyết định của khách hàng từ đó phát triển


các sản phẩm và dịch vụ du lịch mới, xây dựng các chính sách và kế hoạch
Marketing đạt hiệu quả,.


Mục tiêu riêng:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách du lịch của mỗi gia đình
Việt Nam
- Đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp nhất phản ánh sự ảnh hưởng của các
yếu tố đến khoảng cách du lịch của mỗi gia đình Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu: Phân tích các yếu tố: Thu nhập gia đình, Độ tuổi
trung bình của người lớn trong gia đình và Số trẻ em trong gia đình.



Phạm vi nghiên cứu: Khoảng cách du lịch của mỗi gia đình Việt Nam năm

2016.

4. Cấu trúc bài nghiên cứu:
+ Lời mở đầu
+ Chương 1: Tổng quan về việc nghiên cứu tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến khoảng cách du lịch của mỗi gia đình
+ Chương 2: Xây dựng mô hình
+ Chương 3: Ước lượng và suy diễn thống kê
+ Kết luận
+ Tài liệu tham khảo


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ CỦA THU NHẬP, SỐ
TUỔI TRUNG BÌNH CỦA NGƯỜI LỚN VÀ SỐ TRẺ EM TRONG GIA
ĐÌNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN KHOẢNG CÁCH DU LỊCH
1. LÝ THUYẾT KINH TẾ LIÊN QUAN
1.1. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng du lịch
a. Hành vi mua của người tiêu dùng du lịch
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, hành vi tiêu dùng du lịch: “là toàn bộ hành
động mà lữ khách/du khách thể hiện trong quá trình tìm kiếm, mua, sử dụng,
đánh giá sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu khi thực hiện chuyến đi
của họ”
Theo Solomon (2006), hành vi mua của người tiêu dùng du lịch là “quá trình các
cá nhân hoặc các nhóm tham gia tìm kiếm, lựa chọn, mua sắm, sử dụng hay hủy
bỏ các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và mong muốn du lịch”.
b. Quá trình ra quyết định lựa chọn quãng đường du lịch
Quyết định lựa chọn khoảng cách du lịch là một trong những hoạt động để
người tiêu dùng đi đến quyết định mua sản phẩm du lịch phục vụ hành vi tiêu
dùng du lịch của mình. Trong quá trình này, người tiêu dùng phải cân nhắc các
yếu tố như đi du lịch bao xa là hợp lí phù hợp với hoàn cảnh và tình hình tài

chính của gia đình, các địa điểm trong nước hay nước ngoài, đi nhiều nơi hay ít
nơi, với những gia đình có người già hoặc trẻ nhỏ thì việc lựa chọn này là một
vấn đề hết sức quan trọng. Sau khi đã cân nhắc hết các yếu tố người tiêu dùng sẽ
đưa ra quyết định lựa chọn khoảng cách du lịch thích hợp nhất thỏa mãn được
nguyện vọng của gia đình cũng như hoàn cảnh của họ.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khoảng cách du lịch
Theo Philip Kotler (1999), quyết định mua sắm của người tiêu dùng thường chịu
ảnh hưởng bởi nhóm nhân tố bên ngoài (văn hóa, xã hội) và nhóm nhân tố nội
tại (tâm lý, cá nhân, gia đình). Ngoài ra, yếu tố marketing: Sản phẩm, giá cả,
phân phối, chiêu thị cũng là các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định
mua của người tiêu dùng.


Du lịch là nhu cầu của mỗi gia đình hàng năm. Việc lựa chọn du lịch xa hay gần,
đi nhiều hay ít hàng năm (ta gọi là khoảng cách du lịch) phụ thuộc vào nhiều
yếu tố bên trong và bên ngoài
a. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố bên trong (động lực đẩy)
- Các yếu tố thuộc về đặc điểm gia đình
- Các yếu tố thuộc về văn hóa
- Các yếu tố thuộc về tâm lý
b. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố bên ngoài (động lực kéo)
- Các yếu tố xã hội
- Các yếu tố marketing
Tuy nhiên, cụ thể trong bài nghiên cứu này chúng em tập trung vào một số nhân
tố ảnh hưởng đến khoảng cách du lịch của các hộ gia đình sau:


Thu nhập: Thực tế cho thấy thu nhập của gia đình có ảnh hưởng trực tiếp
tới nhu cầu lựa chọn du lịch của các gia đình. Việc du lịch gần và ít trong
năm sẽ tiêu tốn ít tiền của gia đình hơn việc đi du lịch xa hay nhiều lần

trong năm. Với mỗi gia đình với mức thu nhập thấp hay cao sẽ lựa chọn
cho mình việc du lịch gần tiết kiệm chi phí với gia đình thu nhập trung
bình, ngược lại những gia đình có thu nhập cao, giàu có thường lựa chọn
việc du lịch xa, dài ngày và thường xuyên hơn mỗi năm.



Độ tuổi trung bình của người lớn trong gia đình: Thực tế cũng cho thấy
tuổi trung bình của người lớn trong gia đình ảnh hưởng đến việc lựa chọn
du lịch xa hay gần, nhiều hay ít mỗi năm. Những người càng lớn tuổi
thường thích những kì nghĩ dưỡng dài ngày, xa xôi do họ có thu nhập khá
ổn đinh, và thích những kì nghỉ dài ngày, ngược lại trong khi những cặp
vợ chồng trẻ thường bận rộn việc kiếm tiền, chăm sóc con cái sẽ không có
nhiều thời gian và tiền bạc nên thường lựa chọn những chuyến du lịch gần
nhà và kì nghỉ ngắn.

 Số trẻ em trong gia đình: Ngoài các biến kinh tế kể trên, số trẻ em trong mỗi
gia đình cũng có ảnh hưởng đến khoảng cáchdu lịch của các gia đình. Ta có
thể thấy việc gia đình có đông trẻ em khiến cho người lớn ngại việc đi du lịch


xa hay nhiều trong năm bởi các nỗi lo về tiền bạc gia đình, sức khỏe của trẻ
nhỏ,… trong khi những gia đình có ít con hay con cái đều đã lớn thì việc này
lại không ảnh hưởng đến nhu cần du lịch gần hay xa cả.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới khoảng cáchdu lịch
của mỗi gia đình, nhưng trong bài nghiên cứu này, chúng em chỉ chạy mô hình
xem xét ảnh hưởng của 3 yếu tố Thu nhập của các hộ gia đình, độ tuổi trung
bình của người lớn và số trẻ em trong gia đình tới độ dài khoảng cách du lịch
của mỗi gia đình.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Liên quan đến vấn đề du lịch, các nghiên cứu trước đây thường tập trung
vào các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm du lịch, hay hành vi du
lịch nói chung của du khách còn việc nghiên cứu riêng từng yếu tố tác động lên
hành vi tiêu dùng du lịch như việc cân nhắc đi trong bao lâu, đi xa hay gần,
v.v… của du khách vẫn còn là một đề tài hết sức mới mẻ và hầu như trước đây
chưa có nghiên cứu lớn nào về đề tài này. Bài nghiên cứu của chúng em với số
liệu cập nhật của năm 2016 kì vọng sẽ đem đến kết quả cho thấy các nhân tố có
ảnh hưởng quan trọng đến quyết định lựa chọn quãng đường du lịch của mỗi gia
đình chính là thu nhập, độ tuổi, và số trẻ con trong gia đình. Cụ thể, khi thu nhập
và độ tuổi trung bình của người lớn trong gia đình tăng lên thì gia đình có xu
hướng đi du lịch xa hơn và nhiều lần hơn mỗi năm trong khi khi số trẻ em trong
gia đình nhiều hơn lại ảnh hưởng làm cho quãng đường hay khoảng cách du lịch
của hộ gia đình giảm xuống.
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG MÔ HÌNH
1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của
phần mềm Gretl. Bộ dữ liệu chính của bài nghiên cứu có tên là “Các nhân tố ảnh
hưởng đến việc lựa chọn khoảng cách du lịch của các hộ gia đình Việt Nam năm
2016”, số liệu thống kê vào năm 2016.


Trong đó, các phương pháp phân tích số liệu được đề cập cụ thể sau:
+ Thứ nhất là phương pháp thống kê mô tả (Descriptive Statistics) để khái quát
được một phần các giá trị của biến, từ đó đưa ra những nhận xét sơ bộ về tính
chính xác của biến. Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính với các biến
định lượng, và thường sử dụng các đại lượng như: Mean (trung bình cộng),
Standard deviation (Độ lệch chuẩn), Variance (Phương sai), Sum (Tổng), Max
(Giá trị lớn nhất), Min (Giá trị nhỏ nhất).
+ Thứ hai là phương pháp phân tích hồi quy bội. Phân tích hồi quy là sự nghiên
cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (Biến giải thích hay biến độc

lập - Independent Variables) đến một biến số khác (Biến kết quả hay biến phụ
thuộc - Dependent Variables) nhằm dự báo kết quả dựa vào giá trị được biết
trước của các biến giải thích.
Yi = β0+ β1 X1 + β2X2 + β3X3 +…+ βiXi +ui
Trong đó:
Yi là biến phụ thuộc X1,X2 ,X3 ,..,Xi: Là các biến độc lập, ảnh hưởng đến biến
phụ thuộc
βo: Hệ số chặn của hàm hồi quy
βi: Các tham số hồi quy, đo lường độ lớn và chiều hướng ảnh hưởng của các
biến độc lập đối với biến phụ thuộc.
Ngoài ra, bài viết còn sử dụng các phương pháp kiểm định như: Ramsey’s Test
(Bỏ sót biến quan trọng); White’s Test (Phương sai sai số thay đổi),…
2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG
Để xây dựng quan hệ đúng giữa chiều dài du lịch, thu nhập của gia đình
trong năm, độ tuổi trung bình người lớn trong gia đình, số con trong mỗi gia
đình, ta cần xét đến ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên.
Ta có mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên sau:
Miles = β1 + β2 * income + β3 * age + β4 * kids + ui
Bảng 1: Bảng giải thích các biến của mô hình
Miles
Income

Biến phụ thuộc
Biến độc lập

Khoảng cách du lịch
Thu nhập hằng năm

Đơn vị đo: Dặm
Đơn vị: $1000



Age

Biến độc lập

Kids
β1

Biến độc lập
Hệ số chặn

Độ tuổi trung bình của Đơn vị đo: Năm
người lớn
Số trẻ em
Đơn vị đo: Người
Thể hiện giá trị trung
bình của khoảng cách du
lịch khi các yếu tố còn lại

β2

Hệ số góc

β3

Hệ số góc

không xét đến
Cho biết ý nghĩa khi thu

nhập tăng hay giảm một
nghìn đô (khi các yếu tố
khác không đổi) thì
khoảng cách du lịch thay
đổi trung bình bao nhiêu
dặm
Cho biết ý nghĩa khi độ
tuổi trung bình trong gia
đình tăng hay giảm đi 1
tuổi (khi các yếu tố khác
không đổi) thì Khoảng
cách thay đổi trung bình

β4

Hệ số góc

bao nhiêu dặm
Cho biết ý nghĩa khi số
trẻ em trong gia đình tăng
thêm hay giảm đi một
đứa giả định các yếu tố
khác không đổi thì
khoảng cách thay đổi
trung bình bao nhiêu dặm

3. THỐNG KÊ MÔ TẢ MÔ HÌNH
3.1. Mô tả thống kê các biến
Bảng mô tả thống kê câc biến sử dụng 203 quan sát



Tên biến

Giá

trị Trung vị

trung bình

Giá trị nhỏ Giá trị lớn Sai
nhất

nhất

chuẩn

Miles

1054.68

1007

0

2609

549.974

Income


63.8719

62

19

119

18.2125

Age

42.5714

43

23

59

9.34427

Kids

1.63547

2

0


4

1.25277

số

Nguồn: Nhóm tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn khác nhau và tính toán dưới sự
hỗ trợ của phần mềm Gretl
Biến Miles có giá trị trung bình là 1054,68; min là 0; max là 2609; độ
lệch chuẩn là 549,974; trung vị của Miles là 1007.
Biến Income có giá trị trung bình là 63,8719; min là 19; max là 119; độ
lệch chuẩn là 18,2125; trung vị của Income là 62.
Biến Age có giá trị trung bình là 42,5714; min là 23; max là 59; độ lệch
chuẩn là; trung vị của Age là 43.
Biến Kids có giá trị trung bình là 1,63547; min là 0; max là 4; độ lệch
chuẩn là 1,25277; trung vị của Kids là 2.
3.2. Mô tả sự tương quan giữa các biến
Ma trận tự tương quan, sử dụng số quan sát từ 1-203 với mức ý nghĩa 5%
Miles

Income

Age

Kids

1

0.5193


0.3049

-0.0593

Miles

1

0.2362

0.0663

Income

1

0.3418

Age

1

Kids

Nhận xét:


- Tương quan giữa biến phụ thuộc miles và các biến độc lập income, age, kids
nói chung không cao, trong đó tương quan với biến income là lớn nhất
(r=0.5193), và với biến kids là khá nhỏ (r=-0.0593)

- Tương quan giữa các biến độc lập income, age, kids cũng không cao
- Kỳ vọng về dấu:
r(miles, kids) = - 0.0593 < 0 nên kỳ vọng β4 có dấu âm.
r(miles, income) = 0.5193 > 0 nên kỳ vọng β2 có dấu dương.
r(miles, age) = 0.3049 > 0 nên kỳ vọng β3 có dấu dương.
CHƯƠNG III: ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ.
1. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG BAN ĐẦU
Kết quả ước lượng theo phương pháp bình phương tối thiểu thông thường
(OLS) với số quan sát n=203 như sau:
Kết quả ước lượng mô hình 1
Tên biến
Hệ số hồi quy
Const
-363.582
Income
14.2223
Age
14.9687
Kids
-77.8897
Kết quả ước lượng mô hình 2

Sai số chuẩn
168.718
1.79989
3.72473
27.0559

Thống kê t
-2.155

7.9018
4.0187
-2.8788

P_value
0.03237
<0.00001
0.00008
0.00443

STT

Nội dung

Kết quả

1

Hệ số xác định (R2)

0.33263

2

Hệ số xác định hiệu chỉnh

0.322569

3


Giá trị F quan sát F(3,199)

33.0618

4

P value(F)

2.2*10^-17

5

Sai số tiêu chuẩn của nhiễu

452.6625

6

Sai số tiêu chuẩn của biến phụ thuộc

549.9738

7

Tổng bình phương phần dư

40775761

Ý nghĩa các hệ số hồi quy
<0 nên không có ý nghĩa giải thích.



: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập của gia đình tăng 1
nghìn đô/năm thì độ dài quãng đường du lịch trong năm tăng 14.2223 dặm.
: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tuổi trung bình của người lớn
trong gia đình tăng thêm 1 tuổi thì độ dài quãng đường du lịch tăng 14.9687
dặm.
: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi gia đình có thêm 1 người con
thì quãng đường du lịch giảm 77.8897 dặm.
Nhận xét:
+ Hệ số xác định của mô hình là R2= 0.33263 tương đối nhỏ chứng tỏ các biến
độc lập không giải thích nhiều cho biến phụ thuộc.
2. KIỂM ĐỊNH CÁC KHUYẾT TẬT MÔ HÌNH.
2.1. Kiểm định giả thuyết về hệ số hồi quy
Kết quả ước lượng mô hình 1 bằng phương pháo bình phương tối thiểu thông
thường (OLS) với số quan sát n=203, biến phụ thuộc Miles
Tên biến

Hệ số hồi quy

Sai số chuẩn

Thống kê t

P_value

Const

-363.582


168.718

-2.155

0.03237

Income

14.2223

1.79989

7.9018

<0.00001

Age

14.9687

3.72473

4.0187

0.00008

Kids

-77.8897


27.0559

-2.8788

0.00443

 Kiểm định sự phù hợp của β2 :
P-value = <0.00001 < 0.05
⇒ bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa α = 5%
⇒ β2 có ý nghĩa ở mức 5%
 Kiểm định sự phù hợp của β3 :
P-value < 0.00008 < 0.05
⇒ bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa α = 5%
⇒ β3 có ý nghĩa ở mức 5%


Kiểm định sự phù hợp của β4 :


P-value < 0.00443 < 0.05
⇒ bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa α = 5%
⇒ β4 có ý nghĩa ở mức 5%
2.2. Kiểm định bỏ sót biến
Sử dụng kiểm định RAMSEY RESET TEST
Cặp giả thuyết
H0 : Mô hình ban đầu không bỏ sót biến (β2 = β3 = β4 = 0)
H1 : Mô hình ban đầu bỏ sót biến (β22 + β32 + β42 => 0)
Kết quả kiểm định RESET:
Kiểm định bỏ sót biến sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu thông
thường(OLS) với số quan sát n=203

Biến phụ thuộc: Miles
Tên biến
const
income
age
kids
Yhat^2
Yhat^3

Hệ số hồi quy
-1500.63
39.4846
41.9082
-214.350
-0.001956
6.51965*10^-7

Sai số chuẩn
1195.48
25.1447
26.7422
137.951
0.00178825
5.70768*10^-7

Thống kê t
-1.255
1.57
1.567
-1.554

-1.094
1.142

P- value
0.2109
0.118
0.1187
0.1218
0.2754
0.2547

Giá trị quan sát: F = 0.686570,
Với p-value = P(F(2,197) > 0.68657) = 0.504
P-value = P(F(2,197) > 0.68657) = 0.504 > = 0.05
⇒ Không bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 5%
⇒ Mô hình ban đầu không bỏ sót biến.
2.3. Kiểm định đa cộng tuyến



Cách 1: R2 cao và thống kê t thấp
Kết quả ước lượng theo phương pháp bình phương tối thiểu thông thường

(OLS) với số quan sát n=203 như sau:


Kết quả ước lượng mô hình 1
Tên biến
Const
Income

Age
Kids

Hệ số hồi quy
-363.582
14.2223
14.9687
-77.8897

Sai số chuẩn
168.718
1.79989
3.72473
27.0559

Thống kê t
-2.155
7.9018
4.0187
-2.8788

P_value
0.03237
<0.00001
0.00008
0.00443

Kết quả ước lượng mô hình 2
STT


Nội dung

Kết quả

1

Hệ số xác định (R2)

0.33263

2

Hệ số xác định hiệu chỉnh

0.322569

3

Giá trị F quan sát F(3,199)

33.0618

4

P value(F)

2.2*10^-17

5


Sai số tiêu chuẩn của nhiễu (S.E. of regression)

452.6625

6

Sai số tiêu chuẩn của biến phụ thuộc (S.D. dependent var)

549.9738

7

Tổng bình phương phần dư

40775761

Ta thấy t-ratio của các biến income và age, kids đều cao (lớn hơn 1.96),
các hệ số góc đều có ý nghĩa, và R2 = 0.332630 không quá cao
⇒ Dựa vào cách này, mô hình không có đa cộng tuyến

 Cách 2: Sử dụng thừa số tăng phương sai VIF
Kết quả kiểm định:
STT

Tên biến

1
2

Income

Age

Giá trị của thừa số tăng phương
sai
(VIF)
1.059
1.194


3

Kids

1.133

Từ bảng kết quả ta thấy:
VIF của cả 3 biến income, age và kids đều nhỏ hơn 10
⇒ Dựa vào cách này, mô hình không có đa cộng tuyến
Kết luận chung: Mô hình không mắc đa cộng tuyến.
2.4. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Cặp giả thuyết: Ho: Mô hình không có PSSS thay đổi
H1: Mô hình có PSSS thay đổi
Sử dụng kiểm định White ta có kết quả ước lượng mô hình cho 203 quan sát
Biến phụ thuộc: uhat^2
Unadjusted R-squared
TR^2
P(�2(9) > 39.756617)

0.195845
39.756617

0.000008

Từ kết quả trên ta có:
P-value = P(�2(9) > 39.756617) = 0.000008 < 0.5
⇒ Bác bỏ H0 ở mức ý nghĩa 5%
⇒ Theo kiểm định White, PSSS thay đổi
2.5. Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu
Sử dụng kiểm định Normality of Residual
Cặp giả thuyết H0 : Nhiễu có phân phối chuẩn
H1 : Nhiễu không có phân phối chuẩn
Kết quả kiểm định PPC của nhiễu:


P-value = 0.2178 > 0.05
⇒ chấp nhận H0
⇒ Nhiễu có phân phối chuẩn với mức ý nghĩa α = 5%
3. KHẮC PHỤC PHƯƠNG SAI SAI SỐ THAY ĐỔI


Chia cả 2 vế mô hình gốc cho Income

Ta thu được mô hình: = β1 + β2 + β3 + β4 + Vi
Đặt Miles_1=; income_1=; age_1=; kids_1=
Hồi quy Miles_1 theo income_1; age_1 và kids_1 theo phương pháp OLS trên
phần mềm Grelt với số quan sát n=203, ta thu được kết quả sau:
Tên biến
Hệ số hồi quy
Const
14.0658
income_1

408.079
age_1
16.0964
kids_1
-73.5993
Phương trình hồi quy:

Sai số chuẩn
1.481
121.553
3.01458
21.87

Thống kê t
9.4975
-3.3572
5.3395
-3.3653

P value
<0.00001
0.00094
<0.00001
0.00092

Miles_1=14.0658 + 408.079*income_1 + 16.0964*age_1 -73,59993*kids_1+
Vi


Sử dụng kiểm định White's test để kiểm tra

Cặp giả thuyết: H0: PSSS không đổi
H1: PSSS thay đổi
Kết quả kiểm tra trên Gretl ta thu được bảng kết quả :
TR^2
11.383387
P(Chi-square(9) >11.383387) 0.250342

Ta có p-value = 0,250343> 0.05 => chấp nhận H0 ở mức ý nghĩa 5%
Kết luận: Mô hình có phương sai sai số không đổi.
4. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG ĐÃ KHẮC PHỤC KHUYẾT TẬT

Miles_1=14.0658 + 408.079*income_1 + 16.0964*age_1 – 73,59993*kids_1+ Vi



Dấu của các hệ số phù hợp với dấu của hệ số tương quan và phù hợp với lý
thuyết, các hệ số góc đều có ý nghĩa thống kê



Mô hình phù hợp (các hệ số góc khác 0) và độ phù hợp của mô hình là
70.2059%



Mô hình trên có nhiễu phân phối chuẩn, không mắc đa cộng tuyến và
không bỏ sót biến và phương sai sai số thay đổi.
Mô hình sau khi đã khắc phục khuyết tật đã không còn hiện tượng phương

sai sai số thay đổi.

Nhận xét : Từ kết quả ước lượng mô hình sau khi đã khắc phục hết các khuyết
tật chúng ta nhận thấy:
Thu nhập có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định lựa chọn việc du lịch gần hay
xa hay tần suất đi du lịch trong năm của mỗi hộ gia đình Việt.
Trong khi thu nhập cao hơn và độ tuổi trung bình của người lớn trong gia
đình tăng lên, các hộ gia đình sẽ có xu hướng đi du lịch xa hơn và nhiều lần hơn
mỗi năm để tăng tính trải nghiệm cũng như phục vụ việc thư giãn, nghỉ ngơi thì
việc có nhiều trẻ em trong nhà lại khiến các hộ gia đình có xu hướng giảm


khoảng cách du lịch lại. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kì vọng của bài
nghiên cứu và lí thuyết về hành vi tiêu dùng du lịch đã nêu ở chương I.
5. KHUYẾN NGHỊ
Từ những nghiên cứu trên ta thấy thu nhập, độ tuổi, và số trẻ con trong
gia đình có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quãng đường du lịch của mỗi gia
đình. Qua đó các đối tượng kinh doanh du lịch sẽ hiểu rõ về các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định của du khách và tìm ra khách hàng mục tiêu của mình để
có những chiến lược và chính sách phù hợp để cải thiện và nâng cao chất lượng
dịch vụ của mình nhằm tăng sự hài lòng và lòng trung thành của du khách.

KẾT LUẬN


Bản báo cáo được hoàn thành trên cơ sở sự đóng góp của các thành viên
với vốn kiến thức được đúc kết ra từ quá trình học và nghiên cứu môn Kinh tế
lượng. Đây cũng là một cơ hội thực hành để nhóm có thể hiểu rõ hơn về các
phân tích và kiểm định đặc trưng có liên quan, áp dụng kiến thức trên giảng
đường để tự tìm hiểu và rút ra được nhưng kết luận bổ ích. Nhóm đã hoàn thành
xong mô hình “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách du lịch của
các hộ gia đình Việt Nam” bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS

(Ordinary Least Squares), bộ dữ liệu chính của bài nghiên cứu được lấy từ
nguồn World Bank số liệu thống kê vào năm 2016. Qua kết quả nghiên cứu cho
thấy thu nhập, độ tuổi và số trẻ em trong gia đình là các yếu tố ảnh hưởng lớn
đến khoảng cách du lịch trong đó thu nhập và độ tuổi là các yếu tố tác động
cùng chiều lên khoảng cách du lịch của các hộ gia đình còn số trẻ em lại có ảnh
hưởng ngược chiều lên khoảng cách du lịch của hộ gia đình. Và dựa trên kết quả
nghiên cứu nhóm đưa ra kết quả cụ thể như sau:
Thu nhập có ảnh hưởng mạnh nhất đến khoảng cách du lịch của các hộ
gia đình Việt.
Mô hình ban đầu có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và đã được
khắc phục. Qua kết quả thu được sau khi khắc phục khuyết tật chúng ta có một
vài kết luận sau: Mỗi hộ gia đình lựa chọn quãng đường du lịch là khác nhau
dựa vào nhiều yếu tố và nổi bật là 3 yếu tố sau: thu nhập, độ tuổi và số trẻ em
trong gia đình. Thu nhập của gia đình có cho phép họ có những chuyến đi xa
hay gần, việc tuổi tác của các người lớn trong gia đình hay số trẻ em trong gia
đình cũng tác động đến việc gia đình đó lựa chọn du lịch gần hay xa, nhiều hay
ít mỗi năm. Hiểu được điều đó các đối tượng làm du lịch sẽ xác định cho mình
được đối tượng khách hàng mục tiêu và đề ra những chiến lược và chính sách
phù hợp để phục vụ tốt nhất khách hàng mục tiêu của mình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Nguyễn Quang Dong (2015). Giáo trình Kinh tế lượng - Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Damodar N. Gujarati. Basic Econometrics (Fourth Edition)
3. James H. Stock and Mark W. Watson. Introduction to Econometrics
4. Mansour Esmaeil Zaei. The impacts of tourism industry on host community
(2013). Từ />5.

Bac


Dorin

Paul.

The

impacts

of

tourism

on

society.

/>6. Trần Thị Kim Thoa (2015).
:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/25290/1/BAN
%20TOM%20TAT%20THOA.pdf
7. Tổng cục thống kê, số liệu thống kê, dân số và lao động, 2016
8. />9. Tạp chí khoa học đại học Mở T.P HCM số 53 (2) 2017

Từ



×