BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
NGUYỄN ĐỨC CHÍ
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN CỦ CHI - TP.HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã số ngành: 60340103
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
NGUYỄN ĐỨC CHÍ
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN CỦ CHI - TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã số ngành: 60340103
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2018
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN QUYẾT THẮNG
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 14 tháng 4 năm 2018.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT
Họ và tên
Chức danh Hội đồng
1
PGS.TS Nguyễn Phú Tụ
Chủ tịch
2
TS. Đoàn Liêng Diễm
Phản biện 1
3
TS. Trần Văn Thông
Phản biện 2
4
TS. Trần Đức Thuận
Ủy viên
5
TS. Nguyễn Thành Long
Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn
PGS.TS. NGUYỄN PHÚ TỤ
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 15 tháng 3 năm 2018
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: .NGUYỄN ĐỨC CHÍ
Ngày, tháng, năm sinh: .15 – 6 – 1961
.Giới tính: Nam
.Nơi sinh:Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành .MSHV: 1641890003
I- Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI HUYỆN CỦ CHI – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thứ nhất, tổng quan lại đề tài, từ đó đưa ra các mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, giới hạn và đóng góp của nghiên cứu.
Thứ hai, hệ thống hoá lại các lý thuyết liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển du lịch sinh thái bền vững. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài
nước, tác giả tổng hợp, đúc kết các nghiên cứu trước đây liên quan đến phát triển du
lịch sinh thái bền vững
Thứ ba, tác giả đưa ra các phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu của đề
tài nhằm thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng.
Thứ tư, tác giả phân tích thực trạng du lịch sinh thái tại huyện Củ Chi, đưa ra
các kết quả nghiên cứu và kiểm định giả thuyết của nghiên cứu.
Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu tác giả nhận xét, đưa ra các hàm ý chính sách
liên quan đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi- TP Hồ Chí Minh.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 09 - 9 -2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15 – 3 - 2018
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Đức Chí
ii
LỜI CẢM ƠN
Bài luận văn “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh
thái bền vững huyện Củ Chi” được hoàn thành với sự giúp đỡ của rất nhiều Quý
lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên các sở, ban ngành Thành phố và Uỷ ban nhân dân
huyện Củ Chi; các thầy cô giảng dạy nghiên cứu khoa học tại các viện, trường
đào tạo cùng cộng đồng các doanh nghiệp, hướng dẫn viên hoạt động liên quan
đến lĩnh vực du lịch.
Ngoài ra tôi cũng nhận được sự động viên, hỗ trợ từ gia đình, đồng nghiệp,
bạn bè và các thầy, cô trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Quản trị Dịch vụ Du lịch
và Lữ hành thuộc trường Đại học HUTECH.
Tôi mong muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc trực tiếp đến Phó Giáo sư -Tiến sĩ
Nguyễn Quyết Thắng - Trưởng Khoa Quản trị Du lịch-Nhà hàng-Khách sạn, Đại
học HUTECH đã tận tình hướng dẫn, định hướng nghiên cứu để tôi hoàn thành
luận văn đúng tiến độ và đạt được mục đích, yêu cầu của đề tài.
Tôi xin được trân trọng gửi lời cám ơn đến các lãnh đạo và cán bộ Sở Du
lịch cùng các sở ngành Thành phố; lãnh đạo Uỷ ban nhân dân và các cán bộ
chuyên viên, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn huyện Củ Chi và của chung
Thành phố; Quý Thầy Cô trường HUTECH, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã
trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn tốt
nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn./.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 3 năm 2018
Người thực hiện luận văn
Nguyễn Đức Chí
iii
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu hiện trạng du lịch sinh thái tại huyện Củ Chi –
Thành phố Hồ Chí Minh và các mô hình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch
sinh thái bền vững của các tác giả trong và ngoài nước trước đây. Từ đó tác giả đề
xuất mô hình nghiên cứu với các thang đo tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng
đến phát du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi và thực hiện khảo sát các du
khách đã từng đi du lịch tại đây. Cuối cùng dựa trên kết quả khảo sát và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng có mức độ quan trọng nhất nhằm đề xuất các hàm ý chính
sách để phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi.
Số liệu phỏng vấn được thu thập năm 2017 với kích thước mẫu được chọn lọc
là 316 phiếu khảo sát du khách trong nước đã đi tham quan du lịch tại huyện Củ Chi
được đưa vào phân tích bằng phầm mềm SPSS. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy
loại trừ yếu tố sự tham gia của cộng đồng địa phương thì có 05 nhóm yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi theo thứ tự giảm
dần gồm: Bảo vệ môi trường, Tổ chức quản lý điểm đến, Sản phẩm và dịch vụ du
lịch, Cơ sở vật chất kỹ thuật và Tài nguyên du lịch sinh thái. Khảo sát cũng cho thấy
du khách có độ tuổi càng cao, thu nhập càng cao và nghề nghiệp có nhiều kinh
nghiệm khoa học thì mức độ đánh giá càng cao đối với các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển du lịch sinh thái bền vững huyện Củ Chi.
Bên cạnh đó do tài nguyên du lịch sinh thái hạn chế chưa có nhiều thuận lợi
phát triển bền vững và đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp đô thị nên huyện Củ Chi
cần nghiên cứu các chính sách phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với du lịch
xanh, du lịch nông nghiệp công nghệ cao và trang trại, nhà vườn
Mặt hạn chế của đề tài là với phương pháp lấy mẫu thuận tiện với đối tượng là
các du khách nên đối tượng trả lời không được chọn lọc sẵn, thời gian trả lời của
khách du lịch không được lâu nên có thể có một phần các trả lời sai lệch và không
trùng quan điểm dự kiến của luận văn. Đây cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo cho
các đề tài sau này.
Từ khoá: Du lịch sinh thái, các yếu tố ảnh hưởng phát triển bền vững, Củ Chi,
iv
ABSTRACT
This research aimed to explore the current status of ecotourism in Cu Chi
District - Ho Chi Minh City and study the models of sustainable ecotourism
development by local and foreign researchers. From that, the author proposes a
research model with scales of the importance of factors affecting sustainable
ecotourism development in Cu Chi district and survey the tourists who have
traveled here.
Finally, based on the results of the survey and analysis of the most important
influencing factors to propose policy implications for sustainable ecotourism
development in Cu Chi District. Interview data collected in 2017 with selected
sample size of 316 forms of questionnaires for domestic visitors who visited the
district in Cu Chi were analyzed by SPSS software. The results of the regression
analysis showed that excluding the local community, there are five groups of factors
affecting sustainable ecotourism development in Cu Chi district in descending order
including: environment protection, destination management organization, tourism
products and services, material facilities and eco-tourism resources. The research
also showed that the higher the age, the higher the income and the more experienced
occupations, the higher the level of assessment for factors affecting the sustainable
development of the eco-tourism in Cu Chi district.
Besides, due to the limited ecotourism resources and the characteristics of
urban-agricultural economy, Cu Chi district needs to study sustainable ecotourism
development policies in association with green tourism, hi-tech agricultural tourism
and farm, horticultural tourism.
The drawback of the research is that with the convenient method of sampling,
the tourists as respondents were not selected and they had not enough time to
respond to questions, some answers may be wrong and not focused on the
viewpoint of the thesis. This disadvantage will also be the next research direction
for later topics.
Key words: eco-tourism, factors influencing sustainable development, Cu Chi.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………
i
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………...
ii
TÓM TẮT………………………………………………………….........
iii
MỤC LỤC………………………………………………………….........
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………..
x
DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………………. xi
DANH MỤC CÁC HÌNH ………………………………………………. xiv
Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ……………..........
1
1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài………………………………...….
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài………………………………...........
3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ………………………………….
3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu……………………………………...........
3
1.3.2..Phạm vi nghiên cứu…………………………………….............
3
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu…………………………………….............
4
1.4.Phương pháp nghiên cứu…………………………………….............. 4
1.4.1. Dữ liệu nghiên cứu……………………………………..............
4
1.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp: ………………………….............
4
1.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp: …………………………..............
4
1.4.2.Phương pháp nghiên cứu…………………………..................
4
1.4.2.1. Phương pháp định tính………………………….................
4
1.4.2.2. Phương pháp định lượng…………………………..............
5
1.5. Lược khảo tài liệu nghiên cứu và điểm mới của đề tài ………………
6
1.5.1. Lược khảo tài liệu nghiên cứu………………………….............
6
1.5.2. Điểm mới của đề tài …………………………............................
7
1.6. Kết cấu của đề tài…………………………........................................
8
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....... 9
2.1. Cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch sinh thái..................................... 9
vi
2.1.1.Khái niệm du lịch sinh thái …….................................................. 9
2.1.2. Các đặc trưng của du lịch sinh thái……....................................
10
2.1.2.1 Đặc trưng về tài nguyên tự nhiên …….................................
10
2.1.2.2 Đặc trưng về bản sắc văn hóa địa phương……....................
11
2.1.2.3 Đặc trưng về phát triển bền vững…….................................. 11
2.1.2.4 Đặc trưng về tính cộng đồng.……........................................
11
2.1.2.5 Đặc trưng về tinh thần trách nhiệm …….............................. 12
2.1.2.6 Đặc trưng về tính giáo dục ……...........................................
12
2.1.3. Các loại hình du lịch sinh thái…….............................................
12
2.2. Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững…............................ 13
2.2.1 Khái niệm và các nguyên tắc của du lịch bền vững.................... 13
2.2.2 Du lịch sinh thái và phát triển bền vững....................................... 15
2.2.3. Vai trò của phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững….
15
2.3. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến PTDLST theo hướng bền vững ….
17
2.3.1. Nhóm các yếu tố về tài nguyên ……........................................
17
2.3.1. Nhóm các yếu tố về công tác quản lý tổ chức ..........................
17
2.3.3. Yếu tố liên quan đến du khách………………….......................
18
2.3.4. Nhóm các yếu tố khác………………….....................................
19
2.4. Các mô hình nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái bền vững ….
20
2.4.1. Các mô hình trên thế giới …….. ……………............................
20
2.4.2. Các mô hình tại Việt Nam …… …………………....................... 22
2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu …………
26
2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất …………………............................ 26
2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu…………………...................................... 31
Tóm tắt chương 2 ………………………...…............................................ 32
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……...............................
33
3.1. Thiết kế nghiên cứu…………………...…........................................
33
3.1.1. Nghiên cứu định tính ..…………...…........................................
33
3.1.2. Nghiên cứu định lượng ..…………...…....................................
34
vii
3.1.3. Thiết kế mẫu ..…………...….......................................................
35
3.1.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................
36
3.1.4.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp hệ số tin
36
cậy Cronbach’s Alpha……………………...…......................................
3.1.4.2 Đánh giá giá trị của thang đo bằng phân tích EFA..............
36
3.1.4.3 Xây dựng mô hình hồi quy…………………...…....................... 37
3.1.4.4 Kiểm định khác biệt trung bình……….…………...…...............
38
3.2. Quy trình nghiên cứu …………………...….......................................
39
3.3. Xây dựng thang đo ………………...…............................................... 40
Tóm tắt Chương 3 …………………...…................................................... 42
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................
44
4.1. Thực trạng về phát triển du lịch sinh thái huyện Củ Chi…………...
44
4.1.1 Giới thiệu về huyện Củ Chi..................................................
44
4.1.1.1 Lịch sử………………...…...................................................
44
4.1.1.2 Điều kiện tự nhiên……...…..................................................
44
4.1.1.3 Điều kiện xã hội……...….....................................................
46
4.1.1.4 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên.........................................
47
4.1.1.5 Tình hình kinh tế……...…...................................................
48
4.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Củ Chi
48
4.1.2.1 Thực trạng về tài nguyên du lịch sinh thái tại Củ Chi
48
4.1.2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, khu điểm du
50
lịch sinh thái…...…...........................................................................
4.1.2.3 Thực trạng nguồn nhân lực du lịch......................................
56
4.1.2.4 Quy hoạch, đầu tư trong du lịch sinh thái.............................
57
4.1.2.5 Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm..............................
58
4.2. Kết quả nghiên cứu ……….................................................................
58
4.2.1. Thống kê mô tả mẫu ...................................................................
58
4.2.2. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha.......................................
60
viii
4.2.2.1 Yếu tố “Tài nguyên du lịch sinh thái “ (TN) ........................ 60
4.2.2.2 Yếu tố “Cơ sở vật chất kỹ thuật “ (VC).….........................
60
4.2.2.3 Yếu tố “Sản phẩm và dịch vụ” (DV) ................................... 61
4.2.2.4 Yếu tố “Tổ chức quản lý điểm đến” (TC)........................... 62
4.2.2.5 Yếu tố “Sự tham gia của cộng đồng” (CD) ......................... 62
4.2.2.6 Yếu tố “Bảo vệ môi trường” (MT) ...................................... 63
4.2.2.7 Biến phụ thuộc “Phát triển DLST bền vững” (PTBV) ........ 63
4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA) 64
4.2.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập............
64
4.2.3.2 Phân tích EFA cho biến phụ thuộc PTBV............................ 67
4.2.4. Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến .............................
68
4.2.4. 1 Phân tích hệ số tương quan Pearson.................................... 68
4.2.4. 2 Phân tích hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình...
69
4.2.5. Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng trong từng yếu tố .............
75
4.2.6. Kiểm định sự khác biệt của mô hình ........................................... 77
4.2.6.1 Kiểm định theo giới tính........................................................ 77
4.2.6.2. Kiểm định theo độ tuổi......................................................... 77
4.2.6.3 Kiểm định theo nghề nghiệp.................................................
78
4.2.6.4 Kiểm định theo thu nhập ......................................................
79
4.3 Đánh giá chung thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến PTDLST
bền vững DLST huyện Củ Chi ….............................................................. 80
43.1. Yếu tố Tài nguyên du lịch sinh thái..............................................
80
4.3.2 Yếu tố Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng.........................................
81
4.3.3. Yếu tố Sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ DLST.......................
81
4.3.4. Yếu tố Tổ chức quản lý điểm đến du lịch...................................
82
4.3.5 Yếu tố Bảo vệ môi trường ………………...................................
83
Tóm tắt Chương 4 ...................................................................................... 83
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH............................ 84
ix
5.1. Kết luận và đề xuất các hàm ý chính sách........................................... 84
5.1.1. Kết luận........................................................................................ 84
5.1.2. Đề xuất các hàm ý chính sách...................................................... 85
5.1.2.1 Đề xuất về bảo vệ môi trường DLST bền vững..................... 85
5.1.2.2 Đề xuất về tổ chức quản lý diểm đến .................................... 86
5.1.2.3 Đề xuất về phát triển sản phẩm, dịch vụ ..............................
86
5.1.2.4. Đề xuất về đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng .............................
90
5.1.2.5 Đề xuất về phát triển tài nguyên DLST huyện Củ Chi……. 92
5.1.2.6 Các nội dung đề xuất khác ................ ................................... 93
5.2. Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................
96
PHỤ LỤC 1...............................................................................................
101
PHỤ LỤC 2...............................................................................................
106
PHỤ LỤC 3...............................................................................................
111
PHỤ LỤC 4...............................................................................................
123
HÌNH ẢNH KHẢO SÁT TẠI CỦ CHI..................................................
130
BẢN ĐỒ GIAO THÔNG - DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI …….……… 132
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
UNWTO
: Tổ chức Du lịch thế giới
WTTC
: Hội đồng lữ hành và du lịch thế giới
TIES
: Hiệp hội du lịch Sinh thái quốc tế
UBND
: Uỷ ban nhân dân
TP.HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
HTX
: Hợp tác xã
BTCĐGĐĐDL
: Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch
DLST
: Du lịch sinh thái
PTDLST
: Phát triển du lịch sinh thái
PTDLBV
: Phát triển du lịch bền vững
ANOVA
: Analysis of variance (Phân tích phương sai)
DTC
: Độ tin cậy
EFA
: Exploratary factor analysis (Nhân tố khám phá)
SERVQUAL
: Mô hình chất lượng dịch vụ
SERVPERF
: Mô hình chất lượng dịch vụ thực hiện
SPSS
: Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm
SPSS hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp).
xi
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1
Các loại hình du lịch sinh thái
13
Bảng 2.2
Các nhóm tiêu chuẩn đánh giá phát triển DLST bền vững
14
Bảng 2.3
Tiêu chuẩn sức chứa theo hình thức DLST
19
Bảng 2.4
Thang đo dự kiến các yếu tố tác động đến phát triển
DLST bền vững huyện Củ Chi
29
Bảng 2.5
Tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau đánh giá
31
Bảng 3.1
Biến quan sát của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi
41
Bảng 4.1
Các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật huyện Củ Chi
49
Bảng 4.2
Các tuyến đường liên vùng huyện Củ Chi
51
Bảng 4.3
Thống kê có sở lưu trú huyện Củ Chi giai đoạn 20132017
53
Bảng 4.4
Các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn huyện Củ
Chi
54
Bảng 4.5
So sánh lượt khách quốc tế đến Củ Chi và Thành phố Hồ
Chí Minh từ 2013-2017
56
Bảng 4.6
Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng
58
Bảng 4.7
Đặc tính của mẫu nghiên cứu
59
Bảng 4.8
Kết quả phân tích thang đo lần 2 cho nhân tố TN
60
Bảng 4.9
Kết quả phân tích thang đo lần 2 cho nhân tố VC
61
Bảng 4.10
Kết quả phân tích thang đo lần 2 cho nhân tố DV
61
Bảng 4.11
Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố TC
62
Bảng 4.12
Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố CD
62
xii
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 4.13
Kết quả phân tích thang đo lần 2 cho nhân tố MT
63
Bảng 4.14
Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố PTBV
63
Bảng 4.15
Tổng hợp các biến quan sát sau khi phân tích hệ số
Cronbach’s Alpha
64
Bảng 4.16
Kiểm định KMO
65
Bảng 4.17
Kết quả EFA cho các biến độc lập
66
Bảng 4.18
Kiểm định KMO cho biến phụ thuộc
68
Bảng 4.19
Kết quả EFA cho các biến phụ thuộc
68
Bảng 4.20
Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc
lập
69
Bảng 4.21
Diễn giải các biến trong mô hình hồi quy
70
Bảng 4.22
Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến
tính đa biến
70
Bảng 4.23
Phân tích phương sai ANOVAa
71
Bảng 4.24
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội
71
Bảng 4.25
Kiểm định giả định phương sai của phần dư
73
Bảng 4.26
Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
75
Bảng 4.27
Kiểm định theo giới tính
77
Bảng 4.28
Kiểm định ANOVA theo độ tuổi
77
Bảng 4.29
Ảnh hưởng của độ tuổi lên đánh giá phát triển DLST bền
vững
78
Bảng 4.30
Kiểm định ANOVA theo nghề nghiệp
78
Bảng 4.31
Ảnh hưởng của nghề nghiệp lên đánh giá phát triển
DLST bền vững huyện Củ Chi.
78
Bảng 4.32
Kiểm định ANOVA theo mức thu nhập
79
xiii
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 4.33
Ảnh hưởng của thu nhập lên đánh giá phát triển du lịch
sinh thái bền vững huyện Củ Chi
79
Bảng 5.1
Nâng cao công tác bảo vệ môi trường
85
Bảng 5.2
Nâng cao công tác tổ chức quản lý điểm đến
86
Bảng 5.3
Các chương trình dự kiến tham quan DLST tại Củ Chi
87
Bảng 5.4
Đề xuất sản phẩm, hàng hóa, đặc sản sản xuất tại Củ Chi
90
Bảng 5.5
Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ
DLST
91
Bảng 5.6
Quy hoạch không gian phát triển DLST huyện Củ Chi
92
Bảng 5.7
Nâng cao công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị điểm
đến
94
xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên bảng
Trang
Hình 2.1
Sự tiếp cận của PTBV là nền tảng của DLST
15
Hình 2.2
Mô hình nghiên cứu PTDL BV của Maythawn
20
Polnyotee
Hình 2.3
Hình 2.4
Mô hình nghiên cứu PTDLBV của Manuel Rodríguez
Díaz và Tomás F. Espino Rodríguez
Mô hình nghiên cứu của Ibrahim Bazazo và các cộng
21
22
sự
Hình 2.5
Mô hình phát triển du lịch bền vững của Vũ Văn Đông
23
Hình 2.6
Mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quyết Thắng
24
Hình 2.7
Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Trang Nhung và
các cộng sự
25
Hình 2.8
Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân
26
Hình 2.9
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
PTDLST bền vững tại huyện Củ Chi.
31
Hình 3.1
Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi
39
Hình 4.1
Đồ thị phân tán giữa giá trị phần dư đã được chuẩn
hoá và giá trị dự báo đã được chuẩn hoá
73
Hình 4.2
Đồ thị phân phối tần số của phần dư (đã chuẩn hóa)
74
Hình 4.3
Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hoá
74
Hình 4.4
Mô hình chính thức điều chỉnh về các yếu tố tác động
phát triển du lịch bền vững huyện Củ Chi.
76
BẢN ĐỒ DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI
(Nguồn: Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2016)
BẢN ĐỒ GIAO THÔNG – DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI
(Nguồn: NXB Tài nguyên - Môi trường và bản đồ Việt Nam, 2015)
1
Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch lớn chiếm
0,6% diện tích và 6,6 % dân số của cả nước (Niên giám thống kê TP.HCM, 2017).
Trong những năm qua, ngành du lịch Thành phố đã có những nỗ lực phấn đấu
không ngừng, luôn giữ vững vai trò năng động là trung tâm liên kết của nhiều sản
phẩm du lịch cấp vùng và cả khu vực. Trong năm 2017 tổng lượng khách quốc tế
đến Thành phố đạt 6,39 triệu lượt khách, tăng 22,8 % so với năm 2016, chiếm
49,53% lượng khách quốc tế toàn quốc. Lượng khách du lịch nội địa phục vụ ước
đạt 24,9 triệu lượt người, tăng 14,6% so cùng kỳ và chiếm 34% lượng khách nội địa
cả nước. Tổng doanh thu du lịch (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) ước đạt 115,97
ngàn tỷ đồng, tăng 12,6% so cùng kỳ năm 2016, chiếm 22,7 % doanh thu cả nước
(Sở Du lịch Tp. HCM, 2017).
Tuy nhiên, các kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát
triển du lịch của Thành phố đặc biệt là DLST. Để thực hiện hiệu quả chiến lược
phát triển bền vững, Thành phố đã xác định xây dựng các sản phẩm DLST tại một
số quận huyện như huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi, quận 9 và xem phát triển DLST
ngày càng trở thành một mục tiêu quan trọng khi tốc độ đô thị hóa tại vùng nông
thôn đang diễn ra nhanh chóng, ảnh hưởng môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến đời
sống kinh tế, văn hóa và xã hội của cộng đồng dân cư địa phương thuộc các quận,
huyện ngoại thành (Sở Du lịch Tp. HCM, 2017). Trong đó, tại huyện Củ Chi ngoài
loại hình du lịch di tích lịch sử nổi tiếng với Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi còn
có các khu, điểm du lịch sinh thái như vườn trái cây, tuyến du lịch ven sông Sài
Gòn, các làng nghề thủ công truyền thống, vườn hoa lan xuất khẩu, các nông trang,
hợp tác xã nông nghiệp nuôi bò sữa, cá sấu, trồng rau an toàn, các cơ sở nuôi trồng
cây kiểng, cá cảnh nổi tiếng xuất khẩu nổi tiếng và đặc biệt là khu trung tâm nông
nghiệp công nghệ cao duy nhất của Thành phố.
Với điều kiện tự nhiên thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, quy hoạch chung
xây dựng huyện Củ Chi đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê
2
duyệt tại Quyết định số 2645/QĐ-UBND là phát triển nông nghiệp kết hợp với du
lịch sinh thái và dân cư nhà vườn với khoảng 24.385 ha cho sản xuất nông nghiệp
chủ yếu phát triển vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái (UBND Tp.HCM,
2014). Tuy nhiên, do chậm đổi mới trong việc đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch,
chưa khai thác đúng thế mạnh sẵn có nên DLST kết hợp nông nghiệp ở “vùng đất
thép” thời gian qua chưa thực sự lôi cuốn đối với du khách trong và ngoài nước để
kéo dài thời gian tham quan và lưu trú trên địa bàn Huyện nới riêng và thời gian lưu
trú tại Thành phố nói chung. Đa số khách đi du lịch Củ Chi vẫn tập trung vào tuyến
tham quan trong ngày tìm hiểu hệ thống địa đạo Bến Đình, Bến Dược và chưa có sự
gắn kết các tuyến điểm trên địa bàn Huyện thành một chương trình du lịch đầy đủ
khai thác hết những tiềm năng, thế mạnh của DLST nhằm thúc đẩy phát triển du
lịch huyện Củ Chi.
Phát triển DLST tại huyện Củ Chi theo hướng bền vững được xem là một
định hướng tích cực sẽ mang đến cho ngành du lịch Huyện những sản phẩm
“xanh – sạch – chất lượng cao và mang tính nhân văn sâu sắc”; đảm bảo sự ổn
định về lợi ích xã hội và môi trường tự nhiên.
Chính vì vậy phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi là một trong
những mục tiêu quan trọng hiện nay nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du
lịch, nâng cao hiệu quả an sinh xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên trên địa bàn
của Huyện và của cả Thành phố Hồ Chí Minh; hỗ trợ chương trình xây dựng và
phát triển nông thôn mới và cũng một phương thức góp phần xóa đói giảm nghèo
có hiệu quả đối với người nông dân vùng Củ Chi vốn gặp nhiều khó khăn sau chiến
tranh chống Mỹ.
Đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với mong
muốn nghiên cứu mô hình tác động đến DLST bền vững trên địa bàn Huyện, và đề
xuất các hàm ý, chính sách nhằm phát huy tiềm năng DLST Huyện theo hướng phát
triển bền vững.
3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững
tại huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh
2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến phát triển DLST bền vững tại
huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện
Củ Chi và xây dựng mô hình nghiên cứu.
- Đo lường và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền
vững kết hợp đánh giá thực trạng phát triển DLST tại huyện Củ Chi
- Đề xuất các kiến nghị và hàm ý, chính sách cho việc phát triển DLST bền
vững tại huyện Củ Chi
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du
lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi.
Đối tượng khảo sát là du khách trong nước đã từng tham quan, du lịch tại Củ
Chi để thông qua nhu cầu của họ nhằm xác định các yếu tố quan trọng trong việc
phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi.
Đối tượng tham gia góp ý cho đề tài nghiên cứu gồm cơ quan quản lý nhà
nước địa phương, các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn
viên đã từng đi du lịch đến huyện Củ Chi, nhân viên các khu, điểm du lịch trên địa
bàn Huyện nhằm xây dựng thang đo các chỉ tiêu đánh giá việc việc phát triển DLST
bền vững tại huyện Củ Chi.
1.3.2..Phạm vi nghiên cứu
-Về không gian: phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ giới hạn trên địa bàn huyện
Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2017 đến tháng 12/2017.
4
+ Số liệu thứ cấp lấy từ năm 2013 đến 2017.
+ Số liệu sơ cấp được điều tra từ tháng 9 – 12/2017.
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn sẽ nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Các yếu tố nào đang tác động đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ
Chi?
- Việc đo lường, đánh giá các yếu tố tác động đó như thế nào?
- Các kiến nghị, hàm ý, chính sách nào cần thiết để thực hiện phát triển DLST
bền vững tại huyện Củ Chi?
1.4.Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Dữ liệu nghiên cứu
1.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp:
Bao gồm các tài liệu, sách báo, tạp chí, công trình nghiên cứu, niên giám
thống kê… đã được công bố. Nguồn dữ liệu, số liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch; Tổng cục Du lịch, UBND Tp.HCM; Cục Thống kê Thành phố; Sở Du lịch
Tp.HCM, UBND Huyện Củ Chi, các sở ban ngành liên quan và các nguồn khác.
1.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp thu được thông qua việc tiến hành điều tra, phỏng vấn các lãnh
đạo, chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, hướng dẫn viên, doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực du lịch, du khách …về những vấn đề liên quan đến nội
dung nghiên cứu. Việc điều tra, phỏng vấn thông qua các phiếu điều tra khảo sát
được thiết kế theo mẫu với nội dung là những tiêu chí đã được lựa chọn để phục vụ
cho mục tiêu nghiên cứu.
1.4.2.Phương pháp nghiên cứu
Có 2 phương pháp được sử dụng nghiên cứu gồm:
1.4.2.1. Phương pháp định tính
- Phương pháp phân tích thống kê:
Sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp tin cậy của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch, Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch TP.HCM, Cục Thống kê TP, UBND Huyện Củ
5
Chi, các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan, các doanh nghiệp chuyên về du
lịch trên địa bàn Thành phố và UBND huyện Củ Chi. Từ các nguồn số liệu trên, tác
giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng phát triển
DLST của Củ Chi.
- Phương pháp chuyên gia:
Tiếp cận và làm việc với các chuyên gia, cán bộ quản lý du lịch, một số lãnh đạo
doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch của TP.HCM để phỏng vấn, điều tra, có thêm
dữ liệu nhằm bổ sung cho các nghiên cứu định tính; đề xuất các thang đo, cũng như
phân tích chính xác hơn về thực trạng, kiến nghị và đưa ra các hàm ý, chính sách
phù hợp với thực tiễn của địa phương.
- Phương pháp tham chiếu và suy diễn quy nạp:
Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu lý thuyết về DLST của Viện Nghiên cứu
Phát triển Du lịch - Tổng cục Du lịch Việt Nam, các công trình khoa học đã được
công bố về phát triển du lịch bền vững, những mô hình, cách làm hiệu quả trong
phát triển DLST, nhất là ở khu vực TP.HCM, tác giả áp dụng để suy diễn, hệ thống
lại các nội dung từ lý luận cũng như thực tiễn nghiên cứu tiềm năng và phát triển
DLST theo hướng bền vững.
- Phương pháp so sánh:
Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá so sánh giữa Củ Chi
với một số nơi có điều kiện tương tự. Trên cơ sở những cơ sở lý thuyết, tiêu chuẩn,
mô hình sẵn có và sự nghiên cứu những đặc thù của DLST tại Củ Chi, đề tài lựa
chọn mô hình đánh giá và xây dựng các tiêu chí phù hợp với tiến trình nghiên cứu.
1.4.2.2. Phương pháp định lượng
Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ
liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi đóng dựa trên quan điểm ý kiến đánh giá của du
khách về phát triển DLST bền vững đã từng tham quan du lịch tại huyện Củ Chi.
Thông tin thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Thang đo sau
khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích
nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tương quan được sử dụng để kiểm định